Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.78 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Sinh viên:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Dung
Ngày sinh: 02/04/2000
Mã sinh viên: B18CQTT017
Lớp: D18CQTT01-B
Điện thoại: 0971079813
Email:
Lớp học phần: Nhóm 5

Giảng viên:

Đinh Thị Hương

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
NỘI DUNG................................................................................................................ 4
Câu 1 ………………………………………………………………………….…….4
Câu 2 ………………………………………………………………………………..5
Lời cảm ơn .................................................................................................................8


LỜI MỞ ĐẦU



Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông đã
đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và trong chương trình giảng dạy.
Đặc biệt em cảm ơn cô Đinh Thị Hương đã hướng dẫn và truyền đạt lại kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học vừa qua, khơng quản tình hình dịch bệnh luôn diễn biến phức
tạp, phải luân phiên giữa học trực tuyến và học trực tiếp tại trường, điều kiện giảng dạy gặp nhiều
cản trở, khó khăn. Cơ đã đã giúp chúng em hiểu về tầm quan trọng của môn phương pháp luận
trong thực tiễn đời sống. Môn học rèn luyện cho em những kỹ năng mềm cần thiết, trang bị những
kinh nghiệm viết báo cáo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ làm đồ án tốt nghiệp. Đó thực sự là những
kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên chúng em. Em mong muốn Học viện tiếp tục đưa thêm các môn
học thuộc linh vực khoa học vào giảng dạy để giúp sinh viên chúng em có thể nâng cao kiến thức
cho chính bản thân cũng như trang bị kiến thức cho cuộc sống, công việc sau này.
Bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi thiếu sót, kinh mong cơ xem xét và góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2021

Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Dung


PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Câu 1:
Tính mới trong nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết
chưa đầy đủ. Tính mới cần được hiểu là, cho dù đã được phát hiện mới, nhưng người nghiên cứu
vẫn cịn tiếp tục tìm kiếm những phát hiện mới hơn. Tính mới của một đề tài nghiên cứu khoa học
được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể liệt kê ra như sau:
a, Đề tài hoàn toàn mới:
Đề tài hoàn toàn mới (trong một phạm vi lãnh thổ nhất định) là những đề tài chưa hoặc
được rất ít người nghiên cứu đến. Những đề tài này thường được đánh giá cao vì kết quả
của đề tài mang lại giá trị cao hơn so với một đề tài nghiên cứu lại đề tài cũ. Đây cũng là

cấp độ mới hồn tồn trong tính mới của đề tài nghiên cứu.
Ví dụ: Nếu về đề tài nghiên cứu về chuyển đổi số trong giáo dục chưa có ai nghiên cứu tới
từ trước tới nay thì đây chính là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới.
b, Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới:
Nói vậy tức là đề tài đã được nghiên cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với
cách tiếp cận mới, đó có thể là cơ sở lí thuyết mới, phương pháp mới hoặc sử dụng cơng
cụ, kĩ thuật nghiên cứu mới.
Ví dụ: Cùng đề tài nghiên cứu về chuyển đổi số trong giáo dục nhưng đề tài trước đó sử
dụng phương pháp khảo sát online còn đề tài này do người khác thực hiện sử dụng phương
pháp phỏng vấn và khảo sát offline thì đó chính là việc sử dụng phương pháp nghiên cứu
mới.
c, Đề tài sử dụng số liệu mới:
Việc sử dụng số liệu mới sẽ giúp kết quả của đề tài có tính cập nhật và khả năng áp dụng
vào thực tiễn cao hơn.
d, Khám phá ra điều mới:
Tức là sau q trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều mà chưa nghiên cứu
nào đã phát hiện ra trước đây, dựa trên cơ sở lí luận đúng đắn. Như vậy đề tài có thể đưa
ra một hướng đi mới mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được. Đây là cấp độ
mới trong phảm vi nhất định.


Câu 2

a. Tên đề tài: Những khó khăn khi thực hiện chuyển đổi hình thức giảng dạy và thi cử sang trực
tuyến của sinh viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thơng trong tình hình đại dịch COVID19 năm 2020.
b. Mục tiêu và phương pháp sử dụng trong đề tài.
- Mục tiêu của đề tài:
Trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành và ngày càng lan rộng, chuyển đổi số đã trở thành
một phương thức quan trọng nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trên nhiều phương diện,
đặc biệt là ở lĩnh vực giáo dục. Tình trạng học sinh, sinh viên đã không thể đến trường trong suốt

một thời gian dài do diễn biến dịch bệnh căng thẳng, bởi vậy việc ứng dụng chuyển đổi số là một
trong những nhiệm vụ cấp thiết đối với mỗi quốc gia trên tồn thế giới nói chung và Học viện
Cơng nghệ bưu chính viễn thơng nói riêng. Mục tiêu của đề tài này là:


Khái qt sơ bộ về tình hình học tập và giảng dạy trực tuyến của giảng viên, sinh viên trong
phạm vi Học viện Cơng nghệ bưu chính viễn thơng.



Chỉ ra những khó khăn thách thức về cơ sở vật chất, trình độ và thái độ của học sinh trong
việc tiếp thu kiến thức qua hình thức học trực tuyến của Học viện Cơng nghệ bưu chính
viễn thơng trong thời kỳ đầu giai đoạn chuyển đổi số giáo dục.



Từ đó, tổng hợp ý kiến về vấn đề, phân tích và đề xuất những giải pháp để khắc phục khó
khan cho quá trình chuyển đổi sang giảng dạy và thi cử trực tuyến tại học viện.

- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
o Phương pháp thu thập thơng tin:


Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn: Trích dẫn một vài nghiên cứu liên quan trước đó
về chuyển đổi số, sau đó phát triển nghiên cứu của bản thân trong môi trường của Học


viện Cơng nghệ bưu chính viễn thơng tại thời điểm dịch bệnh COVID-19 vấn diễn biến
phức tạp.



Phỏng vấn trực tiếp giảng viên, sinh viên trong quá trình dạy học trực tuyến, đặc biệt
là những khó khăn, thách thức mà sinh viên đang gặp phải cũng như thái đội của sinh
viên đối với học tập thơng qua hình thức học này.



Trực tiếp quan sát: quan sát bạn bè, người than đang là sinh viên, giảng viên Học viện
Cơng nghệ bưu chính viễn thông học tập và làm việc. Tập trung vào biểu hiện và thái
độ của họ khi học tập và trao đổi (vui vẻ, thoải mái hay thực hiện một cách đối phó,
các thiết bị, cơ sở vật chất có đủ đáp ứng cho việc học tập, giảng dạy...)



Phỏng vấn chuyên gia trong ngành giáo dục về quá trình chuyển đổi số. Những thách
thức mà những người thực hiện cụ thể ở đây là sinh viên gặp phải là gì?



Làm bảng khảo sát online (bảng hỏi) để lấy ý kiến số đơng với phạm vi sinh viên và
giảng viên tồn bộ Học viện Cơng nghệ bưu chính viễn thơng giúp tiết kiệm thời gian
và chi phí hơn.

o Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên (Chọn ngẫu nhiên sinh viên các khóa, các
khoa khác nhau của Học viện Cơng nghệ bưu chính viễn thơng)

o Phương pháp nghiên cứu tài liệu:


Xác định mục đích nghiên cứu tài liệu: thu thập thơng tin về các nghiên cứu trước đó,

cũng như những khóa học thơng qua hình thức học tập online trước đó. Lấy số liệu hữu
ích và liên quan cho sản phẩm nghiên cứu của bản thân.



Phân tích các nguồn nghiên cứu: Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành, thơng tin
cơng chúng, phương tiện truyền thơng chính thống (TV, báo đài khoa học…) về vấn
đề mà đề tài đề cập, cụ thể ở đây là những thách thức mà sinh viên nói chung đang gặp
phải khi học tập trực tuyến.



Tổng hợp tài liệu

c. Khái quát về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước:
Thơng qua việc tìm hiểu từ nguồn Internet và các trang Báo mạng điện tử, đã có rất nhiều tác
phẩm nghiên cứu liên quan đến chủ đề huyển đổi số trong giáo dục nêu trên, đặc biệt là trong
tình hình diễn biến dịch COVID-19 căng thẳng như hiện nay. Tuy nhiên, chưa có tác phẩm
nào trùng lặp về đề tài cũng như là đối tượng nghiên cứu với đề tài: “Những khó khăn khi thực


hiện chuyển đổi hình thức giảng dạy và thi cử sang trực tuyến của sinh viên Học viện Công
nghệ bưu chính viễn thơng trong tình hình đại dịch COVID-19 năm 2020”.
Tổng hợp một số bài nghiên cứu về chủ đề chuyển đổi số trong giáo dục:


Bài viết “Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải
pháp” của tiến sĩ Tô Hồng Nam, đăng tải vào ngày 07/06/2020




Phóng sự “Chuyển đổi số 2020: Đến từng ngõ, gõ từng nhà” phát sóng trên tạp chí
Kinh tế cuối tuần của đài truyền hình VTV.



Bài báo “Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và nguy cơ” của tác giả
Đỗ Thị Ngọc Quyên đăng trên báo Tia Sáng (ấn phẩm báo khoa học và phát triển)
xuất bản ngày 05/02/2021.



Nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Hungary với đề tài “Digital Transformation
in Education during COVID-19: a Case Study”. Mục tiêu của nghiên cứu này là
khám phá về những trải nghiệm, cảm xúc và biểu hiện tổng thể của học sinh, sinh
viên đối với giáo dục số cũng như những thay đổi trong xã hội hiện nay trước những
ảnh hưởng của COVID-19. Nghiên cứu được công bố vào năm 2020.



Nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Hungary với đề tài “Digital Transformation
in Education during COVID-19: a Case Study”. Mục tiêu của nghiên cứu này là
khám phá về những trải nghiệm, cảm xúc và biểu hiện tổng thể của học sinh, sinh
viên đối với giáo dục số cũng như những thay đổi trong xã hội hiện nay trước những
ảnh hưởng của COVID-19. Nghiên cứu được công bố vào năm 2020.

d. Sử dụng thẻ References trong Wold để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA và
chuẩn MLA

APA



VTV. (2020). Chuyển đổi số 2020: Đến từng ngõ, gõ từng nhà. Kinh tế cuối tuần.
Quyên, Đ. T. (2021, 02 05). Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và nguy cơ.

1. Bài viết “Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp” của
tiến sĩ Tô Hồng Nam, đăng tải vào ngày 07/06/2020
(Nam, 2020)

MLA

VTV. "Chuyển đổi số 2020: Đến từng ngõ, gõ từng nhà." Kinh tế cuối tuần (2020).
Quyên, Đỗ Thị Ngọc. “Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và nguy cơ.” 05 02 2021.
1. Bài viết “Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp” của
tiến sĩ Tô Hồng Nam, đăng tải vào ngày 07/06/2020
(Nam)


LỜI CẢM ƠN
Thông qua bài tiểu luận cũng như kiến thức bộ môn Phương pháp luận nghiên cứ khoa học trên
lớp, em đã học được cách trình bày cấu trúc và nội dung của một bài báo khoa học; nghiên cứu
phân tích và tự xây dựng được đề xuất nghiên cứu cho 1 vấn đề nghiên cứu trong chuyên ngành
học mà em quan tâm. Tuy đề xuất nghiên cứu còn sơ sài, nhiều lỗi sai, nhưng đây cũng một bài
học kinh nghiệm để em có thể xây dựng được những đề tài nghiên cứu tốt hơn, áp dụng những
kiến thức được dạy để tốt nghiệp và có một cơng việc tốt trong tương lai.
Một lần nữa, em xin cảm ơn Học viện Cơng nghệ bưu chính viễn thơng đã đưa mơn Phương pháp
luận nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy, cảm ơn cô Đinh Thị Hương luôn tận tình
giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong suốt kì học đầy khó khăn, gián đoạn do dịch bệnh kéo dài.
Chúc cơ ln mạnh khỏe và gắn bó với sự nghiệp giảng dạy tại Học viện.
Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Dung



×