Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.69 KB, 73 trang )


Để hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn
Ban chủ nhiệm Khoa Lý Luận Chính Trị - Trường Đại Học Khoa Học
Huế, Bộ môn Triết học Khoa Lý Luận Chính Trị - Trường Đại Học Khoa
Học Huế cùng các thầy, cô trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.Nguyễn
Tiến Dũng giáo viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi giải
quyết những vướng mắc, khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại Học Khoa
Học Huế; Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã cung cấp, giới thiệu tài
liệu để tôi hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song do
kiến thức còn hạn chế, thời gian không nhiều và những lý do khách quan
khác, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô
giáo góp ý để đề tài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.!
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
Trang
1
A. MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6
3. Mục đích nghiên cứu đề tài 8
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 8
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 9
6. Đóng góp của khóa luận 9


7. Kết cấu của khóa luận 9
B. NỘI DUNG 10
Chương1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT 10
1.1. Sự hình thành và phát triển của truyền thuyết thời đại Hùng Vương. .10
1.1.1. Sự ra đời của truyền thuyết 10
1.1.2. Đặc điểm của truyền thuyết 13
1.1.2.1. Yếu tố hư cấu 13
1.1.2.2. Tính khái quát hóa và cụ thể hóa 14
1.1.2.3. Đặc điểm nhân vật 15
1.2. Nội dung của truyền thuyết Hùng Vương 16
Chương 2 23
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÂN SINH QUAN TRONG TRUYỀN
THUYẾT THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG 23
2.1. Quan niệm về đời người 23
2.1.1. Sự hình thành con người 23
2.1.2. Đời sống của con người 27
2.1.3. Quan hệ giữa con người với con người 34
2.2. Một số khía cạnh của đời sống kinh tế và đời sống tinh thần trong
truyền thuyết thời đại Hùng Vương 42
2.2.1. Trong đời sống kinh tế 42
2.2.2. Trong đời sống tinh thần 46
2.3. Nhận xét, đánh giá về vấn đề nhân sinh quan của truyền thuyết thời kỳ
Hùng Vương 50
C. KẾT LUẬN 55
2
PHỤ LỤC 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

3
A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại ngày nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang
bước vào xu thế Hội nhập hóa - Quốc tế hóa trên toàn thế giới. Xu thế này
đã đem lại cho Việt Nam những thuật lợi to lớn nhưng bên cạnh đó cũng
mang lại không ít những khó khăn thử thách. Quá trình Hội nhập hóa -
Quốc tế hóa một mặt đã làm cho con người phải đối diện với những
“luồng” giá trị văn hóa tốt, xấu lẫn lộn, làm cho bản sắc dân tộc ngày một
phai nhạt trước “ cơn lốc ” của công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước.
Mặt khác, quá trình này còn làm cho những thế lực thù địch, phản động
trong nước và ngoài nước núp dưới chiêu bài dân tộc, tôn giáo để có cơ hội
thực hiện các hành động chống phá Nhà nước ta.
Đứng trước thực trạng ấy, Việt Nam cần phải khắc phục những khó
khăn, hạn chế đồng thời phát huy những nhân tố tích cực để đưa đất nước
ta không ngừng phát triển đi lên. Và để làm được điều đó thì trước hết
chúng ta phải quan tâm, chú trọng và phát triển tới rất nhiều vấn đề bao
gồm cả kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc biệt trong đó vấn đề “ khơi
dậy ý thức cội nguồn của dân tộc Việt Nam” là vấn đề được Đảng và nhân
dân ta hết sức quan tâm và được đặt lên hàng đầu nhằm mục đích nâng cao
tinh thần đoàn kết, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi người dân Việt
Nam, đồng thời chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù trong giai
đoạn hiện nay.
Và vấn đề “khơi dậy ý thức cội nguồn của dân tộc Việt Nam” đã được
Đảng và Nhà nước ta đề cập tới rất nhiều trong các nghiên cứu khoa học
của đất nước ta những năm gần đây. Nhất là khi nghiên cứu về thời đại
Hùng Vương - Thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch sử phát
triển dân tộc Việt Nam ta.
Thời đại Hùng Vương là thời kì đầu dựng nước, mặc dù trình độ kinh
tế, văn hóa xã hội còn ở mức sơ khai nhưng trong quá trình phát triển của
4
lịch sử đã tạo dựng nên truyền thống quý báu của dân tộc ta như cần cù,

sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết chiến thắng thiên tai dịch họa và
dũng cảm kiên cường trong đấu trang chống giặc ngoại xâm. Những truyền
thống quý báu đó là nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn
thử thách trong thời đại ngày nay, để chiến thắng kẻ thù xâm lược và xây
dựng đất nước ngày càng hùng mạnh và có vị thế trên trường quốc tế. Nhìn
nhận về thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, sách lịch sử Việt Nam
của nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1971 có viết: “ Thời kỳ
Văn Lang, thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn trọng yếu của lịch sử Việt
Nam. Chính trong thời kỳ này đã xây dựng nên nền tảng dân tộc Việt Nam,
nền tảng Văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam”. Để tôn
vinh thời đại mở đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam, đề cao những
truyền thống văn hóa quý báu đã có từ thời đại các Vua Hùng, Bác Hồ kính
yêu đã nhắc nhở chúng ta trong câu nói bất hủ của Người:
“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Thời đại Hùng Vương gắn liền với những truyền thuyết cổ xưa nhất
của dân tộc Việt Nam. Những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương đã đi
sâu đời sống, ăn sâu trở thành những hình thức tín ngưỡng truyền thống của
dân tộc ta như tôn thờ tổ tiên, tôn thờ những vị anh hùng có công chống
giặc ngoại xâm… gắn liền với nó là những lễ hội truyền thống của dân tộc
để nhớ về cội nguồn của dân tộc ta tiêu biểu như: Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội
Thánh Gióng; Lễ hội Bánh Chưng - Bánh Giầy…đều là những lễ hội bắt
nguồn từ những truyền thuyết về Thời đại Hùng Vương. Đặc biệt để tưởng
nhớ tổ tiên, từ năm 2008 Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 10
tháng 3(âm lịch) là ngày Quốc giỗ của dân tộc, mọi người dân trong cả
nước được nghỉ và cứ 5 năm một lần Giỗ tổ Hùng Vương sẽ do Trung
ương tổ chức. Và các lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết Hùng Vương ngày
nay đã trở thành những lễ hội truyền thống mang đậm nét tín văn hóa
5
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được xem

là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong giai đoạn hiện nay vì nó là
nhu cầu tinh thần không thể thiếu của một bộ phận nhân dân trong xã hội.
Song sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo lại dựa trên cơ sở của thế giới siêu
nhiên nào đó cho nên nó rất dễ bị các thế lực phản động lợi dụng vì mục
đích xấu. Vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta cần
phải có những chính sách mềm dẻo và khéo léo để vừa tôn vinh đức tin của
các tín đồ, vừa dẫn dắt họ theo lẽ phải, theo chân lý đúng đắn dựa trên nền
tảng thế giới quan duy vật biện chứng Mác để họ có cái nhìn đúng đắn về
những giá trị văn hóa truyền thống quý báu mà cha ông ta thế hệ trước đã
để lại cho chúng ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề trên, cùng với
mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ vào việc tìm hiểu
những triết lý nhân văn mà truyền thuyết Hùng Vương để lại đồng thời góp
phần gìn giữ, phát huy và quảng bá truyền thống văn hóa, phong tục tập
quán, tín ngưỡng…của quê hương đến mọi miền đất nước và bạn bè thế
giới. Vì thế mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh của truyền thuyết
về Thời đại Hùng Vương” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành
triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Thời đại Hùng Vương cùng với những đặc trưng về văn hóa - xã hội,
kinh tế, chính trị…đã trở thành đề tài được rất nhiều các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu nhằm tìm kiếm, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc
văn hóa của dân tộc từ thuở khai sinh lập nước cho đến nay. Đặc biệt trong
xu thế hội nhập ngày nay, các giá trị văn hóa thực - hư đan xen lẫn lộn vào
nhau thì việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này lại càng có ý nghĩa quan
trọng hơn bao giờ hết.
Hiện nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về thời đại Hùng
Vương, cụ thể như:
6
- Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Kim Biên, “Truyền thuyết

Hùng Vương - Thần thoại vùng đất tổ”, nhà xuất bản Sở Văn hóa thể thao
và Du Lịch Phú Thọ, 2009: là cuốn sách sưu tầm 32 truyện cổ tích đặc sắc
của vùng đất tổ bao gồm 23 truyện thuộc thời Hùng Vương và 9 truyện
thuộc các thời kỳ sau từ thế kỷ 2 Trước công nguyên đến Triều đại Nhà
Nguyễn. Các câu chuyện truyền thuyết đã được tác giả sưu tầm và biên
soạn lại sao cho dễ hiểu, dễ tìm kiếm hơn nhằm mục đích phục vụ cho việc
nghiên cứu của các tác giả sau này.
- Tập thể các tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn
Cảnh Minh, “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội, 2007: đã khái quát một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc - Thời
đại Hùng Vương dựng nước, khái quát về kinh tế, chính trị, xã hội của con
người thời đại Hùng Vương cũng như khẳng định công lao to lớn của các
Vua Hùng và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Phương Bắc xâm lược.
- Tác giả Đặng Xuân Tuyên,“ Thời đại Hùng Vương - truyền thuyết
và lịch sử”, Nhà xuất bản Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Tỉnh Phú Thọ,
2007 : Cuốn sách viết về các truyền thuyết Thời đại Hùng Vương dựng
nước, ngày nay dựa vào các truyền thuyết ấy mà các lễ hội với rất nhiều tín
ngưỡng mang đậm nét văn hóa dân gian vẫn còn ẩn dấu trong lễ hội ngày
nay mà tiêu biểu nhất là Lễ hội Đền Hùng tổ chức vào ngày 10 tháng 3
(âm lịch) hàng năm.
- Công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả Lê Tượng, Nguyễn Anh
Tuấn, Phạm Hoàng Oanh, “ Nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng”, của
Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2009 : đã khẳng định thời đại
Hùng Vương là có thật với các di tích, di vật đã khai quật từ trong lòng đất là
cơ sở vững chắc để chứng minh sự tồn tại của hệ thống thiết chế Nhà nước
của các Vua Hùng, với phong tục tập quán, ca múa nhạc, điêu khắc…mang
bản sắc độc đáo còn tồn tại đến tận bây giờ trên đất nước Việt Nam.
7
- Viện Khảo cổ học, với tác phẩm “ Hùng Vương dựng nước”, Nhà

xuất bản Khoa học xã hội, 1970: bao gồm các bài phát biểu, bài báo cáo và
tham luận đọc tại hội nghị nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương họp tại
Hà Nội do Viện khảo cổ học phối hợp với Viện sử học; Viện bảo tàng lịch
sử; Trường đại học tổng hợp tổ chức. Với nhiều bài viết của các tác giả đã
nghiên cứu một cách sâu sắc về cuộc sống, về các phong tục Thời đại Hùng
Vương dựng nước.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết nghiên cứu về thời đại Hùng Vương
trên các tạp chí như tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí văn học, tập san đại
học của rất nhiều tác giả như tác giả Nguyễn Linh, tác giả Văn Tân, tác giả
Lê Văn Lan…
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu công phu
về thời đại Hùng Vương của các bậc tiền bối đi trước, nghiên cứu vấn đề “
triết lý nhân sinh của truyền thuyết thời đại Hùng Vương” là một đề tài còn
rất mới mẻ và nhiều hạn chế song kết quả của đề tài khóa luận này hướng
đến không ngoài mục đích nhằm góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu
về thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Với việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta bước đầu làm quen với
hoạt động nghiên cứu khoa học một cách có hệ thống, có lôgíc và hoàn
thiện hơn. Đồng thời tạo điều kiện vận dụng một cách khoa học thế giới
quan duy vật biện chứng trong việc nghiên cứu các truyền thuyết về thời
đại Hùng Vương, góp phần vào việc quảng bá những nét văn hóa truyền
thống đặc sắc của quê hương vùng đất tổ Vua Hùng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Cơ sở lý luận
Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;
Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn
đề tín ngưỡng, tôn giáo.
8
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài này dựa trên lập trường thế giới

quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp của phép
biện chứng duy vật.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận nghiên cứu toàn bộ thời đại Hùng Vương dựng nước
(khoảng từ thế kỉ 6 -7 trước công nguyên) thông qua các truyền thuyết để
thấy được triết lý nhân sinh của toàn bộ Thời đại Hùng Vương.
6. Đóng góp của khóa luận.
Đề tài “ Triết lý nhân sinh của truyền thuyết thời đại Hùng Vương”
bước đầu làm rõ các khía cạnh nhân sinh quan trong thời đại Hùng Vương
với các triết lý về sự hình thành con người, về đời sống của con người, về
các mối quan hệ giữa con người với con người trong tự nhiên, trong xã hội,
trong gia đình…
Đồng thời với đề tài nghiên cứu này sẽ trở thành nguồn tài liệu tham
khảo cho những tác giả quan tâm, nghiên cứu về thời đại Hùng Vương.
7. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội
dung của đề tài bao gồm hai chương, năm tiết.
Chương 1: Những vấn đề chung về truyền thuyết.
Chương 2: Một số vấn đề nhân sinh quan của thời đại Hùng Vương.
9
B. NỘI DUNG
Chương1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT
1.1. Sự hình thành và phát triển của truyền thuyết thời đại
Hùng Vương
1.1.1. Sự ra đời của truyền thuyết
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì thể loại truyền thuyết
chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Truyền thuyết ra đời từ trong lòng thần
thoại, nối tiếp và phát triển thần thoại nên giữa truyền thuyết và thần thoại
có nhiều rất nhiều nét tương đồng với nhau. Nhưng điểm khác biệt để phân
biệt hai thể loại văn học dân gian này lại ở chỗ đó là: truyền thuyết đã dần

bỏ đi yếu tố thô sơ, thần bí trong thần thoại mà thay vào đó là tính hư cấu
và tính cụ thể của lịch sử để mang truyền thuyết đến gần hơn với đời sống
của nhân dân hơn, thuận lợi cho việc gìn giữ và lưu truyền lại các truyền
thuyết dân gian hơn. Tác giả Lã Duy Lan trong tác phẩm “ Truyền thuyết
Việt Nam” đã cho rằng: “ truyền thuyết chính là những điều truyền tụng về
các nhân vật lịch sử, các địa danh, các sự kiện liên quan đến lịch sử phát
triển của một cộng đồng và đồng thời cũng là đại diện, là tiêu biểu hay thể
hiện những giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần
của cộng đồng người đó”.
Trong xã hội nguyên thủy, mặc dù sống trong tình trạng văn hóa thấp
kém, nhưng con người luôn luôn khát vọng thể hiện trong các tác phẩm
nghệ thuật của mình tất cả những hoạt động sinh hoạt, những tâm tư, tình
cảm của mình trước con người, trước tự nhiên. Trước khi xuất quân đi săn
bắn tập thể hay đánh cá, người nguyên thủy thường tập hợp nhau lại để
diễn tập những khâu của công việc lao động mà mình sẽ tiến hành. Lúc
thắng lợi trở về, người ta lại diễn lại những kỳ tích đạt được trong quá trình
lao động ấy ở buổi lễ ăn mừng, phân chia thành quả lao động đó. Những
sinh hoạt tập thể ấy, một mặt nhằm mục đích rèn luyện cho nhau về những
kĩ năng sản xuất, những hiểu biết về tự nhiên tích lũy được trong lao động
10
sản xuất. Mặt khác đó cũng chính là dịp lễ để biểu dương những anh hùng,
những bậc tiền bối có nhiều công lao, nhiều thành tích trong cuộc đi săn đó
đối với thị tộc, đối với bộ lạc.
Trên cơ sở những sinh hoạt có mục đích ấy thì văn nghệ nguyên thủy
đã được nảy sinh. Những thành tích và công lao của những người kiệt suất
đó không những được kể lại hoặc được diễn ra đúng với sự thực mà nó còn
được tô điểm theo các tư tưởng chất phác và phong phú của con người
nguyên thủy. Và đó chính là nguyên nhân đã nảy sinh truyền thuyết ra đời.
Như vậy, truyền thuyết chính là một bộ phận của văn hóa nguyên thủy
được phát sinh trên cơ sở lao động và đời sống tập thể của người xưa.

Truyền thuyết chính là kho tàng lịch sử thiêng liêng, là kho tàng kinh
nghiệm sản xuất và chiến đấu của nhân dân được gìn giữ và phát triển cho
tới tận ngày nay. Truyền thuyết lấy những gì liên quan đến những sự kiện
của nhân vật lịch sử nổi bật làm đối tượng phản ánh và miêu tả. Qua đó
truyền thuyết còn giúp cho các thành viên trong cộng đồng người đó nhận
thức một cách sâu sắc hơn về cội nguồn lịch sử của chính dân tộc mình mà
nhất là nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam. Đồng thời truyền thuyết
giúp cho nhân dân ta nhận thức về lịch sử trong suốt quá trình phát triển
của lịch sử dân tộc, lịch sử dựng nước, giữ nước, và chống giặc ngoại xâm
của chính dân tộc mình để làm khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong bản
thân mỗi thành viên cộng đồng đó.
Hiện nay trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì các tác phẩm
về thể loại truyền thuyết được sưu tầm khá nhiều, bao gồm nhiều vấn đề
của nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật lịch sử
khác nhau trong quá trình phát triển của dân tộc. Do vậy chúng ta có nhiều
cách phân chia truyền thuyết ra thành nhiều loại như sau:
Cách thứ nhất: Chúng ta có thể chia thể loại truyền thuyết ra làm 2
loại đó là: Truyền thuyết anh hùng ( thời kỳ Văn Lang - Âu lạc) và truyền
thuyết lịch sử ( thời kỳ Bắc thuộc trở về sau). Trong đó truyền thuyết thời
11
kỳ Văn Lang - Âu Lạc bao gồm rất nhiều câu chuyện truyền thuyết làm cơ
sở hình thành nên nền văn hóa tinh thần đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Cách thứ hai: Truyền thuyết cũng được phân thành 2 loại đó là truyền
thuyết hoang đường ( thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc) và truyền thuyết lịch sử (
thời kỳ Bắc thuộc trở về sau).
Cách thứ ba: Phân chia truyền thuyết theo phân kỳ lịch sử, bao gồm
các truyền thuyết sau: Truyền thuyết thời kỳ dựng nước; Truyền thuyết thời
kỳ Bắc thuộc; Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ; Truyền thuyết thời
Pháp xâm lược.
Cách thứ tư: Phân chia truyền thuyết theo nội dung truyền thuyết:

Truyền thuyết theo địa danh là những câu truyện kể về nguồn gốc lịch
sử của những tên gọi địa lý khác nhau hoặc về nguồn gốc của bản thân
những địa điểm, địa hình và sự vật địa lý ấy như Sự tích Sông Thủ Huồn;
Sự tích Sông Nhà Bè; Sự tích Hồ Gươm; Sự tích Núi Tản Viên… Những
địa danh được giải thích bằng truyền thuyết đều gắn với lịch sử, phản ánh
lịch sử, sự kiện lịch sử.
Truyền thuyết phổ hệ là truyện kể dân gian về nguồn gốc các thị tộc,
bộ lạc, các làng xã tiêu biểu như truyền thuyết về Hùng Vương vừa là
truyền thuyết về lịch sử vừa là truyền thuyết phổ hệ, vừa là truyền thuyết về
địa danh liên quan đến vùng đất tổ Đền Hùng - Phú Thọ.
Truyền thuyết về nhân vật, sự kiện lịch sử còn gọi là truyền thuyết lịch
sử. Truyền thuyết này có mục đích tái hiện sự thật lịch sử, ít mang tính địa
phương vì sự kiện, nhân vật thường có ảnh hưởng đến đời sống toàn dân
như những truyền thuyết chống giặc ngoại xâm, chống phong kiến áp
bức…
Tóm lại, có rất nhiều cách phân chia truyền thuyết khác nhau dựa vào
nội dung của từng tác phẩm nhưng điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải
hiểu được những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa quý giá ẩn chứa bên trong
các tác phẩm tuyền thuyết của dân tộc ta. Để từ đó hiểu thêm về nguồn gốc
12
của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào đất nước cũng như góp phần gìn giữ và
phát triển các thể loại truyền thuyết trong thời đại ngày nay.
1.1.2. Đặc điểm của truyền thuyết
Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian ra đời từ rất sớm, gắn liền
với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cũng như những thể loại
văn học dân gian khác, truyền thuyết mang những đặc điểm cơ bản sau:
1.1.2.1. Yếu tố hư cấu
Truyền thuyết là một loại hình sáng tác nghệ thuật nên yếu tố hư cấu
đóng một vai trò hết sức quan trọng nhưng phải dựa trên những cơ sở hiện
thực đáng tin cậy đó là sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.

Bản chất của truyền thuyết là sự kết hợp giữa lịch sử với sức sáng tạo
nghệ thuật của nhân dân. Lịch sử là chất liệu, là đề tài nhưng để trở thành
truyền thuyết thì các tình tiết trong tác phẩm phải được nhào nặn lại bằng
“tâm tình”, bằng sức tưởng tượng, lý tưởng hóa của tư duy nghệ thuật. Và
truyền thuyết không phải là bê nguyên xi, sao chép lại lịch sử một cách
máy móc mà lịch sử đi vào truyền thuyết theo nguyên tắc, phương pháp và
được tổ chức lại một cách lôgíc theo các sáng tác của nhân dân. Vì thế mà
trong truyền thuyết vừa có văn vừa có sử, vừa có “ thơ” vừa có “ mộng”,
đúng như lời phát biểu của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng trong dịp Giỗ tổ
Hùng Vương 10/3 âm lịch trên báo Nhân Dân ngày 29/4/1969 đã nói: “
Truyền thuyết dân gian thường có một cốt lõi là sự thực lịch sử mà nhân
dân ta qua nhiều thế kỷ đã lý tưởng hóa gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha
của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và
nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người
ưa thích”.
Đây chính là đặc điểm riêng, nổi bật và hết sức độc đáo của thể loại
truyền thuyết. Truyền thuyết vừa phảng phất yếu tố thần kỳ, hoang tưởng
nhưng mang bóng dáng của sự thật lịch sử. Điều này đã trở thành yếu tố cốt
lõi, định hướng cho các sáng tác của nhân dân khi sáng tác ra các câu
13
chuyện truyền thuyết đồng thời cũng là cơ sở khoa học giúp các nhà nghiên
cứu lịch sử tìm hiểu một cách dễ dàng khi nghiên cứu về cội nguồn của dân
tộc ta.
Vì thế để hiểu đúng và chính xác về nội dung của các câu chuyện
truyền thuyết chúng ta phải biết “ gặn lọc” những yếu tố hoang đường, thần
thoại trong đó để nhìn thấy được những giá trị lịch sử đúng đắn ẩn chứa
bên trong truyền thuyết mà ta nghiên cứu.
1.1.2.2. Tính khái quát hóa và cụ thể hóa
Trong truyền thuyết tính khái quát hóa và cụ thể hóa kết hợp chặt chẽ
với nhau tạo cho cốt chuyện và cho nhân vật vừa mang tính nghệ thuật lại

vừa mang tính lịch sử cụ thể. Và sự kết hợp của 2 khuynh hướng này luôn
luôn có sự thay đổi làm thay đổi diện mạo của truyền thuyết. Cụ thể:
Ở thời kỳ Văn Lang cổ đại, truyền thuyết mang tính chất sử thi anh
hùng và chịu ảnh hưởng của thần thoại. Tính chất huyền ảo, hoang đường
đậm nét nhất là trong các truyền thuyết mô tả lại chiến công của các vị anh
hùng giữ nước của Vua Hùng dựng nước, Thánh Gióng, An Dương
Vương…
Ở thời kỳ sau thì tính cụ thể lịch sử lại được thể hiện rõ hơn. Các nhân
vật lịch sử được mô tả rõ ràng, chân thực gắn liền với đời sống của nhân
dân kiểu như truyền thuyết về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền…
Tính cụ thể xác thực là đặc trưng nổi bật nhất của thể loại truyền
thuyết. Nếu như Thần thoại chỉ là những câu truyện về các vị thần theo trí
tưởng tượng của con người sáng tạo ra, mang tính chất hoang đường, kỳ ảo,
siêu nhiên thì truyền thuyết lại được nhân dân sáng tác dựa trên những câu
chuyện gắn liền với lịch sử của dân tộc ta. Vì thế cho nên tính cụ thể, xác
thực đã trở thành đặc trưng nổi bật nhất để phân biệt truyền thuyết với các
thể loại văn học dân gian khác. Trong truyền thuyết: tên người, tên đất, thời
gian, không gian cụ thể thường rất được coi trọng và tác giả đã dùng chính
những dữ kiện ấy để đặt tên cho tác phẩm truyền thuyết. Tiêu biểu như
14
Truyền thuyết Hùng Vương kể về 18 đời Vua Hùng dựng nước ở Việt Trì -
Phú Thọ, hay Truyền thuyết Thánh Gióng, Truyền thuyết An Dương
Vương… Các yếu tố này đã có đóng góp hết sức quan trọng cho các nhà
nghiên cứu sử học sau này vào việc dựng lại không khí lịch sử, tạo tính xác
thực lịch sử cho các tác phẩm truyền thuyết.
Và đến ngày nay thì yếu tố hoang đường, hư cấu đã dần dần bị mất đi
trong thể loại truyền thuyết. Hầu hết tất các truyền thuyết thời hiện đại
thường gắn liền với đời sống của nhân dân, phản ánh những mong muốn và
mơ ước của con người hiện đại và yếu tố hoang đường gần như được loại
bỏ hoàn toàn nhưng xét cho đến cùng thì điều kiện cho để truyền thuyết sự

tồn tại thì truyền thuyết phải có sự gắn bó chặt chẽ và đan xen nhau giữa 2
yếu tố hoang đường và lịch sử.
1.1.2.3. Đặc điểm nhân vật
Khác với thế giới nhân vật trong thần thoại, các nhân vật thần linh
trong thần thoại do nhân dân tự sáng tác ra như Thần Trụ Trời, Nữ Oa,
Thần Nông… có sức mạnh hết sức to lớn, chi phối toàn bộ cuộc sống của
con người trần thế thì ở thế giới nhân vật của truyền thuyết, các vị thần lại
là hình ảnh nhân hóa của những vị anh hùng phi thường trong lịch sử. Hình
ảnh của những con người nổi bật ở một lĩnh vực cai quản đất nước như Vua
Hùng, trong vấn đề trị thủy như Sơn Tinh hay ở trong lĩnh vực chống giặc
ngoại xâm như Thánh Gióng… mà nhân dân ta ngưỡng mộ, hướng về họ.
Các nhân vật truyền thuyết gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng
đồng, họ là con người của cộng đồng, họ không phải là thần thánh bởi vì họ
có lai lịch con người rõ ràng nhưng họ cũng không phải là con người bình
thường, nhỏ bé và bất hạnh. Họ phi thường với sức mạnh ngang tầm với
thần linh và những hành động của họ mang tính thần kỳ và mạnh mẽ.
Có thể nói rằng, sự chuyển đổi nhanh chóng “ trung tâm” là các nhân
vật trong nội dung truyền thuyết đã phản ánh sự nối tiếp và phát triển trong
lịch sử phát triển của các thể loại văn học dân gian, nó xuất phát từ thế giới
15
thần linh đến người anh hùng mang tính chất thần kỳ và rồi lại quay trở về
với những con người bình thường - con người đúng nghĩa là con người.
Điều này phần nào đã phản ánh rõ nét sự phát triển trong nhận thức của bản
thân con người: từ những quan niệm hướng ngoại thời nguyên thủy con
người đã dần hướng đến những quan điểm hướng nội, nhận thức ngày càng
gắn liền với cuộc sống và con người thì ngày càng ý thức được rõ hơn về
bản thân mình, về sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người mình. Với tinh
thần đoàn kết con người có thể chiến thắng tất cả mà không cần đến sức
mạnh của Thần linh hay Thượng Đế tạo ra nữa.
Tóm lại, truyền thuyết là một gạch nối, một mắt xích nối liền thần

thoại với các thể loại văn học dân gian khác, nó là bước chuyển tiếp bảo
đảm tính liên tục hoàn chỉnh, hợp lý trong cơ cấu thể loại cũng như trong
tiến trình lịch sử phát triển của loại hình tự sự dân gian.
1.2. Nội dung của truyền thuyết Hùng Vương
Trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết của nước ta, nếu như những
câu chuyện thần thoại về khởi nguyên của vũ trụ, về sự xuất hiện của loài
người không được ghi chép lại một cách có hệ thống và cũng không để lại
những ấn tượng sâu đậm thường trực trong trí nhớ của nhân dân, thì trái lại
những câu chuyện truyền thuyết liên quan đến lịch sử xuất hiện của cư dân
Lạc Việt và sự ra đời của đất nước Văn Lang ở thời đại Hùng Vương như
Truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ ra “ một bọc trăm trứng” nở ra một trăm người
con trai lấy hiệu là Hùng Vương cai trị đất nước Văn Lang; Các kỳ tích của
Cha Lạc Long Quân diệt trừ các loài yêu quái để ổn định nơi cư trú; Truyền
thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh tranh giành công chúa Ngọc Hoa gây ra lũ lụt
hàng năm cho nhân dân; Truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân… lại
luôn luôn được khắc sâu trong tâm khảm của mọi thế hệ người Việt từ xưa
đến nay.
Giữ gìn và phát huy những các truyền thống dân tộc được đúc kết
trong các truyền thuyết thời đại Hùng Vương đã có ý nghĩa hết sức to lớn
16
đối với dân tộc Việt Nam. Bởi vì, trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc,
do chính sách “ đồng hóa” của những kẻ xâm lược đối với nhân dân Văn
Lang nhằm xóa đi những truyền thống văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt
Nam. Cùng với đó là sự giao lưu, tiếp xúc hàng ngày của người dân với
dân tộc khác đã làm cho đời sống của người dân Lạc Việt không thể không
chịu ảnh hưởng và tiếp thu một phần văn hóa Phương Bắc. Đứng trước sự
“đe dọa” nền Văn hiến Văn Lang - Âu Lạc của dân tộc có nguy cơ ngày
một phai nhạt, thì trong tâm trí của người dân Lạc Việt lại luôn luôn ghi
nhớ và gìn giữ lấy nguồn gốc ra đời của dân tộc mình, gìn giữ tiếng nói
chung và những phong tục cổ truyền của người dân Lạc Việt… Người dân

Văn Lang đã gìn giữ những giá trị văn hóa ấy thông qua nội dung các
truyền thuyết thời đại Hùng Vương, hay trên những đồ đồng, đồ dùng sinh
hoạt hàng ngày của người Lạc Việt, trên các họa tiết đồng Đông Sơn thời
đại Vua Hùng.
Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương đã phần nào phản ánh lịch sử,
thể hiện niềm tin, sức mạnh đoàn kết của người Văn Lang trong việc đấu
tranh chống lại tự nhiên, chống lại những kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất
nước. Niềm tin ấy, sức mạnh ấy đã trở thành bản lĩnh kiên cường của con
người Việt Nam khi đứng trước những khó khăn, thử thách do lịch sử gây
ra tạo thêm động lực, thêm sức mạnh chiến đấu cho cả dân tộc ta, để cả dân
tộc ta vượt qua được “ những đêm dài” Bắc thuộc khắc nghiệt để tồn tại và
được lưu truyền mãi về sau.
Tác giả Vũ Kim Biên trong tác phẩm “ Truyền thuyết Hùng Vương_
Thần thoại vùng đất tổ” đã sưu tầm và biên soạn lại một cách có hệ thống
các câu chuyện về thời đại Hùng Vương. Truyền thuyết Hùng Vương là
một bộ truyền thuyết bao gồm 23 câu truyện kể về nguồn gốc ra đời của
con người Lạc Việt, ca ngợi những chiến công của nhân dân Văn Lang
trong việc chống lại sức mạnh của tự nhiên, của kẻ thù xâm lược, cùng với
17
công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước của 18 vị Vua Hùng…Để
xây dựng nên một đất nước Văn Lang - Âu Lạc phồn thịnh và hùng mạnh.
Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương thể hiện các nội dung chủ
yếu sau đây:
Thứ nhất: Truyền thuyết thời đại Hùng Vương đã thể hiện ý thức tự
hào về tổ tiên, về nòi giống Rồng - Tiên cao quý của dân tộc Việt Nam.
Khi nói đến nguồn gốc ra đời của dân tộc thì người dân Việt Nam
không ai lại không tự hào về nguồn gốc Rồng - Tiên của dân tộc mình. Đó
chính là một truyền thống đặc trưng, đầy tự hào của dân tộc ta. Khác với
các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam đã chứng minh được
nguồn gốc ra đời của dân tộc mình thông qua truyền thuyết cổ xưa nhất còn

lưu truyền tới tận ngày nay đó là truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ.
Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ bao gồm nhiều sự tích sâu chuỗi
với nhau, kể về cuộc tình duyên lịch sử giữa người dũng sĩ Lạc Long Quân
với nàng tiên Âu Cơ xinh đẹp dẫn đến sự ra đời của cái bọc trăm trứng, nở
ra một trăm chàng trai khôi ngô tuấn tú, rồi một nửa theo mẹ lên núi, một
nửa theo cha xuống biển…cùng nhau xây dựng cơ nghiệp đất nước. Nguồn
gốc của dân tộc ta đã được thần thánh hóa và quan niệm “ con rồng cháu
tiên” đã trở nên quên thuộc với nhân dân Việt Nam ta hàng bao đời nay, là
niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam khi nói về nguồn gốc hình thành
của dân tộc mình.
Ngoài ra, hình ảnh “ bọc trăm trứng” nở ra trăm người con trai không
chỉ là hình ảnh thể hiện sự sinh sôi nảy nở của dân tộc vốn có chung một
nguồn gốc đó là nguồn gốc Rồng - Tiên_nguồn gốc cao quý của dân tộc
Việt Nam mà hình ảnh đó còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tình cảm cộng
đồng của những người con cùng sinh ra từ “ một bọc trăm trứng”, cùng
nhau bảo vệ đất nước khi đất nước bị lâm nguy.
Như vậy, truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ đã trở thành “ bản ghi
chép” giới thiệu về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là bản
18
“ anh hùng ca” ca ngợi công lao của các vị Vua Hùng đã có cộng dựng
nước và giữ nước của dân tộc để con cháu chúng ta sau này khi tìm hiểu về
cội nguồn dân tộc mình càng thêm tự hào về nguồn cội, về truyền thống
yêu thương, đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai: Truyền thuyết thời đại Hùng Vương phản ánh tinh thần
dũng cảm, tinh thần đoàn kết nhân dân để chiến thắng mọi khó khăn do
thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Người dân Văn Lang quan niệm rằng con người sinh ra từ tự nhiên,
sống trong tự nhiên, vì thế họ phải cùng nhau gìn giữ và bảo vệ tự nhiên.
Tự nhiên trở thành ngôi nhà che chở cho cuộc sống của người dân. Tuy
nhiên, trong tự nhiên lại luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều tai họa khủng khiếp

rình rập, đe dọa cuộc sống của con người như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,
dịch bệnh… làm cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên khó khăn
và nguy hiểm. Vì thế để tồn tại được trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
như vậy, người dân Văn Lang phải đoàn kết cùng nhau chống lại các thảm
họa do thiên nhiên gây ra.
Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết
của nhân dân Văn Lang chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ cần
có tinh thần đoàn kết thì con người sẽ vượt qua tất cả những khó khăn do
thiên nhiên, hay do con người gây ra. Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh
của tự nhiên là Thần Nước. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh của tập
thể, của toàn thể nhân dân Văn Lang đó là Thần Núi. Hình ảnh Sơn Tinh
chính là sản phẩm của tinh thần đoàn kết toàn thể nhân dân Văn Lang trong
cuộc đấu tranh chống lại sức mạnh của tự nhiên để bảo vệ xóm làng, bảo vệ
mùa màng, bảo vệ thành quả lao động của người dân trước sức mạnh phá
hoại của thiên nhiên. Sơn Tinh đã trở thành vị thần che chở cho nhân dân
Văn Lang được người dân yêu mến và thờ phụng.
Thông qua Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nhân dân Văn Lang
đã phản ánh những kỳ tích tập thể mà người dân đã đạt được trong công
19
cuộc lao động chinh phục thiên nhiên, là sức mạnh chiến thắng tất cả
những lực lượng thù địch của người dân Văn Lang. Ngoài ra, truyền thuyết
cũng đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân trên cả ba vùng tiêu biểu
của đất tổ là vùng biển, đồng bằng và trung du. Xác định địa bàn cư trú ổn
định của dân tộc để nhân dân ta yên tâm sinh sống hòa bình, hăng say lao
động và ra sức bảo vệ thành quả lao động của chính mình.
Thứ ba: Truyền thuyết thời đại Hùng Vương thể hiện lòng thiết tha
yêu mến quê hương, bảo vệ xứ sở và địa bàn cư trú của mình.
Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, đất nước ta đã phải trải
qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, bảo
vệ chủ quyền dân tộc. Ở thời đại Hùng Vương, đất nước ta cũng không

tránh được “ sự dòm ngó” của các nước phong kiến Phương Bắc muốn
chiếm nước ta để cai trị. Nhân dân Văn Lang với lòng yêu nước nồng nàn,
yêu quê hương tha thiết đã đoàn kết nhau lại để đấu tranh chống lại những
thế lực xâm lược hùng mạnh. Nhân dân Văn Lang đã xây dựng nên hình
tượng Thánh Gióng là người đại diện tiểu biểu nhất của dân tộc Việt Nam
ta về sức mạnh chống giặc ngoại xâm và ý chí quật cường của dân tộc. Sức
mạnh ấy là sức mạnh tổng hợp của tinh thần và vật chất, của con người và
vũ khí, của cá nhân và cộng đồng đã làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân
tộc ta trước kẻ thù xâm lược hung bạo đó là giặc Ân.
Chi tiết cậu bé sinh ra ba năm không nói, không cười, không khóc
nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm, khi nghe tiếng truyền hịch của sứ
thần cần người hiền tài giúp nước chống giặc thì ngay lập tức biết nói và
tiếng nói đầu tiên là tiếng nói hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước. Đó là chi
tiết thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của nhân dân, của dân tộc, thể hiện tinh thần
cứu nước là trên hết, là trước tiên nhất ở mỗi con người, bất kể già - trẻ -
gái - trai. Sức mạnh ấy có trong mỗi con người Việt, khi quốc gia cần thì
vươn dậy, quật khởi và tự nhiên. Sức mạnh ấy không chỉ là sức mạnh của
một con người, một siêu nhân mà là sức mạnh của toàn cộng đồng bộ tộc
20
hun đúc nên (từ gạo cơm, cà, mắm muối của cộng đồng góp lại nuôi Gióng
lớn lên). Đó là sức mạnh của sự kết hợp giữa những người đứng đầu bộ tộc
với mọi thành viên. Sức mạnh của một đội quân hình thành nhanh chóng
trong hoàn cảnh đất nước nguy cấp, sức mạnh của đồng tâm hiệp lực, của
tinh thần vật chất, của lương thực, của vũ khí…
Truyền thuyết kết thúc với chiến thắng oanh liệt và hình ảnh “ Gióng
bay về trời” đã làm cho kết cấu của chuyện chặt chẽ, trọn vẹn và ý nghĩa vô
cùng sâu sắc. Đó là bài học thể hiện triết lý sống cao cả của nhân dân: sống
với tinh thần vị tha, hy sinh tất cả cho dân cho nước. Không mưu cầu lợi
danh, chiến đấu cho hạnh phúc của cộng đồng, cho cuộc sống bình yên của
đất nước là nghĩa vụ thiêng liêng của mối thành viên trong cộng đồng mà

không đợi tôn vinh, ghi danh. Nhân dân đã để cho Gióng lặng lẽ hóa vào
cõi vĩnh hằng, để rồi trở thành bất tử trong tâm thức của người dân Việt
Nam qua bao nhiêu thế hệ. Để tưởng nhớ công lao to lớn của vị anh hùng
đã có công dựng nước và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, lễ hội Đền Gióng được
nhân dân ta tổ chức trọng thể vào tháng ba (âm lịch) hàng năm.
Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương không chỉ ca tinh thần đoàn
kết, ca ngợi chiến công của nhân dân Văn Lang trong việc chống giặc
ngoại xâm mà còn thể hiện tinh thần cảnh giác trước những âm mưu xâm
lược nham hiểm của kẻ thù xâm lược.
Truyền thuyết An Dương Vương chính là bài học cho sự cảnh giác
trước âm mưu xâm lược của kẻ thù. An Dương Vương vì lơ là, mất cảnh
giác, mắc mưu giặc rồi dẫn đến mất nước. Mỵ Châu vì quá yêu chồng nên
không thấy được âm mưu đen tối, thâm hiểm của Trọng Thủy và Triệu Đà.
Để xâm chiếm nước khác thì kẻ thù không từ một thủ đoạn nào dù là nhỏ
nhất. Vì thế chúng ta phải đề cao tinh thần cảnh giác, không được chủ quan
mà dẫn đến mắc mưu địch mất nước.
Truyền thuyết đã thể hiện triết lý sâu sắc về bài học giữ nước của dân
tộc Việt Nam ta đó là: khi chúng ta đề cao cảnh giác, phòng bị chắc chắn,
21
nhân dân trên dưới một lòng cùng nhau bảo vệ đất nước thì tất yếu sẽ dẫn
tới thắng lợi của đất nước, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Còn khi chủ
quan, lơ là, mất cảnh giác trước những mưu đồ của giặc thì sớm muộn cũng
sẽ dấn đến mất nước.
Bài học cảnh giác này đã trở thành kinh nghiệm quý giá của cha ông
ta để lại cho thế hệ mai sau trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước
Việt Nam ta sau này.
Tiểu kết chương 1:
Như vậy, thông qua nội dung của các truyền thuyết về thời đại Hùng
Vương đã đem lại cho chúng ta những tri thức quý giá về cuộc sống sinh
hoạt, về tâm tư, tình cảm của nhân dân Lạc Việt thời đại Vua Hùng. Là cơ

sở để hình thành nên những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta
như truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống tự hào về
nguồn cội của dân tộc, ca ngợi tinh thần đoàn kết dân tộc để chống lại
những khó khăn do thiên tai dịch bệnh gây ra, bảo vệ quê hương sứ sở…
Những truyền thống văn hóa này đã trở thành một nét đẹp văn hóa được
cha ông ta từ ngàn xưa gìn giữ và lưu truyền cho tới tận ngày nay.
22
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÂN SINH QUAN TRONG
TRUYỀN THUYẾT THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
2.1. Quan niệm về đời người
Trong lịch sử, để hình thành nên con người thời đại ngày nay thì con
người phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển. Và trong mỗi một giai
đoạn phát triển thì con người lại có những quan niệm khác nhau về sự hình
thành con người, về cuộc sống của con người, về mối quan hệ giữa con
người với con người trong cùng xã hội. Ở thời đại Hùng Vương hầu hết các
quan niệm về con người và đời sống của con người lại được hình thành dựa
trên cơ sở của các truyền thuyết dân gian. Các truyền thuyết thời đại Hùng
Vương đã ẩn chứa một kho tàng lý luận phong phú, đa dạng phản ánh một
cách sâu sắc cuộc sống sinh hoạt và những tâm tư tình cảm của người dân
Văn Lang lúc bấy giờ.
2.1.1. Sự hình thành con người
Dưới con mắt của người dân Văn Lang thì mọi vật đều được sinh ra từ
trời và đất. Đất là nơi nâng đỡ và nuôi nấng muôn loài giống như vai trò
của người mẹ. Trời mang đến cho thế giới ánh sáng, không khí, nước…góp
phần duy trì sự sống giống như vai trò của một người cha. Do đó, khi trời
đất giao hòa, âm dương kết hợp thì sẽ sinh sôi nẩy nở ra muôn loài trên thế
giới. Và sự hình thành của con người cũng gắn liền với trời và đất.
Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ là truyền thuyết ra đời sớm
nhất trong lịch sử văn học dân gian Việt Nam. Một mặt, truyền thuyết đã

thể hiện tâm tư, tình cảm của người dân Văn Lang đó là cầu mong sự sinh
sôi, nảy nở của muôn loài, của trời đất, với ước mong “con đàn cháu đống”,
mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc mặt khác truyền thuyết Lạc
23
Long Quân - Âu Cơ còn ẩn chứa trong đó cả những tư tưởng duy vật về sự
hình thành con người của người dân Văn Lang.
Truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ là câu chuyện tình duyên tuyệt
đẹp của chàng trai tuấn tú Lạc Long Quân với nàng tiên nữ Âu Cơ xinh đẹp.
Âu Cơ có mang ba năm ba tháng mười ngày thì chuyển dạ sinh ra “ một bọc
trăm trứng”, đến một tháng sau thì trăm quả trứng nở thành trăm người con
trai. Hình ảnh Nàng Âu Cơ tượng trưng cho đất, hình ảnh Lạc Long Quân
tượng trưng cho trời và sự giao thoa giữa trời và đất đã tạo nên con người và
vạn vật trong vũ trụ. Như vậy, vạn vật trên thế giới không phải tự dưng mà
có mà chúng được sinh ra từ những yếu tố nhất định đó là trời và đất.
Trời tượng trưng cho khí dương, đất tượng trưng cho khí âm. Cha Lạc
Long Quân tượng trưng cho sự sống còn mẹ Âu Cơ tượng trưng cho nguồn
dinh dưỡng nuôi nấng sự sống. Hai yếu tố âm - dương là hai yếu tố đối lập
nhau song sự kết hợp của hai nhân tố này trong một thể thống nhất lại là
nguồn gốc tạo ra sự sống và tạo ra thế giới. Như vậy, tất cả các sự vật, hiện
tượng tồn tại trên thế giới này dù có phong phú đa dạng tới đâu thì chúng
cũng đều có chung một nguồn gốc đó là “ cha trời - mẹ đất”.
Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ đã chứa đựng một tư tưởng hết
sức duy vật của người dân Văn Lang về sự hình thành con người. Khác với
quan niệm trước kia xem con người là sản phẩm của chúa trời sinh ra, con
người cũng như những loài động vật khác trên thế giới đều là do Thượng
Đế tạo ra. Trong thế giới thần thoại, con người ra đời một cách ngẫu nhiên
trong một lần “ hạ phàm” xuống trần gian du ngoạn của nàng tiên Nữ Oa.
Nữ Oa đã lấy đất bùn đắp thành một hình tượng nhỏ theo hình ảnh của
chính mình, rồi đặt tượng đó xuống đất. Nó liền sống dậy, gọi Nữ Oa bằng
mẹ rồi chạy nhảy không ngừng và bà đặt tên nó là Con người. Như vậy,

nguồn gốc ra đời của con chủ yếu hình thành từ trong trí tưởng tượng của
của con người mà ra chứ chưa gắn với yếu tố vật chất khi giải thích về
nguồn gốc con người.
24
Nhưng qua truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ thì giai đoạn này
đã có bước phát triển mới về quan niệm hình thành con người, nó chứa
đựng một tư tưởng hết sức duy vật về sự ra đời của con người. Cũng như
các quan niệm của người Phương Đông khi quan niệm về sự ra đời con
người thì con người được sinh ra từ sự kết hợp của các vật chất cụ thể như
kim, mộc, thủy hỏa, thổ … Thì theo quan niệm của người dân Văn Lang,
con người là sự kết hợp của hai phần: “phần hồn” và “phần xác”. Phần xác
có thể nhìn thấy được còn phần hồn thì không thể thấy được và cũng không
thể nắm bắt được nên con người đã thần thánh hóa nó lên thành các yếu tố
tâm linh để cúng bái và thờ phụng. Trong phần hồn được chia thành hai
phần là: “ phần hồn” và “ phần vía”. Con người có ba hồn nhưng phần vía
thì ở nam có bảy còn ở nữ thì có chín. “ Phần xác” của con người lại được
sinh ra từ “bọc trứng” của mẹ Âu Cơ. “ Bọc trứng” là một dạng vật chất cụ
thể, dưới tác động đầy đủ của của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh
sáng, không khí thì trứng sẽ tự nở, gắn liền với sự hài hòa của trời đất. Con
người được sinh ra không phải do Thượng Đế, do Nữ Oa nặn đất sét mà
thành mà là do yếu tố vật chất cụ thể tạo ra. Do vậy, quan niệm về sự hình
thành con người giai đoạn này chứa đựng yếu tố duy vật. Tuy còn sơ khai
nhưng họ cũng đã thấy được rằng sự hình thành con người gắn với yếu tố
vật chất.
Trong truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc tăm trứng, nở ra một
trăm người con, năm mươi lên rừng, năm mươi xuống biển. Hình ảnh bọc
trứng của mẹ Âu Cơ vừa cơ sở để giải thích nguồn gốc hình thành con
người của người dân Việt Nam đồng thời đó cũng là hình ảnh minh chứng
cho tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam xưa tới nay. Cùng sinh ra
từ một bọc trăm trứng, cùng có chung một dòng máu Tiên - Rồng, là niềm

tự hào của mỗi người dân Việt Nam khi tìm hiểu về nguồn gốc của dân
tộc mình.
25

×