Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tiet 32 tuan 32 dia li 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.19 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 32 09/04/2016 Tiết 32. Ngày soạn: Ngày dạy: 12/04/2016. BÀI 26: ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất. - Trình bày được một số nhân tố hình thành đất. - Biết các nguyên nhân làm giảm độ phì của đất và suy thoái đất. - Biết một số biện pháp làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất. 2. Kĩ năng: - Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới. - Mô tả một phẩu diện đất: Vị trí, màu sắc và độ dày của các tầng đất. - Nhận biết đất tốt, đất xấu (thoái hóa) qua tranh ảnh và trên thực tế. 3. Thái độ: Ủng hộ các hành động bảo vệ đất; phản đối các hành động tiêu cực làm ô nhiễm và suy thoái đất. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học. 6A1 ………………........ 6A2 ………………......... 6A3 ………………......... 6A4 ………………........ 6A5 ………………......... 6A6 ………………......... 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở thực hành của học sinh 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trình bày được khái niệm lớp 1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa. đất (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: - Giáo viên giới thiệu: Thổ nhưỡng, đất. - Đất là gì? (GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.. * Bước 2: - Quan sát H.66 nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất? Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của sinh vật? - Học sinh quan sát H.66 (sgk) trả lời. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Trình bày được hai thành phần chính của đất, biết được khái niệm độ phì 2. Thành phần và đặc điểm của (cặp). thổ nhưỡng. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm. * Bước 1: - Lớp đất có những thành phần chính nào? Đặc điểm?. - Lớp đất gồm hai thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ. + Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. + Thành phần hữu cơ: Chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Chất hữu cơ - Cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng tạo thành chất mùn có màu đen hoặc trong đất? xám thẩm. - Cho biết nguồn gốc hình thành chất hữu cơ? (từ xác động - thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành). * Bước 2: - Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng? * Bước 3: - Ngoài ra trong đất còn có những thành phần nào? - Các nguyên nhân làm suy thoái đất? (phá rừng, phân hóa học, thuốc trừ sâu, nhiễm phèn, nhiễm mặn …). - Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có biện pháp gì để làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất? - Liên hệ địa phương em?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động 3: Trình bày được một số nhân tố hình thành đất (cá nhân). *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử 3. Các nhân tố hình thành đất. dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; … *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân. * Bước 1: Cho biết các nhân tố hình thành đất.. - Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất. - Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. - Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi * Bước 2: hoặc khó khăn cho quá trình phân - Tại sao đá mẹ, sinh vật và khí hậu là những giải chất khoáng và chất hữu cơ nhân tố quan trọng nhất? trong đất. (Dành cho học sinh giỏi). - Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. (Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian hình thành đất). IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: - Đất là gì, nêu các thành phần của đất? - Đất được hình thành bởi các nhân tố nào? 2. Hướng dẫn học tập: - Học bài, trả lời các câu hỏi sgk (trang 80). - Tìm hiểu đất có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phân bố thực - động vật trên Trái Đất. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….............

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×