Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HSG11MyducAHanoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.54 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NỘI</b> <b>ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 11</b>
<b>Trường THPT Mỹ Đức A</b> <b>Môn Sinh học - Năm học 2014 – 2015</b>


<i>Thời gian làm bài 180 phút</i>
<i>Ngày thi: 05 tháng 4 năm 2015</i>


<b>Câu 1 (2,5 điểm):</b>


1. Hãy giải thích câu nói: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”.


2. Sau khi một bạn gái giúp mẹ tưới phân cho luống rau trong vườn thì phát hiện những
cây rau bị héo rũ. Em hãy giải thích giúp bạn nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng này? Có
thể khắc phục bằng cách nào và tại sao em lại làm như vậy?


<b>Câu 2 (3,5 điểm):</b>


1. Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng?


2. Các con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM đã thể hiện sự thích nghi sinh lí


với điều kiện sống của chúng. Em hãy chỉ rõ sự thích nghi đó.
3. Trình bày mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật.


<b>Câu 3 (4,0 điểm):</b>


1. Nêu chiều hướng tiến hóa hệ tuần hồn ở động vật.


2. Hiệu quả trao đổi khí ở động vật có liên quan đến những đặc điểm nào của bề mặt
trao đổi khí? Vì sao cá chép sẽ chết sau một thời gian ngắn bị bắt lên bờ?


3. Trình bày vai trị của gan trong điều hịa nồng độ glucơzơ máu.


4. Tại sao ở Thỏ có manh tràng rất phát triển?


<b>Câu 4 (2 điểm): </b>


1. Ứng động sinh trưởng là gì? Bộ phận nào của hoa có ứng động sinh trưởng?
2. Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.


a. Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây Trinh nữ và cây Gọng vó.
b. Sự đóng mở khí khổng cũng là một dạng cảm ứng ở thực vật.


<b>Câu 5 (2 điểm): </b>


1. Điểm khác giữa cảm ứng ở động vật so với cảm ứng ở thực vật là gì?


2. Căn cứ vào cấu tạo, hãy nêu thành phần cơ bản nhất của hệ thần kinh dạng ống.


<b>Câu 6 (2 điểm): </b>


1. Khi măng tre cao được 50 đến 70 cm nhưng vì lí do nào đó bị gãy phần ngọn măng.
Hãy cho biết măng có tiếp tục cao lên nữa và phát triển thành cây được khơng? Giải thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Kể tên những nhân tố chủ yếu tác động đến sự ra hoa. Để có năng suất cao, người ta
thắp đèn vào ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông. Dựa vào thuyết quang chu kì,
hãy giải thích biện pháp trên.


<b>Câu 7 (4 điểm): </b>


1. Một gen có chiều dài là 0,51μm. Trên mạch 1 của gen có số nuclêotit loại A là 350;
trên mạch 2 của gen có G bằng 400 và có X bằng 320. Tính số nuclêotit từng loại trên mạch
1 của gen.



2. Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đang ở pha
G2 kì trung gian (trước lần phân bào 1 của giảm phân)


a. Xác định số nhiễm sắc thể và số tâm động trong tế bào.


b. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường thì số nhiễm sắc thể ở kì sau I là bao
nhiêu?


c. Khi kết thúc lần phân bào I thì mỗi tế bào con mang bao nhiêu nhiễm sắc thể?
d. Khi kết thúc lần phân bào II thì mỗi tế bào con mang bao nhiêu nhiễm sắc thể?


––––––––––<b>HẾT</b>–––––––––––
Đề thi gồm 02 trang


<i>(Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm)</i>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×