Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tìm hiểu một số di tích lịch sử, văn hóa ở huyện thiệu hóa thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.41 KB, 93 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiệu Hóa, vùng đất cổ, một địa danh nổi tiếng của Thanh Hóa nói
riêng và Việt Nam nói chung. Thiệu Hóa, có sơng Chu- núi Đọ, nơi cách
đây khoảng 30- 40 vạn năm đã có con người cư trú, đồng thời đây cũng là
địa bàn sinh sống lâu đời của cư dân Việt cổ thuộc nền văn hóa Đơng Sơn.
Trong suốt q trình hình thành và phát triển cùng với lịch sử quốc
gia dân tộc, bằng đấu tranh, lao động và sáng tạo, con người nơi đây đã
phải đổ mồ hôi công sức kể cả xương máu và nước mắt để tạo dựng nên
mảnh đất khơng ít kì tích này. Vì vậy khi nhắc đến đại danh Thiệu Hóa
người ta khơng chỉ biết đến nơi đây là một vùng đất cổ có lịch sử phát triển
lâu đời, có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa mà cịn là vùng đất “địa linh
nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết bao anh hùng, danh nhân văn hóa của
dân tộc, tiêu biểu như: Dương Đình Nghệ, Đinh Lễ, Lê Văn Hưu, Nguyễn
Quán Nho, …
Trên nền bức tranh lịch sử đầy biến động, hòa cùng với sự phong
phú cả về đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây, thì những
cơng trình kiến trúc như đình, đền, chùa, … là khơng thể thiếu được.
Những cơng trình này khơng chỉ được các triều đại phong kiến suy tôn mà
ngay cả trong thôn cùng ngõ hẻm, từng người dân đều muốn được lập lên
để thờ phụng để đáp ứng nhu cầu trong đời sống tâm linh của mình.
Các di tích lịch sử và văn hóa như: đền, đình, chùa, miếu, … là một
phần nhỏ trong di sản văn hóa do nhân dân sáng tạo ra, là biểu hiện sinh
động trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương
lai. Đó không chỉ là những “pho sử lộ thiên” các công trình kiến trúc này
cịn hội tụ trong mình tất cả các giá trị văn hóa nghệ thuật, kinh tế du lich,

1


văn hóa tâm linh và cố kết cộng đồng. Bởi vậy, chúng ta- những thế hệ trực


tiếp được thừa hưởng những giá trị đó cần phải có những hiểu biết về sự
tồn tại cũng như vị trị, ý nghĩa của các cơng trình kiến trúc này để bên cạnh
sự tơn kính, tự hào cịn phải ý thức được trách nhiệm khi đứng trước một
ngơi đền, ngơi đình, hay một ngơi chùa.
Huyện Thiệu Hố là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn
hoá hàng ngàn năm. Trong khoảng thời gian ấy, có biết bao đổi thay thăng
trầm của thời cuộc cho nên thật khó để xác định có bao nhiêu ngơi đền,
đình, chùa…. đã được xây dựng và từng tồn tại. Nếu m i ngơi đình, đền,
chùa,… này đều có một bản ghi thuật tóm tắt để giới thiệu về m t niên đại
và sự kiện liên quan đến việc hưng tạo, trùng tu, đ c điểm kiến trúc, điêu
khắc, hành trạng sự tích của các đối tượng được thờ cúng, tiểu sử các vị sư
trụ trì cùng với những lễ hội, lễ tục, truyền thuyết, phong tục dân gian liên
quan, thì điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm công tác
quản lý di tích, m t khác cũng đáp ứng được nhu cầu của những người
quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu các di tích lịch sử- văn hố ở địa phương.
Từ những lí do như trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu một
số di tích lịch sử- văn hóa ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm khóa
luận tốt nghiệp đại học, với mong muốn tìm hiểu thêm về vùng đất “địa
linh nhân kiệt” này cũng như nguồn gốc hình thành, kiến trúc và lễ hội ở
một số di tích lịch sử- văn hóa ở trên địa bàn huyện nhà.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đây là một đề tài khơng cịn mới mẻ, vấn đề này đã được đề cập ở
nhiều cơng trình nghiên cứu trước đó dưới những khía cạnh khác nhau.
Trước hết, với tác phẩm “Khoả sát văn hoá truyền thống Thiệu
Hoá’’ NXB Văn hoá dân tộc, năm 2003, tác giả Tạ Quang đã có cái nhìn

2


khái quát về văn hoá truyền thống của huyện Thiệu Hoá trên nhiều lĩnh

vực.
Trong tác phẩm “Tể tướng Vãn Hà ’’, NXB Thanh Hoá, năm 1995,
tác giả Lê Bá Chức đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ về cuộc đời, sự
nghiệp của nhân vật Nguyễn Quán Nho cũng như những nét khái quát ban
đầu về đền thờ và lăng mộ của ơng.
Trong cuốn “Thanh Hố di tích và danh thắng’’ (Tập 3), NXB
Thanh Hoá, năm 2004, đã đề cập đến qui mô, kiến trúc của chùa Vồm.
Bên cạnh những tác phẩm kể trên, những di tích lịch sử- văn hố ở
huyện Thiệu Hố cịn được đề cập tản mạn trong một số cơng trình nghiên
cứu khác và trong các bài viết ở tạp chí, bài viết tay của nhiều người làm
cơng tác quản lý di tích lịch sử- văn hoá ở các xã, Thị trấn trên địa bàn
huyện.
Tuy nhiên những tác phẩm trên mới chỉ đề cập đến một phần của di
tích, như cuốn “Khảo sát văn hố truyền thống Thiệu Hoá’’ phần lớn đi
vào sưu tầm các giá trị văn hố dân gian (truyện kể, phương ngơn, tục ngữ,
ca dao, trò diễn…), hay cuốn “Tể tướng Vãn Hà” chỉ mới đề cập đến thân
thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật Nguyễn Quán Nho và đôi nét khái
quát về đền thờ, lăng mộ của ông và cuốn “Thanh hố di tích danh thắng”
cũng chỉ mới đề cập đến quy mơ, kiến trúc của chùa Vồm. Riêng về ngơi
đình Thanh Dương mới chỉ có một số nhà làm cơng tác quản lý di tích văn
hố ở thơn, xã đề cập một cách sơ sài. M c dù vậy, những tư liệu nghiên
cứu này đã giúp tôi tiếp cận và là cơ sở để giải quyết những vấn đề mà đề
tài đ t ra.

3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài “Tìm hiểu một số di tích lịch sử- văn hoá ở huyện Thiệu

Hoá, tỉnh Thanh Hoá”, nhằm trình bày một cách có hệ thống về chùa Vồm,
đền thờ và lăng mộ Nguyễn Quán Nho, đình làng Thanh Dương để phần
nào hiểu hơn vùng đất và con người Thiệu Hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu trên của đề tài, khoá luận trước tiên đề cập khái quát
điều kiện tự nhiên, dân cư, truyền thống lịch sử- văn hoá của huyện Thiệu
Hoá. Trọng tâm nghiên cứu của khố luận tìm hiểu về nguồn gốc xây dựng,
nhân vật được thờ tự, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, hệ thống thờ tự, các
hoạt động lễ hội của chùa vồm, đền thờ và lăng mộ Nguyễn Quán Nho,
đình làng Thanh Dương, qua đó để thấy được giá trị của các di tích lịch sửvăn hóa này cũng như cơng tác bảo vệ, trùng tu, tơn tạo của chính quyền
các cấp.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.Tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu nhiều
tài liệu có liên quan cùng với thực tế điền dã nhằm tiếp cận các di tích cũng
như thu tập nguồn tư liệu từ trong dân gian, qua đó để đối chiếu với các
nguồn tài liệu đã có, m t khác để tìm hiểu thêm những đ c điểm mới của di
tích.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngồi phương pháp chung là phương pháp duy vật lịch sử, để hồn
thành đề tài này tơi cịn kết hợp với nhiều phương pháp khác như: điền dã
thực tế, tổng hợp, thống kê, so sánh lịch sử, phương pháp liên ngành.

4


5. Đóng góp của đề tài
Từ trước đến nay vấn đề tìn hiểu các di tích ở Thiệu Hóa chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống. Do vậy tơi chọn đề tài này với mong
muốn đóng góp một số ý chính sau:

- Bước đầu trên sơ sở nguồn tài liệu thu thập được, xử lý và trình bày
có hệ thống góp phần phục dựng lại bức tranh tồn cảnh về các di tích lịch
sư- văn hóa ở Thiệu Hóa nói chung và của chùa Vồm, đền thờ và lăng mộ
Nguyễn Quán Nho, đình làng Thanh Dương.
- Nêu bật giá trị cũng như hiện trạng và mạnh dạn đề suất một số ý
kiến về công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích
lịch sử- văn hóa ở Thiệu Hóa.
- Hi vọng khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ hiệu quả cho
việc tìm hiểu, bảo vệ các di tích lịch sử- văn hóa ở Thiệu Hóa cũng như
cơng tác giảng dạy về lịch sử địa phương.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của khóa luận được trình bày qua ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về huyện Thiệu Hóa- Thanh Hóa
Chương 2: Một số di tích lịch, sử văn hóa ở huyện Thiệu Hóa- Thanh
Hóa
Chương 3: Lễ hội truyền thống và các giá trị văn hóa

5


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THIỆU HÓA- THANH HĨA
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Đối sánh trên bản đồ huyện Thiệu Hoá đương đại và sử cũ cịn lưu
lại, thì vùng đất Thiệu Hóa ngày nay vốn là thổ địa của huyện Thụy
Nguyên thuộc phủ Thiệu Hóa xưa kia. Thụy Nguyên trước kia vốn là vùng
đất có vị trí “ Đơng Tây cách nhau 89 d m, Nam Bắc cách nhau 114 d m,

phía Đơng đến địa giới huyện Hoằng Hóa 14 d m, phía Tây đến địa giới
châu Lang Chánh 75 d m, phía Nam đến địa giới huyện Lôi Dương và
Đông Sơn 1 d m, phía Bắc đến địa giới huyện Yên Định 9 d m”. [18; 250]
Trong Địa chí Thanh Hóa “ Thiệu Hóa được xác định có vị trí địa lý
nằm dọc theo tỉnh lộ 22 từ tỉnh lỵ qua cầu Thiệu Hóa đến Thị trấn Vạn Hà
là huyện lỵ Thiệu Hóa, cách tỉnh lỵ khoảng 18 km. Địa phận huyện Thiệu
Hóa trải dọc hai triền sơng Chu từ giáp huyện Thọ Xuân tới giáp Ngã Ba
Đầu (Thiệu Dương) dài trên 20 km, triền sông với những bãi ngô, dâu …
màu mỡ”. [23; 428]
Trên thực tế Thiệu Hóa là một huyện nằm ở trung tâm các huyện
đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc tiếp giáp với huyện n Định,
phía Tây giáp với hai huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân, phía Đơng giáp huyện
Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa. Vị trí thuận lợi như vậy sẽ tạo điều
kiện cho Thiệu Hóa phát triển và giao lưu kinh tế- văn hóa với các vùng lân
cận trong tỉnh Thanh Hóa.

6


1.1.2. Địa hình
Đối với quá trình định cư lâu dài của con người thì địa hình, đất đai
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự ổn định và phát
triển của mọi cộng đồng dân cư.
Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, khơng q phức tạp,
đại đa số các xã đều là đồng bằng, ít ho c khơng có đồi núi. Là một bộ
phận của đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng Thiệu Hóa được cấu tạo bởi
phù sa hiện đại trải dài trên bề rộng nghiêng dần về phía Đơng Nam, các rìa
phía Bắc và Tây Bắc là các dải đất cao từ 8m tới 15m được cấu tạo bằng
phù sa cổ.
Trong cái bằng phẳng như rất nhiều khu vực xung quanh ta còn bắt

g p những khoảng đồi núi sót như núi Bằng Trình (còn gọi là núi VồmThiệu Khánh), núi Đọ (còn gọi là núi Tràn- Thiệu Vân), núi Nng (cịn
gọi là núi Khuyển Ngọa Sơn- núi chó nằm), núi Là (Thiệu Tiến), núi Mấu
(hai ngọn núi đá gần nhau thuộc Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Thành,
Thiệu Tiến) hầu hết đều có độ cao trung bình từ 150 tới 200m được cấu tạo
từ đá phun trào, đá vôi, cát kết và đá phiến.
Sự xuất hiện của đồi núi cùng địa hình dốc nghiêng đã tạo ra sự
thuận lợi trong các việc xây dựng những cơng trình thủy nơng tự chảy ho c
làm cho nước tự tiêu rút.
Bên cạnh đó, do q trình hình thành phải trải qua thời gian dài nâng
lên ho c lún xuống, phù sa sông Mã và sông Chu không bồi đắp lập nên địa
hình Thiệu Hóa có cả những vùng thấp, trũng. Trải qua hàng ngàn năm
nhân dân Thiệu Hóa đã bỏ ra biết bao cơng sức để tạo nên hàng trăm km đê
đại hà, đê quai, đê con trạch dọc theo các triền sông, hệ thống đê này đã
hạn chế phần nào tác hại do lũ lụt gây ra, nhưng nó cũng đã góp phần ngăn

7


cản quá trình bồi tụ phù sa cho các vùng thấp trũng, để đến nay vẫn còn tới
3000 ha đất trũng thấp dễ bị mất trắng trước mưa bão thuộc các xã Thiệu
Duy, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp, Thiệu Quang, Thiệu Giang, Thiệu Nguyên
và một số vùng cục bộ rải rác ở các xã hữu ngạn sông Chu, xấp xỉ 100
ha.[1; 22- 23]
Trừ một vài khu vực ở Thiệu Hợp và Thiệu Khánh, khi con sơng
Chu chỉ cịn 3 km nữa thì g p sơng Mã, đã phải chảy xun qua một khối
đá vơi biến tính cnf ở nhiều khu vực khác các sơng Mã, sơng Chu, sơng
Cầu Chày đổi dịng liên tục, để lại nhiều đoạn sông chết ngoèo lâu dần
thành các hồ bán nguyệt ho c vành khăn. Ở phía ngồi đê nhiều dãy phù sa
màu mỡ được bồi đắp, có khi cịn nhơ cao hơn cả đất ở phía nội đồng, chỉ
bị ngập lụt khi có lũ lớn.

M c dù cịn nhiều bất cập như: địa hình có độ dốc cao lại bị chia cắt
bởi các đồi núi thấp, sơng ngịi…nhưng nhìn chung m t bằng của huyện
Thiệu Hóa mang tính đồng nhất, là một vùng đồng bằng thuận lợi cho việc
hình thành các vùng chuyên canh cây lúa có diện tích tương đối lớn của
tỉnh Thanh.
1.1.3. Đất đai
Thiệu Hóa là huyện đồng bằng có đủ các loại đất như phù sa cổ, phù
sa mới bồi đắp, đất cát, đất sét. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh người ta
chia chúng làm 2 hệ chính:
- Đất phù sa hình thành trên trầm tích khơng bồi tụ hằng năm.
- Đất feralit phát triển trên địa hình đồi núi.
Theo số liệu thống kê hiện nay, “tổng quỹ đất toàn huyện quản lý sử
dụng là 17547,52 ha, trong đó đã sử dụng 14842,83 ha bằng 84,6% tổng
diện tích tự nhiên tồn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng là 2704,64 ha,

8


bằng 15,4% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích sơng suối chiếm 1702,84 ha
bằng 10% diện tích tự nhiên”. [19; 1]
Trong số diện tích đất đã được đưa vào sử dụng được phân thành các
nhóm, cụ thể như sau:
Đất nơng nghiệp 11045,06 ha chiếm 62,94% tổng diện tích đất tự
nhiên.
Đất lâm nghiệp 130,70 ha chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên.
Đất chuyên dùng 2644,28 ha chiếm 15.4% diện tích đất tự nhiên.
Đất ở 968,73 ha chiếm 5,6% ha điện tích đất tự nhiên.[19; 1]
Tóm lại đất đai của huyện Thiệu Hóa chủ yếu là nhóm đất phù sa có
đ c tính lý hóa tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài
cây trồng đ c biệt là cây lúa và cây hoa màu- Thiệu Hóa là vựa lúa số 1, số

2 của xứ Thanh.
1.1.4. Khí hậu
Huyện thiệu hóa nằm ở vùng khí hậu đồng bằng, theo phân vùng của
khí hậu tỉnh Thanh Hóa, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt cao
với hai mùa chính: mùa hè và mùa lạnh.
Mùa hè: khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Mùa này khí hậu có bốn hiện tượng đan
xen nhau và sự mạnh yếu của từng thời kỳ khác nhau đó gió lào- nóng, hạn
hán, giơng bão và lụt lội.
Nhiệt độ trung bình mùa nóng thường là 280C, ngày nóng lên tới
350C đến 370C. Vào những ngày này buổi chiều thường có gió Tây, gió
xốy và mang theo mưa rào giúp cho vụ chiêm phát triển. Thời kỳ gió Tây
xuất hiện từ tháng 3 âm lịch đến tháng 5 chậm nhất là đầu tháng 6. Cùng
thời gian này thường xuất hiện gió Tây Nam nhiệt độ lên tới 380C – 390C.
Tổng số giờ nắng trong năm là 1658 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là

9


tháng 7 (217 giờ) tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 2 (49giờ), số ngày
trung bình khơng có nắng trong năm là 83,5 ngày, cơ bản có lợi cho vật
nuôi và cây trồng nhưng thiên tai nhất là bão lụt và khô hạn luôn là mối đê
dọa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Chỉ cần có
lượng mưa từ 200- 300mm là đủ gây úng lụt cho 1/3 diện tích tồn huyện.
Mùa lạnh: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Đầu mùa có các
trận gió mùa Đơng Bắcc xuất hiện nên thường kèm theo các trận mưa to
gió lớn, vào tháng 10 có gió lạnh heo khơ. Nhiệt độ trung bình trên dưới
16oC. vào mùa rét nhiệt độ mới giảm thấp có khi khoảng 70C- 80C trong
những đợt rét đậm, vẫn xuất hiện các ngày nắng ấm.
Nhận xét khí hậu của khu vực, “ Đại Nam nhất thống chí” đã viết

như sau: “ Tháng giêng và tháng hai, gió Đơng Bắc, khí trời hơi lạnh; tháng
3 và tháng 4 gió Đơng Nam, khí nóng bắt đầu riêng tháng 5 và tháng 6, gió
nồm thổi mạnh, phần nhiều nóng nực, tháng 7 và tháng 8 thường có gió
Tây Nam; thỉnh thoảng mưa rào ho c mưa lũ, ho c có bão lớn; khoảng thu
sang đơng, sau khi sấm chớp thường có gió lạnh ho c mưa dầm, lại hay có
bão nhỏ (tục ngữ nói: “Tháng chín bão rươi, tháng mười bão cá” ), tháng 11
và 12 gió bắc, trời rét; cuối tiết đại hàn, khí trời đã sang xuân, sấm bắt đầu
dậy”. [18; 242].
1.1.5. Sơng ngịi
Thiệu Hóa là một trong những huyện ở xứ Thanh có hệ thống sơng
ngịi phong phú và đa dạng bao gồm cả sông tự nhiên và sông nhân tạo
(sông đào ). Lớn nhất là sông Mã và sơng Chu, đây là hai con sơng đóng
vai trị quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của cư dân Thanh
Hóa nói chung và Thiệu Hóa nói riêng.
Sơng Mã hay cịn gọi là sơng Tất Mã ho c sơng Lễ, phát ngun từ
vùng Tây Bắc có chiều dài 522 km, trong đó có 245 km chạy qua Thanh

10


Hóa. Sơng vượt qua nhiều vùng rừng núi có địa hình phức tạp, nguồn nước
nhiều, tốc độ dịng chảy cao, diện tích lưu vực tới 9000km2. Khi vào tới địa
bàn Thiệu Hóa, sơng Mã chảy trên một dạng địa hình m t bằng chiếm ưu
thế, độ cao tương đối không lớn, độ chia cắt rất yếu vì điều kiện cơ bản là
địa hình Thiệu Hóa vốn là một bình ngun cũ mới được nâng lên. Thêm
vào đó là lượng mưa ở đây giảm đi nhiều so vớii vùng thượng lưu. Hai đ c
điểm này khiến cho mạng lưới sơng ngịi kém phát triển tại lưu vực sông
Mã.
Sông Chu là con sông lớn thứ hai của xứ Thanh, bắt nguồn từ Sầm
Nưa (Lào) ở độ cao 1000m, chảy vào Thanh Hóa ở huyện Thường Xuân,

chảy qua các huyện Thọ xuân, Thiệu Hóa rồi nhập vào sơng Mã ở Ngã Ba
Đầu (làng Giàng, xã Thiệu Khánh). Diện tích lưu vực cũng tới 3000km2 và
mật độ sông suối cũng tăng hơn nhờ băng qua khu vực mưa nhiều. Lượng
nước sông Chu chiếm khoảng 1/4 nước sông Mã. Nước lũ trên sông Chu
cũng xảy ra khá mạnh. Trên các phụ lưu chính nơi điạ hình mới được nâng
cao, mưa nhiều và chảy trên những vùng phiến Nam, ít thấm nước. Vì vậy
đê sơng Chu bắt đầu từ phía trên Thọ Xuân nhưng chỉ đắp bên hữu ngạn.
Từ Thọ Xuân trở xuống, đê đắp cả hai bên.
Sông Mã và sông Chu đã tạo nên vùng châu thổ và bãi bồi ven sông
rộng lớn, tạo ra vùng sản xuát nông nghiệp chủ yếu ở địa phương.
Con sông quan trọng thứ 3 của vùng là sông Cầu Chày dài 87,5 km,
tuy là con sông nhỏ nhưng trong q trình vận động của mình, sơng Cầu
Chầy cũng làm tròn sứ mệnh khi cung cấp một lượng phù sa nhỏ cho vùng
đất của nhiều xã phía tả ngạn sơng Chu huyện Thiệu Hóa. Là một sơng nhỏ
ở đồng bằng nhưng vì nằm ở trung tâm mưa lớn gần Lang Chánh nên lũ rất
mạnh. Trong khi đó lịng sơng lại hẹp, cửa sông bị nước sông Mã ứ đọng

11


cho nên dễ sinh ra úng lụt, sông Cầu Chày xưa nổi tiếng là có nhiều chướng
khí nên dân gian có câu:
“ Cầu Chày chó lội đứt đi
Ngựa lội đứt vó trơi xi Vực Vàng”
Trên địa phận Thiệu Hóa cịn có hai sơng nhỏ nữa đó là sơng Dừa
bắt nguồn từ Như Xuân chảy dọc phía nam của huyện Thiệu Hóa và sơng
Mậu Khê xuất phát từ núi Vạc (Thiệu Ngọc ), chảy qua cầu Kịt (Thiệu
Long ) đổ vào sơng Chu ở cống Chấn Long (cịn gọi là cống Nạp- Thiệu
Hợp). Nước của các sơng này đều có độ khống nhỏ, hàm lượng hữu cơ
thấp, nghèo phù sa, ít biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, đó lại là những tài

sản vô cùng quý giá, làm thỏa mãn về nước sinh hoạt và đáp ứng những đòi
hỏi về tưới tiêu cho sản xuất nơng nghiệp.
Bên cạnh đó ở Thiệu Hóa cịn có cả hệ thống sơng Đào: “Năm 1983
khi vua Lê Đại Hành đi đánh nước Chiêm qua núi Đồng Cổ đến sơng Bà
Hịa, đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng
to khó đi lại, mới sai người đào đường kênh, đến đáy sông, thuyền bè đi lại
đều được thuận lợi” [13; 169]. Do vậy, con sông đào này được gọi luôn là
con sông nhà Lê, khởi thủy từ thôn Đồng Cổ (Thuộc làng Đan Nê, xã Yên
Thọ, huyện Yên Định ngày nay). Ngồi sơng Đào nhà Lê đã đi vào truyền
thuyết, ở Thiệu Hóa cịn có dịng Nơng Giang, bắt nguồn từ đập Bái
Thượng (Thực dân Pháp đào vào những năm đầu thế kỷ XXI), chảy qua
nhiều làng xã trong huyện làm cho đời sống kinh tế văn hóa của người dân
nơi đây thật sự đổi thay.
Có thể nói rằng ngay từ rất sớm thiên nhiên đã ban t ng cho vùng đất
Thiệu Hóa một mạng lưới sơng ngịi phân bố hầu khắp các xã trong huyện.
Cùng với hệ thống sông Đào, các sơng ngịi tự nhiên ở Thiệu hố khơng chỉ
tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận lợi từ Bắc vào Nam

12


mà còn tác động rất lớn đối với việc định cư lâu dài của con người nơi đây,
cũng như giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng lân cận.
1.2.Đặc điểm dân cƣ
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng đất Thiệu Hố đã sớm có con
người tới sinh sống. Lưu vực sông Mã, sông Chu và các dải núi sót phân bố
ở đơi bờ con sơng từ thời đá cũ đã có con người tới cư trú. Dấu vết của
Người vượn cũng như những công cụ của họ đã tìm thấy ở Núi Đọ (Thiệu
Tân), núi Nuông (làng Tiên Nông, xã Thiệu Long). Theo sách “Đại cương
lịch sử Việt Nam” có viết: “Ở một số địa phương trên lãnh thổ Việt Nam

như Núi Đọ (Thanh Hố), Xn Lộc (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước),
các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo rất thô sơ
giống với công cụ đá thời đại sơ kỳ đá cũ…Ở núi Quan Yên, núi Nng
(Thanh Hố), Xn Lộc, An Lộc cũng tìm thấy những cơng cụ giống như ở
núi Đọ. Những cơng cụ nói trên có khả năng là của Người vượn”.[21; 14]
Người nguyên thuỷ ở Núi Đọ đã dùng đá ghè đẽo thành các cơng cụ
gần hình riù, tách các mảnh tước để dùng trong việc cắt gọt và các hạch đá,
các công cụ ch t thô. Họ sống chủ yếu bằng hái lượm và săn bắt. Hàng
ngày từng bầy người tụ tập với nhau đi nh t ốc ven sông Chu, hái quả và
đào củ trong núi rừng xung quanh. Cuộc sống của họ cứ thế trải qua hàng
vạn năm, cứ sinh sôi nảy nở và sáng tạo.
Bước vào thời đại đồng thau, ven đôi bờ sông Mã, sông Chu lớp cư
dân Cồn Chân Tiên nằm sát chân phía Đơng Nam núi Đọ đã trở thành cốt
lõi đầu tiên trong việc hình thành bộ Cửu Chân trong nhà nước Văn Lang
(từ khoảng thế kỷ VII Trước CN).
Từ văn hoá Cồn Chân Tiên, người dân Thiệu Hố đã bước vào nền
văn hố Đơng Sơn với các chứng tích tìm thấy ở Thiệu Dương. Tại đây
ngồi rìu đồng được con người sử dụng để khai phá đất đai, đã có thêm

13


những công cụ bằng đồng, bằng sắt như lưỡi cày, lưỡi liềm, vai, thuổng và
đ c biệt là lưỡi cày cánh bướm. Tại Thiệu Dương trong một đợt khai quật
đã thu được 11 lưỡi cày loại này cùng với nhiều xương và đầu trâu, hai
chiếc liềm đồng. Những công cụ bằng đồng và nguồn sức kéo trên cho
phép họ mở rộng diện tích trồng trọt trên quy mơ lớn, làm cho nơng nghiệp
có bước phát triển mới.
Kinh tế nơng nghiệp trồng lúa nước buộc con người phải có cuộc
sống định cư, từ đó mà các làng bản mọc lên ở những bình ngun do sơng

Mã, sơng Chu bồi tụ, ở Thiệu Hố có khơng ít làng trước kia có tên bắt đầu
bằng danh từ “Kẻ’’ cổ xưa (tên gọi có từ thời Văn Lang- Âu Lạc); Kẻ Rị
(nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung), Kẻ Vồm (nay là làng Đại Khánh,
xã Thiệu Khánh), Kẻ Ràng ( nay là làng Dương Xá, xã Thiệu Dương), Kẻ
Trịnh (xã Thiệu Giao)…
Chính từ hạt nhân Cồn Chân Tiên và sau đó là Thiệu Dương đã tạo
nên sự hình thành đơ thị Tư Phố với những hoạt động buôn bán sôi nổi, đầu
mối giao thông thuỷ bộ của cả vùng từ năm 111 Tr.CN. Tư Phố ngự trị
giữa ngã ba sông Mã- sông Chu đã trở thành đầu mối gắn kết các tụ điểm
dân cư Thiệu Dương, Đơng Sơn, núi Nấp, núi Sói (xã Hoằng Lý, huyện
Hoằng Hoá).
Cho đến thời Lý- Trần- Hồ, nhiều dòng cư dân ở vùng Bắc Bộ đã di
cư vào sinh cơ lập nghiệp ở địa phương. Thái sư Lê Văn Thịnh- người
Đơng Cửu, Gia Bình (nay thuộc Gia Lương- Bắc Ninh) được đưa vào “an
trí” ở Phủ Lý (Thiệu Trung) đã hình thành dịng họ Lê ở đây với các tên
tuổi Lê Văn Hưu, Lê Quát, Lê Giốc ,….
Trải qua bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử, bao lần di cư, chuyển
cư, trên địa bàn Thiệu Hoá đã có nhiều dịng họ sống xen kẽ trong các làng
xóm. Đông hơn cả là họ Lê, họ Nguyễn, họ Trịnh, họ Hoàng cùng với các

14


họ khác (Bùi, Phan, Phạm, Dương, Đào, Minh, Đ , Ngô, Tạ, Mai), …hàng
ngàn năm qua đã chung lưng đấu cật trên mảnh đất này để xây dựng nên
bao xóm làng đông đúc, trù phú.
Sau nhiều lần xê dịch vị trí, địa giới, thay đổi tên gọi, đến giữa năm
1999, tồn huyện Thiệu Hố có 193.000 nhân khẩu, với 44.909 hộ, mật độ
dân số trung bình là 1.143 người thuộc loại cao nhất tỉnh Thanh Hố. Có
tới 85% số hộ sống bằng nghề nơng, cịn lại hoạt động trong các lĩnh vực

khác như thuỷ sản, dịch vụ, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
và các ngành nghề khác. Bên cạnh một số xã dưới 1000 hộ như Thiệu Tân
(687 hộ), Thiệu Minh (872 hộ), Thiệu Thịnh (922 hộ), cũng có nhiều xã
trên 2000 hộ như Thiệu Dương (2057 hộ), Thiệu Giao (2153 hộ), đây cũng
là những xã đông dân nhất (Thiệu Dương 9.135 người, Thiệu Giao 9776
người).[1;30]
Cho đến năm 2004, tổng số nhân khẩu của cả huyện Thiệu Hoá là
193.454 người, với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 0,64% (năm 1997 là
1,23%),dân số nông thôn chiếm 96,4%, thành thị chiếm 3,6%; sự phân bố
dân cư khá đều đ n trên toàn huyện nằm dọc theo hai bờ tả và hữu sơng
Chu, hình thành sáu cụm kinh tế thuận lợi cho việc chỉ đạo phát triển kinh
tế, xã hội của huyện.
Cũng theo số liệu năm 2004, tổng số lao động của huyện Thiệu Hoá
là 97.083 người chiếm 49,64% dân số tồn huyện, trong đó: lao động trong
nơng- lâm- ngư nghiệp 70.868 người chiếm 72,9%; lao động trong công
nghiệp và xây dựng 13.300 người chiếm 13,9%; lao động trong khối dịch
vụ 7.630 người chiếm 7,8%; lao động khác 5.085 người chiếm 5,4%.[19;2]
Dân số đông, số người trong độ tuổi lao động cao là thử thách lớn
trong việc thực hiện dân số kế hoạch hố gia đình, cũng như giải quyết vấn
đề việc làm, an sinh xã hội. Tuy nhiên đây cũng chính là nguồn nhân lực

15


dồi dào, đóng vai trị quyết định trong các chiến lựơc phát triển kinh tế- xã
hội của cả huyện.
1.3. Truyền thống lịch sử- văn hoá.
1.3.1. Truyền thống lịch sử.
1.3.1.1. Lịch sử hình thành huyện Thiệu Hóa
Thiệu Hố ngày nay thuộc vùng đất của người Việt cổ cư trú từ thủa

xa xưa, trước công nguyên nằm trong hai huyện Quận Ninh và Tư Phố.
Dấu vết thành Tư Phố hiện còn ở làng Giàng (nay là làng Dương Xá – xã
Thiệu Dương).
Sau thời Lý- Trần, các huyện trên đổi tên là Lương Giang và Cửu
Chân.
Đến thời Lê sơ được thay thế bằng tên mới là Thuỵ Nguyên và Đông
Sơn. Vua Lê Thánh Tông lên ngôi (1460 - 1497) định lại bản đồ cho huyện
lỵ vào phủ Thiệu Thiên lấy tên Lương Giang. Thời Lê Hy Mục (15051509) đổi tên là Thuỵ Nguyên, lỵ sở đ t tại làng Yên Cảng, nay là xã Phú
Yên huyện Thọ Xuân.
Đến thời Nguyễn, dưới triều vua Gia Long (1802 - 1819) huyện lỵ
dời về làng Mật (nay là xã Thiệu Phúc), sau đó lại dời về làng Bằng Trình (
nay là xã Thiệu Hợp). Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841) lỵ sở dời về làng
Kiến Trung (nay là Thị trấn Vạn Hà). Cũng từ thời Gia Long, năm 1815
phủ Thiệu Thiên đổi tên là phủ Thiệu Hố (tên Thiệu Hố có từ đây). Phủ
Thiệu Hố bấy giờ kiêm nhiếp 8 huyện: Quảng Bằng, Thạch Thành, Thuỵ
Nguyên, Yên Định, Lôi Dương, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Cẩm Thuỷ. Từ 44
xã, 13 thôn, 17 trang, 1 sở, 6 trại, 13 phường thời Lê, đến đây huyện Thuỵ
Nguyên có 8 tổng: Phùng Cầu, Mật Vật, Phù Chẩn, Thử Cốc, Phú Hà, Yên
Trường, Quảng Thi, Ngọc L c.

16


Năm 1900 dưới thời vua Thành Thái đã cắt tổng Ngọc L c, Yên
Trường, Quảng Thi thành lập Châu Ngọc L c; chuyển tổng Phú Hà sang
Lôi Dương để lập huyện Thọ Xuân; đồng thời nhận về tổng Lôi Dương của
Thọ Xuân đ t làm tổng Xuân Lai; hai tổng Vận Quy, Đại Bối và một phần
của tổng Thạch Khê của huyện Đông Sơn. Từ tên huyện Thuỵ Nguyên đã
chuyển gọi là phủ Thiệu Hố gồm 8 tổng, trong đó 4 tổng thuộc hữu ngạn
sông Chu là Xuân Lai, Xuân Phong, Vận Quy, Đại Bối và 4 tổng tả ngạn là

Thử Lốc, Phù Chẩn, Mật Vật, Phùng Cầu.
Cách mạng tháng Tám thành công, tổng Thử Cốc chuyển về Thọ
Xuân, đổi phủ Thiệu Hoá thành huyện Thiệu Hoá, bỏ đơn vị hành chính
trung gian là tổng, chia huyện thành 12 xã: Huy Tồn, Đại Đồng, Minh
Quang, Thái Bình, Đại Bối, Tân Dương, Ngọc Vũ, Thành Công, Vạn Hà,
Chuỳ Giang, Duy Tân và Quang Thịnh.
Từ tháng 3- 1953 đến nay 12 xã trên chia thành 31 xã: Thiệu Duy,
Thiệu Nguyên, Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh, Thiệu Công, Thiệu Thành, Thiệu
Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Phúc, Thiệu Phú, Thiệu Hưng, Thiệu Long, Thiệu
Quang, Thiệu Tiến, Thiệu Giang, Thiệu Vân, Thiệu Khánh, Thiệu Dương,
Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu,
Thiệu Thịnh, Thiệu Hồ, Thiệu Minh, Thiệu Tâm, Thiệu Tốn, Thiệu Tân,
và xã Thiệu Giao.
Do những nhu cầu mới của xã hội, Hội đồng Chính phủ nước Cộng
hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyết định số 177/CP ngày 5-7-1977 giải
thể huyện Thiệu Hố, 15 xã vùng tả ngạn sơng Chu nhập vào huyện Yên
Định, 16 xã vùng hữu ngạn sông Chu nhập vào huyện Đông Sơn mang tên
huyện Đông Thiệu, sau đó đổi là huyện Đơng Sơn.
Sau hơn 20 năm chung vai sát cánh trong đại gia đình Thiệu n và
Đơng Sơn, ngày 18-11-1996, huyện Thiệu Hoá được tái lập với Nghị định

17


72/CP của Chính phủ. Ngày 1-1-1997, mọi hoạt động trở lại như Thiệu
Hoá của 20 năm trước đây và duy trì cho đến hiện tại.
1.3.1.2. Truyền thống đấu tranh, cách mạng
Thiệu Hố vùng đất gắn bó máu thịt với Việt Nam, từ xa xưa Thiệu
Hố khơng chỉ biết đến như một trong những nơi có lịch sử phát triển lâu
đời mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.

Kể từ nền văn hoá Sơn Vi với những dấu vết hoạt động đầu tiên của
người cổ xưa, cho đến thời kỳ dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm bắt
đầu từ nền văn minh đầu tiên của dân tộc: văn minh Đông Sơn tương
đương thời kỳ Hùng Vương dựng nước, thời kỳ An Dương Vương ngắn
ngủi là một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, rồi khoảng hơn 1000
năm dưới chế độ phong kiến độc lập cũng như trong hai cuộc kháng chiến
thần thánh chống Pháp và chống Mĩ vào nửa sau thế kỷ XX, đất nước Việt
Nam, dân tộc Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có cả khó
khăn, thử thách, mất mát, đau thương nhưng cũng rất oanh liệt và đầy tự
hào.
Hồ cùng với dịng chảy của lịch sử dân tộc, bằng tình yêu tha thiết
quê hương đất nước, từ bao đời nay nhân dân Thiệu Hoá đã xây dựng cho
mình một truyền thống yêu nước và tinh thần chiến đấu quật cường, viết
nên những trang sử hết sức tự hào.
Vào thời kỳ Bắc thuộc, trong những năm đầu thế kỷ thứ nhất, Hán
Quang Vũ cử Nhâm Diên sang làm Thái Thú Cửu Chân. Chính viên Thái
Thú này câu kết với sĩ phu người Hán mở trường dạy học, truyền bá tư
tưởng Nho giaó trên vùng đất Thanh Hóa lúc bấy giờ. Đây cũng là thời
điểm bùng nổ cuộc khởi nghĩa ở quận Giao Chỉ do hai chị em Trưng Trắc,
Trưng Nhị lãnh đạo. Ngay từ những ngày đầu của phong trào, thủ lĩnh Đô

18


Lương (Thiệu Dương) đã phối hợp với Chu Bá lãnh đạo nhân dân Cửu
Chân vùng dậy hưởng ứng, chiếm được thành Tư Phố.
Mùa hè năm 43 Mã Viện được nhà Đơng Hán sai đem qn sang
đánh đổ triều đình Trương Vương. Trước thế gi c mạnh, Đô Dương và Chu
Bá đem lực lượng lui về Cửu Chân. Sách “Hậu Hán Thư” chép “Viện đem
lâu thuyền lớn nhỏ hơn 2000 chiếc, chiến sĩ hơn 20 vạn người, theo đánh

dư đảng của Trưng Trắc là bọn Đô Dương ở Cửu Chân, từ huyện Vô Công
đến huyện Cư Phong chém giết bắt bớ hơn 5000 người”. Sách “Thủy kinh
chú” lại chép: “Tháng 10, năm Kiến Vũ thứ 19 (43) Mã Viện vào quận Cửu
Chân ở phía Nam đến huyện Vơ Cơng, tướng gi c đầu hàng. Lại đến huyện
Dư Phát, cừ súy là Chu Bá bỏ quân vào rừng sâu là nơi tê tượng tụ họp, bị
rừng từng bầy hàng máy nghìn con, thỉnh thoảng thấy hàng mấy chục đến
hàng trăm con voi. Mã Viện lại chia binh đến huyện Vò Biên là Cửu Chân
đỉnh ở đồi Vương Mãng lại đến huyện Lư Phong tướng gi c không hàng
đều bị chém tới trăm người, Cửu Chân bèn yên ” [ 1; 43- 44 ].
Theo những điều được mô tả ở trên, sau khi chiếm được huyện lỵ Dư
Phát, Mã Viện đã đưa quân thủy bộ ngược sông Lèn rồi theo sông Mã tới
Ngã Ba Đầu để tấn công Tư Phố- nơi Đô Dương, Chu Bá đóng giữ chúng
đã bị ch n lại ở núi Băng Trình. Qn của Mã Viện ngồi lực lượng chính
quy cịn có hơn 3000 tay cung thiện xạ tuyển trong số 1 vạn tù binh. Giao
Chỉ bị ép buộc vào đàn áp Cửu Chân. Do lực lượng quá chênh lệch, Chu Bá
rút vào rừng, định tiếp tục tấn công Lư Phong tướng Đô Dương buộc phải
đầu hàng.
Sau khi cha con họ Khúc khôi phục được quyền tự chủ cho đất nước
vào đầu thế kỷ X nhà Nam Hán lại đưa quân tướng sang nhằm xóa bỏ
những thành quả mà nhân dân ta đã giành được. Tại Dương Xá (nay là làng
Giàng, xã Thiệu Dương), Dương Đình Nghệ- một tướng cũ của họ Khúc đã

19


xây dựng một trung tâm kháng chiến của cả nước, ra sức chiêu mộ nhân tài,
ngày đêm luyện tập võ nghệ. Ơng đã cơng khai ni 3000 nghĩa sĩ, tích trữ
lương thực khí giới để chuẩn bị tấn cơng chiếm lại thành Đại La. Tháng 3
năm 931, từ Dương Xá ông đã quyết định chiếm lấy Thủ Phủ Giao Châu
giành được thắng lợi, Dương Đình Nghệ vẫn xưng là Tiết Độ Sứ, cử Ngô

Quyền coi Châu Ái và Đinh Công Trứ làm Thử Sử Châu Hoan. Sự nghệp
của Dương Đình Nghệ được khái quát trong đôi câu đối ở đền thờ ông:
“Dương tam thiên nghĩa tử sĩ phục thù, hằng hằng kinh khí.
Chướng bát vạn hùng sư nhi xuất chiến, lăm lăm uy danh”
(Ni ba ngàn con ni chí mạnh khôn cùng
Cầm 8 vạn quân mạnh ra trận oai danh lừng lẫy).
Tháng 4 năm 937, Kiều Công Tiễn giết hại Dương Đình Nghệ, cầu
cứu nhà Nam Hán để hịng giữ được địa vị của mình. Mùa đơng năm 938,
từ Châu Ái, Ngô Quyền cùng Dương Tam Kha- con trai của Dương Đình
Nghệ và nhiều tướng khác tiến ra Đại La giết Kiều Công Tiễn rồi đánh tan
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, bỏ chức Tiết độ sứ xưng là Ngô
Vương Quyền.
Cuối triều Ngô đất nước rơi vào cảnh thập nhị sứ quân. Trong bối
cảnh ấy Đinh Bộ Lĩnh đã dần dần đánh dẹp được các sứ quân. Ông đã đến
làng Đông L (Thiệu Long) yết kiến Dương Tam Kha và được họ Dương
gả em gái là Dương Vân Nga làm vợ, ở trong Phùng Cầu (Thiệu Thịnh) có
hơn 70 trai tráng thuộc bốn họ Lê, Trịnh, Đào, Nguyễn đã tham gia vào độ
quân dẹp loạn của ông. Một số tướng lĩnh tài ba như Lê Hoàn cũng sớm sát
cánh với Đinh Bộ Lĩnh.
Lê Hoàn quê ở làng Trung Lập, huyện Thụy Nguyên (còn gọi là kẻ
Sập ho c sách Khả Lập, nay thuộc xã Xuân Lập- Thọ Xuân). Trong hàng
ngũ tướng lĩnh của Đinh Bộ Lĩnh, ông “ tỏ ra phóng khống, có chí lớn.

20


Tiên Hồng khen là người trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc, bèn
giao cho cai quản hai nghìn quân sĩ” [13;220], sau được coi làm thập đạo
tướng quân . Khi biến loạn năm 979 xảy ra, cha con Đinh Tiên Hoàng bị
giết hại, Lê Hoàn được cử làm nhiếp chính giúp vua nhỏ dẹp loạn Đinh

Điền- Nguyễn B c, cảm phục trước tài năng, đức độ của ông, tháng 8- 980,
Thái hậu Dương Vân Nga sai người lấy áo long cổn khốc lên người Lê
Hồn, mời Lê Hồn lên ngơi Hồng đế và bà trở thành Hồng hậu của ông.
Sau khi lên ngôi, mùa xuân năm 981, “vua tự làm tướng đi ch n
gi c”, đánh tan quân tướng ở Tây Kết, Bình L , Bạch Đằng; buộc chúng
phải từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Sự nghiệp của ông đã được nhà sử
học Lê Văn Hưu tóm tắt: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn B c,
tóm quân Biện- Phùng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ chạy đầy vài
năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà
Dương cũng không hơn được”.[13; 222]
Thời Trần trên đất Thiệu Hóa có các tấm gương yêu nước thương
dân, tiêu biểu là:
Lê Quát tự là Bá Đạt, hiệu là Mai Phong, học trị của Chu Vân An.
Khi nhỏ ơng rời quê hương Phủ Lý (Thiệu Trung) lên theo học ở Thăng
Long, thi đậu Thái học sinh, được làm đến Bộc Xạ. Năm 1366, vua Trần
Dụ Tông sai ông duyệt sổ hộ tịch ở Thanh Hóa. Ơng vốn chuộng chính
học, ghét dị đoan, do có tài về văn học mà thăng tiến, nổi tiếng ngang với
Phạm Sư Mạnh, thời bấy giờ người ta khen “ Lê, Phạm”
Lê Giốc ( còn gọi là Giác)- con trai Lê Quát, làm Tuyên phủ sứ
Nghệ An đời Trần Duệ Tông. Khi ấy nhà vua thân chinh cầm quân đi đánh
Chiêm Thành, bị chết trận (1377), Ngự câu vương là Húc đầu hàng gi c, và
được chúng đưa về Nghệ An tiến xưng ngôi hiệu, trong tình thế bị gi c ép
quỳ lạy Lê Giốc nổi giận nói: “Ta là đại thần nước lớn, lễ nào lại lạy bọn

21


tiểu man chúng bay!”. Ơng mắng nhiếc gi c khơng tiếc lời, cuối cùng bị
chúng giết hại. Về sau ông được triều đình ban tước “Mạ t c trung vũ hầu”.
Khi nhà Minh đô hộ nước ta, trên mảnh đất Lương Giang- Thụy

Nguyên, ngoài người anh hùng dân tộc Lê Lợi dấy nghĩa trên đất Lam
Sơn, tấm gương Lê Lai cứu chúa cùng hàng chục vị khai quốc công thần
khác trong đó tiêu biểu là Đinh Lễ vốn quê ở sách Thúy Luân (nay thuộc
Thiệu Hưng- Thiệu Hóa), cháu ngoại của Bình Định vương Lê Lợi, được
ban quốc tính nên cịn gọi là Lê Lễ. Ơng là một danh tướng chống Minh,
đã từng cùng Lê Sát, Phạm Vân lập công lớn ở ải Khả Lưu bắt được đô tư
Châu Kiệt, chém tướng tiên phong Hồng Thành, được thăng chức Tư
Khơng rồi đem quân đánh úp Tây Đô. Năm 1425, ông phụ binh đoạt
thuyền lương của gi c do Trương Hoàng điều khiển lập công lớn. Năm
1426 đem quân đánh Tốt Động phá được gi c Minh, chém thượng thư
Trần Hiệp và nội quan Lý Lương, thu nhiều chiến lợi phẩm. Ơng bị gi c
bắt được ở Mai Đơng (Thanh Trì- Hà Nội), không chịu khuất phục mà
chết, được liệt vào bậc khai quốc công thần.
Trần Lựu vốn quê ở L Tự (nay thuộc Thiệu Quang- Thiệu Hóa), có
cha từng giúp nhà hậu Trần công Minh và hy sinh anh dũng. Ông tham gia
khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi hội thề Lũng Nhai, được giao trọng trách chỉ
huy đội quân Thiết Đột, hoạt động ở Nghệ An, nổi tiếng với nhiều trận
đánh lớn. Cuối năm 1426, ông cùng Lê Bôi, Trịnh Khả giải phóng Hồng
Châu, Bắc Giang, Lạng Sơn, Lạng Giang; sau đó lập chiến cơng hạng nhất
trong trận Mã n ch n đánh viện binh Liễu Thăng. Sau Trần Lựu được
phong Trấn viễn đại tướng quân. Ông và con trai là Trần Lan được liệt vào
bậc khai quốc công thần, hiện còn đền thờ ở L Tự.
Dưới thời Lê, địa phương cịn tự hào bởi tấm gương của nhà trí thức
Nguyễn Quán Nho- vị quan thanh liêm mà nhất mực vì dân vì nước.

22


Yêu nước tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất là truyền thống
tốt đẹp của dân tộc nói chung và của người dân Thiệu Hóa nói riêng, nó

được hun đúc tơi luyện trong suốt q trình hình thành, tồn tại và phát
triển của đất nước. M i khi đất nước đứng trước họa ngoại xâm tinh thần
ấy lại tr i dậy và đ c biệt được phát huy cao độ qua hai cuộc kháng chiến
chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX.
Hịa cùng khơng khí cả nước đánh gi c, trong 9 năm kháng chiến
chống Thực dân Pháp, Thiệu Hóa đã huy động hàng ngàn con em tình
nguyện đi bộ đội, dân cơng… ở mọi lĩnh vực , làm gì, ở đâu anh em cũng
đều hồn thành tốt nhiệm vụ. Theo thống kê cả huyện có 1117 người thoát
ly, 2727 bộ đội chủ lực, 303 bộ đội địa phương, 3.123 dân quân du kích và
4.261 tự vệ chiến đấu. Trong số đã có người anh dũng chiến đấu hy sinh
ho c để lại phần xương máu ở chiến trường.[1; 185]
Trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ cũng như bao vùng quê
Miền Bắc khác Thiệu Hóa tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua “M i
người làm việc bằng hai, tất cả để đánh thắng gi c Mỹ xâm lược”, “Thóc
khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người” hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ Hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến cùng Miền Nam đánh
thắng gi c Mỹ xâm lược giải phóng Miến Mam thống nhất đất nước. Chỉ
tính riêng trong 10 năm từ 1965-1975, năm nào Thiệu Hóa cũng hồn
thành vượt chỉ tiêu đóng góp lương thực m i năm từ 5000-7000 tấn, các
năm 1972, 1974 đóng góp cao nhất là 11.200tấn thóc/năm, không kể hàng
chục ngàn tấn thực phẩm, rau xanh các loại, hàng triệu ngày công lao động
được huy động để đảm bảo giao thơng vận tải thời chiến…[1; 265]
Những đóng góp của Đảng bộ và nhân dân Thiệu Hóa trong 2 kháng
chiến đã được ghi nhận bằng phần thưởng cao quý. Chỉ tính riêng cuộc
kháng chiến chống Thực dân Pháp toàn huyện được Chủ tịch nước và

23


Chính Phủ t ng thưởng: 797 Huân chương kháng chiến hạng Hai và hạng

Ba, 2.033 Huy chương, 1.556 Bằng khen, 12.807 Giấy khen. Đ c biệt có
tới hàng trăm gia đình được nhận Bằng có cơng với nước…
Những phần thưởng cao quý đó đã động viên, cổ vũ Đảng bộ và
nhân dân Thiệu Hóa tích cực xây dựng q hương ngày càng giàu mạnh.
Đăc biệt trong giai đoạn hiện nay nhân dân Thiệu Hóa đang cùng nhân cả
nước tích cực đẩy mạnh q trình Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa để thực
hiện mục tiêu “dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh”.
1.3.2. Truyền thống văn hóa
Trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam, Thiệu Hóa đã hịa chung
vào dịng chảy của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên trải qua quá trình đấu tranh
với thiên tai, địch họa để sinh tồn, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất
nước, bao lớp người trên mảnh đất Thiệu Hóa đã sáng tạo nên biết bao giá
trị văn hóa đ c sắc mang đậm dấu ấn, đ c trưng của địa phương.
Nói đến Thiệu Hóa người ta nghĩ ngay đến sông Chu- núi Đọ, nơi
cách đây khoảng 30- 40 vạn năm vào thời đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Sơn
Vi, đã có con người sinh sống. Đồng thời Thiệu Hóa cũng được biết đến
với tư cách là nơi đã tìm thấy những hiện vật tiêu biểu cho văn hóa vật chất
thuộc nền văn hóa Đơng Sơn (niên đại). Hiện nay di chỉ khảo cổ núi Đọ (xã
Thiệu Tân) và di chỉ khảo cổ ở Thiệu Dương đã trở thành di tích- lịch sử
nổi tiếng khơng chỉ riêng Thiệu Hóa mà cịn của cả nước nói chung.
M t khác những phát hiện khảo cổ ở Thiệu Dương đã chứng minh
Thiệu Hóa xưa kia là địa bàn cư trú của người Việt Cổ. Và từ đầu công
nguyên đến thế kỉ thứ X, lớp cư dân cùng bao quanh vùng Tư Phố đã có
điều kiện tiếp xúc và thu nhận được từ nền văn hóa Hán nhiều tinh hoa để
tạo ra một ngơn ngữ Việt đồng bằng có nhiều dị biệt so với tiếng việt do

24



lớp cư dân ở vùng thượng du đang tồn giữ. Từ môi trường sinh thái, điều
kiện xã hội đã dẫn đến sự phân chia tiếng Việt cổ thành hai nhánh KinhMường, Lương Giang- Thụy Nguyên là một địa bàn chứng kiến q trình
biến đổi ấy.
Thiệu Hóa là vùng đất xưa kia có truyền thống khoa cử. Theo thống
kê, vào thời kỳ phong kiến cả huyện Thiệu Hóa có 29 nhà khoa bảng trong
tổng số 210 vị của cả tỉnh Thanh Hóa, riêng xã Thiệu Trung đã có tới 8 vị,
trong số đó trước hết phải kể đến những người con ưu tú nhất, tiêu biểu
nhất cho lớp trí thức Thiệu Hóa lúc bấy giờ, đó là:
Bảng nhãn Lê Văn Hưu, người xã Thiệu Trung, đậu bảng nhãn khoa
Đinh Mùi (năm 1247), đời vua Trần Thái Tông. Năm “Nhâm Thân Thiệu
Long thứ 15 (năm 1272) Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu
Lê Văn Hưu thay lệnh vua soạn “Đại Việt sử ký” từ Triệu Vũ Đế đến Lý
Chiêu Hoàng gồm 30 quyển, dâng lên vua xuống chiếu khen ngợi” [9;].
Với cơng lao đó, ơng xứng đáng là “ đại thủ bút đời Trần và ông tổ của nền
sử học Việt Nam”.
Trạng Nguyên Đào Tiêu, người xã Thệu Trung, đậu trạng nguyên
khoa Thái học sinh năm Ất Hợi (1276).
Nguyễn Quán Nho, người xã Thiệu Hưng, ông đậu tiến sỹ khoa Đinh
Mùi (1667) đời vua Lê Huyền Tông, làm đến lại bộ thượng thư, đi sứ nhà
Thanh. Ông nổi tiếng là người khoan hậu, có nhiều đóng góp với quê
hương trong việc làm đường, xây cầu, tạo ra nếp thuần phong mỹ tục.
Hiện nay, truyền thống hiếu học vẫn được nhân dân Thiệu Hóa giữ
gìn và phát huy. Tồn bộ 31 xã đều có hệ thống trường lớp từ cấp mẫu
giáo, cấp Tiểu học, cấp THCS và cấp THPT. Trong huyện ngồi hàng ngàn
người có trình độ Đại học, Cao đẳng, cịn có hàng chục người đạt học vị

25



×