Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.63 KB, 5 trang )

Họ và tên: Bùi Trung Kiên

Giảng viên: Đ.T. Hương

MSV: B18DCTT048

Nhóm 5 – Kíp 4 – Thứ 4

Lớp: D18CQTT02 - B

Bài Kiểm Tra Kết Thúc Học Phần
Môn Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
Trả lời:
Tính mới trong nghiên cứu khoa học:
Tính mới (là đặc điểm đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong nghiên cứu khoa học)
-

Không trùng lặp đề tài (vấn đề nghiên cứu) với các cơng trình khoa học khác
đã cơng bố. Việc lựa chọn đề tài mới mà chưa có (hoặc có ít) người thực hiện
thể hiện rõ nét tính mới của đề tài bởi khi tiến hành 1 nghiên cứu mới, chăc
chắn kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những kết quả nghiên cứu đầu tiên
(trong phạm vi nghiên cứu nhất định).

-

Cơng cụ, kĩ thuật và tiến trình nghiên cứu mới: Việc người nghiên cứu tìm
được những cơng cụ mới, kĩ thuật mới, tiến trình nghiên cứu mới mới cũng
được đánh giá cao vì nó mang lại kết quả chính xác và giúp cho nghiên cứu sau
được học hỏi cách thức thực hiện nghiên cứu tốt hơn.



-

Khám phá ra những điều hoàn toàn mới: Điều này được thể hiện ở việc tìm
ra những điều mà trước đây chưa từng nghĩ tới hoặc tìm ra. Nếu bạn là người
đầu tiên đưa ra một kết quả nghiên cứu khác với các kết quả trước đó về cùng 1
vấn đề và có lí giải thuyết phục, nghiên cứu của bạn sẽ mở ra một hướng mới
trước đây những người nghiên cứu khác chưa từng thực hiện.

-

Có thể là lí thuyết khoa học mới, dữ liệu mới, phương pháp mới: Tính mới
trong trường hợp này được thể hiện rõ với 2 loại nghiên cứu sử dụng phương


pháp định lượng phổ biến:
+ Với các nghiên cứu liên quan đến kinh tế vĩ mô, việc thay đổi các dữ liệu cũ
bằng các dữ liệu mới giúp đưa ra các kết quả mới cập nhật thực tế hơn, giải
thích được thực tế diễn ra đúng hơn và đưa ra dự báo tương lai tốt hơn.
+ Với các nghiên cứu mang tầm vi mô thường được áp dụng phương pháp
nghiên cứu tình huống với những đối tượng và phạm vi nhất định. Vì vậy việc
nghiên cứu tình huống với những đối tượng mới, phạm vi mới – sử dụng dữ
liệu mới để chạy mơ hình sẽ hiệu quả hơn, giúp đưa ra kết quả nghiên cứu và
đề ra giải pháp thích hợp cho từng tình huống nghiên cứu.
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về chuyển đổi số trong giáo dục, anh (chị) hãy thực hiện
các yêu cầu sau:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã chọn (2
điểm).

d, Sử dụng thẻ References trong Wold để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA và chuẩn MLA (2 điểm).
Trả lời:
a, Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về phương thức áp dụng công nghệ thông tin (Elearning) trong giáo dục và đào tạo trực tuyến của Học Viện Cơng Nghệ Bưu Chính
Viễn Thơng”
b, Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
-

Mục tiêu
• Xác định các cách thức hiệu quả để áp dụng công nghệ thông tin (Elearning) trong quá trình dạy và học trực tuyến của Học Viện Cơng Nghệ
Bưu Chính Viễn Thơng


• Xác định mực độ hiệu quả của việc áp dụng cơng nghệ thơng tin (Elearning) trong q trình dạy và học trực tuyến của Học Viện Cơng Nghệ
Bưu Chính Viễn Thơng.
-

Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu tài liệu
• Phương pháp thực nghiệm
• Phương pháp định lượng
• Phương pháp định tính

c, Tình hình nghiên cứu
-

Tình hình trong nước

Báo cáo về kết quả chuyển đổi số của ngành Giáo dục, Thứ trưởng Bộ GDĐT
Hoàng Minh Sơn cho biết, năm 2007, từ một số ít trường triển khai đào tạo tín chỉ,

cho phép người học đăng ký học tập, xem kết quả học tập, đóng học phí online, đến
nay hầu hết các trường đại học đã triển khai loại hình đào tạo này. Việc đăng ký thi
THPT và xét tuyển qua mạng, các nghiệp vụ quản trị trường học cũng được số hoá,
thực hiện trên nền tảng ứng dụng CNTT.
Năm 2018, ngành Giáo dục đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu toàn quốc về giáo dục
với 53.000 trường học, 710 phòng GDĐT, gần 24 triệu học sinh và hơn 1.4 triệu giáo
viên được gắn mã định danh. Thông tin của 393 trường đại học, cao đẳng với 2,5 triệu
sinh viên, 120.000 giảng viên cũng được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.
Việc phát triển học liệu số cũng được Bộ GDĐT chú trọng triển khai. Đến nay đã
có 5.000 bài giảng e-learning; 2.000 bài giảng dạy trên truyền hình, 200 đầu sách giáo
khoa phổ thơng, 200 thí nghiệm ảo và hơn 35.000 câu hỏi trắc nghiệm.
Thời điểm dịch COVID-19, với phương châm “tạm dừng đến trường, không
ngừng học”, 80% trường phổ thông, 240 cơ sở đào tạo đã tổ chức dạy - học trực
tuyến; trong đó có 79 cơ sở tổ chức quản lý dạy học hoàn toàn qua mạng. Với sự linh
hoạt ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong GDĐT này, ngành giáo dục đã hoàn thành
nhiệm vụ năm học 2019-2020, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giáo viên.


Để đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong GDĐT giai đoạn 20212025, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GDĐT sẽ chú trọng triển khai ở 4
vấn đề cơ bản: Phát triển hệ thống dữ liệu toàn quốc về GDĐT; phát triển, khai thác
hệ thống học liệu và môi trường học tập số; xây dựng và triển khai khung năng lực số
cho học sinh phổ thơng; phát triển triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và chuyển đổi số. (Trung tâm Truyền thơng Giáo dục, 2021)
• Một số đề tài nghiên cứu trong nước
1. Nguyên tắc và xu thế phát triển công nghệ E-learning thế giới và bài học kinh
nghiệm cho giáo dục đại học tại Việt Nam (Hiếu, Đ.T, 2017)
2. Thách Thức Và Giải Pháp Đối Với Đào Tạo Trực Tuyến Tại Việt Nam Trong
Thời Kỳ Đẩy Mạnh Giáo Dục Thông Qua Kỹ Thuật Số (Tâm, N.T., 2017)
3. Đào Tạo Trực Tuyến Trong Thời Đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Và Sự Đổi
Mới Phương Pháp Giảng Dạy Theo Hướng Mơ Hình Hóa (Thơng, N.L, 2017).


-

Tình hình nước ngồi
Hoa Kỳ
Quốc gia này bắt đầu các nỗ lực của mình trong lĩnh vực E-learning từ cuối thế

kỷ 20. Năm 2000, Ủy ban Giáo dục Trên nền tảng Web (Web-based Education
Commission) của Quốc Hội đã ban hành Báo cáo Sức mạnh của Internet trong học
tập (Anderson, B., 2006)
Anh
Trong những năm gần đây, Anh giảm sự quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà
chú ý nhiều hơn vào đổi mới phương pháp dạy và học trong bối cảnh ứng dụng
công nghệ thơng tin và truyền thơng. Các chính sách nhấn mạnh đến mục tiêu lấy
người học làm trung tâm và cho phép các trường được chủ động xây dựng chiến
lược và phát triển Elearning của mình (Anderson, B., 2006)
Hàn Quốc


Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục tại Hàn quốc
bắt đầu từ năm 1996 với Kế hoạch tổng thể quốc gia I (1996-2000) tập trung vào
việc xây dựng hạ tầng công nghệ hàng đầu thế giới cho giáo dục phổ thơng. Sau
đó, Kế hoạch tổng thể II (2000-2005) nhằm vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
thơng qua cho phép tiếp cận miễn phí tài nguyên học tập và huấn luyện giảng viên
(Hwang, 2010)
Hungary
Vào giữa tháng 3 năm ngối, chính phủ Hungary đã đóng cửa toàn bộ trường học
và trường đại học, thay vào đó các lớp học được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Mặc dù việc học trực tuyến là một giải pháp khơng mới, nhưng ở Hungary hình thức
giảng dạy, học tập này trước đây chưa thực sự phổ biến, do đó các giảng viên cũng

như học sinh, sinh viên ở đây đã phải đối mặt với những thách thức mới bên cạnh
những ưu điểm vượt trội mà chuyển đổi số mang lại. (IEEE Xplore, 2020)
• Một số đề tài nghiên cứu ngoài nước
1. Digital Transformation in Education during COVID-19: a Case Study (Bence
Bogdandy, 2020)
2. Digital transformation in education (Bilyalova, A.A, 2019)
3. The blockchain technology as a catalyst fordigital transformation of education
(I Yakovenko, 2019)
d, Trích dẫn tài liệu tham khảo



×