Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐỖ THỊ NGA
NGHIÊN CỨU LỢI THẾ CẠNH TRANH
SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN S
Ĩ KINH T

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.31.10.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM VÂN Đ
ÌNH
HÀ NỘI, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công tr
ình nghiên c
ứu của tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đ
ã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Nga
ii
LỜI CÁM ƠN
Lu
ận án này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Kin


h t
ế
nông nghi
ệp
và Chính sách Khoa Kinh t
ế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp
Hà N
ội.
Tôi xin bày t
ỏ l
òng biết ơn sâu sắc nhất tới Giáo sư Tiến sĩ Ph
ạm Vân Đ
ình
,
ngư
ời

ớng dẫn khoa học
đ
ã tận tình giúp đỡ
và định h
ướng
giúp tôi trư
ởng th
ành
trong công tác nghiên c
ứu
và hoàn thi
ện Luận án
.

Trong su
ốt quá tr
ình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự

ớng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo
trong B
ộ môn Kinh tế
nông nghiệp và Chính sách, Bộ môn Phát triển nông thôn Khoa Kinh tế và Phát
tri
ển nông thôn, Viện Đào tạo Sau đại học
. Tôi xin ghi nh
ận và biết ơn sự
giúp đ

quý báu c
ủa các Thầy, Cô.
Lu
ận án được thực hiện
v
ới sự
h
ỗ trợ của Quỹ T
ư
ởng niệm Ginés
-Mera dành
cho các Nghiên c
ứu sinh
c
ủa Trung tâm Nông ngh
i

ệp nhiệt đới
Qu
ốc tế
(CIAT),
đư
ợc t
ài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
Qu
ốc tế
(IDRC), tôi xin trân
tr
ọng c
ám ơn s
ự hỗ trợ quý báu n
ày
.
Tôi xin trân tr
ọng c
ám ơn Lãnh
đạo
S
ở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, S
ở Công Thương
; Ban Giám đ
ốc
các Công ty kinh doanh xu
ất khẩu cà phê
;
Chính quy

ền địa ph
ương
, các đ
ại lý kinh doanh c
à phê, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh v
ật tư, phân bón
và bà con nông dân t
ỉnh Đắk Lắk
và t
ỉnh Gia Lai
đ
ã nhiệt
tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện luận án.
Trong th
ời gian
h
ọc tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự
h
ỗ trợ

giúp đ

t
ận t
ình
t

Lãnh
đ

ạo Khoa Kinh tế và
Ban Giám hi
ệu
Trư
ờng Đại học Tây
Nguyên, tôi xin trân tr
ọng c
ám ơn.
Cu
ối cùng,
tôi xin bày t
ỏ lòng biết ơn t
ới các đ
ồng nghiệp, bạn bè và gia
đ
ình,
đặc
bi
ệt l
à chồng
tôi, đ
ã luôn k
ịp thời
đ
ộng vi
ên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt
nh
ất
giúp tôi hoàn thành Lu
ận án của m

ình.
Hà N
ội, ngày tháng năm 201
2
Tác gi
ả Luận án
Đ
ỗ Thị Nga
iii
MỤC LỤC
L
ời cam đoan
i
L
ời cám ơn
ii
M
ục lục
iii
Danh m
ục các ký hiệu
, các ch
ữ viết tắt
vi
Danh m
ục bảng
vii
Danh m
ục biểu đồ
ix

Danh m
ục sơ đồ
x
Danh m
ục hộp
xi
MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5
3 Các câu hỏi nghiên cứu 5
5 Những đóng góp mới của Luận án 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ CẠNH
TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN 9
1.1 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 9
1.1.1 Khái niệm lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 9
1.1.2 Đặc điểm lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức
kinh tế 15
1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 18
1.1.4 Nội dung của lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 18
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 21
1.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 29
1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà
phê ở một số nước trên thế giới 29
1.2.2 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản
phẩm cà phê Việt Nam 38
iv
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 44
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo lợi thế cho phát triển cà phê 44
2.1.2 Những bất lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc

nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 44
2.1.3 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của tỉnh Đắk Lắk 45
2.1.4 Các tác nhân tham gia ngành hàng cà phê 47
2.1.5 Đặc điểm của các tổ chức kinh tế trong ngành hàng cà phê nhân
của tỉnh Đắk Lắk 48
2.2 Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích 51
2.2.1 Tiếp cận nghiên cứu 51
2.2.2 Khung phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 52
2.3 Phương pháp nghiên cứu 54
2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 54
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu 55
2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 59
2.3.4 Phương pháp phân tích 59
2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 67
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ
PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK 71
3.1 Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 71
3.1.1 Hiệu quả sản xuất cà phê nhân 71
3.1.2 Chất lượng sản phẩm cà phê nhân 75
3.1.3 Thị phần 82
3.1.4 Khả năng đáp ứng cầu 85
3.2 Nhân tố ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân 93
3.2.1 Điều kiện tự nhiên 93
3.2.2 Năng lực của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê 95
3.2.3 Điều kiện cầu trong nước 107
3.2.4 Các ngành hỗ trợ và đầu tư công 109
v
3.2.5 Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê 117
3.2.6 Tác động của chính sách 121
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM

CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK 129
4.1 Nâng cao năng lực của người sản xuất - kinh doanh 131
4.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng cường khả năng tiếp
cận thông tin thị trường và khoa học kỹ thuật 131
4.1.2 Nâng cao năng lực tổ chức sản xuất để tăng hiệu quả và chất
lượng sản phẩm cà phê nhân 134
4.2 Nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa 139
4.2.1 Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp 139
4.2.2 Mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa 141
4.3 Nâng cao năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu
tư công 143
4.3.1 Tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng của các ngành cung
cấp yếu tố đầu vào 143
4.3.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả dịch vụ khuyến nông 145
4.3.3 Nâng cao năng lực và hiệu quả dịch vụ tín dụng 146
4.3.4 Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 147
4.3.5 Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ 148
4.3.6 Hoàn thiện công tác quy hoạch sản xuất cà phê 149
4.4 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành hàng cà phê 150
KẾT LUẬN 154
1 Kết luận 154
2 Kiến nghị 156
Danh m
ục các công trình khoa học đã công bố có liên qua đến luận án
157
Tài li
ệu tham khảo
158
Ph
ụ lục

167
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ đầy đủ
BCEC
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột
BQ
Bình quân
BSCA
Hiệp hội sản xuất Cà phê đặc biệt Brazil
CB
Chế biến
CNC
Hội đồng Cà phê Quốc gia Colombia
CS
Cộng sự
CSHT
Cơ sở hạ tầng
FAOSTAT
Trung tâm Thống kê - Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc
FNC
Liên đoàn Nông dân trồng cà phê Quốc gia Colombia
GI
Chỉ dẫn địa lý
ICO
Tổ chức Cà phê Quốc tế
KD
Kinh doanh
LIFFE

Sàn giao dịch cà phê London
NC
Nghiên cứu
NN
Nông nghiệp
PT
Phát triển
PTNT
Phát triển nông thôn
SCAI
Hiệp hội Cà phê đặc biệt Indonesia
SX
Sản xuất
TBKT
Tiến bộ kỹ thuật
UBND
Ủy ban nhân dân
VICOFA
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
WASI
Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
XK
Xuất khẩu
vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
1.1 So sánh ưu như
ợc điểm của 2 phương pháp chế biến cà phê

25
2.1 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk 45
2.2 Cơ c
ấu các mặt hàng cà phê xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk
46
2.3 Di
ện tích v
à sản lượng cà phê của các huyện trong vùng nghiên cứu
54
2.4 T
ổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu
55
2.5 Phân t
ổ mức độ quan trọng của từng yếu tố
58
2.6 Phân t
ổ mức độ tác động của từng yếu tố
58
2.7 Mô hình ma tr
ận SWO
T 61
2.8 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 67
3.1 Năng su
ất sản phẩm c
à phê của các hộ nông dân Đắk Lắk năm 2010
71
3.2 Năng su
ất cà phê của Việt Nam và một số nước năm 2009
72
3.3 Giá thành 1 t

ấn c
à phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk
73
3.4 Giá thành 1 t
ấn cà phê nhân của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước
73
3.5 Chi phí ngu
ồn lực trong n
ước cho 1 tấn cà phê nhân của Đắk Lắk
74
3.6 H
ệ số chi phí nguồn lực của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước
74
3.7 L
ợi nhuận
s
ản xuất
cà phê nhân c
ủa Đắk Lắk, Gia Lai và một số n
ư
ớc
75
3.8 Nh
ận biết thông tin chất lượng sản phẩm cà phê của nông dân
76
3.9 Cơ c
ấu chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của các
doanh nghi
ệp
78

3.10 Th
ị phần cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk và một số nước
83
3.11 Chi phí và t
ốc độ bốc xếp tại cảng của
Vi
ệt Nam và Indonesia
89
3.12 Chất lượng đất trồng cà phê năm 2009 94
3.13 Hi
ệu quả sản xuất cà phê vối theo chất lượng đất
95
3.14 Lao đ
ộng cho sản xuất c
à phê của hộ nông dân
95
3.15 Hi
ệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích
97
3.16 V
ốn sản xuất c
à phê của hộ nông dân
97
viii
3.17 Năng lực tài chính của các công ty 100
3.18 M
ức độ tác động của năng lực công ty đối với lợi thế cạnh tranh
s
ản
ph

ẩm cà phê nhân
100
3.19 Ảnh h
ư
ởng của việc áp dụng quy trình sản xuất đến hiệu quả sản xuất
cà phê 101
3.20 Năng su
ất c
à phê theo giống
102
3.21 So sánh lư
ợng phân bón thực tế sử dụng ở hộ nông dân
v
ới lượng
phân bón khuy
ến cáo
103
3.22 S
ản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk
106
3.23 Kh
ả năng cung ứng phân bón cho sản xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk
109
3.24 So sánh giá phân bón th
ực tế nông dân phải trả với giá nhập khẩu
110
3.25 Trình
độ của cán bộ khuyến nông
111
3.26 Tình hình vay vốn của các nông hộ trồng cà phê 112

3.27 T
ỷ lệ
đư
ờng
nh
ựa và
đư
ờng
bê tông ở các tuyến đư
ờng giao thông của
Đ
ắk L
ắk 114
3.28 Di
ện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới
115
3.29 M
ức độ tác động của các hoạt động hỗ trợ đối với lợi thế cạnh
tranh
s
ản phẩm cà phê nhân
116
3.30 Hi
ệu quả sản xuất c
à phê theo hình thức liên kết
118
3.31 Mức độ tác động của tổ chức quản lý ngành hàng đối với lợi thế cạnh
tranh s
ản phẩm c
à phê nhân

121
3.32 Ảnh h
ưởng của tỷ giá đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
123
3.33 Chi
ến l
ược phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
c
ủa các
t
ổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk
126
4.1 Ngu
ồn lao động ở các hộ nông dân trồng c
à phê
132
4.2 So sánh ch
ất lượng cà phê nhân theo giống
135
4.3 Quy ho
ạch sản xuất cà phê đến năm 2015 và 2020
150
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Trang
3.1 Các y
ếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân
77

3.2 Giá xuất khẩu cà phê nhân của Đắk Lắk và một số nước 81
3.3 Ch
ỉ số giá đơn vị cà phê nhân của Đắk Lắk và một số nước châu Á
81
3.4 Th
ị phần khối l
ượng cà ph
ê nhân xu
ất khẩu
c
ủa Đắk Lắk v
à Gia Lai
so v
ới cả nước
83
3.5 Thay đ
ổi của các thị tr
ường lớn về sản phẩm cà phê nhân
c
ủa Đắk Lắk
84
3.6 Cơ c
ấu chủng loại cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk
88
3.7 (a và b) Cơ c
ấu lao động của hộ sản xuất c
à phê
theo trình
đ
ộ văn hóa và

trình độ chuyên môn 96
3.8 Th
ời điểm bán c
à phê của các hộ nông dân
98
3.9 Năng l
ực tổng hợp của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
cà phê
trên đ
ịa b
àn tỉnh Đắk Lắk
99
3.10 Th
ời điểm thu hoạch cà phêở các nông hộ
104
3.11(a và b) Hình th
ức v
à phương tiện chế biến cà phê ở nông hộ
104
3.12 Quy mô và t
ốc độ tăng lượng tiêu thụ nội địa cà phê của Đắk Lắk
108
3.13 T
ỷ lệ tiêu dùng nội địa của Viêt Nam (Đắk Lắk) và một s
ố n
ước
108
3.14 Khó khăn c
ủa hộ khi vay vốn
113

3.15 Ngu
ồn thông tin thị trường các doanh nghiệp
l
ựa chọn tiếp cận
120
3.16 Bi
ến động giá cà phê trên thị trường tỉnh Đắk Lắk năm 2010
122
4.1 Nhu c
ầu thông tin của người sản xuất cà phê
133
4.2 Nguồn thông tin đối với người sản xuất cà phê 133
4.3 Ti
ếp cận kiến thức canh tác cà phê của nông dân
133
4.4 Lo
ại h
ình khuyến nông ưa thích của nông dân
146
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Tên sơ đồ
Trang
1.1 L
ợi thế cạnh tranh sản phẩm c
à phê nhân 21
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê
nhân 28
2.1 Các tác nhân tham gia ngành hàng cà phê t

ỉnh Đắk Lắk
48
2.2 Khung nghiên c
ứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
53
3.1 T
ỷ lệ khối l
ượng và giá tiêu thụ sản
ph
ẩm c
à phê nhân
ở tỉnh Đắk Lắk
năm 2010 86
3.2 Đánh giá các tiêu th
ức về
l
ợi thế cạnh tranh sản phẩm c
à phê nhân
c
ủa
các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk 92
3.3 Tóm t
ắt các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh
s
ản phẩm c
à phê
nhân c
ủa các tổ chức kinh tế
124
4.1 Liên k

ết sản xuất c
à phê bền vững giữa hộ nông dân v
à doanh nghi
ệp
139
xi
DANH MỤC HỘP
STT
Tên hộp
Trang
3.1 Nh
ững người nắm vai trò quyết định giá cà phê
90
3.2 Xuất khẩu giá CIF 91
3.3 Có th
ể duy trì sản xuất cà phê trên đất ít thích nghi
94
3.4 Khó khăn v
ề vốn của hộ nôn
g dân 99
3.5 K
ỹ thuật canh tác, chế biến
- y
ếu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh
105
3.6 Lý do tham gia Hi
ệp hội ng
ành hàng
119
4.1 Lý do tiêu dùng và không tiêu dùng cà phê 142

1
MỞ ĐẦU
1 S
ự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay cà phê đ
ã th
ật sự trở thành một ngành hàng quan trọng trong nền
kinh tế thế giới. Hàng năm ngành cà phê thế giới đ
ã cung c
ấp sinh kế cho khoảng
25 triệu người sản xuất và 100 triệu người tham gia vào l
ĩnh v
ực chế biến và kinh
doanh cà phê [82], [90]. Cà phê là mặt hàng buôn bán lớn thứ hai của thế giới đang
phát triển sau dầu mỏ. Tổng giá trị cà phê xuất khẩu hàng năm đạt trên 10 tỷ đô la,
doanh số bán lẻ cà phê trên toàn cầu đạt hơn 70 tỷ đô la [15]. Ở một số nước kinh tế
phát triển phụ thuộc vào cà phê như Burundi, Uganda, Rwanda, Ethiopia, tỷ trọng
giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu [80].
Ở Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.
Vào đầu những năm 1980, cả nước có khoảng 20 nghìn hecta cà phê, cho sản lượng
hàng năm từ 4 đến 5 nghìn tấn cà phê nhân. Sau 20 năm, diện tích trồng cà phê của
nước ta đ
ã
đ
ạt nửa triệu hecta với sản lượng khoảng 1 triệu tấn. Đến năm 2006, mặt
hàng cà phê của Việt Nam đ
ã có m
ặt ở gần 80 quốc gia, xuất khẩu đạt kim ngạch 1,2
tỷ USD và gia nhập câu lạc bộ 9 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD [15], [51].
Cà phê c

ũng là m
ột ngành thu hút nhiều lao động. Hàng năm, ngành sản xuất
cà phê có thể tạo việc làm cho khoảng 600 - 800 nghìn nhân công, góp phần nâng
cao thu nhập và đời sống cho người dân ở khu vực miền núi và Tây Nguyên.
Hội nhập kinh tế quốc tế đ
ã t
ạo ra những cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt
Nam phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, sinh thái để nâng cao khả năng
cạnh tranh. Năm 2009, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt trên
1.023 nghìn tấn, chiếm 18% thị phần của toàn thế giới và là quốc gia đứng thứ 2 sau
Brazil về khối lượng cà phê xuất khẩu [93]. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đ
ã
và đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên các khía cạnh sau:
Một là, chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam thấp, hầu hết sản
phẩm tiêu thụ không theo tiêu chuẩn thế giới. Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chủ
yếu qua các trung gian, chưa tiếp cận trực tiếp được với Sàn giao dịch cà phê
2
London, giá xuất khẩu thấp và không ổn định. Điều này đã làm hạn chế uy tín và
hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hai là, sức mạnh thị trường tiêu dùng nội địa đối với sản phẩm cà phê yếu,
cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng tiêu dùng trong nước về chất lượng, chủng
loại… chưa đủ mạnh để tạo áp lực cải tiến công nghệ, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Ba là, năng lực của người sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê trong
nước kém, trình
đ
ộ sản xuất và công nghệ chế biến lạc hậu, sản xuất thiếu tính bền
vững; Tổ chức quản lý ngành hàng lỏng lẻo, chưa phát huy sức mạnh liên kết để
nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu sản phẩm.
Do vậy, việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của nước ta
là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua,

Chính phủ và các Bộ/Ngành đ
ã đ
ề xuất và thực thi nhiều chương tr
ình, chính sách
cần thiết nhằm tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, thúc đẩy
phát triển bền vững ngành cà phê, trong đó có Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt ngày 26/8/2008, tạo cơ chế thúc đẩy ngành
cà phê trong nước phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên. Tỉnh
có diện tích tự nhiên là 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2010 là hơn 1,7 triệu người,
trong đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn là trên 75%
[9]. Tỉnh có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản nói chung
và sản xuất cà phê nói riêng. Năm 2010, toàn tỉnh xuất khẩu hơn 350 ngh
ìn t
ấn cà
phê, chiếm trên 30% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. C
ũng gi
ống như t
ình
trạng chung của cả nước, tổ chức sản xuất cà phê của Đắk Lắk chủ yếu dưới hình
thức nông hộ quy mô nhỏ; Tiêu thụ sản phẩm qua nhiều trung gian (người thu gom,
đại lý, công ty chế biến, xuất khẩu); Năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh của
các tổ chức kinh tế hạn chế; Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, phụ thuộc
vào thương hiệu nước ngoài, dẫn đến lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thấp.
3
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê
nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức
kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết.

Trong những năm qua, đ
ã có nhi
ều công trình nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh nói chung và lợi thế cạnh tranh nói riêng sản phẩm cà phê ở Việt Nam. Các
nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm cà phê của
nước ta trong điều kiện tự do hóa thương mại và những khuyến nghị về chính sách
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam.
So sánh lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam với các nước sản xuất cà phê
trên thế giới theo hai hướng tiếp cận là so sánh về lượng và về chất, Trần Ngọc Hư-
ng (2002) cho rằng cà phê Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao i) Năng suất cà phê
của Việt Nam vượt xa năng suất của các nước sản xuất cà phê trên thế giới, kể cả
những nước luôn dẫn đầu về sản lượng như Brazil, Colombia, Indonesia và Ấn Độ;
ii) Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Brazil; iii) Hiệu
quả (tỷ lệ giá bán/chi phí sản xuất) đứng thứ ba sau Brazil và Indonesia [18]. Chỉ
tiêu nghiên cứu được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm
cà phê của Việt Nam đó là hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) [22], [23],
[48]. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng có
lợi thế so sánh mạnh trong sản xuất cà phê xuất khẩu; Tuy nhiên lợi thế trong sản
xuất cà phê rất nhạy cảm với giá xuất khẩu, năng suất cà phê và giá các yếu tố đầu
vào; Do đó để duy trì lợi thế so sánh đối với sản phẩm cà phê thì việc nâng cao giá
xuất khẩu cà phê là rất cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyễn Võ Linh
(2008) còn cho rằng mặc dù có lợi thế về năng suất và chi phí sản xuất nhưng khả
năng cạnh tranh của cà phê Đắk Lắk còn hạn chế trên các khía cạnh, đó là chất
lượng sản phẩm, công nghệ chế biến, thương hiệu… [22].
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam chịu tác động bởi nhiều
nhân tố. Theo Trần Ngọc Hưng (2002), sự gia tăng sản lượng và năng suất cà phê
của Việt Nam là dựa vào sự dồi dào của các yếu tố sản xuất đầu vào như thổ
4
nhưỡng, khí hậu và nguồn lao động. Những lợi điểm về đất đai và khí hậu là yếu tố
hết sức quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh của ngành mà cho dù có can thiệp bằng

những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại c
ũng không th
ể thực hiện được [18].
Nghiên cứu của Hoàng Thúy Bằng và CS. (2004) cho rằng sản phẩm cà phê
Robusta Việt Nam trong quá khứ có khả năng cạnh tranh chủ yếu dựa trên bốn yếu
tố chính i) Giá lao động rẻ, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm; ii) Năng suất
cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và sử dụng nhiều phân bón, nước tưới; iii) Lợi
thế về khoảng cách vận chuyển, các vùng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam đều
gần các cảng xuất khẩu và iv) Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với ngành cà
phê thông thoáng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy
trì, do những hạn chế, đó là i) Quy mô sản xuất nhỏ, thiếu các dịch vụ hỗ trợ đối với
người trồng cà phê; ii) Chính sách tín dụng ưu đ
ãi c
ủa Nhà nước khó tiếp cận tới
đối tượng hưởng lợi; iii) Cơ sở hạ tầng nông thôn hạn chế làm tăng chi phí vận
chuyển và iv) Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại
thế giới [2]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Tiệm (2004) c
ũng ch
ỉ ra rằng
mặc dù những kết quả khả quan đ
ã đ
ạt được, song ngành cà phê nước ta vẫn chưa
có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới do việc sử dụng giống không bảo đảm
chất lượng, biện pháp canh tác, đặc biệt là việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, nước tưới chưa hợp lý, làm ảnh hưởng đến chi phí, chất lượng sản phẩm và môi
trường sinh thái [42].
Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam
được đề cập nhìn chung
đ
ều tập trung vào các khía cạnh: i) Phát triển cà phê hiệu

quả bền vững để giảm giá thành và tăng chất lượng sản phẩm [22], [23], [29]; ii)
Tăng cường đầu tư công tác khuyến nông, tín dụng và cơ sở hạ tầng [2], [23]; iii)
Chủ động lựa chọn cơ cấu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh phù hợp với yêu cầu của
thị trường trong nước và thế giới, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh ở
cả thị trường trong nước và nước ngoài [29]; iv)Quy hoạch tổng thể diện tích trồng
cà phê để đầu tư đúng hướng, có trọng điểm và hiệu quả và v) Hoàn thiện đồng bộ
các chính sách như chính sách tỷ giá, chính sách thuế, chính sách tín dụng [23].
5
Tóm lại, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu sơ lược khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam hoặc đánh giá khả
năng cạnh tranh ngành cà phê trên các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật riêng lẻ và đề xuất
các giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngành. Chưa có công tr
ình nào nghiên c
ứu sâu, đầy đủ, hệ thống về lợi thế cạnh
tranh sản phẩm cà phê nhân và phân tích một cách toàn diện các nhân tố tác động
đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk
để đề xuất các giải pháp, chính sách đồng bộ nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm
cà phê nhân. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của Luận án mang tính thời sự
và có ý ngh
ĩa
cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu lợi thế cạnh
tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài
Luận án tiến s
ĩ c
ủa mình.
2 M
ục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân và đề xuất
các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của
các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế
cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.
- Đánh giá thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ
chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh
tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê
nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk.
3 Các câu h
ỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
6
- Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế
ở tỉnh Đắk Lắk như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà
phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với lợi thế cạnh tranh sản
phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk là gì?
- Để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh
tế ở tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện những giải pháp nào?
4 Đ
ối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ
chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, với các chủ thể là các hộ nông dân trồng cà phê, những
người thu mua cà phê, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ cà phê nhân.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá lợi thế cạnh tranh sản
phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân; Trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức
kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung phân tích và đánh giá tập trung chủ yếu vào hai
loại chủ thể là hộ nông dân và doanh nghiệp, là những tác nhân quan trọng trong
ngành hàng cà phê nhân và có vai trò quyết định đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm
cà phê nhân.
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2010; Số liệu điều tra
tập trung vào năm 2010; Định hướng và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh sản
phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
5 Những đóng góp mới của Luận án
Luận án đ
ã góp ph
ần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Luận án đ
ã xác đ
ịnh lợi thế cạnh tranh sản
phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) là sự vượt trội so với
7
sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả, chất lượng, thị phần
và khả năng đáp ứng cầu. Luận án c
ũng đ
ã làm rõ các nhân t
ố tác động đến lợi thế
cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm điều kiện tự nhiên, năng lực của các tổ
chức sản xuất kinh doanh cà phê, điều kiện cầu trong nước, các ngành hỗ trợ và đầu
tư công, tổ chức quản lý ngành hàng cà phê và chính sách của Chính phủ. Các giải
pháp và chính sách nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân c

ũng đ
ư
ợc
tổng hợp bao gồm các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh;
nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa; nâng cao
năng lực và khả năng đáp ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công; hoàn thiện tổ
chức quản lý ngành hàng.
Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, Luận án
đ
ã xây d
ựng khung phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ
chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
được phân tích ở bốn khía cạnh, đó là i) Hiệu quả (năng suất, chi phí sản xuất, giá
thành, lợi nhuận); ii) Chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn chất lượng, cơ cấu chất
lượng); iii) Thị phần (trong nước, nước ngoài, khả năng giữ vững và mở rộng thị
phần) và iv) Khả năng đáp ứng cầu (kênh tiêu thụ, thương hiệu, chủng loại, mẫu
mã, ph
ương th
ức bán hàng).
Luận án đ
ã phâ
n tích những lợi thế và bất lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm
cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu rõ lợi thế cạnh
tranh về năng suất, giá thành sản phẩm và thị phần. Sản phẩm cà phê nhân của các
tổ chức kinh tế tỉnh Đắk Lắk kém lợi thế cạnh tranh ở chất lượng sản phẩm và năng
lực đáp ứng cầu thấp. Luận án đ
ã
đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đ
ẩy và làm
cản trở việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh

tế ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Năng lực của các tổ chức kinh tế
sản xuất kinh doanh cà phê nhân (tài chính, nhân lực và tổ chức sản xuất); iii) Sức
mạnh của cầu nội địa; iv) Năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và
đầu tư công (cung cấp đầu vào, cơ sở hạ tầng, khuyến nông, tín dụng, xúc tiến
thương mại…) v) Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê (liên kết giữa các tác nhân
8
trong ngành hàng, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, luật pháp, chính sách) và vi)
Chính sách của Chính phủ. Luận án c
ũng đ
ã kh
ẳng định việc tạo lập và phát triển
lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân là yêu cầu tất yếu khách quan trong hội
nhập kinh tế quốc tế; Đồng thời nhấn mạnh quan điểm cạnh tranh dựa vào lợi thế
t
ĩnh (d
ựa vào nguồn lực sản xuất vốn có như tài nguyên, lao động ) không còn phù
hợp, để nuôi dưỡng và phát triển lợi thế cạnh tranh bền vững sản phẩm cà phê nhân
cần tạo dựng các lợi thế mới, đặc trưng dựa vào đổi mới và sáng tạo (cải tiến chất
lượng, thương hiệu, chủng loại…).
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đ
ã xác đ
ịnh các giải pháp và
chính sách phù hợp nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ
chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nâng cao năng lực cho các tổ chức kinh
tế sản xuất kinh doanh cà phê (lao động, tài chính, tổ chức sản xuất) là nền tảng
quyết định; Bên cạnh đó cần tích cực cải thiện môi trường vi mô và vĩ mô (nghiên
cứu phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa, các ngành hỗ trợ và
đầu tư công, tổ chức quản lý ngành hàng) và sự hỗ trợ từ chính sách kinh tế v
ĩ mô
của Chính phủ để phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN
1.1 Cơ s
ở lý luận về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
1.1.1 Khái niệm lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân
Thực tế cho đến nay, các thuật ngữ về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và lợi
thế cạnh tranh được nhiều người quan tâm và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trao đổi xung quanh các khái niệm này.
* Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh (competitiveness) của một quốc gia, một ngành kinh tế, hay một
sản phẩm là một vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các doanh nghiệp khi
bước vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cạnh tranh là động lực, là một trong
những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được của sản xuất
hàng hóa. Theo Diễn đàn cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD, 2002) về tính cạnh tranh thì “tính cạnh tranh của một doanh nghiệp, ngành
hay quốc gia là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia hay vùng tạo ra
mức thu nhập nhân tố và tuyển dụng nhân tố tương đối cao khi phải đối mặt với
cạnh tranh quốc tế”[dt.38]. Nói cách khác cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh
về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh nhằm giành những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn
nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Cạnh tranh
bao gồm việc cạnh tranh giành các nguồn lực sản xuất, cạnh tranh về khoa học và
công nghệ, cạnh tranh để chiếm l
ĩnh th
ị trường tiêu thụ, cạnh tranh bằng giá cả và
phi giá cả, bằng chất lượng hàng hóa, dịch vụ, bằng phương thức thanh toán… Cạnh
tranh có nhiều loại cạnh tranh giữa người mua và người bán, cạnh tranh giữa người

bán với nhau hoặc giữa người mua với nhau, cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh
10
tranh giữa các ngành, cạnh tranh trong giới hạn quốc gia và quốc tế. Theo Porter M.
(1985) thì cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi
nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang
có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo
chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi [27].
* Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng ganh đua, khả năng đấu tranh để tồn tại
trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá
cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm c
ũng như
khả năng khai thác các cơ hội thị
trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở
ba cấp độ khác nhau bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
Thế nào là một quốc gia có sức cạnh tranh? Có nhiều giải thích khác nhau
về sức cạnh tranh quốc gia. Có quan điểm cho rằng cạnh tranh quốc gia có thể phụ
thuộc vào việc sở hữu những nguồn tài nguyên thiên nhiên hay nguồn lao động dồi
dào và giá rẻ, hoặc là một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư. Quan điểm
khác thì tranh luận rằng chính sách của Chính phủ có tác động lớn nhất tới sức cạnh
tranh. Định ngh
ĩa c
ủa Báo cáo cạnh tranh toàn cầu (GCR, 2002), tính cạnh tranh
của một quốc gia là “khả năng gia tăng và duy tr
ì lâu dài m
ức sống dân cư, có ngh
ĩa
là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, được đo lường bằng sự thay
đổi GDP đầu người”. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF, 2000) đ

ã s
ử dụng 8 nhóm
yếu tố chủ yếu để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia (1) mức độ mở cửa hay hội
nhập, (2) sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường, (3) công nghệ, (4) kết cấu hạ
tầng, (5) lao động, (6) trình
đ
ộ quản lý, (7) Chính phủ và (8) thể chế. Theo Lê Đăng
Doanh (2006), năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội,
nâng cao đời sống của người dân [12].
Porter M. trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh quốc gia (1990) cho rằng khái
niệm có ý ngh
ĩa v
ề cạnh tranh quốc gia là năng suất quốc gia hay năng suất sử dụng
11
các nguồn lực (nhân công và vốn) [28]. Đó là yếu tố quyết định hàng đầu đối với
mức sống của một quốc gia. Để duy trì
đư
ợc sự tăng trưởng về năng suất đ
òi h
ỏi
một nền kinh tế phải tự nâng cấp mình liên tục. Các doanh nghiệp của quốc gia phải
không ngừng cải thiện năng suất trong các ngành kinh tế bằng cách nâng cao chất
lượng sản phẩm, đưa thêm vào các tính năng mới, cải tiến công nghệ sản phẩm và
nâng cao hiệu quả sản xuất.
V
ề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
: cho đ
ến nay vẫn chưa có một
khái ni

ệm thống nhất. Theo cách tiếp cận thương mại truy
ền thống, năng lực cạnh
tranh c
ủa doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của
doanh nghi
ệp.
Theo T
ổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), năng lực cạnh
tranh c
ủa doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên c
ơ s
ở sử dụng
các y
ếu tố sản xuất có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế [50]. Một số tác giả khác lại lập luận năng lực
c
ạnh tranh của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Theo Tr
ần Sửu (2005), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp l
à khả năng tạo
ra l
ợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ
c
ạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao v
à phát triển bền vững [
36].
Theo V
ũ
Tr
ọng Lâm (2006), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo

d
ựng, duy tr
ì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
[21].
Tương tự, tác giả Nguyễn Hữu Thắng (2009) cũng cho rằng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng duy tr
ì và nâng cao l
ợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ
sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố
sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững [39].
Nhìn chung, các quan
đi
ểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đề cập
ở trên đều nhấn mạnh đến khả năng nổi trội của doanh nghiệp thông qua việc tạo ra
năng suất cao, chất lượng tốt, giữ vững thị phần; sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản
xuất, tiết kiệm chi phí để đạt lợi nhuận cao và bền vững.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản
phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường [12]. Năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa
12
và dịch vụ trao đổi trên thị trường quốc tế là rất quan trọng và nó bảo đảm cho hàng
hóa dịch vụ có thể chiếm l
ĩ
nh khách hàng trên thị trường thế giới [85].
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội
của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị
trường. Hay sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị
phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ
so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở
cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định.
Với cách tiếp cận trên, sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt

trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản
phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng, có ngh
ĩa
là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao hơn trên 1 đơn vị giá cả là những
sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng
lực cạnh tranh quốc gia cao đ
òi h
ỏi có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh;
đồng thời phải xây dựng môi trường kinh doanh, chính sách v
ĩ mô và k
ết cấu hạ
tầng thích hợp. Để doanh nghiệp cạnh tranh tốt thì
đi
ều kiện, tiền đề kinh doanh của
nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế v
ĩ mô ph
ải rõ ràng, có thể dự báo
được, môi trường kinh tế phải ổn định. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể
hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh
doanh. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ có năng lực
cạnh tranh khác nhau.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh tập trung vào hai cách tiếp cận khác nhau,
đó là lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Một quốc gia có lợi thế so sánh đối với
những ngành sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào [4], [20]; Trong
khi đó lợi thế cạnh tranh nhấn mạnh đến cạnh tranh toàn cầu liên quan đến chiến
lược mà nó bao gồm không chỉ mậu dịch mà còn cả đầu tư nước ngoài. Nói cách
khác, lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào
đó của một quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện
13

tự nhiên, tài nguyên hay con người… Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào
thường được coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh bảo
đảm cho sự thành công trên thị trường quốc tế. Lợi thế cạnh tranh phải là khả năng
cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như khách hàng, nhà đầu tư
hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp [16].
* Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Theo từ điển Wikipedia, lợi thế cạnh tranh (competitive advantage) là sở hữu
của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có
lãi. Khi nói
đ
ến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc
gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là
một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp, sản phẩm), vừa có tính v
ĩ mô (

cấp quốc gia).
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ
cạnh tranh nhờ sở hữu các nguồn lực, các điều kiện thuận lợi hơn, ưu việt hơn trong
hoạt động kinh tế. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền
lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh
tranh đạt được nhờ trao cho khách hàng giá trị lớn hơn, hoặc thông qua giá hạ, hoặc
bằng cách cung cấp những lợi ích mà có thể biện minh cho mặt bằng giá cao hơn
[19]. M. Porter lập luận rằng, lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh
nghiệp (sản phẩm) có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn chi phí của
doanh nghiệp đ
ã b
ỏ ra. Có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản, đó là chi phí tối ưu và
khác biệt hóa [27]. Doanh nghiệp (sản phẩm) có lợi thế chi phí nếu chi phí tích l
ũy

từ việc thực hiện các hoạt động giá trị của họ thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Có
hai phương pháp chính để doanh nghiệp có lợi thế chi phí, đó là kiểm soát các yếu
tố tác động đến chi phí và định hình lại chuỗi giá trị (áp dụng quy trình sản xuất,
chế biến, phân phối, quảng cáo khác biệt và có hiệu quả hơn). Một sản phẩm khác
biệt hóa khi nó cung cấp điều gì
đó là duy nh
ất và có giá trị cho người mua, thông
qua đó nâng cao mức độ hài lòng hoặc đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách

×