Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

So sánh tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và một số tiền bối thời kì trước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.36 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu ....................................................................................................... 2
I- Tư tưởng thân dân của các vị tiền bối trước Hồ Chí Minh .................... 3
1. Thân dân theo tư tưởng thời phong kiến ............................................. 3
1.1 Thân dân theo Nguyễn Trãi ............................................................... 5
1.2 Thân dân theo Quang Trung – Nguyễn Huệ ...................................... 6
2. Tư Tưởng thân dân của các bậc tiền bối cuối thế kỷ XIX – đầu XX 7
2.1 Phan Bội Châu(1867- 1940) ............................................................. 7
2.2 Phan Chu Trinh ................................................................................. 8
II- Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh ...................................................... 9
1. Quan điểm về “nhân dân” của Hồ Chí Minh ...................................... 9
2. Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh ............................................. 10
III- Việc áp dụng tư tưởng thân dân trong Đảng và Nhà nước ta ........... 14
1. Đã thực hiện tốt .................................................................................... 14
2. Những hạn chế ...................................................................................... 16
Kết luận ................................................................................................... 18
1
Mở đầu
Đất nước Việt Nam ta trải qua hàng nghàn năm văn hiến. Trong bề dày lịch
sử đã phải đấu tranh chống lại rất nhiều giặc ngoại xâm từ phương Bắc cũng như
phương Tây. Với những chiến công lừng lẫy của các vị anh hùng đã đưa nước ta
trở thành một đất nước độc lập tự do. Những chiến công ấy có được phải kể đến
công lao rất lớn của quần chúng nhân dân, lực lượng quan trọng nhất để có thể
giành thắng lợi. Nhân dân chính là cái gốc, cái rễ của mọi chiến công, trên cả
chiến trường cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước.
Từ các vị anh hùng thời phong kiến như Quang Trung – Nguyễn Huệ,
Nguyễn Trãi đến các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã rất coi
trọng vai trò của quần chúng nhân dân. Đặc biệt vai trò đó được khẳng định rõ
nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người luôn nhắc nhở với chính mình và với
các cán bộ rằng: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”, “Thân với
dân như hiếu với nước”. Dựa vào lấy dân làm gốc, Người đã dẫn dắt dân tộc ta


chiến đấu và giành chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh trường kỳ chống lại
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau khi giành thắng lợi Người cũng đã nêu ra
đường lối chính sách dựa vào sức dân để xây dựng đất nước.
Tuy nhiên tư tưởng thân dân qua các thời kì là khác nhau. Do đó tôi làm bài
tập này để so sánh về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và một số tiền bối thời
kì trước. Qua đó cũng có vài nét về việc áp dụng tư tưởng này trong hàng ngũ
của Đảng hiện nay.
2
I- Tư tưởng thân dân của các vị tiền bối trước Hồ Chí Minh
1. Thân dân theo tư tưởng thời phong kiến
Trong kinh điển Nho gia đã nói; "Dân là gốc nước, gốc vững thì nước yên'
(Kinh thư – Ngũ tử chi ca), "dân là quý, tiếp đó là xã tắc, vua là thấp" (Mạnh
Tử), "vua là thuyền, thứ dân là nước, nước có thể chở thuyền, cũng có thể làm
lật thuyền" (Khổng Tử gia ngũ).Vì là lời thánh hiền, chép trong Kinh, Truyện
nên những điều đó đã thành định luận, thành chân lý phổ biến. Nhiều người đã
dùng những câu dó làm căn cứ lập luận, nhắc nhở vua quan cầm quyền quan tâm
đến dân. Nhưng dầu người dân, cũng được hình dung là số đông (chúng), có lực
lượng, khả năng, vai trò lớn đến đâu hì vẫn là dân đen, vẫn là thần tử của vua.
Nhà vua nắm chủ quyền theo thiên mệnh: không coi dân là vật sở hữu như chủ
nô là lãnh chúa mà coi dân là vật được giao phó, phụ thuộc vào mình vì được uỷ
trị. Trời giao dân cho vua để vua chăn dắt, nuôi nấng và dạy dỗ và vì vậy theo trị
đạo của Nho giáo, vua phải là cha mẹ dân và theo sách Đại học thì như vậy có
nghĩa là "dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi", yêu ghét đúng cái mà
dân yêu ghét. Theo cách hiểu như vậy, "dân là quý", dân cao hơn, phải được coi
trọng hơn xã tắc và người làm vua, "dân là gốc nước" đều phải hiểu theo tinh
thần quan bản vị, phải với một tiền đề dân nước ngôi vua đều thuộc về vua, chủ
quyền thuộc về vua, dầu chủ quyền theo thiên mệnh có khác với quyền sở hữu.
Trên cơ sở của tư tưởng chủ quyền như vậy, người làm vua phải ý thức đầy đủ
sức mạnh của nước – cũng tức là của mình - từ dân mà ra cho nên phải biết nuôi
dân, bồi dưỡng sức dân, phải biết "thời sử, bậc liễn" điều động không hại đến

sản xuất, phải hiểu cải tạo lý "có đức thì có người, có người thì có đất (nước), có
đất nước thì có của, có của thì có dùng. Vì hiểu như vậy cho nên Minh Mạng,
một ông vua chuyên chế điển hình luôn luôn lấy nguyên tắc "dân vi bang bản" ra
đốc thúc quan lại làm việc, tất nhiên Minh Mạnh nhắc điều đó và cũng nhấn
mạnh trách nhiệm lo cho dân, dạy dân là của vua. Và cũng vì vậy mà Bảo Đại ,
sau đảo chính Nhật dám đưa "dân vi quý" làm nguyên tắc hiến cho "đế quốc".
3
Dân, người bị trị, được quan tâm, được yêu thương, được tôn trọng nhưng là
thuộc về vua, người cai trị, người có chủ quyền. Đó là quan điểm dân của Nho
gia.
Quan điểm "dân" của Nho gia hình thành rất sớm, trải qua đấu tranh gay
gắt với Mặc gia và Pháp gia, được ổn định và chế độ chuyên chế thừa nhân là
đạo lý, làm tinh thần lập pháp. Quan điểm đó vốn ra đời theo tinh thần "tôn
Chu", lấy xưa làm thầy nghĩa là noi theo truyền thống. Theo tư tưởng truyền
thống đó, người dân phải sống theo mệnh Trời và mệnh vua. Vua là bậc "thánh
nhân" có đạo đức, được trời lựa chọn, giao cho trị nước, trị dân nên tự xưng là
"thiên tử". Vua theo mệnh trời thực hiện sự thống nhất tức là lập ra một trật tự
trên dưới quy tụ tất cả vào một người là thiên tử. Chỗ dựa để trị nước là họ hàng
và người thân tín (thân cựu), làm vua không chỉ là làm kẻ bề trên, kẻ cầm đầu
mà còn là kẻ làm cha mẹ, kẻ làm thầy của dân. Thiên Thái Thế trong Kinh Thư
nói: "Trời thương hạ dân đặt vua cho họ, đặt thầy cho họ". Cho nên dân không
phải là cái vua có, vua chiếm được - một thứ của cải, súc vật mà là những con
người được uỷ trị, và vì vậy trị dân không phải bằng hình phạt mà bằng đức,
bằng lễ, bằng giáo hoá. Trong thực tế thì sự tập trung tuyệt đối quyền hành vào
thiên tử, đường lối dựa vào họ hàng và kẻ thân tín, sự phân biệt quân tử, tiểu
nhân - người cai trị và kẻ lao động – trong xã hội làm nổi bật sự bất công vô lý.
Mặc gia và Pháp gia là những học phái chống tư tưởng trên mỗi bên theo
một phía. Mặc Tử cũng chủ trương một chính quyền có hiệu lực và tập trung,
nhưng lại phản đối sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội. Mặc tử lên án
"Vương công đại nhân" "bóc lột, sống dựa vào sức của "nông phu chức phụ"

(dân lao động). Ông đòi hỏi người cầm quyền "làm điều lợi, bỏ điều hại" cho
dân, phải chọn người hiền tài để làm và làm việc hình chính thực sự. Ông phản
đối việc dùng người dựa vào họ hàng, dựa vào đẳng cấp. Mặc Tử tôn thờ Trời,
nhấn mạnh "thiên chí", nhưng chống lại thuyết thiên mệnh. Ông nhấn mạnh dân
đều là con Trời để đòi hỏi một thứ bình đẳng xã hội, một cách tuyển chọn hiền
4
tài và một đời sống dựa vào lực của từng người. Đó là tư tưởng phản kháng
truyền thống của bình dân, của những người nông phu, chức phụ.
Ở một phía khác, Pháp gia cũng chủ trương xây dựng một chính quyền
thống nhất và tập trung nhưng không coi nguồn góc của nhà nước là ở mệnh
Trời. Người làm vua dùng sức mạnh mà giành lấy nước, lấy dân. Nước và dân là
của vua, vua có toàn quyền sử dụng theo ý mình. Mọi việc chính sự là do vua và
vì vua. Dân là những con người có tính "tự vị" , ham sống, ham giàu, ham sang,
thích thưởng, sợ phạt. Cho nên cai trị phải biết dùng "thế" (chức vụ), dùng
"thuật" (thủ đoạn), biết cách thưởng phạt, thưởng hậu và phạt nặng, bắt dân làm
việc. Pháp gia phản đối cái chức năng làm cha, làm thầy của người cầm quyền,
phản đối lối cai trị bằng đức, bằng lễ mà chủ trương nắm quyền làm chủ, cai trị
bằng pháp lệnh. Pháp lệnh coi mọi người như nhau, không phân biệt theo thân
sơ, theo đẳng cấp, nhưng ai cũng như nhau vì mọi người đều chỉ là súc vật.
1.1 Thân dân theo Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một trí thức lớn, một trong những lãnh tụ
kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đã có những đóng góp to lớn
trong việc hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược, sách lược chống quân
Minh xâm lược, giải phóng dân tộc. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
(1380 – 1442) là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Tư
tưởng nhân nghĩa được đề cập trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân,
vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng
xây dựng đất nước thái bình…
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (1)
(Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với
tư tưởng vì dân và an dân: “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”,
5
“đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an
dân”. Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu
nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ
bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Đặc biệt, có một khía cạnh rất
đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết
ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau
khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây
dựng cuộc sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc
gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa
cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “thường nghĩ quy mô lớn
lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính xuất phát từ suy nghĩ như
vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn
Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người
lao động cực nhọc. Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời
của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình
vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân
dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ
đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.Tóm lại, trong tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi, cái cốt lõi nhất chính là “nhân dân”, mọi lí luận đến hành động đều
hướng về tạo dựng cuộc sống an vui, hạnh phúc cho nhân dân.
1.2 Thân dân theo Quang Trung – Nguyễn Huệ
Quang Trung- Nguyễn Huệ (1751 – 1792) là một vị vua có công rất lớn
không chỉ trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh mà còn cả trong nhận
thức tích cực trong cai trị đất nước. Được nhắc đến với một tên gọi khác rất gần
gũi đó là “người anh hùng áo vải”, ông thực sự là một vị vua, vị anh hùng của

nhân dân, từ nhân dân mà ra. Với suy nghĩ và hành động đều vì nhân dân, vì
muốn dân chúng thoát khỏi nỗi khổ bị thống trị, bị đày đọa bởi bọn giặc cướp
nước, ông đã chủ trương phải giương cao ngọn cờ khởi nghĩa. Lực lượng nghĩa
6
quân Tây Sơn đã nhanh chóng thu phục được lòng dân, đoàn kết và tạo nên sức
mạnh chiến thắng kẻ thù. Không những vậy, sau khi đánh thắng kẻ thù, Quang
Trung không lơ là chuyện làm sao để đát nước phồn thịnh. Theo ông, muốn đất
nước phát triển thì phải tìm được người tài. Mà tìm từ đâu cho được nhân tài?
Nguyễn Huệ đã khẳng định người tài có ở khắp nơi, nơi nào có dân ta thì nơi đó
có nhân tài. Và ông đã tạo nên một bước tiến đầu tiên trong nền giáo dục nước
ta. Vì vậy, có thể thấy bài học về lấy dân làm gốc thực sự có ý nghĩa vô cùng to
lớn.
2. Tư Tưởng thân dân của các bậc tiền bối cuối thế kỷ XIX – đầu XX
2.1 Phan Bội Châu(1867- 1940)
Phan Bội Châu là một nhà Nho yêu nước, nhà chính trị và là một nhà tư
tưởng lớn của dân tộc ta.Với tư tưởng yêu nước mới, Phan Bội Châu đề xướng
đoàn kết dân tộc, nêu ra đạo lý làm người Việt Nam: yêu nước, căm thù giặc,
không chịu làm nô lệ, đề xướng một chế độ cộng hoà của nhân dân… Trong
quan niệm của ông, nhân dân là:
“Người, dân ta; của dân ta,
Dân là dân nước, nước là nước dân.
Sông phía Bắc, bể phương Đông
Nếu không dân cũng là không có gì”
(Hải ngoại huyết thư)
Ông đã nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân. Đó chính là: nhân
dân chính là đất nước, nhân dân là tất cả của một dân tộc, một đất nước. Vì vậy,
để cứu dân ta, cũng là cứu nước ta, Phan Bội Châu chủ trương tôn quân và bạo
động, lập Duy Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Trong tập
"Tự Phán" ông nêu tôn chỉ của Hội như sau:
"Chuyên đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt

Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến quốc".
7

×