Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.62 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC SINH KHÁ - GIỎI NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: NGỮ VĂN 8. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của đề bài và hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng, sáng tạo và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn một vài lỗi nhỏ. II. Đáp án và thang điểm Tổng điểm cho cả bài thi 20 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. - Đáp án: Câu Đáp án. 1 C. 2 A. 3 D. 4 B. PHẦN II: Tự luận (18,0 điểm) Câu. Câu 1 (4,0 điểm). Yêu cầu về nội dung a) Học sinh chỉ ra được: - Đoạn văn được trích trong văn bản: "Chiếc lá cuối cùng" - Tác giả: O. Hen-ri b) Câu văn: "Nhưng, ô kìa!" trong đoạn văn giúp ta hiểu được cảm xúc và tâm trạng của nhân vật: - Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật Giôn-xi rất ngạc nhiên và bất ngờ khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn treo bám trên tường... c) Học sinh trả lời được: * Hình ảnh chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét chính là một kiệt tác bởi vì:. Điểm 0,5 đ 0,5 đ. 0,5 đ. 0,5 đ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2 (6,0 điểm). + Chiếc lá được cụ Bơ-men vẽ trong đêm mưa rét giống y như thật... + Chiếc lá ấy đã tạo ra sức mạnh, như một liều thần dược..., khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người, cứu sống được Giôn-xi... + Chiếc lá ấy được vẽ bởi tình thương yêu bao la và lòng hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già Bơ-men... * Yêu cầu: Học sinh trình bày cảm nhận về bốn câu thơ. Có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn nhưng phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí, nội dung khái quát của khổ thơ... - Học sinh cảm nhận được sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân làng chài hiện lên thật đẹp đẽ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.” Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. Hình ảnh “Làn da ngăm rám nắng” là làn da đặc trưng của người dân làng chài, vốn đã trải qua nhiều nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi… - Hình ảnh “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”, không chỉ làn da mà cả từ ánh mắt, bàn tay, bước đi… Vị “xa xăm” là hương vị từ phương xa, là gió, muối, nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa… - Trong từ “nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười đều sáng bừng sức sống… - Cùng với các chàng trai làng chài là những con thuyền “bạn người đi biển”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không dấu diếm vẻ mệt mỏi của mình: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”. Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. - Khổ thơ trên là khổ thơ hay nhất trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Đọc khổ thơ, người đọc có thể cảm nhận được trong đó bao nhiêu niềm yêu mến ... A. Yêu cầu chung : - Nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh (giới. 0,5 đ 0,75 đ 0,75 đ. 1,0 đ. 1,0 đ. 1,0 đ. 0,5 đ. 1,5 đ. 1,0 đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3 (8,0 điểm). thiệu) và văn nghị luận (chứng minh). Phối hợp cả hai một cách nhuần nhuyễn. - Nắm vững kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm "Nhật ký trong tù "và bài thơ "Ngắm trăng" ( bản phiên âm và dịch thơ ) - Diễn đạt tốt . B. Yêu cầu cụ thể : Học sinh có thể linh hoạt giải quyết vấn đề. Sau đây là một số ý cơ bản: 1. Mở bài: - Giới thiệu, dẫn dắt và nêu được vấn đề cần chứng minh... 2. Thân bài: a) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi dạy học lấy tên Nguyễn Tất Thành, trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc. Sinh tại Làng Sen xã Kim Liên huyện Nam Đàn, Nghệ An.... - Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ trẻ, người đã nung nấu ý chí cứu nước, sớm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc... - Người còn là một nghệ sĩ lớn với nhiều bài thơ hay. Trong đó tập thơ “Nhật ký trong tù” là tập thơ tiêu biểu. Bài thơ "Ngắm trăng" đã thể hiện khá rõ nét về điều đó... b) Làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác qua bài thơ "Ngắm trăng" - Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của người tù cách mạng Hồ Chí Minh: + Hoàn cảnh khổ cực của Bác trong tù... + Trước cản đêm trăng đẹp, tâm hồn xốn xang bối rối rất nghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên. + Bác thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt của nhà tù để giao hòa với vầng trăng tự do. Vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. Cả người và trăng cùng chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau... Phép đối và nghệ thuật nhân hóa đã thể hiện điều đó... - Bài thơ thể hiện sức mạnh tinh thần kỳ diệu niềm lạc quan và phong thái ung dung của người chiến sĩ- thi sĩ Hồ Chí Minh... + Song sắt nhà tù trở nên bất lực,vô nghĩa trước. 0,5 đ. 0,5 đ. 1,0 đ. 0,5 đ. 0,25 đ 0,75 đ 1,0 đ. 1,0 đ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> tâm hồn của người chiến sĩ cách mang... + Đằng sau những câu thơ là tinh thần thép, là phong thái ung dung vượt lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù. - Bài thơ thể hiện phong cách thơ trữ tình đặc sắc của Bác: vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại vừa giản dị, hồn nhiên vừa hàm súc... 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh... - Suy nghĩ của bản thân .... 1,0 đ 1,0 đ 0,5 đ. * Lưu ý với câu 2,3 phần II: Bài làm của học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng các em có kỹ năng viết văn nghị luận theo đúng thể loại, các lí lẽ, dẫn chứng phải phù hợp, diễn đạt trong sáng. Biết cách vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh và biểu cảm trong nghị luận, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý. Nếu sai từ 8 đến 10 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 0,5 điểm. Sai trên 10 lỗi trừ 1,0 điểm. * Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. + Điểm của toàn bài là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn..
<span class='text_page_counter'>(5)</span>