Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phong tục tập quán và lễ hội của người ca dong ở huyện bắc trà my tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 116 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC VINH
KHOA LịCH Sử
======

HUỳNH THị PHƯƠNG

KHóA LUậN TốT NGHIệP

PHONG TụC TậP QUáN Và Lễ HộI CủA NGƯờI CA DONG
ở HUYệN BắC TRà MY - TỉNH QUảNG NAM
CHUYÊN NGàNH: LịCH Sử VĂN HóA
LớP K47B3 (2006 - 2010)

Giáo viên h-ớng dÉn: GV. BïI MINH THUËN

VINH, 2010


LỜI CẢM ƠN
Tìm hiểu “Phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong” là một
vấn đề không mới nhưng có nhiều khó khăn trong việc điền dã do trình độ
năng lực chun mơn cịn hạn chế, đường xá đi lại rất khó khăn, hơn nữa sự
khác biệt ngơn ngữ đã ảnh hưởng tới quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, để
hồn thành được khố luận này bên cạnh niềm đam mê học tập, nghiên cứu,
tôi đã nhận được nhiều nguồn động viên, giúp đỡ vô cùng quý báu.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy Bùi Minh Thuận.
Người đã tận tình hướng dẫn và giúp tôi phát huy khả năng sáng tạo để hồn
thành cơng trình nghiên cứu này.
Qua đây, tơi chân thành gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị như:
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng
Nam, Trung tâm Văn hoá và Thể thao huyện Bắc Trà My, Thư viện Trường


Đại học Vinh, Thư viện tỉnh Nghệ An, Thư viện tỉnh Hà Tỉnh,… cùng đông
đảo bà con Ca Dong tại huyện Bắc Trà My đã giúp đỡ và cung cấp những
nguồn tư liệu vơ cùng quan trọng trong q trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác
giả cịn nhận được sự động viên giúp đỡ từ các thầy cô giáo Khoa Lịch sử,
trường Đại học Vinh, của gia đình, bạn bè và những người ln ở bên tơi
trong những lúc khó khăn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, những đây là cơng trình khoa học đầu tay
nên khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tơi mong muốn nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu và chân thành của thầy cơ giáo, của bạn bè để
đề tài được hồn chỉnh hơn.
Vinh, tháng 5 năm 2010
Tác giả

Huỳnh Thị Phƣơng

1


MỤC LỤC

Trang
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5
4. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
6. Bố cục của tiểu luận ................................................................................. 6
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGƢỜI CA

DONG Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM.................................... 7
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ............................................................................ 7
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................... 7
1.1.2. Khí hậu, sơng ngồi ........................................................................... 8
1.1.3. Đất đai, động thực vật ........................................................................ 8
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản ...................................................................... 9
1.2. Đặc điểm dân cư......................................................................................... 9
1.2.1. Quá trình tộc người, tên gọi ............................................................. 11
1.2.2. Đời sống kinh tế, xã hội ................................................................... 18
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƢỜI CA
DONG Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM.................................. 22
2.1. Phong tục tập quán trong hoạt động kinh tế ............................................ 22
2.1.1. Phong tục tập quán trong sản xuất nông nghiệp .............................. 22
2.1.2. Phong tục tập quán trong hoạt động kinh tế lâm nghiệp ................. 27
2.2. Phong tục tập quán trong đời sống văn hoá tinh thần .............................. 33
2.2.1. Phong tục tập quán trong dựng nhà, lập làng .................................. 33
2.2.2. Phong tục tập quán trong trang phục và sinh hoạt văn hoá cồng
chiêng ......................................................................................................... 38
2.2.3. Tín ngưỡng ....................................................................................... 42


2.3. Phong tục tập quán trong đời sống xã hội ................................................ 45
2.3.1. Phong tục tập quán trong cộng đồng làng, nóc ................................ 45
2.3.2. Phong tục tập qn trong dịng họ, gia đình ................................... 48
2.3.3. Phong tục tập quán trong chu kỳ đời người ..................................... 53
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ LỄ HỘI CỦA NGƢỜI CA DONG Ở HUYỆN
BẮC TRÀ MY – QUẢNG NAM .................................................................. 66
3.1. Lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp.............................................. 66
3.1.1. Lễ hội trỉa hạt ................................................................................... 66
3.1.2. Lễ hội đi săn ..................................................................................... 68

3.1.3. Lễ hội mừng lúa mới ........................................................................ 70
3.2. Lễ hội liên quan đến cộng đồng .............................................................. 72
3.2.1. Lễ hội cúng máng nước ................................................................... 72
3.2.2. Lễ hội Tết năm mới .......................................................................... 76
3.2.3. Lễ hội ăn trâu huê............................................................................. 79
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI CỦA
NGƢỜI CA DONG Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM .................. 86
4.1. Thực trạng trong phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở
huyện Bắc Trà My .......................................................................................... 86
4.1.1. Thực trạng trong phong tục tập quán của người Ca Dong ở Bắc Trà
My hiện nay ............................................................................................... 86
4.1.2. Thực trạng trong lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My hiện nay ..... 89
4.2. Giải pháp về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị phong tục tập quán và
lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My ....................................................... 92
4.2.1. Một số giải pháp mang tính định hướng chung ............................... 92
4.2.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................ 94
C. KẾT LUẬN ............................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một trong 6 huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, cách thành
phố Tam Kỳ 50 km2 về phía Tây Nam, Bắc Trà My có diện tích tự nhiên
823,05 km2 với địa hình phức tạp, địa thế đồi cao đất dốc hiểm trở, nhiều
sông suối ngắn và chảy xiết vào mùa lũ. Thế nhưng từ ngàn xưa, trước khi
người Kinh có mặt trên vùng đất này thì đây đã là nơi cư trú của nhiều tộc
người thiểu số như Xơ Đăng, Co, Mơ Noong1,… Đặc biệt đơng hơn cả là

nhóm Ca Dong, chiếm 32,0% dân số tồn huyện [19], chính họ đã tạo nên nét
đặc trưng văn hoá nổi bật vùng này. Sinh sống trên một địa bàn rộng, có mặt
hầu như ở khắp các xã Trà Bui, Trà Giáp,…trong quá trình lao động sản xuất,
người Ca Dong đã giao thoa tiếp biến một cách ơn hồ và dung hợp văn hố
của mình với các tộc người láng giềng như Xơ Đăng, Co,…để làm nên một
vùng văn hoá mang đặc thù Ca Dong thể hiện rõ qua các phong tục tập quán
và các lễ hội giữa núi rừng Bắc Trà My hùng vĩ.
Chính phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong đã làm nên sắc
thái riêng của vùng đất Bắc Trà My, góp phần giữ gìn sự n ổn, điều hoà các
mối quan hệ trong cộng đồng, cấu kết cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển.
Vì thế, công tác sưu tầm, nghiên cứu phong tục tập quán, lễ hội Ca Dong là
vấn đề làm các ngành chức năng, giới nghiên cứu ở Trung ương và địa
phương quan tâm, trăn trở để thu thập tư liệu nhằm lưu giữ và phát huy các
giá trị của nó.
Qua tìm hiểu phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong, chúng
tơi góp một phần làm sống dậy một bộ phận văn hoá tộc người trong văn hoá
Việt Nam. Giúp những người làm cơng tác văn hố văn nghệ và công tác nếp
1

Mơ Noong là do người Ca Dong ở Bắc Trà My đọc chệch từ Mơ Nâm - một nhóm địa phương của dân tộc
Xơ Đăng. Hiện nay, trong các giấy tờ kê khai ở huyện đều dùng từ Mơ Noong.

1


sống mới ở Bắc Trà My nói riêng, ở Quảng Nam và trên đất nước Việt Nam
nói chung hiểu biết thêm về phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong
ở Bắc Trà My. Từ đó, làm cơ sở nghiên cứu và từng bước xây dựng nên
những phong tục tập quán và lễ hội phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước
lại vừa phù hợp với đặc điểm tâm lý, tình cảm của đồng bào.

Tìm hiểu phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở huyện Bắc
Trà My, khơng chỉ có những đóng góp về lý luận mà cịn có ý nghĩa về thực
tiễn. Từ đề tài nghiên cứu này, mọi người có cái nhìn rộng hơn, đầy đủ hơn về
truyền thống văn hoá của đồng bào Ca Dong ở Bắc Trà My - Quảng Nam,
hiểu hơn về đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hố thơng qua phong tục tập
qn và lễ hội.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Năm 1933, sau khi điểm lại những chuyến xâm nhập của thực dân Pháp
vào vùng miền núi Quảng Nam, G.H.Hoffet, nhà địa chất học người Pháp đã
phải than thở rằng: “không thể nào nghiên cứu các dân tộc ở đây, trừ một số
vùng cư dân ở ven vùng người Việt. Không thể nào tiếp cận được các cư dân
trong nội địa vì họ khơng chịu thần phục chính quyền ngoại bang” [31; 16].
Ông kể lại câu chuyện hải hùng của Odend’hal2 vào cuối thế kỉ trước, chỉ dám
dừng lại ở Trà My ba ngày, sau phải bỏ chạy qua đèo Xêy lên phía Bắc, để về
Huế [31; 16]. L.Condominas3, sĩ quan Pháp, cha đẻ của nhà dân tộc học nổi
tiếng G.Condominas, là đồn trưởng đồn Trà My vào những năm 30 thế kỉ XX
(1934 - 1937) cũng chỉ phác hoạ một cách sơ sài các cư dân “Mọi” miền
thượng sông Tranh [31; 16]. Giới khoa học khơng có một sự hiểu biết nào sâu
2

Odend’hal: Les routes de I’Anam au Mékong, Rev. ind. Illustrée. N012 , 1894.

3

L. Condominas: Notes sur les Mois du haut Sông Tranh (1934 – 1937). B.S.E.I, Tome XXVI, N01, 1951.

2



sắc hơn về các cư dân vùng núi Quảng Nam nói chung, người Ca Dong ở Bắc
Trà My nói riêng ngoài những ghi chép hời hợt, sai lệch của các tác giả trên
và những tư liệu khác trong các tác phẩm giới thiệu về cư dân ở Tây Nguyên.
Trước năm 1975, có thêm một số tư liệu thơng qua các báo cáo có tính
chất nghiên cứu của Cơ quan Liên khu V và của các tác giả như: Nguyễn Hữu
Thấu4, Vị Hồng5 và Nguyễn Quốc Lộc6. Dưới thời chính quyền Sài Gòn,
một số nhà nghiên cứu cũng điểm đến họ một cách mơ hồ như: Cửu Long
Giang - Toan Ánh trong “Cao Nguyên miền Thượng”; Nguyễn Trắc Dĩ trong
“Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam (nguồn gốc và phong tục)”,…vì
miền núi Quảng Nam suốt 30 năm chiến tranh nằm trong sự kiểm sốt của
chính quyền cách mạng. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1975 các đoàn cán
bộ của Viện Dân tộc học vào nghiên cứu các dân tộc vùng miền núi Quảng
Nam, thu lượm được những tài liệu tin cậy hơn nhưng cũng mới chỉ là bước
đầu.
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
đặc biệt là những hoạt động tích cực của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, bảo
tàng Quảng Nam nhiều vấn đề về các dân tộc ở đây (trong đó có tộc người Ca
Dong ở Bắc Trà My) đã từng bước sáng tỏ. Các nhà nghiên cứu đi đầu trong
việc nghiên cứu về văn hoá, phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong
ở Bắc Trà My phải kể đến: Đặng Nghiêm Vạn, Ninh Văn Hiệp, Lưu Hùng,
Nguyễn Tri Hùng, Tôn Thất Hướng,… đã công bố nhiều tư liệu, bài viết đăng
tải trên báo, tạp chí, và trong luận văn tốt nghiệp ở một số trường đại học. Tuy
nhiên, tất cả đó chưa phải là cơng trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về
phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My.

4

Nguyễn Hữu Thấu: Danh mục các dân tộc thiểu số miền Nam. Tc. Dân tộc học số 1/1974.
Vị Hoàng: Về sự phân bố cư dân, nguồn gốc, tên gọi và tổ chức xã hội người Xơ đăng ở đông bắc tỉnh Kon

Tum. Tc. Dân tộc học, số 1/1874.
6
Nguyễn Quốc Lộc: Các dân tộc ở Tây Nguyên. Tc. Dân tộc học, số 2/1974.
5

3


Trong cuốn: “Tìm hiểu con người miền núi Quảng Nam” do Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên có tập hợp một số bài nghiên cứu của các tác giả khác
nhau, trong đó có đề cập một số vấn đề về sự hình thành tộc người Ca Dong ở
Quảng Nam, đặc trưng tộc người Ca Dong cũng như vấn đề về việc bảo tồn
và phát huy giá trị kinh tế - văn hoá làng của đồng bào.
Bài viết: “Người Ca Dong ở Trà My” của Đặng Nghiêm Vạn và Ninh
Văn Hiệp trên Tạp chí Dân tộc học số 3/1978 đã đề cập về nguồn gốc tộc
người Ca Dong, quan hệ làng nóc, dịng họ gia đình hay một số vấn đề về hơn
nhân, tang ma của người Ca Dong.
Luận văn: “Vài nét về tục đâm trâu của người Ca Dong ở huyện Trà
My” của Tôn Thất Phước, Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Huế, năm
1976 đã mơ tả những nét chính về tục đâm trâu của người Ca Dong ở Trà My.
Trong Luận văn: “Bước đầu khảo sát người Ca Dong ở Trà My” của
Nguyễn Vũ Hoàn, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế, năm 2001 đã
khái quát được những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội của người Ca
Dong nơi đây.
Tuy nhiên, tất cả đó là những tài liệu chủ yếu nói về nguồn gốc cũng
như một số đặc trưng kinh tế, văn hoá, xã hội của người Ca Dong. Hiện nay,
chưa có một cơng trình nghiên cứu hay một tài liệu nào đề cập một cách đầy
đủ, có hệ thống về phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà
My, tỉnh Quảng Nam
Phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My là một

bộ phận trong phong tục tập quán và lễ hội của các dân tộc Việt Nam. Xét
một cách tồn diện nó mang những đặc điểm chung của bản sắc văn hoá Việt
Nam. Bởi vậy, bằng việc kế thừa những tài nghiên cứu của các học giả đi
trước và những kết quả nghiên cứu trên thực địa, chúng tơi đã tìm ra những
nét văn hoá riêng biệt mang đặc trưng của tộc người Ca Dong nơi đây.

4


3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Đế tài này khơng có tham vọng tìm hiểu hết những phong tục tập quán
và lễ hội trong đời sống của người Ca Dong ở Bắc Trà My mà chỉ giới hạn
trong một số phong tục tập quán và lễ hội tiêu biểu của người Ca Dong ở
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sưu tầm, tập hợp những tư liệu liên quan đến phong tục tập quán và lễ
hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My.
Bên cạnh đó làm rõ được một số phong tục tập quán trong hoạt động
sản xuất kinh tế, văn hoá hoá tinh thần, đời sống xã hội và các lễ hội tiêu biểu
liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến cộng đồng của người Ca
Dong ở Bắc Trà My.
Đánh giá thực trạng và xu thế đang diễn ra trong các phong tục tập
quán và lễ hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My. Từ đó, đề xuất những giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hố tiêu biểu của người Ca
Dong, góp phần làm phong phú thêm văn hố Quảng Nam nói riêng và đất
nước Việt Nam nói chung.
4. Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở
Bắc Trà My. Qua đó đánh giá được thực trạng và đề xuất một số giải pháp

nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tiêu biểu trong phong tục tập quán và lễ
hội của người Ca Dong ở Bắc Trà My nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói
chung một cách có hiệu quả.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để phục vụ nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sưu tầm, tập hợp những
tư liệu có liên quan tới phong tục tập quán, lễ hội của người Ca Dong.

5


Nguồn tư liệu rất quan trọng là các tác phẩm của các tác giả đã xuất bản
ở trung ương, tỉnh, cũng như ở các địa phương có liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Cùng với đó là các bài viết được đăng tải trên các tạp chí của Trung
ương và địa phương.
Ngồi ra chúng tơi cịn tiến hành nhiều đợt điền dã để trực tiếp tham gia
và tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống trong đời sống sinh hoạt của
người Ca Dong trong các làng, nóc ở huyện Bắc Trà My.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản như: phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp điền dã, phương pháp xác minh phê phán tư liệu lịch sử.
Trong điều kiện có thể chúng tôi đã sử dụng phương pháp so sánh để
làm rõ những đặc trưng văn hoá tiêu biểu của người Ca Dong ở huyện Bắc
Trà My với các tộc người xung quanh.
Trong các phương pháp nên trên, phương pháp điền dã dân tộc học là
phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất trong quá trình thực hiện đề tài này.
6. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khố luận được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên và người Ca Dong ở huyện
Bắc Trà My - Quảng Nam
Chương 2: Một số phong tục tập quán của người Ca Dong ở huyện Bắc
Trà My - Quảng Nam
Chương 3: Một số lễ hội của người Ca Dong ở huyện Bắc Trà My Quảng Nam
Chương 4: Thực trạng và giải pháp về vấn đề bảo tồn và phát huy các
giá trị phong tục tập quán và lễ hội của người Ca Dong ở huyện Bắc Trà My Quảng Nam

6


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGƢỜI CA DONG
Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Bắc Trà My là một trong 8 huyện miền núi Quảng Nam bao gồm:
Phước Sơn, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My,
Hiệp Đức, Tiên Phước với diện tích tự nhiên là 7.277,05 km2 [25; 5]. Trước
tháng 6/2003, Trà My là một trong 4 huyện vùng núi cao của tỉnh Quảng
Nam, nằm cách thành phố Tam Kỳ (Tỉnh lỵ Quảng Nam) 50 km về hướng
Tây Nam, phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và huyện Hiệp Đức, phía Nam
giáp tỉnh Kon Tum, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện
Phước Sơn [8; 9].
Địa hình Bắc Trà My rất phức tạp. Địa thế cao với nhiều sông suối, đất
dốc hiểm trở, độ dốc 25 độ chiếm trên 80% diện tích tự nhiên của tồn huyện.
Địa bàn của huyện phân định thành hai vùng địa hình khác nhau: vùng núi
thấp nằm ở vùng trũng của huyện gồm các xã: Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui, Trà
Giáp, Trà Giác, Trà Ka. Vùng đồi cao - vùng thấp - chủ yếu là vùng gị đồi

nằm ở phía Đơng và phía Bắc của huyện gồm các xã: Trà Đơng, Trà Dương,
Trà Giang, Trà Nú, Trà Kót và thị trấn Trà My.
Bắc Trà My là vùng có địa hình phức tạp, với địa thế dựa lưng vào Tây
Nguyên hùng vĩ. Hơn thế nữa, huyện Bắc Trà My luôn được xác định là địa
bàn chiến lược quan trọng về mọi phương diện kinh tế, chính trị, quốc phịng
của tỉnh và là một bộ phận trong địa bàn chiến lược rộng lớn Trường Sơn Tây Nguyên. Là vùng đất quan trọng bảo vệ mơi trường sống tồn tỉnh, đảm
bảo sự điều hồ khí hậu.

7


1.1.2. Khí hậu, sơng ngịi
Bắc Trà My thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm khơng ổn định và có
mưa nhiều. Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9
năm nay đến tháng 2 năm sau, mùa nắng kéo dài trong tất cả các tháng còn
lại. Độ ẩm tương đối cao, từ 74 - 80% nhưng có tháng chỉ có 60%. Nhìn
chung khí hậu Bắc Trà My tương đối thuận lợi, lượng ánh sáng lớn và lượng
mưa cũng nhiều, địa bàn của huyện lại ít bị ảnh hưởng của bão và gió nóng từ
nơi khác đến.
Do địa hình đồi núi dốc, có sự cắt xẻ mạnh nên ở Bắc Trà My có mạng
lưới sơng ngòi, khe suối dày đặc, lại thêm độ dốc lớn nên dòng nước thường
chảy xiết và lắm thác ghềnh. Đây là nơi đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước
cho sông Thu Bồn và một số sông ở cánh Bắc của tỉnh Quảng Ngãi như:
Nước Mèo, Nước Tong, nước Poa… Ngoài ra cịn có các con sơng quan trọng
khác như: Sơng Trường, sông Leng, sông Là và nhiều sông suối lớn nhỏ.
1.1.3. Đất đai, động thực vật
Đất đai trên địa bàn huyện Bắc Trà My có nhiều nhóm, gồm: đất mùn
phân bố trên những vùng núi cao, đất váng đỏ phân bố hầu hết các xã và đất
phù sa phân bố chính ở các xã Trà Kót, Trà Giáp.
Rừng Bắc Trà My là nơi lưu giữ nhiều loại thổ sản quý như: gụ, chị,

trắc, sến,…đó là chưa kể khối lượng tre nứa khổng lồ phục vụ đắc lực bổ sung
cho nguồn vật liệu xây dựng, trong sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là nguồn
nguyên liệu làm hàng thủ công xuất khẩu. “Núi rừng Bắc Trà My còn là quê
hương của nhiều loại dược liệu quý, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn
được các thương gia ngoại quốc biết đến từ các thế kỉ trước, tiêu biểu như
sâm, quế, trầm hương, kỳ hương” [7;10]. Đây chính là mơi trường sống lý
tưởng cho các loài động vật rừng như: cọp, voi, gấu, nai, khỉ…ở dưới sơng
suối cịn có nhiều lồi cá, cua, ếch, nhái, ốc,…trong đó đặc biệt là lồi cá
niên.

8


1.1.4. Tài ngun khống sản
Bắc Trà My khơng chỉ là vùng non xanh nước biếc với các nguồn tài
nguyên lộ thiên, đây còn là xứ sở tiềm tàng nguồn tài ngun khống sản giàu
có dưới lịng đất. Theo kết quả điều tra thăm dò bước đầu, khoảng 10 năm trở
lại đây Bắc Trà My có nguồn tài ngun khống sản rất phong phú nằm dưới
lòng đất và phân bố đều ở các xã trong huyện: Trà Giáp có đồng, niken, vàng;
ở Trà Giác có thiếc; Trà Kót, Trà Nú có vàng, đá hoa; Trà Kót có nguồn nước
khống nóng; …[7; 11]. Đây là nguồn tài nguyên có khả năng mang lại nguồn
lợi kinh tế cao. Tuy nhiên, vấn đề khai thác phải đi đôi với việc bảo vệ thiên
nhiên, môi trường sinh thái.
Nhìn một cách tổng thể, thiên nhiên ở huyện Bắc Trà My tuy cịn
nhiều khó khăn do địa hình phức tạp nhưng cũng khá thuận lợi cho cuộc sống
của con người. Những mùa mưa ổn định với khí hậu không quá gay gắt về cả
nhiệt độ và lượng mưa, địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết sức phong phú, đa dạng
kết hợp rừng - suối, đồi - ruộng đã tạo nên không gian sinh sống lý tưởng cho
con người nơi đây.
1.2. Đặc điểm dân cƣ

Bắc Trà My là huyện miền núi đa dân tộc, mỗi dân tộc tạo nên một bản
sắc văn hoá riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng. Tính đến năm 2005,
Bắc Trà My có khoảng 15 dân tộc sinh sống. Trong đó bao gồm 6 thành phần
dân tộc: Kinh, Ca Dong, Co, Mơ noong, Xơ Đăng,… và các dân tộc khác
đang sinh sống rải rác, phân bố khắp trên toàn huyện.

9


Bảng 1: Dân tộc, dân số huyện Bắc Trà My
Dân tộc

TT

Tổng số

Địa bàn phân bố

ngƣời
1

Kinh

20.806

Thị trấn Trà My, Trà Giang, Trà Dương

2

Ca Dong


12.296

Trà Bui, Trà Giáp, Trà Đơn

3

Co

4.056

Trà Nú, Trà Kót, Trà Giáp

4

Mơ Noong

614

Trà Bui, Trà My

5

Xơ Đăng

105

Trà Tân, Trà Bui

6


Các dân tộc khác

501

Rải rác ở các xã
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Bắc Trà My)

Các dân tộc thiểu số ở Bắc Trà My cùng nằm trong một khu vực lịch sử
- dân tộc học, có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau tham gia
vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến
và của bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ở thời kỳ cận, hiện đại. Đặc biệt từ
ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần đoàn kết các dân tộc trên đất
Bắc Trà My càng được phát huy mạnh mẽ, sẵn sàng đùm bọc lẫn nhau, xả
thân cứu dân, cứu nước vì lý tưởng độc lập, tự do, vì hạnh phúc chung. Cùng
chung sống trong trong vùng thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng cũng
không kém phần khắc nghiệt, đồng bào các dân tộc nơi đây đã xây dựng nên
truyền thống đồn kết, gắn bó cùng nhau để sinh tồn. Các mối quan hệ chặt
chẽ về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc đã có từ lâu đời. Nhưng mỗi
tộc người đều có những phong tục tập quán và đặc điểm riêng.
Về kinh tế, các quan hệ mua bán, trao đổi giữa các dân tộc, tộc người
thực hiện bằng nhiều hình thức, đã được xác lập từ lâu đời. Đồng bào trao đổi
với nhau các công cụ lao động như dao, rựa, những sản vật săn bắt, hái lượm
được hoặc những đặc sản như quế, trầu, cau, chè… Mối quan hệ kinh tế đó
diễn ra khơng chỉ trong nội bộ tộc người mà còn diễn ra giữa các tộc người

10


cận cư, đặc biệt là người Kinh để trao đổi, mua bán các sản phẩm nông, lâm

nghiệp và các nhu yếu phẩm cần thiết cho đồng bào.
Về mặt ngôn ngữ, mỗi dân tộc ở miền núi Bắc Trà My thường khơng
chỉ nói ngơn ngữ mẹ đẻ, mà cịn biết tiếng nói các dân tộc láng giềng. Vì cùng
chung hệ ngơn ngữ Môn - Khơme nên các dân tộc Cor, Ca Dong,… rất dễ
dàng hiểu tiếng nói của nhau.
Cho đến nay, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc thiểu số ở Bắc Trà
My đã đến mức trong các hình thức sinh hoạt văn hố của từng tộc người thật
khó phân biệt rạch ròi đâu là yếu tố bản sắc riêng của tộc người, đâu là yếu tố
vay mượn. Đó là những phong tục tập quán như hội mùa, hội cồng chiêng, lễ
đâm trâu hay những hình thức văn nghệ dân gian như truyện cổ, các nhạc
cụ.… Các mối quan hệ giữa các dân tộc miền núi Bắc Trà My ngày càng
được củng cố và phát triển về mọi mặt, phù hợp với xu thế thời đại và phù
hợp với nguyện vọng chính đáng của bà con các dân tộc, tộc người nơi đây
trên con đường hội nhập đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.1. Quá trình tộc người, tên gọi
* Quá trình tộc người
Về quá trình tộc người Ca Dong ở Bắc Trà My, “Họ đến vùng đất này
bằng cách nào?”, “Vào thời điểm nào?” vẫn luôn là đề tài khoa học nóng
bỏng địi hỏi nhiều nghiên cứu về khảo cổ học, địa lý học,… Theo Đặng
Nghiêm Vạn thì “cho đến nay chưa có tài liệu nào đề cập đầy đủ” [34; 53]. Vì
vậy khó có thể đốn định được người Ca Dong hiện nay ở Bắc Trà My đã đến
cư trú tại đây từ bao giờ, do bản thân các dân tộc ở Quảng Nam nói chung,
người Ca Dong ở Bắc Trà My nói riêng trước đây đều khơng có chữ viết [32;
17]
Những tài liệu tìm hiểu về tộc người này viết bằng chữ Việt (chữ Nôm
hay chữ La Tinh), chữ Chàm, chữ Lào cho thấy đến nay ngôn ngữ các cư dân
ở đây đều thuộc về Môn - Khơme ngành Ba Na hay Môn - Khơme ngành Cơ

11



Tu, do đấy mà khó đốn ra dân tộc nào đã đặt ra tên sơng, suối, gị, đồi,… ở
nơi này. Chỉ biết rằng các địa danh trong vùng đều là những từ Mơn - Khơme,
khơng thấy có địa danh gốc là từ Việt - Mường hay từ Malayô - Pôlynêdiêng.
Điều đó chỉ cho phép ta khẳng định đây là vùng cư trú ban đầu của người
Môn - Khơme.
Một huyền thoại thống nhất về nguồn gốc tộc người được lưu hành ở
tất cả các tộc người ở tỉnh Quảng Nam nói chung, tộc người Ca Dong ở Bắc
Trà My nói riêng. Huyền thoại kể rằng ngày xưa nạn hồng thuỷ xảy ra làm
lồi người chết hết, chỉ cịn một người phụ nữ và một con chó 7 sống sót nhờ
leo lên đỉnh núi cao. Theo lời người già, đỉnh núi không ngập nước cứu ống
người đàn bà và con chó ở ngay trong vùng. Người Cor cho đó là rặng núi
Răng Cưa (Ngok Ghế) phân chia Trà My và Trà Bồng, người Ca Dong cho đó
là núi Hịn Bà thuộc xã Trà Giáp, người Ba Noong lại cho đó là đỉnh núi
Ngok Rinh Rua tức núi Ngok Linh, một ngọn núi cao nhất Trường Sơn Nam
(2598m)… [32; 18]. Như thế, theo huyền thoại thì các tộc người có nguồn gốc
bản địa tồn tại ở đây từ rất lâu rồi. Nhưng huyền thoại chỉ nêu lên được mối
quan hệ gần gũi về nguồn gốc giữa các tộc người nơi đây mà không đi sâu về
q trình tộc người ở đây. Do đó vấn đề quá trình tộc người Ca Dong ở Bắc
Trà My còn đang tiếp tục cần được làm sáng tỏ.
Câu chuyện thứ hai. Chuyện kể rằng có hai anh em mồ côi sống chung
một nhà, trong một lần làm rẫy đã bắt được một con dúi, hay còn gọi là con
chúc. Nhưng không may, lúc người em ngủ say một con dúi thơm lừng bị
con mèo rừng chén sạch. Người anh tưởng em tham ăn đã đánh đuổi em đi,
người em chạy mãi về hướng mặt trời mọc [31; 17]. Về sau người anh lập
làng, nóc gọi là người Xơ đăng, người em dựng nóc, lập làng gọi là người Ca
Dong. Người Ca Dong ở phía tây gọi người Ca Dong ở phía đơng dải Trường
7

Con chó là con vật được loài người thuần dưỡng đầu tiên, thân thương gần gũi với con người, giúp người đi

săn, trông nhà. Dân miền núi khơng giết và ăn thịt chó [32; 18].

12


Sơn là Ca Dong chă chúc, có nghĩa là Ca Dong ăn thịt dúi. Theo Nguyễn Tri
Hùng (Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam) thì câu chuyện này muốn
nói rằng: “người Xơ đăng, Ca Dong là anh em, cùng một cội nguồn, nhưng
sau đó thành các tộc người với các tộc danh khác nhau” [15], còn theo
Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng
Ngãi thì câu chuyện hai anh em người Ca Dong chia tay nhau bởi câu chuyện
ăn thịt dúi là một minh chứng cho sự chuyển cư trong lịch sử của người Ca
Dong từ phía tây sang phía đơng và từ vùng cao xuống vùng thấp. Và có thể
trong cuộc chuyển cư đó, một nhóm người Ca Dong đã đến định cư ở vùng
núi cao Bắc Trà My và nhanh chóng hồ nhập cùng các tộc người nơi đây.
Cũng bắt nguồn từ những huyền thoại và giả thiết, các nhà dân tộc học
tạm thời phác thảo những cuộc chuyển cư của các tộc người ở miền Bắc Tây
Nguyên và định vị vùng cư trú của các tộc người và các nhóm tộc người. Lời
giải thích đầu tiên là sự chấp nhận một sự thật có thể tin cậy được là những cư
dân Mơn - Khơme, trong đó có người Xơ đăng và các nhóm Ca Dong đã có
mặt sớm nhất ở miền Bắc Tây Nguyên so với các cư dân đang tồn tại ở đây.
Nhưng họ định cư ở đây từ khi nào và vì sao họ bị đẩy lên vùng núi cao cư
trú, thì chưa ai giải thích thoả đáng. Bằng những dấu hiệu tương đồng trong
các mơtíp huyền thoại và sự gần gũi về ngơn ngữ, văn hố với người Tiền
Việt - Mường, các nhà dân tộc học đã cố gắng chứng minh tổ tiên của họ có
thể “ở q về phía Bắc”, nhưng sau đó do sự xung đột nội bộ giữa các nhóm
Mơn - Khơme, sự xung đột với người Chăm và các tộc người khác nữa mà họ
đã cư trú quanh dãy núi Ngok Linh sau những thế kỷ biến động phức tạp. Các
nhóm khác bị thu hẹp vùng cư trú, riêng nhóm Ca Dong thì phân tán đi nhiều
nơi. [31; 20].

Cũng viện dẫn câu chuyện Ca Dong chă chúc, một số nhà nghiên cứu
trong đó có Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: dân tộc Xơ Đăng gồm các nhóm địa
phương khác nhau: Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, sau thống nhất thêm hai

13


nhóm Hà Lăng và Ca Dong, cư trú chủ yếu ở miền Bắc Kon Tum. Đây là một
dân tộc mới hình thành khơng lâu từ các nhóm địa phương khác nhau đến tụ
cư trên một vùng đất, luôn bị xáo trộn bởi những cuộc xung đột nội bộ, những
sự chèn lấn của dân tộc Lào, những cuộc chiến tranh với dân tộc láng
giềng,… Trong đó nhóm Ca Dong là nhóm phân tán hơn cả. Có thể ban đầu
họ ở chung quanh núi Ngok Linh chạy từ huyện Nam Trà My qua miền bắc
huyện Kon Plong (Kon Tum) đến huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Sau đó do sức
ép của người Chàm và người Hrê mà một bộ phận trôi dạt lên vùng núi cao Sa
Thầy và Đắc Giây (Kon Tum hiện nay) [32; 22]. Qua đó ơng cũng cho rằng
con cháu người em ở Quảng Nam mang tên Ca Dong chă chúc (người Ca
Dong ăn thịt dúi). Tức họ bị đẩy lên chứ không phải tràn xuống.
Phải chăng là vậy, hay ngược lại, hay cả hai? Cũng trên cơ sở nhận
định người Ca Dong và những đồng tộc láng giềng của họ vốn là cư dân có
mặt sớm nhất ở Bắc Tây Nguyên, vẫn là nhóm cư dân định cư lâu đời quanh
dãy núi Ngok Linh, những căn cứ vào thực địa và những huyền thoại về sự
trôi dạt cho phép các tác giả trong cuốn “Văn hoá truyền thống dân tộc Ca
Dong” đặt ra một giả thuyết ngược lại, rằng: “người Ca Dong chủ yếu là thiên
di về phía đơng bắc, theo hướng những dịng sơng đổ về phía biển - một cách
cấu tạo địa tầng của vùng đất Bắc Tây Ngun và Nam Trung Bộ, đó là dịng
sơng Đăk Phe, Đăk Ring, Đăk XàLò và các phụ lưu của chúng” [31; 21].
Trong nhiều huyền thoại của người Xơ Đăng, Ca Dong cịn lưu giữ tên tuổi
của những dịng sơng này đã từng chuyên chở quanh co các mối tình khác
nhau, và cũng chính chúng mang theo những ước vọng về biển,về muối, về sự

mở mang vùng cư trú. Có thể bắt đầu bằng những “con đường muối”, và tiến
trình giao thương trao đổi hàng hoá với cư dân ở vùng thấp như người Việt,
người Chàm trong lịch sử, cùng với việc giao chiến mở rộng địa bàn sinh
sống của người Xơ Đăng, trong đó có bộ phận Ca Dong, mà họ lấn dần xuống
phía đơng bắc.

14


Vì vậy, có thể nói nhóm Ca Dong khơng chỉ đi ngược về phía tây mà
cịn xi về phía đơng và đông bắc. Và tại phần đất mới đến họ đã gặp người
Chàm, người Việt,… rồi cùng chung sống trong hồ bình hàng trăm năm,
hoặc cũng có thể đến vài thế kỷ mà ta chưa có dịp chứng minh đích xác niên
đại của sự gặp gỡ ban đầu này.
* Tên gọi
Bộ phận Ca Dong ở Quảng Nam do tách biệt với nhóm Xơ Đăng khác
và do thu nhận nhiều bộ phận cư dân khác nên kết cấu của nhóm này phức
tạp. Vì vậy mà H. Maitre cho rằng: “những người Ca Dong này vẫn là một bộ
phận của Xơ Đăng vì tên gọi của họ gần với Hêjung (tên người Duan - một
nhóm nhỏ thuộc người Giẻ - Triêng) gọi người Xơ Đăng”. Nhưng người Ca
Dong cư trú càng xa về phía Bắc thì đã khác đi so với người đồng tộc, khơng
biết có nên gộp vào Xơ Đăng hay chỉ coi là một nhánh của họ [32; 22]. Tuy
nhiên, cho đến tận ngày nay, người Ba Noong vẫn khẳng định “người Ca
Dong và người Xơ Đăng chỉ là một, vẫn chỉ gọi cả hai bằng một tên chung:
Mđăng, Mrăng, Bdăng, hay Bleng” [32; 23].
Về nguồn gốc tên gọi Ca Dong, chính ngay cả họ (một bộ phận Ca
Dong ở Bắc Trà My) cũng không thể nhận biết, xác định một cách rõ ràng.
Theo lời kể của Nguyễn Tri Hùng thì những người cách mạng, mà người đề
xướng là đồng chí Phạm Xuân Thâm (tức Sáu Do) đã đặt tên Ca Dong cho họ.
Vào những năm sau Cách mạng tháng Tám, nguyên Trưởng Ban Dân tộc

Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng cho rằng tên gọi tộc người Ca Dong ở Quảng
Nam là do trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ơng sang Kon Tum thấy
người Ca Dong ở đó có những sinh hoạt trong đời sống vật chất, văn hố,
ngơn ngữ giống một bộ phận người ở miền núi vùng Trà My của Quảng Nam
nên ông gọi bộ phận dân cư tương đồng ấy ở Quảng Nam của Quảng Nam
cũng là người Ca Dong khi trở về lại Quảng Nam. Khi Nguyễn Tri Hùng đem
câu chuyện tên gọi Ca Dong luận bàn với ông Hồ Văn Reo, nguyên Trưởng

15


Ban dân tộc Quảng Nam (người gốc huyện Nam Trà My, đã về hưu), ơng nói
như đinh đóng cột “mình là người Ca Dong, người Xơ Đăng khác người Ca
Dong”. Cịn theo ơng Đinh - Mươk, hiện là Đại biểu Quốc hội, Thường vụ
Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh thì cho rằng: “từ bao đời nay, từ cha ơng
cho đến mình, bà con Ca Dong đều tự nhận mình là người Ca Dong khơng tự
nhận mình là người Xơ Đăng”.
Về mặt nghiên cứu lịch sử tộc người của các nhà khoa học thì cho rằng
các nhóm tộc người của dân tộc Xơ Đăng trong đó có người Ca Dong có
chung một nguồn gốc. Nhưng qua tìm hiểu các người già cao tuổi và qua
nhiều câu chuyện cổ tích cịn lưu truyền đến nay cho thấy đã rất nhiều đời đi
qua, người Ca Dong tụ cư và sinh sống như địa bàn họ đang sinh sống hiện
nay, trong ý thức của họ có sự phân định rõ ranh giới tự nhiên vùng sông suối,
đất đai, núi rừng,… của người Xơ Đăng và của người mình, tức là Ca Dong.
Và người Ca Dong ở Quảng Nam nói chung và Bắc Trà My nói riêng vẫn tự
nhận người Ca Dong ở Quảng Ngãi, Kon Tum là người anh em cùng một dân
tộc, cùng một nguồn gốc. Tìm hiểu trên địa bàn huyện Bắc Trà My, một địa
bàn cư trú của đại đa số người Ca Dong cho thấy tất cả đồng bào ở đây đều tự
nhận mình là Ca Dong.
Theo cơng bố của Tổng cục Thống kê tại Quyết định số 121 TCTK/PPCĐ, ngày 2/3/1979 ban hành “Danh mục các thành phần dân tộc

Việt Nam” thì người Ca Dong là một nhóm thuộc dân tộc Xơ Đăng xếp theo
thứ tự dân số là 14 trong 54 thành phần dân tộc. Ngay từ những năm 80 của
thế kỷ trước, sau khi có cơng bố của Tổng cục Thống kê xếp tộc người Ca
Dong là một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, rất nhiều người dân mà
đặc biệt là các người cao tuổi, già làng ở huyện Trà My (cũ) với ý thức đã
nhiều đời cha truyền lại cho đến đời mình đã có ý kiến khơng đồng tình, họ
đều tự nhận mình là người Ca Dong.

16


Từ sau ngày giải phóng (1975) đến nay, trong các văn bản, giấy tờ của
người dân như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, các khai báo tư pháp hộ
tịch, hộ khẩu,… người Ca Dong đều kê khai thành phần dân tộc là Ca Dong.
Mới đây, ngày 31/8/2009, Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Trà My (có cả Nam
Trà My ngày 11/8/2009) đã có văn bản gởi về tỉnh đề nghị xác định tộc danh
Ca Dong với chung một lời đề nghị rằng việc xác định tộc danh Ca Dong là
một nguyện vọng thiết tha, chính đáng liên quan đến tâm tư, tình cảm, ý thức
dân tộc của đồng bào và của địa phương.
Trong những lần nghiên cứu trước đây vào các năm 1977, 1978 của
Đặng Nghiêm Vạn tại huyện Trà My tỉnh Quảng Nam, ông cho rằng Ca Dong
là nhóm địa phương của Xơ Đăng. Gần đây nhất vào năm 2006, trong một lần
làm việc với Giáo sư Vạn, Nguyễn Tri Hùng có trình bày một số kết quả
nghiên cứu về người Ca Dong cũng như thực tế ý thức tự giác dân tộc về tộc
danh Ca Dong của đồng bào thì Giáo sư cho rằng “đúng là Ca Dong có cái
riêng của một tộc người” [15].
Trong bài viết “Định danh Ca Dong”, Nguyễn Tri Hùng đã phát biểu ý
kiến của mình về kết quả cơng bố của Tổng cục Thống kê ba mươi năm trước,
xếp Ca Dong là một nhóm địa phương của người Xơ Đăng như sau: “Thiết
nghĩ, khi đó là cơng bố thống kê về số lượng dân số và theo tên tự gọi chứ

không thể xem là công bố tộc danh dân tộc, tộc người với tư cách là một dân
tộc hay là nhóm dân tộc, nhóm địa phương, vì rằng “khơng có quyền”, quyền
ấy chỉ từ ý thức tự nhận của một tộc người cụ thể, bằng các luận cứ khoa học
về các tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ quyết
định” [15].
Mỗi dân tộc, tộc người đều có yêu cầu tự đặt cho mình một tên gọi,
chọn một tên gọi đúng cho một tộc người chính là biểu thị sự tơn trọng đối
với cộng đồng đó và là sự nghiêm túc về khoa học, tất nhiên tên gọi không
phải là bất biến. Một chặng đường dài trong lịch sử hình thành các đặc trưng

17


để định danh một thành phần dân tộc, tộc người. Nhưng đã 30 năm rồi, người
Ca Dong vẫn với tên gọi là Ca Dong nhưng đồng bào chưa được gọi là dân
tộc Ca Dong trên cái gọi là pháp lý, đồng bào ước mong mình khơng phải là
một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, “mình là người Ca Dong thì cứ
gọi dân tộc Ca Dong”. Thật đúng như Ph. Ănghen có viết: “Tên gọi là một
đặc tính của một dân tộc”. Với mong muốn thiết tha của bà con đồng bào Ca
Dong, mong rằng các cấp có thẩm quyền xem xét, xác định thành phần dân
tộc cho người Ca Dong là một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
vì rằng Ca Dong là một cộng đồng tộc người có chung một tên gọi, một ngơn
ngữ, cố kết với nhau bởi giá trị văn hoá riêng do cộng đồng được hun đúc nên
với ý thức tự giác mình là người Ca Dong.
1.2.2. Đời sống kinh tế, xã hội
* Kinh tế
Với địa bàn cư trú miền núi, người Ca Dong chủ yếu sống bằng trồng
trọt rẫy, sản xuất cây lúa rẫy là chính. Rẫy ở đây được khai phá theo chu kỳ
kín, ban đầu trồng một vụ, sau có thể sử dụng tiếp đến hai, ba vụ, rồi bỏ hoá
khoảng 10 - 12 năm mới canh tác lại. Cơng cụ làm rẫy đơn giản, tự tạo là

chính: gậy chọc lỗ, cà veo làm cỏ, rìu, rựa đốn cây,… Các loại hình trồng trọt
và phương pháp canh tác này chủ yếu trên đất dốc, lại phụ thuộc vào thiên
nhiên nên sản phẩm thu hoạch thấp, bấp bênh. Ngoài canh tác nương rẫy đồng
bào còn tiến hành các hoạt động kinh tế khác như: săn bắt, hái lượm và chăn
nuôi. Vào mùa gieo hạt, họ tập trung cho việc săn bắn hái lượm, vào rừng thu
nhặt những loại rau rừng, măng rừng, bắt ốc, cá ở suối cung cấp thêm cho bữa
ăn hằng ngày. Người Ca Dong ở đây còn thuần dưỡng, nuôi nhiều loại súc vật
theo phương pháp thả rông như: trâu, lợn, gà,… nhưng chủ yếu để phục vụ
nhu cầu tín ngưỡng.
Từ khi hồ bình lập lại (1975) nhất là sau thời kỳ đổi mới 1986, một bộ
phận người Ca Dong huyện Bắc Trà My chuyển sang làm ruộng nước độc

18


canh cây lúa nhưng do diện tích nhỏ hẹp, lại bị chi phối bởi các yếu tố phong
tục tập quán lâu đời nên năng suất còn thấp, chậm tiến.
Do cư trú ở vùng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thơng đi lại khó
khăn nên cuộc sống của đồng bào dường như bị cơ lập, ít giao lưu với bên
ngồi nên nền kinh tế của đồng bào mang nặng tính chất tự nhiên, tự cung tự
cấp, các nhu yếu phẩm hồn tồn thiếu thốn, năng suất, sản lượng cịn bấp
bênh, không ổn định.
Ngày nay, nền kinh tế thị trường mở cửa, các dân tộc thiểu số ở vùng
núi nói chung và người Ca Dong huyện Bắc Trà My nói riêng đang hồ mình
vào nhịp sống mới, tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật dù vẫn còn
chậm và máy móc. Bên cạnh đó, với những chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số
đã làm thay đổi dần bộ mặt kinh tế - xã hội của người Ca Dong nơi đây.
* Xã hội
Người Ca Dong ở Bắc Trà My sống thành từng plơi8 (xem phụ lục 1)

gọi theo tên một địa hình, một đặc sản hoặc theo tên người cầm đầu plơi. Mỗi
plơi có từ 20 đến 30 nóc nhà với số lượng từ 150 đến 200 người. Plơi là một
cộng đồng gồm những gia đình có hay khơng có quan hệ thân thuộc với nhau.
Quan hệ giữa các thành viên của một plơi Ca Dong là quan hệ kiểu công xã
láng giềng, ở đây quan hệ huyết thống đã xuống hàng thứ yếu.
Mỗi plơi có một phạm vi đất đai, rừng núi thiêng của mình, ranh giới
được đánh dấu bằng những địa hình địa vật dễ nhận thấy (như con suối, đỉnh
núi, đỉnh đèo,…), ranh giới đó phải được sự bàn bạc và thoả thuận với những
người đại diện các plơi tiếp giáp, xác định. Nhưng tác dụng thực tế của những
ranh giới này rất ít. Điều hành cơng việc chung của làng là trưởng làng hay
chủ làng (không nên đồng nghĩa chủ làng với già làng), là người đứng đầu bộ
máy tự quản của làng. Người chủ làng là người cao tuổi, có kinh nghiệm
8

Plơi tức là làng của người Ca Dong.

19


trong sản xuất, thiên văn, am hiểu phong tục tập quán, là người giỏi giang
trong hầu hất các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn,… Bản thân ông là
người có đạo đức, mẫu mực, có uy tín, được mọi thành viên trong làng nể
phục, tơn trọng và nghe theo.
Ngồi chủ làng, trong làng cịn có tổ chức gọi là hội đồng già làng. Hội
đồng già làng là những người đứng đầu các các nóc trong làng. Chủ làng khi
quyết định một việc gì phải thơng qua hội đồng già làng cùng bàn bạc đến khi
thống nhất ý kiến. Chính vì vậy hội đồng già làng đóng vai trị quan trọng
trong sinh hoạt và đời sống cư dân. Đồng bào rất kính phục và tơn trọng các
già làng xử lý cơng việc đúng đắn, giữ gìn tục lệ nghiêm minh và đặc biệt là
được các thần linh ủng hộ.

Nếu plơi là đơn vị tổ chức xã hội thì gia đình là tế bào của xã hội. Gia
đình Ca Dong là gia đình song hệ, tức là tính theo cả phía cha và phía mẹ.
Hiện nay chế độ phụ hệ đang dần được xác lập. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa
nam và nữ, con trai và con gái vẫn bình đẳng và ít có sự phân biệt. Nam, nữ
Ca Dong được tự do tìm hiểu nhau nhưng phải tuân theo những ngun tắc
chung của cộng đồng. Đồng bào khơng có thuật ngữ riêng để chỉ dòng họ. Do
tác động của văn hoá Việt, đồng bào đã lấy họ Đinh, Nguyễn,… nhất là sau
ngày giải phóng miền Nam hầu hết đồng bào nhận họ Hồ.
Trong xã hội người Ca Dong có người giàu (pdook). Người giàu
thường có người làm thuê, có nhiều chiêng, ché, trâu, bò, nhiều tấm dồ 9,
nhiều cây quế. Những người giàu có này khơng nhất thiết là biết trao đổi buồn
bán. Đông đảo người trong làng là người đủ ăn (smo ká, smé a). Số người
nghèo (ngheo pa), thường phải đi làm thuê (chắp ăm). Tuy nhiên, theo G.s
Đặng Nghiêm Vạn “Việc thuê mướn người ở đây chưa hẳn là một hình thức
bóc lột như các xã hội đã có giai cấp” [32; 196]. Bởi ơng cho rằng: nếu không
9

Người Ca Dong gọi chiếc váy của phụ nữ là tấm dồ (tâk rơ mok). Đó chỉ là một tấm vải khi nó chưa được
quấn quanh thân người mặc, khi mặc tấm dồ phải có thêm dây lưng (xavắt). Nó có khả năng giữ cho tấm dồ
cân đối và tạo cảm giác thẩm mỹ ở vòng eo người phụ nữ.

20


có người giúp, lúa trên nương chậm suốt sẽ rụng, quế trên rừng chậm lột sẽ
hỏng. Nên người làm mướng là người được hưởng một nữa số hoa lợi thu
hoạch. Công phát nương được trả khá cao,… Nên người đi làm mướn thường
là người thân thuộc, họ hàng, bè bạn thân sau đó mới là người ngồi [32;
196].
Giữa các làng trong một vùng không phụ thuộc vào nhau, quan hệ giữa

các làng là bình đẳng. Tuy nhiên về sau do bị kích động lơi kéo của bọn
phong kiến, thực dân, chiến tranh giữa các làng đã xảy ra. Ngày nay dưới chế
độ mới, những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nói trên của đồng bào Ca
Dong đã chấm dứt. Được sự giáo dục của Đảng và Nhà nước đồng bào đã
giác ngộ và đoàn kết với nhau cùng xây dựng cuộc sống mới.
*
*

*

Nhìn chung, Bắc Trà My là một huyện có nhiều tiềm năng trong cơng
cuộc phát triển địa phương trên nhiều lĩnh vực. Thiên nhiên vừa ưu đãi vừa
tạo ra những thử thách khắc nghiệt cho mảnh đất và con người nơi đây.
Những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen trong một tổng thể tự nhiên của
Bắc Trà My đã tạo sự phong phú đa dạng cho con người và các yếu tố kinh tế
- xã hội tồn tại và phát triển. Đồng bào Ca Dong sinh sống trên mảnh đất này
đã không ngừng đấu tranh để khẳng định sự trường tồn và giữ gìn những sắc
thái văn hố của mình đồng thời cùng các dân tộc anh em tạo dựng nên một
cuộc sống mới.

21


×