Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

bài tập lớn môn ERP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.31 KB, 95 trang )

Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
o0o
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ
(ERP)
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP BKAV
Giảng viên hướng dẫn: Phan Văn Viên
Lớp LTCĐ-DDHKHMT1-K6 …Nhóm…7….
STT Họ tên Đ1 Đ2 KL
1 HOÀNG THỊ THANH NGA
2 TRƯƠNG THỊ THÚY
3 NGUYỄN ANH TUẤN
4 ĐỖ CAO HÒA
5 LÊ XUÂN CHUNG
Nhóm7 1/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
Contents
Giới thiệu ERP 2
PHẦN 1: BÀI THU HOẠCH PHẦN ĐỀ TÀI ĐƯỢC PHÂN CÔNG 5
PHẦN KẾT LUẬN 34
PHẦN 2. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP ERP VÀO DOANH NGHIỆP 35
(CÔNG TY CỔ PHẦN BKAV) 35
KẾT LUẬN 95
Giới thiệu ERP
ERP (Enteprise Resource Planning - kế hoạch hoá nguồn lực doanh nghiệp) là
bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lý sản
xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng
CNTT để quản lý tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, sản xuất, thương mại…)


của một tổ chức. Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân
tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mức độ cập nhật tuỳ thuộc yêu cầu
của nhà quản lý. Như vậy, mua một ERP-System bạn nhận được cùng một lúc 3 sản
phẩm: 1) Ý tưởng quản lý 2) Chương trình phần mềm 3) Phương tiện kết nối để xây
dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán
xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều
hành, ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho
doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên
ngoài. Trên thế giới, hiện có rất nhiều công ty lớn triển khai thành công giải pháp
ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành
Nhóm7 2/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp
lợi ích lâu dài
Với ERP, mọi hoạt động của công ty bạn, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý
dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng,
tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực hiện trên một hệ
thống duy nhất. ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công
nhất trên thế giới hiện nay. Nếu triển khai thành công ERP, bạn sẽ có thể tiết kiệm
chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
Trong thuật ngữ ERP, hai chữ R và P đã thể hiện hầu như trọn vẹn ý nghĩa
của giải pháp quản trị doanh nghiệp mới này.
R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh doanh, resource là nguồn lực nói chung
bao gồm cả tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, resource còn có
nghĩa là tài nguyên. Trong giới công nghệ thông tin, tài nguyên là bất kỳ phần mềm,
phần cứng hay dữ liệu nào thuộc hệ thống mà bạn có thể truy cập và sử dụng được.
Việc ứng dụng ERP vào hoạt động quản trị công ty đòi hỏi bạn phải biến nguồn lực
này thành tài nguyên. Cụ thể là bạn phải:
- Làm cho mọi phòng ban đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho
công ty.

- Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực của các bộ phận sao
cho giữa các bộ phận luôn có sự phối hợp nhịp nhàng.
- Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
- Luôn cập nhật thông tin một cách chính xác, kịp thời về tình trạng nguồn lực
của công ty.
Muốn biến nguồn lực thành tài nguyên, bạn phải trải qua một thời kỳ “lột
xác”, nghĩa là cần thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và ngoài công ty, đồng
thời phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa công ty và nhà tư vấn. Giai đoạn “chuẩn hóa
dữ liệu” này sẽ quyết định thành bại của việc triển khai hệ thống ERP và nó cũng
chiếm phần lớn chi phí đầu tư cho ERP.
P: Planning (Hoạch định). Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị
kinh doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao?
Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá
trình điều hành sản xuất/kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, ERP giúp cho doanh
nghiệp tính toán chính xác kế hoạch cung ứng thiết bị thô cho mỗi đơn hàng dựa
Nhóm7 3/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
trên tổng nhu cầu thiết bị, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng… Cách làm này
cho phép công ty luôn có đủ vật tư sản xuất, mà vẫn không để lượng tồn kho quá lớn
gây đọng vốn. ERP còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung
công việc, nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như
hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra
phương án mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu… Đây là biện pháp
giúp bạn giảm thiểu sai sót trong các xử lý nghiệp vụ. Hơn nữa, ERP tạo ra mối liên
kết văn phòng công ty – đơn vị thành viên, phòng ban – phòng ban và trong nội bộ
các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý nghiệp vụ mà mọi nhân viên
trong công ty phải tuân theo.
Nhóm7 4/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
PHẦN 1: BÀI THU HOẠCH PHẦN ĐỀ TÀI ĐƯỢC PHÂN CÔNG

A- GIẢI PHÁP KẾ TOÁN TỔNG HỢP
I/ Tổng quan về kế toán tổng hợp
1.Kế toán tổng hợp là gì ?
Không phải ai cũng có khả năng trở thành nhân viên kế toán tổng hợp sau thời gian
dài làm việc. Để trở thành một nhân viên kế toán tổng hợp, đòi hỏi người này phải
có những phẩm chất và tài năng như công việc kế toán tổng hợp mong muốn. Vậy
kế toán tổng hợp là gì?
Kế toán tổng hợp là người có khả năng phối hợp số liệu của các bộ phận để lập ra
báo cáo tài chính.
Để được đưa vào vị trí này, người kế toán cần có sự hiểu biết bao quát toàn bộ quy
trình kế toán của đơn vị, sự am hiểu các quy định về báo cáo tài chính và thuế cũng
như khả năng phối hợp công việc các nhân viên trong bộ phận kế toán.
2.Vai trò của kế toán tổng hợp
2.1 Đối với doanh nghiệp
- Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình: Quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý
điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt.
- Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động
cho từng giai đoan từng thời kỳ nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc,
vạch ra hướng hoạt động cho tương lai.
- Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về
hành vi thương mại.
- Cơ sở đảm bảo vững chắc trong sự giao dịch buôn bán.
- Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành,
Nhóm7 5/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
quản lý doanh nghiệp kịp thời.
- Cung cấp một kết quả tài chính rõ rệt không thể chối cãi được.
2.2 Đối với Nhà Nước

- Theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự
phát triển của nền kinh tế quốc gia.
- Cơ sở để giải quyết tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin để tìm ra cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thu
3.Mục đích của giải pháp kế toán tổng hợp
Mục đích của giải pháp kế toán tổng hợp chính là cung cấp thông tin định lượng
cho các nhà làm quyết định thông qua hệ thống các bản báo cáo tài chính.
Để có thông tin tổng hợp lập các báo cáo này, kế toán cần phải cộng dồn các con
số phát sinh trên các tài khoản và sổ sách kế toán, từ đó tính toán được các chỉ tiêu
phù hợp với các báo cáo tài chính cần lập. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán sẽ
giúp kế toán hoàn thành mục đích này. Dựa trên các mối quan hệ cân bằng tổng hợp
nhất định, phương pháp này cho phép kế toán lập ra các bảng tổng hợp - cân đối
chứa đựng những thông tin tổng hợp về tình trạng tài chính (bảng cân đối kế toán),
kết quả kinh doanh (báo cáo kết quả kinh doanh) và quá trình tạo ra tiền của một
đơn vị trong một thời gian nhất định (báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Như vậy, phương
pháp tổng hợp cân đối kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra một cách khái
quát nhất về vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh và việc tạo ra tiền từ hoạt động
kinh doanh của đơn vị.
Tóm lại, hệ thống phương pháp kế toán bao gồm 4 phương pháp :
- phương pháp chứng từ kế toán,
- phương pháp tài khoản kế toán,
- phương pháp tính giá
- phương pháp tổng hợp cân đối kế toán,
Nhóm7 6/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
Mỗi phương pháp độc lập một cách tương đối nhưng lại nằm trong những mối quan
hệ tương hỗ lẫn nhau. Xuất phát từ mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho
xây dựng được các báo cáo tài chính tổng quát cung cấp thông tin cho các nhà làm
quyết định, kế toán cần vận dụng phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Để có số
liệu tổng hợp cho báo cáo tài chính, kế toán phải ghi nhận sự vận động của vốn kinh

doanh vào tài khoản và sổ sách kế toán theo các mối quan hệ đối ứng sẵn có của
chúng, vậy kế toán phải sử dụng phương pháp đối ứng tài khoản. Để xác định được
giá trị vốn kinh doanh và giá trị các giao dịch ảnh hưởng đến vốn của đơn vị, kế
toán phải sử dụng phương pháp tính giá. Để tiến hành tính giá, kế toán phải có
những bằng chứng xác thực để chứng minh cho cácgiao dịch hoàn thành, vậy kế
toán phải sử dụng phương pháp chứng từ kế toán. Nếu thiếu bất kỳ một phương
pháp nào trong 4 phương pháp này, kế toán đều không thể thực hiện được nhiệm vụ
và mục đích cung cấp thông tin của mình.
Nhóm7 7/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
II/Các giải pháp cụ thể
• Tổng hợp các nghiệp vụ từ các module khác
• Quản trị hệ thống tài khoản theo ma trận đa chiều
• Quản lý ngân sách
• Phân tích tài chính doanh nghiệp
• Lập cân đối tài chính, cân đối phát sinh
• Xây dựng các báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo quản trị và phân tích
Sơ đồ tổng quan giải pháp kế toán tổng hợp
Nhóm7 8/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
1.Tổng hợp các nghiệp vụ từ các module khác
Quy trình nghiệp vụ cập nhật bút toán và khóa sổ
2.Quản trị hệ thống tài khoản theo ma trận đa chiều
Việc ghi sổ trong hệ thống tài khoản mới đòi hỏi bất cứ các hoạt động kinh tế phát
sinh phải ghi chép thông qua các nhóm số của hệ thống tài khoản. Cơ chế tập hợp
như sau:
- Nhóm thứ nhất: Nhóm công ty, mỗi đơn vị có tổ chức kế toán phải có một mã số
riêng
- Nhóm số thứ hai: Là nhóm trung tâm trách nhiệm, trung tâm chi phí, phòng ban.
- Nhóm số thứ ba: Là nhóm tài khoản nhà nước, hạch toán theo qui định hiện hành

của nhà nước
- Nhóm thứ tư: Nhóm mã ngân hàng/kênh phân phối
- Nhóm thứ năm: Nhóm sản phẩm
- Nhóm thứ sáu: Nhóm nội bộ
Cách phân nhóm này đảm bảo sẽ hạch toán được chi tiết các nghiệp vụ theo chuẩn
mực kế toán của Việt Nam và phân lớp quản lý tới mức chi tiết nhất phù hợp với
yêu cầu quản lý chi tiết theo nhiều đối tượng của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Nhóm7 9/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
3. Hoạch định ngân sách
Hoạch định một khoản ngân sách và nghiêm túc thực hiện là cả một kỳ công nhưng
cũng là biện pháp cách khôn ngoan để đảm bảo công ty của bạn sẽ có một tương lai
tài chính sáng sủa.
3.1 Hãy thực tế
Hãy đưa ra những con số thực tế. Giả sử bạn đi chơi, đừng dự trù chi phí vui chơi
chỉ 50,000 đồng khi bạn sắp phải chi nhiều hơn số đó. Hãy thành thật với chính bản
thân. Đối với doanh nghiệp cũng vậy,bạn là một người kế toán tổng hợp, bạn phải
lên kế hoạch quản lý, chi tiêu ngân sách công ty một cách phù hợp. Khi bạn lên kế
hoạch chi tiêu cho 1 dự án hay 1 sự kiện nào đó bạn đừng dự trù chi phí ở 1 mức
mà theo như bạn là nó vừa đủ cho dự án hay sự kiện đó, chắc chắn ngân sách của
công ty sẽ phải chi nhiều hơn con số mà bạn dự trù bởi khi vào thực tế có rất nhiều
thứ phát sinh mà khi bạn lên kế hoạch chi tiêu bạn không nghĩ tới và cũng có thể là
chưa nghĩ tới nó. Nếu bạn thực tế một chút, bạn dự trù chi phí nhiều hơn chi phí mà
bạn nghĩ là đủ để khi có những phát sinh không mong muốn bạn không phải rối lên
để làm thủ tục chi tiền vì trong công ty đâu phải bạn nói 1 câu là chi tiền thì sếp
đồng ý chi ngay đâu, vì vậy ngay từ đầu bạn nên dự trù nhưng trường hợp có thể
xảy ra bất ngờ, những trường hợp phát sinh không mong muốn để khi nó xáy ra bạn
vẫn không phải lo lắng nhiều. Nói một cahs khác khi lên kê hoạch chi tiêu cho công
ty bạn nên thoáng một chút, vì nếu chi thừa bạn vẫn có thể hoàn lại ngân sách cho
công ty nhưng khi chi thiếu bạn sẽ phải rất khó khăn và mất thời gian để công ty chi

tiếp một khoản mà chưa hề có chủ định.
3.2.Hãy nghiên cứu
Có nhiều cách để tiết kiệm, để có được các khoản vay tốt hơn, làm cho tiền của bạn
tăng trường. Bạn có thể rút ra cho mình những mẹo rất hữu ích từ những điểu cơ bản
về hoạch định ngân sách và làm thế nào để bắt đầu đúng hướng trên trang web này
3.3.Tôn trọng cam kết
Hoạch định ngân sách chỉ là bước khởi đầu. Bạn phải nhớ cập nhật chi tiêu và
những điều chỉnh trong tháng để đảm bảo bạn vẫn đi đúng hướng.
Nhóm7 10/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
Mỗi khi kết thúc một dụa án hay một sự kiện gì bạn phải tổng hợp xem mức chi phí
thực tế và mức dự trù nó cách xa nhau như thế nào để bạn còn điều chỉnh cho lần
sau.
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp
4.1.Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
4.1.1 .Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp :
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho
phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất
lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh
nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định
quản lý phù hợp.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác
động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả
năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự
đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp
trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính -
một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng
dụng theo nhiều hướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết

định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân
tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp )
4.1.2.Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các
báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số
liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh
giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo
tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng
như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài
Nhóm7 11/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài
chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo
cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho
vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động Mỗi nhóm người này có
những nhu cầu thông tin khác nhau.
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính
doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có
nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh
nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng kể cả các cơ quan Nhà nước và
người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
trên các góc độ khác nhau.
 Đối với người quản lý doanh nghiệp :
Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi
nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn
lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh
toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải giải
quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :
Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất
kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?
Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là phải có tiền
để đầu tư. Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản ánh bên phải của
bảng cân đối kế toán. Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dài
hạn, ngắn hạn. Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm còn nợ dài hạn có thời hạn
trên một năm. Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của tổng tài sản và
nợ của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ
Nhóm7 12/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
với cơ cấu như thế nào cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất. Liệu doanh
nghiệp có nên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình
thức đi vay và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của
doanh nghiệp.
Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?
Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến vấn đề
quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với
các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệch pha của
các dòng tiền.
Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp, nhưng
đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở để đề
ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó.
Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa
trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích
của cổ đông của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài
chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp : đó là sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có

khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá
chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh
nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết
định của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân
tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những
người có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất.
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh
toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà
quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi
nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám
đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân
chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối cùng phân tích tài chính
còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Nhóm7 13/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức
sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình
hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh
nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới việc giảm
giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì
vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợi
đạt được. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trưởng,
tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Trước hết họ
quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích các thông tin về
tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá
được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra
những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án
nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương. Khi đó lượng tiền

của dự án tạo ra sẽ lớn hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãi
suất yêu cầu cho nhà đầu tư. Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có cho những
người sở hữu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu
nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng
vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao
gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị
trường. Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy
tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu
và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở
rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng. Bởi
vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ
phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị
trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của
việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích
tài chính.
Nhóm7 14/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
 Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện
nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân
tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho
doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét
trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn,
người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp,
nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả.
Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào
khả năng sinh lời này.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ

yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số
lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số
nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của
chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh
nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo
thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì
người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của
doanh nghiệp đi vay.
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết
định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần
phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp
tới.
 Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được
hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của
doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác
Nhóm7 15/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra
trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng
cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có
quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước
thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính
sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành,
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các

báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các
phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các
góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một
cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu
về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự
báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính là
việc cung cấp những thông tin chính xác về moị mặt tài chính của doanh nghiệp, bao
gồm:
- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho
sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết
quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán.
- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả
để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của
doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhóm7 16/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
5. Lập cân đối tài chính, cân đối phát sinh
5.1.Bảng cân đối tài chính
5.1.1Khái niệm bảng cân đối tài chính(bảng cân đối kế toán):
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó
là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và
những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định.
Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tái sản cố định của doanh nghiệp (doanh
nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn
hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và
vốn chủ sở hữu.
5.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” từ đọan15
đến đọan32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thu các nguyên tắc
chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải
được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn cuả chu kỳ
kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai ngắn hạn.
Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ trên 12 tháng tới trở lên kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai dài hạn.
 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài
sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh
doanh bình thường, được xếp vào lọai ngắn hạn;
Nhóm7 17/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu
kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
5.1.3Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
Dưới đây là mẫu của 1 bảng cân đối kế toán :
Nhóm7 18/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009
MẪU B01DN

Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN Mã số
Thuyết
minh
31/12/2009 01/01/2009
1 2 3
4 5
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 76.156.757.446 40.234.354.379

I- Tiền và các khoản tương đương tiền 110 04 22.534.568.274 2.856.240.831
1. Tiền 111 3.714.568.274 1.556.240.831
2. Các khoản tương đương tiền 112 18.820.000.000 1.300.000.000
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 05 16.404.839.636 -
1. Đầu tư ngắn hạn 121 16.404.839.636 -
III- Các khoản phải thu ngắn hạn 130 23.038.077.939 18.876.705.069
1. Phải thu khách hàng 131 19.988.441.846 17.959.215.033
2. Trả trước cho người bán 132 513.351.764 306.231.118
5. Các khoản phải thu khác 135 06 2.914.985.891 611.258.918
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (378.701.562) -

IV- Hàng tồn kho 140 07 10.536.787.721 17.700.960.301
1. Hàng tồn kho 141 10.536.787.721 22.827.971.280
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - (5.127.010.979)
V- Tài sản ngắn hạn khác 150 3.642.483.876 800.448.178
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 08 48.804.715 315.003.264
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1.533.002.106 372.638.463
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 09 2.654.794 -
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 10 2.058.022.261 112.806.451

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 200 52.764.362.699 36.305.829.277


II- Tài sản cố định 220 29.317.362.699 30.517.436.187
1. Tài sản cố định hữu hình 221 11 12.648.379.920 15.967.977.085
- Nguyên giá 222 97.875.592.652 97.750.354.175
- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (85.227.212.732) (81.782.377.090)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 12 16.668.982.779 14.549.459.102

IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 13 23.447.000.000 5.600.000.000
1. Đầu tư vào công ty con 251 23.447.000.000 -
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - 5.600.000.000
V- Tài sản dài hạn khác 260 - 188.393.090
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 14 - 97.609.427
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - 90.783.663
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 128.921.120.145 76.540.183.656
Nhóm7 19/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo)
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009
MẪU B01-DN
Đơn vị tính: VND
NGUỒN VỐN Mã số
Thuyết
minh
31/12/2009 01/01/2009
1 2 3 4 5
A- NỢ PHẢI TRẢ 300 57.571.734.643 30.079.848.873
I- Nợ ngắn hạn 310 57.367.852.804 28.785.685.793
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 15 45.270.788.887 19.638.859.752
2. Phải trả người bán 312 7.193.877.066 5.958.275.117
3. Người mua trả tiền trước 313 163.836.080 176.147.784

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 16 2.062.154.842 1.314.104.162
5. Phải trả người lao động 315 1.598.622.886 643.006.047
6. Chi phí phải trả 316 17 280.638.030 22.984.940
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 18 797.935.013 1.032.307.991
II- Nợ dài hạn 330 203.881.839 1.294.163.080
4. Vay và nợ dài hạn 334 19 - 1.199.634.780
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 20 203.881.839 94.528.300
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 71.349.385.502 46.460.334.783
I- Vốn chủ sở hữu 410 70.961.559.447 45.891.908.728
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 21 38.800.000.000 28.000.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 21 16.450.600.000 9.403.600.000
4. Cổ phiếu quỹ 414 21 (285.000.000) (285.000.000)
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 1.033.354.101 -
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 21 5.465.418.833 5.465.418.833
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 21 1.320.000.000 1.320.000.000
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 21 148.895.000 178.795.000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 21 8.028.291.513 1.809.094.895
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 387.826.055 568.426.055
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 387.826.055 568.426.055
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 128.921.120.145 76.540.183.656
5.2 Bảng cân đối phát sinh
5.2.1 Khái niệm bảng cân đối phát sinh
Khái niệm:Bảng cân đối phát sinh là bảng tổng hợp các chi phí phát sinh trong kỳ kế
toán mà ở đó tổng số phát sinh bên nợ và tổng só phát sinh bên có bằng nhau
5.2.2Mẫu bảng cân đối phát sinh
Nhóm7 20/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
Nhóm7 21/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
6. Xây dựng các báo cáo tài chính tổng hợp ,báo cáo quản trị và phân tích

6.1 Các vấn đề chung về báo cáo tài chính doanh nghiệp
Khái niệm về báo cáo tài chính: Được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế
toán.
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được chia làm 2 dạng :
Dạng số 1: Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động sử dụng kinh
phí ngân sách nhà nước gồm:
Bảng cân đối tài khoản.
Báo cáo thu chi.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo khác theo quy định tại pháp luật.
Dạng số 2 : Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh
gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
6.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Mục đích : hiểu được các con số , nắm chắc các con số
(người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những
quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu)
Nhóm7 22/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
6.2.1 Phương pháp và nội dung phân tích báo cáo tài chính
Đây là quá trình đánh giá vị thế tình trạng và kết quả tài chính bằng cách sử
dụng các thông tin từ các báo cáo tài chính hoặc từ các nguồn khác ( tin kinh tế thế
giới , xu hướng phát triển XH , tăng trưởng JDP ,lạm phát …)
Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính : xây dựng chiến lược kinh doanh , quản trị
(việc quýêt định đầu tư , hoạch định tài chính , định giá doanh nghiệp). và các mục
tiêu khác tùy các công ty quyết đinh như mua bán , chuyển nhượng, …

Kết quả đưa ra : chỉ ra vị thế hiện hành , đánh gia triển vọng , ước lượng rủi ro.
6.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán
Tổng hợp riêng về tài sản và nguồn vốn và thể hiện số dư Đầu kỳ, số dư cuối kỳ tại
một thời điềm nào đó ( thường là số đầu năm, số cuối năm)
6.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :
Cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, nó phản
ánh kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước của Doanh nghiệp trong thời kỳ đó.
6.2.4 Phân tích báo cáo luân chuyển tiền tệ
Lý do là bảng cân đối không cung cấp đủ thông tin giải thích các thay đổi về vấn
đề tiền nong.
Báo cáo kinh doanh chỉ cho ta thấy được doanh thu , chi phí trong kỳ. mà
trong đó có cả phần không phải thu bằng tiền và chi bằng tiền.
Báo cáo luân chuyển tiền cho chúng ta biết các khoản được nhận và được chi ra sao
, khi nào
.ngoài ra còn giải thích số dư tiền đầu ký chênh lệch với tiền đầu kỳ
=> Đánh giá được khả năng đáp ứng các khoản chi bằng tiền như : trả lương ….
6.2.5 Phân tích bản thuyết minh báo cáo tài chính.
*** Bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần phải:

Nhóm7 23/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
 Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế
toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
 Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được
trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
 Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác,
nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.

*** Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống.

Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan
trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
**** Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính tường
thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Chúng bao gồm những thông tin
được các chuẩn mực kế toán khác yêu cầu trình bày và những thông tin khác cần
thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
***Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và
cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của
doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:

Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng.
Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính
theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính.
Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu.
Những thông tin khác,gồm: Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và
những thông tin tài chính khác, và những thông tin phi tài chính.
6.3 Đánh giá tình hình TCDN thông qua các tỷ số tài chính
Khả năng thanh toán
Nhóm7 24/95 Lớp LTKHMT1-K6
Bài tập lớn_ERP Giải pháp ERP cho Công Ty CP Bkav
Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Hệ số hoạt động Khả năng sinh lời
Tốc độ tăng trưởng
Giá trị thị trường của doanh nghiệp.
***. Những hạn chế tiềm tàng của phân tích báo cáo tài chính
Lạm phát :gây ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền. Ở các năm khác nhau

đồng tiền sẽ có giá trị khách nhau, điều này làm cho việc so sánh số liệu giữa các
năm có sự sai lệch
Các yếu tố thời vụ : có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động cảu công ty
Phân tích dựa trên các tỷ số tài chính phụ thuộc lớn vào tính chính xác của báo
cáo tài chính. Tuy nhiên các nguyên tắc thực hành kế toán có thể khác nhau giữa các
công ty, nghành nghề , các quôc gia và trong các thời ký khác nhau.
Đôi khi có công ty có các chỉ số rát tốt nhưng tỷ sô khác lại rất xấu làm cho việc
đánh giá chung tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn…
Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa nhất với các công ty nhỏ, đơn ngành. Còn
công ty hoạt động đa nghành còn gặp nhiều khó khăn
Chưa có sự thống nhất đồng bộ về công thức của một số chỉ tiêu trong các sách
tài liệu về phân tích báo cáo tài chính . Điều này khiến so sánh số liệu gặp khó khăn
*** Liên hệ : Hạn chế phân tích báo cáo tài chính của các công ty trong nước :
Hiện nay: phân tích báo cáo tài chính của chúng ta đang là học tập, vận dụng
,thực hành báo cáo tài chính của các nước phát triển. Các lại báo cáo tại Việt Nam
vẫn chưa được tách bạch , rõ rang. Mức độ tin cậy trên các báo cáo tài chính không
cao.
B/ỔN ĐỊNH KẾ HOẠCH
I-Tổng quan về ổn định kế hoạch
1.Kế hoạch là gì?
Khi bạn chuẩn bị làm bất cứ việc gì thì điều đầu tiên bạn phải làm đó chính là
lên kế hoạch để thực hiện cho dù việc đó là lớn hay nhỏ. Vậy kế hoạch là gì?
Nhóm7 25/95 Lớp LTKHMT1-K6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×