Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.43 KB, 5 trang )

Họ và tên : Đặng Nhật Huy
MSV : B18DCTT044
Lớp : D18CQTT02-B

Giảng viên :Đ.T.Hương
Nhóm 5 – Kíp 4 – Thứ 4

Bài Kiểm Tra Kết Thúc Học Phần
Môn : Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
Tính mới trong nghiên cứu khoa học:
* Tính mới (là đặc điểm đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong nghiên cứu khoa học)
Không trùng lặp đề tài (vấn đề nghiên cứu) với các cơng trình khoa học
khác đã cơng bố. Việc lựa chọn đề tài mới mà chưa có (hoặc có ít) người thực hiện
thể hiện rõ nét tính mới của đề tài bởi khi tiến hành 1 nghiên cứu mới, chắc chắn
kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những kết quả nghiên cứu đầu tiên (trong phạm
vi nghiên cứu nhất định).
Công cụ, kĩ thuật và tiến trình nghiên cứu mới: Việc người nghiên cứu
tìm được những cơng cụ mới, kĩ thuật mới, tiến trình nghiên cứu mới mới cũng
được đánh giá cao vì nó mang lại kết quả chính xác và giúp cho nghiên cứu sau
được học hỏi cách thức thực hiện nghiên cứu tốt hơn.
Khám phá ra những điều hoàn toàn mới: điều này được thể hiện ở việc
tìm ra những điều mà trước đây chưa từng nghĩ tới hoặc tìm ra.
Nếu bạn là
người đầu tiên đưa ra một kết quả nghiên cứu khác với các kết quả trước đó về
cùng 1 vấn đề và có lí giải thuyết phục, nghiên cứu của bạn sẽ mở ra một hướng
mới trước đây những người nghiên cứu khác chưa từng thực hiện.
-

Có thể là lí thuyết khoa học mới, dữ liệu mới, phương pháp mới:


Tính mới trong trường hợp này được thể hiện rõ với 2 loại nghiên cứu sử dụng
phương pháp định lượng phổ biến:
+ Với các nghiên cứu liên quan đến kinh tế vĩ mô, việc thay đổi các dữ liệu cũ
bằng các dữ liệu mới giúp đưa ra các kết quả mới cập nhật thực tế hơn, giải thích
được thực tế diễn ra đúng hơn và đưa ra dự báo tương lai tốt hơn.
+ Với các nghiên cứu mang tầm vi mô thường được áp dụng phương pháp nghiên
cứu tình huống với những đối tượng và phạm vi nhất định. Vì vậy việc nghiên cứu
tình huống với những đối tượng mới, phạm vi mới – sử dụng dữ liệu mới để chạy
mơ hình sẽ hiệu quả hơn, giúp đưa ra kết quả nghiên cứu và đề ra giải pháp thích
hợp cho từng tình huống nghiên cứu.


Câu 2: Từ chủ đề về chuyển đổi số trong giáo dục, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu sau:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên.
Tên chủ đề nghiên cứu:
“Giải pháp giúp chuyển đổi số toàn diện tại các trường THPT ở Hà Nội”
Lý do chọn đề tài:
Vài năm gần đây, “chuyển đổi số” được áp dụng rất là nhiều trong các ngành kinh
tế, kinh doanh, dịch vụ. Cịn trong giáo dục thì phải cho đến bây giờ khi Covid-19 bùng
phát khiến cho nền kinh tế bị trì trệ, học sinh, sinh viên khơng thể đến trường thì “chuyển
đổi số” mới được áp dụng cho ngành giáo dục. Nhưng em lại đặt ra làm sao để thành
cơng, đó là lý do em chọn chủ đề “Giải pháp giúp chuyển đổi số toàn diện tại các
trường THPT ở Hà Nội”.
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
Mục tiêu: Đưa ra những giải pháp để có thể khắc phục những khó khăn trong việc
chuyển đổi số trong giáo dục.
Phương pháp:
+) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện học tập của sinh viên Việt Nam.

- Thu thập thông tin, số liệu từ sách báo, Internet, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu
có liên quan đến đề tài.
+) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng phiếu điều tra đã lập sẵn câu hỏi kết hợp để phỏng vấn trực tiếp các sinh viên ở
các trường trong khu vực nội thành Hà Nội.
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn
(2 điểm).


Nghiên cứu trong nước

Tình hình chuyển đổi số nước ta hiện nay:
Đến nay, toàn ngành giáo dục đã chủ trương, xác định ứng dụng CNTT là 1 trong 9
nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về đổi mới căn bản tồn diện GD&ĐT. Thủ tướng Chính phủ cũng


đã ban hành Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, hỗ trợ đổi mới
dạy - học, nghiên cứu khoa học triển khai trong toàn ngành. Hàng loạt chính sách thúc
đẩy chuyển đổi số giáo dục được ban hành, dần hoàn thiện hành lang pháp lý như các
quy định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo
từ xa trình độ đại học, quy định quản lý, vận hành sử dụng hệ thống CSDL tồn
ngành, mơ hình ứng dụng CNTT trường phổ thông, chuẩn dữ liệu kết nối; hướng dẫn
nhiệm vụ CNTT cho khối đại học, phổ thông hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo điều
hành khác.
Trong quản lý giáo dục, tồn ngành đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng
chung từ Trung ương đến 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT và khoảng 53.000 cơ sở
giáo dục. Hiện nay đã số hóa và định danh dữ liệu của khoảng 53.000 trường học, 1,4
triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. Cơ sở dữ liệu này vừa qua đã hỗ trợ đắc lực công tác
tuyển sinh và thống kê, báo cáo trong toàn ngành; giúp các cấp quản lý ban hành

chính sách quản lý có hiệu quả, vừa qua đã góp phần giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo
viên ở các nhà trường theo từng địa phương, môn học. Khối phổ thông khoảng 82%
các trường sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và
hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. Hệ
thống quản lý hành chính điện tử kết nối 63 sở GDĐT và hơn 300 trường đại học, cao
đẳng trên cả nước với Bộ GDĐT hoạt động thơng suốt, ổn định, phát huy hiệu quả
tích cực.
Về dạy - học, giáo viên toàn ngành được huy động tham gia, đóng góp chia sẻ học
liệu vào kho học liệu số tồn ngành; đóng góp lên Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000
bài giảng điện tử e-learning có chất lượng, kho luận văn tiến sĩ với gần 7.000 luận
văn, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm với trên 31.000 câu hỏi…góp phần xây dựng xã
hội học tập và đẩy mạnh học tập suốt đời.
Về nhân lực số, ở bậc phổ thơng, thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới,
mơn Tin học sẽ được đưa vào giảng dạy bắt buộc ngay từ lớp 3; giáo dục STEM được
lồng ghép trong các môn học, gắn việc học của học sinh thông qua các hoạt động ứng
dụng công nghệ để giải quyết các bài toán và hiện tượng trong cuộc sống. Trong giáo
dục đại học, triển khai cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT, qua đó giúp các cơ sở
đào tạo gia tăng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế để huy động các
nguồn lực của xã hội tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực CNTT, gắn đào tạo với
nhu cầu sử dụng nhân lực ở các doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội.
Những khó khăn tồn tại cần được khắc phục:
- Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in, máy quét),
đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt ở các
vùng xa, vùng khó khăn – cịn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng
yêu cầu cho chuyển đổi số (cả về quản lý giáo dục và dạy - học). Đây cũng là một


nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng về cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức giữa học
sinh sinh viên ở các vùng miền, các nhà trường.
- Số hóa, xây dựng, cập nhật học liệu số, thẩm định, chia sẻ học liệu số đòi hỏi sự đầu

tư lớn về nhân lực (gồm cả nhân lực quản lý và nhân lực triển khai) cũng như tài
chính để đảm bảo kho học liệu số đầy đủ, đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu học tập,
nghiên cứu, tham khảo của học sinh sinh viên ở các cấp học, ngành học, môn học. Vì
vậy hiện nay vấn đề xây dựng học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử, ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần mềm ứng
dụng mơ phỏng) cịn phát triển tự phát, chưa đi vào nề nếp và thành hệ thống, khó
kiểm sốt chất lượng và nội dung học tập. Kéo theo đó là hệ thống giải pháp học tập
VLE/LMS có tính tương tác cao (khác với các hệ thống họp trực tuyến) cũng triển
khai tự phát, thiếu sự đồng bộ và chia sẻ giữa các nhà trường dẫn đến lãng phí chung.
- Thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học liệu số cần hành lang
pháp lý chung phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh
thông tin, giao dịch điện tử và luật chia sẻ cung cấp thông tin, cụ thể như: Quy định
danh mục các thông tin thuộc diện bắt buộc khai báo, nhập liệu - phân biệt với thông
tin cá nhân riêng tư thuộc quyền cá nhân; quy định quyền tác giả cho các bài giảng
điện tử (trường hợp nào được sử dụng, điều kiện gì, sử dụng tồn bộ hay một phần);
quy định khai thác cơ sở dữ liệu, kho học liệu số (những ai được quyền khai thác, khai
thác gì, mức độ đến đâu, điều kiện gì, ai thẩm định, ai cho phép); quy định tính pháp
lý của hồ sơ điện tử nói chung và sổ điểm, học bạ điện tử nói riêng (đặc biệt trong
trường hợp chuyển cấp, chuyển trường ở phạm vi toàn quốc). Chỉ khi các nút thắt này
được tháo gỡ mới thúc đẩy phát triển được hệ thống dữ liệu số, học liệu số đủ lớn
(gồm cả dữ liệu mở), đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia nói chung và giáo dục
đào tạo nói riêng. Hiện tượng cục bộ về dữ liệu còn tồn tại ở khơng ít các địa phương,
nhà trường.
- Trên cơ sở quy định pháp lý chung ở trên, cần hoàn thiện quy định chuyên ngành
giáo dục, cụ thể như: Quy định chương trình học trực tuyến, thời lượng học, kiểm tra
đánh giá trực tuyến, kiểm định chất lượng học trực tuyến, công nhận kết quả học trực
tuyến (khác với học truyền thống); quy định điều kiện tổ chức lớp học, trường học
trên môi trường mạng (kể cả ngắn hạn và dài hạn).
• Nghiên cứu nước ngồi
Vài năm gần đây, các dự báo về xu hướng Digital Transformation thường xoay

quanh Cloud, Edge Compute, the IoT, AR…. Tuy nhiên sắp bước vào 2020 chúng
ta sẽ nói nhiều hơn về: 5G, AI, advanced data analytics, những công nghệ lõi đã
rất thông dụng và sẽ là nền tảng cho sự chuyển dịch kế tiếp
So với Mỹ và Châu Âu, các quy trinh Chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam
đơn giản hơn và có ít rủi ro hơn,


Việt Nam đang có rất nhiều ưu điểm về Chuyển đổi số. Theo phó Giám đốc của
Tibco, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng với tốc độ tăng trưởng
GDP dự kiến 6,5% cho năm 2020 và các năm tiếp theo.
Sự phát triển của các tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng phát triển nhanh nhất tại
Động Nam Á, cho phép các ngành như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có thể phát
triển nhanh chóng.
Việt Nam cũng đang có nguồn nhân lực về các mảng cơng nghê khi hiện tại đang
có rất nhiều trường lớp đào tạo về IT, cung cấp một nguồn lực lớn về các nhân công
công nghệ và nghiên cứu dữ liệu chất lượng cao.
Các tổ chức đa quốc gia cũng đồng thời cung cấp các giải pháp, bao gồm IBM. Và
trong thời gian tới, thị trường tại Việt Nam có thể đón nhận thêm các cơng ty cơng
nghệ như Google và sự xuất hiện của công ty trong nước.
Các quy trình Chuyển đổi số tại Việt Nam cịn có sự xuất hiện của mạng lưới di
động 5G ở 4 thành phố lớn là TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng.
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn APA và chuẩn MLA (2 điểm)
Tài liệu thâm khảo:




Chuẩn APA
(Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,

chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4., 2019)
(Schoemaker, See Sooner, Act Faster: How Vigilant Leaders Thrive in an Era of
Digital Turbulence (Management on the Cutting Edge), 2019)
(Siebel, Digital Transformation: Survive and Thrive in an Era of Mass Extinction,
2019)
Chuẩn MLA
(Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.)
(Schoemaker, See Sooner, Act Faster: How Vigilant Leaders Thrive in an Era of
Digital Turbulence (Management on the Cutting Edge))
(Siebel, Digital Transformation: Survive and Thrive in an Era of Mass Extinction)



×