Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 24 Su nong chay va su dong dac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.59 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết CT: 28 Tuần CM: 29 Ngày dạy: 17/3/2015. BÀI 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu: Giúp cho HS hiểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. - HS biết: + Mô tả được quá trình chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. + Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn. 2. Kĩ năng - Vẽ được đồ thị đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của băng phiến theo bảng số liệu cho trước. - Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận, chính xác. - Có ý thức tự giác học và chuẩn bị bài, thái độ hứng thú với bộ môn. - Có ý thức bảo vệ mơi trường sống. II. CHUẨN BỊ 1/ Đối với giáo viên: - Chuẩn bị giáo án, SGK chu đáo. - Chuẩn bị dụng cụ gồm: + 1 giá thí nghiệm + 1 nhiệt kế + 1 kiềng và lưới đốt + 1 ống nghiệm + 2 kẹp vạn năng + 1 đèn cồn + 1 ống nghiệm và 1 que khuấy đặt bên trong. + Băng phiến tán nhỏ, nước, khăn lau. + Hình phóng to bảng 24.1/76 SGK. + Bảng phụ có kẻ ô vuông. 2/ Đối với học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Học bài cũ, xem trước bài mới. - Thước kẻ, bút chì, giấy kẻ ô. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) - Kiểm tra sỉ số học sinh trong lớp: vắng (có phép, không phép). - Kiểm tra vệ sinh lớp học, nề nếp lớp. - Đề nghị lớp giữ trật tự (nếu cần). 2/ Kiểm tra miệng: ( 5 phút) - Kiểm tra bài cũ: + Trả bài thực hành cho HS + Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS. - Kiểm tra nội dung tự học: + Gọi một số HS nêu lên phần chuẩn bị bài mới ở nhà. 3/ Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (1 phút) - GV: Khi đốt nóng thanh nhựa bị chảy ra. Hiện tượng này chính là sự nóng chảy. Để hiểu rõ hơn, hãy vào tiết học ngày hôm nay. Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy (8 phút) - GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 24.1dụng cụ thí nghiệm trong hình. - GV: Giới thiệu cách làm thí nghiệm: Lắp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến, nêu chức năng của từng dụng cụ. - GV: Tiến hành thí nghiệm - HS: Theo dõi tiến trình - GV: Yêu cầu HS theo dõi và quan sát kết quả ở bảng 24.1 - HS: Nghiêm túc làm theo. NỘI DUNG BÀI HỌC. I. Sự nóng chảy 1. Thí nghiệm Hình 24.1 SGK /75..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm (15 phút) - GV: Hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến, hướng dẫn cụ thể cách vẽ theo trình tự : + Cách vẽ các trục, xác định trục thời gian, trục nhiệt độ. + Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. Trục thời gian bắt đầu từ phút 0 còn trục nhiệt độ bắt đầu từ 60C + Cách xác định 1điểm biển diễn trên đồ thị. + Cách nối các điểm thành đường biểu diễn sự nóng chảy. - HS: Mỗi cá nhân vẽ đường biểu diễn vào tập theo hướng dẫn của giáo viên. - GV: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4. - HS: Căn cứ vào đường biểu diễn vừa vẽ để trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4. + C1: Tăng dần. Đoạn thẳng nằm ngang. + C2: 800C. Rắn và lỏng + C3: Không. Đoạn thẳng nằm ngang. + C4: Tăng. Đoạn thẳng nằm nghiêng Hoạt động 4: Rút ra kết luận (7 phút) - GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C5. - HS: Dựa vào kiến thức mới học, trả lời C5: a) 800C b) Không thay đổi - GV: Đặt câu hỏi: Vậy như thế nào là sự nóng chảy? - HS: Phát biểu theo yêu cầu GV.. 2. Rút ra kết luận. - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV: Nhận xét và kết luận, yêu cầu HS ghi vào vở. - GV: Yêu cầu quan sát bảng 24.1 và cho biết: + Ở bao nhiêu độ nước đá nóng chảy? + Ở bao nhiêu độ băng phiến nóng chảy? - HS: Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 00C. Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ 1000C. - GV: Nhiệt độ của băng phiến như thế nào trong thời gian nóng chảy? - HS: - GV: Đưa ra nhận xét và HS ghi vào vở. * Giáo dục môi trường: Ngày nay việc thải khí CO2 vào môi trường làm cho Trái Đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm gây hiệu quả nghiêm trọng cho con người, nên phải hạn chế các nguồn năng lượng thải ra môi trường.. - Phần lớn các chất lỏng nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.. 4.Tổng kết (5 phút) - Như thế nào là sự nóng chảy ? - Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của vật như thế nào ? - Làm BT 24.1 – (C. Đốt ngọn đèn dầu .) 5. Hướng dẫn học tập (3 phút) * Đối với bài vừa học: - Học thuộc lòng ghi nhớ, đọc lại SGK. - Làm tất cả các bài tập trong SBT. - Đọc phần: “ Có thể em chưa biết”. - Đọc bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất SGK / 78 . * Đối với bài ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài : “Sự nóng chảy và đông đặc (tt)”. - Tìm hiểu xem như thế nào là sự đông đặc. IV. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×