Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

So sánh từ địa phương nghệ tĩnh và từ địa phương bình trị thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 135 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thống nhất trong sự đa dạng. Đó
là ngơn ngữ chung cho 54 dân tộc anh em trên mọi miền của Tổ quốc.
Tuy nhiên, thống nhất không phải là đồng nhất, do quy luật vận động
nội tại của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ, do điều kiện địa lí, do sự phát triển
kinh tế - xã hội không giống nhau giữa các vùng dân cư đã tạo nên sự phát
triển biến đổi ngôn ngữ không đều giữa các vùng. Ngôn ngữ dân tộc càng
phát triển đi đến sự thống nhất cao, đồng thời ngơn ngữ đó cũng đa dạng
phong phú với nhiều màu sắc khác nhau trên từng vùng của đất nước. Những
dáng vẻ khác nhau của ngơn ngữ tồn dân trên một vùng địa lí dân cư nào đó
chính là tiếng địa phương hay cịn gọi là Phương Ngữ. Tìm hiểu phương ngữ
từ góc độ nào cũng là sự cần thiêt để thấy được sự đa dạng phong phú của
tiếng Việt.
1.2. Hiện nay, với tiếng Việt, phần đông các nhà nghiên cứu đã chia ra
ba vùng phương ngữ: Phương Ngữ Bắc, Phương Ngữ Trung và Phương Ngữ
Nam.
Vùng phương ngữ Trung (hay còn gọi là vùng phương Ngữ Bắc Trung
Bộ) gồm có các tiểu vùng: Phương ngữ Thanh Hố, phương ngữ Nghệ Tĩnh,
phương ngữ Bình Trị Thiên. Mỗi vùng phương ngữ cũng như mỗi tiểu vùng
có những đặc điểm riêng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Trong vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ, về từ vựng, từ địa phương
Thanh Hoá, từ địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị Thiên đều đã
được nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. Nhưng đặc điểm chung của từ
vựng phương ngữ Bắc Trung Bộ và đặc điểm riêng về từ địa phương giữa các
tiểu vùng thì chưa được nghiên cứu.
Từ địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị Thiên tuy đã được
nghiên cứu nhiều nhưng mặt giống, khác của hai phương ngữ này chưa được
nghiên cứu sâu. Theo các nhà nghiên cứu, từ địa phương Nghệ Tĩnh được xác
1



định là phương ngữ tiêu biểu thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm của vùng phương
ngữ Bắc Trung Bộ. Trong phương ngữ Bình Trị Thiên, tiếng Thừa Thiên Huế
mang đặc điểm chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Trung Bộ và phương ngữ
Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Phương ngữ Thanh Hóa cũng được nhiều nhà
nghiên cứu xem là phương ngữ chuyển tiếp giữa vùng phương ngữ Bắc Bộ và
phương ngữ Bắc Trung Bộ. Vậy phương ngữ Bình Trị Thiên và phương ngữ
Nghệ Tĩnh có điểm chung và riêng gì về từ vựng? Điều này chưa được các
nhà nghiên cứu chỉ ra, cho nên đề tài: “So sánh từ địa phƣơng Nghệ Tĩnh
và từ địa phƣơng Bình Trị Thiên” là một sự nghiên cứu cần thiết.
Vì thế, trong cơng trình này, chúng tôi tiến hành thu thập so sánh từ
trong hai phương ngữ (Bình Trị Thiên và Nghệ Tĩnh) về cấu tạo và ngữ nghĩa
để thấy được diện mạo riêng của từng vùng và đặc điểm từ vựng chung của
hai tiểu vùng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Sự ra đời của các phương ngữ trong lịng ngơn ngữ dân tộc là kết quả
của hai sự tác động: bên trong và bên ngồi, hay nói cách khác là từ cấu trúc
của ngôn ngữ và sự phân bố tách biệt khác nhau về mặt địa lý.
Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ, trong các vùng phương ngữ lớn của
tiếng Việt, phương ngữ Bắc Trung Bộ được hình thành khá sớm, ở giai đoạn
tiếng Việt cổ, niên đại khoảng thế kỉ 13 – 16 (theo cách phân kì của Nguyễn
Tài Cẩn) [6], nên nó lưu giữ nhiều nét cổ của tiếng Việt. Vùng phương ngữ
này thuộc địa bàn dân cư từ Thanh Hố đến Bình Trị Thiên.
Hồng Thị Châu trong cơng trình Tiếng Việt trên mọi miền đất nước
[10] và Võ Xuân Trang trong Phương ngữ Bình Trị Thiên [31] đã chia
phương ngữ Bắc Trung Bộ thành 3 tiểu vùng phương ngữ: Phương ngữ Thanh
Hoá, phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị Thiên.
Sự khác biệt giữa các phương ngữ với ngơn ngữ tồn dân thể hiện trên
cả ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhưng ngữ âm là rõ nhất. Vì thế, khi
nghiên cứu phương ngữ, ngữ âm là một phương diện thu hút sự quan tâm của

2


nhiều nhà nghiên cứu. Tuy vậy, trong các cơng trình nghiên cứu về phương
ngữ tiếng Việt nói chung hoặc các phương ngữ cụ thể, mặt từ vựng ngữ nghĩa
của từ cũng được chú ý miêu tả. Nguyễn Bạt Tuỵ, Miêu tả phương ngôn
Quảng Trị (1961); Phạm văn Hảo, Chú ý tới Ngữ âm phương ngữ Thanh Hoá
(1985); Võ Xuân Trang, với cơng trình Phương ngữ Bình Trị Thiên [31];
Nhóm tác giả: Nguyễn Nhã Bản, Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh,
Nguyễn Hồi Ngun (1999) với cơng trình Từ điển tiếng địa phương Nghệ
Tĩnh đã đi vào thu thập vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh.
Năm 2004, TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã hồn thành cơng trình
nghiên cứu đề tài cấp bộ Từ vựng phương ngữ Bắc Trung Bộ. Ở cơng trình
này các tác giả đã cung cấp một số lượng rất lớn từ ngữ thuộc phương ngữ
Bắc Trung Bộ, trong đó từ được chú thích, chú giải rất rõ ràng.
Năm 2001, Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương
Nghệ Tĩnh của Hoàng Trọng Canh được bảo vệ. Tiếp theo, năm 2002 luận án
Tiến sĩ Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh của Nguyễn Văn
Nguyên cũng được bảo vệ thành cơng.
Năm 2009, PGS.TS Hồng Trọng Canh với chuyên luận Từ địa phương
Nghệ Tĩnh – Về một khía cạnh Ngơn ngữ văn hố đã đi sâu vào diện mạo toàn
cảnh hệ thống từ vựng ngữ nghĩa phương ngữ Nghệ Tĩnh. Vì thế, phương ngữ
Nghệ Tĩnh hiện lên khá rõ nét về vốn từ vựng, về những đặc điểm, ngữ âm,
ngữ nghĩa, cấu tạo và cách thức sử dụng. Chuyên luận cũng góp phần làm cho
bức tranh chung về phương ngữ Bắc Trung Bộ nổi rõ hơn.
Ngoài các nghiên cứu trên, về vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ cịn có
một số luận văn, khố luận cũng đi vào nghiên cứu một số tiểu vùng. Có thể
điểm qua các đề tài đã được bảo vệ ở trường Đại họcVinh :
Nguyễn Thị An Thanh (2003), Đặc điểm cấu tạo từ địa phương Nghệ
Tĩnh, ( Khóa luận tốt nghiệp)

Phan Thị Tố Huyền (2005), Đặc điểm từ địa phương Quảng Bình (
Khố luận tốt nghiệp Ngữ văn, Vinh).
3


Hoàng Thị Song Hương (2008), Từ địa phương trong thơ dân gian
Bình Trị Thiên (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Vinh).
Nguyễn Thị Thắm (2009), Khảo sát từ địa phương Thanh Hố, ( Luận
văn Thạc sĩ Ngữ văn, Vinh)
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên tuy đã đi sâu vào tìm hiểu
đặc điểm của từng phương ngữ trong phương ngữ Bắc Trung Bộ trên một vài
phương diện. Trong đó hướng nghiên cứu là đối lập với ngơn ngữ tồn dân để
tìm ra sự khác biệt, đặc trưng riêng của từng phương ngữ.
Tuy nhiên, để thấy rõ đặc trưng của từng phương ngữ, khơng chỉ đối lập
phương ngữ nói chung từ địa phương nói riêng với ngơn ngữ tồn dân mà còn
phải đối lập giữa các phương ngữ với nhau để tìm ra đặc điểm chung của
vùng và đặc điểm riêng của từng phương ngữ cụ thể.
Do vậy, so sánh các tiểu vùng của phương ngữ Bắc Trung Bộ mà cụ thể
là so sánh từ địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị Thiên đang cịn
là một vấn đề bỏ ngỏ. Xuất phát từ mục đích như đã nói, tiếp thu những ý kiến
gợi mở của các tác giả đi trước, chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài “So sánh từ
địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị Thiên”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
1. Qua nghiên cứu, so sánh từ địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương
Bình Trị Thiên, khố luận nhằm chỉ ra đặc điểm chung về từ vựng giữa
phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị Thiên, đồng thời cũng góp
phần cho thấy bộ mặt từ vựng phương ngữ Bắc Trung Bộ nói chung. Qua đó
để hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hoá của mỗi tiểu vùng cũng như của vùng
Bắc Trung Bộ.

2. Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích bước đầu xác định một
bức tranh chung về từ ngữ hai tiểu vùng phương ngữ của vùng Bắc Trung
Bộ, trên cơ sở vốn từ đã thu thập được, thông qua so sánh từ địa phương giữa
các tiểu vùng, chúng ta sẽ thấy được đặc điểm riêng về từ vựng giữa các
4


phương ngữ của tiếng Việt. Qua đó, góp phần vào việc nghiên cứu tiếng Việt
nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài
này là:
- Thu thập, tập hợp vốn từ địa phương Bình Trị Thiên được dùng trong
thơ dân gian Bình Trị Thiên và trong giao tiếp thường ngày mà các tác giả đi
trước đã công bố. Kết quả sẽ được thể hiện dưới dạng bảng từ ở phần phụ lục.
- Thu thập, tổng hợp vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh thơng qua các cơng
trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả đi trước.
- So sánh vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị
Thiên trên các phương diện: Ngữ âm, ngữ nghĩa. Đối chiếu từ giữa hai
phương ngữ để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Qua đó khái
quát những đặc điểm từ vựng cuả hai tiểu vùng phương ngữ này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu phương ngữ Bắc Trung Bộ nói riêng cũng như các phương
ngữ khác trong tiếng Việt có thể miêu tả nó trên tất cả các phương diện.
Nhưng trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát một số đặc điểm về từ
vựng ngữ nghĩa của phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị Thiên
trong sự so sánh với ngơn ngữ tồn dân. Vì vậy, đối tượng khảo sát là tồn bộ
từ địa phương Nghệ Tĩnh, từ địa phương Bình Trị Thiên. Những lớp từ ngữ
này có sự khác biệt hồn tồn hoặc ít nhiều ở mặt nào đó về ngữ âm, ngữ
nghĩa hay ngữ pháp so với ngơn ngữ tồn dân.

Nguồn tư liệu được sử dụng trong khoá luận là ngữ liệu được rút ra từ
Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, và Từ địa phương Bình Trị Thiên trong
thơ dân gian, trong các cơng trình nghiên cứu về phương ngữ Bình Trị Thiên
đã được cơng bố nói trên.

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài: “So sánh từ địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa
phương Bình Trị Thiên”, chúng tôi đã vận dụng và triển khai một số phương
pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê phân loại từ địa phương hai
tiểu vùng trong phương ngữ Bắc Trung Bộ là: từ địa phương Nghệ tĩnh và từ
địa phương Bình Trị Thiên trên các tiêu chí ngữ âm, ngữ nghĩa.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng trong khoá luận này để chỉ ra những
đặc điểm chung và riêng của từ giữa hai phương ngữ về các mặt : ngữ âm, cấu
tạo, ngữ nghĩa. Trong khố luận, cơng việc này được tiến hành với tiêu chí lấy
ngơn ngữ tồn dân làm đối tượng chuẩn so sánh.
5.3. Phương pháp miêu tả, phân tích
Trên cơ sở thống kê, phân loại, khảo sát, đối chiếu, chúng tôi tiến hành
miêu tả, phân tích các lớp nghĩa của các nhóm từ trong hai phương ngữ.
Ngoài ra, tuỳ theo vấn đề đang xét, chúng tôi phối hợp nhiều phương
pháp khác nhau mà nghiên cứu phương ngữ và ngôn ngữ thường dùng.
6. Những đóng góp của đề tài
Khố luận của chúng tơi có những đóng góp chính như sau:
- Đây là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu theo hướng so sánh từ
địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị Thiên một cách toàn diện,

cụ thể. Những nét giống và khác nhau trên các phương diện ngữ âm, từ vựng
của từ giữa các tiểu vùng sẽ được miêu tả. Đồng thời góp phần khái quát đặc
trưng, diện mạo riêng của từ vựng phương ngữ Bắc Trung Bộ là đóng góp
mới của đề tài.

6


7. Cấu trúc của khố luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm 3 chương sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Những nét tương đồng và khác biệt về ngữ âm giữa từ
địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị Thiên
Chƣơng 3: Những nét tương đồng và khác biệt về cấu tạo và ngữ
nghĩa giữa từ địa phương Nghệ Tĩnh và từ địa phương Bình Trị Thiên

7


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Phƣơng ngữ là một trong các mặt biểu hiện tính đa dạng của
ngôn ngữ dân tộc
Ngôn ngữ phát sinh và phát triển gắn liền với lịch sử xã hội loài người.
Vì thế, khi nói tới ngơn ngữ quốc gia hay ngôn ngữ dân tộc đảm trách chức
năng ngôn ngữ quốc gia là nói tới những phạm trù xã hội ngơn ngữ học lịch
sử phát triển ( Lê Quang Thiêm, Vấn đề Ngơn ngữ quốc gia, 2000). Q trình
hình thành dân tộc đã đưa đến sự hình thành một ngơn ngữ dân tộc thống
nhất. Tuy nhiên sự thống nhất của ngôn ngữ dân tộc khơng có nghĩa là sự
đồng nhất của tất cả các biểu hiện ngôn ngữ trong thực tế. Tính thống nhất

của ngơn ngữ dân tộc được thừa nhận như là một thuộc tính bản chất, đồng
thời tình trạng tồn tại trong lịng nó - Ngơn ngữ dân tộc – những phương ngữ
địa lí và phương ngữ xã hội là sự thực hiển nhiên mà chúng ta hoàn toàn có
thể quan sát được trong tiếng Việt cũng như các ngơn ngữ khác.
Phương ngữ và ngơn ngữ dân tộc có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Chính sự đa dạng của ngôn ngữ dân tộc tạo ra phương ngữ và phương ngữ tạo
ra nét riêng trong nội bộ ngôn ngữ.
1.1.1. Khái niệm và q trình hình thành ngơn ngữ dân tộc
Nội dung của khái niệm ngôn ngữ dân tộc thường được hiểu là: “Ngôn
ngữ chung của cả một dân tộc. Đó là một phạm trù lịch sử - xã hội, biểu thị
ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của một dân tộc và được thể hiện dưới hai
hình thức: nói và viết. Ngơn ngữ dân tộc hình thành cùng với sự hình thành
dân tộc, đồng thời cũng là tiền đề và điều kiện hình thành và tồn tại của dân
tộc và mặt khác, ngôn ngữ dân tộc là kết quả và sản phẩm của quá trình hình
thành, tồn tại của dân tộc” [32]

8


Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của tồn dân tộc, bất
kì sự khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của họ. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà
sự hình thành của dân tộc và ngơn ngữ dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kỳ một khác,
theo những con đường khác nhau. C.Mac và F.Ăngghen đã chỉ ra con đường
phát triển ngôn ngữ dân tộc như sau:
“Trong bất cứ ngôn ngữ phát triển nào hiện nay, các nguyên nhân khiến
cho ngôn ngữ phát sinh một cách tự phát, được nâng lên thành ngơn ngữ dân
tộc, thì một phần là do ngơn ngữ đó được phát triển một cách lịch sử từ chỗ
nó được chuẩn bị đầy đủ về tài liệu như ngôn ngữ La Mã và ngôn ngữ
Giecman chẳng hạn, một phần là do sự giao dịch và hỗn hợp giữa các dân tộc,
như tiếng Anh chẳng hạn, một phần nữa là do các phương ngữ tập trung thành

ngôn ngữ dân tộc thống nhất và sự tập trung đó lại do sự tập trung kinh tế,
chính trị quyết định”.
Như vậy, sự hình thành, phát triển của ngơn ngữ dân tộc gắn liền chặt
chẽ với sự phát triển của xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm của một thời đại lịch
sử nhất định. Quá trình hình thành thống nhất dân tộc cũng là quá trình hình
thành, thống nhất ngôn ngữ dân tộc, song không phải khi ngôn ngữ dân tộc đã
được hình thành thì khơng cịn phương ngữ. Trái lại, trong lịng của ngơn ngữ
dân tộc, ở các mặt biểu hiện trên các vùng địa lí dân cư khác nhau, trong các
tầng lớp xã hội khác nhau phương ngữ vẫn tồn tại.
1.1.2. Sự hình thành phương ngữ và tính đa dạng của ngơn ngữ dân
tộc về mặt biểu hiện
Q trình hình thành ngơn ngữ dân tộc diễn ra như trên là sự phản ánh
quy luật phân tán và thống nhất của ngơn ngữ. Quy luật chung đó của ngôn
ngữ gắn liền với sự phát triển của xã hội. Trong từng thời kỳ cụ thể, tuỳ theo
chế độ xã hội của từng quốc gia trong lịng ngơn ngữ dân tộc thống nhất vẫn
xảy ra hiện tượng các phương ngữ được hình thành và củng cố dần do tình
trạng cát cứ, tình trạng phân tán cách biệt của các khu vực địa lí dân cư ở các
quốc gia phong kiến.
9


Con đường hình thành phương ngữ khi đã có ngơn ngữ quốc gia trong
những điều kiện địa lí giao tiếp giữa các vùng bị cách biệt. Nhìn bề ngồi
dường như nó đi ngược lại với quy luật thống nhất ngơn ngữ dân tộc, nhưng
hiện tượng này cũng chỉ tồn tại trong một thời gian với điều kiện lịch sử xã
hội cụ thể của từng nước. Các phương ngữ đó cũng mất dần tính cách biệt và
đi đến thống nhất khi hàng rào địa lí và giao tiếp xã hội của các nước cơng
quốc (ở châu Âu), các vùng địa lí dân cư cách biệt vì giao thơng (ở các nước
phong kiến phương Đơng) bị xố bỏ.
Phương ngữ ra đời cịn là kết quả của một sự tác động bên trong, từ cấu

trúc ngôn ngữ. Ngôn ngữ luôn luôn phát triển và biến đổi. Mặt biến đổi của
nó được thể hiện trên từng phương ngữ về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Nhưng sự biến đổi của ngôn ngữ diễn ra không đều trên từng bình diện
ngơn ngữ cũng như trên khắp các vùng dân cư, vì thế mà tạo nên đặc điểm
riêng của từng phương ngữ, là những tính đa dạng của ngôn ngữ trong thể
hiện.
Ban đầu sự thay đổi tạo nên sự khác nhau về ngôn ngữ giữa các vùng
địa lí dân cư có thời chỉ là những yếu tố rời rạc về mặt từ vựng như sự xuất
hiện của các từ mới, sự mất đi của các từ cũ, về sau những thay đổi lớn hơn
bắt đầu chạm đến cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ như sự biến đổi của một vài
âm vị, sự thay đổi của các từ cơng cụ ngữ pháp trong từng vùng địa lí. Đó là
những dấu hiệu khác nhau giữa các vùng dân cư về mặt ngôn ngữ. Đứng về
phương diện hoạt động giao tiếp mà nói, ngơn ngữ thay đổi trong từng vùng
dân cư là sự thay đổi và tạo ra thói quen nói năng khác các cùng dân cư khác.
Tập hợp các thói quen nói năng khác nhau đó của một vùng dân cư so với
vùng dân cư khác là tập hợp tạo nên phương ngữ của từng vùng. Như vậy,
nhìn vào biểu hiện của ngôn ngữ trên từng khu vực địa lí ta thấy có sự khác
nhau.
Tuy nhiên, sự khác nhau của các phương ngữ địa lí rõ ràng khơng phải
do nguyên nhân địa lí. Nguyên nhân sâu xa bên trong là do sự phát triển biến
10


đổi của ngơn ngữ. Điều kiện địa lí chỉ là nhân tố khách quan bên ngồi ngơn
ngữ làm cho cách khác biệt của ngôn ngữ được giữ lại và thể hiện ra. Nếu
khơng có sự phân bố tách biệt nhau về mặt địa lí thì khơng có phương ngữ
nhưng đó chỉ là điều kiện dễ thay đổi ngôn ngữ được biểu hiện phổ biến trong
vùng. Hay nói cách khác, “sự khác nhau về địa lí các phương ngữ thực chất
chính là lịch sử phát triển của ngôn ngữ ánh xạ lên phân bố địa lí” [10, tr. 35]
Song cũng lưu ý rằng sự khác nhau giữa các phương ngữ dù lớn đến

đâu cũng chỉ là sự khác biệt không đáng kể so với ngơn ngữ tồn dân, bởi các
phương ngữ như vậy, trên căn bản giống nhau về hệ thống cấu trúc, chúng
vẫn dùng chung một mã ngôn ngữ thống nhất. Xu hướng thống nhất ngơn
ngữ, xố bỏ dần sự khác biệt của các phương ngữ so với ngôn ngữ toàn dân ở
mọi quốc gia là một tất yếu của sự phát triển của ngôn ngữ và xã hội.
Những phương ngữ địa lí mà chúng ta đã chỉ ra các nguyên nhân hình
thành như trên là được nhìn theo chiều thời gian và không gian của sự phát
triển, biến đổi và biểu hiện của ngôn ngữ dân tộc. Phương ngữ địa lí tạo thành
hệ thống, quan hệ gắn bó với hệ thống ngơn ngữ tồn dân, và là một trong
những biểu hiện của tính phong phú đa dạng của ngơn ngữ tồn dân, vì thế,
mối quan hệ giữa ngơn ngữ toàn dân với các phương ngữ như giữa cái chung
và cái riêng, giữa cái bất biến và cái khả biến, giữa cái trừu tượng và cái cụ
thể. Trong từng phương ngữ cụ thể, tất yếu có sự xê dịch lớn nhỏ, ít nhiều
khác nhau giữa các phương ngữ với nhau và những phương ngữ đó với ngơn
ngữ văn hố về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Ví dụ về ngữ âm, hệ thống thanh
điệu của phương ngữ Bắc là 6 thanh, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam
có nơi có 5 hoặc 4 thanh…
Ngồi ra, nếu nhìn ngơn ngữ dân tộc trong mối quan hệ khác, quan hệ
xã hội của các tầng lớp người sử dụng, chúng ta sẽ thấy có những cộng đồng
xã hội, những lớp người có địa vị xã hội, văn hố, nghề nghiệp khác nhau có
thể có cách dùng ngơn ngữ tồn dân với những biến thể riêng. Hệ thống biến
thể ngơn ngữ đó thường được gọi là phương ngữ xã hội. Trong một quốc gia,
11


khi nói tới ngơn ngữ bác học, ngơn ngữ bình dân, ngôn ngữ thành thị, ngôn
ngữ nông thôn, ngôn ngữ q tộc thì có nghĩa là đang nói tới các phương ngữ
xã hội. Thực ra nếu căn cứ vào cách dùng với những biểu hiện khác biệt của
các yếu tố trong từng phương ngữ xã hội thì ta thấy tính hệ thống của phương
ngữ xã hội không rõ ràng như phương ngữ địa lí và những khác biệt của nó so

với ngơn ngữ tồn dân cũng khơng đáng kể. “Ví như ở Việt Nam thời thuộc
Pháp, trong tầng lớp trí thức, nhiều người hay chêm các từ mượn tiếng Pháp
vào câu nói của mình làm thành lời nói đặc thù khơng phổ biến trong tồn
dân. Đặc biệt hơn, do những ngun nhân xã hội, chính trị, hay tơn giáo nào
đó mà có những Ngơn ngữ như tiếng Caribee, mỗi một sự vật, hiện tượng đều
có hai tên gọi, một tên dành cho nam giới, một tên dành cho nữ giới. Chẳng
hạn từ “Người Caribê” trong khi nữ giới nói là Aromac thì nam giới lại phải
nói Caraibes [5]
Từ những điều đã trình bày ở trên, ta có thể rút ra một vài đặc điểm của
phương ngữ như sau:
Nếu như ngôn ngữ dân tộc hay ngơn ngữ tồn dân là ngơn ngữ chung
của tồn dân tộc, là phương tiện ngơn ngữ được dùng phổ biến rộng rãi hàng
ngày trong toàn quốc, khơng bị hạn chế về phạm vi sử dụng thì:
- Phương ngữ là một biểu hiện của ngơn ngữ tồn dân trong quá trình
phát triển, biến đổi của quy luật ngôn ngữ.
- Sự phát triển, biến đổi của ngôn ngữ luôn diễn ra trên hai mặt cấu trúc
và chức năng. Cùng với sự phát triển chức năng nhiều mặt của ngôn ngữ, sự
phát triển cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi về ngữ âm, từ vựng
ngữ nghĩa, ngữ pháp, phương ngữ là nơi thể hiện kết quả của sự biến đổi ấy.
Chính vì vậy phương ngữ khác ngơn ngữ tồn dân ở một vài khía cạnh nào
đó, ở một mức độ nào đó, nhưng trên căn bản, cái mã chung, hệ thống cấu
trúc ngữ pháp, từ vựng, âm vị, giữa phương ngữ và ngơn ngữ tồn dân là
giống nhau.

12


- Phương ngữ là một hệ thống biến thể của ngơn ngữ tồn dân bị hạn
chế về phạm vi sử dụng. Nói cách khác giới hạn sử dụng của phương ngữ là
trong những vùng địa lí dân cư hoặc tầng lớp xã hội nhất định.

- Phương ngữ là một hiện tượng lịch sử, nó ra đời như một tất yếu do
sự phát triển, biến đổi của ngôn ngữ cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội,
do đó với xu thế thống nhất ngôn ngữ ngày càng cao, phạm vi sử dụng của
phương ngữ ngày càng bị thu hẹp về mặt lí thuyết, nó sẽ mất đi trong tương
lai của một ngôn ngữ dân tộc thống nhất và được tiêu chuẩn hố cao.
Tóm lại, nói tới phương ngữ là nói tới một hiện tượng phức tạp của
ngơn ngữ, khơng chỉ về mặt hệ thống cấu trúc, cấu tạo cũng như phương tiện
thể hiện mà bản thân nó cịn là sự phản ánh của nhiều mối quan hệ trong và
ngoài ngôn ngữ. Cho nên, để trả lời được câu hỏi: “Phương ngữ là gì”? làm
cơ sở cho mọi sự khảo sát về phương ngữ, người ta đành phải trừu tượng đối
tượng khái quát về những phương diện cơ bản của đối tượng như các định
nghĩa sau đây mà khoá luận này xem là một trong những cơ sở về mặt lí luận.
Nói đến phương ngữ chúng ta có thể nhấn mạnh đến những nét khác biệt
trong biểu hiện so với ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể, như định
nghĩa của Hoàng Thị Châu:
“Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của
ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so
với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác” [10, tr 29].
1.2. Vài nét về phƣơng ngữ tiếng Việt nói chung và phƣơng ngữ
Bắc Trung Bộ nói riêng
1.2.1. Các phương ngữ trong tiếng Việt và lịch sử nghiên cứu chúng
“Nhìn một cách sơ lược và chung nhất thực tế nghiên cứu phương ngữ
học tiếng Việt, ta thấy những phương hướng chủ yếu, những bình diện chính,
các nội dung cơ bản, mức độ và phạm vi nghiên cứu các phương ngữ cụ thể
đã được đẩy mạnh và thu được nhiều thành tựu. Song cũng có rất nhiều cơng

13


việc chưa được tiến hành hoặc đi sâu. Ta có thể nhìn lại lịch sử nghiên cứu

phương ngữ với những nét khái qt chính như sau:
Trước hết, ta có thể đề cập đến các cơng trình của các tác giả nước
ngồi nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt như cơng trình Nghiên cứu lịch
sử ngữ âm tiếng Việt (1912) của Maspéro chia tiếng Việt thành hai vùng
phương ngữ: Phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung.
Hai nhà Việt ngữ học của Liên Xô M.V.Gordina và I.S.Bustrov năm
1970, dựa chủ yếu vào hệ thống chung âm đã chia tiếng Việt thành hai vùng
phương ngữ nhưng đến năm 1984, hai tác giả đã có sự điều chỉnh và bổ sung
thêm một vùng phương ngữ thứ ba đó là phương ngữ Huế, nhưng vùng
phương ngữ thứ ba này có tính chất như là một vùng đệm. Điều này được hai
tác giả nói rõ trong Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt (1984). Tiếp đến là cơng trình
của L.Cadiere Ngữ âm tiếng Việt (1902) (phương ngữ miền thượng Trung
Kì), Ngữ âm tiếng Việt (1911) (phương ngữ miền hạ Trung Kì); cơng trình
của tác giả M.B.E.Meaeau – 1951 Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt…
Nhìn chung các cơng trình của các tác giả đều nghiên cứu tiếng Việt ở
mặt biểu hiện của nó, chủ yếu về phương diện ngữ âm nên ít nhiều đều mang
tính chất phương ngữ. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình đó đều đi vào miêu
tả ngữ âm của một vùng nhất định nhưng lại khơng đặt nó trong sự đối lập với
ngơn ngữ tồn dân hoặc với các phương ngữ khác. Vì thế nó mang tính chất
của một cơng trình ngơn ngữ nhiều hơn là một nghiên cứu phương ngữ học,
do đó các đặc trưng của phương ngữ học không được thể hiện rõ nét.
Khác với các nhà nghiên cứu nước ngoài, xu hướng nghiên cứu của
phần lớn các nhà Việt Ngữ học là đào sâu nghiên cứu vào những đặc trưng
khái quát. Hệ thống của phương ngữ tiếng Việt được các nhà Việt Ngữ học
chú ý miêu tả các đặc trưng, đặt chúng trong quan hệ đối lập, so sánh với
ngôn ngữ toàn dân hay giữa các vùng này với vùng khác. Nên các cơng trình
của họ mang tính chất của một cơng trình nghiên cứu phương ngữ thực sự.

14



Chúng ta có thể kể tên các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến phương
ngữ tiếng Việt.
Trước hết là tác giả Hồng Thị Châu với hàng loạt cơng trình nghiên
cứu như Về bốn phụ âm ngạc hố cịn lại trong tiếng Việt vùng Bắc Bình Trị
Thiên ( Tiếng Việt và các Ngôn ngữ Đông Nam Á, NXB KHXH- HN, tr. 1222), Tiếng Việt trên các miền đất nước ( Phương ngữ học, NXB KHXH - HN,
1989).
Hồng Dân với công trình “Từ phương ngơn và vấn đề chuẩn hố từ
vựng tiếng Việt” (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, NXB KHXH - HN,
1981, tr.304-312 ).
Hồng Dũng với cơng trình Cứ liệu từ vựng và biến đổi của các phụ âm
kép ML, BL, TL, PL, KL.
Nguyễn Đức Dương, Trần Thị Ngọc Lang với cơng trình “Mấy nhận
xét bước đầu về những khác biệt từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền
Nam và tiếng Việt tồn dân” (Ngơn ngữ số 1, tr.47-51).
Phạm Văn Hảo “Về một số đặc trưng của tiếng Thanh Hoá, thổ ngữ
chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Bắc Trung Bộ” (Ngôn
ngữ, số 4, 1985, tr.54-56)
Cao Xuân Hạo với Số phận các vần có nguyên âm hẹp qua các phương
ngữ lớn của Việt Nam (Tiếng Việt – Mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ
pháp, NXB Giáo dục, tr.116-119).
Nguyễn Quang Hồng với “Các lớp từ địa phương và chức năng của
chúng trong ngôn ngữ văn hố tiếng Việt” (trong Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH, Hà Nội, 1981).
Trương Văn Sinh, Nguyễn Thành Thân với Về vị trí của tiếng địa
phương Thanh Hố ( Ngơn ngữ, số 4, 1985, tr.64-65 ).
Nguyễn Nhã Bản, Nguyễn Hoài Nguyên với Nhát cắt thời gian trong
tâm thức người Nghệ (Ngôn ngữ số 4, 1995, tr.65-67).
Võ Xuân Trang với Phương ngữ Bình Trị Thiên [31].
15



Ngày nay, phương ngữ trong tiếng Việt đã trở thành đối tượng của
ngành phương ngữ học. Trong các trường đại học trong nước, phương ngữ học
trở thành một bộ môn được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên khoa
Ngữ văn. Các giáo trình về phương ngữ được biên soạn công phu như:
Tiếng việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học - Hồng Thị Châu);
hoặc có các chương nghiên cứu về phương ngữ như các giáo trình từ vựng
như: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, NXB GD, HN, 1986;
Nguyễn Văn Tu Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NXB GD, HN, 1986;
Nguyễn Thiện Giáp Từ vựng học tiếng Việt, 1989.
Một khía cạnh khác của phương ngữ: Phương ngữ về chức năng xã hội,
về chuẩn hố, với giảng dạy trong trường phổ thơng… được chú ý. Nhiều
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố trong các hội nghị
khoa học, trong các tạp chí chuyên ngành, các kỉ yếu khoa học. Đó là các
nghiên cứu của Hồng Thị Châu [1970]; Nguyễn Văn Ái [1981]; Nguyễn Tài
Cẩn [1981]; Nguyễn Thiện Chí [1981]; Hồng Dân [1981]; Nguyễn Quang
Hồng [1981]; Vũ Bá Hùng [1981]; Nguyễn Nhã Bản [1993]; Nguyễn Văn
Chiến [1993]; Nguyễn Văn Nguyên [2002]…
Điểm qua các cơng trình đã nêu trên, ở một phương diện khác, ta thấy,
phương ngữ học tiếng Việt đã được nghiên cứu cả về mặt cấu trúc và chức
năng và càng về sau các chức năng của phương ngữ càng được chú ý nhiều
hơn. Hai lĩnh vực chính được đẩy mạnh nghiên cứu trong phương ngữ tiếng
Việt là ngữ âm và từ vựng ngữ nghĩa. Các cơng trình nghiên cứu về ngữ âm
và từ vựng - ngữ nghĩa phương ngữ từ trước tới nay phần nhiều đều hướng tới
các mục đích: nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, quan hệ giữa các phương ngữ với
ngôn ngữ và nghiên cứu phương ngữ phục vụ cho cơng cuộc chuẩn hố và giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bình diện được tập trung nhiều nhất và có
kết quả nhất là nghiên cứu ngữ âm của các phương ngữ. Điều này phản ánh
một thực tế là sự khác biệt diễn ra chủ yếu và dễ thấy nhất giữa phương ngữ

với ngơn ngữ tồn dân cũng như giữa các phương ngữ trong tiếng Việt là về
16


mặt ngữ âm. Bình diện từ vựng ngữ nghĩa chưa được nghiên cứu nhiều.
Ngoài nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Lang Phương ngữ Nam Bộ - những
khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa của phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ
Bắc Bộ [20] và Hoàng Trọng Canh với Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa
phương Nghệ Tĩnh [4]. Phần nhiều các nghiên cứu khác về từ vựng ngữ nghĩa
lâu nay mới chỉ tập trung hướng tới một mục đích là chuẩn hố ngơn ngữ.
Hướng nghiên cứu ngữ nghĩa phương ngữ gắn với văn hố địa phương, tuy lí
thú và thiết thực nhưng chỉ mới được chú ý gần đây. Thực tế này đã phản ánh
rằng: ngữ nghĩa của từ vựng, nhất là đối với lớp từ địa phương thường là phức
tạp và khó thấy, địi hỏi phải có thời gian tìm hiểu cơng phu, nhất là người
sống ngồi địa bàn phương ngữ đó, nếu khơng trực tiếp sử dụng, khơng hiểu
phong tục tập qn, thói quen ngơn ngữ giao tiếp của người địa phương đó thì
rất khó, nếu khơng muốn nói là khơng thể thực hiện được.
Mặt khác, khi nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt, một phương diện
tuy được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ sớm, nhưng
cho đến nay vẫn chưa có được sự thống nhất cao là vấn đề xác định các
phương ngữ.
Tiếng Việt có bao nhiêu phương ngữ? Ranh giới của các phương ngữ
đến đâu? Việc xác định ranh giới của các phương ngữ thổ ngữ trong một ngôn
ngữ xét về mặt lí luận và thực tế đều phức tạp, không chỉ riêng tiếng Việt.
Việt Nam vốn là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có ngơn ngữ riêng,
trong đó, ngơn ngữ và phương ngữ các dân tộc thiểu số anh em có nhiều liên
quan mật thiết với tiếng Việt về cội nguồn và tiếp xúc. Vì thế, khi nghiên cứu
ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng góp phần soi sáng nhiều vấn đề
khơng riêng gì đối với tiếng Việt nói chung mà cịn đối với các phương ngữ
trong tiếng Việt nói riêng, trong đó có vấn đề sự hình thành của các phương

ngữ.
Từ quy luật của sự hình thành ngơn ngữ và các phương ngữ nói chung,
khi nhìn vào một ngơn ngữ nào đó về biểu hiện, người ta có thể nói được
17


rằng: Ngôn ngữ ấy bao gồm nhiều phương ngữ và trong từng phương ngữ lại
có các thổ ngữ khác nhau. Tuy nhiên, khi đi sâu nghiên cứu các ngôn ngữ cụ
thể, bức tranh ngôn ngữ và phương ngữ của các dân tộc khơng hề đơn giản.
Điều đó xuất phát từ hiện trạng bức tranh ngôn ngữ và phương ngữ trong lịch
sử là luôn luôn thay đổi và ở mỗi dân tộc có một sự phức tạp riêng. Sự thay
đổi của bức tranh ngôn ngữ vừa mang dấu ấn không gian, vừa mang dấu ấn
thời gian của lịch sử địa lí dân cư và sự phát triển, biến đổi của bản thân ngôn
ngữ. Một ngôn ngữ hay một phương ngữ nào đó hiện nay, có thể trước đây
chúng đã biến đổi qua nhiều không gian rộng hẹp khác nhau, cho nên, bức
tranh ngôn ngữ hiện nay không phải là kết quả của một sự phát triển tuần tự
và trùng khít của bức tranh ngôn ngữ quá khứ trong từng vùng cũng như trong
toàn quốc. Bởi thế, khi tiếp cận các phương ngữ và ngôn ngữ phải “chấp nhận
một thực tế là không gian ngôn ngữ hiện nay chỉ là không gian bề mặt, trong
đó nó chứa đựng nhiều tầng khơng gian khác nhau phản ánh một lịch sử phát
triển đa chiều của chúng”. Và “không loại trừ khả năng pha trộn ngơn ngữ
trong q trình phát triển lịch sử”. Đi vào các phương ngữ, nhất là xác định
ranh giới chúng trong tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy “tính chất khơng thuần nhất
của khơng gian thuần Việt” [13].
Thực tế đó đã dẫn đến thực trạng khi xác định ranh giới của các
phương ngữ trong tiếng Việt giữa các nhà ngôn ngữ học, phương ngữ học
khơng có tiếng nói chung.
Một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tiếng Việt và
phương ngữ tiếng Việt quan tâm nhiều nhất là vấn đề ranh giới còn gọi là
phân vùng phương ngữ trong tiếng Việt. Nhưng kết quả như đã thấy, sự

không thống nhất về đường ranh giới giữa các phương ngữ. Điều này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân.
Trước hết là bản thân đối tượng: Ranh giới của các phương ngữ không
phải là ranh giới tự nhiên. Ranh giới của phương ngữ là sự phản ánh phạm vi
biến đổi của các biến thể ngôn ngữ. Nhưng sự biến đổi của ngôn ngữ lại
18


không chỉ xảy ra ở một hiện tượng, một vùng địa lí cụ thể. Mỗi biến đổi của
ngơn ngữ có thể tạo ra một đường biên. Tuỳ theo mức độ lan toả của mỗi biến
thể ngôn ngữ mà các đường ranh giới (đồng ngữ) có phạm vi rộng, hẹp khác
nhau, có thể chồng xếp lẫn nhau. Do đó sẽ khơng có một đường ranh giới
phương ngữ đúng như đường ranh giới địa lí tự nhiên. Chính vì bản thân đối
tượng phức tạp như vậy nên đường ranh giới phương ngữ mà các nhà nghiên
cứu đưa ra lúc nào cũng chỉ là “ước định”, tương đối, tuỳ theo cách nhìn của
mỗi tác giả.
Thứ đến, tuỳ vào các dấu hiệu mà các tác giả lấy làm căn cứ: thanh
điệu, ngữ âm, từ vựng để phân vùng phương ngữ. Tác giả này nhấn mạnh đặc
điểm này thì đường ranh giới phương ngữ sẽ là thế này, tác giả kia nhấn mạnh
đặc điểm kia thì đường ranh giới sẽ là thế kia. Chính vì vậy, khơng ai ngạc
nhiên khi nhìn thấy có nhà nghiên cứu chia tiếng Việt có 4 phương ngữ, phần
lớn các tác giả lại chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ, nhưng có ba nhà
nghiên cứu lại chỉ chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ, thậm chí, có
người cho rằng do trạng thái chuyển tiếp của ngôn ngữ tiếng Việt từ Bắc vào
Nam là liên tục nên không thể phân chia tiếng Việt thành các vùng phương
ngữ.
Các xu hướng quan niệm và kết quả khác nhau về phân chia phương
ngữ tiếng Việt như trên đã được Trương Văn Sinh, Hoàng Thị Châu, và một
số tác giả tổng kết mà chúng tôi đã điểm qua ở trên. Từ kết quả phân loại của
các nhà nghiên cứu, chúng tơi thấy có hai điểm liên quan đến phạm vi khoá

luận là:
- Xu hướng thống nhất hiện nay cũng như ý kiến của phần đông các
nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng Việt có 3 vùng phương ngữ lớn: phương
ngữ Bắc (Bắc Bộ), phương ngữ Nam (Nam Bộ), phương ngữ Trung (Bắc
Trung Bộ), cả ba vùng phương ngữ này cho tới nay chưa có vùng nào được
khảo sát, nghiên cứu tồn diện, triệt để.

19


- Trong cách phân chia của nhiều tác giả, đường ranh giới của các
phương ngữ có địa bàn phân bố từ Thanh Hố đến Thuận Hải thường khơng
trùng nhau, đặc biệt là địa vị của tiếng Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế được
định vị trong bảng phân loại của các nhà nghiên cứu rất khơng ổn định. Điều
đó khách quan cũng nói lên tính phức tạp của các phương ngữ phân bố ở địa
bàn miền Trung này.
Tính chất chuyển tiếp và ảnh hưởng qua lại của quan hệ tiếp xúc đã làm
cho các phương ngữ này mang tính khơng thuần nhất như phương ngữ Bắc và
Nam. Thanh Hoá là phương ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc và phương
ngữ Trung. Tiếng địa phương Thừa Thiên Huế thuộc phương ngữ Bình Trị
Thiên cũng mang tính chất chuyển tiếp giữa phương ngữ Trung và phương
ngữ Nam.
Vì thế, theo cách nghĩ của chúng tơi, để vẽ nên được bức tranh tồn
cảnh một phương ngữ, chẳng hạn phương ngữ Bắc Trung Bộ, có thể chọn một
phương ngữ trong vùng để khảo sát, miêu tả trên nhiều bình diện và khái quát
nên thành những đặc điểm chung. Khảo sát các phương ngữ khác còn lại
trong vùng sẽ làm đầy và rõ hơn đặc điểm vùng cũng như tính chất giao thoa
của vùng chuyển tiếp các phương ngữ.
Cả hai vấn đề nêu trên đều liên quan đến việc xác định vai trị, vị trí
của phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị Thiên cũng như mục

đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với phương ngữ Bắc Trung Bộ.
Tóm lại, điểm qua các cơng trình nghiên cứu phương ngữ ta thấy vấn
đề phương ngữ tiếng Việt ngày càng được quan tâm và thu được một số kết
quả trên một số phương diện. Song muốn dựng lên diện mạo, đặc điểm của
các vùng phương ngữ nói chung và phương ngữ Bắc Trung Bộ nói riêng một
cách đầy đủ cụ thể cần phải đẩy mạnh nghiên cứu theo thuộc tính mở, nghiên
cứu sâu hơn ngữ nghĩa trên cơ sở có một số vốn từ được sưu tập, miêu tả, so
sánh với ngơn ngữ tồn dân và các phương ngữ khác.

20


1.2.2. Phương ngữ Nghệ Tĩnh và Phương ngữ Bình Trị Thiên trong
Phương ngữ Bắc Trung Bộ
Như đã trình bày, các nhà nghiên cứu thống nhất chia tiếng Việt thành
ba vùng Phương Ngữ: Phương ngữ Bắc, Phương ngữ Trung và Phương ngữ
Nam. Mỗi phương ngữ được xác định bằng những đặc trưng tiêu biểu ở các
phương diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ngữ nghĩa.
Bàn về phương ngữ Bắc Trung Bộ, theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì
“Phương ngữ Bắc Trung Bộ được hình thành cách đây chừng năm trăm năm
do sự tác động của tiếng Việt Bắc Bộ. Sau vài thế kỉ, ở Bắc Bộ, dưới sự tác
động của tiếng Hán, tiếng Việt Bắc Bộ đã tách khỏi tiếng Mường thành hai
ngôn ngữ ” (6,Tr.111).
Sau khi tiếng Việt Bắc Bộ đã tách khỏi tiếng Mường do ảnh hưởng của
tiếng Hán thì vài thế kỉ sau, vùng khu IV vẫn là tiếng nói Việt Mường. Nếu
như tiếng Việt Bắc Bộ tách khỏi tiếng Mường là do ảnh hưởng của tiếng Hán
thì tiếng Việt ở khu IV tách khỏi tiếng Mường là do ảnh hưởng trực tiếp của
tiếng Việt Bắc Bộ. Như vậy, trong tiếng nói của cư dân khu IV dấu ấn tiếng
Mường rõ ràng là đậm hơn tiếng nói vùng Bắc Bộ. Và nghĩa là tiếng nói
phương ngữ Trung mang tính chất cổ hơn.

Hồng Thị Châu trong cơng trình Tiếng Việt trên các miền đất nước
(Phương ngữ học) sau khi nêu lên ý kiến của mình và chia tiếng Việt thành ba
vùng phương ngữ lớn, tác giả nêu những nhận xét khái quát về tiếng vùng
phương ngữ. Tiếp theo, bà đã chia các vùng phương ngữ này thành những
phương ngữ nhỏ hơn, căn cứ trên những đặc điểm ngữ âm riêng của từng
vùng. Cụ thể đối với phương ngữ Bắc Trung Bộ gồm có 3 phương ngữ nhỏ
hơn: phương ngữ Thanh Hố, phương ngữ Nghệ Tĩnh, phương ngữ Bình Trị
Thiên. Tác giả viết: “Phương ngữ Trung cũng gồm ba phương ngữ nhỏ hơn,
khác nhau về thanh điệu:
a) Phương ngữ Thanh Hoá lẫn lộn thanh hỏi và thanh ngã (phát âm
không phân biệt), nhưng các thanh khác lại giống với phương ngữ Bắc.
21


b) Phương Ngữ vùng Nghệ Tĩnh không phân biệt thanh ngã với thanh
nặng, 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu, khác với phương ngữ Bắc
có độ trầm lớn hơn.
c) Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên khơng phân biệt thanh hỏi với
thanh ngã. Nhưng về mặt điệu tính các thanh lại giống với thanh điệu Nghệ
Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên- Huế có hệ thống vần và âm cuối giống với
phương ngữ Nam”…[10, tr.95]
Võ Xuân Trang cũng băn khoăn khi đứng trước một phương ngữ có địa
bàn phân bố rộng như phương ngữ Bắc Trung Bộ, những biến thể có phạm vi
trong một vài tỉnh trong phương ngữ đó thì gọi là gì khi mà những biến thể
trên một địa bàn hẹp hơn thường được các nhà nghiên cứu quen gọi là thổ
ngữ? Ông đề xuất dùng khái niệm vùng phương ngữ để chỉ phương ngữ Bắc,
phương ngữ Trung, phương ngữ Nam. Mỗi vùng phương ngữ như vậy bao
gồm nhiều phương ngữ khác nhau. Với quan niệm đó theo ơng “ về mặt địa
lí, phương ngữ là biến thể địa phương có địa bàn phân bố trên một phạm vi
rộng gồm một hoặc nhiều tỉnh. Các phương ngữ có những đặc điểm giống

nhau và được phân bố gần nhau có thể tạo thành một vùng phương ngữ”.
Cũng giống như Hoàng Thị Châu, ơng cho rằng: Vùng phương ngữ Trung có
ba phương ngữ là: Phương ngữ Thanh Hoá, Phương ngữ Nghệ Tĩnh và
Phương ngữ Bình Trị Thiên” [31].
Nằm trong phương ngữ Bắc Trung Bộ nên 3 phương ngữ có đặc điểm
chung về phương diện ngữ âm. Theo Hoàng Thị Châu trong cơng trình Tiếng
Việt trên mọi miền của đất nước đã chỉ ra:
“- Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh, khác với hệ thống thanh điệu
Phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Hệ thống phụ âm đầu: có 23 phụ âm đầu, hơn phương ngữ Bắc ba
phụ âm uốn lưỡi (ʂ,, ʐ,, ţ ) chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr. Trong nhiều thổ ngữ

22


có 2 phụ âm bật hơi (ph, kh) giống như chữ viết đã ghi lại, thay cho 2 phụ âm
xát ( t, x ) trong phương ngữ Bắc.
- Trong hệ thống âm cuối, đôi phụ âm ( - ng, -k ) có thể kết hợp được
với các nguyên âm trước, giữa và sau.”
Bên cạnh đó, giữa các phương ngữ trong phương ngữ Trung cịn có
những đặc điểm riêng làm nên dấu ấn riêng của từng vùng.
Khoá luận này xét sự thể hiện của tiếng Việt theo bình diện khu vực
dân cư thể hiện. Khi tìm hiểu nghiên cứu về phương ngữ Nghệ Tĩnh tức là
chúng ta xét những biểu hiện khác biệt của tiếng Việt trên địa bàn Nghệ Tĩnh
về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp đều thuộc về phương ngữ Nghệ
Tĩnh.
Ngồi tính chất là một phương ngữ tiêu biểu thể hiện rõ những đặc
trưng của phương ngữ vùng Bắc Trung Bộ, nhìn ở góc độ khơng gian ngơn
ngữ thì ta cịn có thể thấy ở đây một cơ sở tạo cho phương ngữ Nghệ Tĩnh
mang những nét sắc thái riêng khơng hồ lẫn vào các phương ngữ khác trong

vùng.
Rõ ràng phương ngữ Nghệ Tĩnh được hình thành dần trong quá trình
hình thành vùng phương ngữ Trung, khác với vùng phương ngữ Bắc được
hình thành do sự biến đổi, chia tách ngôn ngữ Việt Mường chung dưới sự tác
động của tiếng Hán, vùng phương ngữ Trung là Vùng Việt Mường chung bị
Việt Hoá mạnh nên trở thành Việt [6 tr.332]. Là địa bàn có những nét khác
biệt, xa trung tâm văn hoá Thăng Long - Bắc Bộ, tiếng nói của cư dân nói
Tiếng Việt trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh mà chúng tôi gọi là phương ngữ
Nghệ Tĩnh, chịu ảnh hưởng của điều kiện lịch sử, địa lí, xã hội và những biến
đổi liên tục của ngôn ngữ, trải qua bao nhiêu thế kỉ như vậy, phương ngữ này
đã mang những nét khác biệt không những đối với ngơn ngữ tồn dân mà cịn
ngay cả với các phương ngữ khác trong vùng.
Với những cơ sở như trên, chúng tôi cho rằng tiếng địa phưong Nghệ
Tĩnh là một trong phương ngữ tồn tại hiện thực cùng với phương ngữ Bình Trị
23


Thiên. Phương ngữ Nghệ Tĩnh vừa có vị trí quan trọng đối với vùng phương
ngữ Trung, vừa mang sắc thái riêng là đối tượng có thể nghiên cứu trên nhiều
phương diện về ngữ âm từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp ở địa hạt cấu trúc cũng
như chức năng, ở mặt ngơn ngữ cũng như văn hố.
Bên cạnh phương ngữ vừa kể trên, phương ngữ Bình Trị Thiên cũng có
một vị trí quan trọng trong phương ngữ Trung. Vị thế của phương ngữ Bình
Trị Thiên trong bảng phân loại phương ngữ của các nhà nghiên cứu thường
rất khác nhau.
Bình Trị Thiên là tên gọi tắt của ba tỉnh : Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế. Đáng lưu ý trong phương ngữ Bình Trị Thiên, tiếng nói vùng
Quảng Bình giống tiếng nói ở Nghệ Tĩnh.Theo Hoàng Thị Châu cũng như
Nghệ Tĩnh, Quảng Bình là nơi thể hiện rõ đặc trưng cuả phương ngữ Bắc
Trung Bộ.

Trong phương ngữ Bình Trị Thiên tiếng nói Thừa Thiên Huế ít nhiều
có nét riêng. Do hiện tượng lẫn lộn các phụ âm cuối [–n –t] biến thành [-ng –
k] và hệ thống vần của tiếng vùng Thừa Thiên Huế giống với phương ngữ
Nam [10. tr.179] nên nhiều tác giả đã tách tiếng Thừa Thiên - Huế ra khỏi
phương ngữ Bình Trị Thiên. Tính chất trung gian của tiếng địa phương vùng
này là rõ ràng cho nên ngay cả những tác giả khi xếp tiếng thừa Thiên Huế
vào phương ngữ Bình Trị Thiên nói riêng và vùng phương ngữ Trung nói
chung cũng đều chỉ ra tính chất chuyển tiếp của nó.
Ngồi ra trong cơng trình Phương Ngữ Bình Trị Thiên khi chia Phương
Ngữ Bình Trị Thiên thành ba vùng thổ ngữ, tương ứng với địa bàn của ba
tỉnh: vùng Bắc (Quảng Bình), vùng giữa (Quảng Trị), vùng Nam (Thừa Thiên
Huế). Võ Xuân Trang đã nhận xét về tính chất chuyển tiếp của vùng thổ ngữ
Nam và còn cho ta biết thêm những đặc điểm ngữ của vùng giữa: “So với
vùng Bắc và vùng Nam thì sự khác biệt của vùng giữa với tiếng phổ thông là
không đáng kể. Những nét đặc trưng của ngữ âm vùng Bắc và vùng Nam nhìn
chung khơng xuất hiện ở vùng giữa” [31, tr. 151]. Rõ ràng, trong phương ngữ

24


Bình Trị Thiên chỉ có tiếng địa phương vùng Quảng Bình là thể hiện được
những đặc trưng cơ bản của vùng phương ngữ Trung. Một trong những nét
đặc trưng của phương ngữ Trung là sự có mặt của 3 phụ âm quặt lưỡi như đã
nói.
Như vậy, đặt trong quan hệ so sánh giữa các vùng phương ngữ, đối
chiếu với đặc điểm chung của phương ngữ Bắc Trung Bộ, có thể xem phương
ngữ Nghệ Tĩnh là phương ngữ đại diện tiêu biểu cho vùng phương ngữ Bắc
Trung Bộ.
Mặt khác, trong sự đối sánh giữa các vùng phương ngữ, chúng ta có thể
thấy những đặc điểm chung, cũng như nhìn thấy những đặc điểm vùng của

từng phương ngữ làm nên sự phong phú, đa dạng của bộ mặt phương ngữ Bắc
Trung Bộ nói chung.
Trong q trình nghiên cứu, ta có thể thấy rằng trong ba vùng phương
ngữ kể trên, thì phương ngữ Bình Trị Thiên - đặc biệt là tiếng Quảng Bình
cũng với phương ngữ Nghệ Tĩnh có một vị trí quan trọng đối với việc nghiên
cứu tiếng Việt và lịch sử tiếng Việt. Phương ngữ này còn bảo lưu nhiều yếu tố
cổ, thậm chí rất cổ của tiếng Việt thuộc các giai đoạn trước đây.
1.2.3. Từ địa phương trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và trong phương
ngữ Bình Trị Thiên
Như ta đã thấy, từ xa xưa, trong quan niệm của ngữ pháp truyền thống
từ đơn vị cơ bản, là trung tâm của cấu trúc ngôn ngữ, cũng như là công cụ
hoạt động của lời nói, là phần cấu trúc, cấu tạo câu nói. Từ vừa là đơn vị thực
tại, vừa là đơn vị tiềm ẩn đảm nhiệm nhiều chức năng. Bên cạnh chức năng
định danh, trong cấu tạo, trong hoạt động lời nói từ có thể biến thành yếu tố có
chức năng cấu tạo tương tự như hành vi lại có thể cùng với ngữ điệu kết thúc
mà trở thành câu có chức năng thông báo. Xét về mặt ý nghĩa, từ vừa là đơn vị
trong hệ thống ngôn ngữ, vừa là đơn vị trong lời nói.
Như vậy, với những đặc trưng cơ bản có vị trí trung tâm trong các đơn
vị của ngôn ngữ, cho dù ở cấp độ nào, mặt âm thanh cũng như mặt ý nghĩa,
theo hướng cấu trúc hay hướng chức năng thì ít hay nhiều đều có liên quan
25


×