Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.26 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
--------------------

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Điều 20 – Luật Tài nguyên nước)
GVHD

: PGS – TS: LÊ QUỐC TUẤN

HVTH

: VŨ NGỌC TIẾN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017
1

1


2

2


Contents

3

3




LỜI MỞ ĐẦU
Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt
động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất
lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.
Kể từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia
tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng dân số và khát
vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu về nước
ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vì vậy, trên thực tế việc đảm bảo cấp nước đáp ứng
về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn là một
mục tiêu xa vời. Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi đã
thường xun khơng có đủ nước để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, trong thế kỷ 21, thiếu
nước sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình
phát triển bền vững.
Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có
khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với
khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số
quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Hội nghị về nước của
Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi
tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng
đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền
cơ bản của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an tồn
vẫn đang khơng ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một
quốc gia nào.

4

4



Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội nghị
Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao
nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước-W; Năng
lượng-E; Sức khoẻ-H; Nơng nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B.
Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành
phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững
của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam ln nỗ lực tăng cường và kiện tồn, thể
chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có
chung nguồn nước với Việt Nam cũng như hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài
nguyên nước nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như
của thế giới và khu vực.
Nhiệm vụ quy hoach tài nguyên nước bao gồm những quy định nhằm tăng
cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước theo chiến
lược, quy hoạch, gồm các quy định về: trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ
bản tài nguyên nước; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; các hoạt
động điều tra cơ bản tài nguyên nước; chiến lược tài nguyên nước; quy hoạch tài
nguyên nước; nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước; nội dung của các loại
(quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực
5
5


sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương);...
1. Khái niệm tài nguyên nước:
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên
trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động cần thiết của con người. Nước là tài nguyên tái
tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng môi trường sống của con

người.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước
biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đánh giá tổng quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài
nguyên nước, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống
và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên nước:
Việt Nam có 3450 sơng, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Các sông suối này
nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ
thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất.
Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 19401960mm (tương đương tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m 3/năm), thuộc số quốc gia có
lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Tuy nhiên, lượng mưa của Việt Nam phân
bố rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4-5
tháng mùa mưa (chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm), lượng mưa trong mùa khơ chỉ
chiếm 15-25%. Khu vực có lượng mưa lớn là các khu vực phía Đơng Trường Sơn
thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực trung du, miền
núi Bắc Bộ.
Về nước mặt: tổng lượng dịng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỉ m3, trong đó
tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sơng
Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sơng Đồng Nai, cịn lại ở các lưu vực sông khác.
Tuy nhiên, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 310-315 tỷ
m3/năm (khoảng 37%), chủ yếu thuộc các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai,
Cả, Ba, Vũ Gia-Thu Bồn.
6

6



Để đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dịng chảy phục vụ cấp nước trong
mùa khơ và phịng, chống và giảm lũ, lụt trong mùa mưa, Việt Nam đã, đang và tiếp
tục phát triển hệ thống các hồ chứa nước. Theo kết quả thống kê, rà soát sơ bộ, cả
nước có trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có
quy hoạch xây dựng với tổng dung tích trên 65 tỷ m 3. Trong đó, khoảng 2.100 hồ đang
vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m 3 khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích
hơn 28 tỷ m3, trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m 3. Trong số các
hồ nêu trên, có khoảng 800 hồ thủy điện, tổng dung tích trên 56 tỷ m 3, gồm 59 hồ đang
vận hành, 231 hồ đang xây dựng và hơn 500 hồ đã có quy hoạch xây dựng và hơn
2.100 hồ chứa thủy lợi, tổng dung tích hơn 9 tỷ m 3, phần lớn là hồ chứa nhỏ, đã xây
7

7


dựng xong, đang vận hành. Các lưu vực sơng có số lượng hồ chứa và tổng dung tích
các hồ chứa lớn gồm: sông Hồng, gẩn 30 tỷ m 3; sông Đồng Nai, trên 10 tỷ m3, sông Sê
San, gần 3,5 tỷ m3; sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia – Thu Bồn và sơng
Srêpok có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m 3 đến 3 tỷ m3. Có 19 tỉnh có tổng dung
tích hồ chứa từ trên 1 tỷ m3 trở lên.
Về nước dưới đất: Tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam là tương đối
lớn, ước tính khoảng 63 tỷ m 3/năm, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc
Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
(Nguồn Bộ TNMT, 2014)
2.2. Tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển to
lớn cả về kinh tế và xã hội. Tỷ lệ nghèo đói trên cả nước đã được giảm đáng kể. Kinh
tế Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực nơng nghiệp và
cơng nghiệp. Để có được những thành tựu trên khơng thể phủ nhận sự đóng góp vơ
cùng quan trọng của tài ngun nước. Nước cịn là yếu tố quan trọng trong việc bảo

đảm an ninh lượng thực, an ninh năng lượng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Nước cho nơng nghiệp: nước có vai trị chủ đạo trong những thành tựu đạt được
về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
nhiều nhất ở hai vùng đồng bằng là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, chiếm tỷ
lệ 70% lượng nước sử dụng. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng
các sản phậm cây cơng nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su...
Nước cho năng lượng: Nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm
an ninh năng lượng của Việt Nam trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng
gia tăng. Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam là khá lớn, tập trung chủ yếu trên lưu vực
sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây nguyên. Năm
2010, thuỷ điện đã đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng điện tồn quốc. Dự báo tổng
công suất thuỷ điện đến năm 2025 là 33.310MW, trong đó trên 80% trong số này là từ
các nhà máy thuỷ điện xây dựng trên các sông của Việt Nam.

8

8


Nước cho sinh hoạt và vệ sinh: đến nay hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt
Nam đều có hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị tứ có dự án
xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Tổng công suất thiết kế các nhà máy nước ở
các khu vực đô thị đạt khoảng 5,4 triệu m 3/ngày, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 70%
nhu cầu sử dụng nước của các đô thị. Hịện nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30
triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, vệ sinh môi trường tại các đơ thị thì cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m 3/ngày. Đối với
khu vực nơng thơn, đến nay có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt
hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt đạt khoảng

30%. Nguồn cấp nước cho sinh hoạt, vệ sinh của người dân ở nhiều đô thị và phần lớn
khu vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.
Ngồi ra, cũng khơng thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của nước trong sự
tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng nuôi trông thủy sản trong những năm gần đây khi
với mức tăng trưởng bình qn trên 12%/năm, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà
nước, đồng thời tạo được nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động. Tương tự,
nước cũng đã góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển các ngành sản xuất công nghiệp,
du lịch, dịch vụ trong thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế,
xã hội, cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, tài nguyên nước của Việt Nam đang phải đối
mặt với nhiều thách thức, khó có thể giải quyết được trong một sớm một chiều mà trái
lại, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, nguồn lực cùng với sự nỗ lực tham gia của toàn
xã hội, đặc biệt là ý chí chính trị và quyết tâm của Đảng và Nhà nước. Có thể kể ra
một số thách chính như sau:
- Hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ
ngồi lãnh thổ, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc
gia chưa hiệu quả.
- Tình trạng ơ nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng, đặc
biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp làm ô nhiềm nguồn nước trên diện rộng, ảnh
hưởng đến đời sống, mơi trường sinh thái của tồn miền trung như vụ ô nhiễm do
Formosa Hà Tĩnh gây ra và các nhà máy khác trên cả nước. Cơ chế kiểm sốt các
nguồn gây ơ nhiễm, các hoạt động chặt phá rừng chưa hiệu quả cộng với tác động của
biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ, lụt,
9

9


hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng,...đang ngày càng gia tăng cả về
mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng.

- Tăng trưởng kinh tế không ngừng dẫn đến nhu cầu nước của các ngành kinh
tế-xã hội tăng lên trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn cịn
phổ biến cộng với nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt và cơ sở hạ tầng về tài
nguyên nước lạc hậu.
- Sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống tiếp tục gia tăng trong một vài thập
kỷ tới. Dự báo năm 2020 dân số Việt Nam tăng lên khoảng 98 triệu người và sẽ ổn
định ở mức 120 triệu người trong vòng 2-3 thập kỷ sau nữa. Sự gia tăng dân số và yêu
cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và
dân sinh là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc
gia.
- Mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư
cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài
nguyên nước còn thiếu đồng bộ và việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như
mong muốn.
2.3. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
Tập trung điều chỉnh phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do
hoạt động liên quan khai thác, sử dụng tài nguyên nước của con người gây ra
Hậu quả chung của tình trạng ơ nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại
bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngồi ra ơ nhiễm nguồn nước
cịn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con
người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngồi ra, asen cịn
gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen
0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn
uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất
10


10


cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về
đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo
quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây
ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium
percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium
oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các
bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi,
asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Lòng bàn tay nổi các nốt sần giống mụn cơm khi bị nhiễm độc asen.
Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:
- Quan tâm bảo vệ nguồn nước:
Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã
qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương
pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sơi nước bằng nhiệt lượng.
Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thơng nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ
nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn
đề kiểm sốt ơ nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp – từ quy mô nhỏ đến lớn – phải
đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh
doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Xét cho cùng, nước sạch và khơng khí trong lành là
những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Các biện pháp trong nơng nghiệp
• Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù
hợp về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân
số trong những năm tới.
• Các vùng đất trũng, phèn nặng cần xây dựng các hồ sinh thái phát triển tổng

hợp: Phát triển thuỷ sản, lấy nước tưới vào thời kỳ hạn và sử dụng nước sinh hoạt.
• Thiết kế, quy hoạch của các ngành như nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ
sản, xây dựng nên được xét đồng bộ nhằm xây dựng một kế hoạch hồn chỉnh, lâu dài,
khơng chồng chéo để khơng xảy ra hiện tượng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường.

11

11


• Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật nhằm
hạn chế sự xì phèn, tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra nguồn nước mặt do q trình
thau rửa phèn.
• Khuyến cáo nơng dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và
thuốc diệt cỏ có thời gian phân giải ngắn.
Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng
• Cần có sự hợp tác tồn diện giữa Ban quản lý các dự án với các ban ngành có
liên quan của địa phương bàn về vấn đề tổ chức thực hiện, về tiến độ thi công, về biện
pháp thi công và về giám sát thi cơng cơng trình.
• Giám sát việc thực thi các hạng mục cơng trình theo nội dung thiết kế, khi có
các vấn đề ơ nhiễm mơi trường xảy ra cần đề xuất ngay các giải pháp cụ thể mang tính
khả thi để khắc phục mà khơng phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm mức độ
nghiêm trọng.
• Thơng báo cho người dân trong vùng dự án về những kế hoạch, tiến độ xây
dựng các công trình và lợi ích của các cơng trình này đối với đời sống dân sinh kinh tế.
• Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ơ
nhiễm môi trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất
thải rắn xuống các kênh rạch.
• Di rời các nhà ở phía lịng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải
xuống lịng kênh và tai nạn giao thơng thuỷ.

• Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước
thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt.
• Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong
vùng. Phân tích diễn biến về thành phần các lồi sinh vật nước.
Một số biện pháp xử lí nước đơn giản
Đối với nước nhiễm sắt, phèn Đối với nước nhiễm phèn, ta xữ lý nước bằng vôi
sống.lấy 10gam vôi sống cho vao 140 lít nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy
nước trong. Đối với nước nhiễm sắt, thương có màu vàng mùi tanh.cách đon giản nhất
để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để
lắng,chắt lấy nước trong. Có thể dùng phèn chua để xữ lý nước nhiễm phèn sắt. Phèn
chua giã nhỏ(nửa thìa cho 25 lít nước) đỗ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết
tủa lắng dần xuống đáy. Ngồi ra xữ lý bằng phương pháp sục khí, qua giàn mưa và
12

12


bồn lắng, lọc để khử sắt lọc để khử sắt.Làm giàn mưa bằng ống nhựa,khoan 150-200
lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2mm tùy theo công suất máy bơm đang sữ dụng.Dưới
cùng lớp bể lọc là lớp sỏi dày khoảng 1 gang trên lớp sỏi dày la lớp cát dày khoảng 2,5
đến 3 gang.Phương pháp này có thể xữ lý được một số chất khác với hàm lượng thấp
như :Hidrogen sulfte H2S ,Amoniac, asen.
Xử lý Hidrogen sulfte H2S Nước chứa H2S khơng gây tác hại cho sức khỏe
nhưng nó làm cho nước có mùi và vị trứng thối.Nước cấp có chứa hàm lượng H 2S thấp
khỏang 1,0 ppm đã có tính H2S ăn mịn, xỉn màu các đồ dùng bằng bạc hay đồng, làm
cho quần áo và đồ gốm có vết đen. Nước có hàm lượng H 2S thấp có thể xữ lý băng
cách cho lọc qua than. H2S được hấp thụ trên bề mặt của các hạt than.Chúng ta phải
định kì thay các hạt than trong bể lọc (tùy vào khả năng hấp thụ của than và hàm
lượngH2S trong nước.
Xử lý nước cứng Nước cứng là thuật ngữ dùng để chỉ nước có chứa hàm lượng

lớn các ion như Ca2+,mg2+ :loại nước này thường ảnh hưởng tuổi thọ của các thiết bị
sử dụng nước hằng ngày.Cách xử lỳ đơn giản nhất: Cách 1:Đun sôi nước cho các ion
này kết tủa Cách 2:dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cationit. Theo q trình trao
đổi ion hạt cationit tích điện âm sẽ hút các thành phần đá vôi trong nước, làm sạch
nước.
Khử trùng nước sinh hoạt Để đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế nước sinh hoạt bắt
buộc phải được khử trùng.Phương phap khả thi rẻ tiền nhất là dùng nước Javen
(hypochlorit natri hóa học).Cách xử lý khác là sục clo khí hoặc pha chế bột clorine vào
nước.Cũng có thể khử trùng bằng ozone hoặc tia cực tím nhưng không phù hợp với
việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống và bể chứa.
Một số biện pháp khác
• Tăng cường cơng tác phối hợp quản lý từ các sở ngành, địa phương
• Tăng cường tuần tra phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm
• Tăng cường nguồn kinh phí và xây dựng cơ chế riêng cho cơng tác vớt cỏ, rác,
lục bình, nạo vét thơng thống sơng kênh rạch
• Đẩy nhanh tiến độ dự án cắm mốc bờ cao, sơng kênh rạch
• Đẩy nhanh tiến độ các dự án xử lý nước thải, rác thải theo quy hoạch
• Về lâu dài cần có giải pháp:
• Phổ cập giáo dục về bảo vệ mơi trường
13

13


• Đưa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào các khu cơng nghiệp – khu chế xuất
• Xây dựng quy chế phối hợp với các địa phương lân cận về bảo vệ môi trường
nước hệ thống sông kênh rạch chung.
• Hệ thống sơng, kênh rạch có vai trị quan trọng đối với đời sống của con
người, giúp tiêu thoát nước, tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và công
nghiệp, cũng như phục vụ giao thông thủy. Nếu công tác quản lý kênh rạch thực hiện

tốt, không để xảy ra các trường hợp lấn chiếm, xả rác bừa bãi, ln ln được duy trì
cơng tác nạo vét thơng thống, ln đảm bảo dịng chảy thì vấn đề ngập, ô nhiễm trên
địa bàn thành phố sẽ cơ bản được giải quyết.
• Bảo vệ mơi trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng hiệu quả kinh tế
biển.
• Phịng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trên biển; chủ
động, phối hợp ứng phó sự cố mơi trường biển.
• Bảo vệ mơi trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng bảo vệ và sử
dụng tài ngun thiên nhiên.
• Bảo vệ mơi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và mơi
trường biển phục vụ phát triển bền vững.
• Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư
ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp
ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường biển.
• Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển phải được kiểm soát và xử
lý đạt tiêu chuẩn mơi trường.
• Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hố chất và các chất độc hại khác được sử dụng
trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi sử dụng phải được thu
gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử lý theo quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
• Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam

14

14



• Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận
chuyển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển phải có
kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phịng ngừa và ứng phó sự cố mơi trường.
• Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải
pháp kiểm sốt, xử lý trước khi thải vào sơng.
• Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông
vận tải, khai thác khống sản dưới lịng sơng và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình
sinh sống trên sơng phải được kiểm sốt và bảo đảm u cầu về bảo vệ môi trường
trước khi thải vào sông.
3) Xác định sơ bộ chức năng của nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, tiêu
nước:
Vai trò, chức năng của nguồn nước:
Luật TNN năm 2012, tại Điều 2, mục 21 có nêu “chức năng nguồn nước là
những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên giá trị lợi ích của nguồn nước".
Trong bối cảnh xây dựng nhiệm vụ quy hoạch, chức năng nguồn nước giúp xác định
các vấn đề chính, để xây dựng tầm nhìn cho lưu vực và giúp làm rõ các mục tiêu TNN
và các hoạt động quy hoạch tiếp theo. Các chức năng quy hoạch đã xác định cũng sẽ
làm cơ sở để phân tích kỹ hơn trong các hoạt động quy hoạch sau khi xây dựng nhiệm
vụ quy hoạch. Việc xác lập các chức năng sẽ giúp ưu tiên và tập trung cho công tác
quản lý TNN tại một vị trí cụ thể.
Trong hệ thống nguồn nước, tại mọi thời điểm ln có sự tác động qua lại giữa
cấu trúc, quy trình và chức năng. Cấu trúc là thành phần vô cơ, hữu cơ, thành phần
chất lượng, số lượng nguồn nước. Quá trình bao gồm các việc chuyển hóa vật chất và
năng lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và các quá trình hình thành nên chức năng
của nguồn nước. Chức năng nguồn nước lại cung cấp các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa
và mang lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng và mơi trường. Có thể tạm thời phân chia
chức năng nguồn nước thành các nhóm:
Mợt là, chức năng cung cấp nước: Cung cấp nước cho tưới, sinh hoạt, nuôi trồng
thủy sản, phát điện, cơng nghiệp.
Hai là, chức năng điều hịa: Điều tiết một phần dịng chảy, tiêu thốt nước, tiêu

thốt lũ, tiếp nhận nước thải.
15

15


Ba là, chức năng văn hóa – xã hội: Giải trí, du lịch, tạo mơi trường cảnh quan,
tinh thần và quân sự.
Bốn là, chức năng hỗ trợ sinh thái: Cung cấp nguồn dinh dưỡng, phù sa, phục hồi
sinh thái, cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho các loài thủy sinh.
Nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước:
Nhu cầu nước của các ngành kinh tế
Tần suất cấp nước
Khái niệm về tần suất
Tần suất xuất hiện của biến cố A trong một lần khảo nghiệm là tỷ số % giữa số
lần xuất hiện của biến cố đó khi số lần thực hiện tăng lên vô hạn.
Trong thực tế người ta thường sử dụng công thức vọng số để xác định tần suất.
Với số liệu thu thập, ta có thể vẽ được đường quan hệ giữa lưu lượng và tần suất.
Tần suất cấp nước
Bất cứ cơng trình khai thác tài ngun nước nào, khi được thiết kế, tần suất cấp
nước (còn gọi là tần suất bảo đảm) cũng được đặt ra. Đó là tỷ lệ phần trăm thời gian
mà cơng trình đảm bảo được công suất cấp nước thiết kế trong bất cứ điều kiện thời
tiết nào.
Nói chung, tần suất cấp nước càng lớn thì quy mơ cơng trình càng lớn và phụ
thuộc vào tầm quan trọng của cơng trình cấp nước đối với yêu cầu của nền kinh tế
quốc dân.
Tần suất cấp nước cho một số ngành thường được chọn như sau:
Cấp nước sinh hoạt và đô thị P = 95 - 98 %
Cấp nước thuỷ điện P = 85 - 95 %
Cấp nước tưới nước P = 75 - 85 %

Cấp nước giao thông thuỷ P = 95 - 98 %
Cấp nước thuỷ sản P = 75 - 85 %
Nhu cầu cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt
Đối tượng và chất lượng nước
Đối tượng cấp nước gồm các khu dân cư, khu thương mại, các văn phịng cơng
sở Nhà nước, công nhân trong các phân xưởng sản xuất, nhà tắm công cộng, bệnh
viện, công viên và vườn hoa.

16

16


- Về chất lượng: yêu cầu nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn sinh học và hố
học. Đó là loại nước không gây nguy hiểm cho cơ thể người. Theo quan điểm vi
khuẩn, nước không chứa các mầm mống. Theo quan điểm hố học, nước khơng chứa
các chất độc hại cho cơ thể người. Tóm lại nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn do Bộ Y
tế quy định.
Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt
Giới thiệu định mức cấp nước cho một số đối tượng theo tiêu chuẩn.
Đối tượng
Nhà tắm
Nhà ăn
Bệnh xá
Trường học
Vườn trẻ
Rạp chiếu bóng
Đại gia súc
Lợn
Tiểu gia xúc


Đvt
1 người
1 người
1 giường bệnh
1 học sinh
1 trẻ em
1 chỗ
1 con
1 con
1 con

Mức yêu cầu (lít/ngày)
150 – 175
15 – 25
100 – 150
10 – 15
40 – 50
7 – 10
50
30
5 – 10

Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, định mức cấp nước sinh hoạt được áp dụng
là 4m3/người/tháng đảm bảo nhu cầu nước cơ bản cho hoạt động sinh hoạt thường
ngày, đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Nhu cầu cấp nước cho công nghiệp
Yêu cầu về chất lượng
Nước cho các ngành kinh tế nói chung và cho cơng nghiệp nói riêng, các chỉ
tiêu sau đây được sử dụng:

It: Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của nước, tuỳ thuộc ngành sử dụng
Ivs : Chỉ tiêu vệ sinh chung
Io : Chỉ tiêu về ô nhiễm.
Định mức cấp nước cho công nghiệp
Lượng nước cấp cho công nghiệp thay đổi phụ thuộc vào loại nhà máy. Nói
cách khác lượng nước này phụ thuộc vào nhu cầu nước đối với quy trình cơng nghệ
sản xuất ra sản phẩm cơng nghiệp của từng ngành. Ngồi ra lượng nước cấp cũng thay
đổi theo mùa (ở những đơn vị sử dụng n-ớc làm mát máy hoặc hạ thấp nhiệt độ của
sản phẩm).
17

17


Nhu cầu cấp nước trong nông nghiệp
Chất lượng nước tưới
Các thơng số để đánh giá độ thích hợp của nước tưới đối với cây trồng gồm các chỉ
tiêu: Độ mặn, độ pH, các ion đặc biệt, các chất độc hại.
Độ mặn của nước tưới
Độ mặn của nước tưới là tổng số các muối hoà tan trong nước tưới. Độ mặn được biểu
thị bằng lượng muối hoà tan trong 1 đơn vị thể tích nước (g/l) hoặc bằng độ dẫn điện
EC (Electrical Conductivity) (ds/m). Phần lớn cây trồng được phân thành các nhóm
chịu mặn, trong đó EC biến đổi từ 1,3 - 10 ds/m).
Giới hạn mặn cho phép, chủ yếu áp dụng cho các loại cây trồng ở giai đoạn
chín. ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng, giới hạn cho phép thường bị hạn chế hơn và
thường bị chi phối bởi điều kiện khí hậu. Nói chung cây trồng nhạy cảm với mặn hơn
trong điều kiện khí hậu khơ và nóng so với khí hậu mát và ẩm ướt. Phương pháp tưới
cũng có ảnh hưởng tới tác động của mặn. Khi tưới nhỏ giọt, nước mặn có thể gây ít
thiệt hại với cây trồng hơn là tưới phun mưa.
Bảng Độ mặn cho phép của các nhóm cây trồng

Nhóm cây trồng phản ứng mặn

Ngưỡng EC (ds/m) (bắt đầu có tổn
thất)
Nhạy cảm
1,3
Nhạy cảm trung bình
1,3 – 3
Chịu mặn trung bình
3–6
Chịu mặn
6 – 10
Nguồn: Ager và Westcol 1985. KK Janji and Bfaron. Management of water use in
Agriculture, NewYork 1994.
Độ pH
Nước với độ pH < 4,5 có thể tăng khả năng hồ tan của sắt, nhôm và mangan,
dẫn tới tập trung cao bất lợi cho sự sinh tr-ởng của cây trồng. Nước với giá trị pH > 8,3
là nước có độ kiềm cao và chứa đựng Na2C03 cao. Nói chung giá trị thích hợp của pH
là từ 5 - 8,5.
Ảnh hưởng của các ion đặc biệt
Cây trồng có thể nhạy cảm với sự có mặt của nhiều ion đặc biệt trong nước
tưới. Thậm chí một sự tập trung ở mức độ trung bình của các ion nh- Na+, Ca2+, Clvà S04 cũng có thể giảm sự sinh trưởng và gây ra tổn thất đặc biệt. Đối với nhóm cây
18

18


trồng nhạy cảm, lượng Na và Cl > 3 mg/l đã gây độc hại cho chúng. Lượng natri trao
đổi (SAR) cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước
Các nguyên tố vi lượng

Một số nguyên tố vi lượng có thể có mặt trong nước tưới nhưng chỉ ở mức độ
nhất định. Pratt và SnaRez giới thiệu giới hạn cho phép của các nguyên tố vi lượng

19

19


Bảng Nguyên tố vi lượng trong nước tưới
Nguyên tố
Chì
flo
kẽm
Mangan
Crom
Selen
Cadimi

Hàm lượng lớn nhất (mg/l)
5,00
1,00
0,05
0,20
0,10
0,02
0,01

Xác định nhu cầu tưới IR (Irrigation Requirement)
Bốc hơi mặt lá và khoảng trống
Trong các thành phần hao nước trên đồng ruộng, lượng bốc hơi mặt lá và

khoảng trống chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đó là tổng lượng nước do cây trồng sử dụng (tạo ra
cơ thể và thoát hơi qua lá) và bốc hơi mặt đất. Thành phần này được ký hiệu ET, đơn
vị m3/ha hoặc mm cột nước. Để xác định được ET cần phải biết lượng bốc hơi mặt lá
và bốc hơi khoảng trống tiềm năng ETp. (evapotranspiration potential).
- Bốc hơi mặt lá và bốc hơi khoảng trống tiềm năng: Lượng bốc hơi phù hợp
với hai giả thiết sau đây: Một là độ ẩm trong đất xấp xỉ độ ẩm đồng ruộng, hai là sự
phát triển của cây trồng đạt tới giá trị tối ưu.
Xác định nhu cầu tưới tại mặt ruộng IR
a. Tính tốn cho lúa vụ xuân (đối với lúa mùa cách tính cũng tương tự)
b. Xác định nhu cầu tưới cho cây trồng cạn IR
Xác định số lần tưới và thời gian tưới mỗi lần
Đối với cây trồng cạn, đó là lượng nước cần thiết đưa vào ruộng để nâng độ ẩm
đất từ giới hạn dưới cho phép đến độ ẩm đồng ruộng. Đối với lúa, đó là lượng nước
cần thiết để nâng mức tưới từ giới hạn dưới lên giới hạn trên trong công thức tưới.
Muốn xác định số lần tưới trong từng tháng, ta xác định nhu cầu tưới của cây trồng
trong tháng, chia cho mức tưới mỗi lần. Thời gian kéo dài của 1 đợt tưới t là thời gian
tưới hết mức tưới mỗi lần (còn gọi là liều lượng tưới):
Xác định nhu cầu tưới tại đầu nguồn
Xác định nhu cầu tưới tại đầu nguồn phải kể đến tổn thất nước bao gồm tổn thất
do bốc hơi, rò rỉ, thấm

20

20


4. Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung quy hoạch nhằm bảo đảm chức
năng của nguồn nước (lưu vực):
4.1. Điều tra, thu thập, tổng hợp, phân tích các thơng tin, số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình hiện trạng bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài

nguyên nước; phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và tình hình quản lý,
bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông phục vụ cho việc lập quy hoạch.
4.2. Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng bảo
vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây
ra và bảo vệ môi trường liên quan đến tài nguyên nước ở lưu vực.
4.3. Phân tích, đánh giá cân bằng giữa tài nguyên nước và nhu cầu khai thác, sử
dụng tài nguyên nước của các ngành, các lĩnh vực, các địa phương trong lưu vực nhằm
bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
4.4. Nhận định xu thế biến đổi về số lượng, chất lượng nước và môi trường lưu
vực, những rủi ro thiệt hại do nước gây ra.
4.5. Tổng hợp xác định các vấn đề, mục tiêu quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
4.6. Định hướng quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên
nước; phòng chống, giảm nhẹ tác hại do nước gây ra trên lưu vực.
4.7. Nghiên cứu các giải pháp phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên
nước, phòng chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra ở lưu vực và đề xuất giải pháp,
định hướng trong việc thực hiện quy hoạch:
- Xác định thứ tự ưu tiên đối với các giải pháp đề xuất;
- Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến và các vấn đề mục tiêu, định hướng, giải pháp về
tài nguyên nước.
4.8. Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sơng trình duyệt;
giao nộp sản phẩm theo quy định.
21

21


Nhiệm vụ Quy hoạch, mục tiêu, yêu cầu của dự án quy hoạch nhằm đáp ứng
mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước, phục vụ các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội; chủ động phòng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả

tác hại do nước gây ra.
Xác định các vấn đề còn tồn tại trong cơng tác phịng, chống, giảm thiểu và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu các tác hại xấu, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng các
giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống, giảm thiểu và khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm tổng thể các nguồn tài nguyên nước phân bố
trên tồn bộ diện tích hành chính. Thời kỳ lập quy hoạch phải được phân chia theo cấp
độ ngắn, trung và dài hạn.
Nhiệm vụ của dự án quy hoạch là nhằm đánh giá tổng quát về đặc điểm tự
nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên nước, tình hình bảo vệ, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Xác định
sơ bộ chức năng của nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước, tiêu nước, các vấn đề cần
giải quyết trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung quy hoạch
nhằm bảo đảm chức năng của nguồn nước, giải quyết các vấn đề cần giải quyết trong
bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra.
5. Xác định giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch:
1. Giải pháp, kinh phí lập quy hoạch:
a) Xác định giải pháp về công nghệ, kỹ thuật phù hợp yêu cầu lập quy hoạch;
b) Xác định nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các ngành, các địa phương và các bên
liên quan trong việc lập quy hoạch;
c) Xác định kinh phí tương ứng với từng nội dung quy hoạch.
2. Xây dựng kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch.
22

22



6. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước:
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tài nguyên nước có nhiệm vụ:
a) Lập và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều
hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát
các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông thuộc địa bàn quản lý;
b) Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới
đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng
khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai
thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; lập danh mục hồ, ao không được san
lấp;
c) Xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với lưu vực sông thuộc địa bàn thành phố;
d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện
và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh
hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán,
thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
đ) Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp
lại giấy phép về quản lý tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác
tài nguyên nước theo thẩm quyền và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố; thu
phí, lệ phí về tài nguyên nước, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy
định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
e) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước
theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo
Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản
lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra trên địa bàn thành phố;
g) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn
nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt;

h) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy
định của pháp luật.
23

23


24

24


KẾT LUẬN
Là quốc gia nằm ở cuối các lưu vực sông lớn, nguồn tài nguyên nước ở Việt
Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức. Hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống
sơng của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, phụ thuộc vào các quốc gia láng
giềng như Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. Tăng trưởng kinh tế,
sức ép dân số và chất lượng cuộc sống liên tục gia tăng trong những thập kỷ qua dẫn
đến tình trạng ơ nhiễm, suy thối và cạn kiệt nguồn nước, đồng thời nảy sinh những
mâu thuẫn, tranh chấp giữa các ngành sử dụng nước.
Thách thức liên quan đến nguồn nước xuyên quốc gia đã tồn tại xuyên suốt lịch
sử phát triển của nhân loại. Nhưng ngày nay, hơn bao giờ hết, các vấn đề đó đang ngày
càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và quy mơ tồn cầu. Trong bối
cảnh biến đổi khí hậu - bối cảnh của sự gia tăng các mâu thuẫn trong sử dụng nguồn
nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên quốc gia, thì thách thức cơ bản đối với nguồn
nước là: Sự phụ thuộc ngày càng mạnh mẽ vào nguồn nước, các con sơng liên quốc
gia; biến đổi khí hậu đang làm cho các nguồn nước xuyên lãnh thổ biến đổi phức tạp
và rất khó lường; xu thế cạn kiện, suy thoái nguồn nước sạch, gồm cả các nguồn nước
xuyên biên giới trong bối cảnh q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đã và đang
diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới; sự đồng thuận, khung pháp lý và cơ chế

phối hợp thực hiện các thỏa thuận quốc tế liên quan đến nguồn nước xuyên quốc gia
cịn chưa đầy đủ.
Ngồi ra, ở một số lưu vực sông xuyên quốc gia, các hiệp định, thỏa thuận về
chia sẻ, sử dụng và bảo vệ nguồn nước còn chưa được một số nước thành viên tham
gia; hay chỉ có một số hiệp định, thỏa thuận về một vài khía cạnh của tài nguyên nước
mà chưa đề cập đến các khía cạnh sử dụng, chia sẻ lợi ích khác.
Việc đảm bảo an ninh nguồn nước đã trở thành một trong những ưu tiên hàng
đầu của mỗi quốc gia. Nhiều phương pháp và cách tiếp cận quản lý mới đã được
nghiên cứu và ứng dụng như phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phương
pháp quản lý nước theo lưu vực sông, cách tiếp cận theo hệ thống: nước - năng lượng lương thực, tiếp cận tăng trưởng xanh...

25

25


×