Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo mô hình trường học mới trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Phòng Giáo dục Tiểu học
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn theo mô hình trường học mới trong các trường tiểu
học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Người thực hiện: Nguyễn Minh Kiếm
Lĩnh vực nghiên cứu:


- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ........................ 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Giáo dục 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2015 - 2016

1



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:

Nguyễn Minh Kiếm

2. Ngày tháng năm sinh: 10/10/1962
3. Nam, nữ:

Nam

4. Địa chỉ: Ấp Vàm xã Thiện Tân huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613842439 (CQ); 0613927072 (NR); ĐTDĐ: 0908023445
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học
8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
I. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm
- Năm nhận bằng: 1996
- Chuyên ngành đào tạo: Toán học
II. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản Lý Giáo dục Tiểu học
Số năm có kinh nghiệm: 27 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phong trào Xây dựng trường học Xanh
- Sạch - Đẹp.
+ Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy.
+ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn giáo dục tiểu học ở cơ sở.
+ Biện pháp nâng cao chất lượng đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong các
trường tiểu học.

2


BM03-TMSKKN

Tên SKKN:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TRONG
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với một trường tiểu học, chất lượng giáo dục có chuyển biến và từng bước
nâng dần chất lượng hay không đó là do công tác quản lí chuyên môn của nhà trường
có đạt hiệu quả hay không? Hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học phản ánh chất
lượng của việc trồng người và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế mà công
tác chuyên môn trong trường tiểu học giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Để chuyên
môn hoạt động có hiệu quả, đồng bộ giữa các đơn vị trường học trên địa bàn các
huyện, thị, thành phố nói riêng hay trong tỉnh Đồng Nai nói chung thì việc đổi mới
nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn từ cơ sở là một việc làm rất cần thiết và
giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Nói đến sinh hoạt chuyên môn, tức là nói đến sinh hoạt chuyên môn nhà trường
và sinh hoạt chuyên môn tổ khối. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn làm cho
các cán bộ, giáo viên nắm cụ thể hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác của đơn vị, cá nhân

mình; đánh giá được chất lượng công tác của cá nhân, tập thể trong thời gian qua; trao
đổi, bàn biện pháp để thực hiện hiệu quả hơn những nhiệm vụ trong thời gian tới; đây
cũng là dịp để chia sẻ, học tập những kinh nghiệm hay của những cá nhân tiêu biểu
trong đơn vị và trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các thành viên; từ
đó có được định hướng giải pháp đúng đắn và phù hợp hơn với tình hình thực tế đơn
vị.
Xuất phát từ thực tế nhiều đơn vị trường học trên địa bàn, cán bộ quản lí rất
quan tâm, chỉ đạo sâu sát mọi hoạt động chuyên môn nên chất lượng giáo dục và các
hoạt động khác của trường được vững chắc và phát triển qua từng năm, đồng thời đạt
được nhiều kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị do
cán bộ quản lí chưa sát sao với công tác chuyên môn, nên chất lượng chuyên môn còn
rất thấp, chưa xứng tầm với các đơn vị bạn trong địa bàn.
Mặt khác, việc tổ chức giảng dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam
(VNEN) được triển khai thực hiện thí điểm và nhân rộng đại trà trong các năm qua ở
một số trường tiểu học của các tỉnh thành trong cả nước, dù không còn mới mẻ nhưng
trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít khó khăn cho cán bộ quản lí và giáo viên
trong quá trình quản lí và giảng dạy. Làm thế nào để giúp cán bộ quản lí và giáo viên
cùng trao đổi, chia sẻ để thực hiện hiệu quả mô hình, đồng thời phát huy tối đa hiệu
quả của mô hình trường học mới này trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, đó là
điều mà tôi luôn trăn trở suy nghĩ. Từ lý do trên, với vai trò một người lãnh đạo, quản
3


lí và chỉ đạo hoạt động chuyên môn cấp Tiểu học tôi đã trăn trở, tìm biện pháp để
nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện theo mô hình
trường học mới, chính vì thế tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Biện pháp nâng
cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo mô hình trường học mới trong các trường
tiểu học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI

1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban quản lí Dự án
trung ương; cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai.
- Ngành Giáo dục tỉnh Đồng Nai luôn kịp thời quán triệt tinh thần Nghị quyết,
Chỉ thị và nhiệm vụ năm học của các cấp học đến từng phòng giáo dục và Đào tạo các
huyện, thị, thành phố Biên Hòa; đến các đơn vị trường học và đội ngũ CB-GV-CNV
toàn ngành trên cơ sở xây dựng, định hướng phương hướng nhiệm vụ chung của
ngành, tạo cơ sở để các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị xây dựng kế hoạch
hoạt động cụ thể cho từng đơn vị, đặc biệt chú trọng những nội dung trọng tâm cho
các đơn vị thực hiện điểm mô hình trường học mới.
- Đội ngũ CB-GV-CNV tương đối ổn định, an tâm công tác. Nhiều CBQL; GV
năng động, sáng tạo, tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường; nhiệt
huyết với công tác, hết lòng yêu nghề, yêu học sinh.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được xây dựng, sửa chữa kịp thời,
từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học.
2. Khó khăn
- Một số CBQL chưa thật nhiệt tình, tâm huyết với công việc, chưa chủ động
trong công tác.
- Một số giáo viên chưa nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò, ích lợi của
việc thực hiện mô hình trường học mới nên chưa tích cực trong các hoạt động; vì thế
mà một số hoạt động giáo dục tổ chức cho học sinh tham gia học tập còn đơn điệu,
cứng nhắc, chưa tạo được hứng thú cho học sinh tích cực tự học và tham gia các hoạt
động. Ngoài ra, còn có tư tưởng xem nhẹ các buổi sinh hoạt chuyên môn, chưa thực
sự tích cực, ít phát biểu trong các buổi sinh hoạt, thường sinh hoạt chuyên môn theo
hướng triển khai một chiều từ trên xuống, trên nói sao dưới làm vậy.
- Việc huy động các nguồn lực trong nhân dân còn hạn chế; công tác xã hội hoá
giáo dục tuy có phát triển hơn so với những năm học trước nhưng chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu cần thiết cho công tác giáo dục.

4



II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Một trong những nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai nói riêng
và cả nước nói chung hiện nay là phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi cụ
thể trong công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý sao cho
phù hợp với định hướng phát triển và thực hiện tinh thần Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
X, nghị quyết 40 của Chính phủ và chỉ thị 14 của Thủ tướng chính phủ về việc thực
hiện chương trình thay sách giáo khoa là phải: "Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lí giáo dục đủ sức, đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn
hưng nền giáo dục nước nhà" và "Chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất, lối sống của nhà giáo".
Mặt khác, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân, do vậy giáo viên tiểu học có một vị trí, vai trò quan trọng. Giáo viên tiểu học là
người góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng,
thực hiện phổ cập giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,… nhằm đào tạo thế
hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng
được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nguồn nhân lực cao.
Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định quá trình dạy và học: Thầy giỏi sẽ có
trò giỏi, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy thay sách giáo khoa mới ở tiểu học đòi hỏi
người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ trên chuẩn về mọi mặt, đặc biệt
là tiếp cận nhanh phương pháp giảng dạy mới. Người giáo viên phải là người biết tổ
chức giờ dạy, tổ chức các hoạt động học của học sinh, kiểm soát được tất cả đối tượng
học sinh, đánh giá được năng lực từng học sinh, từ đó giúp học sinh phát huy tối đa sở
trường năng lực cá nhân đạt hiệu quả cao nhất.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến
lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ
lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu
và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm,... để đạt

được những yêu cầu trên thì không thể không kể đến việc giáo viên trao đổi học tập
lẫn nhau thông qua các lần sinh hoạt chuyên môn từ tổ khối đến cấp trường, liên
trường, cụm trường và cấp huyện, tỉnh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Từ thực tế trên, tôi đã đề ra các biện pháp phát huy những thuận lợi và khắc
phục các khó khăn tồn tại, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn ở cơ sở theo
mô hình trường học mới thông qua các biện pháp cụ thể sau:
a) Chú trọng công tác tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện
các văn bản về đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục

5


Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; Ban quản lý dự án Trung
ương, UBND tỉnh Đồng Nai về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành về đổi mới công tác quản lí, nâng cao
chất lượng dạy - học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học,.... Ngành giáo dục
tỉnh đã xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Đồng Nai để chỉ đạo
các đơn vị tổ chức thực hiện. Từ kế hoạch của ngành giáo dục tỉnh, các đơn vị Phòng
Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị xây
dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của địa phương chỉ đạo các trường học xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện thật cụ thể, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của từng
đơn vị.
Trong quá trình triển khai các kế hoạch, văn bản hướng dẫn, ngành luôn có sự
theo dõi, nắm bắt các hoạt động của các đơn vị trường học để kịp thời đánh giá, rút
kinh nghiệm quá trình thực hiện ở các đơn vị từ đó có sự chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời
từng đơn vị để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Công tác đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục luôn là nhiệm vụ trọng
tâm của ngành; chính vì thế mà ngoài các văn bản kế hoạch, hướng dẫn nhiệm vụ
trọng tâm định kì, các văn bản hướng dẫn về đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng

giáo dục,… luôn được tôi yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo trong tỉnh phải
quán triệt, hướng dẫn, định hướng kịp thời các giải pháp, nội dung cụ thể các biện
pháp, nội dung thực hiện để các đơn vị có định hướng thực hiện, đồng thời phát huy
sự sáng tạo của từng đơn vị, từng CBQL trong quá trình thực hiện.
b) Bồi dưỡng, củng cố năng lực của CBQL; GV tổ khối trưởng các trường
Các hoạt động trong trường tiểu học có đạt được kết quả tốt đẹp hay không,
ngoài đội ngũ GV năng động, tâm huyết và nhiệt tình với nghề thì không thể không
nói đến vai trò của các CBQL nhà trường. CBQL tốt sẽ chỉ đạo và quản lí tốt các hoạt
động, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Do đó công tác bồi dưỡng
đội ngũ là một vấn đề luôn được tôi quan tâm tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo các
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế đội
ngũ để mở những lớp tập huấn, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ
CBQL và GV để CBQL, GV tổ khối trưởng tham gia sinh hoạt, học tập, kịp thời nắm
bắt những chủ trương của ngành, tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cá
nhân.
Ngoài ra, việc mở các chuyên đề về đổi mới công tác quản lí, đổi mới PPDH,
nâng cao ứng dụng CNTT trong quản lí và soạn giảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt
hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ khối,…. cũng là một trong những vấn đề
mà tôi hết sức quan tâm, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện để đáp ứng kịp
thời cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các đơn vị trường học; từng bước làm
cho sinh hoạt chuyên môn nhà trường, tổ khối đi vào thực chất, đúng hướng, ngắn
gọn, hiệu quả, phát huy hết sự sáng tạo và năng lực của các thành viên trong mỗi đơn
vị trường học.
6


c) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, định hướng các nội dung sinh hoạt chuyên
môn đi sâu vào trọng tâm, đặc thù của mô hình trường học mới
- Việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn
Hàng năm, tôi xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường, với 2

loại hình sinh hoạt là sinh hoạt cấp Cụm do phòng GDTH chủ trì mỗi năm 4 lần (mỗi
học kỳ 2 lần) và sinh hoạt liên trường gồm các trường gần nhau phối hợp tổ chức với
sự hỗ trợ của phòng GDTH; cụ thể qua các văn bản số 2457/KH-SGDĐT ngày
21/10/2014 và văn bản số 106/KH-SGDĐT ngày 19/01/2015 về việc sinh hoạt chuyên
môn Cụm, các trường tham gia mô hình trường học mới tại Việt Nam.
+ Trên cơ sở thực hiện công văn số 56/GPE-VNEN ngày 08/4/2013 của Ban
Quản lý Dự án trung ương về việc Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch kinh phí Dự án
VNEN năm 2013, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch sinh hoạt
chuyên môn cấp trường 2 lần/tháng, đồng thời xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên
môn liên trường với hình thức các trường luân phiên đăng cai tổ chức (từ 2 đến 3
trường) 2 lần /năm, phòng GDTH cử cán bộ tham dự chỉ đạo.
+ Thường xuyên tổ chức các hội thảo, trao đổi để triển khai đồng bộ và hiệu
quả phương pháp dạy, phương pháp học, đánh giá học sinh, tổ chức lớp học nhằm
hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh; chỉ đạo cụ thể việc đổi
mới sinh hoạt chuyên môn tại các trường, điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học (theo
hướng dẫn tại Công văn số 86/GPE-VNEN ngày 18/3/2014)
- Hình thức sinh hoạt chuyên môn, tổ khối
+ Sinh hoạt chuyên môn trường, tổ khối định kì theo quy định. Sinh hoạt
chuyên môn là thời gian để tổ khối thảo luận các nội dung sinh hoạt cụ thể, sát thực,
liên quan trực tiếp đến công tác chuyên môn của giáo viên như: đổi mới phương pháp
dạy - học; đổi mới tổ chức lớp học; đổi mới đánh giá học sinh; đổi mới sự thm gia của
cồng đồng, điều chỉnh và phát triển tài liệu; ...Sinh hoạt chuyên môn theo mô hình
VNEN cũng được thực hiện như sinh hoạt chuyên môn hiện hành. Nhưng nội dung
sinh hoạt chuyên môn phải phù hợp với các nội dung của mô hình trường học mới.
Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở cấp tổ, cấp trường và cấp cụm theo mô hình
trường học mới phải cụ thể thiết thực, hiệu quả được tổ chức qua các hoạt động cụ
thể, thực tiễn, tránh mang tính chất trình bày, lý thuyết; có thể tập trung vào các vấn
đề chính như: sinh hoạt chuyên môn về nội dung phương pháp dạy học, sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới tổ chức lớp học; sinh hoạt chuyên môn về đổi mới đánh giá
học sinh; sinh hoạt chuyên môn về đổi mới sự tham gia của cồng đồng,..Thông

thường nội dung sinh hoạt chuyên môn về nội dung phương pháp dạy - học được tổ
chức thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học với 4 bước:
+ Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị;
+ Tổ chức dạy - học minh họa, dự giờ và suy ngẫm;
7


+ Thảo luận chung;
+ Áp dụng vào thực tiễn.
Tùy vào thời điểm, thời gian và tình hình thực tế để tổ chức buổi sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học hiệu quả, có thể trong buổi sinh hoạt đó chỉ tập
trung cho việc dự giờ, nghiên cứu bài học; hoặc có thể kết hợp việc sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học với các nội dung sinh hoạt chuyên môn khác về đổi mới
tổ chức lớp học; đổi mới đánh giá học sinh; đánh giá công tác đã thực hiện; trao đổi
bàn phương hướng tháng tiếp theo hoặc hai tuần tiếp theo; thảo luận một số nội dung
chuyên môn (cái hay, cái tồn tại còn vướng mắc).
- Nội dung sinh hoạt
+ Nhận định các hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học, đánh giá kết quả
giáo dục, kết quả dạy và học;
+ Thảo luận chuyên môn, đưa phương hướng hoạt động và bàn luận các nội
dung để thực hiện kế hoạch (theo từng tháng);
+ Tổ chức làm đồ dùng dạy học, phân công các tiết dự giờ học hỏi kinh nghiệm;
+ Xây dựng các chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học trong khối;
+ Trao đổi các biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh; chia sẻ kinh
nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện môi trường học tập tích cực cho học sinh;
+ Thảo luận các vướng mắc chuyên môn, những khó khăn khi thực hiện, tiến
hành thống nhất một số điều chỉnh các logo bài học để mang lại hiệu quả cao;
+ Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; bồi dưỡng
năng lực chuyên môn, chia sẻ học thuật.
- Tiến trình nội dung sinh hoạt

+ Dự giờ: Dự giờ nhằm tổ chức triển khai thảo luận sâu cho giáo viên trong
khối về những kĩ năng sư phạm, chú trọng về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học
theo mô hình VNEN qua thể hiện các tiết dạy minh họa để đội ngũ nắm bắt cụ thể
hơn. (Dự giờ vào thời gian trước buổi họp vài ngày hoặc vào thời điểm liền trước buổi
họp, tuy nhiên không nhất thiết các lần sinh hoạt đều dự giờ).
Việc dự giờ phải đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong tổ khối; quan tâm lựa
chọn các tiết giáo viên có điều chỉnh (logo hoạt động, nội dung chương trình, hình
thức tổ chức), các tiết có nội dung khó hoặc các tiết khó tổ chức các hình thức dạy
học. Việc trao đổi, chia sẻ và cùng suy ngẫm về tiết dạy sau khi dự giờ giữ vai trò vô
cùng quan trọng trong việc giúp GV thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy
học phát huy tính tích cực, chủ động của người học; các hoạt động trao đổi, chia sẻ
chỉ tập trung vào hoạt động học của học sinh để GV nhìn nhận và điều chỉnh quá trình
dạy của mình, không tập trung vào việc đánh giá GV hay đánh giá tiết dạy mà là dịp
để GV trao đổi, chia sẻ những ý tưởng về đổi mới phương pháp, hình thức dạy - học,
8


từ đó có nhiều hình thức tổ chức thực hiện giúp GV vận dụng, học hỏi đồng nghiệp để
nâng cao tay nghề của bản thân, tăng tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ giáo viên tiến bộ hơn.
Trong khi dự giờ, người dự giờ phải luôn quan sát một cách tỉ mỉ thái độ, nét
mặt, hành vi, lời nói, cử chỉ, sự quan tâm của học sinh đối với bài học, mối quan hệ
tương tác giữa các học sinh, việc làm và sản phẩm học tập của học sinh; đồng thời suy
ngẫm về tiết dạy nhằm trả lời các câu hỏi: học sinh có năm được yêu cầu của hoạt
động học tập không? Học sinh có tự học, tích cực tham gia các hoạt động học được
không? Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động thế nào? Các thành viên trong nhóm
hoạt động ra sao?... là cơ sở cho việc sẽ trao đổi, chia sẻ sau khi dự giờ để giúp GV có
những hình thức, phương pháp dạy học hiệu quả hơn.
+ Đánh giá công tác đã thực hiện: Trong các buổi sinh hoạt, trao đổi thông tin
hai chiều là điều rất cần thiết, nó góp phần quyết định chất lượng của một buổi sinh
hoạt chuyên môn thành công. GV cùng người chủ trì buổi sinh hoạt trao đổi, nhận xét,

đánh giá, rút kinh nghiệm. Tổ khối trưởng định hướng cho GV bằng những gợi ý liên
quan nội dung đánh giá để GV mạnh dạn nêu, từ đó các thành viên trong tổ thảo luận
đóng góp, thống nhất ý kiến, đề ra các giải pháp khắc phục.
Nội dung đánh giá gắn với các nội dung trọng tâm ở từng giai đoạn (có những
nội dung khác nhau trong các lần họp), thường đánh giá sâu công tác trọng tâm trong
thời gian qua: hạn chế, ưu điểm, biện pháp khắc phục ở các mặt dạy- học, HS, GV,…
Tập trung đánh giá quá trình thực hiện chương trình VNEN, từ đó đề xuất biện pháp
khắc phục hạn chế.
Trao đổi sâu về công tác chủ nhiệm: xây dựng mô hình lớp học theo VNEN,
củng cố nề nếp lớp, cũng như hội đồng tự quản, việc điều hành của nhóm trưởng;
công tác giảng dạy, sử dụng tài liệu VNEN, tổ chức các hình thức dạy học theo mô
hình mới, về quá trình học tập của học sinh (đánh giá tiến độ học tập của học sinh,
biện pháp nâng cao chất lượng HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi - HS năng khiếu, cách ghi
chép sổ nhật kí).
+ Xây dựng phương hướng thực hiện thời gian tiếp theo: Dựa theo kế hoạch
của ngành, trường, chuyên môn để lập kế hoạch hoạt động cụ thể sát với công việc và
thời gian cụ thể. Dựa vào năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên, với mỗi
công việc sẽ phân công - phân nhiệm sao cho phù hợp. Những công tác thực hiện
trọng tâm sẽ được đưa ra thảo luận sâu, cụ thể để tìm ra giải pháp thực hiện hiệu quả,
thiết thực (theo từng giai đoạn). GV là người chủ động nêu những khó khăn, thắc
mắc, đề xuất của mình, để cùng bàn bạc, tìm biện pháp khắc phục.
+ Thảo luận chuyên môn: Nội dung thảo luận thường dựa trên cơ sở những mặt
làm tốt chia sẻ, nhân rộng và trao đổi những khó khăn vướng mắc. Bên cạnh việc bản
thân mỗi GV phải chủ động nghiên cứu kĩ bài, để GV có sự chuẩn bị nội dung kiến
thức cơ bản và kiến thức mở rộng liên quan đến nội dung bài dạy, cần phải có sự phân
công luân phiên hai giáo viên sẽ cùng phụ trách nghiên cứu sâu từ hai đến ba phân
9


môn để giảm bớt áp lực công việc cho giáo viên. (Vì nếu GV chủ quan sẽ dẫn đến dạy

hời hợt, thiếu thông tin cập nhật, lúng túng khi hướng dẫn HS và nhất là khi HS hỏi
thêm).
Các nội dung thường được GV đề ra thảo luận, hướng tổ chức: Chưa hiểu hết ý
của tài liệu; điều chỉnh như thế nào cho phù hợp; cần mở rộng, khắc sâu những bài
nào, cách tổ chức HS tham gia học tập với bài khó dạy, cách đánh giá học sinh thế
nào cho hiệu quả; làm thế nào giảm học sinh chưa hoàn thành và phát triển năng
khiếu cho học sinh năng khiếu,….
d) Tổ chức các hoạt động giao lưu công tác quản lí và sinh hoạt chuyên
môn các cấp (cụm tỉnh, cụm huyện, liên trường) để nâng cao chất lượng sinh
hoạt chuyên môn trường, chuyên môn khối
Sinh hoạt chuyên môn là nhu cầu thực sự cần thiết đối với giáo viên; để sinh
hoạt chuyên môn trở nên gọn nhẹ, có trọng tâm thì chuyên môn, tổ khối trưởng phải
phát huy vai trò là người đầu tàu, tập hợp các thành viên trong đơn vị, trong tổ khối
tích cực nghiên cứu, chuẩn bị những vấn đề trọng tâm và cụ thể xoay quanh các công
việc trọng tâm của chuyên môn như: Đổi mới PPDH; thực hiện giảm tải, điều chỉnh
dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học,…từ đó với sự chủ trì của chuyên môn, tổ
khối các thành viên trao đổi, thảo luận xoay quanh các nhiệm vụ đã được định hướng
để bàn và vạch ra được biệc pháp sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở còn thể hiện vai trò kiểm
tra tư vấn, thúc đẩy của cấp trên. Chính vì thế mà sinh hoạt chuyên môn nhà trường
không thể không có Hiệu trưởng; sinh hoạt chuyên môn khối không thể không có
CBQL nhà trường. Thông qua việc cùng tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn các
cấp quản lí sẽ cùng suy ngẫm về những khó khăn, vướng mắc của GV, cùng bàn biện
pháp thực hiện khả thi hơn những tồn tại vướng mắc, hoặc những công tác trọng tâm
trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu đó mà trong công tác lãnh đạo tôi đã chỉ đạo các bộ phận
chuyên môn của trường, Phòng GD&ĐT, bố trí sắp xếp lịch công tác, tăng cường
xuống cơ sở để cùng tham gia sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề
cùng cơ sở để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở.
Giao lưu công tác quản lí và chuyên môn các cấp là một việc làm hết sức cần

thiết và khả thi, thông qua hoạt động giao lưu, GV có cơ hội được trao đổi kinh
nghiệm, được chia sẻ, học tập những cái hay, mặt mạnh của bạn và rút kinh nghiệm
những khó khăn, vướng mắc, tồn tại; từ đó giúp cho các hoạt động chuyên môn tiểu
học ở các đơn vị trường học gần nhau hơn và phát triển tương xứng hơn. Chính vì thế
mà trong năm học, tôi đã chỉ đạo các bộ phận tổ chức các hoạt động giao lưu cho các
đơn vị trường học trên địa bàn huyện thông qua sinh hoạt chuyên môn liên trường và
sinh hoạt chuyên môn cụm tỉnh định kỳ các tháng, học kỳ,….và cử cán bộ quản lý,

10


GV các đơn vị trường học tham gia các hoạt động giao lưu cấp tỉnh ở một số huyện,
thị.

Ảnh minh họa giao lưu sinh hoạt chuyên môn cấp cụm tỉnh, liên huyện

e) Tổ chức các hội thi cho GV giỏi để đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt
- Học tốt và tăng cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý
giáo dục
Các hội thi giáo viên giỏi là một trong những biện pháp giúp cho đội ngũ GV
được giao lưu, sinh hoạt, trao đổi chia sẻ
kinh nghiệm lẫn nhau, đây cũng chính là
biện pháp có tác dụng tích cực đẩy mạnh
phong trào thi đua dạy tốt - học tốt ở cơ
sở, từng bước nâng cao chất lượng
chuyên môn ở cơ sở.
Từ lý do đó mà định kì hàng năm,
tôi đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT các
huyện, thị, thành phố tổ chức các hội thi
dành cho các GV dạy giỏi để các GV

giỏi được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
Ảnh minh họa hoạt động giáo dục trong
hội thi GVDG cấp tỉnh

trong công tác quản lí và thực hiện giảng dạy,…đây cũng chính là dịp để các CBQL,
GV được trau dồi, rèn luyện năng lực và kiến thức, kỹ năng của mình, ngoài ra còn có
tác dụng đẩy mạnh vai trò của công tác thi đua, khen thưởng trong mỗi đơn vị, mà
chúng ta đã biết, thi đua là động lực thúc đẩy sự phát triển.
Nhằm đổi mới công tác quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý thông qua hệ
thống các phần mềm. Công tác chỉ đạo giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
soạn giảng cũng được ngành quan tâm đúng mức, nhiều tiết dạy tích cực đổi mới
PPDH, phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp HS chủ động trong học tập được
GV tổ chức khéo léo với CNTTđã được diễn ra và đạt nhiều kết quả cao ở mỗi đơn vị
11


trường học. Hiện tại nhiều GV đã thành thạo với việc ứng dụng CNTT trong soạn
giảng góp phần tích cự nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.
IV. KẾT QUẢ
Qua thời gian ứng dụng và trải nghiệm đã đem lại cho ngành giáo dục tỉnh
những hiệu quả thiết thực:
- Các cán bộ quản lý tự chủ và năng động hơn trong công tác quản lý, việc thực
hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý được nhẹ nhàng và tinh gọn hơn,
công tác trao đổi thông hai chiều từ Phòng Giáo dục về cơ sở trường học và ngược lại
nhanh hơn, hiệu quả hơn, kinh phí và công sức cho việc chuyển tải và phát hành văn
bản giảm đi rất đáng kể.
- Chất lượng GV giỏi các cấp ngày một tiến triển và càng có chiều sâu; đặc biệt
số lượng và chất lượng GV giỏi huyện tham gia thi cấp tỉnh ngày một tiến triển và
từng bước khẳng định vị thế của huyện nhà.

- Chất lượng sinh hoạt chuyên môn các cấp có chuyển biến tích cực đã góp
phần thúc đẩy cho các đơn vị trường học từng bước nâng cao chất lượng giáo dục,
chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của ngành có sự chuyển biến tích cực; từng
bước được giữ vững và phấn đấu ngang tầm với các đơn vị tỉnh bạn.
- Về phía học sinh bên cạnh chất lượng giáo dục được nâng cao, học sinh chưa
hoàn thành giảm hẳn qua từng năm, học sinh có năng khiếu được bồi dưỡng và phát
triển tăng dần về số lượng và chất lượng; học sinh bỏ học có chuyển biến giảm đáng
kể qua từng năm; các hội thi, các hoạt động phòng trào, hội thi các cấp học sinh đều
tham gia thi tích cực và đạt được nhiều kết quả rất khả.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Việc nâng cao chất lượng chuyên môn là một việc làm rất cần thiết và hiệu
quả mang lại nhiều kết quả rất khả quan cho ngành. Chất lượng giáo dục của tỉnh nhà
ngày một giữ vững và phát triển đi lên.
- Một số CBQL trường học đã thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng chuyên môn, từ đó đã đề ra nhiều biện pháp để giúp chất lượng sinh hoạt
chuyên môn nhà trường, tổ khối của đơn vị từng bước đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
- Một số giáo viên tổ khối trưởng, giáo viên dạy lớp còn ngại khó, chưa mạnh
dạn trong việc đầu tư xây dựng nội dung chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn
dần dần qua công tác bồi dưỡng đã chủ động và tích cực hơn trong việc thực hiện các
nhiệm vụ được giao, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phát huy vai trò của CBQL, đẩy mạnh sự chủ động, sáng tạo của CBQL trong
việc điều hành và quản lí nhà trường.
12


- Làm cho CBQL, GV nhận thức rõ tác dụng của sinh hoạt chuyên môn, thông
qua việc nâng cao nhận thức, CBQL, GV sẽ chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả các
nhiệm vụ được giao.
- Động viên, khuyến khích kịp thời, đẩy mạnh vai trò của thi đua, khen thưởng
để tạo động lực cho CBQL và GV trong quá trình công tác.

VI. KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo mô hình trường học mới
trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng
nhu cầu đổi mới phương pháp dạy – phương pháp học của học sinh; tạo cơ hội cho GV
học tập nâng cao trình độ, học hỏi nhau; tạo cơ hội cho tất cả HS học và phát triển; xây
dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong nhà trường; giúp GV khắc phục
khó khăn; đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo nghị quyết 29
chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, chuyển từ
trọng tâm trang bị tri thức sang rèn luyện năng lực vận dụng thực tiễn cho HS, chuyển
từ dạy HS học sang dạy HS cách học, cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 86/GPE-VNEN ngày 18 tháng 3 năm 2014 về việc Hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn ở các trường VNEN.
2. Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc
Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam.
3. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Minh Kiếm

13


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................................, ngày

tháng

năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 


Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 

Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

14



×