ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG VÀO CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA MỚI
Ở HUYỆN ANH SƠN, NGHỆ AN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S. Hoàng Ngọc Vĩnh
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Nga
HUẾ, 05/2010
1
Để hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đối với các thầy, cô trong khoa Giáo dục Chính trị, bạn bè và
người thân, đặc biệt là thầy Thạc sỹ Hoàng Ngọc Vĩnh (ĐHKH Huế)
giáo viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em giải quyết
những vướng mắc, khó khăn trong thời gian nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư
phạm Huế; Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế, thời
gian không nhiều và những lý do khách quan khác, nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để Khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn!
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh Nga
Khoa: GDCT
2
A MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nếp sống
văn hóa của Người là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với mỗi người dân đất Việt. Không chỉ là lớp lớp cha ông, mà còn cả các
thế hệ thanh niên hôm nay và mai sau, tất cả ai cũng đi đầu trong việc
thực hiện lối sống mới, đạo đức mới mà Người đã từng dạy.
Ngày nay, chúng ta đang được sống, học tập và làm việc trong một
môi trường xã hội tương đối ổn định, đây là điều kiện thuận lợi để bản
thân mỗi người trở thành một công dân tốt, sống có ích cho xã hội và
nhân dân.
Thế giới đã, đang và sẽ diễn ra một cách sôi động xu thế quốc tế
hóa, toàn cầu hóa. Hội nhập và hợp tác cùng phát triển là điều tất yếu
của tất cả các quốc gia, Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó.
Cùng với sự giao lưu hội nhập kinh tế thế giới là sự giao thoa các
nền văn minh, các nền văn hóa Đông-Tây-kim-cổ. Bản thân dân tộc Việt
Nam ngay từ buổi khai thiên lập địa, những ngày đầu khởi nguyên, khởi
thủy đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng: Lấy nhân nghĩa làm
gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hòa mục để hòa đồng. Văn
hóa Việt Nam là văn hóa coi trọng tri thức hiền tài. Con người Việt Nam
có tâm hồn trong sáng, giàu lòng vị tha, yêu thương con người, kết hợp
được cái chung với cái riêng, gia đình và tổ quốc, dân tộc và đồng loại.
Đó chính là truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam.
Phát huy truyền thống quý báu ngàn đời của cha ông ta, sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng mối quan hệ của
con người; quan tâm đến đời sống văn hóa, nâng cao lý tưởng đạo đức
cách mạng, khoa học cho con người. Vì con người khao khát chiến đấu
cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì mới có được chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, do nhiều tác động của
bên ngoài, vấn đề gia phong, gia lễ của từng gia đình; về mối quan hệ
giữa người với người; giữ gìn nếp sống truyền thống… bị chi phối bởi
nhân tố kinh tế, văn hóa vật chất, pháp luật, lối sống, chất lượng cuộc
3
sống, vấn đề công danh, mưu sinh lập nghiệp, chuyện thị hiếu và giải trí.
Điều đó không những đã làm cho việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại bị hạn chế mà còn làm cho nét đẹp truyền thống đang có nguy cơ
mai một.
Với những lí do khách quan và chủ quan trên, hơn nữa, cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và nếp sống
văn hóa của Người đã được tuyên truyền rộng rãi, nhưng đâu đó vẫn còn
mang nặng tính hình thức, chưa thực sự thấm nhuần và trở thành ý thức,
hành động của mỗi người dân. Qua đây, thiết nghĩ cần phải tăng cường
tìm hiểu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt tư tưởng của Người
về nếp sống văn hóa trong bối cảnh hiện nay, để tư tưởng của Người
mãi trường tồn, bất diệt và thực sự trở thành kim chỉ nam hành động,
lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa không chỉ ở thành thị mà còn ở
nông thôn, từ thành phố đến miền núi xa xôi, hẻo lánh. Đây cũng là lý
do chủ yếu để tôi lựa chọn “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở huyện Anh
Sơn, Nghệ An hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình đổi mới của đất nước, để làm sáng rõ tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về văn hóa nói riêng đã có
nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, ở mọi cấp độ liên
quan đã được công bố như:
Lê Xuân Vũ, “Trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất
bản Văn học, Hà Nội, năm 2005.
Giáo sư Song Thành, “Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất”, Nhà
xuất bản?, Nơi xuất bản?, Năm xuất bản?.
Bùi Đình Phong, “Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới”, Nhà xuất bản
Lao động, Nơi xuất bản?, Năm xuất bản?.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thức, “Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
văn nghệ”, Tạp chí “Tư tưởng văn hóa”, số 5, năm 2005.
Thạc sĩ Phan Hồng Giang “Ôn lại một số lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về văn hóa”, Tạp chí “Tư tưởng văn hóa”, số 4, năm 2006.
4
Ngoài ra, còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí: Tạp chí Triết
học, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Văn hóa,
Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Dân tộc học, của nhiều tác giả là các nhà
nghiên cứu văn hóa nổi tiếng như: Trần Văn Giàu, Phạm Văn Đồng,
Trịnh Gia Bàn…
Các công trình nghiên cứu trên đã khái thác văn hóa nói chung và
văn hóa đời sống trên nhiều bình diện khác nhau. Đó là những tư liệu
quý để tác giả khóa luận kế thừa thực hiện thành công đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần khái quát được sự “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở
huyện Anh Sơn, Nghệ An hiện nay”
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa đời sống mới.
Nêu rõ thực trạng nếp sống văn hóa mới trong thời gian vừa qua
trên tại địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Rút ra được một số kinh nghiệm bước đầu trong quá trình thực hiện
nếp sống văn hóa mới ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An hiện nay.
5. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh đời sống văn hóa mới. Lý luận và thực tiễn
công cuộc xây dựng nếp sống mới ở huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An hiện
nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật về xã hội;
Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa.
Phương pháp cụ thể: Khóa luận là sự kết hợp các phương pháp:
Điền dã; Phương pháp logic-lịch sử; Phương pháp phân tích-tổng hợp;
Phương pháp khái quát hóa.
7. Phạm vi đề tài
5
Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về nếp sống văn hóa mới. Quá trình nhận thức, vận dụng
tư tưởng của Người của Đảng bộ huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong
xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay.
8. Đóng góp khoa học
Về lý luận: Khóa luận là sự khái quát “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa đời sống vào công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa
mới ở huyện Anh Sơn, Nghệ An hiện nay”
Về thực tiễn: Khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho
những người học tập, nghiên cứu có nội dung liên quan.
9. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 2 chương: Chương 1, Những quan điểm cơ bản về nếp sống
văn hoá mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương 2, Huyện Anh Sơn
với việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về nếp sống văn hóa mới hiện
nay.
B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những quan điểm cơ bản về nếp sống văn
hoá mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm tư tưởng
Trong lịch sử phát triển của loài người có rất nhiều nhà tư tưởng.
Tư tưởng, học thuyết của họ đã và đang có giá trị rất lớn cho sự phát
triển của loài người.
Vậy tư tưởng là gì?
Khi định nghĩa tư tưởng đã có rất nhiều người định nghĩa tư tưởng
khác nhau.
Theo tư tưởng bách khoa Việt Nam, nhà xuất bản Bách khoa Hà
Nội năm 2005 thì: “Tư tưởng là kết quả khái quát nhất, khả năng của sự
phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tắc để giải thích
các hiện tượng”.
6
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “mọi tư tưởng đều rút
ra từ kinh nghiệm. Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay phản ánh xuyên
tạc hiện thực”. Nhưng tư tưởng không chỉ đơn thuần sự phản ánh với
khách quan. Trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan, tư tưởng xác định
con đường để cải tạo thế giới. Vì vậy, nội dung của bất kì tư tưởng nào
cũng bao hàm những mục đích và những nhiệm vụ của hành động thực
tiễn. Đó là sự khác nhau căn bản giữa tư tưởng và các hình thức phản
ánh khác. Sau khi xuất hiện, tư tưởng có tính độc lập tương đối và ảnh
hưởng tích cực trở lại sự phát triển của hiện thực. Những tư tưởng khác
nhau có tác động tới hiện thực theo những hướng khác nhau. Tư tưởng
xưa nay không thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi của trật tự thế
giới cũ. Tư tưởng nói chung không thể thực hiện được gì hết. Muốn thực
hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng được lí luận áp dụng
vào thực tiễn.
Theo giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia năm 2009 thì: “khái niệm “tư tưởng” ở đây không phải dùng
với nghĩa tinh thần tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng
đồng, mà với nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận
điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và
phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một
giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và
trở lại chỉ đạo hoạt động, cải tạo hiện thực”[7; 11]
1.1.2 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong cuộc đời hơn 60 năm chiến đấu cho lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã lập nên một sự nghiệp to lớn,
trong đó có sự nghiệp lí luận. Di sản tư tưởng lí luận Người để lại được
Đảng và nhân dân ta định danh là “tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, Đại hội Đại biểu
Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4- 2001), xác định
khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái
niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
7
Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại”[6;
22].
Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn
quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản, kế thừa thành tựu các định nghĩa tư
tưởng Hồ Chí Minh của Việt Nam trong thời gian qua, Giáo trình Tư
tưởng Hồ Chí Minh, xuất bản tháng 2/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo
đã nêu lên định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh được coi là khá hoàn thiện
nhất cho đến hiện nay: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh
hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải phóng con người”[7; 14].
Dù định nghĩa theo cách nào tư tưởng Hồ Chí Minh đều được
nhìn nhận với tư cách là một hệ thống lí luận. Bao gồm các nội dung chủ
yếu sau:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và
phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy giá trị truyền
thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi cuả cách mạng Việt
Nam trong gần 80 năm qua, tiếp tục soi sáng con đường cách mạng Việt
Nam trong thời gian tới.
Tất cả những nội dung trên là một bước tiến mới trong nhận thức
của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên
8
cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Người. Đặc biệt là xác định
nội dung, quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta. Hồ Chí
Minh đã xây dựng được hệ thống lí luận toàn diện về cách mạng Việt
Nam phù hợp với thực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại.
Thực tiễn vừa qua của cách mạng Việt Nam và từ thực tiễn của
công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tư tưởng, làm
kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng Việt Nam, và giữ vị trí
chỉ đạo đời sống tinh thần, xã hội của nhân dân ta.
1.1.3 Khái niệm văn hoá
Khái niệm văn hóa trên thực tế là rất rộng. trong tiếng Việt, từ văn
hóa có nhiều cách hiểu, cách dùng khác nhau. Bên cạnh cách hiểu văn
hóa theo nghĩa thông thường để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống
(nếp sống văn hóa), hay theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển
của một giai đoạn, theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những
sản phẩm tinh vi hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao
động… Tuy nhiên, ngay cả cách hiểu rộng này trên thế gới cũng có
hàng trăm định nghĩa khác nhau.
Từ văn hóa được bắt nguồn từ Châu Âu được dịch từ danh từ
Lultere của tiếng La tinh có nghĩa là vun trồng, chăm bón, cải thiện. Còn
theo nghĩa tiếng Hán, văn hóa được dùng theo nghĩa văn trị, tức là cách
cai trị theo hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo hóa… Để định nghĩa được
khái niệm văn hóa, trước hết cần xác định được đặc trưng cơ bản của nó.
Đó là những nét tiểu biểu, riêng biệt cần và đủ để phân biệt khái niệm
văn hóa với những khái niệm khác.
Taylos – nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh cho rằng: “Văn
hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm: tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con
người đạt được trong xã hội”[5; 2].
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà văn hóa lớn của nước ta cho
rằng: “theo nghĩa hẹp, văn hóa thường được hiểu như một lĩnh vực của
9
hoạt động và sinh hoạt xã hội bao gồm các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản…),
thư viện, câu lạc bộ, bảo tồn, bảo tàng… Theo nghĩa rộng, nói một cách
đơn giản, văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất
cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất
đến con người”[3; 678].
Trần Ngọc Thêm phân tích cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay
(coi văn hóa như là một tập hợp, như là hệ thống giá trị, như hành động,
như thuộc tính xã hội…) đã đưa ra khái niệm văn hóa như sau: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thưc tiễn trong sự tương tác
của con người với môi trường tự nhiên và xã hội”[13; 10].
Xét về thực chất, văn hóa là một giá trị mang tính phổ quát, tổ hợp
các yếu tố chân, thiện, mỹ, vì thế văn hóa bao giờ cũng là lý tưởng và
mục tiêu mà loài người vươn tới.
1.1.4 Khái niệm văn hoá của Hồ Chí Minh
Trong mục đọc sách ở phần cuối tập “Nhật ký trong tù” lần đầu tiên
Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng của đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[19; 431].
Tính hiện đại trong quan niệm Hồ Chí Minh về văn hóa là ở chỗ nó
khắc phục được tính phiến diện trong quan niệm lâu nay của chúng ta về
văn hóa. Văn hóa không chỉ là một hiện tượng tinh thần tách rời đời
sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
10
Như vậy, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành
xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, từ sự kế thừa và phát triển những giá
trị văn hóa dân tộc và nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác-Lênin.
1.1.5 Khái niệm nếp sống văn hóa
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, nhà xuất bản từ điển bách
khoa Hà Nội, 2003, thì nếp sống văn hóa là: “sự biểu hiện văn hóa cụ
thể của lối sống, là văn hóa ứng xử của con người đối với thiên nhiên,
xã hội và cộng đồng. Khi nói đến nếp sống văn hóa tức là nhấn mạnh
đến mặt văn hóa của nếp sống, ở những chuẩn mực khuôn mẫu ứng xử
của xã hội mà mỗi cá nhân đã tự ý thức được, ở các hoạt động ổn định,
thường xuyên, thành “nếp” trong đời sống hằng ngày.
Xây dựng nếp sống văn hóa phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế -
xã hội, vào truyền thống, vào sự phổ biến và giáo dục văn hóa, đặc biệt
phụ thuộc vào định hướng lý tưởng của mỗi nền văn hóa và mức sống
thực tế của người dân.
1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nền văn hoá
mới
1.2.1 Cơ sở khách quan
1.2.1.1 Văn hóa truyền thống dân tộc
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời, được
hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước
và giữ nước, có bản sắc riêng, trở thành nguồn nuôi dưỡng tinh thần cho
dân tộc, nguồn sống mãnh liệt giúp cho dân tộc ta chiến thắng âm mưu
đồng hóa của mọi kẻ thù xâm lược.
Nói về văn hóa của truyền thống dân tộc Việt Nam, trước hết phải
nói đến văn hóa lấy nhân nghĩa làm gốc, như Nguyễn Trãi đã nói: Phàm
mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc. Nên công to phải lấy nhân
nghĩa làm đầu. Đó là một nền văn hóa trọng đạo lý làm người, đề cao
trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với gia đình, làng, nước, cộng
đồng. Văn hóa đó dạy cho con người không được quên cội nguồn, đất tổ
của mình.
11
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa khoan dung, hòa nhập. Nhờ
có tư duy khoan dung, hòa nhập, không kỳ thị nên nền văn hóa Việt
không ngừng thâu hóa, Việt hóa những giá trị văn hóa từ bên ngoài để
thăng hoa thành một nền văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo.
Những yếu tố tích cực, hợp lý của Nho, Phật, Lão vào Việt Nam đều
được người Việt tiếp nhận, cùng tồn tại bổ sung cho nhau. Nho cần thiết
cho an dân trị quốc. Phật thỏa mãn cho nhu cầu tâm linh của con người.
Lão đưa con người trở về với thiên nhiên, giao hòa cùng cảnh vật, thoát
ra ngoài mọi ràng buộc của danh lợi. Nếp tư duy trung hóa đó tạo cho
con người Việt Nam biết kết hợp cá nhân, xã hội, thiên nhiên, để có
được hành vi ứng xử hài hòa.
Tất cả những đặc trưng đó làm nên bản sắc và giá trị của văn hóa
Việt Nam. Nó thấm sâu trong tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Tất
Thành qua những năm tháng tắm mình trong nền giáo dục quốc học và
quê hương, trở thành hành trang quý báu đối với Người trên hành trình
cứu nước.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trên quê hương có truyền thống văn
hóa lâu đời. Chính những truyền thống văn hóa và con người Việt Nam
là căn nguyên dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp
thu và lý giải chủ nghĩa Mác-Lênin từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc, đó là nền tảng vững chắc cho sự hình thành tư tưởng văn hóa
của Người.
1.2.1.2 Tinh hoa văn hóa của nhân loại
• Tinh hoa văn hóa phương Đông
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà Nho, gần gũi với
nhân dân, từ nhỏ đã được hấp thụ một nền giáo dục hán học và quốc học
sâu sắc. nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng văn hóa của Người.
Nói đến văn hóa Phương Đông, trước hết là Nho giáo, đặc biệt là
Nho giáo thời cổ đại. Hồ Chí Minh tiếp thu có phê phán những giá trị
tích cực mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc. Học thuyết của Khổng
Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức, văn hóa của mỗi cá nhân.
Những điều răn của học thuyết này đã trở thành châm ngôn hành động
12
và chuẫn mực của không ít dân tộc của Phương Đông về “nhân, lễ,
nghĩa, trí, tín”.
Hồ Chí Minh là người hiểu sâu sắc Khổng giáo. Người đã nhận
thức được những mặt tích cực của giáo lý này để phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng. Người nói “tuy Khổng tử là phong kiến và tuy trong học
thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay
trong đó thì ta nên học”. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người
cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu
của các đời trước để lại”[22; 46].
Bên cạnh học thuyết Khổng Tử thì tư tưởng Phật giáo cũng ảnh
hưởng rất lớn đến tư tưởng của Người. Phật giáo vào Việt Nam rất sớm,
thoạt đầu từ con đường Ấn Độ, sau đó từ Trung Quốc truyền vào. Bước
vào thời kỳ đất nước độc lập (thế kỷ X), Phật giáo có điều kiện để phát
triển và ngày nay đã trở thành tôn giáo chính của Việt Nam. Bên cạnh
những hạn chế thì Phật giáo có tính nhân văn sâu sắc như tư tưởng vị
tha, từ bi bác ái, mong muốn xây dựng một cuộc sống “thẩm mỹ, chí
thiện, bình đẳng, yên vui, no ấm” cho dân chúng.
Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và tiếp nhận tinh hoa nhân ái
của đạo Phật. Người nói: “Đức Phật là đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn,
Người phải hi sinh tranh đấu diệt lũ ác ma”[21; 197].
Tư tưởng nhân văn của đạo Phật đã góp phần hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa và nhân văn cao cả.
• Tinh hoa văn hóa phương Tây
Hồ Chí Minh tiếp nhận tinh hoa văn hóa phương Tây sau khi đã
tiếp nhận văn hóa phương Đông đến một trình độ nhất định, rất cơ bản.
Việc tiếp xúc trực tiếp với văn hóa phương Tây không phải thông qua
con đường chính thống của nhà trường mà bằng con đường tìm hiểu học
hỏi trong quá trình thâm nhập quần chúng lao động mở rộng giao du với
các tầng lớp hoạt động văn hóa trong các chuyến hành trình khảo sát ở
nhiều nước và đặc biệt là trong việc thường xuyên lui tới đọc sách trong
những thư viện lớn.
13
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu tinh hoa của văn hóa phương Tây
trước hết là lý tưởng cách mạng dân chủ tự do tiến bộ của cách mạng tư
sản dân quyền Pháp năm 1789, từ đó tiếp nhận lý tưởng của cách mạng
tháng 10 Nga năm 1917 trong thực tế là một bước phát triển mới cao
hơn cả về lượng và chất.
Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh chủ yếu sống
ở châu Âu đặc biệt là Pari – trung tâm văn hóa lớn của nhân loại.
Nguyễn Ái Quốc có đủ thời gian và điều kiện để chọn lọc, tiếp nhận
những tinh hoa của nền văn minh rực rỡ đó, vận dụng vào sự nghiệp của
cách mạng dân tộc dân chủ mình và phục vụ các dân tộc khác cùng cảnh
ngộ.
* Cùng với thời gian tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây. Chủ
tịch Hồ CHí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đến với học thuyết
đúng đắn mà bấy giờ Người khao khát tìm kiếm. Người nói: “Luận
cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng chúng ta!”[23; 127].
Chủ nghĩa cộng sản giải phóng con người, giải phóng dân tộc bị áp
bức nô lệ, giải phóng giai cấp xây dựng thế giới mới tự do, bình đẳng,
bác ái, con người tiến tới xã hội văn minh không có áp bức, bất công, đó
là xã hội cộng sản. Chính lý tưởng này đã ảnh hưởng rất lớn đến tư
tưởng tưởng nói chung và tư tưởng văn hóa của Người nói riêng. Người
khẳng định: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh vừa nghiên lý luận
Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[23; 128].
Và chỉ có chủ nghĩa Mác–Lênin mới đưa con người đi tới một xã
hội văn minh tiến bộ, đưa văn hóa Việt Nam lên vị trí xứng đáng trong
nền văn hóa thế giới.
14
1.2.2 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hoá kiệt
xuất
Tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa là nền văn hóa của dân
tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nơi hội tụ và kết tinh của truyền thống
văn hóa dân tộc Việt Nam với tinh hoa của văn hóa thế giới mà Người là
hiện thân cho nền văn hóa tương lai. Vừa mang bản sắc dân tộc của
mình vừa tiếp nhận được những giá trị tiêu biểu nhất của thời đại dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Mặt khác, đứng trên góc độ khoa học mà xét, tư tưởng Hồ Chí
Minh còn có cội nguồn từ cơ sở khoa học, trước hết là khoa học Mác-
Lênin mà hạt nhân của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những yếu
tố này hội tụ trong con người Hồ Chí Minh mà không phải ai cũng có
được. Chúng ta phải thừa nhận rằng ở Người có một bộ óc vĩ đại, sự
thông minh, sáng tạo luôn cầu thị học hỏi trong mọi hoàn cảnh, với ý chí
kiên trì và sắt đá.
Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã khởi xướng phong
trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng
các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập tự do. Đó không chỉ là sự nghiệp
chính trị phi thường mà còn là sự nghiệp văn hóa cao cả. Đổi người nô
lệ thành người tự do, phát động phong trào yêu nước và chủ nghĩa anh
hùng của dân tộc vùng dậy đấu tranh đòi giải phóng, đó là sự nghiệp
gian nan và phi thường, đồng thời cũng là sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi
vì giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi cái đói, cái rét, cái
dốt là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ nhất, một
ước mơ ngàn đời của nhân loại.
Hồ Chí Minh đã thấy được vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã
sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của phất triển. Giành được
độc lập, Hồ Chí Minh đã nâng dân tộc mình lên một tầm văn hóa mới.
Người đề nghị mở ngay chiến dịch chống giặc dốt. Người coi dốt nát
cũng một thứ giặc, xem thói quen và những truyền thống lạc hậu là một
loại kẻ thù. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu… Chúng ta
có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… Chúng ta
15
phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước,
yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[20;
8].
Người phát động phong trào đời sống mới, xây dựng và phát triển
những thuần phong mỹ tục mới trong nhân dân, mỗi ngành mỗi giới đều
có phong trào riêng của mình. Công lao to lớn của Hồ Chí Minh là
Người đã đưa văn hóa đi sâu vào mỗi quần chúng, tác động như một sức
mạnh vật chất, biến đổi phong hóa cải tạo con người.
Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt
Nam lấy đó làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây
dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Người là kiến trúc sư vĩ đại của công
cuộc cải cách và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Tạo ra một cách nhìn
mới, một thế giới quan mới, tạo lập một ý thức chính trị, ý thức đạo đức,
ý thức pháp thuật, ý thức nghệ thuật mới chưa từng có trong lịch sử văn
hóa Việt Nam.
Cũng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã đánh thức các
tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam, định hướng cho sự ra đời
một nền đạo đức mới, một xã hội nhân cách mới. Với Người xã hội
nhân cách đạo đức ấy được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước chân
chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, theo nhân cách của
người chiến sỹ cách mạng kiểu mới. Trung với nước, hiếu với dân, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Sau khi lãnh đạo toàn dân giành lại
quyền độc lập tự do cho Tổ quốc, Người đã đưa văn hóa Việt Nam lên
vị trí xứng đáng trong nền văn hóa thế giới.
Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn, là biểu
tượng của sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân
loại. Từ nhỏ Người đã hấp thụ một nền văn hóa dân tộc và văn hóa
phương đông sâu sắc. Trên đường học tập và nghiên cứu, Người đã từng
bước hấp thụ văn hóa nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt là
tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của truyền thống văn hóa Pháp. Chính
trí tuệ siêu việt, vốn sống thực tế phong phú và vốn văn hóa rộng lớn đã
dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đỉnh cao và kết tinh thành tựu
16
văn hóa của loài người. Người đã làm chủ được nhiều ngôn ngữ khác
nhau, sử dụng một cách thành thạo trong viết văn, viết báo, làm thơ, viết
kịch…
Khi xuất hiện như một nhà báo sành sỏi, khi lại trầm tính, hàm súc
như một thi sỹ cổ điển phương Đông. Trải qua mấy chục năm học tập,
rèn luyện, người đã từng bước vươn lên đỉnh cao của trí tuệ thời đại, để
từ đó vận dụng và phát triển, sáng tạo và đổi mới đóng góp vào kho tàng
văn hóa thế giới những giá trị đặc sắc, in đậm dấu ấn Việt Nam – Hồ
Chí Minh.
Bản thân Hồ Chí Minh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo cách mạng vĩ
đại. Thơ Hồ Chí Minh có bài viết bằng tiếng Việt, có bài viết bằng tiếng
Hán, song không bài nào vắng bóng con người. Khát vọng tự do, cơm
áo, hòa bình, sự cổ vũ cho cái đẹp và mối quan hệ nhân văn giữa người
với người, đó là những nội dung chủ yếu trong thơ Hồ Chí Minh. Vì vậy
những bài thơ ngẫu hứng, sản phẩm của một thời, trong đó không ít bài
đã ra đời trong cảnh tù đày, biệt xứ, đã trở thành “thơ của muôn đời”, đã
làm “xáo trộn cả nhân loại” bởi những giá trị nhân văn cao quý, tỏa sáng
từ một tâm hồn lớn.
1.3 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống
văn hoá mới
Đời sống văn hóa thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh
nêu ra với ba nội dung: đạo dức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba
nội dung này có quan hệ mật thiết trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ
yếu. Bởi vì, chỉ có thể dựa trên một nền đạo đức mới thì mới xây dựng
được lối sống mới. Đến lượt mình, đạo đức mới cũng chỉ có thể thể hiện
trong lối sống và nếp sống.
1.3.1 Đạo đức mới
Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh
đã đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng
cách thực hiên: cần, kiệm, liêm, chính”.
17
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của
mọi người. Vì vậy, Người đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất,
thường xuyên nhất, từ “Đường kách mệnh” cho đến bản “Di chúc” cuối
cùng.
Hồ Chí Minh đã sử dụng nhuần nhuyễn, khoa học những khái niệm
cần, kiệm, liêm, chính của đạo đức phương Đông và đạo dức truyền
thống Việt Nam. Người đã giữ lại những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ
những gì không còn phù hợp và đưa vào những nội dung mới, do sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặt ra.
Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính đã được Hồ Chí Minh giải thích rất
rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu đối với mọi người.
Theo Hồ Chí Minh thì:
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng
tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không
lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa
vụ thiêng liêng là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền
của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến
cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to “không xa xỉ, không hoang
phí, không bừa bãi”[21; 636], không phô trương hình thức, không liên
hoan, chè chén lu bù.
Liêm tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không
xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân. Phải:
trong sạch, “không tham lam, không tham địa vị, không tham tiền tài,
không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy, mà
quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là
ham học, ham làm, ham tiến bộ”[21; 252].
Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm như: “…cậy quyền
thế mà đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công, làm của tư…”[21;
640].
18
“Dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo
là trộm)”
Gặp việc phải mà không sợ khó nhọc, nguy hiểm, không dám làm
là tham vật úy lạo
Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử.
Chính “có nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn”[21;
643].
Đối với mình không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến
bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản
thân mình.
Đối với người - không nịnh hót người trên, không xem khinh người
dưới: luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không
dối trá lừa lọc.
Đối với việc – để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đã
phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn,
không sợ khó khăn, nguy hiểm; việc thiện thì nhỏ máy cũng làm, việc ác
thì nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước cho
dân.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có
quan hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, Đảng
viên phải là người thực hiên trước để làm kiểu mẫu cho dân. Người đã
coi cần, kiệm, liêm, chính như hai chân của con người, phải đi đôi với
nhau. Cần mà không kiệm thì chẳng khác nào “gió vào nhà trống”,
“nước đổ vào chiếc thùng không đáy”, “làm chừng nào xào chừng ấy”,
rốt cuộc “không lại hoàn không”. Còn kiệm mà không cần thì sản xuất
được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm, không có phát triển. Có
khi Người coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người, thiếu
một đức thì không thành người; cũng như:
“ Trời có bốn mùa… Đất có bốn phương…
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất”[21; 631].
19
Đối với một quốc gia thì cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu
có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ.
Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong
trào thi đua yêu nước. Sau này, Người đã nhiều lần khẳng định: “nếu
không giữ được cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành
sâu mọt của dân”[21; 104], “nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm,
chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”[21; 110].
1.3.2 Lối sống mới
Lối sống mới mà Hồ Chí Minh xây dựng cho mọi người và thể hiện
ngay ở chính bản thân mình là lối sống có lý tưởng cao đẹp, có đạo đức.
Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến kết hợp hài hòa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Cùng với việc nâng cao đạo đức, việc xây dựng đời sống mới đòi
hỏi phải sửa đổi những việc cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của
mọi người tức là cách ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc… Muốn có cơm ăn,
nhà ở, áo mặc, đường đi thì mình phải làm việc. Từ trước tới giờ ta vẫn
có làm, vẫn có cơm, áo, nhà, đường sá. Nhưng vì làm chưa hợp lý nên
số đông dân ta ăn đói, mặc rách, nhà cửa chật hẹp, đường sá gập ghềnh.
Đời sống mới không phải cao xa gì, cũng không phải khó khăn gì. Ta
chỉ sửa đổi những việc gì rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của
mọi người.
Cách ăn, mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa
xỉ, lòe loẹt.
Cách làm việc phải siêng năng, có ngăn nắp, có tinh thần phụ trách,
đã làm việc gì thì phải làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn. Chớ làm
dối.
Cách cư xử, đối xử với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn
sàng giúp đỡ.
Ở thì phải sạch sẽ, tục ngữ đã có câu “Đói cho sạch, rách cho
thơm” mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ. Sạch sẽ tức là một
phần đời sống mới. Sạch sẽ thì ít ốm đau. Có sức khỏe thì mới có thể
làm được việc, làm được việc thì mới có ăn.
20
Người nhấn mạnh cần phải biết ham học. Trước hết, là học chữ,
học làm tính. Biết chữ, biết tính thì làm việc gì cũng dễ dàng hơn. Một
người không biết chữ, biết tính thì như nửa mù, nửa quáng. Biết rồi, ta
học thêm.
Ngoài ra, còn có nhiều điều cần học. Việc thế giới rất nhiều, học
không bao giờ hết. Người có học mới có tiến bộ, càng học càng tiến bộ.
Với tác phong thiết thực, cụ thể Hồ Chí Minh đề cập đến sự cần
thiết xây dựng phong cách sống: khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều
độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu quý lao động, yêu quý thời gian. Ít lòng ham
muốn về vật chất, về chức–quyền–danh–lợi. Trong quan hệ với nhân
dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu
tình yêu thương, quý mến, trân trọng con người; với mình thì chặt chẽ,
nghiêm khắc, đối với người thì độ lượng, khoan dung.
Hồ Chí Minh chỉ rõ một cách tỉ mỉ về việc xây dựng đời sống mới
ở trong một nhà, một làng, một trường học, một đơn vị bộ đội hay công
sở hoặc xưởng máy.
Đối với trong một nhà, Bác nêu rõ: về tinh thần thì phải trên thuận
dưới hòa, không thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ con dâu, dì
ghẻ ghét bỏ con chồng. Về vật chất, từ ăn mặc đến việc làm, phải ăn
đều, tiêu sòng; Có kế hoạch, có ngăn nắp; Cưới, hỏi, giỗ, Tết nên giản
đơn, tiết kiệm. Trong nhà ngoài vườn luôn sạch sẽ gọn gàng. Đối với
láng giềng phải thân mật và sẵn lòng gúp đỡ. Đối với việc làng, việc
nước phải hăng hái làm gương. Người trong nhà ai cũng phải biết chữ.
Luôn luôn cố gắng, làm cho nhà mình thành một kiểu mẫu trong làng.
Những việc đó không có gì là khó, không cần tốn tiền, tốn công. Có chí
làm là làm được. Mà một nhà như thế nhất định sẽ phát đạt.
Đối với một làng, nhà giàu, nhà vừa giúp nhà nghèo; người tốt,
người vừa giúp người kém; người học thông giúp người học dốt. Phải
làm cho cả làng biết chữ, biết đạo đức, biết trách nhiệm của công dân.
Phải cấm hẳn tệ say sưa, cờ bạc, hút sách, bợm bãi, trộm cắp. Phải tìm
cách hòa giải không xảy ra chuyện đánh chửi nhau, kiện cáo nhau, xây
dựng làng trở thành làng “phong thuần tục mỹ”. Làng phải vệ sinh chặt
21
chẽ. Cán bộ của làng phải là người trong sạch, công bằng, làm gương
cho mọi người, hi sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung.
Trong một trường học, các thầy nên thi đua nhau tìm cách dạy sao
cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực. Các trò nên đua nhau
học. Đồng thời, biết tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật. Từ tiểu học,
trung học, cho đến đại hoc, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc
của những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh
thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẻ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường
có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của
thanh niên tức là tương lai của nước nhà. Vì vậy, cốt nhất là phải dạy
học cho trò biết yêu nước thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự
cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ. Cố
nhiên trong hoàn cảnh bấy giờ đất nước còn chiến tranh (1947), Người
nhấn mạnh phải dùng những lời lẽ giản đơn, những thí dụ thiết thực mà
giải thích: dân chủ là gì, tự do là gì, thuộc địa là gì, vì sao ta phải kháng
chiến, họ có thể làm những việc gì để giúp đỡ kháng chiến, nên giữ bí
mật như thế nào… Một điều lưu ý đó là trong lúc dạy, chớ nên làm cho
học trò có tư tưởng vị quốc như bọn phát xít, vị quốc nghĩa là chỉ biết
yêu trọng nước mình mà khinh ghét nước người. Cũng phải tránh cách
nói vu vơ, như có người nói chuyện với các em nhi đồng mà đem “tân
tân chủ” và “cựu dân chủ” ra mà nói. Nói tóm lại, trong chương trình
học phải trọng về môn tinh thần và đạo đức. Phải tẩy sạch óc kiêu ngao,
tự phụ. Hơn nữa, phải khuyên học trò tham gia việc tăng gia sản xuất…
điều này cũng quan trọng lắm, một là làm cho họ biết kính trọng sự cần
lao. Hai là tập cho họ quen khổ. Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỷ lực
(làm lấy mà ăn), không ăn bám xã hội. Bốn là có ích cho sức khỏe của
họ. Lớp này nên thi đua với lớp khác, trường này với trường khác, làm
cho học trò thêm hăng hái.
Đối với bộ đội, một là kỷ luật phải nghiêm minh. Hai là siêng năng
luyện tập. Ba là làm cho trong bộ đội ai cũng biết chữ. Bốn là mỗi người
binh sĩ phải biết chính trị ít nhiều. Họ đem xương máu ra giữ gìn Tổ
quốc, thì chẳng những họ phải biết vì sao mà hi sinh, họ lại phải có thể
22
nói cho người khác biết vì sao phải yêu nước. Năm là bộ đội cũng phải
tham gia sản xuất. Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn
luôn lo việc đánh giặc, không có thì giờ đâu mà làm việc khác. Song
những bộ đội ở hậu phương thì cần làm và quyết làm được. Tùy theo
hoàn cảnh của mỗi bộ đội, hoặc làm vườn, nuôi lợn, hoặc làm giúp dân.
Có lúc bộ đội thay phiên nhau, lớp đánh giặc, lớp làm ruộng làm vườn,
để tự cấp tự túc, không phiền đến dân tất cả mọi việc. Sáu là phải tiết
kiệm, tiết kiệm thuốc đạn, bắn cho đúng không phí đạn. Nhờ thế mà bớt
được nguyên liệu, bớt được công khó rèn đúc, công khó vận tải, đem tài
liệu và công phu đó làm việc khác. Tiết kiệm lương thực và vải vóc, chớ
nghĩ rằng cơm ăn áo mặc đã có chính phủ lo, đã có đồng bào giúp thì ta
không cần tiết kiệm. Bộ đội có hàng mấy vạn người, nếu mỗi người tiết
kiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to. Bảy là
vệ sinh. Bộ đội đông người ăn chung, ở chung nếu có bệnh càng dễ lây
cho nhau. Cho nên càng phải chú ý đến việc vệ sinh. Tám là ăn ở cho
được dân tin, dân phục, dân yêu. Hay giúp đỡ dân, giữ đúng kỷ luật thì
được như thế. Và một điều bổ sung cuối cùng của Người đó là đánh
được nhiều giặc, lấy được nhiều súng. Bộ đội này thi đua với bộ đội
khác.
Đối với các công sở, cán bộ từ chủ tịch chính phủ cho đến người
chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ đều là những người ăn
lương của dân, làm việc cho dân phải được dân tin cậy. Vì vậy, những
người làm trong công sở càng phải làm gương cho dân bắt chước. Họ
đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm,
chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Người đã phân
tích thấu tình đạt lý những điều đó như sau:
1. Cần: Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho
chóng, cho chu đáo, việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày
mai. Phải nhớ rằng: dân đã lấy tiền của mồ hôi nước mắt để trả lương
cho ta trong những giờ đó. Ai lười biếng tức là đã lừa gạt dân.
2. Kiệm: Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của chính phủ, tức là của
dân, ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng
23
một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở
cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm
một chút thì trong một năm tiết kiệm được hàng vạn tấn giấy, tức là
hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy, nhờ các công sở tiết
kiệm, mà có lợi cho dân rất nhiều.
3. Liêm: Những người ở các công sở từ làng cho đến chính phủ
trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của chính phủ hoặc
đục khoét của nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá,
mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người
trong công sở phải lấy chữ liêm làm đầu.
4. Chính: Mình là người làm việc công phải có công tâm, công đức.
Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đen người tư làm việc công.
Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên tư ân, tư huệ hoặc tư
thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài
năng., làm được việc. Chớ vì bà con, bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức
kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải
trung thành với chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách
mệnh.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn về
cách làm việc, về công tác cán bộ, về các căn bệnh cần phải chống toát
lên sự quyết tâm của Người trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới,
theo Người thì “nói khó thì nó khó, nói dễ thì nó dễ, khó hay dễ là tại
mình, có quyết tâm thì làm được”. Yêu cầu được Người nhấn mạnh số
một đó là nêu gương, “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng
làm mà tự mình ăn trưa, ngủ trễ, bảo người ta tiết kiệm mà mình thì xa
xỉ, lung tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích.”
Ở các xưởng máy, Hồ Chí Minh lí giải, từ trước đến nay, chủ bao
giờ cũng muốn lời nhiều mà trả công ít. Thợ thì muốn làm việc ít mà
tiền công nhiều. Vì thế, xích mích, không lợi cho cả hai bên. Nên làm
theo đời sống mới thì có lợi cho cả chủ lẫn thợ. Chủ phải hiểu rằng: nếu
công nhân đủ ăn, đủ mặc thì mới đủ sức; đủ sức thì làm được việc. Một
con ngựa no mới chạy nhanh. Một cái máy đủ mỡ mới quay đều. Người
24
ta cũng thế. Nếu công nhân biết rằng họ chẳng những làm lợi cho chủ,
mà họ cũng có một phần lợi thì học sẽ hăng hái làm. Vì vậy, chủ muốn
làm được việc thì đối với lương bổng, nhà ở, vệ sinh và cách đối đãi
công nhân, cần phải rộng rãi, tử tế. Lại nên có những lớp học cho thợ và
con thợ. Thợ học cho tinh xảo hơn. Con thợ học sẽ dễ thế cho những
người thợ già về hưu. Nên mở lớp hợp tác xã cho công nhân mua các
thứ cần dùng được rẻ hơn. Phí tổn làm những việc đó không mất mát đi
đâu. Thợ vui vẻ làm việc thì chủ sẽ lời gấp 5 gấp 10 lần số phí tổn đó.
Một khi chủ cư xử như thế thì thợ phải cố gắng làm. Làm nhanh hơn,
khéo hơn. Tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm vật liệu. Vì lợi cho chủ tức là lợi
cho mình một phần. Chủ và thợ hợp tác chặt chẽ thì hai bên đều có lợi.
Vì hợp tác chặt chẽ thì mới thực hiện được tăng gia sản xuất, chẳng
những lợi riêng cho thợ và chủ, mà còn lợi chung cho nền kinh tế của Tổ
quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào.
Từ việc chỉ ra một cách tỉ mỉ việc xây dựng đời sống văn hóa trong
một nhà, một làng, một trường học, một đơn vị bộ đội hay công sở,
xưởng máy, Hồ Chí Minh đi đến kết luận về sự cần thiết phải sửa đổi
phong cách làm việc sao cho có tác phong quần chúng, tác phong tập thể
- dân chủ, tác phong khoa học. Ba loại tác phong này có quan hệ mật
thiết với nhau. Sửa đổi phong cách làm việc có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo. Bởi theo Hồ Chí
Minh đã là cán bộ cách mạng có phong cách sống và phong cách làm
việc tốt, làm gương mẫu cho dân.
1.3.3 Nếp sống mới
Xây dựng nếp sống mới – nếp sống văn minh, là quá trình làm cho
lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp,
kế thừa và phát triển những thần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “Đời sống mới không phải cái gì cũ
cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải
bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không
xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm
cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt thì ta phát
25