Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

6 nguyên tắc để thuyết trình tốt hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.04 KB, 3 trang )

6 nguyên tắc để thuyết trình tốt hơn
Thuyết trình là một kĩ năng quan trọng của tất cả mọi người
trong thời đại ngày nay.
1. Ngắn gọn, dễ hiểu
Nguyên tắc đầu tiên khi thuyết trình là không nói quá dài. Bởi khi bạn nói quá dài và mất nhiều
thời gian sẽ khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khiến họ mất hết kiên nhẫn, chẳng
còn hơi sức đâu để nghe hay đặt câu hỏi. Ngược lại, họ sẽ có cảm giác như bị “tra tấn” trong suốt
quá trình nghe.
Lúc này, họ chỉ thấy “may mắn” khi bài thuyết trình kết thúc và chỉ nghĩ đến việc ra về cho khỏe
(!) Họ không muốn nghe gì thêm nữa và tất nhiên, sẽ chẳng có ai tiếp thu bất kì một điều gì trong
bài thuyết trình của bạn.
Vì vậy, trước mỗi lần thuyết trình, hãy xem lại bài nói của bạn có quá dài hay không? Nhiều chi
tiết hay màu mè quá không? Nội dung bài thuyết trình có quá nhiều chuyện ngoài lề, thành ra
quên nhấn mạnh điểm chính hay không? Có nói quá nhiều thông tin không cần thiết hay không?
Trả lời tốt các câu hỏi này sẽ khiến bài thuyết trình của bạn ngắn gọn mà vẫn truyền tải được đầy
đủ nội dung cần thiết.
2. Tránh các vấn đề nhạy cảm, động chạm
Động chạm đến vấn đề nhạy cảm của người nghe là điều tối kỵ trong mỗi bài thuyết trình. Có thể
bạn không cố ý, nhưng điều đó sẽ khiến người nghe cảm thấy ức chế, phản cảm và thậm chí họ
có thể cảm thấy mình đang bị xúc phạm, bêu xấu,
Vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ các đối tượng ngồi nghe bạn thuyết trình. Phải đọc và suy xét thật kĩ
những nội dung trong bài thuyết trình. Một câu hỏi bạn luôn thường đặt ra là “tôi có nói cái gì
nhạy cảm, đụng chạm đến ai, để rồi làm người nghe thấy phản cảm, không còn tập trung vào
chủ đề tôi nói?”. Khi đảm bảo được điều này, nghĩa là bạn đã thành công một phần của bài
thuyết trình.
3. Phải "chạm" đến người nghe
Trong thực tế, có một hiện tượng rất phổ biến là một số người tỏ ra lắng nghe chăm chú, tỏ vẻ
hứng thú, thậm chí vỗ tay khí thế, nhưng thực ra thì họ lại đang nghĩ về một vấn đề khác, hay đặt
câu hỏi “đang nói gì vậy, bao giờ mới xong đây?”
Lí do rất đơn giản, những gì bạn nói toàn mang tính trừu tượng, xa vời, lý thuyết, chẳng ăn nhập
gì đến đời sống thực tế hằng ngày, cùng những vấn đề họ thực sự quan tâm vì thế không thu hút


được họ.
Vì thế, để bài thuyết trình thành công, bạn cần “gãi đúng chỗ ngứa” của người nghe. Nghĩa là
những thông điệp của bạn nói ra phải thiết thực, phải ăn nhập với thực tiễn và phù hợp với nhu
cầu của người đang nghe. Bạn phải hiểu bạn đang nói cho ai? Đang nói cái gì?
4. Có điểm nhấn và thông điệp rõ ràng
Một bài thuyết trình dài dòng, lan man và không rõ ý sẽ khiến người nghe cảm thấy mơ hồ, rối
rắm, thậm chí đến khi bạn nói xong, họ không biết bạn mới nói cái gì. Và tất nhiên đó sẽ là một
bài thuyết trình thất bại.
Vậy điều phải làm là gì? Bạn cần trình bày một cách rõ ràng mạch lạc, có điểm nhấn và thông
điệp rõ ràng. Có dẫn chứng, minh họa cụ thể, đẹp mắt càng tốt và tuyệt đối tránh tình trạng loạn
nhịp và “loãng” thông tin.
5. Chủ động rút ra kinh nghiệm
Sau mỗi bài thuyết trình, bạn nên và cần thiết phải nhìn lại bài thuyết trình của mình, tự đánh giá
kết quả, tự đặt ra các câu hỏi cho mình, càng nhiều càng tốt. Bởi nếu biết tự đặt cho mình những
câu hỏi khó, khắt khe để đánh giá, thì bạn sẽ có được những kinh nghiệm quý báu và càng ngày,
bạn sẽ càng trở nên khéo léo hơn và dễ biết cách đi vào lòng người nghe và thuyết phục họ hơn.
6. Tự tin
Sự tự tin là một trong những điều cực kỳ cần thiết, thậm chí là bắt buộc phải đáp ứng đủ nếu bạn
muốn bài thuyết trình của mình đi đến thành công. Đơn giản là vì chẳng ai dám đặt niềm tin hoặc
tiền bạc của mình vào một vấn đề, dự án mà đến cả người nghĩ ra nó cũng không dám đảm bảo
sẽ thành công và giờ còn đang ấp úng, ngập ngừng trong cuộc họp. Bởi vậy mới nói, sự tự tin, tin
tưởng vào chính sản phẩm mình nghĩ ra sẽ tạo nên một sự tác động tâm lý một cách vô thức. Nó
sẽ khiến người nghe cảm thấy trước hết là an tâm, sau đó mới có tâm trí để bắt đầu suy nghĩ,
phân tích nhiều khía cạnh hơn về vấn đề mà bạn đặt ra.

×