Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài thi luật kinh tế 1 đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.87 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Luật kinh tế 1

Số báo danh: 02

Mã số đề thi: 06
Ngày thi: 08/06/2021

Lớp: 2101PLAW0321
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Anh

Số trang: 03

Điểm kết luận:
GV chấm thi 1:
…….………………………......
GV chấm thi 2:
…….………………………......


Bài làm
Câu 1: Phân tích để chỉ ra điểm khác nhau giữa thành viên hợp tác xã và thành viên
công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cho ví dụ minh họa.
Trả lời
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Ngoài một số
điểm tương đồng chung cơ bản, thì thành viên của hợp tác xã và thành viên công ty
TNHH hai thành viên trở lên có sự khác biệt như:
1. Về số thành viên


Tại khoản 1 điều 3 luật hợp tác xã 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở
hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương
trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,... quản lý hợp tác xã.”
Như vậy số thành viên tối thiểu của hợp tác xã là 7 thành viên và khơng có hạn chế số
lượng thành viên tối đa. Trong khi đó, tại cơng ty TNHH hai thành viên trở lên thì số
lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên theo quy định của luật doanh
nghiệp. Cụ thể tại khoản 1 điều 46 của luật doanh nghiệp 2020 đã chỉ rõ “Công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ
chức, cá nhân... doanh nghiệp”
2. Về vấn đề góp vốn
Góp vốn là nghĩa vụ cơ bản của các nhà đầu tư khi tham gia doanh nghiệp. Khi tham gia
vào hợp tác xã, các xã viên cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn, tuy nhiên các vấn
đề việc góp vốn của thành viên hợp tác xã có điểm khác biệt so với góp vốn của thành
viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Tài sản góp vốn: Theo luật hợp tác xã năm 2012, thành viên của hợp tác xã có thể góp
vốn cũng có thể góp sức để trở thành thành viên. Trong khi đó tại khoản 1 điều 34 của
luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật,
tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”, áp dụng cho cả thành viên của
công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Thời hạn, mức vốn góp: Ngồi ra, tại khoản 1 điều 17 theo quy định luật hợp tác xã
2012 có chỉ rõ: “Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và
theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.” Cũng tại
khoản 3 của điều này, quy định thời hạn góp đủ vốn khơng vượt quá 06 tháng, kể từ ngày
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được
kết nạp.
Trong khi đó, đối với thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên thì mức vốn
góp khơng hạn chế mức tối đa. Về thời hạn góp vốn, thì thành viên phải góp vốn đủ cho
cơng ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh


Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2101PLAW0321

Trang 1/…..


nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành
chính để chuyển quyền sở hữu tài sản (khoản 2 điều 47 luật doanh nghiệp 2020).
3. Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động
Mọi thành viên của hợp tác xã đều có quyền quản lý, bình đẳng và biểu quyết ngang nhau
khơng phụ thuộc vào phần vốn góp, cụ thể được quy định tại khoản 3 điều 7 luật hợp tác
xã 2012: “Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau
khơng phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã;... theo quy định của điều lệ.”
Khác với hợp tác xã, các thành viên trong cơng ty TNHH hai thành viên trở lên đều có
quyền điều hành và quản lý công ty nhưng quyền biểu quyết thì phụ thuộc và tỷ lệ phần
vốn góp theo quy định tại khoản 2 điều 47, điểm b khoản 1 điều 49 của luật doanh nghiệp
2020.
4. Chấm dứt tư cách thành viên
Các quy định về trường hợp bị chấm dứt tư cách thành viên ở hợp tác xã và công ty
TNHH hai thành viên trở lên đa số đều có điểm tương đồng như thành viên bị chết, mất
tích, hợp tác xã/doanh nghiệp bị giải thể, tự nguyện rời khỏi,... thì thành viên của hợp tác
xã có thêm điểm khác biệt như sau: Theo điểm e khoản 1 điều 12 luật hợp tác xã 2012 tư
cách thành viên sẽ bị chấm dứt nếu “Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản
phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo
quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm”. Trong khi đó cơng ty TNHH hai thành
viên trở lên không quy định điều này.
Như vậy, bên cạnh những điểm tương đồng thì thành viên hợp tác xã và thành viên cơng

ty TNHH hai thành viên trở lên có nhiều điểm khác biệt. Qua các điểm khác nhau đó, chủ
thể có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại hình để góp vốn sản xuất kinh doanh.
➢ Ví dụ minh họa
- Hợp tác xã Hưng Thịnh
• Chủ nhiệm hợp tác xã: Nguyễn Đình Hướng
• Địa chỉ: Tiểu Khu 3 xã Mường Bú, Mường La, Sơn La
• Số lượng thành viên: 36
• Tổng số vốn góp thành viên: 6,646,434 VND
• Dịch vụ cung cấp: Thủy lợi, điện, cung ứng giống, khuyến nông, hậu cần khai thác
khác.
- Công ty TNHH phần mềm FPT
• Chủ tịch Hội đồng thành viên: Chu Thị Thanh Hà
• Địa chỉ: Tịa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu
Giấy, Hà Nội
• Sản phẩm: sản xuất phần mềm
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Câu 2:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2101PLAW0321

Trang 2/…..


2.1.
- Theo khoản 1 điều 5 về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
tại luật phá sản 2014 đã quy định: “Chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một
phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày
khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn.”

Trong trường hợp này, cơng ty Hắc Công Tử đã ký hợp đồng vay nợ của Quang, Kiên, Tú
vào ngày 04/06/2021 với thời hạn trả nợ là 2 năm kể từ ngày vay, tức khoản nợ đến hạn
của doanh nghiệp này là 04/06/2023. Nhưng đến ngày 15/11/2024, quá 3 tháng kể từ ngày
khoản nợ đến hạn mà cơng ty vẫn chưa trả nợ, do đó chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản. Bên cạnh đó, Quang là chủ nợ có đảm bảo, Tú là chủ nợ có đảm bảo
một phần (vì cơng ty vay 850 triệu nhưng thế chấp bằng quyền sử dụng đất có giá trị 700
triệu thấp hơn số tiền công ty vay), Kiên là chủ nợ không có bảo đảm. Nên theo quy định
thì Tú và Kiên là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty Hắc Công
Tử.
- Theo khoản 1 điều 4 luật phá sản: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
là doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ trong thời hạn
03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.” Như vậy, công ty Hắc Công Tử mất khả năng
thanh tốn bởi khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể
từ ngày đến hạn thanh toán.
Theo điểm b khoản 1 điều 8 luật phá sản 2014 quy định: Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với đối với doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp thuộc trường hợp sau: “Doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh tốn có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau”
Công ty Hắc Công Tử được thành lập tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, văn
phòng đại diện tại tỉnh Phú Thọ và mất khả năng thanh tốn nên theo quy định Tịa án
nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết phá sản công ty Hắc Công Tử.
→ Như vậy, Tú và Kiên là người là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết phá sản công ty Hắc
Công Tử.
2.2.
Theo điểm đ khoản 1 điều 211 luật doanh nghiệp 2020 quy định, “Cầm cố, thế chấp, tặng
cho, cho thuê tài sản” được cho là hoạt động bị cấm từ khi có quyết định giải thể doanh
nghiệp. Như vậy, ngay sau có quyết định giải thể doanh nghiệp, công ty Hắc Công Tử thế
chấp một cây xăng của mình cho ngân hàng để thành lập công ty Bạch Cô Nương là vi

phạm pháp luật.
---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Anh

- Mã LHP: 2101PLAW0321

Trang 3/…..



×