Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CDTHBLe Hoang Minh PhuongKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.84 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON. . 「 BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ 」 ₪ MÔN: PPDH Tiếng Việt 1 ₪. I I. Giảng viên: Dương Quốc Hòa. Sinh viên: LÊ HOÀNG MINH PHƯƠNG. I. Lớp: CĐTHBK40.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỀ BÀI: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu Học – ý tưởng thay đổi/điều chỉnh nội dung bài học.. LỜI MỞ ĐẦU Qua đợt thực tập ngắn ngủi vừa rồi tại trường Tiểu học Phan Chu Trinh, được đi dự giờ các tiết Hội giảng, được các Giáo Viên Hướng Dẫn chỉ bảo các quy trình giảng dạy cũng như cách lên tiết, em đã lên tiết dạy thử và lên tiết đánh giá. Từ những trải nghiệm thực tế vừa rồi, cũng như từ các GV đi trước, em rút ra được nhiều kinh nghiệm và cách xử lí tình huống mà ở trường không dạy. Qua đó, em có một ý tưởng nhỏ cho việc thay đổi/điều chỉnh nội dung bài học..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GIÁO ÁN - Nói về giảng dạy, thì nhất định không thể thiếu được giáo án. Khi xem và tìm hiểu về giáo án và cách soạn của các thầy cô đi trước cũng như các giáo án có trên mạng, em thấy các giáo án đều soạn chung một nội dung cho các học sinh khá trở lên, và trong giáo án soạn chỉ có rất ít giáo viên thêm vào “ Hoạt động dạy “ một số nội dung cho các học sinh yếu, kém. - Em thấy, về việc soạn giáo án, hạn chế lấy trên mạng hoặc của người khác, nên soạn theo tình hình lớp mình dạy – Tiểu học nên GV chủ nhiệm cũng là GV dạy hầu hết tất cả các môn. Vì vậy GV có thể nắm rõ được em nào yếu môn nào, cần gọi những em nào lên bảng môn nào,… - Về nội dung, nên soạn thành 2 phần theo chương trình: phần 1 là phần căn bản cốt lõi nhất trong bài học đó, tất cả các em đều phải nắm rõ; phần 2 là phần căn bản, nhưng mở rộng hơn về kiến thức cho học sinh. 2 phần này em thấy cũng rất nhiều GV áp dụng trong việc giảng dạy, nhưng giáo án các GV soạn trước.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> khi dạy đều không có nói đến, cũng như áp dụng còn chưa rõ ràng. - Ví dụ: Bài tập đọc Sự tích cây vú sữa ở SGK lớp 2 tập 1. Nội dung cốt lõi các em cần nắm được qua bài là: nguồn gốc của cây vú sữa do đâu mà được hình thành. Mở rộng ra nữa là: tình mẹ thiêng liêng cao quý, qua đó giáo dục học sinh phải biết yêu quý mẹ; bảo vệ môi trường xung quanh bằng cách chăm sóc các cây xanh. - Phần “ Kiến thức cần nắm “ ở đầu giáo án thì có nói rõ nội dung hai phần, nhưng sang “ Hoạt động dạy “ thì phần này lại không được thể hiện rõ nữa. - Thêm một ví dụ nữa: Bài luyện từ và câu Từ ngữ về họ hàng. Vì bài này ở giữa HK I nên lúc này, GV phải nắm rõ được các thông tin về HS như vùng miền, nơi các em sinh ra và lớn lên dẫn đến hình thành ngôn ngữ. Qua đó, lúc soạn giáo án, ngoài phần các từ ngữ phổ thông về họ hàng như cô, chú, dì, dượng,… thì phải thêm vào các tiếng địa phương cho học sinh như mụ, bu, u, tía, bầm,…. CHUẨN BỊ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Nắm rõ tình hình về học lực, điểm yếu và điểm mạnh của từng HS - Giáo án phải ghi rõ ràng các mục trong từng phần, nên ghi rõ gọi HS nào. - Trong giáo án nên thể hiện rõ 2 phần nội dung, cũng như lường trước các câu hỏi tình huống mà HS có thể đưa ra để giải quyết cho tốt..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×