Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS bình khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.65 KB, 20 trang )

ĐỀ TÀI: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên

môn ở trường THCS Bình Khê”.

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động chun mơn trong trường THCS chiếm vị trí đặc biệt quan trọng,
trong đó tổ chun mơn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ
chuyên môn.
Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên mơn trường THCS Bình
Khê chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên
môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua ... Họp nhóm chun mơn chưa đều, cịn
hình thức ...
Nội dung sinh hoạt tổ chưa đi sâu vào công tác trọng tâm kế hoạch chuyên
môn do cấp trên đề ra. Trong các buổi họp, thường đánh giá chung chung, chưa
nêu lên được ưu điểm của từng thành viên trong tổ đạt đạt được cũng như những
tồn tại của giáo viên. Một số thành viên còn thụ động chưa hoặc ít đóng góp cho
nội dung chuyên môn. Những bài khó, những thí nghiệm khó ít được đem ra bàn
bạc. Buổi họp thường diễn ra trong thời gian ngắn, thường thì tổ trưởng đọc tổ
viên ghi chép xong phần đánh giá và phương hướng rồi về. Việc thực hiện giảng
dạy trên các phòng bộ môn còn hình thức mang tính đối phó, chưa phát huy hết
vai trò chức năng phòng bộ môn.
Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn” đề xuất một số biện pháp để thay đổi thực

1


trạng góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tố chun mơn tứ đó góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Bình Khê.


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Như phần trên đã nói, tơi chọn đề tài này với mục tiêu nhiệm vụ là muốn
đóng góp một số ý kiến kinh nghiệm của cá nhân để cùng các bạn đồng nghiệp góp
phần tìm tịi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chun mơn góp
phần trong việc nâng cao chất lượng dạy - học.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn mà đưa ra các biện pháp cụ thể để cải
tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chun mơn của trường THCS Bình
Khê.

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chun mơn và vai trị hoạt động của Tổ
chuyên môn trong Nhà trường.
- Từ thực trạng hoạt động của 03 Tổ chun mơn trường THCS Bình Khê mà
đề xuất các giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ
chuyên môn của trường THCS Bình Khê.
- Thời gian :Năm học: 2013-2014; 2014-2015
- Địa điểm : Trường THCS Bình Khê.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết đặc thù: phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa…
- Các phương pháp nghiên cứu thực hành: quan sát, lấy số liệu, thống kờ
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đà bỏ rất nhiều thời gian và vận dụng
nhiều phương pháp ®Ĩ nghiªn cøu. Cơ thĨ:
2


- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kĩ năng bộ mơn.
- Sư dơng các phương pháp qun lý đặc biệt là các phương pháp mới.

- Tham dự đầy đủ các đợt tập huấn của Bộ GD&ĐT, các đợt tập huấn thay
sách của Sở GD&ĐT, các đợt bồi dưỡng hè của Phòng GD&ĐT Đông Triều tổ
chức.
- Tham gia các hội nghị chuyên đề cấp tỉnh, cấp huyện và cụm tổ chức.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Dự giờ đồng nghiệp trong trường.
- p dụng vào trong thực tế giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm.
- Tự học hỏi để nâng cao trình độ tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ dạy học
hiện đại.
- õy l một đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng khơng cịn mới mẻ
nhưng tơi cũng xin đóng góp một số ý kiến cá nhân gốm 6 biện pháp mà tơi đã thực
hiện có hiệu quả ở trường THCS Bình Khê để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
- Đây chỉ là những ý kiến cá nhân mang tính chủ quan nên khơng thể tránh
khỏi những ý kiến thậm chí trái ngược của đồng nghiệp. Nhưng tôi nghĩ đề tài tôi
nghiên cứu sẽ đáp ứng được những vấn đề mà các CBQL quan tâm.

II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận.
Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành
ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chun mơn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản
lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình,
mơn học của Bộ Giáo dục - đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
3


- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp loại
các thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD - ĐT.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên".
Như vậy tổ chun mơn có chức năng, nhiệm vụ, vai trị rất quan trọng trong việc

triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt
động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường
trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, khá quyết định đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới
giáo dục.
Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền để
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc
trung học, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy chất lượng hoạt động của
tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự
lãnh đạo của Ban giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của
Sở giáo dục đào tạo, của Phòng GD - ĐT năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị,
trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ,
nhóm chun mơn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng
cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi mới giáo dục.
2.Thực trạng.
Trong các năm trước hoạt động của một số tổ chuyên môn chưa đi vào thực
chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chun mơn cịn nặng về giải
quyết sự vụ, thi đua ... Họp nhóm chun mơn chưa đều, cịn hình thức ...
-Nội dung sinh hoạt tổ chưa đi sâu vào công tác trọng tâm kế hoạch chuyên
môn do cấp trên đề ra. Trong các buổi họp, thường đánh giá chung chung, chưa
nêu lên được ưu điểm của từng thành viên trong tổ đạt đạt được cũng như những
tồn tại của giáo viên. Một số thành viên còn thụ động chưa hoặc ít đóng góp cho
nội dung chuyên môn. Những bài khó, những thí nghiệm khó ít được đem ra bàn
4


bạc. Buổi họp thường diễn ra trong thời gian ngắn, thường thì tổ trưởng đọc tổ
viên ghi chép xong phần đánh giá và phương hướng rồi về. Việc thực hiện giảng
dạy trên các phòng bộ môn đặc biệt là “Phịng học thơng minh”còn hình thức
mang tính đối phó, chưa phát huy hết vai trò chức năng phòng bộ môn.


Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục triển khai thực hiện Hướng dẫn chuẩn kiến
thức, kĩ năng ở tất cả các bộ môn nên việc chỉ đạo hoạt động các tổ chun mơn
cũng phải bám sát vào u cầu đó.
Trước tình hình thực tế của trường THCS Bình Khê, trước các đòi hỏi bức
bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu
cầu trong quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai khơng của Bộ GD ĐT: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là
những người làm công tác quản lý của trường THCS, tôi đã cùng tập thể cán bộ,
giáo viên của trường khơng ngừng tìm tịi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt
động của các tổ chun mơn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhất là năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29NQ/TƯ ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo quy
định mục tiêu giáo dục phổ thông: tập trung phát triển trí tuệ thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh.
3.Các giải pháp, biện pháp.
Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của
tổ chuyên môn trong trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
3.1 Biện pháp thứ nhất: Kế hoạch hóa các hoạt động chuyên môn.

5


a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học
và các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn
bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời
- Đối với các văn bản về qui chế chun mơn do Phó Hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chun mơn chung tồn
trường.
- Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể, do tổ
trưởng chuyên môn triển khai thực hiện.
- Ngồi ra trong phịng họp của giáo viên, có một số chỗ khá thuận lợi để

niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên
môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.
b) Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt
động chun mơn chung tồn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành
thời gian hợp lý cho các tổ chun mơn, nhóm chun mơn sinh hoạt:
+ Sáng thứ 3 bố trí các giáo viên trong tổ Văn-Sử-GDCD khơng có giờ để
họp Tổ, nhóm chun mơn.
+ Sáng thứ 4 bố trí các giáo viên trong tổ Sinh- Hóa- Địa- Ngoại ngữ khơng
có giờ để họp Tổ, nhóm chun mơn.
+ Sáng thứ 6 bố trí các giáo viên trong tổ Tốn –Lý-Cơng nghệ khơng có giờ
để họp Tổ, nhóm chuyên môn.

Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà
Sở giáo dục đào tạo, Phòng GD - ĐT và Hội nghị cán bộ, cơng chức đầu năm học
đề ra. Ngồi cơng việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế
hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng.
Do vậy các tổ, nhóm chun mơn ln có quĩ thời gian cố định, chủ động
trong việc bồi dưỡng chuyên môn, đúc rút kinh nghiệm.
6


Chúng tôi thực hiện nề nếp kiểm tra chung và họp như đã trình bày từ năm
học 2012 – 2013 đến nay. Tuy nhiên tuỳ theo nhiệm vụ và tình hình thực tế của
từng năm học mà kế hoạch này có sự thay đổi cho phù hợp.
Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ
động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học
tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề,
... Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết
quả khá tốt.
3.2 Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh..

3.2.1Tổ chức kiểm tra 1 tiết chung toàn khối:
-Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của
người thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên
môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này,
việc tổ chức kiểm tra 1 tiết phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau:
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện
hành.
- Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá,
trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.
- Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng
chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.
- Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo
viên, tổ chun mơn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của
học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng
dạy - học.
- Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với
tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề.

7


Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinh theo
đúng yêu cầu, mục đích giáo dục.
Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá như đã trình bày ở
trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết thống nhất chung toàn khối và đề kiểm tra
và đáp án phải bám sát vào Chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ GD&ĐT ban hành.
Một số công việc thực hiện được tóm tắt theo các bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra . Phó Hiệu trưởng phụ trách
chun mơn lập kế hoạch kiểm tra 1 tiết chung và được niêm yết thông báo ngay
từ đầu mỗi học kỳ để giáo viên và các tổ chuyên môn chủ động trong công việc

thực hiện chương trình và chuẩn bị cho cơng việc kiểm tra 1 tiết.
+ Bước 2: Sinh hoạt nhóm chun mơn và ra đề kiểm tra:
Giáo viên bộ mơn có vai trị và trách nhiệm lớn trong việc chuẩn bị và tổ chức kiểm
tra
- Do đó trước khi kiểm tra ít nhất là một tuần: nhóm chun mơn phải thống
nhất được mục đích yêu cầu; các đơn vị kiến thức cơ bản cần được kiểm tra đánh
giá và thông báo nội dung này đến tất cả học sinh trong lớp để học sinh chủ động
ơn tập.
- Sau khi họp nhóm chun mơn, mỗi giáo viên dạy ra một đề tham khảo (có
thể ra 2 đề A - B) với đáp án và biểu điểm đầy đủ nạp lại cho tổ trưởng chuyên môn
trên cơ sở đó một đồng chí trong ban giám hiệu hoặc tổ trưởng chun mơn, có
chun mơn đào tạo đúng với môn kiểm tra, chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra chính
thức. Tất cả các đề kiểm tra 1 tiết chung đều ra 2 đề A, B với mức độ kiến thức
tương đồng nhau.
+ Bước 3: Tổ chức kiểm tra.
- Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra 1 tiết chung và niêm yết kế
hoạch này từ đầu mỗi học kỳ (như ví dụ đã nêu trong biện pháp thứ nhất).

8


- Với cách tổ chức và quản lý như trên tạo nên khơng khí nghiêm túc trong
kiểm tra, tính khách quan trong đánh giá học sinh. Thuận tiện theo dõi chỉ đạo của
Ban giám hiệu và tổ chuyên môn.
+ Bước 4: Giai đoạn chấm, trả bài:
- Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên chấm bài theo phương thức:
phân công chấm chéo đối với các bài kiểm tra 1 tiết; phân cơng chấm theo phịng
thi đối với các bài kiểm tra học kỳ (vì khi kiểm tra học kỳ học sinh được xếp theo
vần A,B,C của toàn khối)
- Ngày thứ 5 của tuần kề ngay sau ngày kiểm tra, giáo viên chấm giao bài

cho giáo viên bộ môn.
- Giáo viên chấm đúng biểu điểm đã thống nhất, mỗi bài chấm đều ghi điểm con
từng phần, rồi ghi điểm trên bài bằng số, bằng chữ.
- Giáo viên bộ môn xem lại bài làm của học sinh lớp mình dạy để nắm bắt
được chất lượng của học sinh mình, đồng thời kiểm tra lại tính chính xác trong
việc chấm bài của đồng nghiệp. Nếu phát hiện chấm sai, chấm sót theo biểu điểm
thì giáo viên bộ mơn chấm lại theo đúng biểu điểm, đồng thời lập danh sách các
học sinh được chấm lại và nộp cho ban Giám hiệu.
- Giáo viên bộ môn trả bài cho học sinh theo qui định của phân phối chương
trình (nếu có), hoặc trả bài cho học sinh chậm nhất sau 1 tuần kiểm tra.
- Sau khi trả bài giáo viên bộ môn nhập ngay điểm vào sổ điểm chính và vào máy
tính.
+ Bước 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm
- Để phục vụ cho việc theo dõi, lưu trữ, rút kinh nghiệm về chất lượng dạy học sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi in bảng thống kê kết quả từng bài kiểm tra 15
phút, 45 phút và kiểm tra học kỳ theo từng khối lớp. Sau đó giao các bảng thống
kê này cho tổ và nhóm chuyên môn lưu trữ, phục vụ cho việc sinh hoạt tổ nhóm.
9


- Chúng tơi chỉ đạo: trong họp tổ, nhóm chun môn phải rút kinh nghiệm
qua từng bài kiểm tra: từ khâu ra đề kiểm tra, coi và chấm bài, kết quả bài làm của
học sinh. Từ đó các giáo viên trong tổ, nhóm cùng nhau trao đổi thống nhất: nội
dung, phương pháp, yêu cầu trong việc dạy các bài tiếp theo nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng dạy - học.
3.2.2 Đối với các bài không kiểm tra 1 tiết tập trung:
- Tất cả các bài kiểm tra từ 15 phút trở lên mà khơng có trong kế hoạc kiểm
tra chung thì giáo viên bộ mơn chủ động tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch
kiểm tra của tổ chuyên môn; đề kiểm tra do giáo viên bộ môn ra, sau khi kiểm tra
xong thì lưu đề và đáp án tại hồ sơ của tổ, nhóm chun mơn.
Với cách làm như thế này, dù không được kiểm tra chung, nhưng việc tổ chức

kiểm tra viết từ 15 phút trở lên của tất cả các bộ môn đều được chỉ đạo thống nhất
về thời gian, nội dung và yêu cầu kiểm tra. Các đề và biểu điểm đáp án của các bài
kiểm tra được lưu tại hồ sơ tổ, nhóm, chính là các tư liệu chuyên môn khá quan
trọng để giáo viên trong nhóm trao đổi học tập.
- Với các biện pháp trong chuỗi biện pháp thứ hai như tơi vừa trình bày đã
đạt được những kết quả rất tích cực:
+ Thực hiện được mục đích, u cầu của cơng tác kiểm tra, đánh giá học
sinh. Kết quả đánh giá thể hiện chính xác trình độ và năng lực học tập của từng
học sinh. Các tồn tại, hạn chế khi còn kiểm tra riêng hầu như được chấm dứt hẳn.
+ Đã thúc đẩy được các tổ, nhóm chun mơn sinh hoạt với nhiều nội
dung thiết thực, phục vụ cho nâng cao chất lượng dạy - học.
3.3 Biện pháp thứ ba: Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội
học.
- Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ, nhóm chun mơn, điều này
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới
nội dung, chương trình, và phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm
10


trung tâm.
- Về phía nhà trường: phân cơng, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt
công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.
- Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, nhóm chun mơn triển
khai học tập chun đề. Sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chun
đề, thao giảng được hiệu phó chun mơn thể hiện rõ ngay từ đầu học kỳ trong :
"Kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối ". Song song với việc tổ chức thao
giảng tập trung, chúng tôi luôn yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch
"Dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn". Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế
hoạch và phân cơng nhóm giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khố biểu chính
khố, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các

bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Chúng tôi chỉ đạo mỗi mơn/ khối lớp ít nhất
1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn.
Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này chúng tôi đã soạn và in sẵn, phát
cho mỗi tổ chuyên môn 1 tập: "Sổ phân công Thao giảng - Dự giờ"
3.4 Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chun
mơn
- Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên môn ngay từ đầu học kỳ (Kế hoạch này
nằm trong kế hoạch họp và kiểm tra chung mà tơi đã trình bày) đảm bảo đúng u
cầu: bình quân 1 tháng tổ chuyên môn họp 2 lần.
- Về nhóm chun mơn: trong một vài năm gần đây và hiện nay, ngành giáo
dục đang thực hiện việc đổi mới sách giáo khoa và chương trình nhằm nâng cao
chất lượng dạy - học. Do đó cần phải tăng cường hơn nữa việc họp nhóm chun
mơn. Được sự nhất trí chung của tập thể giáo viên, trong nghị quyết Hội nghị cán
bộ công chức đầu năm trường chúng tôi đã thống nhất : mỗi nhóm chun mơn
mỗi tuần họp 1 lần với thời gian 1 giờ 30 phút. Lịch họp của từng nhóm chun
mơn trong tuần do nhóm chun mơn thống nhất và báo cáo với tổ chuyên môn và
11


nhà trường.
+ Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành
chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp
tổ.
1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học,
như thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy - học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra ...
+ Nội dung sinh hoạt nhóm chun mơn bao gồm: xem xét việc thực hiện
chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương
pháp, đồ dùng dạy học... yêu cầu tất cả các bài dạy đều được thống nhất trao đổi
trong sinh hoạt nhóm. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra

học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm
tra sắp tới (nếu có). Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…
Hiện nay sổ ghi biên bản họp tổ, nhóm chun mơn do công ty sách thiết
bị của Sở giáo dục đào tạo phát hành có một số nội dung chưa thích hợp với tình
hình thực tế của nhà trường, do vậy, chúng tơi soạn, in sẵn phát cho mỗi nhóm
chun mơn 1 quyển: "Sổ sinh hoạt chun mơn", trong đó phần quan trọng là ghi
nội dung sinh hoạt chun mơn của nhóm cho từ 20 đến 25 lần họp trong 1 năm.
- Về phía nhà trường ln tạo điều kiện để mỗi tổ chun mơn đều có chỗ
riêng lưu giữ các loại hồ sơ tổ, nhóm hay sử dụng: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ,
sổ phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh hoạt nhóm chun mơn…
3.5 Biện pháp thứ năm: Tin học hóa việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết
quả học tập của học sinh. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó
cho tổ và nhóm chun mơn.
- Từ năm học 2011 – 2012, chúng tôi đã sáng tạo ra phần mềm quản lý chất
lượng học tập của học sinh. Cho đến nay sau gần 4 năm sử dụng, phần mềm quản
12


lý này đã ngày càng được hoàn thiện và phục vụ rất hữu ích cho cơng tác quản lý,
chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Nội dung của phần mềm này rất phong phú,
trong bài viết này tôi chỉ nêu một số nội dung cơ bản phục vụ cho hoạt động của
tổ, nhóm chun mơn, cụ thể là:
- Nhập điểm, cộng điểm trung bình mơn của học kỳ, cả năm. Xếp loại học
lực của học sinh; kết quả lên lớp, thi lại, ở lại; chương trình in Giấy khen.
- Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra
từ 15 phút trở lên. Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và tồn
trường. Chúng tơi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chun mơn để
phục vụ cho việc sinh hoạt tổ, nhóm.
3.6 Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức Sơ kết học kỳ, Tổng
kết năm một cách khoa học kịp thời.

- Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải
luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói:
người dạy học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó
trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn
chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp
thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã
làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao
chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết
học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của
giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp
chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I
công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách
làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt
phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, khơng chạy theo hình thức.

13


4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ, nhóm
chun mơn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:
- Hoạt động của tổ nhóm chun mơn ngày càng có chất lượng, khơng cịn
mang tính chất giải quyết sự vụ, cơng việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ
yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Nội dung công việc của tổ, nhóm chun mơn nhiều, xong nhờ có các loại
sổ sách , biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá
thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên
quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất
lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.
- Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên mơn chung tồn trường song vẫn

tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm
chun mơn phù hợp với đặc trưng của bộ mơn.
- Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững
chắc. Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây:
+ Về phía học sinh:
HỌC LỰC
NĂM HỌC

SĨ SỐ TỒN
TRƯỜNG

GIỎI

KHÁ

TRUNG

YẾU

KÉM

BÌNH

2012-2013

671

68

255


343

05

0

2013-2014

647

90

227

326

04

0

2014-2015

665

101

239

264


60

0

( HKI)

14


+ Về phía giáo viên:

Năm học

Giáo viên giỏi và

Giáo viên đạt lao

Giáo viên có

chiến sĩ thi đua cơ sở

động tiên tiến

chun mơn yếu

2012-2013

20


34

0

2013-2014

20

37

0

2014-2015

28

+ Về phía tổ chun mơn và cơng tác bồi dưỡng mũi nhọn:
Năm học

Tổng số tổ chuyên Số tổ đạt lao động Số tổ đạt lao động
môn

xuất sắc

giỏi

2012-2013

3


1

2

2013-2014

3

0

3

2014-2015

3

0

3

Năm học

Số học sinh giỏi cấp
Huyện

Số học sinh giỏi cấp Tỉnh

2012-2013

18


0

2013-2014

28

05

2014-2015

15


Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải nâng cao được chất lượng tổ
chun mơn.
- Hoạt động của tổ nhóm chun mơn phải có chất lượng, khơng cịn mang tính
chất giải quyết sự vụ, cơng việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào
đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Phaùt huy được vai trò các nhóm chuyên môn, nghiên cứu trước các môn để
kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy.
- Nội dung cơng việc của tổ, nhóm chun mơn nhiều cần có sự sắp xếp khoa
học nhờ các loại sổ sách , biểu mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ,
nhóm do đó, khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn
quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm
bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.
- Xây dựng được nề nếp hoạt động chun mơn chung tồn trường song vẫn cần
tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm
chun mơn phù hợp với đặc trưng của bộ môn.


III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Qua nhiều năm quản lý Chuyên môn ở trường THCS Bình Khê, tơi đã
tham mưu cho Hiệu trưởng có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đặc
biệt là quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nên chất lượng dạy học trong năm học
2013-2014 và 2014-2015 nâng cao rõ rệt. Số học sinh Giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh
ngày càng được nâng lên. Đây là một thành công và cố gắng vượt bậc của một
trường thuộc khu vực miền núi.
16


2. Kiến nghị
- Đề nghị cấp trên xây dựng cho mỗi Tổ chun mơn có phịng sinh hoạt Tổ
chun mơn riêng.
- Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất ( Phịng học
thơng minh, máy vi tính, máy chiếu đa năng, các loại tranh ảnh, lược đồ, các tài
liệu tham khảo...) để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và phương
tiện dạy học, mở nhiều lớp tập huấn để giáo viên nâng cao trình độ đồng thời mở
nhiều lớp tập huấn cho CBQL để CBQL theo kịp với công cuộc đổi mới giáo dục

Trên đây là một số biện pháp mà tơi đã áp dụng vào thực tế trường THCS Bình
Khê và thu được kết quả khả quan. Rất mong nhận được sự sẻ chia, đóng góp của
các bạn đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện và mang tính khả thi cao
hơn. Tơi xin trân trọng cảm ơn.
Đơng Triều ngày 26 tháng 3 năm 2015
Người viết

Nguyễn Văn Đoàn


17


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015.
2. GS. Trần Bá Hoành - Cuốn "Lý luận dạy học cơ bản" -.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2005.
3. Các tài liệu của lớp tập huấn SREM.
4. Hồ Ngọc Tiến - "Các kinh nghiệm quản lý chuyên môn" Nhà xuất bản Hà
Nội 2005.
5. Các tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các bộ môn do
Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
6. Điều lệ Trường Phổ thông.

18


V MỤC LỤC

Trang
I.PHẦN MỞ ĐẦU

1

1 . Lý do chọn đề tài.

2

2 . Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.


2

3. Đối tượng nghiên cứu.

2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

2

5. Phương pháp nghiên cứu.

2

II PHẦN NỘI DUNG

3

1. Cơ sở lý luận.

4

2. Thực trạng
3. Các giải pháp, biện pháp.

5

3.1 Biện pháp thứ nhất.


7

3.2 Biện pháp thứ hai

10

3.3 Biện pháp thứ ba

10

3.4 Biện pháp thứ tư

11

3.5 Biện pháp thứ năm

12

3.6 Biện pháp thứ sáu

13

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề

14

III. PHẦN KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ

16


1. Kết luận.

16

2. Kiến nghị

17

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

19


V. MỤC LỤC

19

20



×