Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số tỉnh bắc trung bộ và một số đặc điểm sinh học của ancylostoma caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



VÕ THỊ HẢI LÊ




NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ðỘNG NHIỄM GIUN TRÒN
ðƯỜNG TIÊU HOÁ CỦA CHÓ Ở MỘT SỐ TỈNH
BẮC TRUNG BỘ VÀ MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC
CỦA ANCYLOSTOMA CANINUM, BỆNH LÝ HỌC
DO CHÚNG GÂY RA, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Ký sinh trùng học thú y
Mã số : 62 62 50 05


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM SỸ LĂNG
2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM






HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan rằng: đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận án này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này
đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận án


Võ Thị Hải Lê



ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các thầy hướng dẫn khoa học:
Phó giáo sư - Tiến sỹ Phạm Sỹ Lăng
Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Hữu Nam
Sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y, Viện Đào tạo Sau đại học, Trung tâm
Thông tin thư viện Lương Định Của, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Sự giúp đỡ quý báu của thầy, cô giáo Khoa Thú y, Trường Đại học

Nông nghiệp Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thọ và tập thể các thầy, cô trong
Bộ môn Ký sinh trùng.
Sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Nghệ An.
Tôi cũng nhận được sự hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các anh,
chị thuộc Cơ quan Thú y vùng III.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo và các anh, các chị.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.


Tác giả luận án


Võ Thị Hải Lê




iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii


Các ký hiệu và chữ viết tắt ix

Danh mục bảng x

Danh mục hình xii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1

Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 3
3

Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

4

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1

Những giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó đã được
phát hiện 5

1.1.1


Họ giun đũa chó (Ascarididae Baird, 1853) 6

1.1.2

Họ giun móc (Ancylostomatidae Looss, 1905) 18

1.1.3

Giun tóc (Trichuris vulpis Froelich, 1789) 29

1.1.4

Giun thực quản (Spirocerca lupi Rudolphi, 1809) 31

1.2

Thuốc tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa của chó 36

1.3

Biện pháp phòng trừ bệnh 40

Chương 2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1

Địa điểm nghiên cứu 42

2.1.1


Vị trí địa lý khu vực Bắc Trung bộ 42

2.1.2

Đất 43



iv
2.1.3

Hệ thống sông ngòi 44

2.1.4

Khí hậu 44

2.1.5

Dân cư 45

2.1.6

Khu hệ động vật, thực vật 45

2.1.7

Tình hình chăn nuôi, thú y 46


2.2

Thời gian nghiên cứu 47

2.3 Nội dung nghiên cứu 47
2.3.1

Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa
của chó tại vùng nghiên cứu 47

2.3.2

Xác định tình trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó
tại vùng nghiên cứu 47

2.3.3

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của A. caninum 47

2.3.4

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do A. caninum gây ra
cho chó 48

2.3.5

Xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc mebendazole
và pyrantel 48

2.4


Phương pháp nghiên cứu 48

2.4.1

Thiết kế nghiên cứu 48

2.4.2

Phương pháp xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở
đường tiêu hóa của chó nuôi tại vùng nghiên cứu 49

2.4.3

Phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun
tròn đường tiêu hóa của chó 49

2.4.4

Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng A.
caninum trong điều kiện phòng thí nghiệm 50

2.4.5

Phương pháp đo kích thước của trứng và ấu trùng A. caninum 51

2.4.6

Phương pháp gây nhiễm ấu trùng A. caninum giai đoạn L
3


cho chó 51



v
2.4.7

Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh
do A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51

2.4.8

Phương pháp xác định bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do
A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51

2.4.9

Phương pháp xác định bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh do
A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51

2.4.10 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó bị
bệnh do A. caninum trong thực nghiệm 52

2.4.11 Phương pháp xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc
mebendazol và pyrantel 52

2.5. Đối tượng, nguyên vật liệu nghiên cứu 52

2.5.1 Đối tượng nghiên cứu 52


2.5.2 Nguyên, vật liệu nghiên cứu 52

2.5.3 Dụng cụ, hóa chất 52

2.6

Bố trí thí nghiệm 53

2.6.1

Thí nghiệm 1: xác định thành phần loài, tỷ lệ, cường độ
nhiễm giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó 53

2.6.2 Thí nghiệm 2: nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của A.
caninum 54

2.6.3 Thí nghiệm 3: gây nhiễm ấu trùng dạng L
3
của A. caninum
cho chó 55

2.5.4 Thí nghiệm 4: xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của
chó mắc bệnh A. caninum trong thực nghiệm 55

2.6.5 Thí nghiệm 5: xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của
chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 56

2.6.6 Thí nghiệm 6: xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó bị
bệnh do A. caninum trong thực nghiệm 57




vi
2.6.7

Thí nghiệm 7: đánh giá hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc
mebendazole và pyrantel trong thực nghiệm. 57

2.6.8

Thí nghiệm 8: xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc
mebendazol và pyrantel trong thực địa 58

2.7

Phương pháp xử lý số liệu 59

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61

3.1

Thành phần giun tròn ký sinh đường tiêu hóa của chó nuôi tại
vùng nghiên cứu 61

3.2

Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại vùng nghiên cứu 64

3.2.1


Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó tại vùng
nghiên cứu 64

3.2.2

Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo địa hình 66

3.2.3

Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo phương
thức chăn nuôi 69

3.2.4

Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi
tại vùng nghiên cứu 71

3.2.5

Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa theo
lứa tuổi chó 78

3.3

Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học của A. caninum 84

3.3.1

Sức đề kháng của trứng A. caninum ở các môi trường có độ

pH khác nhau 83

3.3.2

Sức đề kháng của trứng A. caninum ở các môi trường hóa
chất khác nhau 85

3.4

Khảo sát một số đặc điểm sinh học của A. caninum 90

3.4.1

Hình thái và sự phát triển của trứng A. caninum 90

3.4.2

Sự phát triển của ấu trùng A.caninum ở điều kiện phòng thí
nghiệm 93



vii

3.4.3

Thời gian phát triển của ấu trùng A. caninum ở điều kiện
phòng thí nghiệm 97

3.4.4


Giai đoạn từ ấu trùng gây nhiễm đến khi phát triển thành
giun trưởng thành có khả năng đẻ trứng của A. caninum qua
thực nghiệm 99

3.4.5

Thời gian hoàn thành vòng đời của A. caninum qua thực
nghiệm 100

3.5. Khảo sát một số đặc điểm bệnh lý do A. caninum gây ra ở chó 102

3.5.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong
thực địa 102
3.5.2.

Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong
thực nghiệm 104

3.5.3

Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 105

3.5.4

Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực
nghiệm. 109

3.5.5. Bệnh tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh do A. caninum
trong thực địa 110


3.5.6

Bệnh tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh do A.caninum
trong thực nghiệm 113

3.6

Xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó mắc bệnh do A.
caninum 116

3.6.1

Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu của chó mắc bệnh do A.
caninum trong thực nghiệm 116

3.6.2

Một số chỉ tiêu bạch cầu và công thức bạch cầu của máu chó
mắc bệnh do A.caninum trong thực nghiệm 119

3.7

Xác định hiệu lực của thuốc tẩy trừ A. caninum 122



viii
3.7.1


Hiệu lực của mebendazole và pyrantel tẩy trừ A. caninum
trong thực nghiệm 122

3.7.2.

Hiệu lực tẩy trừ A. caninum của mebendazole và pyrantel
trong thực địa 128

3.8

Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh 125

3.8.1

Diệt ký sinh trùng ở chó 126

3.8.2

Diệt ký sinh trùng ở môi trường bên ngoài 133

3.8.3

Phòng bệnh cho chó 129

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 130

1 Kết luận 130

2 Đề nghị 132


CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

PHỤ LỤC 144









ix
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải nghĩa
A. caninum Ancylostoma caninum
A. braziliense Ancylostoma braziliense
+ Có nhiễm
cs Cộng sự
ELISA Enzyme -Linked ImmunoSorbent Assay
GABA Gamma Amino Butyric Acid
OIE International Office of Epizootics
- Không nhiễm, Không theo dõi, Không xuất hiện, Đến
L

Larvae
> Lớn hơn

≤ Nhỏ hơn hoặc bằng
Nxb Nhà xuất bản
S. lupi Spirocerca lupi
/ Trên
P Trọng lượng
T. canis Toxocara canis
T. leonina Toxascaris leonina
T. vulpis Trichuris vulpis
U. stenocephala Uncinaria stenocephala
≈ Xấp xỉ




x
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Thành phần loài giun tròn ký sinh đường tiêu hoá của chó nuôi
tại vùng nghiên cứu 62

3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó tại vùng nghiên cứu 64

3.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi tại các vùng
có địa hình khác nhau 67

3.4 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo phương thức
chăn nuôi 69


3.5 Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của chó
qua mổ khám 73

3.6 Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của chó
tại vùng nghiên cứu qua xét nghiệm phân 76

3.7 Biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo lứa tuổi của chó 80

3.8 Sức đề kháng của trứng A.caninum ở môi trường có độ pH
khác nhau 86

3.9 Sức đề kháng của trứng A. caninum trong một số môi trường
hoá chất 89

3.10 Hình thái, kích thước và sự phát triển của trứng A.caninum 93

3.11 Sự phát triển của ấu trùng A.caninum ở môi trường nước máy 97

3.12 Sự phát triển của ấu trùng A.caninum trong điều kiện phòng thí
nghiệm 100

3.13 Thời gian thấy trứng của A. caninum trong phân chó sau khi gây
nhiễm 102

3.14 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong
thực địa 105



xi

3.15 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong
thực nghiệm 108

3.16 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 109

3.17 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực
nghiệm 113

3.18 Biến đổi bệch tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh nhiễm
A. caninum trong thực địa 116

3.19 Biến đổi bệnh tích vi thể của ruột non chó mắc bệnh do A. caninum
trong thực nghiệm 119

3.20 Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu của chó mắc bệnh do
A.caninum trong thực nghiệm 122

3.21 Công thức bạch cầu trong máu chó mắc bệnh do A. caninum
trong thực nghiệm 125

3.22 Hiệu lực tẩy A. caninum của mebendazole và pyrantel cho chó
trong thực nghiệm 128

3.23 Kết quả tẩy giun móc A.caninum của chó trong thực địa 129









xii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Vòng phát triển của T. canis 10

1.2 Vòng phát triển của T. leonina 11

1.3 Vòng phát triển của Ancylostomatidae 22

1.4 Vòng phát triển của T. vulpis (Theo Bowman, 1999) 30

1.5 Vòng phát triển của S. lupi 33

2.1 Bản đồ 3 tỉnh Bắc Trung bộ 43

3.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại vùng nghiên cứu 66

3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở các vùng địa
hình khác nhau 68

3.3 Biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo phương
thức chăn nuôi 71

3.4 Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hoá của chó qua mổ
khám 75


3.5 Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của chó khi xét
nghiệm phân 78

3.6 Biến động về tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa theo
lứa tuổi của chó. 83

3.7 Trứng A. caninum trong môi trường pH = 5, phôi bào bị teo và
dồn về một bên. 87

3.8 Phôi bào co cụm và thoát ra khỏi vỏ 87

3.9 Trứng A. caninum phát triển tới ấu trùng trong môi trường pH = 9 87

3.10 Ấu trùng hình thành trong trứng ở môi trường NaOH 5% 91

3.11 Trứng của A.caninum trong môi trường Ca(OH)
2
3%, phôi bào co
cụm, không phát triển 91

3.12 Ấu trùng L
1
môi trường ở NaOH 5% 92



xiii
3.13 Ấu trùng còn sống 92


3.14 Trứng của A.caninum mới ra môi trường (x150) 96

3.15 Ấu trùng hình thành trong trứng (x150) 96

3.16 Ấu trùng dạng L
1
(x150) 98

3.17 Ấu trùng dạng L
2
(x150) 98

3.18 Ấu trùng dạng gây nhiễm L
3
(x150) 99

3.19 Sơ đồ thời gian hoàn thành vòng phát triển của A.caninum ở điều
kiện nhiệt độ mùa thu 104

3.20 Sơ đồ thời gian hoàn thành vòng phát triển của A. caninum ở
điều kiện nhiệt độ mùa đông 105

3.21 Chó gầy, lông xù khi mắc bệnh do giun móc 106

3.22 Xác chó gầy, bộc lộ rõ xương sườn 110

3.23 Xoang bụng chó tích nước 110

3.24 Phổi chó bị xuất huyết từng đám 112


3.25 Manh tràng chó bị xuất huyết 112

3.26 Niêm mạc ruột xuất huyết điểm 112

3.27 Giun móc bám chắc vào niêm mạc ruột non 112

3.28 Lát cắt ngang giun móc chó trong ruột (mũi tên màu xanh), lông
nhung bị đứt nát (mũi tên màu đỏ) (HE x 60) 121

3.29 Khoảng lông nhung rách nát do giun móc cắm sâu vào niêm mạc
hút máu (HE x 150 ) 121
3.30 Giun móc cắm sâu vào niêm mạc ruột (HE x 600) 121

3.31 Đỉnh lông nhung ruột hoại tử (HE x 600) 121

3.32 Số lượng trứng của A. caninum thải ra trong phân sau thời gian
điều trị 130


1
ðẶT VẤN ðỀ

1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong số những động vật được con người nuôi dưỡng và thuần hoá thì
chó là loài vật được thuần hoá sớm nhất. Với khả năng phát triển đặc biệt về
thính giác và khứu giác, loài chó rất nhanh nhẹn, mặt khác trung thành với
người nuôi, vì thế đã phục vụ đắc lực cho các mục đích khác nhau của con
người như trông nhà, đi săn, kéo xe, làm xiếc, làm cảnh…do đó nhu cầu về
phát triển đàn chó ngày càng được nâng cao, kể cả về số lượng và chất lượng.
Từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, chó được coi như bạn của người, là

động vật quan trọng trong nhiều gia đình ở nông thôn và thành phố, góp phần
canh giữ nhà, trong phần lớn trường hợp còn là động vật cưng, được quan tâm
và chăm sóc đặc biệt (Hailu và cs, 2011) [81]. Ở Việt Nam, từ xa xưa, loài
chó đã được con người thuần hóa, nuôi dưỡng với mục đích trông giữ nhà và
cung cấp thực phẩm cho người là chủ yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển
kinh tế, xã hội có tính chất toàn cầu, nhu cầu sử dụng chó trong các hoạt động
kinh tế, xã hội ngày càng cao, vì vậy, việc phát triển, nuôi dưỡng và chăm sóc
đàn chó ngày càng được người dân quan tâm.
Chó là vật nuôi mang lại nhiều lợi ích cho con người, song chúng lại là
loài động vật rất mẫn cảm và mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm, ký sinh
trùng, nội khoa, sản khoa…, hàng năm những bệnh này đã gây nhiều thiệt hại
cho sức khỏe và sự phát triển của đàn chó.
Theo Vũ Triệu An và Jean Claude Homberg, (1977) [2], những bệnh
ký sinh trùng rất phổ biến, đã và đang gây ra nhiều tử vong hơn bất cứ
dạng nhiễm trùng nào khác, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và các nước đang
phát triển.


2
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, gió mùa (Phạm Ngọc Toàn, Phan
Tất Đắc, 1993) [54], người và động vật luôn tự nhiễm với số lượng chủng loại
ký sinh trùng nhiều và cường độ nhiễm cao (Trịnh Văn Thịnh, 1967
b
) [45].
Cho tới nay các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều loài ký sinh trùng ký
sinh và gây bệnh cho chó với những đặc điểm âm ỉ, kéo dài, làm chó suy dinh
dưỡng, dễ mắc các bệnh kế phát, trong đó đáng kể nhất là những ký sinh trùng
ký sinh ở đường tiêu hóa như giun đũa, giun tóc, giun móc và sán dây, những ký
sinh trùng này đã gây nhiều thiệt hại cho sức khoẻ và sự phát triển của đàn chó.
Theo Sally Gardiner (2006) [105] một giun móc (Ancylostoma caninum) trưởng

thành có thể hút 0,8ml máu/ ngày, nếu một chó có khoảng 100 giun móc ký sinh
sẽ mất khoảng 80ml máu/ ngày và nếu nhiễm nặng mỗi ngày sẽ mất 25% lượng
máu của cơ thể. Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê (2009) [6] cho biết, một số
ký sinh trùng như giun đũa (Toxocara canis), giun móc (Ancylostoma caninum)
ở chó còn có khả năng truyền lây và gây bệnh cho người.
Ở nước ta hiện nay, việc nuôi và phát triển đàn chó vẫn còn theo tập
quán cũ, chó được nuôi thả tự do, thức ăn mang tính tận dụng nên tình trạng
chó nhiễm các loài ký sinh trùng là rất phổ biến và tỷ lệ nhiễm khá cao, đặc
biệt là A. caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 75,87% (Đỗ Dương Thái và cs,
1978) [39].
Để tiến hành các nghiên cứu nhiều mặt về giun, sán ký sinh cũng như
đề ra được những biện pháp phòng trừ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện
thực tế từng nơi, nhằm hạn chế tác hại do các bệnh giun, sán ký sinh ở chó thì
nghiên cứu về thành phần loài, tình trạng nhiễm các loài giun, sán nói chung,
các loài giun tròn đường tiêu hoá nói riêng ở chó là cần thiết.
Cho tới nay ở nước ta, nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh ký sinh
trùng ở chó đã được một số tác giả như Trịnh Văn Thịnh, (1963) [42], Đỗ Hài


3
(1972, 1975) [9], [10], Phạm Sỹ Lăng (1989) [19], Phạm Sỹ Lăng và cs,
(1990, 1993) [21], [22], Phạm Văn Khuê và cs, (1993) [13] và gần đây là Lê
Hữu Khương và cs, (1999) [16], Ngô Huyền Thúy (1996, 1998) [52], [53]
tiến hành điều tra ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Huế và thành
phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nghiên cứu về giun tròn nói chung, giun tròn ở
đường tiêu hóa của chó nói riêng của một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung
bộ, vẫn chưa có tác giả nào đề cập.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sự biến ñộng nhiễm giun tròn ñường tiêu hoá của chó
ở một số tỉnh Bắc Trung bộ và một số ñặc ñiểm sinh học của Ancylostoma

caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ”.
2 Mục tiêu của ñề tài
Xác định thành phần loài, mô tả một số đặc điểm dịch tễ của giun tròn
đường tiêu hóa ở chó tại khu vực Bắc Trung bộ.
Khảo sát một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý
học do Ancylostoma caninum gây ra ở chó.
Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh.
3 Ý nghĩa khoa học của ñề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài, lần đầu tiên xác định được thành phần
loài, phản ánh được tình trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó ở khu
vực Bắc Trung bộ. Đây là những kết quả mới cho khoa học.
- Nghiên cứu về A. caninum và bệnh do chúng gây ra ở chó làm phong
phú và sâu sắc thêm các đặc điểm sinh học, bệnh lý học do chúng gây ra ở
chó nước ta.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu học tập
cho sinh viên ngành Chăn nuôi, Thú y ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại
học Nông nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học trong lĩnh
vực Chăn nuôi và Thú y.


4
4 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài về bệnh lý học do A. caninum gây
ra ở chó, thuốc điều trị và biện pháp phòng bệnh, có thể ứng dụng để chẩn
đoán và phòng trừ bệnh, góp phần hạn chế tác hại của bệnh trong thực tiễn
sản xuất.








5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số
giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa, những loài có tính phổ biến và gây tác hại
nhiều cho chó. Những giun tròn khác chỉ đề cập khái quát về thành phần loài
giun tròn ký sinh ở chó nhà, chó rừng đã được phát hiện ở Việt Nam và trên
thế giới.
1.1 Những giun tròn ký sinh ở ñường tiêu hóa của chó ñã ñược phát hiện
Tất cả những giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó nhà và chó
rừng đều thuộc ngành Nemathelminthes, lớp Nematoda (Phan Thế Việt và cs,
1977) [56].
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Linstow
(1902), Railliet (1984), Skrjabin (1963), Lapage (1968) đã phát hiện các loài
giun tròn ký sinh ở chó nhà và chó rừng là Dipetalonema dracunculoides
(Cobbold, 1870), Toxocara canis, (Werner, 1782), Toxascaris leonina
(Linstow, 1902), Physaloptera praeputialis (Linstow, 1899), Ancylostoma
caninum, (Ercolani, 1859), Ancylostoma bzaziliense (Faria, 1910) Uncinaria
stenocephala, Strongyloides canis (Brumpt, 1922) Strongyloides stercoralis
(Baray, 1876), Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809), Trichocephalus vulpis
(Froelich, 1789) (dẫn theo Phan Thế Việt và cs, 1977) [56].
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu của Houdemer (1938) [104],
Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966) [42], [43], Phan Thế Việt và cs, (1977) [56],
Phạm Sỹ Lăng (1989) [19], Phạm Văn Khuê và cs, (1993) [13] đã phát hiện
các loài giun tròn ký sinh ở chó là Toxocara canis, (Werner, 1782): ký sinh ở
ruột non, Toxascaris leonina, (Linstow, 1902): ký sinh ở ruột non,

Physaloptera praeputialis (Linstow, 1899), Gnathostoma spinigerum (Owen,


6
1836) ký sinh ở dạ dày, Ancylostoma caninum, (Ercolani, 1859), Ancylostoma
bzaziliense (Faria, 1910) ký sinh ở ruột non, Strongyloides canis (Brumpt,
1922) Strongyloides stercoralis (Baray, 1876) ký sinh ở ruột, Spirocerca lupi
(Rudolphi, 1809) ký sinh ở thực quản, Trichocephalus vulpis (Froelich, 1789)
ký sinh ở manh tràng (dẫn theo Phan Thế Việt và cs, 1977) [56].
Từ thống kê trên cho thấy, chó ở nước ta nhiễm nhiều loài giun tròn và
chủ yếu ký sinh ở đường tiêu hóa. Theo Beaver và cs, (1952) [63]; Woodruf
(1970) [103]; Prociv và Croese (1990) [95]: những loài giun tròn gây tác hại
nhiều cho chó là Toxocara canis, Toxascaris leonina, đặc biệt là Ancylostoma
caninum ký sinh ở đường tiêu hoá của động vật ăn thịt. Một vài loài trong số
chúng có khả năng lây nhiễm cho người, như Toxocara canis, Ancylostoma
caninum (Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê, 2009) [6]. Do vậy, trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ để cập đến những loài giun tròn chủ yếu ký
sinh ở đường tiêu hóa của chó, trong đó nghiên cứu sâu về loài A. caninum ký
sinh ở chó nhà.
1.1.1 H giun ñũa chó (Ascarididae Baird, 1853)
1.1.1.1 Lịch sử phát hiện
Werner, 1782 lần đầu tiên phát hiện giun tròn Toxocara canis (T. canis)
và Toxascaris leonina (T. leonina) ký sinh ở ruột non của chó và chó sói.
Linstow, 1902 phát hiện và mô tả loài T. leonina.
Năm 1941, Petrov đã nghiên cứu thành công vòng đời và phương thức
nhiễm vào ký chủ của loài T. canis (Đỗ Dương Thái và cs, 1978) [39].
Năm 1942, Watkins đã phát hiện T. canis ở chó và cáo đỏ.
Năm 1977, Petrov đã nghiên cứu tiếp về con đường xâm nhập của
T. leonina vào cơ thể vật chủ và bổ sung hoàn chỉnh cho vòng phát triển
của chúng.



7
1.1.1.2 ðặc ñiểm sinh học
+ Vị trí của giun ñũa chó trong hệ thống phân loại
Theo Phan Thế Việt và cs, (1977) [56].
Vị trí của giun đũa trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp giun tròn Nematoda
Phân lớp Secernentea Linstow, 1905
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Phân bộ Ascaridata Skrjabin et Henry, 1915
Họ Ascarididae Baird, 1853
Giống Toxascaris Leiper, 1907
Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902
Tên đồng vật: Ascaris canis (Clause, 1909)
Giống Toxxocara Stiles, 1905
Loài là Toxocara canis Werner, 1782
+ ðặc ñiểm hình thể
Những nghiên cứu của Trần Minh Châu và cs, (1988) [5], Phạm Văn
Khuê, Phan Lục, (1996) [14], Phan Địch Lân và cs, (2005) [28], Phạm Sỹ
Lăng, Phan Địch Lân, (2001) [25], Nguyễn Thị Lê và cs, (1996) [30], Nguyễn
Thị Lê, (1996) [31], Trịnh Văn Thịnh, (1963) [42], Bowman, (1996) [68] đều
cho biết: T. canis có kích thước lớn, màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía
bụng, có cánh đầu rộng. Đầu có 3 môi, trên mỗi môi đều có các răng nhỏ,
không có môi trung gian. Thực quản hình trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột
có đoạn phình to như dạ dày.
Giun đực dài 50 - 100mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo.
Có hai gai giao cấu bằng nhau, dài 0,75 - 0,95mm. Cánh đuôi hẹp hoặc không
có, có nhiều nhú trước và sau hậu môn. Cuối đuôi giun đực hình thành dạng
mũi khoan.



8
Giun cái dài 90 - 180mm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể,
âm môn ở vào khoảng giữa 1/4 phía thân trước, có 2 tử cung.
Phạm Sỹ Lăng và cs, (2009) [26], Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân,
(2001) [25] cũng cho biết: T. leonina là giun tròn, nhỏ, dài, có màu vàng
nhạt, đầu có 3 lá môi, thực quản đơn giản, hình trụ, không có đoạn phình to
như ở T. canis. Giun đực dài 4 - 8cm, đuôi thon đều, không có phần phụ
hình chóp. Đầu có cánh hẹp như mũi giáo. Giun cái dài 65 - 100mm, lỗ
sinh dục ở nửa trước cơ thể. Mỏm đầu của T. leonina cũng giống như mỏm
đầu của T. canis, có 3 lá môi. Mỏm cuối đuôi của giun đực thon nhỏ, không
có cánh đuôi. Gai giao hợp dài gần bằng nhau, dài 0,9 - 1,5mm, không có
màng cánh và bánh lái giao hợp. Âm môn của giun cái ở vào khoảng 1/3
phía trước thân. Trứng có vỏ dày, tròn nhẵn.
+ Trứng và ấu trùng
Trứng giun đũa T. canis gần tròn, đường kính 0,068 - 0,075mm, vỏ
ngoài dày, gồm 4 lớp khác nhau, có nhiều chỗ lồi lõm như tổ ong giúp trứng
chống lại tác động của nhiệt độ cao, hóa chất và ánh sáng trực tiếp. Chính vì
vậy, trứng giun đũa có sức đề kháng cao với các điều kiện bất lợi của môi
trường. Trứng của T.leonina có vỏ ngoài nhẵn, phôi xếp không kín vỏ, đường
kính 0,075 - 0,085mm, dễ phân biệt được trứng của T. canis và T. leonina.
Để có khả năng gây nhiễm thì trứng giun đũa phải trải qua giai đoạn
phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm ở ngoài môi trường. Theo Sally Gardiner
(2007) [105] thì ấu trùng của T. canis ở giai đoạn hai dài 0,335 - 0,444mm, ký
sinh trong các mô cơ thể của chó. Ấu trùng lột xác lần thứ hai ở phổi, tim
hoặc ở dạ dày. Ấu trùng giai đoạn 3 dài 0,66 - 1,19mm, lột xác ở phổi và dạ
dày thành ấu trùng giai đoạn 4, có chiều dài 1,2 - 7,4mm.
+ Ký chủ, nơi ký sinh
Ở nước ta, các tài liệu điều tra của một số tác giả như Phạm Sỹ Lăng



9
và cs, (1989) [20], Phạm Văn Khuê, Phan Lục, (1996) [14], Houdemer
(1938) [104], Trịnh Văn Thịnh (1966) [43], Phan Thế Việt và cs, (1977)
[56], Bowman (1999) [68] đều xác định: T. canis, T. leonina ký sinh ở dạ
dày hoặc ruột non của chó nhà, hổ, báo, sư tử, mèo rừng, chó fox, cáo, chó
Nhật, chó Berger.
+ Vòng phát triển
Các loài giun đũa thuộc bộ phụ Ascaridata có vòng phát triển trực tiếp,
không qua vật chủ trung gian, tuy nhiên có sự khác nhau ở các loài giun đũa,
đặc biệt là ở cách chúng xâm nhập vào cơ thể vật chủ cuối cùng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2009) [26] thì T. canis trưởng thành ký
sinh ở dạ dày hoặc ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp sẽ phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm.
Trường hợp lây nhiễm qua đường tiêu hoá, ấu trùng được giải phóng khỏi
trứng, bắt đầu quá trình di hành trong cơ thể ký chủ. Ấu trùng xuyên qua niêm
mạc ruột, vào máu, theo hệ thống tuần hoàn đến gan, về tim, lên phổi vào khí
quản, lên miệng rồi trở lại ruột non, phát triển tới dạng giun trưởng thành.
Một số ấu trùng sau khi vào phổi tiếp tục theo hệ thống tuần hoàn về
các tổ chức cư trú làm thành kén và có khả năng lây nhiễm tiếp cho động vật
cảm nhiễm khác, nếu chúng ăn phải các kén này.
Các ký chủ không chuyên biệt như chuột đồng, chuột nhà nuốt phải
trứng T. canis chứa ấu trùng cảm nhiễm thì ấu trùng nở ra theo máu đến các
cơ quan vào mô và đóng kén tại đó. Ấu trùng đã đóng kén không phát triển
nhưng cấu tạo giải phẫu thay đổi. Chó ăn phải các ký chủ chứa kén này thì ấu
trùng sẽ giải phóng khỏi kén, tới ruột và phát triển tới dạng trưởng thành. Một
số ấu trùng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó mẹ vào bào thai. Do đó chó
con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh, đến 21 ngày tuổi, giun đã có thể gây
bệnh nặng cho chó.



10
Phạm Sỹ Lăng và cs, (2009) [26] cho biết, thời gian hoàn thành vòng
đời của T. canis hết 26 - 28 ngày.
Quá trình phát triển của T. canis được trình bày qua sơ đồ ở hình 1.1.










Hình 1.1. Vòng phát triển của T. canis

Phan Địch Lân và cs, (2005) [28], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2008)
[18], Phạm Sỹ Lăng và cs, (2009) [26], Bowman, (1996) [68] xác nhận giun
trưởng thành T. leonina ký sinh ở ruột non hoặc dạ dày của ký chủ cuối cùng.
Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi, sau 3
ngày phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm. Trứng lẫn trong thức ăn,
nước uống rồi đi vào đường tiêu hóa, ấu trùng được giải phóng, chui qua niêm
mạc ruột và dừng lại ở đó, sau một thời gian biến thái rồi trở về xoang ruột
phát triển thành dạng trưởng thành. Như vậy quá trình phát triển và hoàn
thành vòng đời của T. leonina đơn giản hơn so với vòng phát triển của T.
canis. Đặc biệt ấu trùng di hành của T. canis không qua tuần hoàn máu về
bào thai, nên mầm bệnh không truyền từ chó mẹ sang chó con. Thời gian
hoàn thành vòng đời khoảng 21 - 28 ngày.

Trứng gây nhiễm
Trứng
Kén trong tổ chức
Bào thai
KÝ CHỦ CUỐI CÙNG


Giun trư
ởng th
ành



11
Quá trình phát triển của T. leonina được trình bày qua sơ đồ ở hình 1.2.








Hình 1.2. Vòng phát triển của T. leonina
1.1.1.3 Dịch tễ học
+ Phân bố
Theo Nguyễn Phước Tương (2000) [55], Soulsby (1974) [97], Sieczko
và Patrzalek (1992) [96], Fok và cs, (1988) [77], Agudelo và cs, (1990) [58],
Beaver và cs, (1952) [63], Giraldo và cs, (2005) [79], Dubná S và cs, (2007)
[75]; Aguilar và cs, (2005) [59], De Castro và cs, (2005) [73], Woodruff, A.W

(1970) [103] thì T. canis, T. leonina được phát hiện ký sinh ở chó thuộc nhiều
nước trên thế giới, phổ biến ở các nước thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm hoặc ôn
đới như: Anh, Đức, Colombia, Hungari, Mỹ, Tây Ban Nha, Mexico, Brazil,
Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Negeria
Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Trần Minh Châu và cs, (1988) [5],
Đào Huyền Giang (1995) [8], Đỗ Hài (1972, 1975) [9], [10]; Phan Địch Lân
và cs, (2005) [28], Lê Hữu Nghị và cs, (2000) [34]), Đỗ Dương Thái và cs,
(1978) [39], Trịnh Văn Thịnh (1963) [42] cũng cho biết, T. canis và T.
leonina phân bố rất rộng ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau trong cả
nước. Đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền núi
phía Bắc. Trong đó T. canis là một loài giun tròn phổ biến ở động vật ăn thịt
KÝ CHỦ CUỐI CÙNG

Giun trưởng thành
Trứng
Trứng gây nhiễm

×