Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Điều tra và đánh giá khả năng sinh sản của hai dòng lợn ông bà c1050 và c1230 nuôi tại trạm giống kim liên nam đàn nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.35 KB, 49 trang )

Tr-ờng đại học vinh
Khoa sinh học
====***====

đàm thanh l-ơng

Điều tra và đánh giá về khả năng sinh sản của hai dòng
lợn ông bà C1050 và C1230 nuôi tại trạm giống
Kim Liên Nam Đàn Nghệ An

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: di truyền - vi sinh

Vinh - 2010


Tr-ờng đại học vinh
Khoa sinh học
====***====

Điều tra và đánh giá về khả năng sinh sản của hai dòng
lợn ông bà C1050 và C1230 nuôi tại trạm giống
Kim Liên Nam Đàn Nghệ An

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: di truyền - vi sinh

Giáo viên h-ớng dẫn: pgs.ts. nguyễn kim đ-ờng
Sinh viên thực hiện:
Sinh viên lớp:


Đàm thanh l-ơng
47B - Sinh

Vinh - 2010

1




LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua với sự giúp đỡ của thầy cơ giáo, và được sự nhất
trí của khoa sinh học, trường Đại học Vinh. Tơi đã có dịp tiếp xúc với phương
pháp nghiên cứu khoa học, với thực tiễn sản xuất, khoa học ,kỹ thuật và đã tiến
hành thực hiện đề tài “Điều tra và đánh giá về khả năng sinh sản của hai dịng
lợn ơng bà C1050 và C1230 nuôi tại trạm giống Kim Liên - Nam Đàn – Nghệ
An” .
Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin chân thành bày tỏ lời cám ơn đến:
- Trung tâm giống chăn nuôi Kim Liên - Nam Đàn- Nghệ an.
- Chú Phan Hữu Mai, anh Hồ Văn Bình cùng các anh chị trong trạm giống Kim
Liên đã giúp tôi nghiên cứu thực tế và thu thập được những số liệu quý báu.
- Ban chủ nhiệm khoa sinh, đặc biệt các thầy cô và cán bộ trong tổ bộ môn di
truyền- vi sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
- Những người thân, bạn bè xa gần và tập thể lớp 47b –sinh đã động viên giúp
đỡ tơi để hồn thành đề tài.
- Đặc biệt , tôi xin giử lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Kim Đường
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt từ những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học.
Do thời gian thực hiện ngắn ngủi, sự hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu

khoa học và thực tiễn sản xuất nên đề tài con nhiều thiếu xót. Tơi rất mong
được sự đóng góp ý kiến chân thành từ qúy thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 12 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Đàm Thanh Lương



2


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của con lợn ................................................ 4
1.1.1. Nguồn gốc. ............................................................................................... 4
1.1.2. Lịch sử phát triển của con lợn. .................................................................. 4
1.1.3. Nguồn gốc và một số đặc điểm của dòng lợn C1050 và C1230 ..................... 5
1.1.3.1. Nguồn gốc và đặc điểm của dòng lợn C1050 ............................................ 6
1.1.3.2. Nguồn gốc và đặc điểm của dòng lợn C1230 ............................................ 6
1.2. Vai trò của con lợn và ngành chăn ni lợn. ................................................ 7
1.3. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 8
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................. 8
1.3.2. Tình hình chăn nuôi lợn nước ta ............................................................... 9
1.4. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn ................................................................ 9
1.4.1. Sự thành thục về tính và thể vóc của lợn ................................................. 10

1.4.1.1. Sự thành thục về tính ........................................................................... 10
1.4.1.2. Sự thành thục về thể vóc ...................................................................... 10
1.4.2. Hoạt động sinh dục ở lợn nái .................................................................. 11
1.4.2.1. Chu kì động dục, cơ chế động dục của lợn nái ..................................... 10
1.4.2.2. Biểu hiện động dục ở lợn nái ............................................................... 13
1.4.2.3. Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái ........................... 13
1.4.3. Sinh lý thụ thai........................................................................................ 13
1.4.4.Sinh lý chửa ở lợn.................................................................................... 15
1.4.4.1. Quá trình phát triển của bào thai: ......................................................... 15
1.4.4.2. Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi có thai .......................................... 15
1.4.5. Sinh lý đẻ ở lợn .................................................................................................... 16


1.4.5.1. Những biến đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ gần sinh đẻ .................. 16
1.4.5.2. Quá trình sinh đẻ.................................................................................. 17
1.4.6. Đặc điểm sinh lý tiết sữa ở lợn................................................................ 17
1.4.6.1. Quá trình hình thành sữa ở lợn ............................................................. 17
1.4.6.2. Quá trình tiết sữa.................................................................................. 18
1.5. Sức sản xuất của lợn nái ............................................................................ 17
1.5.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái ............................................ 17
1.5.2. Khoảng cách lứa đẻ ................................................................................ 18
1.5.3. Khả năng sinh sản của lợn ...................................................................... 20
1.5.3.1. Các chỉ tiêu số lượng ........................................................................... 20
1.5.2.2. Các chỉ tiêu chất lượng đàn con ........................................................... 21
1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái ................... 23
1.6.1. Giống...................................................................................................... 23
1.6.2. Các yếu tố ngoại cảnh ............................................................................. 23
1.6.3. Phương pháp nhân giống ........................................................................ 24
1.6.4. Tuổi và trọng lượng phối giống lứa đầu .................................................. 24
1.6.5. Thứ tự các lứa đẻ .................................................................................... 24

1.6.6. Kỹ thuật phối giống ................................................................................ 24
1.6.7. Dinh dưỡng............................................................................................. 25
1.6.8. Nhân tố bệnh tật...................................................................................... 25
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 26
2.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................. 26
2.3. Số lượng nghiên cứu.................................................................................. 26
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 26
2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 27
2.6. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 27


Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 28
3.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của dòng lợn .................................. 29
3.1.1. Kết quả đánh giá một số hoạt động sinh lý sinh sản ................................ 29
3.1.2. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu năng suất sinh sản................................ 30
3.1.2.1. Các chỉ tiêu về số lượng lợn con/ổ..................................................... 30
3.1.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng đàn con của dòng lợn C1050 ............................ 31
3.1.3. Đánh giá khả năng sản xuất của dòng lợn C1050 qua 4 lứa đẻ ............... 32
3.2. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của dòng lợn C1230 ............................. 33
3.2.1. Một số hoạt động sinh sản của dòng lợn C1230 ......................................... 33
3.2.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của dòng lợn
C1230 ................................................................................................................. 34
3.2.2.1. Chỉ tiêu về số lượng ............................................................................. 34
3.2.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng đàn lợn con của dòng lợn C1230 ......................... 36
3.2.3. Đánh giá khả năng sinh sản của dòng lợn C1230 qua 4 lứa đẻ ................... 36
3.3. So sánh khả năng sinh sản của các dòng lợn C1050 và C1230 nuôi tại trại giống
lợn Kim Liên-Nam Đàn - Nghệ An .................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 41


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của dòng lợn C1050………………………………...29
Bảng 3.2: Năng suất sinh sản của dòng lợn C1050 ở trại giống Kim Liên……...31
Bảng 3.3: Khả năng sản xuất của C1050 qua 4 lứa đẻ…………………………...34
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của dòng lợn C1230 ………………………………...34
Bảng 3.5: Năng suất sinh sản của dịng lợn C1230 ni tại trạị giống Kim Liên..35
Bảng 3.6: Khả năng sản xuất của dòng lợn C1230 qua 4 lứa đẻ………………...37
Bảng 3.7: Khả năng sinh sản của các dòng lợn C1050 và C1230…………………………...39


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Lợn là vật nuôi dễ nuôi, đầu tư thấp, dễ sản xuất. Chăn nuôi lợn là nghề sản
xuất truyền thống và là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình nơng
thơn Việt Nam. Chăn ni lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn
ni. Do vậy, chăn nuôi lợn hiện nay không những phải đáp ứng nhu cầu thịt
trong nước mà còn phải tham gia xuất khẩu. Theo định hướng phát triển chăn
nuôi 2001-2010 là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn ở tất cả các vùng để cung
cấp thịt (2-6 triệu tấn/năm), cung cấp phân bón cho trồng trọt, . . .. Thịt lợn được
tiêu thụ trong nước là chính (70%-75%) đồng thời phần thịt còn xuất khẩu (25%30%)[21]. Biện pháp để phát triển chăn nuôi lợn là phải cải tiến phương thức
chăn nuôi truyền thống và phát triển các trang trại chăn nuôi lợn theo các
phương thức công nghiệp tại các tỉnh trong cả nước. Tiếp tục nạc hóa đàn lợn
bằng cách nuôi lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại, đưa đàn lợn có tỷ lệ nạc lên
trên 50% để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và dành cho xuất
khẩu.
Để tăng năng suất và phẩm chất sản phẩm của vật ni nhằm góp phần nâng

cao hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi, các khâu giống, thức ăn, kỹ thuật chăn
ni, phịng trừ dịch bệnh, quản lý khai thác đều rất quan trọng, chúng cần phải
áp dụng một cách khoa học, hợp lý đối với từng hình thức chăn ni và từng
vùng miền cụ thể. Trong đó giống là khâu then chốt nhất và đó là chìa khóa
quyết định sự thành công của công tác chăn nuôi.
Để nâng cao được năng suất, phẩm chất của đàn lợn, phương pháp chủ yếu
là chọn lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại để nuôi. Muốn đạt được hiệu quả
kinh tế cao trong chăn ni, có 3 nhóm tính trạng cần quan tâm đó là sinh sản,
sinh trưởng và khả năng cho thịt. Mỗi tính trạng đều có vị trí quan trọng riêng
của nó. Tuy nhiên năng suất sinh sản là yếu tố khởi đầu và quan trọng của ngành
chăn nuôi lợn.

1


Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về khả năng sinh sản của
nhiều giống lợn ngoại như: Landrace, Yorkshire, Meishan, Duroc và các dòng
lai của chúng.
Nguyễn Ngọc Phục và đồng nghiệp (2004) [14] nghiên cứu khả năng sinh
sản của lợn lái cụ kỵ L06, L11, L95 tại trại giống hạt nhân Tam Điệp, Nguyễn
Văn Đồng và cộng sự [9] nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản của 2
dịng lợn ơng bà C1050 và C1230. Nguyễn Thị Viễn và cộng sự (2004) [20], Hoàng
Nghĩa Duyệt (2008) [7] nghiên cứu tại Quảng Nam, Lê Đình Trung và cộng sự
(2009) [12] nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của dịng lợn C1050.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên đánh giá tổng quan chủ yếu ở các
tỉnh miền Bắc và ở những trại hạt nhân. Ở vùng Bắc Trung Bộ, cụ thể ở Nghệ
An, có những cơ sở giống nhỏ, sử dụng nhiều công thức lai khác nhau và rất tùy
tiện, khơng kiểm sốt được dẫn đến chất lượng giống cịn nhiều hạn chế. Vì vậy
việc đánh giá khả năng sinh sản của dòng lai cụ thể nuôi tại trại giống lợn Kim
Liên (thuộc Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An) là rất cần thiết, đáp ứng nhu

cầu đó chúng tơi đã tiến hành đề tài: “ Điều tra và đánh giá về khả năng sinh
sản của hai dịng lợn ơng bà C1050 và C1230 ni tại trại giống Kim Liên - Nam
Đàn- Nghệ An.”
* Mục đích đề tài:
Thu thập số liệu nuôi và khai thác về khả năng sinh sản của lợn nái hai
dịng lợn ơng bà C1050 và C1230 ở trại lợn giống Kim Liên, Nam Đàn. Từ đó phân
tích, đánh giá để:
- Đánh giá về khả năng sinh sản của hai dịng lợn ơng bà C1050 và C1230.
- Giúp bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng những
kiến thức lý thuyết đã được học và thực tế.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của con lợn
1.1.1. Nguồn gốc.
Lợn nhà Á Đông có nguồn gốc từ lợn rừng, thuộc chủng sus scofa.
Phân loại sắp xếp thứ tự theo lớp động vật, lợn thuộc:
Lớp động vật có vú (Manmalia)
Phụ lớp: móng guốc (Ungulata)
Khơng nhai lại (susformes)
Bộ guốc chẵn (Artio dactyla)
Phụ bộ răng cục (Neo bunodontia)
Họ lợn (suidae)
Loài sus
Loài Phaeo choerus (thời Pliocene)
Loài Hylo choerus, lồi (Barbirussa)

Tuy nhiên lồi sus có nhiều đại diện hơn cả, phân bố khắp các châu lục, mà
cũng là nguồn gốc trực tiếp của lợn nhà tồn tại cho đến ngày nay.
1.1.2. Lịch sử phát triển của con lợn.
Theo sử sách và tư liệu của nhiêu nước còn lưu giữ hiện nay, trên thế giới con
lợn được thuần hóa từ thời kỳ đồ đá mới đến thời kỳ đồ đơng thau chăn ni lợn
đã có phần mở rộng. Trước đó con người đã biết khai thác lợn hoang dã (lợn
rừng) để ăn thịt, đồng thời sử dụng những con non có sức khỏe mạnh để ni
dạy chúng, dần dần trở lên thân quen với con người và chúng được hình thành
phản xạ có điều kiện. Chúng được ni dưỡng, chăm sóc, rèn luyện với mục
đích phục vụ con người.
Những nước có nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, . . .
đều có nhiều tư liệu để lại cho rằng, con lợn được thuần hóa cách đây quãng trên
5000 năm [16; 97]. Trong quá trình thuần hóa, khi đã hình thành những giống

3


nguyên thủy theo những vùng địa lý khác nhau thì qua sự trao đổi, giao lưu,
buôn bán, con lợn được di chuyển từ Á sang Âu và ngược lại tạo nên những
giống lợn đa dạng hơn về ngoại hình và sắc lơng. Khi đã được thuần hóa thì lợn
hoang dã đã có nhiều thay đổi. Từ những lồi lợn ngun thủy có thân hình bé
nhỏ đã có những lồi lợn to lớn hơn. Mãi đến về sau này do lai tạo có ý thức,
khối lượng cơ thể của lợn mới đa dạng hơn về hình dạng, thân dài dần ra, chân
cao, mông phát triển, . . ..
Ở Việt Nam, các tài liệu cổ sinh vật học cho thấy, cách đây khoảng 470.000
năm cùng với răng vượn người tìm thấy ở Thẩm Khun (Bình Gia, Lạng Sơn)
có nhiều xương răng của các loài động vật khác nhau đặc biệt là thấy nhiều răng
lợn rừng hóa thạch. Các răng lợn rừng hóa thạch cịn được tìm thấy ở nhiều hang
động khác có niên đại muộn hơn như ở hang Kéo Lèng (30000 năm trước), Phai
Vệ (140.000 năm trước), và nhiều hang động khác ở Lạng Sơn, . . .. Những hóa

thạch đó chứng tỏ lợn rừng đã tồn tại trong thiên nhiên Việt Nam đã từ rất lâu
đời [16;13].
Tới đầu thời đại đồ đồng, bằng chứng chăn nuôi lợn ngày càng rõ rệt hơn.
Trong di tích Tràng Kèng (Hải Phịng), Đầu Rằm (Quảng Ninh) đã phát hiện
nhiều xương răng lợn. Đến giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cách đây ngót
4.000 năm việc chăn nuôi lợn lại càng rõ nét hơn, các di chỉ Lũng Hòa, Đồng
Đậu (Vĩnh Phúc) trong thời đại các vua Hùng (khoảng 3.500 trước) là những địa
điểm tìm được nhiều xương răng lợn [16;15]. Như vậy, con lợn ở nước ta ít nhất
cũng được thuần hóa cách đây hơn 4.000 năm.
1.1.3 .Nguồn gốc và một số đặc điểm của dòng lợn C1050 và C1230
Con lợn ở nước ta được xếp đầu trong các vật ni , vì nó cung cấp 75-80%
nhu cầu thịt cho nhân dân ta. Vì vậy, từ những năm 60 của thế kỷ XX, các giống
lợn ngoại có năng suất cao đã được nhập vào nước ta. Nhờ đó các cơng thức lai
lợn để lợi dụng ưu thế lai của tổ hợp lai mới được hình thành và đã được sản
xuất chấp nhận. Các dòng lợn đực L19, L64, nái L06, L11, LC1230, . . . từ hệ

4


thống giống của PIC Việt Nam đã góp phần đưa công nghệ về giống nước ta
ngang tầm thế giới.

Sơ đồ phối giống theo công nghệ của PIC
1.1.3.1. Nguồn gốc và đặc điểm của dòng lợn C1050
* Nguồn gốc:
Lợn C1050 thuộc cấp giống ông bà được tạo ra ở Anh do lai giữa lợn đực
dòng L11 (giống Yorkshire) và lợn nái dịng L06 (giống Landrace).
* Đặc điểm:
Tồn thân lơng da màu trắng, tai hơi ngang, ngoại hình kết hợp đặc điểm của
2 giống lợn Yorkshire và Landrace. Lợn cái hậu bị 8 tháng tuổi đạt khối lượng

100-120 kg. Lợn nái C1050 có khả năng sinh sản tốt hơn so với Landrace và
Yorkshire phối thuần chủng [16].
1.1.3.2. Nguồn gốc và đặc điểm của dịng lợn C1230
*Nguồn gốc :
Lợn C1230 thuộc cấp ơng bà, đã được tạo ra ở Anh do lai giữa dịng L06
(giống Landrace) và dịng L95 (có máu với giống lợn Meishan- Trung Quốc).
* Đặc điểm:

5


Lợn có màu lơng trắng, ít khi gặp cá thể có bớt đen, độ dài mình vừa
phải, mặt ngắn, hơi nhăn, lưng hơi võng nhẹ, 4 chân yếu. Đẻ sai con, mắn đẻ,
ni con khéo [15].
1.2.

Vai trị của con lợn và ngành chăn nuôi lợn.

Con lợn ở Việt Nam, hàng nghìn đời nay đã in vào tâm trí, tình cảm, phong
tục, tục tập quán của nhân dân ta. Trải qua 4.000 lịch sử, con lợn được thuần hóa,
chọn lọc ngày càng phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng. Đến nay,
nước ta không chỉ cung cấp đủ thực phẩm cho hơn 80 triệu dân mà còn xuất
khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
+ Lợn cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm. Đặc biệt, nó chiếm vị trí
rât quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm cho hàng triệu
người trên thế giới và thực phẩm chiếm vị trí quan trọng đối với người dân Việt
Nam. Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100g thịt lợn nạc có 370 kcal và có
22% protein [19].
Lợn là nguồn cung cấp thịt chính (77% tổng lượng thịt các loại) và chủ
yếu tiêu thụ trong nước, mỗi năm chỉ xuất khẩu được 5.000–10.000 tấn thịt .

+ Chăn ni lợn cịn cung cấp ngun liêu cho ngành cơng nghiệp như: công
nghệ chế biến thực phẩm, đồ hộp, xúc xích, dăm bong, . . ., các nhà máy chế
biến thức ăn cho gia súc.
+ Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, chăn ni và
ni trồng thủy sản. Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững
khơng thể khơng kể đến vai trị của phân bón hữu cơ. Phân lợn có một lượng
NPK lớn làm tăng màu mỡ cho đất, tăng hiệu quả cho mùa màng. Thành phần
các chất trong phân động vật, phân lợn có: 5-25% chất khơ, 1.6- 6.8% N, 0.62.1% P, 1.7 -3.6% K. Hướng xử lý phân và nước thải theo công nghệ mới hiện
nay đã tạo được phân hữu cơ có hàm lượng NPK cao, cung cấp khí sinh học
(biogas) tạo ra nguồn năng lượng đáng kể cho nông dân, giảm ô nhiễm môi
trường [16; 7, 8].

6


+ Chăn ni là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững,
tạo việc làm, tăng thu nhập , xóa đói giảm nghèo. Người dân có thể sử dụng
những phụ phẩm từ trồng trọt, có giá trị dinh dưỡng thấp để tạo ra sản phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, cũng có thể tạo nên hệ sinh thái nơng nghiệp V-A-C, có
hiệu quả kinh tế và bảo vệ được môi trường sống. Tận dụng được nguồn lao
động nông thôn tham gia vào sản xuất chăn nuôi, tạo sản phẩm cho xã hội, tăng
nguồn thu, mức sống cho gia đình [11].
1.3. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Theo thống kê của FAO, tổng đàn lợn của thế giới biến động qua các năm
như sau:
Năm

Số lượng (triệu con)


1996

923.578

1997

937.031

1998

957.469

1999

960,829

Số liệu trên chứng tỏ ngành chăn nuôi lợn đã và đang được thế giới quan
tâm và phát triển. Trong vòng 10 năm (1985-1995) mức tăng trưởng hàng năm
đàn lợn toàn thế giới là 1.1% (FAO, 1996).
Mặc dù lợn được phân bố ở khắp các nước trên thế giới, tuy nhiên có sự
phân bố không đồng đều giữa các châu lục và giữa các nước trong từng vùng .
Theo FAO( 1999) đàn lợn thế giới phân bố như sau:
Châu lục

Đơn vị (triệu con)

Châu Á

572.517


Châu Âu

209.346

Bắc Mỹ

95.056

Nam Mỹ

54.793

Châu Phi

23.857

Châu Đại Dương

5.260
7


Nước có số đầu lợn cao nhất thế giới là Trung Quốc là 485.698.000 con.
Theo nhiều chuyên gia thì đàn lợn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
1.3.2. Tình hình chăn ni lợn nƣớc ta
Chăn ni lợn là một nghề đã có ở nước ta từ lâu, cách đây khoảng 4.000
năm, chủ yếu là giống lợn nguyên thủy, nhỏ bé, hình thức chăn ni thủ cơng, bỏ
ống, lấy phân.
Trong những năm gần đây do quá trình đổi mới về cơ chế, chính sách
quản lý nơng nghiệp, nhà nước đã có hình thức đầu tư vào các khâu then chốt:

giống mới, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y, các tiến bộ khoa học, . . ..
- Về số lượng: Nước ta là một trong những nước nuôi nhiều lợn. Theo FAO
(1999) số đầu lợn Việt Nam đứng thứ 7 thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ, Brazil,
Đức, Balan, Tây Ban Nha, đứng thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn (1994-2004) đàn
lợn cả nước tăng 6,77%/năm.
- Về chất lượng: khối lượng xuất chuồng được nâng cao qua các năm:
Năm 1970: 32 kg/con
Năm 1980: 48 kg/con
Năm 1985: 60 kg/con
Năm 1987: 64 kg/con
Năm 1998: 69,4 kg/con
Năm 2003: 78 kg/con
- Về phân bố: lợn được nuôi hầu hết trên cả nước, một số lớn tập chung ở
đồng bằng ven sông, ven đô thị [11].
1.4. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật
đồng thời là chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm. Để tăng cường chức
năng này nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn gia súc, trên cơ sở thực tiễn công
tác chọn giống và tạo giống mới, hình thành những giống chủ lực, nuôi dưỡng

8


tốt những đàn gia súc cao sản, cần có những hiểu biết đầy đủ về sinh lý sinh sản
gia súc [8].
1.4.1. Sự thành thục về tính và thể vóc của lợn
1.4.1.1. Sự thành thục về tính
Trải qua một thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định thì lợn cái mới có
khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành

thục về tính. Một cơ thể thành thục về tính khi bộ máy sinh dục cơ thể phát triển
căn bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện
các hiện tượng hưng phấn sinh dục (các phản xạ về sinh dục). Sự thành thục về
tính được tính từ lần động dục và rụng trứng đầu tiên của gia súc cái.
Cơ quan sinh dục cái dưới tác dụng của các hormon cũng dần phát triển,
tế bào nỗn chín, trứng rụng được thụ tinh hình thành hợp tử đồng thời các đặc
tính sinh dục phụ xuất hiện và các phản xạ về tính được thành lập. Gia súc thành
thục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh
cũng như chăm sóc ni dưỡng.
1.4.1.2. Sự thành thục về thể vóc
Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính.
Hay nói cách khác sự thành thục về tính của gia súc sớm hơn tuổi phối giống
thích hợp. Khi gia súc đến thời kỳ thành thục về tính thì sinh trưởng và phát dục
của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn này không nên sử dụng gia súc với
mục đích sinh sản, vì gia súc chưa thành thục về thể vóc, vì vậy mà ta sử dụng
và khai thác sẽ dẫn đến cơ thể mẹ chóng gầy yếu, giảm năng suất, thời gian sử
dụng con mẹ ngắn. Khi sử dụng con cái chưa thành thục về thể vóc thì các cơ
quan sinh dục, bộ phận cấu tạo của khung xương chậu cịn hẹp, dễ gây khó đẻ.
Và khi con mẹ mang thai có sự phân tán dinh dưỡng (cho mẹ và con) nên không
thể đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của mẹ và bào thai, điều này
làm cho con mẹ yếu gầy, con non suy dinh dưỡng.
Khi gia súc đã có biểu hiện về tính dục thì cần phải nhốt riêng gia súc đực
và gia súc cái để tránh giao phối tự do, ảnh hưởng đến sự phát triển của thể vóc.

9


Nhưng cũng không nên cho gia súc giao phối quá muộn sẽ khơng có lợi cho sinh
sản, ảnh hưởng khơng tốt cho gia súc.
1.4.2. Hoạt động sinh dục ở lợn nái

1.4.2.1. Chu kì động dục, cơ chế động dục của lợn nái
Lợn nái sau khi thành thục về tính thì bắt đầu có hiện tượng động dục, lần
thứ nhất thường biểu hiện khơng rõ ràng, cách sau đó 15-16 ngày sẽ động dục lại,
lần này biểu hiện rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ.
Chu kỳ động dục của lợn nái bình quân 21 ngày. Một chu kỳ tính của lợn
nái được chia làm 4 giai đoạn [13]:
+ Giai đoạn trước động dục :
Giai đoạn này thường kéo dài 1-2 ngày và được tính từ khi thể vàng của
lần động dục trước tiêu biến đến lần động dục tiếp theo. Giai đoạn này xuất hiện
đầy đủ các hoạt động về sinh lý, tính thành thục.
Giai đoạn này thực chất là giai đoạn phát triển của nang trứng. Khi thể
vàng tiêu biến thì nồng độ progesteron trong máu giảm nhanh, nó thơi khơng ức
chế tuyến yên, do đó tuyến yên bắt đầu tiết FSH, hormon này kích thích bao
nỗn phát triển, tăng khối lượng và nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Sự tăng tiết
FSH của tuyến n kích thích buồng trứng tiết estrogen hình thành đặc tính sinh
dục thứ cấp.
+ Giai đoạn động dục :
Giai đoạn động dục kéo dài từ ngày thứ 2, thứ 3 tiếp theo, gồm 3 thời kỳ
nhỏ liên tiếp: hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Một đặc trưng cơ bản trong
giai đoạn này là sự rụng trứng trong đường sinh dục cái và biểu hiện chịu đực
của gia súc cái thể hiện ra bên ngoài.
Giai đoạn này nếu tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng và
được thụ tinh thì chu kì sinh dục sẽ ngừng lại, gia súc cái ở giai đoạn có thai và
đến một thời gian sau khi sinh đẻ xong thì chu kỳ tính mới bắt đầu trở lại.
Trường hợp tế bào trứng khơng được thụ tinh thì nó sẽ chuyển sang giai đoạn
sau của chu kỳ.

10



+ Giai đoạn sau động dục:
Là giai đoạn kéo dài từ ngày thứ 3, thứ 4 tiếp theo của giai đoạn động dục,
lúc này dấu hiệu hoạt động sinh lý bên ngoài giảm dần. Giai đoạn này toàn bộ cơ
thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần được phục hồi lại trạng thái sinh
lý bình thường. Tất cả các phản xạ động đực về tính, tính hưng phấn dần mất hẳn
chuyển sang thời kỳ yên tĩnh hoàn toàn.
+ Giai đoạn yên tĩnh:
Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng mà không
được thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến (khoảng 14-15 ngày kể từ lúc trứng
rụng). Đây là giai đoạn dài nhất trong cả q trình sinh dục, con vật khơng có
biểu hiện về hành vi sinh dục, là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh chuẩn bị cho chu
kỳ động dục tiếp theo [13].
Người ta đã giải thích được sự biến đổi có tính chu kỳ của buồng trứng
bao gồm sự động dục và rụng trứng là do sự điều hòa nội tiết của buồng trứng,
tuyến yên, thần kinh trung ương đặc biệt là vùng dưới đồi (Hypothalamus), vùng
dưới đồi này tiết ra kích thích tố có hoạt tính sinh học cao điều khiển tuyến yên
tiết FSH và LH làm cho bao nỗn phát dục, thành thục chín và rụng, lợn nái có
biểu hiện động dục. Cơ chế động dục của lợn nái như sau: khi lợn nái đến tuổi
thành thục về tính dục, các kích thích bên ngồi như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn,
feramon của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh ly tâm đến
vỏ đại não qua vùng dưới đồi tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors)
có tác dụng kích thích tuyến yên tiết FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh
chóng. Khi đó bao nỗn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao nỗn, làm
cho lợn cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài. Cuối kỳ động dục tuyến yên tiết
LH làm cho trứng chín và rụng. Sau khi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng, thể
vàng sẽ tiết ra progesteron có tác dụng kích thích sự tăng sinh của màng nhầy tử
cung chuẩn bị cho hợp tử làm tổ trong sừng tử cung, đồng thời ức chế tuyến yên
sinh FSH, ức chế sự thành thục bao noãn trong buồng trứng, làm cho bao nỗn
khơng phát dục.


11


Nếu lợn nái có chửa thì thể vàng sẽ thối hóa sau khi lợn đẻ và ni con,
lúc này tuyến yên không bị ức chế nên lại sinh sản ra FSH, bao noãn mới bắt đầu
phát dục và đi vào một chu kỳ mới.
1.4.2.2. Biểu hiện động dục ở lợn nái
Phát hiện lợn nái động dục là nhân tố quan trọng nhất trong công tác phối
giống, nhất là khi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Để phát hiện động dục
thì phải kiểm tra ít nhất 1 ngày 2 lần, khoảng cách thời gian giữa 2 lần là 12 giờ.
Biểu hiện động dục của lợn nái tùy thuộc vào giống, tuổi và cá thể. Toàn bộ thời
gian động dục của lợn nái chia 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn trước khi chịu đực: đặc điểm chung của lợn nái khi bắt đầu
động dục là thay đổi tính nết, kêu rít, bỏ ăn hoặc kén ăn, phá chuồng, dũi đất, cơ
thể bồn chồn, tai đi ve vẩy, thích gần đực, nếu nhốt nhiều con thì thích nhảy
lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi, sưng mọng, . . . người nuôi không nên cho lợn
phối giống vào lúc này, giai đoạn này ở lợn ngoại thường kéo dài 2 ngày.
+ Giai đoạn chịu đực: còn gọi là thời kỳ mê đực, khi sờ tay lên mơng lợn
cái thì đứng n, đi cong lên lên, 2 chân chỗi rộng ra, lưng võng xuống có
hiện tượng đái són, âm hộ chuyển sang màu sẫm hoặc màu mận chín. Khi con
đực lại gần thì đứng im cho phối. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày. Nếu
được phối giống ở giai đoạn này thì tỷ lệ thụ thai sẽ cao.
+ Giai đoạn sau chịu đực: lợn nái trở lại trạng thái bình thường, ăn uống
như cũ, âm hộ giảm độ nở, se nhỏ, đuôi cụp, không cho đực phối.
1.4.2.3. Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái
Việc xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái có vai trị rất
quan trọng. Vì muốn đạt tỷ lệ thụ thai cao và lợn nái có nhiều con thì cần phải
xác định phối giống thích hợp cho lợn nái.
Để xác định thời điểm phối giống thích hợp, trước hết phải nắm được quy
luật động dục, rụng trứng của lợn nái, đồng thời phải có căn cứ vào thời điểm để

2 tế bào trứng và tinh trùng gặp nhau và có khả năng thụ thai để quyết định thời
gian phối giống thích hợp cho lợn nái.

12


Như vậy, phối giống cho lợn nái trước khi rụng trứng 1-2 giờ vào giữa
giai đoạn chịu đực. Nếu chúng ta phối quá sớm trứng chưa rụng đợi đến trứng
rụng thì tinh trùng hết khả năng thụ thai. Ngược lại nếu cho phối quá muộn,
trứng rụng lâu không gặp hoặc khi có tinh trùng trứng khơng có khả năng thụ
thai, kết quả thụ thai thấp [13;17].
1.4.3. Sinh lý thụ thai
Quá trình thụ thai, thụ tinh xảy ra khi tế bào trứng gặp tinh trùng tạo ra
một sự kết hợp phức tạp giữa hai tế bào sinh dục đực và sinh dục cái.
Quá trình thụ thai của gia súc gồm 4 giai đoạn:
+ Tế bào trứng ở giai đoạn chuẩn bị: sau khi bao noãn thành thục nổi ra
trên bề mặt của buồng trứng và khi bao nỗn đã chín, phá vỡ màng xoang tế bào
thoát ra khỏi buồng trứng và rơi vào loa kèn để đi vào ống dẫn trứng. Lợn thải
trứng không cùng 1 lúc thường vào ngày thứ 2 khi có biểu hiện động đực. Trong
thời gian động đực 24-48 tiếng nỗn bao khơng vỡ mà nó kéo dài đến 8 giờ
nhưng mật độ trung bình trứng rụng tập chung nhất vào ngày thứ 2 của thời gian
động đực .
+ Tinh trùng kết hợp với tế bào trứng: tinh trùng đi vào tế bào trứng sau
khi tinh trùng phá vỡ lớp tế bào của màng phóng xạ, tinh trùng đi vào khe hở của
2 lớp màng trong suốt và màng nỗn hồng. Lúc này, khoảng vài chục tinh trùng
đi qua khe hở của lớp màng đó và tại đây tinh trùng được tiếp xúc với nguyên
sinh chất của tế bào trứng, nhưng sau khi phá vỡ màng noãn hồng thì có 1 tinh
trùng đi vào giữa tế bào trứng.
+ Sự đồng hóa giữa tế bào trứng và tinh trùng.
+ Sự kết hợp giữa nhân phối tử đực và nhân phối tử cái: tế bào trứng phân

chia một cách hồn chỉnh cịn gọi là phân chia thực thể kỳ 2, tế bào trứng kích
thích cho phần nhân của tinh trùng phát triển to lên và ngược lại tinh trùng cũng
kích thích phần nhân của tế bào trứng to ra.
Khi đầu của tinh trùng và nhân của trứng có sự phối hợp chọn lọc tạo
thành những đường thoi trên bề mặt của mỗi loại và có sự phối hợp đầu của tinh

13


trùng với nhân của tế bào trứng tạo thành 2 tiền nhân mới thì chúng nhân lên rất
nhanh trong khoảng thời gian 1 vài giờ [8; 85].
1.4.4.Sinh lý chửa ở lợn
Có thai hay chửa là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt
đầu từ khi trứng được thụ tinh cho tới khi đẻ xong .
Khi lợn nái phối giống có kết quả, hợp tử bám vào cổ tử cung và bắt đầu
phát triển.
1.4.4.1. Quá trình phát triển của bào thai:
Chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi: thời kỳ này bắt đầu từ khi tế bào trứng được thụ tinh đến
khi hình thành nang phơi, túi phơi. Thời gian này kéo dài trung bình từ ngày 122 sau thụ tinh.
- Giai đoạn tiền bào thai: từ ngày có chửa 23-38 ngày, giai đoạn này hình
thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính đực
cái và đặc điểm cấu tạo cơ thể.
- Giai đoạn phát triển bào thai: từ ngày thứ 39-114. Khối lượng và thể
tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân và cao vai phát triển mạnh, bộ
xương được hình thành, các bộ phận nội tạng, 4 chân phát triển hoàn thiện.
1.4.4.2. Những biến đổi sinh lý chủ yếu khi có thai
Cùng với q trình phát triển của bào thai, nhau thai, hoàng thể, cơ quan
sinh dục nói riêng và tồn bộ cơ thể mẹ nói chung xuất hiện nhiều biến đổi sinh
lý khác nhau. Những biến đổi đó là những điều kiện cần thiết để bào thai được

hình thành, phát triển trong tử cung và quá trình sinh đẻ được bình thường.
- Sự biến đổi tồn thân cơ thể mẹ có thai: thời kỳ đầu, quá trình trao đổi chất
tăng lên, con vật ăn khỏe, tiêu hóa nhanh, khả năng tích lũy lớn dẫn đến con vật
nhanh béo. Ở thời kỳ cuối của thai do nuôi thai nên mẹ thường gầy đi. Trong
trời gian có chửa glycogen được tích lũy ở gan, mỡ trung tính và cholesterol
trong máu tăng lên, lượng Hemoglobin trong máu bình thường, máu nhanh đơng
hơn, lượng Ca, P giảm xuống vào thời gian có chửa nhưng lượng K lại tăng.

14


Hoạt động của tim phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên xoang
bụng và ngực. Q trình lưu thơng máu, sự bài tiết, hơ hấp bị ảnh hưởng. Do vậy
ở cuối thời kỳ có chửa con vật bị phù nề, khó thở và hay đi tiểu tiện, có thể mệt
mỏi, tốt mồ hơi.
- Sự biến đổi của bộ máy sinh dục: buồng trứng tăng thể tích, thể vàng
được dy trì và tiết ra hormon progesterone, nó có tác dụng an thai và ức chế
động dục, thể tích và trọng lượng tử cung tăng lên tỷ lệ thuận với sự lớn của bào
thai, dây chằng bị kéo căng, sừng tử cung tăng lên, lượng máu lưu thông đến tử
cung tăng để cung cấp dinh dưỡng cho bào thai. Cổ tử cung ln đóng kín để
tách biệt âm đạo với tử cung, tránh được tác nhân cơ học, kí sinh trùng và vi
khuẩn.
- Sự biến đổi nội tiết trong cơ thể của thời kỳ mang thai: progesteron trong
10 ngày đầu tăng nhanh và có tác dụng an thai và ức chế động dục. Một đến hai
ngày trước khi đẻ, progesteron giảm đột ngột, oestrogen trong suốt thời kỳ có
chửa duy trì ở mức thấp [8; 101].
1.4.5. Sinh lý đẻ ở lợn
1.4.5.1. Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời kỳ gần sinh đẻ
Quá trình sinh đẻ của gia súc cái là một quá trình sinh lý bình thường, cho
nên cuối thời kỳ mang thai gia súc cái có những biểu hiện của q trình sinh đẻ,

chủ yếu là đường sinh dục và vú.
Vài ngày trước khi đẻ, lợn có những biểu hiện sinh lý khác thường như hay đi
đái dắt và ỉa nhiều, phân khơng có khn, nhiệt độ cơ thể, hơ hấp, tuần hồn có
tăng thêm một chút so với bình thường.
Về biểu hiện cục bộ: trước thời gian đẻ 1-2 tuần, nút niêm dịch ở cổ tử
cung, đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngồi. Cịn 1-2 ngày trước khi
đẻ cơ quan sinh dục bên ngồi có những biểu hiện thay đổi: âm hộ phù to, nhão
ra và xung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú tăng to, tĩnh mạch vú nổi rõ ràng.
Sữa đầu cũng là một căn cứ đáng tin cậy để chẩn đoán ngày đẻ của lợn.
Lợn nái trước khi đẻ 3 ngày, cặp vú giữa tiết ra nước trong. Trước khi đẻ 1 ngày

15


có thể vắt được vài giọt sữa màu trắng. Nếu cặp vú sau cũng vắt được vài giọt
sữa đầu thì lợn sẽ đẻ trong vài giờ tới.
1.4.5.2. Quá trình sinh đẻ
Q trình sinh đẻ của gia súc cái có sự co bóp của tử cung, co thành bụng,
sức rặn tồn thân làm cho thai, màng nhau thai cùng nước thai được tống ra
ngồi. Q trình sinh đẻ được chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ mở cổ tử cung: thời gian này bắt đầu từ khi tử cung có cơn co
bóp đầu tiên đến khi cổ tử cung mở ra hồn tồn. Mỗi lần tử cung co bóp từ 1-2
giây, khoảng cách mỗi lần co bóp là 20-30 giây. Thời gian mở tử cung là 3-6 giờ.
- Thời kỳ đẻ: thời gian này bắt đầu từ khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn và
kết thúc khi thai lọt ra ngoài. Lợn rặn đẻ khác với loài gia súc khác, tử cung co
bóp đẩy thai theo chiều dọc và co bóp theo từng đoạn. Khi thai lợn ra rốn của
chúng tự đứt rời khỏi dạ con. Thời gian đẻ của lợn từ 1-4 giờ tính từ khi bắt đầu
đẩy thai.
- Thời kỳ bong nhau: Sau khi thai ra từ 1-6- giờ. Tử cung bắt đầu tiếp tục
co bóp nên nhau thai sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 giờ nhau thai không được ra hết

là hiện tượng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung.
1.4.6. Đặc điểm sinh lý tiết sữa ở lợn
1.4.6.1. Quá trình hình thành sữa ở lợn
Sự hình thành sữa là một quá trình tổng hợp, phức tạp xảy ra trong tế bào
tuyến, chọn lọc dinh dưỡng từ huyết tương để tổng hợp nên những thành phần
đặc trưng của sữa. Một số thành phần của sữa được lọc từ huyết tương như γglobulin, enzym, hormon, khoáng, các thành phần khác như: cazein, lacto, mỡ
sữa phải trải qua quá trình tổng hợp từ tế bào tuyến.
Sữa lợn được phân ra làm 2 loại là sữa đầu và sữa thường. Sữa đầu có
hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa thường. Vì vậy chăn ni lợn nái sinh sản
cần cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.

16


1.4.6.2. Q trình tiết sữa
Đối với lợn, đầu vú khơng có bể sữa, sữa được sản xuất ra từ các tuyến
bào và được tích lũy trong xoang tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng theo cơ chế
thần kinh–thể dịch theo 3 pha: ngậm thúc vú, nằm im và mút vú. Khi lợn con
mút vú đầu tiên lợn con ngậm và thúc vào vú mẹ, luồng xung động hưng phấn
thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về vỏ não, rồi tới vùng dưới đồi
tiết ra yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động nên thùy sau tuyến yên
kích thích tiết kích tố oxytoxin, oxytoin đi tới tuyến vú và làm co bóp tế bào biểu
mơ, cơ tuyến bào và cơ tuyến vú. Nhờ vậy sữa được thải ra từ xoang tuyến bào,
qua ống dẫn sữa nhỏ rồi đến ống dẫn sữa lớn và chảy ra ngoài theo ống tiết sữa,
từ đó lợn con được bú.
1.5. Sức sản xuất của lợn nái
Khả năng sinh sản của lợn nái là yếu tố đầu tiên và khởi đầu trong nghề
chăn nuôi lợn, chúng gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau, dựa theo các chỉ tiêu của
Nhà nước các nhà chọn giống đã tập chung một số chỉ tiêu nhất định
1.5.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái

* Tuổi phối giống lần đầu
Để tiến hành phối giống lần đầu cho lợn cái hậu bị phải bắt buộc thành
thục về tính và thể vóc. Tuổi phối giống lần đầu là khoảng thời gian từ khi sinh
ra đến thời điểm phối giống lần đầu tiên [13;18,19]
* Tuổi đẻ lứa đầu
Là tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu được xác định là
khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến ngày lợn nái sinh đứa con đầu tiên.
Tuổi đẻ lứa đầu là chỉ tiêu bước đầu cho phép đánh giá khả năng sinh sản
của lợn nái.
* Một số kết quả nghiên cứu trước đây về các chỉ tiêu sinh lý:
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyên Văn Đồng và cộng sự (2004)[9]
tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của dòng lợn C1050 là con lai F1 giữa
L06 [(Landrace)xL11(Yorkshire)] tương ứng là 223,08±1,72 ngày, 341,45±2,47

17


ngày. Dòng lợn C1230 là con lai F1 giữa L95 [(Meishan) x L11(Yorkshire)] có
tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu lần lượt là 224,57±1,13 ngày;
340,83±1,82 ngày
Theo kết quả của Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi (2009)[12] tại trạm
chăn ni Tân Thành – Bà Rịa- Vũng Tàu thì tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa
đầu đối với dòng lợn C1050 lượt lần lượt là 259 ngày, 383,7 ngày. Hồng Nghĩa
Duyệt (2008)[7] nghiên cứu tại Thăng Bình - Quảng Nam tuổi đẻ lứa đầu là 356
ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn (2005)[20] về tuổi đẻ lứa đầu là 345
ngày.
Vậy tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính của lợn nái,
điều đó phụ thuộc vào giống, dịng, mơi trường, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng.
1.5.2. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái là khoảng thời gian từ khi con nái đẻ lứa

trước đến khi con nái đẻ lứa tiếp theo. Khoảng cách lứa đẻ cho phép chúng ta
tính được số lứa đẻ trong một đơn vị thời gian. Khoảng cách lứa đẻ được xác
định bằng tổng thời gian chờ phối, thời gian mang thai và thời gian nuôi con .
Thời gian mang thai là một khoảng thời gian cố định, khơng chịu ảnh
hưởng của yếu tố bên ngồi cũng như việc có thai. Khoảng thời gian này trung
bình là khoảng 114±2 ngày.
Theo nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009)[12] về khoảng cách lứa đẻ và
thời gian mang thai của dòng lợn C1050 có kết quả tương ứng là 155,8 ngày, 115,9
ngày. Một số nghiên cứu về khoảng cách lứa đẻ của 2 giống Landrace và
Yorkshire tương ứng là 202,67 ngày và 203,79 ngày (Đặng Vũ Bình,1994) [1].
Theo nghiên cứu của Đồn Thanh Trúc và cộng sự (2000) [19] thì khoảng cách
lứa đẻ của lợn Yorkshire là 166,7±1,56 ngày, đối với Landrace là khoảng 170,6
ngày. Điều đó cho thấy dịng lợn lai C1050 đã có sự rút ngắn về khoảng cách lứa
đẻ so với những giống lợn bố mẹ của chúng. Điều đó chứng tỏ lợn lai C1050 đã
kết hợp được khả năng sinh sản của bố mẹ, tạo được ưu thế lai góp phần nâng
cao năng suất sinh sản của lợn.

18


×