Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tìm hiểu chức năng của thanh điệu tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo, TS. Nguyễn Hồi
Ngun, người đã tận tình giúp đỡ em hồn thành khố luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo tổ Ngôn ngữ, trường
Đại học Vinh, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, trường Đại học Vinh đã dạy
dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua, giúp em có kiến thức
để hồn thành khố luận này.
Khố luận của em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận
được nhiều ý kiến, góp ý quý báu của các thầy cô và những người quan tâm
đến vấn đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả
Đỗ Thị Hường

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trang
MỞ ĐẦU

1

1.

Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

1



2.

Lịch sử vấn đề

3

3.

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

4

3.1.

Đối tượng nghiên cứu

4

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

4

4.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5


4.1.

Nguồn tư liệu

5

4.2.

Phương pháp nghiên cứu

5

5.

Đóng góp của khóa luận

5

6.

Bố cục của khố luận

6

CHƢƠNG 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI

7


1.1.

Thanh điệu trong tiếng Việt

7

1.1.1.

Dẫn nhập

7

1.1.2.

Khái niệm thanh điệu

7

1.1.3.

Chức năng của thanh điệu

7

1.1.4.

Các tiêu chí phân biệt thanh điệu

8


1.1.4.1. Âm vực (cao độ)

8

1.1.4.2. Âm điệu (đường nét)

9

1.2.

Khái niệm từ đơn

10

1.2.1.

Các quan niệm về từ đơn

10

1.2.2.

Quan niệm về từ đơn khoá luận lựa chọn

11

1.2.2.1. Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp

11


1.2.2.2. Quan niệm của Gs. Nguyễn Tài Cẩn

13

2


1.2.3.

Đặc điểm của từ đơn tiếng Việt

13

1.3.

Khái niệm từ láy

14

1.3.1.

Các quan niệm về từ láy trong tiếng Việt

14

1.3.2.

Quan niệm về từ láy khoá luận lựa chọn

17


1.3.3.

Phân loại từ láy

19

1.3.3.1. Phân loại dựa vào số lượng thành tố

20

a.

Từ láy đôi

20

b.

Từ láy ba

23

c.

Từ láy tư

23

1.3.3.2. Phân loại dựa vào tính chất thành tố


24

1.3.3.3. Phân loại dựa vào sự đồng nhất hay khác biệt trong thành

1.4.

phần cấu tạo của các thành tố

24

Tiểu kết

24

CHƢƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA THANH ĐIỆU
TRONG TỪ ĐƠN TIẾT TIẾNG VIỆT

25

2.1.

Sự phân bố của thanh điệu trong từ đơn tiết

25

2.1.1.

Việc lựa chọn từ đơn cho thống kê


25

2.1.1.1. Mục đích

25

2.1.1.2. Các nguyên tắc làm việc

26

2.1.1.3. Phương pháp thống kê tư liệu

27

2.1.2.

Sự phân bố thanh điệu trong từ đơn tiết

28

2.1.2.1. Kết quả thống kê

28

2.1.2.2. Nhận xét

29

2.1.3.


Các nét âm vị học của thanh điệu trong từ đơn

30

2.1.3.1. Các nét khu biệt của thanh điệu tiếng Việt

30

2.1.3.2. Số liệu thống kê

31

2.1.3.3. Nhận xét

32

2.2.

Thanh điệu với chức năng khu biệt nghĩa trong từ đơn tiết

3

32


2.2.1.

Tiểu dẫn

32


2.2.2.

Kết quả thống kê và nhận xét

33

2.2.2.1. Kết quả thống kê

33

2.2.2.2. Nhận xét

35

2.3.

Thanh điệu thực hiện chức năng gợi tả nghĩa của từ ngữ

37

2.3.1.

Tiểu dẫn

37

2.3.2.

Đặc trưng thanh điệu và các nét nghĩa gợi tả ở từ đơn tiết


37

2.3.2.1. Thống kê và xử lí liệu

37

2.3.2.2. Các nét nghĩa gợi tả ở từ đơn tiết biểu hiện qua đặc trưng

2.4.

thanh điệu

39

Tiểu kết

39

CHƢƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA THANH ĐIỆU
TRONG TỪ LÁY ĐÔI TIẾNG VIỆT

40

3.1.

Các nguyên tắc làm việc

40


3.2.

Phương pháp thống kê tư liệu

41

3.3.

Sự phân bố thanh điệu trong từ láy đôi

41

3.3.1.

Số liệu thống kê

41

3.3.2.

Nhận xét

42

3.4.

Chức năng của thanh điệu trong cấu trúc hài âm của từ láy

45


3.4.1.

Xử lí tư liệu

45

3.4.2.

Vai trị của thanh điệu trong cấu trúc hài âm của từ láy đôi

52

3.5.

Tiểu kết

53

KẾT LUẬN

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

4



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lâu nay, từ vựng (vốn từ) thường được hình dung gồm hai bộ phận
cấu thành là từ và thành ngữ. Bởi vậy, từ và thành ngữ đều được nghiên cứu
trong từ vựng học. Tuy nhiên, trên thực tế thì từ vẫn giữ vai trị trung tâm. Từ
có thể phân chia làm nhiều loại từ theo những tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào
mặt cấu tạo, từ được chia làm hai loại: từ đơn (theo phương thức từ hoá hình
vị) và từ phức, trong đó, từ phức được chia làm hai loại: từ ghép (theo phương
thức ghép) và từ láy (theo phương thức láy).
1.1.1. Là một ngôn ngữ đơn lập phân tiết tính, tiếng Việt có khả năng
và cần thiết lập bảng kết hợp giữa các đơn vị tạo thành âm tiết (từ đơn). Số
lượng âm tiết có thể có trong sự hình dung lí thuyết cũng như được sử dụng
làm thành từ thực tế là con số xác định và có thể tính tốn được. Tuy nhiên,
con số các âm tiết lí thuyết cũng như được sử dụng làm thành từ thực dùng,
theo thống kê của các nhà âm vị học Việt từ trước đến nay là có sự xê dịch
tuỳ theo quan điểm và các thủ pháp thống kê của các tác giả. Mỗi tác giả, khi
nghiên cứu về âm vị học đều có con số riêng của mình về các loại âm tiết. Sự
khác nhau về số lượng âm tiết cũng như sự phân bố âm vị học trong âm tiết,
cụ thể là sự phân bố thanh điệu trong từ đơn có lẽ cần được khắc phục để tìm
hiểu xem thực chất trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày người Việt đã dựa trên số
lượng âm tiết thực là bao nhiêu. Nhưng sự đòi hỏi một số lượng tuyệt đối như
vậy là khơng tưởng vì ngơn ngữ là một “sinh thể”, một đối tượng sống; bởi
mỗi ngày trong giao tiếp có biết bao từ có nguy cơ bị mất đi và mất hẳn, có
bao nhiêu từ đang nhú lên để một ngày nào đó trở thành thành viên trong vốn
từ của Việt ngữ. Hệ quả tất yếu của việc mất đi hay nảy sinh các từ sẽ đi kèm
với việc cấu tạo các mơ hình vỏ từ tương ứng. Như vậy, sự cố gắng để tìm
một con số chính xác về số lượng các âm tiết (từ đơn) thực có trong tiếng Việt
dù là mục đích phải vươn tới nhưng có thể khó lịng đạt được. Dẫu vậy, việc
kiểm kê danh sách các âm tiết một cách chính xác vẫn là cần thiết và kết quả


5


dẫu là tương đối cũng sẽ là chỗ dựa, là gợi ý cho các nhà âm vị học Việt về
những thành phần âm vị học cùng với các nét khu biệt và các chế định âm vị
học giữa chúng và đó cịn là cơ sở để tìm hiểu chức năng của thanh điệu trong
từ đơn.
1.1.2 Về từ láy, gần đây có một xu hướng muốn chứng minh mối quan
hệ giữa âm và nghĩa của từ láy đôi đã làm nên đặc thù của từ láy tiếng Việt.
Dĩ nhiên, sự chứng minh như vậy là cần thiết nếu thực sự có một mối quan hệ
như thế tồn tại nhưng cũng cần phải tránh việc kết luận có thể đi tới một cực
đoan rằng, các đặc điểm ngữ âm trong khu vực từ láy đơi là có tính chất của
một đơn vị hai mặt như một tín hiệu ngơn ngữ bất kì nào. Điều cực đoan như
vậy có thể làm hạn chế các tư liệu ngữ âm ở khu vực láy và thậm chí sẽ đánh
mất những mối quan hệ có quy luật giữa các luật âm thanh tạo nên vỏ từ láy
và các đặc điểm ngữ âm vốn có trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Nếu thừa
nhận rằng trong tiếng Việt cũng như trong các ngơn ngữ cùng loại hình có tồn
tại một cơ chế láy phổ biến thì rõ ràng việc đầu tiên là phải đi tìm sự thể hiện
cơ chế ấy về mặt ngữ âm trong các từ láy. Đó là cơ chế thể hiện q trình tạo
sản vỏ âm thanh từ một cách thuần nhất và bị chi phối bởi các luật âm vị học
đang hành chức trong tiếng Việt. Công việc này cần tiến hành đầu tiên, bởi
nhắc đến láy, người bản ngữ trực cảm đến các đặc điểm hình thức đặc thù của
nó. Cơ chế láy sẽ đi kèm với việc cấu tạo các mô hình vỏ từ tương ứng trong
tiếng Việt. Bên cạnh đó, khơng thể có sự thống nhất ý kiến một cách đơn giản
mà vấn đề từ láy lại là một vấn đề phức tạp và tư liệu về hiện tượng này cho
đến nay chưa thể nói được rằng chúng ta đã thu thập được một cách đầy đủ.
Như vậy, sự cố gắng để đi tìm một con số chính xác về số lượng các từ láy
thực có trong tiếng Việt là mục đích phải vươn tới nhưng khó lịng có thể đạt
tới. Dẫu vậy, việc kiểm kê danh sách các âm tiết trong từ láy một cách chính

xác vẫn là cần thiết và kết quả dẫu là tương đối cũng sẽ là chỗ dựa, là gợi ý
cho các nhà âm vị học Việt về những thành phần âm vị học cùng với các nét
khu biệt và các chế định âm vị học (chủ yếu là thanh điệu) giữa chúng.

6


1.2. Theo truyền thống học phương Đông, các thành tố cấu tạo nên âm
tiết cũng có thể được coi là các đơn vị âm vị học. Do đó, chúng tơi thiết nghĩ
có thể phác hoạ hệ thống âm thanh tiếng Việt, tiến hành khảo sát sự phân bố
thanh điệu trong vốn từ tiếng Việt. Cơng việc này, ngồi việc đem lại lợi ích
cho âm vị học tiếng Việt cịn có lợi ích cho việc xác định loại hình ngơn ngữ
này, “Tiếng Việt là loại hình ngơn ngữ có thanh điệu” và phần nào làm sáng
tỏ khái niệm hình tiết (Syllabeme) trong nghiên cứu Việt ngữ ở cấp độ cao
hơn. Để đạt tới một âm vị học như vậy, ngoài việc tiếp thu thủ pháp âm vị học
truyền thống, còn cần tới những tri thức khác mà âm vị học đương đại của
những năm nửa sau thế kỉ XX đã đạt được. Bên cạnh việc sử dụng các thủ
pháp âm vị học, các khái niệm còn phải chứng minh trong quá trình phân tích,
xét lại dựa vào các chứng cứ có được từ nguồn: a/ Từ sự nhất quán của các
phép phân tích trên hệ thủ pháp âm vị học đã lựa chọn để làm việc. b/ Từ các
cấp độ khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ. c/ Từ sự phát triển lịch sử của hệ
thống âm thanh tiếng Việt. Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi mạnh dạn
bước đầu “Tìm hiểu chức năng của thanh điệu tiếng Việt” (trên tư liệu từ đơn
tiết và từ láy đôi tiếng Việt).
2. Lịch sử vấn đề
Thanh điệu là yếu tố ngữ âm phủ lên đồng thời các âm vị đoạn tính
khác nhưng lại có chức năng khu biệt giống như các âm vị đoạn tính khác.
Các thanh điệu tiếng Việt có chức năng khu biệt khơng khác gì phụ âm,
ngun âm nhưng khó lịng định vị được chúng trong âm tiết. Nghiên cứu
thanh điệu được khá nhiều người quan tâm vì đã có một số sách vở, tài liệu

viết về thanh điệu. Bước đầu khảo sát, chúng tôi thấy ở các tài liệu viết về
thanh điệu thường đi theo một hướng nhất định, có thể kể ra ba hướng chính
sau:
- Hướng thứ nhất: Ngôn ngữ học đồng đại miêu tả thanh điệu tiếng
Việt, các phẩm chất ngữ âm của thanh điệu, xác lập và chỉ ra các tiêu chí của
nó. Đó là các giáo trình viết về ngữ âm ĐH – CĐ như: Giáo trình ngữ âm

7


tiếng Việt, Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, NXB ĐHSP, 1994; Ngữ âm tiếng
Việt, Đoàn Thiện Thuật, NXB ĐHQGHN, 2002, Giáo trình ngữ âm tiếng Việt
, dùng cho sinh viên Ngữ Văn, Nguyễn Hoài Nguyên, Trường Đại học Vinh,
Vinh 2000....
- Hướng thứ hai: Dùng máy móc thực nghiệm khảo sát, xác lập các
thơng số để từ đó rút ra các kết luận về thanh điệu. Theo hướng này có các tác
giả: Vũ Bá Hùng, Hoàng Cao Cương, Vũ Kim Bảng...
- Hướng thứ ba: Nghiên cứu thanh điệu theo hướng lịch đại, nghĩa là
nghiên cứu nguồn gốc của thanh điệu, xác lập sự ra đời của thanh điệu. Theo
hướng này có các tác giả: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn
Lợi...
Nhìn chung, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu thanh điệu độc lập
với tư cách là thành tố tham gia hiệp vần, vai trò trong cấu tạo âm tiết, cấu tạo
từ và phân biệt ý nghĩa của từ, vai trò trong từ láy, thành ngữ... Nói cách khác,
các cơng trình đó chưa chỉ ra đầy đủ chức năng của thanh điệu. Ở khố luận
này, chúng tơi bước đầu tìm hiểu chức năng của thanh điệu trong từ đơn tiết
và trong từ láy đôi tiếng Việt.
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là chức năng của thanh điệu trong

tiếng Việt trên tư liệu từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho khoá luận phải giải quyết những vấn đề sau:
- Dựa vào những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiến hành thống kê
và xử lí tư liệu, xác lập danh sách từ đơn tiết, từ láy đôi tiếng Việt (theo quan
điểm của người nghiên cứu) để làm việc.
- Từ các tiêu chí khu biệt thanh điệu, bước đầu xác lập một toàn cảnh
về phân bố thanh điệu trong từ đơn tiết và từ láy đơi tiếng Việt, từ đó tìm hiểu
chức năng của hệ thống thanh điệu trong từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng Việt.

8


4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để xác lập vốn từ tiếng Việt (cụ thể là từ đơn tiết và từ láy đôi tiếng
Việt), chúng tôi xây dựng nguyên tắc và phương pháp thống kê từ đơn tiết và
từ láy đôi. Từ các nguyên tắc và phương pháp làm việc, chúng tôi tiến hành
lựa chọn cuốn “Từ điển tiếng Việt”, 2008 do Hoàng Phê (chủ biên); “Từ điển
từ láy tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ, làm nguồn tư liệu gốc, đối chiếu với
cuốn “Đại từ điển tiếng Việt” Nguyễn Như Ý (chủ biên),....
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ mà khoá luận đề ra, chúng tôi chủ yếu
sử dụng các phương pháp, thủ pháp làm việc sau:
- Dùng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để xác lập danh sách từ
đơn, từ láy đơi và làm cơ sở ngữ liệu cho khố luận.
- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp để tiến hành thiết lập
các hàm tương quan giữa cấu trúc và chức năng, sự phân bố thanh điệu trong
từ đơn, từ láy đơi.
Ngồi các phương pháp trên, chúng tơi cịn tận dụng ngữ cảm của

người bản ngữ, những kiến thức về phương ngữ học, văn hoá dân gian để thực
hiện đề tài.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận chưa thể và không thể giải quyết được tất cả những vấn đề
cấu trúc âm vị học tiếng Việt, nhưng mọi cố gắng của khoá luận là nhằm miêu
tả sự phân bố thanh điệu và các thuộc tính âm vị học thanh điệu cùng với các
nét của thanh điệu được thể hiện một cách tự nhiên trong việc tham gia cấu
tạo từ đơn tiết, từ láy đôi để tạo tiền đề, cơ sở cho việc tìm hiểu chức năng của
thanh điêu. Những đặc điểm này góp phần tạo nên cơ sở quan trọng gợi ý cho
việc giải thích các tương quan âm vị học có trong hệ thống âm vị tiếng Việt cả
mặt lịch đại cũng như đồng đại.

9


Các kết quả khi tìm hiểu vai trị của thanh điệu trong từ đơn tiết và từ
láy đôi tiếng Việt góp phần vào nghiên cứu và giảng dạy từ đơn và từ láy. Các
kết luận bước đầu của khoá luận góp thêm hiểu biết về một lĩnh vực trung
gian nằm giữa âm vị học và hình thái học – lĩnh vực hình âm vị học.
6. Bố cục của khố luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận được triển khai
trong ba chương:
Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Chức năng của thanh điệu trong từ đơn tiết.
Chương 3: Chức năng của thanh điệu trong từ láy đôi

10


Chƣơng 1

NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thanh điệu trong tiếng Việt
1.1.1. Dẫn nhập
Trong thực tế, các ngôn ngữ trên thế giới có những đơn vị ngữ âm như
trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu được các nhà ngữ học gọi là các đơn vị siêu
âm đoạn tính hay hiện tượng ngơn điệu. Các hiện tượng ngơn điệu đóng vai
trị là phương thức mn màu mn vẻ để tổ chức các đơn vị âm đoạn tính
thành những thể thống nhất lớn hơn cũng như để phân biệt các kí hiệu ngôn
ngữ. Thanh điệu là yếu tố ngữ âm phủ lên đồng thời các âm vị đoạn tính khác
nhưng lại có chức năng khu biệt giống như các đơn vị âm đoạn tính khác. Các
thanh điệu tiếng Việt có chức năng khu biệt từ khơng khác gì ngun âm, phụ
âm nhưng khó lịng định vị được chúng trong âm tiết. Người ta buộc phải
thừa nhận giá trị khu biệt của thanh điệu, coi đó là âm vị đặc biệt – âm vị siêu
đoạn tính.
1.1.2. Khái niệm thanh điệu
Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính, là sự nâng cao hay hạ thấp
giọng nói trong một âm tiết có tác dụng khu biệt các từ có nghĩa khác nhau.
Theo Đồn Thiện Thuật: Nó được biểu hiện trong tồn âm tiết hay đúng hơn
là tồn bộ phần tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và
âm cuối) /Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐHQGHN, 2002, tr.100/. Các thanh điệu
tiếng Việt được ghi bằng các kí hiệu chữ viết: “\” (huyền). “?” (hỏi), “~”
(ngã), “/” (sắc), “.” (nặng). Có những âm tiết khi ta viết khơng có dấu nhưng
trong thực tế khi phát âm có một thanh điệu gọi là thanh ngang (không dấu)
như: “ta, đi, thôi,...”. Nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu nói, trọng âm là
đặc trưng của từ thì thanh điệu là đặc trưng của âm tiết.
1.1.3. Chức năng của thanh điệu
Thanh điệu có chức năng như một âm vị, nó tham gia vào việc cấu tạo
các âm tiết, cấu tạo từ và phân biệt ý nghĩa của từ. Nó là một yếu tố tạo nên

11



nét đặc trưng của tiếng Việt – một ngôn ngữ có thanh điệu khác với các ngơn
ngữ khơng có thanh điệu.
Nhờ có thanh điệu mà câu văn, câu thơ, lời nói tiếng Việt có tính nhạc
điệu, truyền cảm. Căn cứ vào độ cao và âm điệu của các thanh trong từ Việt
mà chúng ta xây dựng các quy tắc về âm luật trong thơ. Chẳng hạn: Chúng ta
phân biệt vần bằng, vần trắc và cách lập vần trong các thể thơ song thất lục
bát, lục bát, thể thơ tứ tuyệt, thất ngơn tứ tuyệt. Ngồi ra, các nhà thơ cịn
sáng tạo những sự kết hợp âm điệu của các thanh để tạo nên những biến thiên
đa dạng nhằm diễn tả nội dung, tư tưởng, tình cảm mn màu, mn vẻ của
đời sống và làm cho tiếng Việt giàu và đẹp hơn.
1.1.4. Các tiêu chí phân biệt thanh điệu
Các nét khu biệt của thanh điệu gồm âm vực và âm điệu.
1.1.4.1. Âm vực (cao độ)
Âm vực là độ cao của thanh điệu, “Đó là độ cao kết thúc của thanh
điệu” (M.V.Gordina). Khi xác định độ cao của các thanh điệu thì độ cao kết
thúc có tầm quan trọng hơn độ cao xuất phát. Trong tiếng Việt, thanh ngã là
thanh cao và thanh hỏi là thanh thấp, trong khi cả hai thanh đều bắt đầu ở độ
cao xấp xỉ nhau. Thanh ngã bắt đầu ở âm vực thấp nhưng lại kết thúc ở âm
vực cao.
Căn cứ vào tài liệu ngữ âm học thực nghiệm, dựa vào sự phân tích các
đường ghi của máy chụp tự động, các tác giả N.Đ.Ađrêep và M.V.Gordina đã
xây dựng được biểu đồ các thanh điệu tiếng Việt.
Nhìn chung, căn cứ vào độ cao, 6 thanh điệu tiếng Việt được chia làm
hai nhóm:
- Nhóm thanh điệu cao gồm các thanh: /1/, /3/, /5/ (tức là gồm các
thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc).
- Nhóm thanh điệu thấp gồm các thanh: /2/, /4/, /6/ (tức là gồm các
thanh huyền, thanh nặng, thanh hỏi).


12


Như vậy, nói đến thanh điệu, trước hết là nói đến âm vực. Sự khu biệt
giữa thanh này với thanh khác là sự khác nhau về âm vực. Âm vực là một
trong những tiêu chí thoả đáng âm vị học của thanh điệu.
1.1.4.2. Âm điệu (đường nét)
Âm điệu là sự biến thiên cao độ theo thời gian và đặc trưng này dễ
dàng nhận thấy trong thanh điệu. Sự biến thiên của độ cao (đường nét) có thể
bằng phẳng, có thể khơng bằng phẳng. Thế đối lập này cịn được gọi là biến
điệu và không biến điệu.
Căn cứ vào đường nét âm điệu, hệ thanh Việt chia làm hai nhóm:
- Những thanh có đường nét bằng phẳng (truyền thống gọi là thanh
bằng) gồm: thanh ngang (không dấu) và thanh huyền.
- Những thanh có đường nét khơng bằng phẳng (truyền thống gọi là
thanh trắc) gồm thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc và thanh nặng.
Trong các thanh trắc, có thể chia ra làm các thanh có đường nét gãy
(gồm thanh hỏi, thanh ngã) và thanh có đường nét khơng gãy (gồm thanh sắc,
thanh nặng).
Về đặc trưng biến điệu, lại có sự phân biệt giữa hướng đi lên và đi
xuống. Thanh sắc là thanh đi lên, thanh nặng là thanh đi xuống.
Khi đánh giá, phân loại thanh điệu không ai không nhắc tới âm điệu.
Đường nét bằng phẳng hay không bằng phẳng, đi lên hay đi xuống thì mọi
người đều thừa nhận. Các thanh khơng dấu, huyền, sắc, ngã được đánh giá
khá nhất trí. Tuy cịn có sự tranh cãi ở một vài thanh điệu nhưng rõ ràng có
một điều khơng thể chối cãi được là các thanh điệu khu biệt nhau không phải
chỉ về độ cao mà còn về sự biến thiên của nó tương ứng với thời gian. Âm
điệu hiển nhiên được kể như một tiêu chí khu biệt âm vị học.
Như vậy, theo quan niệm truyền thống, các thanh điệu Việt có ba sự đối

lập có giá trị âm vị học, đó là: 1/. cao – thấp, 2/. gãy – khơng gãy, 3/. đi lên –
đi xuống. Theo chúng tôi, các thanh điệu còn được khu biệt bằng chất lượng
thanh, tức là nét đồng chất và dị chất. Đồng chất gồm các thanh: thanh ngang,

13


thanh huyền, thanh hỏi, thanh sắc. Dị chất gồm các thanh: thanh ngã, thanh
nặng.
1.2. Khái niệm từ đơn
1.2.1.Các quan niệm về từ đơn
Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng và ngơn ngữ nói chung. Chính vì thế,
trong các đơn vị ngôn ngữ, “Từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhận nhiều
chức năng nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh, chức năng
phân biệt nghĩa” / Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tỉếng Việt, NXB ĐH và
THCN, 1985, tr.19/. Trong nhiều năm, các nhà Việt ngữ học đã đi sâu nghiên
cứu vấn đề này và tuỳ tính chất của từng chuyên ngành mà vốn từ được bàn
luận theo những chiều hướng và mức độ khác nhau. Những kết quả đạt được
đã trở thành những kiến thức giáo khoa không chỉ dùng cho sinh viên ngành
ngữ văn mà còn phổ biến đến tận các chương trình phổ thơng cơ sở. Khái
niệm từ bao gồm: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy và các đơn vị tương đương
với từ đã được các nhà ngữ học bàn thảo khá đầy đủ. Ở đây chúng tôi chỉ
quan tâm và xem xét từ đơn.
Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, các tác giả Nguyễn Hiệt Chi, Lê
Thước đã bàn đến từ đơn: “Từ có thân từ trùng với căn tố, nghĩa là từ mà
trong thành phần cấu tạo không thể tách ra thành tố phụ. Từ trong tiếng Việt
chỉ do một hình vị (âm tiết, tiếng) có ý nghĩa tạo nên. Ví dụ: học, làm, nhà,
ruộng, đẹp, cao,...”. /Các tác giả, Sách mẹo tiếng Nam, Lê Văn Tâm xuất bản,
1935/.
Tác giả Nguyễn Văn Tu lại cho rằng: “Một từ đơn âm tiết là tổ hợp âm

thanh gồm một đơn vị hay nhiều đơn vị với thanh điệu kết hợp chặt chẽ với
nhau làm thành một âm tiết, diễn đạt một nội dung không thể chia nhỏ và có
chức năng ngữ pháp nhất định” /Nguyễn Văn Tu, Từ vựng học tiếng Việt
hiện đại, NXBGD, 1986/.
Theo tác giả Hồ Lê: “Trước hết cần phải phân ra từ đơn và từ ghép. Từ
đơn là từ do một nguyên vị có khả năng dùng độc lập tạo thành. Từ ghép là từ

14


gồm hai nguyên vị trở lên”, /Hồ Lê, Vấn đề cấu tạo thành tiếng Việt hiện đại,
NXBKHXH, 1976/.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt
ngữ nghĩa, chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa
chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ. Kiểu cấu
tạo khơng đóng vai trị gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ”,
NXBGD, 1981/.
Tập thể tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
cũng cho rằng: “Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn
(còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ được cấu tạo
bằng một tiếng. Ví dụ: tơi, bác, nhà, cây, đi, chạy, vui, buồn, vì, nếu, đã, ừ,
nhỉ, nhé,..../Các tác giả, Cơ sở ngôn ngữ học đại cương và tiếng Việt,
NXBĐH và THCN, 1990/.
Xung quanh định nghĩa về từ đơn, có thể dẫn ra rất nhiều định nghĩa
khác. Tiếp sau, chúng tơi trình bày quan niệm của các nhà Việt ngữ học mà
khoá luận lựa chọn để giải quyết vấn đề.
1.2.2 Quan niệm về từ đơn khoá luận lựa chọn
Trong khó luận này, chúng tơi dựa trên khung lí thuyết về từ và các đơn
vị cấu tạo từ tiếng Việt của hai giáo sư Nguyễn Thiện Giáp và Nguyễn Tài
Cẩn.

1.2.2.1. Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp
Trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học”, NXBGD, 1997, phần viết về từ
vựng, tác giả cho rằng trong tiếng Việt, những tiếng như: bố, mẹ, ba, bốn,
đây, đâu, đó, và, với, nhà, cây, đi, cười, đẹp, à, ừ, nhỉ, nhé,... đều được coi là
từ đơn. Lí do là: chúng đều là những cấu trúc có tính hồn chỉnh, khơng thể
xen thêm một đơn vị nào vào giữa; vừa có tính độc lập, có thể tách rời khỏi
các đơn vị khác một cách dễ dàng. Về mặt ngữ âm, chúng đều là những âm
tiết cấu tạo theo đúng nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt. Về mặt chính tả, chúng
được viết liền thành một khối theo đúng quy tắc chính tả hiện hành. Chúng

15


đều biểu thị những sự vật, hiện tượng và những quan hệ của thực tại như: nhà,
cây, đi, cười,.... Nói một cách khác là các từ này có một ý nghĩa từ vựng mà ta
chỉ ra được. Người ta gọi đó là các thực từ. Lại có những đơn vị chỉ có chức
năng dẫn xuất và chức năng biểu hiện mà khơng có chức năng định danh như:
và, với, tuy, sẽ, nhưng,.... Nói một cách khác, các từ này chỉ có chức năng ngữ
pháp thuần t mà khơng có ý nghĩa từ vựng. Người ta gọi các từ này là các
hư từ. Mỗi lớp từ như vậy là một hệ thống lớn. Mỗi hệ thống lớn lại bao hàm
nhiều hệ thống nhỏ. Chẳng hạn, trong lớp thực từ ta có thể tập hợp các từ có
cùng một ý nghĩa chung thành các nhóm khác nhau: 1/. Nhóm 1: ăn, ngủ, đi,
đến, đổ,... biểu thị ý nghĩa hành động, trạng thái. 2/. Nhóm 2: nhà, áo, xe, bút,
sách,... biểu thị ý nghĩa sự vât, hiện tượng. 3/. Nhóm 3: đẹp, xấu, to, dài, cao,
thấp,... biểu thị tính chất, đặc điểm. Người ta gọi nhóm 1 là nhóm động từ,
nhóm 2 là nhóm danh từ, nhóm 3 là nhóm tính từ. Cứ theo cách như vậy, ta có
thể tách các nhóm này thành các nhóm nhỏ hơn nữa. Như vậy, một nhóm lớn
bao giờ cũng bao gồm nhiều nhóm con theo những thứ bậc và trình tự nhất
định. Bên cạnh đó, cịn có những đơn vị chỉ dẫn xuất tình thái, cảm xúc nào
đó trong thực tại chứ khơng có chức năng định danh như: à, ôi, ái,..., những

đơn vị như: tôi, nó, đấy, nọ, kia,... vẫn có ý nghĩa và ý nghĩa đó chỉ bộc lộ
trong những hồn cảnh nhất định. Như vậy, ý nghĩa của những đơn vị (tiếng)
đang xét rất đa dạng, trong bất cứ trường hợp nào ta cũng thấy sự gắn bó
khơng tách rời giữa mặt hình thức vật chất với mặt nội dung ý nghĩa.
Các đơn vị như trên đều tham gia vào cấu tạo câu nói. Tuỳ theo tính
chất, ý nghĩa của mình, chúng có thể đảm nhận những chức năng ngữ pháp
khác nhau ở trong câu. Những đơn vị như: bàn, đi, ăn , đẹp, tốt,... có thể làm
chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ. Những đơn vị như: những, các, vẫn, đều, mãi,... luôn
đi kèm với những đơn vị biểu thị sự vật, hành động, tính chất, bổ sung thêm ý
nghĩa cho những đơn vị đó. Những đơn vị như: của, để, vì, bởi, nên, và, với,
mà, thì,... làm chức năng liên kết các từ, nhóm từ hay mệnh đề trong câu. Cịn
các đơn vị như: à, ôi, hả, ơi,... đem lại cho câu nói một tình thái nào đó.

16


Những đặc trưng của cả phương diện vật chất lẫn mặt chức năng ý
nghĩa trên đây đã làm cho những đơn vị đang xét trở thành một loại đơn vị
thực tại, hiển nhiên nhất đối với mỗi người nói tiếng Việt, tức là chúng trở
thành từ đơn tiếng Việt.
1.2.2.2. Quan niệm của GS. Nguyễn Tài Cẩn
Trong tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay người ta thường xuyên gọi
là “tiếng”, “tiếng một” hay là “chữ”, ví dụ: ăn, học, nhà, cửa, cao, rộng, và,
đã, sẽ,..., gọi loại đơn vị này là “tiếng”, “tiếng một”, tức là căn cứ vào ngữ
âm; còn gọi là “chữ”, tức là căn cứ vào mặt văn tự (chữ viết). Trong tiếng
Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và có
mang một thanh điệu nhất định. Trong quan niệm của chúng tơi, mỗi một
tiếng như thế chính là một đơn vị gốc – một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt.
Như vậy, tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng: “đơn giản về mặt tổ chức và
có giá trị về mặt ngữ pháp” (Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt,

NXBĐHQGHN, 1997).
Nói: “tiếng là đơn vị đơn giản nhất về mặt tổ chức” là vì: xét ở góc độ
ngữ pháp, mỗi tiếng làm thành một chỉnh thể, không thể xé ra thành những bộ
phận nhỏ hơn được nữa. Cịn nói: “tiếng có giá trị về mặt ngữ pháp” là vì:
trong tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng giúp ta giải thích được, phân tích
được tổ chức bên trong của những đơn vị trực tiếp lớn hơn nó. Do đó, khi
chúng ta tiến hành khảo sát, mỗi tiếng bao giờ cũng có thể tách rời khỏi
những tiếng bên cạnh bằng những đường ranh giới ngữ pháp. Tiếng còn có
khả năng giải thích về mặt ngữ nghĩa. Tiếng cũng có khả năng giải thích mặt
đơn thuần hình thức. Tác dụng của tiếng về mặt hình thái đơn thuần thể hiên
rõ nhất khi khảo sát các hiện tượng tách, hiện tượng lặp và hiện tượng iếc hoá.
1.2.3. Đặc điểm của từ đơn tiếng Việt
Từ đơn tiếng Việt có những đặc điểm sau đây:
- Từ và các hình vị tiếng Việt đều có vỏ ngữ âm là âm tiết. Trong các
ngơn ngữ Ấn – Âu, từ có thể đơn tiết, có thể đa tiết. Trong tiếng Việt, mỗi từ

17


đơn là một âm tiết. Như vậy, từ của tiếng Việt trùng với hình vị. Đây là một
đặc điểm khác biệt giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Ấn – Âu, những ngơn ngữ
mà từ có thể gồm nhiều hình vị. Do đó, từ đơn tiếng Việt cịn được gọi là từ
đơn tiết.
- Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm (chẳng hạn: lời – nhời, trời –
giời, trăng – giăng, nhăn – răn,...), biến thể từ vựng - ngữ nghĩa: các ý nghĩa
khác nhau của các từ: chân, ăn, bạc nhưng khơng có biến thể hình thái học.
Dù đứng trong câu hay đứng riêng lẻ, một mình bao giờ chúng cũng giữ
nguyên một hình thức. Đây là một điều khác hẳn với các ngôn ngữ Ấn – Âu.
Ở các ngơn ngữ này, từ có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp gắn bó chặt chẽ với nhau ở

trong từ tiếng Việt. Vì vậy, ý nghĩa của từ tiếng Việt thường có tính trừu
tượng, khái qt. Chỉ khi kết hợp với các từ khác, ý nghĩa của nó mới được cụ
thể hóa. Ở các ngơn ngữ biến hình, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được
biểu thị bằng những bộ phận khác nhau của từ.
1.3. Khái niệm từ láy
1.3.1. Các quan niệm về từ láy trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt có hai phương thức cấu tạo từ cơ bản: phương thức
ghép và phương thức láy. Phương thức ghép tạo ra các từ ghép, còn phương
thức láy tạo ra các từ láy. Từ láy khác với từ ghép khơng những về phương
thức cấu tạo mà cịn về những đặc điểm riêng của nó cả ở hình thức lẫn nội
dung ý nghĩa. Từ láy, vì thế có một giá trị đặc biệt trong tiếng Việt, góp phần
làm nên bản sắc của tiếng Việt – một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập.
Trong mấy thập kỉ qua, từ láy đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và cũng đã có nhiều tên gọi khác nhau xung quanh khái niệm từ láy: “từ phản
điệp” (Đỗ Hữu Châu, 1962), “từ lắp láy” (Hồ Lê, 1976), “từ lấp láy”
(Nguyễn Nguyên Trứ, 1970), “từ láy âm” ( Nguyễn Tài Cẩn, 1975, Nguyễn
Văn Tu, 1976), “từ láy”, (Hoàng Tuệ, 1978; Đào Thản, 1970; Hoàn Văn
Hành, 1979, 1985; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ Hữu Châu, 1981, 1986;

18


Diệp Quang Ban, 1989), “từ ngữ kép phản phúc” ( Lê Văn Lý, 1972),…. Sự
tồn tại nhiều tên gọi khác nhau về cùng một khái niệm cho thấy quan niệm
của các nhà nghiên cứu về từ láy hồn tồn khơng giống nhau.
Nếu liệt kê toàn bộ các loại từ mang các tên gọi như trên và gọi chúng
bằng cái tên chung là “từ láy”, thì bộ mặt của từ láy hiện ra sẽ rất bề bộn.
Nhưng trải qua mấy chục năm nghiên cứu, quan niệm về các lớp từ này đã
xích lại gần nhau hơn. Có thể thấy hai cách nhìn nhận khác nhau đối với hiện
tượng láy.

Cách nhìn thứ nhất coi láy là ghép. Đó là các tác giả: Lê Văn Lý
(1972); Thompson (1965); Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963);
Nguyễn Văn Tu (1976), Nguyễn Tài Cẩn (1975); Nguyễn Thiện Giáp (1985);
Mai Ngọc Chừ (1990); Hồ Lê (1976). Trong đó, một quan niệm về từ láy, có
lẽ vào loại rộng nhất là quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn. Theo quan niệm đó
thì từ láy là “loại từ ghép, trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện
nay, các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu
tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm
chính giữa vần và âm cuối vần) […]. Sở dĩ trong định nghĩa phải nói “theo
con mắt nhìn của người Việt hiện nay” là vì có nhiều tổ hợp vốn trước đây
thuộc vào kiểu ghép nghĩa, nhưng hiện nay đứng trên diện đồng đại mà xét thì
đã chuyển sang thành kiểu láy âm” (Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt,
1975, tr 109 – 111). Tuy là quan niệm rộng nhất hiện nay về từ láy, nhưng
theo quan niệm đó thì các loại từ như sau cũng bị loại ra khỏi phạm vi của lớp
từ này. Đó là: 1/ Những từ mà hai yếu tố chỉ có sự láy lại ở riêng thanh điệu
(kiểu như: tình cờ, vững chãi, bẩn thỉu) như quan niệm của Lê Văn Lý về từ
ngữ kép phản phúc. 2/ Những từ mà chỉ có sự láy lại ở riêng âm chính trong
hai yếu tố (kiểu như: ton hót, tun hút, vườn tược, tạp nham, kín mít,…). 3/
Những tổ hợp mà sự láy lại chỉ là cách lặp của lời nói, khơng có khả năng tạo
đơn vị ngôn ngữ (kiểu như: vâng vâng, dạ dạ, phải phải, có có,…). Ngồi ra,
một số nhà nghiên cứu cũng muốn đưa ra khỏi phạm vi từ láy những loại từ

19


sau: 1/ Những từ vốn là từ ghép, nhưng một trong hai yếu tố hiện khơng cịn
rõ nghĩa, như: chùa chiền, tuổi tác, sân sướng, hỏi han,…; 2/ Những từ vốn là
từ gốc Hán như: hỗn độn, hùng hổ, hàn huyên, lưỡng lự, bàng hoàng,…; 3/
Những từ là danh từ định danh sự vật như: chuồn chuồn, ba ba, bươm bướm,
cào cào, chôm chôm, tu hú, thằn lằn,…; 4/ Những tổ hợp thực chất chỉ là sự

lặp lại của một đơn vị từ vựng như: người người, ngày ngày, ai ai, bàn biếc,
học hiệc,…. Ngoại trừ những trường hợp trên, từ láy bao gồm những từ được
tạo ra bằng phương thức láy, trong đó mỗi từ nhiều nhất là có một tiếng gốc.
Cách nhìn thứ hai coi láy là sự hịa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng
hóa. Cách nhìn này thể hiện ở nhận định cho rằng trong từ láy có sự chi phối
của luật hài âm, hài thanh. Theo Hoàng Tuệ, từ láy nên được xem xét về mặt
cơ trình cấu tạo của nó nữa, chứ khơng thể về mắt cấu trúc mà thôi: “Nên hiểu
rằng láy, đó là phương thức cấu tạo những từ mà trong đó có một sự tương
quan âm – nghĩa nhất định. Tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp
trong trường hợp những từ như gâu gâu, cu cu,…. Nhưng tương quan ấy tinh
tế hơn nhiều, được cách điệu hóa trong những từ như lác đác, bâng khuâng,
long lanh,…. Sự cách điệu hóa ấy chính là sự biểu trưng hóa ngữ âm (…).
Cho nên, láy là một sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” (Hồng
Tuệ, Về những từ gọi là “từ láy” trong tiếng Việt, 1978, tr 23).
Thừa nhận láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hố thì chính
là đã “coi láy là một cơ chế”. Quá trình cấu tạo từ láy là một quá trình phức
tạp. Cơ trình này quán xuyến cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Cơ trình cấu tạo từ
láy chịu sự chi phối của xu hướng hồ phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hố
(Hồng Văn Hành, Từ láy trong tiếng Việt, 1985 tr 56). Tác giả Phi Tuyết
Hinh nhấn mạnh thêm: “Quan hệ ngữ âm trong từ láy khơng nên giải thích
một cách chung chung mà nên hiểu có quan hệ ngữ âm trong từ láy là sự lặp
lại một hình thức ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, hoặc vần, hoặc tồn bộ âm
tiêt) giữa các thành tố của từ láy” (1983, tr 57).

20


Do có hai cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy trong tiếng Việt
tất yếu dẫn đến những định nghĩa khác nhau về từ láy. Nếu coi láy là ghép thì
từ láy âm là từ ghép mà các thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ âm

(Nguyễn Tài Cẩn, 1975). Đó là: “từ ghép láy âm (...) được tạo thành bằng
việc ghép lại hai từ tố hoặc hai âm tiết có quan hệ ngữ âm trên cơ sở láy âm,
trên cơ sở láy lại bản thân các âm tiết chính hoặc các từ tố chính” (1976, tr
68). Ngược lại, nếu coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hố thì
những tác giả ủng hộ quan điểm này thừa nhận láy được cấu tạo từ phương
thức cấu tạo từ đặc biệt. Hoàng Tuệ coi “Từ láy là những từ đa tiết mà giữa
các âm tiết có quan hệ ngữ âm” (Hồng Tuệ, 1978, tr 21). Đỗ Hữu Châu coi
“Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức
lặp lại tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay
biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai
nhóm: Nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh
huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” (1981, tr
38). Nguyễn Thiện Giáp lại coi: “Từ láy là những cụm từ cố định được hình
thành do sự lặp lại hồn tồn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi về ngữ âm
nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hồ về ngữ âm, vừa có giá trị biểu
cảm, gợi tả” (1985, tr 91). Mặc dù cũng xem láy là phương thức tạo từ nhưng
Diệp Quang Ban lại xem “Từ láy là một kiểu từ phức (từ đa tiết) được tạo ra
bằng phương thức hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa” (1989, tr 33).
Xung quanh định nghĩa về từ láy có thể dẫn ra nhiều định nghĩa khác.
Tiếp sau, chúng tơi xin trình bày quan niệm của các nhà Việt ngữ học mà
khoá luận lựa chọn để giải quyết vấn đề.
1.3.2. Quan niệm về từ láy khố luận lựa chọn
Trong khố luận này, chúng tơi dựa trên khung lí thuyết về từ láy và
các đơn vị cấu tạo từ láy tiếng Việt của Hoàng Văn Hành và Hà Quang Năng.
Trong cuốn “Từ láy – những vấn đề còn bỏ ngỏ” (NXBKHXH, 1998)
với vấn đề từ láy trong tiếng Việt, tác giả Hà Quang Năng đã thừa nhận:

21



“Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ cùng loại hình có một cơ chế
láy với tư cách là một phương thức tạo từ thì rõ ràng cơ chế này được thể
hiện trước hết ở mặt ngữ âm của các từ láy”. Như vậy, đó là cơ chế thể hiện
quá trình tạo vỏ âm thanh từ một cách thuần nhất và bị chi phối bởi chính các
luật âm vị học đang hành chức trong ngôn ngữ này. Trong cảm thức và sự
hiểu biết người bản ngữ, từ láy được xác định trước hết là nhờ đặc điểm về
hình thức ngữ âm. Cái được quan tâm trong từ láy là các thành tố tạo nên nó.
Khơng nên và cũng khơng thể tìm mọi cách để xác định cho bằng được thành
tố gốc và thành tố láy trong tất cả mọi từ láy tiếng Việt. Đơn vị được sử dụng
trong cơ chế láy để sản sinh ra các từ láy theo những quy tắc nhất định, đơn vị
đó chính là tiếng (âm tiết). Từ láy là từ đa tiết (thường gồm hai âm tiết) được
tạo ra bằng phương thức hoà phối ngữ âm giữa các âm tiết tạo ra một tổng thể
ngữ nghĩa có giá trị biểu trưng và sắc thái hoá.
Như vậy, tiếng là đơn vị cơ bản, hoạt động trong cơ chế láy để tạo ra từ
láy. Bên cạnh đó, tác giả cịn nhấn mạnh: “Đối với láy, cái quyết định diện
mạo của chúng chính là hình thức ngữ âm đặc thù do sự hoà phối âm thanh
của các tiếng.
Từ thực tế từ láy tiếng Việt, tác giả nhìn nhận theo 3 hướng:
1. Phân chia thành hai loại từ láy: từ láy xác định được thành tố
gốc và từ láy không xác định được thành tố gốc. Từ láy xác định được thành
tố gốc là từ mà nghĩa của nó được xác định nhờ cấu trúc của bản thân nó, trên
cơ sở nghĩa từ vựng của thành tố gốc, kiểu: đẹp đẽ, vuông vắn, khoẻ khoắn,....
Từ láy không xác định được thành tố gốc là từ mà các thành tố tạo nên nó
hồn tồn khơng có nghĩa hay nghĩa của nó khơng thể giải thích được nhờ cấu
trúc của bản thân nó, kiểu: đủng đỉnh, lẽo đẽo, văng vặc, bâng khuâng, nhí
nhảnh, thao láo,....
2. Về nguyên lí cấu tạo từ láy thì trong thành phần cấu tạo của
nó, chỉ có thể có tối đa một thành tố có ý nghĩa và có khả năng hoạt động như
một đơn vị độc lập (đối với loại từ láy xác định được thành tố gốc). Như vậy,


22


vấn đề từ láy gốc Hán trong tiếng Việt kiểu: đáo để, quy củ, hùng hổ,... có nên
đặt vấn đề hay không khi về xuất xứ cả hai yếu tố đều có nghĩa nhưng hầu
như khơng có khả năng hoạt động độc lập? Bởi điều này trái với nguyên lí cấu
tạo từ láy.
3. Khảo sát từ láy trên quan điểm tâm và biên. Thuộc tâm là
những từ láy thoả mãn tiêu chuẩn về hình thức và nội dung ý nghĩa (thứ ý
nghĩa “biểu trưng”, “gây ấn tượng” chứ không phải phép cộng ý nghĩa của
từng thành tố). Đó là những từ láy xác định được thành tố gốc: nhanh nhẹn,
nhỏ nhắn, muộn màng, đẹp đẽ,...; không xác định được thành tố gốc: luộm
thuộm, bùi ngùi, xấp xỉ,.... Thuộc phạm vi biên là những từ có hình thức giống
từ láy nhưng nội dung, ý nghĩa khơng có đặc trưng biểu trưng do sự hồ phối
ngữ âm tạo ra. Đó là những từ thuộc loại: ba ba, chôm chôm, cào cào, đu
đủ,...
Coi láy là một cơ chế, với tư cách là một phương thức cấu tạo từ là một
quá trình diễn ra như sự hoạt động của một hệ thống những quy tắc chi phối
việc tạo ra những từ đa tiết mà các tiếng của chúng nằm trong thế vừa điệp
vừa đối, tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng: “Từ láy là những từ được tạo
bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi phối của quy tắc đối và
điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết hợp khn vần trong từ
láy” (Hồng Văn Hành, 1979) hoặc “ Từ láy nói chung là những từ được cấu
tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan
hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp vừa đối, hài hoà với nhau về âm và về
nghĩa, có giá trị biểu trưng hố” (Hoàng Văn Hành, 1991).
1.3.3. Phân loại từ láy
Từ láy cấu tạo theo phương thức hồ phối ngữ âm. Vì thế, khi xem xét
từ láy, mặt ngữ âm cần phải được coi là dấu hiệu cơ bản. Với tư cách là
phương tiện tạo nên tính hình tượng, giá trị biểu trưng, sự hồ phối ngữ âm

trong từ láy phải có quy luật rõ ràng. Quy luật của sự hoà phối ngữ âm này
không chỉ thể hiện ở những chỗ giống nhau mà còn thể hiện ở những chỗ

23


khác nhau đều đặn giữa các thành tố trong từ láy. Từ láy tiếng Việt thường
được phân loại dựa trên hai cơ sở: 1/ Số lượng âm tiết trong từ láy. 2/ Sự đồng
nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do
cách phối hợp ngữ âm tạo nên.
Căn cứ theo số lượng tiếng trong từ láy thì trong tiếng Việt có các kiểu
từ láy hai tiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn tiếng mà trong truyền thống nghiên
cứu từ láy thường gọi là từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư. Với cách phân loại
này, từ láy đôi chiếm vị trí hàng đầu khơng chỉ vì nó chiếm số lượng lớn nhất
trong tổng số từ láy tiếng Việt mà còn điều quan trọng hơn, ở từ láy đôi, các
đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất hiện tượng láy cả ở bình diện thể hiện bằng
âm thanh lẫn bình diện ngữ nghĩa đều được bộc lộ đầy đủ.
1.3.3.1.Phân loại dựa vào số lượng thành tố
a. Từ láy đôi
Xét về mặt ngữ âm, từ láy đôi là một kiến thức đồng chất gồm hai âm
tiết, gọi tắt theo thứ tự là âm tiết 1 (AT1) và âm tiết 2 (AT2) có liên hệ với
nhau bằng sự nhắc lại (láy lại) một vài đặc trưng ngữ âm học nào đó ở các bộ
phận tạo thành âm tiết. Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành
phần tạo nên các thành tố do sự phối hợp ngữ âm mà có, các từ láy đơi được
phân loại thành: từ láy hồn toàn và từ láy bộ phận.
a.1. Từ láy hoàn toàn
Từ láy hồn tồn là những từ có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn
giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố như: ào ào, đùng đùng, lăm
lăm,.... Tuy nhiên, láy hồn tồn khơng phải là sự lặp lại âm thanh nguyên
vẹn, mà là sự lặp lại âm thanh có biến đổi theo những quy tắc hồ phối ngữ

âm chặt chẽ và có tác dụng tạo nghĩa. Sự biến đổi ngữ âm ở từ láy hoàn toàn
biểu hiện ở các mức độ khác nhau:
- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo
chỉ khác nhau về trọng âm, thể hiện ở độ nhấn mạnh và độ kéo dài trong phát

24


âm. Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai của từ láy, ví dụ: khăng khăng,
ngầu ngầu, kìn kìn,....
- Từ láy hồn tồn giữa hai tiếng có sự khác nhau về thanh điệu, do
hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở tiếng đầu nên xảy ra hiện tượng biến thanh
theo những quy luật chặt chẽ như: đo đỏ, mơn mởn, hây hẩy, chầm chậm,....
Sự khác biệt về thanh điệu được thể hiện theo hai dấu hiệu: 1/ Đối lập bằng trắc: thanh bằng gồm thanh ngã, thanh huyền, thanh nặng; thanh trắc gồm
thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang. 2/ Đối lập âm vực cao thấp theo quy luật
cùng âm vực. Sự phối hợp thanh điệu như trên hình thành quy luật hài thanh.
Đối các thanh điệu bằng - trắc cùng âm vực như: nhẻm nhẻm → nhem nhẻm,
trắng trắng → trăng trắng, mởn mởn → mơn mởn,... Biến thanh là hình thức
tăng cường sự hồ phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hố. Bên cạnh những
từ láy này, cịn có những từ láy hồn tồn biến thanh khơng theo những quy
luật vừa nêu như: khít khịt, rát rạt, sát sạt,....
- Từ láy hồn tồn giữa hai tiếng có sự khác nhau về âm cuối do hiện
tượng phát âm lướt nhẹ ở tiếng đầu tiên nên có thể xảy ra hiện tượng biến vần
theo quy luật chặt chẽ: các phụ âm tắc và vô thanh p, t, k (thể hiện bằn chữ c
và ch) sẽ chuyển thành các phụ âm vang mũi cùng cặp m, n, ng (thể hiện bằng
chữ nh và ng), ví dụ: chiếp chiếp → chiêm chiếp, bịp bịp → ìm bịp, sát sát
→san sát, nhạt nhạt → hàn nhạt, vặc vặc → vằng vặc,...
a.2. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ
phận âm tiết theo những quy tắc nhất định. Trong tiếng Việt, kiểu láy bộ phận

là kiểu chính, xét cả về số lượng từ cả về tính đa dạng, phong phú của quy tắc
phối hợp âm thanh. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm
tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ: từ láy âm và từ láy vần.
a.2.1. Từ láy âm
Từ láy âm là những từ láy, trong đó, âm đầu được láy lại. Trong từ láy
âm, vần của hai âm tiết là khác biệt nhau. Xét các vần trong số gần 3200 từ

25


×