Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bằng phân tích vi mô ( phân tích doanh nghiệp, phân tích ngành ) anh chị nhận định một số doanh nghiệp có truyển vọng phát triển trong thị trường chứng khóan VN hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.6 KB, 20 trang )

PHẦN I: CỞ SỞ LÝ LUẬN
Qui trình phân tích chứng khoán phụ thuộc vào quan điểm của từng nhà đầu tư. Tuy
nhiên, tựu chung lại có thể sử dụng qui trình phân tích từ trên xuống, từ dưới lên, hoặc
kết hợp cả hai.
Trong thực tế, phương pháp phân tích theo quy trình từ trên xuống được áp dụng rộng
rãi nhất. Tức là bắt đầu qui trình phân tích nền kinh tế- xã hội và tổng quan về thị trường
chứng khoán trong phạm vi toàn cầu và quốc gia (phân tích kinh tế vĩ mô), sau đó phân
tích theo các ngành cụ thể (phân tích ngành)và cuối cùng là phân tích từng công ty riêng
lẻ (phân tích công ty).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta sẽ đi tìm hiểu lý thuyết về phân tích
ngành và phân tích từng công ty riêng lẻ.
I/ PHÂN TÍCH NGÀNH
1. Phân tích ngành
Trước khi phân tích các chứng khoán riêng lẻ, người ta cần thiết phải tiến hành phân tích
ngành, điều này là do:
- Lợi suất của ngành là thay đổi theo thời gian, do đó nếu phân tích ngành nhà đầu
tư sẽ chọn được những ngành có lợi suất cao để đầu tư.
- Ngay trong cùng một ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. Một ngành
hoạt động tốt tại thời điểm nào đó thì không có nghĩa nó sẽ hoạt động tốt trong
tương lai. Vì lý do này nhà đầu tư phải luôn theo dõi động thái hoạt động ngành
để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc.
- Vào cùng một thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó
cần đánh giá mức độ rủi ro của ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương xứng
cần phải có.
- Rủi ro mỗi ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian, do vậy ta có thể
phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro của nó trong
tương lai.
* Nội dung cần phân tích bao gồm:
 Phân tích ngành thực chất là phân tích quan hệ cung - cầu một, hoặc một nhóm
hàng hóa, dịch vụ do một ngành nào đó đảm nhận
 Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm


 Phân tích cơ cấu và và các thế lực của ngành
2. Các bước trong phân tích ngành:
a/ Xác định hệ số rủi ro β của ngành, từ đó tính toán mức sinh lời(lợi suất) yêu cầu
theo mô hình CAPM:
E(R) = Rf + β x (Rm –Rf)
Trong đó:
E(R) : là mức sinh lời cần thiết
1
Rf : là mức sinh lời của tín phiếu phi rủi ro
Rm : là mức sinh lời của thị trường
Β : là hệ số rủi ro của ngành
b/ Phân tích chỉ số P/E của toàn ngành:
- Xem xét mối quan hệ của P/E ngành với P/E tổng thể của thị trường.
- Xem xét các nhân tố cơ bản của ngành gây tác động trực tiếp tới P/E ngành như
hệ số trả cổ tức, mức sinh lời yêu cầu r và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g).
c/ Ước tính thu nhập đầu cổ phiếu (EPS hay E): được thực hiện theo một số phương
pháp chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh; phân tích đầu vào- đầu ra; phân tích
mối quan hệ giữa ngành và nền kinh tế tổng thể.
d/ Tính giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ tính toán
được với mức ước tính thu nhập đầu cổ phiếu. Sau đó so sánh giá trị chỉ số cuối kỳ
với giá trị đầu kỳ để ước tính lợi suất.
r = (giá trị chỉ số cuối kỳ - giá trị đầu kỳ + cổ tức nhận trong kỳ)/ giá trị đầu kỳ
e/ So sánh lợi suất đạt được r với lợi suất yêu cầu E( r) để quyết định đầu tư.
II/ PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
1. Phân tích chiến lược phát triển của DN
- Lịch sử của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
- Người lãnh đạo của doanh nghiệp
- Người lao động của doanh nghiệp
- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

- Khách hàng và nhà cung cấp
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
+ Kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ
+ Kế hoạch sản phẩm
+ Kế hoạch phát triển thị trường
+ Kế hoạch huy động vốn dài hạn
2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
- Cơ sở dữ liệu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, bản thuyết minh tài chính,
- Phương pháp phân tích:
+ So sánh (giữa thực tế với kế hoạch, kì này với kì trước),
+ Phân tích tỉ lệ (đánh giá mối quan hệ giữa bộ phận với tổng thể),
+ Phân tích xu hướng.
3. Nội dung phân tích
+ Khả năng thanh toán của DN
2
+ Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN
+ Năng lực hoạt động của tài sản
+ Kết quả kinh doanh và phân phối thu nhập
+ Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty
* Khả năng thanh toán của DN
Tổng tài sản
(1) Khả năng thanh toán chung =
Tổng công nợ

TS ngắn hạn
(2) Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
TS dài hạn
(3) Khả năng thanh toán nợ dài hạn =

Nợ dài hạn
* Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN
Tổng nợ phải trả
(1) Hệ số nợ =
Tổng tài sản
Nguồn vốn chủ sở hữu
(2) Hệ số tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
1 - Hệ số nợ
(3) Hệ số đầu tư vào TSNH =
Tổng tài sản
Tổng tài sản dài hạn
(4) Hệ số đầu tư vào TSDH =
Tổng tài sản
Tổng tài sản ngắn hạn
(5) Cơ cấu đầu tư =
Tổng tài sản dài hạn
* Năng lực hoạt động của tài sản
Vòng quay Giá vốn hàng bán
(1) hàng =
tồn kho Tổng giá trị hàng tồn kho bình quân
3
Vòng quay Doanh thu bán chịu
(2) các khoản =
phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu

Kỳ thu Số dư bình quân các khoản phải thu
(3) tiền = x 360
trung bình Doanh thu bán chịu
Vòng quay Doanh thu thuần

(4) vốn =
ngắn hạn Vốn ngắn hạn bình quân
Vòng quay Doanh thu thuần
(5) vốn =
kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân
* Kết quả KD và phân phối thu nhập
(1) Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
(2) Tỷ suất lợi nhuận tài sản (ROA) = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Tổng tài sản
(3) Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn CSH Bình
quân
(4) Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS) = (Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu
đãi) /Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Cổ tức một LNST dành trả cổ tức cho CPT
(5) cổ phần =
thường (DIV) Số CPT đang lưu hành
Hệ số chi Cổ tức mỗi cổ phiếu thường
(6) trả cổ =
tức CPT EPS

Tỷ suất Cổ tức 1 CPT
(7) cổ tức =
hiện hành Thị giá 1 CPT
4
* Các chỉ tiêu về triển vọng phát triển của công ty
(1) Hệ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) = Thị giá CPT / EPS
(2) Chỉ số thị giá thư giá (M/B)= Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) / Giá trị sổ
sách 1 CP thường (book value)
(3) Tốc độ tăng trưởng (growth rate) = Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY

Chính thức hình thành từ cuối thế kỷ 19
Các hoạt động dệt may mang tính chất truyền thống thủ công ở Việt Nam đã có từ rất
lâu đời. Một số làng nghề truyền thống vẫn tồn tại và phát triển như Vạn Phúc (Hà
Đông – Hà Nội), Triều Khúc (Thanh Trì - Hà Nội), Mẹo (Hưng Hà – Thái Bình)… Sự
hình thành của ngành Dệt may Việt Nam với vai trò là một ngành công nghiệp được
5
đánh dấu bởi sự ra đời của nhà máy liên hợp Dệt Nam Định năm 1897. Năm 1976,
các sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu tới các nước thuộc khối Hợp đồng tương trợ kinh
tế với bạn hàng đầu tiên và quan trọng nhất là Liên Xô cũ thông qua các hợp đồng gia
công. Theo thỏa thuận, Việt Nam nhập khẩu bông từ Liên Xô cũ và bán thành phẩm
cho Liên Xô. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu ký các hợp đồng gia công khối lượng lớn
với Liên Xô (được gọi là thỏa thuận 19/5), theo đó, Liên Xô cung cấp tất cả các nguyên
liệu và thiết kế mẫu mã còn Việt Nam thực hiện công đoạn sản xuất. Với các hợp
đồng gia công như vậy, ngành Dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng trong các năm
1987-1990, các xí nghiệp Dệt May được thành lập khắp trên cả nước, thu hút hàng trăm
nghìn lao động và là nguồn đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, với
sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, giai đoạn 1990-1992 là giai đoạn khó
khăn nhất cho ngành Dệt May Việt Nam cả về đầu vào và đầu ra.
Hội nhập quốc tế rộng rãi từ cuối thế kỷ 20
Nhờ có tiến trình Đổi mới và quá trình dịch chuyển sản xuất ngành công nghiệp Dệt
may sử dụng nhiều lao động từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển,
ngành Dệt may Việt Nam bước sang một giai đoạn mới có sự hội nhập quốc tế rộng rãi
hơn được đánh dấu bởi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng
châu Âu ký kết ngày 15/12/1992. Các khách hàng quốc tế lớn của ngành Dệt may của
Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật Bản và EU.
Hiện trạng ngành
Việt Nam thuộc Top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may.
Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong danh sách
TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai
đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%,

sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy (5%), Ấn Độ
(3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%).
Hàng Dệt may là ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam
Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành Dệt may đóng góp trên 15% vào tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm 2006-2008, Dệt may là ngành hàng có
giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô. Tuy nhiên, từ năm
2009 tính đến hết 10 tháng đầu năm 2011, Dệt may đã vươn lên vị trí hàng đầu mặc dù
tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ( 2007 – 10/2011)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
10T
2011
Kim ngạch XK Dệt may
( Triệu USD)
7.75
9,120 9,066 11,175 11,693
Tăng trưởng so với cùng kỳ
năm trước tính theo giá hiện
thời
17.68% -0.59% 23.26% 29.40%
% tổng kim ngạch XK của
VN
16.02% 14.50% 16.02% 15.60% 14.98%
6
( Nguồn: GSO, HBBS )
Xuất khẩu Dệt may tăng trưởng mạnh trở lại từ năm 2010 nhờ mở rộng thị trường
và giá xuất khẩu tăng.
Tính theo giá hiện thời, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng
mạnh trong năm 2008 (gần 18%). Tuy nhiên, đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm

nhẹ (gần 0,6%) so với năm 2008 xuống còn 9.066 triệu USD. Theo UNCTAD, sự sụt
giảm này có thể do các nhà sản xuất giảm giá hàng bán để khuyến khích người mua
trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ sụt giảm và do người mua chuyển sang sử dụng các sản
phẩm rẻ tiền hơn để cắt giảm chi tiêu trong tình hình kinh tế khó khăn. Trong năm
2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với tốc độ
tăng trên 20% (năm 2010) do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc
sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị
trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN. và gần 30% (10 tháng năm
2011) so với cùng kỳ năm trước
Trong 10 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may tiếp tục tăng trưởng
cao (gần 30% so với cùng kỳ năm 2010). Theo Bộ Công Thương, giá xuất khẩu Dệt
may của Việt Nam, tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2011 kể từ tháng 3/2011.
Riêng trong tháng 9/2011, giá các mặt hàng dệt may xuất khẩu tăng
0,4% so với tháng
8/2011 và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu thống kê Hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của hàng dệt may
thường bắt đầu tăng trưởng vào quý 2 và đạt mức cao nhất vào quý 3. Trong 5 tháng đầu
năm nay, xuất khẩu hàng dệt may đạt trung bình là 771 triệu USD/tháng. Với mức tăng
như hiện nay, cùng với tính chu kỳ xuất khẩu, chúng ta có thể kỳ vọng hàng dệt may sẽ
đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/tháng trong một vài tháng tới. Tuy nhiên để đạt được kế
hoạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD trong năm 2010 thì trong 7 tháng còn lại của năm, trung
bình mỗi tháng xuất khẩu dệt may phải đạt gần 950 triệu USD/tháng.
Thị trường xuất khẩu: Các thị trường chủ yếu chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất
khẩu.
Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các
khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài
7
Trong năm 2011, ngành Dệt may
hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất
khẩu 13-13,5 tỷ USD và đã thu về thu

về gần 11,7 tỷ USD trong 10 tháng
đầu năm 2011. Như vậy, trong 2 tháng
cuối năm, ngành Dệt may phải đạt
kim ngạch khoảng 650-900 triệu
USD/tháng, những con số có thể thực
hiện được đối với ngành trong điều
kiện hiện tại.
Loan. 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường
này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch.
- Thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt
Nam nói chung và các sản phẩm Dệt may nói riêng. Bình quân giai đoạn 2006-2010,
giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 55% tổng giá trị
xuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới. Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm
bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm
2005-2010.
Với những khó khăn vĩ mô chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Mỹ sau
khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8/2011, các đơn hàng từ Mỹ có xu hướng sụt giảm.
Đồng thời, ngành Dệt may Việt Nam cũng chủ động đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị
trường gần hơn như Hàn Quốc và giảm phụ thuộc vào thị trường khắt khe này. Do đó,
trong 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu Dệt may của Việt Nam sang Mỹ cũng tăng
trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu khác
(15,25%) trong khi tăng trưởng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng gần 142%. Tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 55% xuống còn gần 50% giai đoạn này.
- Thị trường EU
EU là thị trường lớn thứ hai cho các sản phẩm Dệt may xuất khẩu của Việt Nam với
doanh thu gần 1,9 tỷ USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của
Việt Nam trong 9 tháng năm 2011. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu Dệt may sang
thị trường EU đạt trên 2 con số trong năm 2007-2008, nhưng ở mức thấp hơn so với

xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và sụt giảm mạnh hơn trong năm 2009 (-3,11%) trong
điều kiện kinh tế khủng hoảng trước khi tăng trưởng trở lại (17,5%) trong năm 2010.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang thị trường EU
tăng mạnh (trên 40%) với các khách hàng lớn nhất của Việt Nam tại khu vực này là
Đức (42,35%), Anh (47,67%), Tây Ban Nha (34,6%), Hà Lan (49,74%) và Pháp
(49,43%).
- Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai khách hàng lớn thứ 3 và thứ 4 của ngành Dệt may xuất
khẩu Việt Nam trong 9 tháng năm 2011 với tỷ trọng trong tổng kim ngạch lần lượt là
11,7% và trên 6%. Theo Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam – Nhật Bản,
sản phẩm dệt may là một trong các mặt hàng có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ
nhất và năm 2010 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng
này. Chính vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản
đang trong giai đoạn đầu tăng trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tế mạnh
mẽ từ thảm họa sóng thần đầu năm 2011.
Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ những thay đổi cơ cấu sản xuất ngành Dệt may
của Hàn Quốc theo hướng tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp, tạo nhiều cơ
hội cạnh tranh hơn cho sản phẩm của Việt Nam trên phân khúc thị trường sản phẩm
trung cấp. Đồng thời, theo cam kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN5- Hàn Quốc,
dệt may là một trong những sản phẩm mà Việt Nam được hưởng thuế suất rất thấp.
8

Năng lực ngành Dệt hạn chế dẫn tới giá trị nhập siêu vải lớn
Mặc dù không có các số liệu đầy đủ, nhưng theo một báo cáo của Viện nghiên cứu kinh
tế Đài Loan, Việt Nam là nước có giá trị nhập siêu tương đối lớn đối với các mặt hàng
vải trong những năm qua do chất lượng và chủng loại các sản phẩm Dệt của Việt
Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp Dệt may trong nước. Ngoài ra,
các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu nên phải sử
dụng các nguyên liệu do khách hàng chỉ định từ các nguồn nguyên liệu bên ngoài.
Ngược lại, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành May luôn có giá trị dương đáng kể

trong nhiều năm trở lại đây. Điều này cũng phản ánh một phần chính sách hạn chế nhập
khẩu các sản phẩm may vào Việt Nam và các biện pháp ưu đãi xuất khẩu cho các doanh
nghiệp xuất khẩu may mặc. Tuy nhiên, các số liệu trên không bao gồm khối lượng lớn
các mặt hàng may mặc của Trung Quốc được đưa vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Đặc điểm về nguồn nhân lực ngành Dệt may Việt Nam.
Lao động của ngành Dệt May Việt Nam không tập trung, do có hơn 70% các doanh
nghiệp Dệt May là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lao động dưới 300 người. Gần 20%
doanh nghiệp có số lao động trên 300 người và dưới 1000 người, số doanh nghiệp từ
9
1000 người trở lên chỉ có 6%. Với độ phân tán như vậy, nếu không liên kết lại thì hoạt
động đào tạo sẽ khó triển khai hiệu quả.
Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hai loại
hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành Dệt May.
Thường đa số các doanh nghiệp này hiện nay lại có khuynh hướng đầu tư cho việc thu
hút lao động, chứ không có khuynh hướng đầu tư mạnh cho hoạt động đào tạo.
Do yêu cầu về lao động của ngành Dệt May tăng rất nhanh nên khả năng đáp ứng của cơ
sở đào tạo không theo kịp. Dẫn đến tính trạng tranh giành lao động giữa các doanh
nghiệp trong ngành tăng lên đã đến mức báo động. Khi tình trạng đó xảy ra, các doanh
nghiệp ngại đào tạo người lao động vì khả năng họ rời bỏ công ty sau khi được đào tạo là
quá lớn. Doanh nghiệp không đào tạo, nhân viên cảm thấy không thỏa mãn nhu cầu được
học tập của mình lại muốn ra đi tìm nơi khác nhiều hơn.
Triển vọng ngành Dệt may Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu cho năm 2010 đạt gần 11,2 tỷ USD, chưa đạt mức cận dưới
của mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển ngành đến 2020 (bảng dưới đây). Như
đã phân tích ở trên, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽ có thể đạt được con số đề ra 13-
13,5 tỷ USD. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, các chủ hàng đang có xu hướng dè dặt
hơn trong việc đặt các đơn hàng mới cho giai đoạn cuối năm 2011 và các quý nửa đầu
năm 2012.
- Xu hướng hợp tác trong bán lẻ trên thị trường nội địa

Theo FineIntel, trên thị trường nội địa, các sản phẩm Dệt may Việt Nam được phân
phối thông qua khoảng 15.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ. Trong thời gian gần đây,
nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu do mức độ cạnh tranh trên thị trường thế
giới ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thúc đẩy bán
hàng trên thị trường trong nước. Một xu hướng đang diễn ra giữa các doanh nghiệp Dệt
May VN là cùng hợp tác để mở các cửa hàng bán lẻ mới nhằm thu hút nhiều đối tượng
khách hàng bằng những địa chỉ mua sắm có nhiều mặt hàng và mẫu mã đa dạng hơn
- Mức độ cạnh tranh từ các sản phẩm của Trung Quốc sẽ gay gắt hơn khi thực hiện
cam kết ACFTA
Theo Hiệp định thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) ký kết ký kết năm 2004,
thuế nhập khẩu hàng hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm 90%, bắt đầu
thực hiện từ năm 2005 đối với 6 thành viên đầu tiên của ASEAN. Việt Nam gia nhập
ASEAN muộn hơn, do đó, cam kết cắt giảm thuế này sẽ được thực hiện từ năm năm
2015. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản
phẩm Dệt may của Trung Quốc. khi đó ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với
mức độ cạnh tranh gay gắt hơn từ các sản phẩm của Trung Quốc
- Tiềm năng thị trường XK lớn nhưng vị thế của Dệt may VNvẫn còn khiếm tốn
Tư cách thành viên của ASEAN, APEC và WTO, vv và các hiệp định thương mại tự do,
song phương và đa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Dệt may Việt Nam có
mặt nhiều hơn và rộng hơn trên thị trường quốc tế. Hàng Dệt may Việt Nam đã được
xuất khẩu sang hầu hết thị trường quan trọng trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, vv.
10
Kim ngạch nhập khẩu hàng Dệt may thế giới đã đạt trên 450 tỷ USD/năm cho thấy tiềm
năng tiêu dùng của ngành này còn rất lớn
Mặc dù đứng trong Top 10 nước xuất khẩu thế giới, thị phần của Việt Nam năm
2010 chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, tuy đã cải thiện đáng kể so
với tỷ lệ 1,65% của năm 2009 nhưng vẫn là một tỷ lệ rất khiêm tốn và có một khoảng
cách quá xa với nước đứng đầu danh sách là Trung Quốc với thị phần gần
36,7%.
Phân tích matận SWOT ngành Dệt may Việt Nam

ĐIỂM
MẠNH

Sở hữu một lực lượng nhân công giá rẻ, được thừa nhận là có kỹ năng và tay
nghề cao. Mức thu nhập bình quân của lao động Dệt may Việt Nam hiện nay
thấp hơn một chút so với con số tương đương của Trung Quốc. Điều nay góp
phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt may của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam có những biện pháp ưu tiên phát triển ngành Dệt may
như ưu đãi đầu tư FDI hay miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với
mục đích sản xuất các sản phẩm may tái xuất khẩu trong vòng 3-4 tháng.

Sản phẩm may mặc của Việt Nam đã thiết lập được chỗ đứng trên thị trường
thế giới và được các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản chấp nhận.
ĐIỂM
YẾU

Năng lực sản xuất nguyên liệu đầu vào và phụ trợ còn yếu, không đáp ứng
được nhu cầu của ngành may mặc. Do đó, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm
Dệt may của Việt Nam còn rất cao và phụ thuộc lớn vào điều kiện thị
trường thế giới về nguyên liệu. Nếu tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm may
mặc của Việt Nam chỉ đạt khoảng 30% thì con số này của Trung Quốc đã đạt
đến 90%. Đây là yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh tương đối của sản
phẩm may mặc Việt Nam với sản phẩm của Trung Quốc.

Chất lượng nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam chưa đạt được chất
lượng yêu cầu, đồng thời giá thành cao hơn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ
Trung Quốc. Do đó sản phẩm của ngành không đủ sức cạnh tranh với các sản
phẩm cùng loại từ Trung Quốc.


Quy mô của phần lớn các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ nên hạn chế hiệu
quả sản xuất.

Năng lực thiết kế của Việt Nam còn thấp, do đó, ngành Dệt May Việt Nam
11
CƠ HỘI

Triển vọng kinh tế thế giới về dài hạn có xu hướng cải thiện làm tăng nhu
cầu sản phẩm Dệt may nói chung cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
cao cấp nói riêng.

Việc chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm Dệt may giữa các doanh
nghiệp tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tăng tỷ lệ lợi nhuận.
THÁCH
THỨC

Ngành Dệt may Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường nội
địa từ các sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái lan.

Trên thị trường thế giới, Trung Quốc cũng là một đối thủ có sự cạnh tranh
rất lớn mà Việt Nam rất khó có thể vượt qua. Trong khi đó, một số đối thủ
cạnh tranh đang nổi lên với lợi thế giá nhân công ở mức thấp hơn Việt Nam
như Campuchia, Lào, Myanmar có thể sẽ đe dọa thị phần của Việt Nam trên
thị trường thế giới.

Xu hướng tăng cường bảo hộ mậu dịch, đặc biệt tại các thị trường truyền
thống của Việt Nam như Mỹ và EU có thể sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt
động ngành.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
Hiện nay, có 5 mã chứng khoán giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội(HNX) và Hồ

Chí Minh (HOSE) thuộc các doanh nghiệp ngành Dệt may là TCM-HOSE, GMC-
HOSE, TET-HNX, TNG-HNX và NPS-HNX; 04 mã đang giao dịch trên sàn UPCOM
(HDM, VTI, VDN và TTG) và
01 mã (KMR-HOSE) của doanh nghiệp sản xuất
nguyên liệu và phụ liệu may mặc.
Trong khuôn khổ của chuyên đề này, nhóm chỉ giới hạn tập trung phân tích hai doanh
nghiệp ở hai sàn, đó là TCM – HOSE & TNG – HNX.
1. Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công ( TCM )
• Trụ sở chính: 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
• Chi nhánh Hà Nội: Phòng 808, 25 Bà Triệu, TP. Hà nội
Các lĩnh vực kinh doanh chính:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt, đan kim, nhuộm và may mặc.
- Thời trang bán lẻ
12
- Bất động sản
TCM là doanh nghiệp có vị thế tốt trong ngành nghề tăng trưởng, có qui mô vốn
chủ và tổng tài sản lớn nhất ngành cũng như khả năng sinh lời rất cao. Ngoài ra, TCM có
khả năng tự cung cấp toàn bộ nhu cầu sợi bông, giúp cho năng lực sản xuất và có kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất ngành
TCM có quy trình sản xuất khép kín gồm sản xuất sợi, dệt, đan, nhuộm và may,
nên có khả năng chủ động kiểm soát chi phí và chất lượng sản phẩm đầu ra
Tháng 10/2007, Cty chính thức niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh.
Thông tin Cổ phiếu
Mã cổ phiếu : TCM
 EPS cơ bản (nghìn đồng): 0.56
 EPS pha loãng (nghìn đồng):0.56
 P/E :17.27
 Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):15.88
 (**) Hệ số beta:1.29
 KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:118,380

 KLCP đang niêm yết:44,737,486
 KLCP đang lưu hành:44,637,036
 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):428.52
( Nguồn : HOSE ngày 15/6/2012 )
THÔNG TIN TÀI CHÍNH CƠ BẢN
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
DT 1,057 1,023 1,126 1,893 2,195
LNTT 74
7 61 228 118
LNST
74 5 47 199 113
EPS
120 1,041 4,461 2,505
VĐL
189.9
241.8 434.4 434.4 447.4
VCSH 292.4 345.7 525.2 679.0 723.1
TTS
1106.7
1307.9 1705.5 1913.8 2053.3
Nợ DH 215 302 441 371 434
LNST/DT 0.5% 4.2% 10.5% 5.25
ROE 0.9% 10.4% 33.2% 16.0%
ROA 0.2% 3.0% 11.0% 5.7%
Nợ/VCSH 2.7 2.2 1.8 1.8
TSLĐ/Nợ 0.8 0.9 1.1 1.1
Vay/VCSH 1.85 1.71 1.08 1.37
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính TCM)
13

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Cơ cấu tài sản và các hoạt động đầu tư
Tổng tài sản tăng khá đều bình quân 16% qua các năm. Trong đó cơ cấu tài sản ngắn
hạn đang dần tăng lên rất hợp lý và hiện tại đã chiếm khoảng 50% tổng tài sản. Hàng
tồn kho chiếm phần lớn (34% tổng tài sản) và tăng mạnh 31% so với cùng kỳ là do
nguyên liệu được tích trữ và thành phẩm sợi tồn do nhu cầu tiêu thụ chậm lại với kỳ
vọng giá bông sẽ giảm
Công ty đầu tư phần lớn vào tài sản dài hạn, trong đó tài
sản cố định chiếm phầm lớn,
khoảng 34% tổng tài sản, chủ yếu là các loại máy móc phục vụ sản xuất và các dự án
bất động
sản. Nguồn vốn đầu tư vay các ngân hàng và được thế chấp
bằng chính
những tài sản đó:
TC 1 – Tân Phú – HCM: 9.898m2 đã nộp tiền sử dụng đất và vay Eland 6tr USD để
triển khai và dự kiến khởi công 2012 (đã giải ngân trên 100 tỷ)
TC2 – Tân Phú – HCM: 66.478m
2
, kế hoạch dài hạn
TC3-Q4-HCM: 7.350m
2
đang đợi UBNDQ4 phê duyệt, dự kiến triển khai 2012-2015
Resort & Spa – Phan Thiết: 102.000m
2
, đang đền bù cho 3 hộ còn lại.
Cơ cấu nguồn vốn
Khoản nợ hiện tại của TCM khá lớn, chiếm khoảng
64% tổng nguồn vốn. Trong đó,
nợ ngắn hạn nhiều hơn 2 lần nợ dài hạn. Trong nợ ngắn hạn, các khoản tiền vay từ các
Ngân hàng và tổ chức gồm 385 tỷ tiền Việt và 121 tỷ tiền USD. Các khoản vay được

thế chấp bằng tài sản cố định, bằng hàng tồn kho và bằng tín chấp để mua nguyên liệu
nhập khẩu và đầu tư máy móc.
Hệ số nợ vay so với vốn chủ sở hữu mặc dù vẫn ở mức cao (khoảng 1,8) nhưng đang
trên đà giảm với nhiều khoản vay ưu đãi. Tháng 8/2010, TCM đã vay 7 triệu USD với
lãi suất thấp 0,78-0,99%/năm từ E-land Asian Holdings cho dự án TC1.
Như vậy, mặc dù TCM đang còn các khoản nợ cao nhưng tình hình đang được cải
thiện dần, bên cạnh đó còn có các nguồn vay với lãi suất ưu đãi cho thấy công ty
vẫn đang hoạt động có uy tín và đảm bảo an toàn
Khả năng thanh toán
TCM sử dụng khoản tiền vay khá lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Vốn vay
chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 70% trong năm 2007 và giảm dần về khoảng hơn 50%
tổng nguồn vốn trong 2 năm 2010 và 2011, tính thanh khoản đang tăng dần lên về
mức an toàn hơn. Tuy vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao cũng đã đem lại không
ít lợi nhuận cho công ty, TCM đã có những năm tăng trưởng rất mạnh mẽ. Khả năng
thanh toán ngắn hạn cũng dần được cải thiện và hiện nay cũng đã ở mức an toàn.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ quần áo thành phẩm (47% tổng doanh thu)
với tỷ suất sinh lời khá cao (khoảng 27%). Ngoài ra, doanh thu từ sợi và vải cũng
chiếm phần lớn lần lượt là 34% và 19%. Các khoản kinh doanh khác không đáng kể,
trong đó có 10 tỷ đồng doanh thu từ việc bán đất bất động sản đầu tư.
14
Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Các sản phẩm của TCM chủ yếu được xuất khẩu và đem lại nguồn doanh thu chính,
khoảng hơn 80%. Các thị trường mà TCM xuất khẩu cũng khá đa dạng. Trong đó, Mỹ
là thị trường tiêu thụ chính đóng góp tới 33%. Tiếp theo là thị trường trong nước
(20%), thị trường Nhật (14%), thị trường các nước Châu Âu (11%) … Mặc dù TCM
có thị trường tiêu thụ khá đa dạng về mặt địa lý nhưng hiện tại chỉ tập trung chủ yếu
vào mặt hàng quần áo thun với mức tiêu thụ 20 triệu sản phẩm mỗi năm. Để đạt được
mức tiêu thụ này TCM đã đầu tư mạnh vào hệ thống sản xuất với năng lực đủ lớn để
đáp ứng các nhu cầu.

Sản lượng/năm Sản phẩm
Sợi
21.000 tấn Sợi cotton OE, polyester
Dệt 7 triệu m Vải dệt mộc
Đan 7,000 tấn Vải đan mộc
Nhuộm 10 triệu m vải, 8.000 tấn sợi
May
18 triệu sản phầm trang phục thể thao, áo thun
(Nguồn: TCM)
Thị trường tiêu thụ
US : 33% EU: 11% Nhật: 14% Nội địa: 20% Khác: 22%
Hiệu quả kinh doanh
Sau những khó khăn qua đi trong năm 2008, TCM có kết quả kinh doanh rất
ấn tượng
trong năm 2009 và năm 2010.

Đặc biệt là năm 2009, doanh thu chỉ tăng 10% nhưng lợi nhuận sau thuế đã tăng tới
gần 850% nhờ chi phí vật liệu rẻ. Năm 2010, TCM tiếp tục gặt hái thành công với
mức tăng doanh thu ấn tượng (68,1% so với cùng kỳ) và lợi nhuận tăng mạnh hơn
300% so với năm 2009. Có được kết qủa này là nhờ TCM đi trước đón đầu xu hướng
tăng giá của giá bông thế giới nên sớm có kế hoạch mua thu nguồn nguyên liệu này với
giá rẻ, đẩy tỷ suất sinh lời của sợi từ 2% lên đến 12%. Ngoài ra TCM có thêm nguồn
thu từ hoạt động tài chính với việc thu về 88 tỷ doanh thu, 43 tỷ lợi nhuận từ việc
chuyển nhượng cổ phiếu Slico. Ngoài ra còn 32 tỷ đồng lợi nhuận chuyển từ năm
2009 sang sau kiểm toán BCTC 2009.
2 quý đầu năm 2011, TCM tiếp tục thu được lợi nhuận lớn nhờ nguồn nguyên liệu giá
rẻ còn tích lũy từ năm 2010. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng tăng 149% so với cùng kỳ,
đồng thời hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận năm 2011
Tuy vậy, trong 2 quý cuối năm 2011, kết quả kinh doanh kém đi rất nhiều chủ yếu
là do giá nguyên liệu mua vào rất cao (chiếm 90% và 93,7% doanh thu cho quý 3 và

quý 4, trong khi các quý khác là khoảng 75%). Ngoài ra, để quay vòng vốn cho sản
xuất, TCM buộc phải giải phóng hàng tồn kho bông sợi khiến mặt hàng này bị thua lỗ.
Bên cạnh đó, việc biến động tỷ giá hối đoái cũng khiến TCM ghi nhận khoản lỗ gần
42 tỷ đồng (cao gấp đôi năm 2010) từ hoạt động tài chính. Kinh tế trong nước khó
khắn khiến nhu cầu giảm mạnh cũng khiến thị trường này bị thu hẹp ảnh hưởng đến
việc kinh doanh trong 6 tháng cuối năm.
15
2. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG ( TNG )
Địa chỉ : Số 160, Đường Minh Cầu, Thành phố Thái Nguyên
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành
bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,
kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào tạo.
- Công ty được thành lập ngày 22/11/1979 là doanh nghiệp quốc doanh. Đến ngày
01/01/2003 được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với 100% vốn của các cổ
đông với tên Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên, đến ngày 05/09/2007 công
ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
- Ngày 14/11/2007 Công ty được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp Giấy
chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu.
Thông tin Cổ phiếu
Mã cổ phiếu : TNG
( *) EPS cơ bản (nghìn đồng): 2.27
 EPS pha loãng (nghìn đồng): 2.27
 P/E : 4.28
 Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng): 14.43
 (**) Hệ số beta: 1.47
 KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:67,390
 KLCP đang niêm yết:13,461,325
 KLCP đang lưu hành:13,461,325
 Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 130.57
(*) Số liệu EPS tính tới Quý I năm 2012

(**) Hệ số beta tính với dữ liệu 100 phiên
( Nguồn : HNX, ngày 20 /6/2012 )
Lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và mua bán hàng may mặc; sản xuất bao bì
giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc; đào tạo nghề
may công nghiệp; mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy;
xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu
công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư; vận tải hàng hóa đường bộ, vận tải hàng hóa bằng
xe taxi, cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh; dịch vụ xuất nhập khẩu, ủy thác xuất
nhập khẩu, giao nhận hàng hóa; mua bán thiết bị vi tính, máy văn phòng, thiết bị viễn
thông; dịch vụ cho thuê hosting, đăng ký tên miền, thiết kế website; dịch vụ cho thuê máy
vi tính, máy chiếu, lắp đặt sửa chữa máy vi tính, máy văn phòng; mua bán máy, thiết bị,
phụ tùng, vật tư cơ khí, điện; dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, cải tạo công trình cơ khí, điện
nước; gia công sản phẩm cơ khí.
THÔNG TIN TÀI CHÍNH CƠ BẢN
16
Tổng hợp kết quả kinh doanh (Đơn vị: Tỷ đồng)
Theo Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu 617.543 473.530 623.000 1,146.000
Tổng lợi nhuận trước thuế 19.714 20.351 26.177 26.859
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 15.181 20.288 25.851 26.350
Lợi nhuận ròng 19.714 18.251 24.208 24.544
Năm 2011 là một năm hoạt động có hiệu quả nhất của TNG. Các chỉ tiêu quan trọng đều
đạt mức bình quân so với năm trước.Doanh thu thuần đạt 1.146 tý đồng, lợi nhuận sau
thuế đạt 24.544 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu theo thị trường:
- Thị trường xuất khẩu vẫn là mảng hoạt động có đóng góp quan trọng, chiểm 98%
doanh thu. Trong đó, Mỹ là thị trường chính với kim ngạch xuất khẩu đạt 34,1triệu USD,
chiếm 62% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo đó là các thị trường Tây Ban Nha,
Canada, Hàn Quốc, Mêxicô và Nga.

- Hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa chiếm khoảng 2% doanh thu và đang phấn
đầu tăng dần tỷ lệ doanh thu lên 10 -15% từ nay đến năm 2015, điều này giúp cân bằng
giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.
Để tăng tính chủ động về sản xuất sản phẩm và đa dạng hóa chủng loại, mở rộng thì phần
trong nước. Từ năm 2011 TNG chủ trọng thị trường nội địa, tập trung từ khẩu chọn dòng
sản phẩm mà công ty có thế mạnh, phù hợp với thị trường như : áo béo, áo Jacket, quần
short, quần áo trẻ em…, đến khâu làm mẫu, đăng ký nhãn mác sản phẩm, hệ thống nhận
diện thương hiệu, lập hệ thống các cửa hàng phân phối và tiến tới các cửa hàng bán lẽ…
Cơ cấu sản phẩm:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tập trung chính vào các sản phẩm chủ yếu :
Hàng áo với các mặt hàng tiêu biểu như Jacket Nam 2 lớp, Áo Nỉ Polar fleece , Hàng
quần với các loại short lửng, short Demin. Hàng năm công ty đáp ứng khoảng 6 triệu sản
phẩm các loại, trong đó công sản xuất hàng dệt chiếm 70% và hàng đan kim chiếm 30% .
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
Doanh thu tăng
t
r
ư
ởn
g
vượt bậc
t
r

lại sau thời kì nền kinh tế
s
u
y
thoái. Năm 2009 do
khủng hoảng tài chính toàn cầu nên doanh

t
hu
TNG
giảm hơn 23% so với năm
2008. Năm 2010, nền kinh tế
t
r
ê
n
toàn thế giới đang dần hồi phục trong đó có
Mỹ, đã giúp số
h

p
đồng ký kết của công ty tăng trở lại sau một năm bị ảnh hưởng
b
ởi
thắt chặt chi tiêu tại một số quốc gia chịu sự tác động trực tiếp
t
ron
g
cuộc khủng
hoảng
n
à
y
.
Tỷ
suất lợi nhuận biên cải
t

h
i

n
Nguyên vật liệu của
Công
ty được cung cấp bởi nhiều nguồn
k
h
á
c
nhau, trong
nước (5,5%) và nước ngoài ( 94,5 %). Nguồn cung
c

p
nguyên vật liệu của
Công
ty
17
chủ yếu là từ
Trung
Quốc, Hàn
Q
u

c
,
Hồng
K

ô
n
g
,
Đài
L
o
a
n
.

Các
nhà cung cấp này
đều đáp ứng chất
l
ư
ợn
g
yêu cầu, chủng loại phong phú và giá cả cạnh
t
r
a
nh
.
Đối với
TNG,
nguyên vật liệu chiếm tới 65% - 70% giá vốn hàng
b
á
n

,
phần lớn sản
phẩm của
Công
ty
Cổ
phần Đầu tư và
T
h
ư
ơn
g
mại
T
N
G
dưới dạng hợp đồng mua bán
FOB nguyên phụ liệu, xuất thành phẩm, vì vậy giá cạnh tranh sẽ giúp
Công
ty tiết
k
i

m
chi phí, qua đó giúp
Công
ty tăng lợi nhuận đáng
k
ể.
Chỉ tiêu ( %) 2008 2009 2010 2011

LN gộp biên 17,16% 18,07% 21,83%
LNR biên 3,21% 3,87% 3,89%
Nhìn chung tỷ trọng lợi nhuận trong năm 2010 cải thiện khá tốt
so

n
ă
m
2009, điều đó
cho thấy công tác quản lý chi phí của công
t
y
chặt chẽ
h
ơ
n
.
Chỉ tiêu ( ĐVT: %) 2008 2009 2010 2011
ROA
5,54% 4,79% 5,60%
ROE
24,86% 20,91% 20,27%
Khả năng
thanh

toán
Về
khả năng thanh toán của công ty hiện chưa thực sự tốt, các chỉ
số
đều dưới 1, điều

nay cho thấy nguồn vốn lưu động để tài trợ cho
c
á
c
khoản vay ngắn hạn còn thấp do
đặc thù sản xuất kinh doanh
c

a

Công
ty, giá trị hợp đồng xuất khẩu thường từ vài
trăm nghìn
đ
ế
n
hàng triệu đô-la, thủ tục thanh toán mất khá nhiều thời gian
(
l
ê
n
t

i
cả tháng), cộng với dự trữ nguyên phụ liệu và thành phẩm
c
h

xuất cho các đơn
hàng lớn khiến hàng tồn kho chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng tài sản

(
t
r
ê
n
20%).
Chỉ tiêu ( ĐVT: lần) 2008 2009 2010 2011
Khả năng thanh tóan hiện hành
0,93 0,72 0,80
Khả năng thanh tóan nhanh
0,43 0,38 0,39
Đòn bẩy tài chính
Trong
năm 2010, cơ cấu vay nợ đã giảm so với các năm trước
v


m

t
tỷ trọng trên
tổng tài sản, còn trên số tuyệt đối thì tỷ lệ vay
đ
ã

g
i
a
tăng do trong năm công ty đã và
đang triển khai xây dựng

nh
à

m
á
y
Phú
Bình
giai đoạn 1 nên tỷ lệ nợ vay có
ph

n
gia
t
ă
n
g
.
ĐVT: Tỷ đồng Tổng tài sản Nợ vay
Phải trả
người bán
Vốn CSH
Năm 2008
407,29 253,44 69,61 84,23
Năm 2009
354,69 233,56 30,78 90,35
Năm 2010
510,04 284,98 76,61 148,455
Năm 2011
18

Ngoài ra, tỷ lệ vay ngắn vay chiếm phần khá cao trong cơ cấu vay của toàn doanh
nghiệp chiếm 89% cho thấy tỷ lệ vay nợ của
c
ôn
g

t
y
để mua hàng hóa nguyên vật
liệu là rất
l

n
PHẦN III: KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bài giảng “ Những vấn đề căn bản về phân tích và đầu tư chứng
khoán” – TS Võ Như Khương, Trường Đại Học Duy Tân – Đà Nẵng
2. Tài liệu bài giảng “ Những vấn đề căn bản về phân tích và đầu tư chứng
khoán” – PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
3. Báo cáo cập nhật ngành dệt may - Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Nhà Hà Nội
4. Báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
( TNG )
5. Báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh - Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương
mại Thành Công ( TCM )
6. Website: www.cafef.vn ( Công thông tin dữ liệu tài chính - chứng khoán Việt nam )
19
20

×