Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Hình tượng cặp đôi nhân vật donquijote và sanchopanxa trong tác phẩm donquijote nhà quý tộc tài ba xứ man tra của cervantes

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 65 trang )

Tr-ờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
--- ---

Hồ THị THANH NGA

HìNH TƯợNG CặP ĐÔI NHÂN VậT DON QUIJOTE
Và SANCHO PANSA TRONG DON QUIJOTE

NHµ QUý TéC TµI BA Xø MANCHE

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: VĂN HọC NƯớC NGOµI

Vinh – 2010


Tr-ờng đại học vinh
Khoa ngữ văn
--- ---

HìNH TƯợNG CặP ĐÔI NHÂN VậT DON QUIJOTE
Và SANCHO PANSA TRONG DON QUIJOTE

NHà QUý TộC TàI BA Xứ MANCHE

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: VĂN HọC NƯớC NGOàI

Giỏo viờn hng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Hiếu
Sinh viên thực hiện:



Hồ Thị Thanh Nga
47B2 Văn

Lớp:

VINH - 2010
1


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở Trường đại học Vinh, được sự
quan tâm, dạy dỗ tận tình của thầy cơ trong khoa Ngữ văn, cùng với sự nỗ
lực, cố gắng của bản thân, tôi đã được thực hiện khóa luận với đề tài "Hình
tượng cặp đôi nhân vật Don Quijote và Sancho Pansa trong tiểu thuyết Don
Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche của Cervantes".
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giảng
viên hướng dẫn, cô Nguyễn Thị Thanh Hiếu cùng các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hồn thành khóa luận này.

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 7

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
5. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......... 9
1.1. Thời đại Phục hưng, văn học Phục hưng, văn học Phục hưng Tây Ban Nha ........ 9
1.1.1. Thời đại Phục hưng ................................................................................. 9
1.1.2. Văn học Phục hưng ............................................................................... 11
1.1.3. Văn học Phục hưng Tây Ban Nha ......................................................... 14
1.2. Cervantes và tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche ..... 15
1.2.1. M.Cervantes .......................................................................................... 15
1.2.2. Tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche ..................... 16
1.3. Hình tượng “cặp nhân vật” trong văn học ............................................... 19
1.3.1. Cơ sở của hình tượng cặp nhân vật ....................................................... 19
1.3.2. Các cặp nhân vật tiêu biểu .................................................................... 19
1.3.3. Don Quijote và Sancho Pansa - cặp đôi nhân vật độc đáo ................... 21
CHƢƠNG 2. DON QUIJOTE – SANCHO PANSA TRONG CÁI NHÌN ĐỐI
SÁNH............................................................................................................................ 22
2.1. Những điểm khác biệt .............................................................................. 22
2.1.1. Nguồn gốc xuất thân ............................................................................. 22
2.1.2. Tính cách, lối sống và hành động. ........................................................ 24
2.1.3. Nguyên nhân khác biệt .......................................................................... 31
2.2. Quá trình Don Quijote hóa Sancho Pansa và Sancho Pansa hóa Don Quijote ..... 33
2.2.1. Q trình Don Quijote hóa Sancho Pansa ............................................ 33


2.2.2. Q trình Sancho Pansa hóa Don Quijote ........................................... 37
2.3. Lý tưởng nhân văn qua cặp đôi nhân vật Don Quijote và Sancho Pansa........ 40
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CẶP ĐÔI NHÂN VẬT DON
QUIJOTE Và SANCHO PANSA ................................................................................... 43
3.1. Giễu nhại .................................................................................................. 43
3.1.1. Giễu nhại - một thủ pháp châm biếm .................................................... 43

3.1.2. Giễu nhại - hình thức “gậy ông đập lưng ông”. .................................... 46
3.2. Xây dựng những tính cách nhân vật độc đáo ........................................... 48
3.3. Xây dựng không gian, thời gian như một phương tiện làm nổi bật nhân vật ......... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thời đại Phục hưng đã tạo nên một luồng ánh sáng kỳ lạ lan tỏa ở
hầu khắp các nước Tây Âu. Nó đã làm biến đổi các nước này trên cả hai lĩnh
vực: đời sống vật chất và tinh thần. Chính F.Engels đã đánh giá: “Đó là bước
ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy”.
Bước ngoặt ấy diễn ra trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, khoa học kĩ thuật… Đặc biệt nhất là trong lĩnh vực văn học. Nhiều nhà
văn vĩ đại đã xuất hiện như: Dante, Bocaccio của Ý, Rabelais của Pháp,
Shakespeare của Anh, Cervantes của Tây Ban Nha…Các tác gia đã đóng góp
vào kho tàng một loạt kiệt tác. Chính vì vậy mà văn hóa Phục hưng nói
chung, văn học Phục hưng nói riêng được thừa nhận một trong những mốc
son chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại.
Tìm hiểu “Hình tượng cặp đơi nhân vật Don Quijote và Sancho Pansa
trong tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche của Cervantes”
trước hết chúng tơi nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về nền văn học Phục
hưng.
1.2. M.Cervantes ( 1547 – 1616 ) là đại biểu xuất sắc, cây đại thụ vĩ đại
của nền văn học Phục hưng Tây Ban Nha. Đó là một trong những “con người
khổng lồ” của thời đại. Cervantes đã có nhiều đóng góp cho văn học Phục
hưng Tây Ban Nha nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Nhắc đến Cervantes không thể không nhắc đến tác phẩm Don Quijote
nhà quý tộc tài ba xứ Manche. Đó là một cơng trình sáng tạo độc đáo, để đời,

một cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong văn nghiệp của ông, là niềm tự hào
của nhân dân Tây Ban Nha và của cả thế giới.
Seligon, nhà phê bình văn học Đức đã đánh giá rất cao cuốn tiểu thuyết
này: "Đây là tác phẩm có một khơng hai trong thể loại của nó, mở đầu cho

1


tiểu thuyết cận đại” [1,9]. Tác phẩm này độc đáo xét về cả phương diện nội
dung lẫn nghệ thuật.
Cervantes đã sáng tạo nên cuốn tiểu thuyết với trên hai trăm con người,
xoay quanh hai nhân vật trung tâm là Donquijote và Sancho Pansa. Hình
tượng cặp đơi nhân vật này là một sáng tạo lớn của Cervantes. Cặp đôi nhân
vật này vừa đối lập, vừa mâu thuẫn nhưng lại bổ sung hoàn thiện cho nhau
trên chặng đường phiêu lưu kỳ thú. Qua cặp đôi này, chúng ta nhận thấy rõ tài
năng văn chương của Cervantes, đồng thời thấy được tư tưởng nhân văn của
thời đại Phục hưng.
Tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche trong suốt mấy
trăm năm qua đã được dịch, giới thiệu với hàng triệu độc giả trên thế giới.
Nhân dân Tây Ban Nha và nhân loại tiến bộ trên thế giới đã tìm thấy ở trong
đó chủ nghĩa nhân văn sáng ngời của thời đại Phục hưng. Hình ảnh chàng
hiệp sĩ cùng bác giám mã khắc sâu trong ấn tượng của độc giởi mọi lứa tuổi
bởi cái vẻ hài hước mà cũng rất đáng yêu, đáng q. Vì vậy, tìm hiểu hình
tượng cặp đơi này, chúng ta sẽ hiểu thêm về Cervantes, về tiểu thuyết Don
Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche, cũng như vị trí của tác giả, ý nghĩa của
tác phẩm trong nền văn chương thế giới.
2.3. Ngoài ra, lựa chọn đề tài này, chúng tơi cũng xuất phát từ một lí do
mang tính thực tiễn. Trong chương trình giảng dạy Ngữ văn ở trường trung
học có một trích đoạn thuộc tiểu thuyết này (Don Quijote đánh nhau với cối
xay gió). Vì thế, việc tìm hiểu hình tượng cặp đơi nhân vật Don Quijote và

Sancho Pansa sẽ cung cấp thêm cho chúng tôi kiến thức và kĩ năng để sau này
giảng dạy tiết học tốt hơn.
Chính từ những lí do trên đã khuyến khích chúng tơi tiếp cận đề tài.

2


2. Lịch sử vấn đề
Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche là một tác phẩm lớn, độc đáo
của văn học Phục hưng Tây Ban Nha đồng thời nó được nhiều nhà phê bình
xem là tiểu thuyết số một thế giới. Tác phẩm là sự hội tụ, kết tinh những
truyền thống văn hóa Tây Ban Nha lúc bấy giờ.
Ngay từ khi ra đời cho đến tận bây giờ, cuốn tiểu thuyết này vẫn luôn
khẳng định được vị thế của mình. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu mà nó cịn được độc giả nhiều nước trên thế giới mến mộ. Bằng
chứng là tác phẩm này được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn cầu, được dựng
thành phim, thành kịch, nhân vật được dựng tượng, ngôn ngữ được bắt
chước...
Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát
các tài liệu tiếng Việt. Đây là những bài viết được công bố rộng rãi mà tác giả
của chúng là những nhà nghiên cứu uy tín.
2.1. Bài viết Giá trị văn nghệ và nội dung tư tưởng của tập truyện
Đônkihôtê của Đặng Thai Mai in trong Tạp chí nghiên cứu văn học số 2/1961
Đúng như nhan đề của bài viết, tác giả Đặng Thai Mai đã tập trung đánh
giá những thành tựu cụ thể ở hai phương diện là nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm. Đồng thời, ông cũng khái quát được những nét điên rồ, lỗi thời của
nhân vật Donquijote, qua đó làm tốt lên những quan niệm, tư tưởng tiến bộ
mới mẻ, giàu tính nhân văn của Cervantes: “Đơnnkihơtê điên nhưng bao
nhiêu hành động của Đơnkihơtê vẫn có một ý nghĩa cao quý, vẫn bộc lộ một
tâm hồn, một con người giàu tình cảm, giàu tinh thần chính nghĩa, sẵn sàng

hy sinh cho chính nghĩa” [4,55].
Bài viết này cũng đã có nhắc đến bác giám mã Sancho Pansa. Tác giả
cho rằng trong chặng đường phiêu lưu, bác giám mã cũng đã học được những
nét tốt của chủ, cũng biết yêu thương con người, cũng có những khao khát tự

3


do cháy bỏng. Vì vậy, tác phẩm được đánh giá là có ý nghĩa xã hội hết sức to
lớn, đánh dấu một tinh thần mới trong nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết.
2.2. Bài viết Đôngkysốt bất hủ của tác giả Đỗ Đức Mục in trong Tạp chí
văn học số 6/1988
Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu của tác phẩm, tác giả Đỗ Đức
Mục coi Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche là “bản hùng ca khôi hài”
và nhân vật Don Quijote có chỗ đáng cười đó là muốn làm sống lại chế độ lỗi
thời đã khơng cịn tồn tại nữa. Nhưng mặt khác Don Quijote lại là một nhân
vật anh hùng đáng trọng vì lý tưởng tự do và cơng lý, cũng như vì nhiệt tâm
và ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đạt tới lý tưởng của
mình. “Nói vì lý tưởng thì rõ ràng anh ta có một lý tưởng cao cả, anh ta đứng
về phía những người nghèo khổ, những kẻ bị áp bức và nhất là anh ta có đủ
nhiệt tình, đủ lịng dũng cảm và tính kiên trì để hy sinh cuộc đời mà bảo vệ lý
tưởng của mình, anh ta vững vàng tin ở sự tất thắng của chính nghĩa, của đức
hạnh, của chân lý.” [6,61] Tác giả bài viết còn chỉ ra được rằng Don Quijote
chỉ điên trong hành động chứ khơng điên trong lời nói, chàng điên khi đi làm
kỵ sĩ giang hồ nhưng không điên khi mang trong lòng mơ ước tự do và cơng
lý. Hình tương bác giám mã Sancho Pansa ít được đề cập đến trong bài viết
này.
2.3. Lời giới thiệu của dịch giả Trương Đắc Vị trong tác phẩm Don
Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche, tập 1, Nxb Văn học, 2004.
Do tính chất của một bài giới thiệu cho cơng trình dịch thuật, dịch giả

chú trọng những đánh giá khái quát về vấn đề tác giả và tác phẩm. Dịch giả
nhận định: “ Cuốn tiểu thuyết cận đại đầu tiên của Tây Ban Nha viết theo
hướng hiện thực phê phán” [1,8] và “toát lên từ pho truyện một bài học nhẹ
nhàng, ý nhị về chính nghĩa, cơng lý, tự do” [1,12].
Dịch giả Trương Đắc Vị đã chú tâm đến hai nhân vật chính Don Quijote
và Sancho Pansa trên bước đường phiêu lưu độc đáo của họ. Đồng thời qua
4


đó ơng cũng đã chỉ ra một số nét đối lập trong hai con người này: “Và nếu
như trí tưởng tượng phong phú của Đônkihôtê đã biến quán trọ thành lâu đài,
chậu thau thành mũ sắt, đàn cừu thành đạo qn thì trái lại những lời nói giản
dị và chí lý của bác giám mã gốc nông dân luôn luôn lôi kéo ta về với hiện
thực”[1,10].
Dịch giả Trương Đắc Vị cũng đã chú ý nhấn mạnh vào lý tưởng và khát
vọng cao đẹp của nhân vật Donquijote - một con người đại diện cho cơng
bằng, chính nghĩa. Don Quijote là một chàng hiệp sĩ điên rồ với ảo tưởng làm
sống lại cái xã hội lỗi thời đã qua. Đằng sau những cuộc phiêu lưu với những
hành động có vẻ điên rồ của chàng vẫn tốt lên tình u thương nhân loại, u
tự do, cơng lý, chính nghĩa: “Đáng tiếc là những lý tưởng, mục đích cao đep
của Donquijote lại mâu thuẫn với thực tại xã hội lúc bấy giờ: "Don Quijote là
biểu tượng của sự tương phản giữa thực tế phũ phàng với lý tưởng cao đẹp mà
chàng mơ ước và chiến đấu cho nó, là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đấu
tranh giữa thế giới thực tại và thế giới tương lai mà chúng ta vươn tới” [1,12].
2.4. Bài viết Đônkihôtê và những chuyện hoang đường của Rosernegueramas
(Viện Cervantes) in trong Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6/2005.
Tạp chí số 6/2005 có một số bài viết về Cervantes và tiểu thuyết Don
Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche nhân kỷ niệm bốn trăm năm ngày cuốn
tiểu thuyết này ra đời, trong đó có bài viết kể trên.
Bài viết này chú trọng khai thác ở một số nét cụ thể như hồn cảnh ra

đời, đóng góp của cuốn tiểu thuyết, đặc biệt là nghệ thuật “nhại” tiểu thuyết
hiệp sĩ của tác phẩm

Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche.

Rosernegueramas đã đi sâu phân tích tính độc đáo của nhân vật Don Quijote:
“Don Quijote đi chuyếnh choáng trong cái biên giới mờ ảo và lỗ chỗ ấy, giữa
sự điên khùng và minh mẫn, cái ngưỡng mà nhiều nhà văn và nghệ sĩ phiêu
lưu tìm kiếm”[8,33], qua đó tác giả đã lên án tố cáo xã hội Tây Ban Nha lúc
bấy giờ.
5


Tác giả cũng đã chú ý đến nhân vật bác giám mã Sancho Pansa. Việc đặt
Sancho bên cạnh Don Quijote để làm nổi rõ chủ đề tư tưởng mà tác giả
Cervantes muốn thể hiện. Đáng chú ý là bài viết này đã chỉ ra được những tác
động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nhân vật chính là Don Quijote và
Sancho Pansa để rồi họ gắn kết với nhau như những đôi bạn thân thiết, ở họ
cố sự tương tác, bổ sung cho nhau “ như âm với dương” vậy.
2.5. Bài viết của tác giả Lương Duy Trung in trong cơng trình Văn học
phương Tây, Nxb Giáo dục, 2006.
Tác giả Lương Duy Trung đã nghiên cứu cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác của Cervantes, đồng thời tác giả đã khai thác tiểu thuyết Don Quijote
nhà quý tộc tài ba xứ Manche ở các phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó
nâng Cervantes lên tầm cao của một nhà nhân văn chủ nghĩa. “Đằng sau câu
chuyện hài hước về hiệp sĩ Đônkihôtê dường như để mua vui, giải trí kia,
Xecvangtet đã đề cập đến nhiều vấn đề rất nghiêm túc, mật thiết liên quan đến
vận mệnh đất nước mình, nhân dân mình. Thảm trạng của đất nước Tây Ban
Nha dưới ách thống trị của bọn tăng lữ, cuộc sống của nhân dân, tương lai của
tổ quốc đã đặt thành vấn đề đáng lo ngại. băn khoăn”.[3,180]

Trong công trình này Don Quijote là nhân vật được khai thác dưới nhiều
góc độ: khi thì nhân vật tự bộc lộ, có khi tác giả tự mạo danh nhân vật này để
nói lên những tư tưởng, quan niệm của mình về vấn đề chính trị, xã hội, văn
học nghệ thuật và đặc biệt là những vấn đề nhân sinh.
Bài viết này đã khái quát được những tư tưởng nhân văn trong tác phẩm
đó là tự do, phê phán những thói hư tật xấu của xã hội lúc bấy giờ: “Don
Quijote là con người u tự do, cơng bằng, chính nghĩa, y sẵn sàng chiến đấu,
hy sinh cho những giá trị tinh thần cao quý đó, cái điên rồ của Don Quijote
đâu phải là nét bản chất của chàng, mà y điên rồ do ngốn quá nhiều tiểu
thuyết hiệp sĩ. Trước kia y vốn là một con người hiền lành và trung thực, khi

6


tỉnh ngộ ra y trở về với bản chất. Y chết trong sự thương tiếc của mọi
người”.[3,183]
Bên cạnh đó, người viết cũng khái quát một số nét về bác giám mã
Sancho Pansa. Sancho Pansa là một bác dân cày, bác ta mang trong huyết
quản của người nông dân chất phác, hồn nhiên, thực tế. Chính nhờ vậy mà
cuối cùng Sancho là người đạt được mục đích của mình. Sancho Pansa trở về
có tiền, có của trao cho vợ con và có thêm những đức tính tốt mà Don Quijote
đã truyền cho như lịng u tự do, u cơng bằng chính nghĩa…
Xây dựng hình ảnh Sancho Pansa có sự tương phản với Don Quijote
nhưng tương phản mà không đối lập, ngược lại bổ sung cho nhau. “Cuối cùng
thì hầu như cái điên rồ của Đônkihôtê cũng như cái mộng tưởng của Sancho
Pansa cũng chỉ là cái vỏ tạm thời rất xa lạ với bản chất của họ. Những phẩm
chất tốt đẹp của hai con người này chung đúc lại để làm nổi bật truyền thống
đạo đức của nhân dân mình”[3,184].
Như vậy, nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích những nét
nổi bật về tiểu thuyết cũng như hệ thống nhân vật, chú trọng ở hai nhân vật

chính là Don Quijote và Sancho Pansa. Chính những nhận định, những đóng
góp to lớn của các cơng trình ấy đã gợi mở, soi chiếu cho chúng tơi triển khai
đề tài “Hình tượng cặp đôi nhân vật Don Quijote và Sancho Pansa” với nỗ lực
nhận diện thêm về cặp đôi nhân vật độc đáo này, cũng như những giá trị tư
tưởng mà Cervantes muốn gửi gắm qua hai hình tượng ấy.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài
ba xứ Manche. Chúng tôi dựa vào bản dịch của dịch giả Trương đắc Vị (sách
đã dẫn ở trên). Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tìm hiểu thêm một số tác phẩm văn
học khác của thời Phục hưng để có thể có những đối sánh.

7


Do phạm vi của khố luận, chúng tơi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về hai
nhân vật Don Quijote và Sancho Pansa. Những vấn đề khác của tiểu thuyết,
nếu có điều kiện, chúng tơi sẽ tiếp tục tìm hiểu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ
yếu sau:
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
Phương pháp tổng hợp
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, khố luận của chúng tôi gồm ba
chương:
Chương 1. Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2. Don Quijote – Sancho Pansa trong cái nhìn đối sánh
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng cặp đôi nhân vật Don Quijote và Sancho Pansa
Và sau cùng là Tài liệu tham khảo.


8


Chƣơng 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thời đại Phục hƣng, văn học Phục hƣng, văn học Phục hƣng
Tây Ban Nha
1.1.1. Thời đại Phục hưng
Trong hai thế kỷ XV, XVI ở châu Âu đã dấy lên một cuộc vận động tư
tưởng và văn hóa mới rất mực hào hứng và quyết liệt, nó dấy lên thành một
phong trào lớn từ trước đến bây giờ loài ngưới chưa từng thấy. Đó chính là
thời đại Phục hưng.
Người Italia gọi phong trào này là Rennascota, tạm dịch là “phục hưng”
hay “tái sinh”. Nhưng vấn đề là ở chỗ “phục hưng” (hay “tái sinh”) cái gì?
Theo các nhà nghiên cứu Phục hưng là nhằm làm “sống lại” những giá trị
tốt đẹp của nền văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại. Vì thế trong suốt ba thế kỷ
XIV, XV, XVI, ở châu Âu có cả một phong trào đi tìm kiếm những di tích
của hai nền văn hóa ấy. Phong trào ấy đã từng có, nhưng nay bị Nhà thờ
Trung cổ và chế độ phong kiến cắt đứt. Vì thế, Phục hưng không chỉ là làm
sống lại những truyền thống cũ mà cịn phải thổi vào đó luồng sinh khí mới
của thời đại, xây dựng những con người mới có khát vọng, có khả năng và
triển vọng to lớn.
Cuộc vận động tư tưởng và văn hóa Phục hưng đã gặt hái được những
mùa hoa trái tốt đẹp, phong phú. Nó làm cho Tây Âu như bừng thức dậy sau
“đêm trường Trung cổ”; đưa những nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch
sử cận đại. Vì thế, văn hóa Phục hưng được thừa nhận là một trong những nền
văn hóa rực rỡ bậc nhất của trong lịch sử văn học.
Thời đại Phục hưng diễn ra trong hai thế kỉ XV, XVI ở Tây Âu. Đây là
thời kì quá độ từ Trung cổ phong kiến sang cận đại tư bản chủ nghĩa. Và thời

đại Phục hưng “là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài
9


người chưa từng thấy” (Engels). Bước ngoặt ấy diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, tư tưởng, khoa học kỹ thuật, văn học
nghệ thuật… Điều đó đã làm biến đổi một cách mạnh mẽ, sâu sắc đời sống
vật chất và tinh thần của xã hội Tây Âu. Qua đó chúng ta cũng thấy được tính
chất trì trệ, lạc hậu, lỗi thời của những thiết chế tinh thần và vật chất mà chế
độ phong kiến và nhà thờ Trung cổ mang lại. Bên cạnh đó nó cịn tạo nên một
đà phát triển mới cho các lĩnh vực nói trên khiến cho xã hội Tây Âu vào nửa
sau thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII thự sự đã mang một bộ mặt mới - khởi sắc,
phồn vinh, đầy khí thế.
Italia là một trong những trung tâm kinh tế lúc bấy giờ. Cơ sở ấy đã tạo
nên tiền đề cho phong trào Phục hưng phát triển ở đây sớm nhất, sau đó lan
tỏa sang các nước Tây Âu khác. Trong khi Anh, Pháp đang tham gia cuộc
chiến “Một trăm năm”, Tây Ban Nha vừa bước ra khỏi chiến tranh, tình hình
kinh tế tiêu điều, chính trị, xã hội bất ổn định, Italia lại giàu lên nhờ bn bán
vũ khí, len dạ cho các nước đang chiến tranh. Cho nên ở Italia sớm xuất hiện
các đơ thị, kéo theo đó là tầng lớp thị dân ngày càng đơng đảo. Đây là tầng
lớp có tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng đón nhận những luồng tư tưởng mới. Chính
họ đã khơi nguồn và là nơi khởi phát phong trào Phục hưng.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế địi hỏi cần tìm kiếm những thêm thị
trường. Các nước phương Tây nhanh chóng đi tìm những con đường giao
thông buôn bán mới. Đặc biệt, vào năm 1492, Côlômbô tìm ra châu Mỹ.
Trong Tun ngơn của Đảng cộng sản, Marx và Engels đã nói về ý nghĩa của
sự kiện đó như sau: “Việc tìm ra châu Mỹ và đường hàng hải quanh châu Phi
đã tạo ra cho giai cấp tư sản đang lên một môi trường hoạt động mới.” Sau sự
kiện đó, hàng loạt cuộc phát kiến địa lý khác ra đời.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp thì đây cũng là thời

kỳ phá sản của một bộ phận nông dân và thợ thủ công, họ buộc phải bán sức
lao động, trở thành những người làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp. Mâu
10


thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt. Vì thế, ở thời kỳ này, đã có một số cuộc khởi
nghĩa nơng dân ở Đức (1524 – 1525) và một số cuộc khởi nghĩa ở các nước
Tây Âu khác.
Đặc biệt thời đại Phục hưng còn được đánh dấu bằng một phong trào cải
cách tôn giáo rộng lớn, sôi động xưa nay chưa từng thấy chống lại nhà thờ và
giáo hội. Kết quả bước đầu là nền “độc tài tinh thần” của Giáo hội bị phá vỡ,
đại bộ phận các dân tộc Giécmanh đã bỏ thẳng Giáo hội để đi theo đạo Tin
lành…
Thời đại Phục hưng còn là thời đại của những bước tiến về khoa học kỹ
thuật. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm đảo lộn hẳn vũ trụ
quan và nhân sinh quan Trung cổ thần bí, giáng địn mạnh vào thần học.
Trong đó Cơpecnich với lý thuyết mới về thiên văn học đã làm nên một "cuộc
cách mạng trên trời tạo tiền đề cho những cuộc cách mạng dưới đất".
Nói tóm lại thời đại Phục hưng là một bước ngoặt vĩ đại, là một sự tiến
bộ vượt bậc so với những thế kỉ trước. Bước ngoặt ấy đã làm thay đổi mọi
phương diện trong xã hội Tây Âu. Chính trong bối cảnh đó văn học nghệ
thuật Phục hưng đã nở hoa, kết quả, một mùa hoa quả tốt đẹp hiếm có.
Như vậy việc tìm hiểu những nét cơ bản, khái quát về thời đại Phục hưng
ở trên sẽ là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi có một cái nhìn lịch sử - cụ thể
khi tiếp cận đề tài này.
1.1.2. Văn học Phục hưng
Nằm trong sự phát triển của phong trào văn hóa Phục hưng là sự phát
triển mạnh mẽ của nền văn học.
Nền văn học Phục hưng bắt đầu từ thế kỷ XIV, phát triển mạnh mẽ, rực
rỡ trong thế kỷ XVI. Hòa chung vào dòng chảy ấy, văn học Phục hưng Italia

phát triển với nhiều thành tựu độc đáo. Quê hương của phong trào văn nghệ
Phục hưng là vùng Bắc Italia, nơi nổi lên những quốc gia, đơ thị tự do và giàu
có. Trên cơ sở những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mới của đô thị đã làm
11


nảy sinh tầng lớp thị dân với đòi hỏi phải được tự do phát triển mọi khả năng,
và được thỏa mãn mọi ham muốn. Điều đó đã làm xuất hiện một luồng tư
tưởng mới, thế tục, chống lại ý thức hệ phong kiến và nhà thờ. Văn học Phục
hưng Italia ra đời trong hoàn cảnh ấy với đại diện tiêu biểu là Dante, cha đẻ
của tác phẩm Thần khúc. Tuy nhiên tác phẩm này còn mang nặng những tư
tưởng Trung cổ. Nhưng đóng góp lớn của tác phẩm này là nó đã lóe lên tư
tưởng mới của thời đại, đó là niềm tin vào con người, cái nhìn mới về giá trị
con người.
Văn học Phục hưng như một dòng chảy lan tỏa từ vùng này đến vùng
khác với rất nhiều đại diện. Chúng ta biết đến Bocaccio với tác phẩm Truyện
mười ngày. Chỉ trong vòng mười ngày, một trăm câu chuyện được kể với rất
nhiều chủ đề thú vị, hấp dẫn, với rất nhiều đề tài khác nhau đã thu hút rất
nhiều độc giả. Bocaccio đã từng hóm hỉnh nói rằng: Ông viết Truyện mười
ngày là để mua vui cho nữ giới vì đối với ơng phái đẹp và tình yêu là ý nghĩa
cuộc đời trần thế này. Truyện mười ngày toát lên tinh thần ham sống, yêu đời,
là sự khẳng định một nhân sinh quan mới mẻ. Nó chống lại quan điểm tôn
giáo cho rằng cuộc đời trần thế chỉ là tạm thời, rằng vật chất, thể xác là đáng
khinh bỉ. Nó vang lên giịn giã tiếng cười chế giễu, đả kích học thuật cũng
như nền luân lý, đạo đức phong kiến và nhà thờ.
Văn hóa Phục hưng nói chung, văn học Phục hưng nói riêng đã tạo nên
một thời đại huy hoàng, đặc biệt “một thời đại cần đến những con người
khổng lồ và đã đẻ ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về
nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt và nhiều hiểu biết sâu
rộng”.[5,119]

Bên cạnh những thành tựu rực rỡ của nền văn học Phục hưng Italia thì
văn học Phục hưng Pháp cũng đạt được nhiều thành tựu với một số đại diện
tiêu biểu trong đó nổi lên là Rabelais với bộ tiểu thuyết Gacgăngchuya và

12


Păngtagruyen -“một thế giới phức tạp, phong phú vô cùng, đa dạng vô
cùng”[3,150].
Nền văn học Phục hưng phát triển một cách rực rỡ và mạnh mẽ như thế
nhưng sẽ là thiếu sót lớn nếu chúng ta khơng kể đến nền văn học Phục hưng
Tây Ban Nha mà đỉnh cao là tác giả Cervantes với tiểu thuyết Don Quijote
nhà quý tộc tài ba xứ Manche.
Xét hoàn cảnh ra đời tác phẩm, ta có thể nhận thấy rõ những đóng góp
của Cervantes thật ý nghĩa.
Văn học Phục hưng phát triển mạnh mẽ qua nhiều giai đoạn và điểm kết
thúc ấn tượng của nó là ở nền văn học Anh với cây đại thụ Shakespeare - nhà
thơ, nhà soạn kịch thiên tài. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ
sộ. Người ta biết đến Shakespeare không chỉ là cây bút hài kịch hiếm có mà
cịn là một cây bút bi kịch kiệt xuất.
Văn học Phục hưng đã làm cho bức tranh thời đại trở nên đa diện hơn,
sinh động và phong phú hơn. Với những thành tựu độc đáo, đặc sắc ấy, văn
học Phục hưng đã tạo nên những giá trị to lớn mà cho đến giờ không một ai
có thể phủ nhận được. Một trong số đó là trào lưu nhân văn chủ nghĩa. Đây là
sản phẩm tinh thần của thời đại Phục hưng, thể hiện khát vọng muốn tự giải
phóng con người ra khỏi xiềng xích, trói buộc của phong kiến và nhà thờ
Trung cổ.
Như vậy hạt nhân cơ bản của chủ nghĩa nhân văn đó là con người và sự
phát hiện lại con người. Chủ nghĩa nhân văn xem con người là một sinh vật
đặc biệt, đòi hỏi mỗi con người phải trở thành một cá nhân, đồng thời con

người cũng là trung tâm của vũ trụ, là “kiểu mẫu và kích thước đo lường vạn
vật”. Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân văn đòi hỏi phải trả con người về với tự
nhiên: “thiên nhiên là mẹ của cái đẹp, tuân theo tự nhiên có cái đẹp, cái hài
hịa, phản tự nhiên có sự rối loạn, héo úa”. Chủ nghĩa nhân văn thời Phục
hưng lấy triết lý tự nhiên làm cơ sở tư tưởng để chống đối lại các thế lực
13


phong kiến, phản tự nhiên, gị bó con người. Tất cả những gì thuộc về quyền
tự nhiên, quyền tự do con người được chủ nghĩa nhân văn ca ngợi. Qua đó các
nhà nhân văn chủ nghĩa bộc lộ niềm tin vào tiềm lực, triển vọng về con người.
Nếu như văn học Trung cổ gần như mất hẳn tiếng cười thì đến thời Phục
hưng, văn học bừng bừng sinh khí. Tiếng cười có một ý nghĩa quan trọng
trong chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng trong đó có tiểu thuyết Don Quijote
nhà quý tộc tài ba xứ Manche của tác giả Cervantes.
Tinh thần dân tộc cũng là một biểu hiện quan trọng của chủ nghĩa nhân
văn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong sáng tác của Cervantes. Cervantes đã
nêu cao truyền thống dân tộc và tinh thần nhân đạo của đất nước Tây Ban
Nha. Ta có thể gặp điều này trong sáng tác của một số nhà văn khác nữa.
Như vậy, có thể nói văn học Phục hưng đã có những thành tựu to lớn xét
về phương diện nội dung, tư tưởng lẫn những cách tân to lớn về nghệ thuật.
Trong khơng khí chung ấy, Cervantes đã viết và đã thành công. Tiểu
thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche ra đời, cặp đôi nhân vật
Don Quijote và Sancho Pansa đã đi vào lịch sử văn học - độc đáo, hồn nhiên,
giàu ý nghĩa.
1.1.3. Văn học Phục hưng Tây Ban Nha
Trong thế kỷ XV, Tây Ban Nha thường xuyên bị những cuộc tranh đoạt
ngai vàng xâu xé, đất nước chưa thống nhất, nhiều vùng còn giữ nguyên luật
pháp riêng. Vì vậy cơng thương nghiệp Tây Ban Nha vẫn trì trệ hơn một số
nước Tây Âu cùng thời. Nhà nước Tây Ban Nha bộc lộ sự hạn chế về chính

sách đối nội cũng như đối ngoại, tiềm lực kinh tế, chính trị khơng ổn định…
Mặt khác nền qn chủ Tây Ban Nha gắn bó với lý tưởng đạo thiên chúa và
nung nấu một đầu óc cuồng tín đến mê muội. Kết quả là từ giữa thế kỷ XVI
kinh tế suy thối rõ rệt, tình trạng phá sản diễn ra ở mọi tầng lớp, tâm trạng
nhân dân ngày càng hoài nghi, bất mãn… Nhìn chung tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội suy thoái nghiêm trọng.
14


Điều đáng chú ý trong khi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội đang trên đà
suy thối thì văn học vẫn tiến lên để đạt tới đỉnh cao nhất của nó.
Phong trào văn nghệ Phục hưng Tây Ban Nha có thể chia làm hai giai
đoạn: Sơ kỳ và Phục hưng. Ở giai đoạn sơ kỳ thơ ca Tây Ban Nha chịu ảnh
hưởng thơ ca Italia, thơ ca Prôvăngxơ và thơ ca cổ đại. Sang giai đoạn sau,
thời kì Phục hưng nở rộ, thành tựu văn học phát triển phong phú và toàn diện.
Trong số ấy nổi bật vẫn là thơ ca, tiểu thuyết, kịch.
Cuốn tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn trong giai đoạn này là Don
Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche của Cervantes. Đó là một bước đột phá,
đánh dấu tài năng của Cervantes nói riêng và của cả nền văn học Phục hưng
Tây Ban Nha nói chung.
1.2. M.Cervantes và tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ
Manche
1.2.1. M.Cervantes (1547 – 1616)
Sự xuất hiện của thiên tài Cervantes không phải là hiện tượng ngẫu
nhiên, bất ngờ. Đó là sự hội tụ và kết tinh những truyền thống quý báu mà văn
học Tây Ban Nha nói chung và tiểu thuyết Tây Ban Nha nói riêng đến lúc bấy
giờ đã xây dựng được.
Cervantes trước khi làm nhà văn đã sống một cuộc sống thú vị, phong
phú. Chính cuộc sống phong phú, từng trải, giàu nghị lực đã chuẩn bị điều
kiện cho ông trở thành một thiên tài chói lọi. Ơng sinh ra trong một gia đình

q tộc nhỏ sa sút, sống chủ yếu bằng nghề thầy thuốc. Cuộc sống thời niên
thiếu của ông là quãng đời phiêu bạt hết nơi này sang nơi khác. Vì thế công
việc học hành của Cervantes cũng dở dang đứt đoạn nhưng bù lại ơng lại là
người thơng minh, có đầu óc quan sát, nhận xét tinh tế và đặc biệt là rất ham
mê đọc sách. Đó là những tiền đề hết sức thuận lợi cho sự nghiệp văn chương
sau này của ông.

15


Khơng dừng lại ở đó cuộc đời của Cervantes cịn là hang loạt những biến
động: Ông đã từng phục vụ giáo chủ Aquaviva ở Rôma, rồi gia nhập quân đội
Tây Ban Nha đồn trú trên đất Italia. Cervantes từng tham gia nhiều trận chiến
ở nhiều vùng đất khác nhau, ông đã từng nhiều lần bị thương, lại bắt giam ở
nhiều vùng đất khác nhau.
Sau này khi được chuộc ra khỏi nhà tù ơng hy vọng sẽ được triều đình
trọng dụng, tạo điều kiện cho mình sau những cống hiến, những đau khổ mà
ông đã từng gánh chịu. Nhưng thực tế lại ngược lại, đất nước, quê hương, gia
đình lại là những nguyên nhân sớm làm cho ông đau khổ. Cuộc sống gia đình
khốn cùng với đầy rẫy những mối lo toan. Sau khi bố mất, triều đình lại dửng
dưng quay lưng lại với Cervantes, cuối cùng ông lại trở về cuộc đời của một
anh lính. Khơng lâu sau đó ơng lại từ bỏ quân đội, chán ngán quay trở về lập
gia đình. Khó khăn lại thêm chồng chất. Chính trong thời gian này, Cervantes
đã sáng tác rất nhiều truyện ngắn, kiếm tiền trang trải, ni sống gia đình.
Đây cũng là thời gian ra đời cuốn tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba
xứ Manche.
Cervantes kết thúc cuộc đời đầy khổ đau, lận đận nhưng cũng hết sức
độc đáo vào ngày 23/4/1616 tại Mađrit, khi ơng 69 tuổi.
Tìm hiểu về tác giả Cervantes sẽ là cơ sở cung cấp thêm nhiều tư liệu để
chúng tơi có thể xem xét tác phẩm Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche

và đặc biệt là hình tượng cặp đơi Don Quijote và Sancho Pansa một cách thấu
đáo, đầy đủ.
1.2.2. Tiểu thuyết Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche
Cuốn tiểu thuyết này được xem là “đỉnh cao chói lọi” nhất trong sự
nghiệp sáng tác của Cervantes. Nó đã làm cho tên tuổi của ông bất tử.
Năm 1605, tác phẩm này ra đời nó đã chinh phục được dư luận trong và
ngồi nước. Ngay sau đó nó đã được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ
tiếng, được giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn 400 năm, vượt qua
16


sự đào thải của thời gian Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche, vẫn
giành được sự hâm mộ rộng khắp và được công nhận là một trong những tác
phẩm lớn của nhân loại. Năm 1795, đại văn hào Đức, Gớt viết cho nhà thơ
Silơ: “Tơi đã tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết của Cervantes cả một kho tang
thú vị và bổ ích”. Pho truyện này đã đi vào quần chúng, trong những ngày
hội, cuộc vui ở Tây Ban Nha và ở những nước châu Âu khác người ta thường
thấy xuất hiện hiệp sĩ Don Quijote và giám mã Sancho Pansa hệt như trong
truyện.
Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche là cuốn tiểu thuyết cận đại
đầu tiên của Tây Ban Nha viết theo hướng hiện thực phê phán. Đây là một
đóng góp to lớn mà cuốn tiểu thuyết này mang lại cho lịch sử văn học Tây
Ban Nha. Sự ra đời của tiểu thuyết này đã thu hút được nhiều sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. “Chúng ta sẽ không quá lời khi khẳng định rằng cho tới
nay chỉ có hai cuốn tiểu thuyết đó là cuốn Don Quijote của Cervantes và
cuốn Vinhenmaixtơ của Gớt” (Sile). Còn Sơlêgơn, nhà văn người Đức lại
đánh giá đây là “tác phẩm có một khơng hai trong loại của nó, mở đầu cho
tiểu thuyết cận đại”.
Tiểu thuyết gồm hai tập được sáng tác trong hai chặng. Tập đầu tiên ra
đời năm 1605, khi ra đời nó đã gây được tiếng vang lớn. Và đến năm 1614, ở

Taragona bỗng xuất hiện tập hai của cuốn tiểu thuyết này nhưng không phải
là của Cervantes mà là một sự mạo danh. Một năm sau đó, 1615, Cervantes
nhanh chóng xuất bản phần thứ hai của cuốn tiểu thuyết. Qua lời phần mở
đầu, ông đã vạch mặt kẻ cướp đoạt văn chương và sự giả dối của kẻ đó đã tạo
nên.
Tồn bộ số tiểu thuyết là một bức tranh sinh động về xã hội Tây Ban Nha
với những màu sắc thật của địa phương, của thời đại. Cervantes đã từng nói,
ơng muốn “nhại” lại tiểu thuyết hiệp sĩ, và "tác phẩm của ông từ đầu đến cuối
là một lời thóa mạ dài” tiểu thuyết hiệp sĩ. Lúc này, tiểu thuyết hiệp sĩ tràn
17


ngập thị trường sách vở Tây Ban Nha cũng như một số nước Tây Âu khác gây
ra nhiều tác hại đáng phẫn nộ và lo lắng. "Những người say mê loại sách đó
thì mất cơng bỏ việc, hao tốn tiền của vì nó. Đọc loại sách mơ tả những
chuyện rung rợn, hoang đường, phi lý này có nguy cơ làm cho thị hiếu thẩm
mỹ, trí tưởng tượng bị méo mó, lệch lạc. Ấy là chưa kể đến lối sống giang hồ,
phóng đãng mà nó truyền bá thực sự là một lối sống có hại cho trật tự và an
ninh xã hội" [3,179].
Vì vậy tác phẩm khơng chỉ là tiếng cười chế giễu vào những cái lỗi thời,
lạc hậu mà với tư cách là tiểu thuyết hiện thực, nó cịn mở rộng cho người đọc
những chân trời mới về con người và cuộc sống. Điều đặc sắc là Cervantes đã
đưa vào tác phẩm trên hai trăm nhân vật thuộc đủ lứa tuổi, tầng lớp: từ lão
chủ quán “giảo quyệt” đến những cô gái trong quán trọ “nom cũng chẳng phải
thiện nhân”; từ chàng sinh viên Grixotomo si tình đến cơ Maraxela xinh đẹp
và yêu tự do; từ lão lái la độc ác đến tên chủ trại tham lam; đó cịn là những
cha xứ, bác phó cạo, bà quản gia, ơng thầy tu, đội cảnh sát, đám phạm nhân;
đó cịn là một loạt vương tôn công tử… Những con người ấy thật đông đúc,
đủ mọi thành phần nhưng ấn tượng nhất là hai nhân vật chính: anh chàng quý
tộc nghèo Don Quijote và bác giám mã Sancho Pansa - một thợ cày chính

cống.
Câu chuyện xoay quanh ba cuộc phiêu lưu của Don Quijote với những
câu chuyện hài hước, nực cười. Liên tiếp những trận đánh, những tưởng
tượng hết sức phong phú của Don Quijote và kéo theo đó là những chuỗi thất
bại liên tiếp để đến lúc người nhà bèn phải dùng mưu cho Don Quijote vào
cũi để lên xe bò đưa về nhà.
Tác phẩm Don Quijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche trở thành kiệt tác
khơng chỉ bởi đó “lời thóa mạ dài đối với tiểu thuyết hiệp sĩ” mà còn bởi nội
dung sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, lỗi kể chuyện hài hước,
bất ngờ, hấp dẫn, thấm đượm tư tưởng nhân văn, tiến bộ về con người, xã hội
18


mà khơng phải nhà văn nào cùng thời cũng có được. Và trong khi “nhại” lại
tiểu thuyết hiệp sĩ, cống hiến to lớn của Cervantes là ông đã vượt qua khn
khổ của nó, hướng tới chủ nghĩa nhân văn cao đẹp của thời đại Phục hưng.
1.3. Kiểu hình tƣợng “cặp nhân vật’’ trong văn học
1.3.1 Cơ sở kiểu hình tượng „‟cặp nhân vật‟‟ trong văn học
Trong cuộc sống bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng đều được nhìn nhận
ở nhiều khía cạnh, trong nhiều mối quan hệ. Xét ở một góc độ nào đấy, đây
cũng là biểu hiện của nguyên lí về sự phổ biến trong triết học. Qua việc
nghiên cứu nguyên lý này, chúng ta nhận thấy được mối liên hệ, sự tác động
qua lại,chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng….Vì thế
trong hoạt động nhận thức và trong thực tiễn con người luôn phải tơn trọng
quan điểm tồn diện, tránh cách so sánh phiến diện, lệch lạc.
Trong chuỗi phân tích ấy, việc xuất hiện kiểu hình tượng cặp nhân vật
trong văn học là có cơ sở. Có một điều rất dễ nhận thấy là trong đời sống
chúng ta khơng có một ai là hồn thiện, hồn mĩ. Vì vậy khi đi vào văn học
các nhà văn cũng không xây dựng các nhân vật có tính cách tồn vẹn, hồn
tất. Nhân vật khơng tồn tại độc lập mà buộc phải gắn với các nhân vật

khác.Cho nên các nhân vật thường tồn tại song hành, có khi đối lập, tương
phản, có khi lại bổ sung, hồn thiện nhau.
Như vậy kiểu hình tượng cặp nhân vật trong văn học là một cách thức
tổ chức nhân vật quan trọng, có vai trị to lớn trong việc thể hiện chủ đề tư
tưởng của tác phẩm đồng thời qua đó cũng thể hiện được tài năng sáng tác của
nhà văn.
1.3.2 Các “cặp nhân vật” văn học tiêu biểu
Trong văn học từ trước đến nay, từ văn học Việt Nam đến văn học thế
giới, đã xuất hiện rất nhiều “cặp nhân vật”.
Trong văn học dân gian Việt Nam, hình tượng các “cặp nhân vật” xuất
hiện phổ biến. Chúng ta cũng biết rằng bên cạnh cô Tấm thảo hiền tốt bụng
19


thật thà là một cô Cám vừa độc ác, bất nhân, bất chấp tất cả thủ đoạn nhằm
đạt được mục đích của bản thân mình. Hay bên cạnh chàng Thạch Sanh hiền
lành chăm chỉ, thật thà hết lòng yêu thương con người là gã Lí Thơng gian tà,
lừa lọc, chỉ biết lợi ích của mình mà dẫm đạp lên cả lẽ phải, cơng lí…Như vậy
từ thời xa xưa, con người đã ln có ý thức nhìn nhận sự vật, hiện tượng trên
nhiều bình diện.
Ở nhiều tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung Quốc, chúng ta cũng
bắt gặp rất nhiều kiểu hình tượng “cặp nhân vật”. Trong Tam quốc diễn nghĩa,
bên cạnh Lưu Bị “tuyệt nhân” là một Tào Tháo “tuyệt gian”. Cặp nhân vật này
trái ngược nhau nhưng lại chung một mục đích bình định thiên hạ Trong một
tương quan khác, chúng ta lại nhìn nhận Lưu Bị trong quan hệ “cặp ba” nhân
vật: Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi. Lưu Bị là một người luôn dùng
“chữ nhân” để trị, Quan Công là một dũng tướng nổi trội với chữ “nghĩa” cịn
võ tướng Trương Phi tính nóng như lửa nhưng cũng dốc lịng tình anh em, bạn
bè... Chính những điểm khác biệt và gặp gỡ này đã tạo cho hình tượng ba anh
em “kết nghĩa vườn đào” một sức sống lớn trong lòng độc giả.

Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân cũng vậy. Ở đây không phải là cặp
đôi, cặp ba nữa mà tác giả đã được nâng lên thành kiểu nhân vật “cặp bốn”:
Đường Tăng, Tôn Ngộ Không,Trư Bát Giới và Sa Tăng.
Trong văn học Đức thế kỉ Ánh sáng, có một cặp đơi cũng rất ấn tượng
trong một sáng tác của Goethe, đó là Faust và quỷ Mephisto (Faust). Hai hình
tượng này là niểu hiện cho vấn đề bản thể nhị nguyên trong triết học. Trong
mỗi người, vừa có phần của Faust, vừa có phần của Quỷ. Nhưng cái nhìn
nhân đạo của Goethe là là ở sự nỗ lực vươn lên trong hành trình nhận thức
của con người.
Như vậy,có thể thấy, trong lịch sử văn học, kiểu hình tượng “cặp nhân
vật” khơng có gì mới lạ. Đó là kiểu tổ chức thế giới nhân vật của nhà văn
nhằm những mục đích khác nhau. Có nhân vật cặp đơi, cặp ba,cặp bốn 20


×