Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

LUẬN VĂN:“Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.37 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Mục lục ...........................................................................................................................iii
Danh mục bảng .............................................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................ 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 6
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................... 7
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................. 7
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA
PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN
XE MÔ TÔ XE GẮN MÁY.......................................................................................... 9
1.1 KHÁI QUÁT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC VI
PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO
THÔNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY ....................... 9
1.1.1 Khái niệm điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông ................................9
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều
kiện của phương tiện khi tham gia giao thơng ....................................................................10
1.1.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện của phương
tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy .......................... 10
1.1.2.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện
của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy 13
1.1.2.3.Cấu thành của vi phạm đối với các vi phạm quy định về điều kiện của phương
tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy .....................16

iii




1.1.3. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành đối với các vi phạm quy định về điều
kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn
máy ................................................................................................................................ 16
1.1.3.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều
kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn
máy ................................................................................................................................ 16
1.1.3.2. xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện của
phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy… 16
1.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO
THÔNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY.......................... 18
1.2.1 Các hành vi bị xử phạt .................................................................................................18
1.2.2 Hình thức xử phạt .........................................................................................................20
1.2.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính ...................................................................20
1.2.4 Thẩm quyền xử phạt .....................................................................................................23
1.2.4.1 Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ........................... 23
1.2.4.2 Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân ..................................................... 23
1.2.4.3 Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ
hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa ...................................................................... 24
1.2.5 Thời hiệu xử phạt ..........................................................................................................26
1.2.6 Trình tự, thủ tục xử phạt ..............................................................................................27
1.2.6.1 Thủ tục xử phạt không lập biên bản .................................................................. 27
1.2.6.2 Thủ tục xử phạt có lập biên bản ........................................................................ 27
1.3 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO
THÔNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY.......................... 31
1.3.1 Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều
kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mơ tơ, xe gắn

máy ...........................................................................................................................................31
1.3.1.1 Mục đích răn đe giáo dục .................................................................................. 31
1.3.1.2 Mục đích trừng trị ............................................................................................. 31
1.3.1.3 Mục đích khơi phục lại trật tự pháp luật ........................................................... 32

iv


1.3.1.4 Giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của
nhân dân ........................................................................................................................ 32
1.3.2 Ý nghĩa của xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều
kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn
máy ...........................................................................................................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁC VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM
GIA GIAO THÔNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY TỪ
THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ........... 36
2.1 TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA NGƯỜI
ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ MAU ........ 36
2.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁC VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA
GIAO THÔNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY............... 38
2.2.1 Bất cập về chế tài xử phạt ............................................................................................38
2.2.2 Bất cập về thủ tục xử phạt ...........................................................................................38
2.3 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY TỪ THỰC TIỄN TỈNH CÀ
MAU.............................................................................................................................. 42
2.3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.......................................42

2.3.2 Nhận xét và đánh giá ....................................................................................................44
2.4 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN.................................................................................... 48
2.4.1 Hồn thiện pháp luật giao thơng đường bộ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính .........................................................................................................................................48
2.4.2 Các giải pháp đảm bảo hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm
quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe
mô tô, xe gắn máy ..................................................................................................................50
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 59

v


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Số liệu tuần tra, xử phạt vi phạm hành chính năm 2016 – 2018 .................. 46

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện của
phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy là hoạt
động quan trọng trong quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương hành chính trong

đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Với mục tiêu tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động
hết sức quan trọng này, đáp ứng yêu cầu “thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường
lối, chính sách của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do Nhân dân và vì
Nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân…”. Từ năm
1989, Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính; sau
đó từng bước hoàn thiện qua 4 lần sửa đổi, bổ sung và ban hành văn ban mới vào các
năm 1995, 2002, 2007, 2008 và Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua Luật xử lý
vi phạm hành chính vào ngày 20/6/2012, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2013. Cùng với các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, các pháp lệnh,
Luật xử lý vi phạm hành chính qua từng thời kỳ, đã giúp tăng cường hiệu lực và hiệu
quả thực thi pháp luật, đồng thời thể chế hóa một trong những chủ trương xuyên suốt
trong nhiều Nghị quyết của Đảng về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ
của công dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm
pháp luật nói chung, trong đó có vi phạm hành chính nói riêng, u cầu dân chủ, cơng
khai, minh bạch trong xử phạt vi phạm hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý hành
chính nhà nước, bảo đảm trật tự an tồn giao thơng. Với nhiều nội dung tiến bộ, Luật xử
lý vi phạm hành chính đánh dấu bước phát triển mới trong việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật, cơ chế pháp lý trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công
dân ở nước ta, được Nhân dân và cộng đồng quốc tế hoan nghênh, đánh giá cao. Bên
cạnh đó, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, trên tinh thần quán triệt quan điểm thực hiện “đơn giản hóa
và cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp” của Đảng về cải cách hành
chính cũng đã được quy định cụ thể trong Luật xử lý vi phạm hành chính, điển hình là
các quy định về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, các quy định về các biện
1


pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, các quy định về trình tự, thủ tục

lập hồ sơ, xem xét quyết định áp dụng và thi hành các biện pháp xử lý hành chính trên
tinh thần bảo đảm tính cơng khai, minh bạch nhưng chặt chẽ, rõ ràng, hiệu quả, để thật
sự thuận lợi, dễ dàng cho người dân chấp hành pháp luật và lực lượng chức năng thực
thi công vụ trong thực tiễn.
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã quy định khá toàn diện, đầy đủ nội
dung về vấn đến theo dõi, quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm
hành chính trên tinh thần đổi mới cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực sự của
công tác quản lý thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, khẳng định tính nghiêm
minh, cơng bằng của pháp luật. Tuy nhiên, qua kết quả những năm thực hiện Luật giao
thông đường bộ và áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính, nhất là việc triển khai Nghị
định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 01/8/2016 và các Thông tư hướng
dẫn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, bất cập, thiếu các quy định bảo đảm tính dân chủ,
tính khách quan trong việc xem xét, quyết định việc xử phạt, áp dụng các biện pháp xử
lý hành chính khác; chưa bảo đảm tính cơng khai, các hình thức xử phạt được áp dụng
chưa linh hoạt;… Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ dù được ban hành, sửa đổi, bổ sung liên tục nhằm đáp ứng với tốc độ đơ thị
hóa nhanh chóng cũng như sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thơng cá
nhân, song vẫn chưa theo sát diễn tiến cuộc sống thường ngày. Tai nạn giao thơng tuy
có giảm cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết và số người bị thương nhưng chưa bền vững,
đặc biệt là tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thơng có xu hướng ngày
càng tăng, tính răn đe chưa cao, nhiều văn bản quy phạm pháp luật vừa ban hành đã
khơng phù hợp với thực tế nên khó triển khai, dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
còn hạn chế, các vi phạm xảy ra nhưng chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, trình
độ hiểu biết và ý thức pháp luật về giao thông của khá đơng người dân cịn thấp, đã xuất
hiện tình trạng xem nhẹ, coi thường pháp luật, dẫn đến công tác quản lý nhà nước trên
lĩnh vực giao thông đường bộ tiếp tục diễn biến phức tạp, làm giảm hiệu quả giữ gìn trật
tự, kỷ cương quản lý hành chính của đất nước, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Trong các cơng trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trước đây, cũng như trong q trình xử phạt vi phạm hành chính

đối với các vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của
2


người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích
đánh giá về thực hiện pháp luật trong phạm vi tỉnh, thành phố lớn, có quỹ đất phát triển
hạ tầng giao thơng, việc lập quy hoạch giao thơng hiện đại cịn tiềm năng, việc kiểm
sốt, thanh tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương đối
thuận lợi, khác hẳn so với một khu vực trung tâm thành phố chật chội, đa dạng về người
tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thơng, trình độ kiến thức và hiểu biết
pháp luật, lại luôn đối diện với kẹt xe, tắc đường, lấn chiếm lịng lề đường, tình trạng vi
phạm giao thông đường bộ thường xuyên xảy ra, trong khi hiệu quả xử phạt vi phạm lại
không cao. Các cơng trình nghiên cứu trước đây cũng chủ yếu tập trung các biện pháp
xử lý vi phạm hành chính, chưa phân tích sâu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ ở thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, trách nhiệm và thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính, tại sao cơng tác xử phạt vi phạm hành chính lại chưa
hiệu quả, tại sao tính công khai, minh bạch của công tác này chưa đáp ứng được yêu
cầu? Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ khá chung, mang tầm vĩ mô, chưa có tác dụng triển khai và áp
dụng ngay đối với các thành phố và các tỉnh, chẳng hạn như tỉnh Cà Mau.
Vì những lý do trên, tác giả chọn: “Xử phạt vi phạm hành chính đối với các
vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người
điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ thực tiễn tỉnh Cà Mau” làm đề tài luận văn
thạc sĩ luật học.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung:
Mục tiêu của đề tài là nhằm hướng đến những giải pháp và hồn thiện những giải
pháp đó, nhằm đảm bảo thực hiện đúng việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều
khiển xe mô tô, xe gắn máy từ thực tiễn tỉnh Cà Mau.

- Mục tiêu cụ thể:
Đề tài có mục tiêu nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm
hành chính đối với các vi phạm đã quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia
giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ thực tiễn tỉnh Cà Mau; đánh
giá thực trạng các quy định của pháp luật đối với việc xử phạt vi phạm hành chính về
những vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người
3


điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tại tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó tìm ra những bất cập,
vướng mắc ngay trong các quy định và thực tiễn áp dụng, đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả việc xử phạt vi phạm hành chính về những vấn đề đó.
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nguyễn Trọng Bình, Luận văn thạc sĩ luật học, hoàn thiện các quy định pháp luật
về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000.
Nguyễn Ngọc Bích, Thẩm quyền xử phạt hành chính và những bất cập trong quy
định hiện hành, Tạp chí Luật học 8-2007.
Nguyễn Thị Hồi (chủ biên), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay – một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, năm 2009.
Khoa Nhà nước và Pháp luật Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Luật
Hành chính và Tài phán hành chính, NXB Giáo dục năm 2006.
Đinh Văn Mậu, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2008.
Phạm Hồng Thái, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, NXB Tổng
hợp Đồng Nai, năm 2005.
Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2013.
Võ Khánh Vinh, Lợi ích xã hội và pháp luật, NXB Công an Nhân dân, năm 2003.
Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển, Tính minh bạch của quyết
định hành chính, NXB Lao động xã hội, năm 2012.

Nguyễn Minh Đức, một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm
hành chính, báo Luật Việt 22/7/2013.
Trương Khánh Hồn, Thủ tục xử phạt hành chính – Thực trạng và hướng hoàn
thiện, Diễn đàn Luật học Café.com.
Nguyễn Quốc Việt – Vụ Trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính – Bộ Tư
pháp (chủ biên), Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, năm 2015.
Những cơng trình trên đã phân biệt rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành của VPHC;
khái niệm về XLVPHC, XPVPHC; thẩm quyền, thủ tục XPVPHC, giúp học viên nhận
thức được cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cơ bản về VPHC, XPVPHC trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước nói chung.
4


Vũ Ngọc Dương, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Thực trạng và giải pháp về trật tự an
tồn giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học công nghệ và
Môi trường số 4, năm 2009.
Cục CSGT – Bộ Công an, Xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT
đường bộ và cơ sở pháp lý việc xử lý vi phạm bằng hình ảnh, năm 2016;
Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính, Trật tự an tồn giao thơng đường
bộ, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2003.
Kim Long Biên, Luận án tiến sỹ luật học, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hải quan ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam, năm 2015.
Nguyễn Ngọc Bích, Luận văn thạc sỹ luật học, Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
Lê An Hiệp, khóa luật tốt nghiệp cử nhân luật học, Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Đại học Cần
Thơ, năm 2011.
Nguyễn Quang Huy, Luận văn thạc sỹ luật học, Thực hiện pháp luật trong lĩnh
vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông qua thực tế tỉnh Thái Nguyên, Đại học Quốc gia

Hà Nội, năm 2007.
Hồ Thanh Hiền, Luận văn thạc sỹ luật học, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ - qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2012.
Nguyễn Văn Minh, Luận văn thạc sỹ luật học, xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2012.
Vũ Thanh Nhàn, Luận văn thạc sỹ luật học, Pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận,
thực tiễn và phương hướng hoàn thiện, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009; Nguyễn
Bá Phùng, Luận án tiến sỹ luật học, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
trật tự xây dựng đô thị - thực trạng và giải pháp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, năm 2015.
Các cơng trình nghiên cứu trên quan tâm tới hình thức xử phạt vi phạm hành
chính được đề cập trong văn bản pháp luật, nêu những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng
5


trong thực tiễn, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt
Nam. Đồng thời, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các tác giả đã
giới thiệu, phân tích, đánh giá về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường
bộ ở một số tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bến Tre,… Từ thực
trạng giao thơng đơ thị tại các địa phương đó, cho thấy việc xử phạt, kiểm soát, thanh
tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ mà cụ thể là xử phạt
vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham
gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tương đối thuân lợi, khác hẳn
so với một khu vực, trung tâm tỉnh Cà Mau ln đối diện với tình trạng vi phạm giao
thơng đường bộ, đặc biệt là vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia
giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thường xuyên xảy ra, trong khi
hiệu quả xử phạt vi phạm lại không cao. Tác giả luận văn kế thừa một phần cơ sở lý luận

của các nghiên cứu trên, bổ sung thêm các luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp
luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đã được nêu trên. Qua đó, tập trung
nghiên cứu sâu hơn việc xử phạt vi phạm hành chính ở một trung tâm đơ thị. Nơi đây
có gì khác biệt, những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc, tạo tiền đề đề xuất một số giải
pháp tham mưu cho UBND tỉnh Cà Mau về xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông đối với người điều
khiển xe mô tô, xe gắn máy từ thực tiễn tỉnh Cà Mau nói riêng và đồng thời nâng cao
hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng chống vi phạm trong lĩnh vực giao thơng đường
bộ nói chung.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp hệ thống, thực chứng, phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê. Cụ thể như sau:
Chương 1: Khi nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và pháp luật của luận
văn, tác giả luận văn sẽ xử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh để đưa
ra quan điểm của mình về vấn đề đó. Phương pháp thực chứng được sử dụng khi nghiên
cứu quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định
về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy từ thực tiễn tỉnh Cà Mau.
Chương 2: Khi nghiên cứu thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi
phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều
6


khiển xe mô tô, xe gắn máy từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, tác giả luận văn sẽ sử dụng phương
pháp thực trạng, thống kê, phân tích số liệu, tổng hợp nhằm đánh giá những kết quả đã
đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của thực trạng đó.
Khi đề xuất giải pháp, tác giả sẽ đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến
cụ thể. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác xử phạt vi phạm hành chính đối
với các vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tại địa bàn tỉnh Cà Mau.

5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Phạm vi nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, cụ thể là xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về
điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy ở tỉnh Cà Mau.
- Phạm vi không gian:
Tại địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Phạm vi thời gian:
Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 (thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 bắt đầu có hiệu lực thi hành) và Luật giao thông đường bộ 2008; Nghị Định
số 64/2016/NĐ-CP; Nghị Định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực đến tháng 3 năm 2020.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và
thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện của
phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ thực
tiễn tỉnh Cà Mau.
- Đối tượng khảo sát:
Những hành vi vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về điều kiện
của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tại
tỉnh Cà Mau.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài lời cảm ơn, danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu và phần kết luận
thì luận văn có kết cấu gồm 2 chương:
7


Chương 1. Cở sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính đối với các
vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều

khiển xe mô tô xe gắn máy
Chương 2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định
về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy từ thực tiễn tỉnh cà mau và một số giải pháp hoàn thiện

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
[1]

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Luật số: 15/2012/QH13) ngày 20/6/2012.

[2]

Luật Giao thông đường bộ 2008 (Luật số: 23/2008/QH12) ngày 13/11/2008.

[3]

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt.

[4]

Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ Cơng an quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm sốt giao thơng đường bộ của
cảnh sát giao thơn.

Tài liệu Tiếng Việt

[5]

Ban An tồn giao thông tỉnh Cà Mau (2017), Tổng kết công tác đảm bảo trật tự an
tồn giao thơng năm 2016, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

[6]

Ban An tồn giao thơng tỉnh Cà Mau (2018), Tổng kết công tác đảm bảo trật tự an
tồn giao thơng năm 2017, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

[7]

Ban An tồn giao thơng tỉnh Cà Mau (2019), Tổng kết công tác đảm bảo trật tự an
tồn giao thơng năm 2018, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

[8]

Nguyễn Trọng Bình (2000), Hồn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp
xử phạt vi phạm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội.

[9]

Nguyễn Ngọc Bích (2007), “Thẩm quyền xử phạt hành chính và những bất cập
trong quy định hiện hành”, Tạp chí Luật học, (8).

[10] Kim Long Biên (2015), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt
Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ luật học, Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[11] Cục Cảnh Sát Giao Thông – Bộ Công an (2016), Xây dựng hệ thống giám sát, xử lý

vi phạm TTATGT đường bộ và cơ sở pháp lý việc xử lý vi phạm bằng hình ảnh.
[12] Nguyễn Thị Hồi (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay – một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp.
[13] Vũ Ngọc Dương (2009), Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương, Đề tài nghiên cứu cấpBộ.
[14] Nguyễn Cảnh Hợp, Cao Vũ Minh (2011), “Hồn thiện pháp luật về vi phạm hành
chính từ kinh nghiệm của Liên bang Nga”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
(18), tr.54-61.
59


[15] Nguyễn Quang Huy (2007), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự
an tồn giao thơng (qua thực tế thành phố Thái Nguyên) Luận văn thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia HàNội.
[16] Đinh Văn Mậu (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[17] Nguyễn Văn Minh (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Khoa Luật – Đại học quốc gia HàNội.
[18] VũThanhNhàn(2009),"Phápluậtvềxửlý

viphạmhànhchínhtronglĩnh

vực

giao thơng đường bộ Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận thực
tiễnvàphươnghướnghoànthiện",Luậnvănthạcsĩluậthọc,TrườngĐạihọc
Luật HàNội.
[19] Phạm Hồng Thái (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,
NXB Tổng hợp Đồng Nai.

[20] Bùi Ngọc Tuấn (2017), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ từ thực tiễn tỉnh PhúYên”,
[21] Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2015), Bình luận khoa học Luật xử phạt vi
phạm hành chính năm 2012, tập 1,2 Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên. NXB Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[22] Ủy ban An tồn giao thông quốc gia (2015), Báo cáo năm 2014.
[23] Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia (2016), Báo cáo năm 2015.
[24] Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia (2017), Báo cáo năm 2016.
[25] Ủy ban nhân dân TP. Cà Mau (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng.
[26] Ủy ban nhân dân TP. Cà Mau (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng.
[27] Ủy ban nhân dân TP. Cà Mau (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng.
[28] Ủy ban nhân dân TP. Cà Mau (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phịng.
[29] Võ Khánh Vinh (2003), Lợi ích xã hội và pháp luật, NXB Công an Nhân dân.
[30] Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
60


[31] Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (2012), Tính minh bạch của
quyết định hành chính, NXB Lao động xã hội.
Tài liệu Điện tử
[32] Phạm Hằng, “100% kinh phí xử phạt vi phạm giao thơng được chi cho bảo đảm
ATGT”, Tạp chí Kiểm Sát online, [ />
(Truy

cập


ngày 05/03/2019).
[33] Đinh Lê, “Phó Thủ tướng yêu cầu hạn chế giữ phương tiện giao thông vi phạm”,
Báo điện tử Việt Nam Mới, [ (Truy cập ngày
05/03/2019).
[34] Ái Nhân, Mai Hoa, “Xử phạt xả rác, tiểu bậy: rối vì nhiều quy định”, Báo Tuổi trẻ
online,[ (Truy cập ngày 05/03/2019).
[35] Truong Anh Tú, “Cảnh sát mặc thường phục có được dừng xe vi phạm luật giao
thông?”, báo điện tử Vnexpress.net, [ (truy cập ngày: 31/10/2019).

61



×