Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN đến đầu tư của CÔNG TY cổ PHẦN TRÀNG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.82 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG
AN 1
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.1. Qúa trình hình thành: 1
1.2.Tên và địa chỉ giao dịch của công ty 1
1.3. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần 2
1.4.Thành viên 2
1.5 Ngành nghề kinh doanh: 2
2. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty 6
2.1. Chức năng: 6
2.2. Nhiệm vụ: 6
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công Ty Cổ Phần Tràng An 7
3. Năng lực hiện tại của công ty: 10
4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
12
5. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai 13
CHƯƠNG II: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA
CÔNG TY 15
1. Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản 15
1.1. Tình hình đầu tư vào tài sản cố định 15
1.2.Tình hình đầu tư gia tăng số lượng lao động: 18
1.3.Đầu tư cho R&D và quản lý đào tạo: 18
2. Vốn và nguồn vốn đầu tư: 20
3. Phương pháp lập dự án 21
4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư: 22
4.1. Tình hình tổ chức quản lý đầu tư: 22
4.2. Công tác kế hoạch hóa đầu tư: 23
5. Công tác thẩm định dự án 26
6. Nội dung phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu
tư 26


7. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài và hoạt động chuyển giao công
nghệ 27
8. Công tác đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu 28
9. Nội dung, phương pháp phân tích rủi ro đầu tư 29
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 30
1. Kế hoạch và Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 30
1.1. Kế hoạch phát triển 30
1.2.Phương hướng phát triển: 31
2.Một số kiến nghị 31
2.1. Phát triển sản phẩm thế mạnh của công ty, khai thác tối đa công
suất có thể được, đồng thời thực hiện đa dạng hóa sản phẩm 31
2.2. Nâng cao khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả 31
2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 32
2.4.Tăng cường hoạt động marketing 33
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÀNG AN.
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1. Qúa trình hình thành:
-Tiền thân là xí nghiệp Công-tư hợp danh Bánh -Mứt-Kẹo Hà Nội(Thành
lập sau cải tạo Công thương tư bản, tư doanh ở miền Bắc). Năm 1975 tách
thành 2 xí nghiệp là xí nghiệp Bánh- Mứt - Kẹo Hà Nội(thuộc Sở Thương
Nghiệp) và xí nghiệp Kẹo Hà Nội(thuộc Sở Công Nghiệp).
-Ngày 18/4/1975 Xí Nghiệp Kẹo Hà Nội được thành lập, thuộc Sở Công
Nghiệp Hà Nội, đóng tại 204 Đội Cấn, quận Ba Đình, theo quyết định số
53/CN-UBHCTP.
-Ngày1/8/1989 sáp nhập Xí nghiệp Kẹo Hà Nội với Xí nghiệp chế biến
tinh bột mỳ Nghĩa Đô và đổi tên thành Nhà máy Kẹo Hà Nội, theo quyết
định số 169/QĐ-UB. Nhà máy gồm 2 cơ sở là Cầu Giấy thuộc phường Quan
Hoa và Nghĩa Đô thuộc phường Nghĩa Đô.
-Ngày 8/12/1992 Nhà máy kẹo Hà Nội đổi tên thành Công ty bánh kẹo

Tràng An theo quyết định số 3128/QĐUB của Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội. Địa chỉ Phùng Chí Kiên-thị trấn Nghĩa Đô-quận Cầu Giấy-tp Hà Nội.
-Ngày 29/12/1999 Cổ phần hóa một bộ phận của công ty bánh kẹo Tràng
An tại phương Quan hoa, quận Cầu Giấy, thành lập công ty cổ phần dịch vụ
thể thao giải trí Quan Hoa với vốn pháp định 6 tỷ đồng.
-Ngày1/10/2004: công ty bánh kẹo Tràng An chính thức được cổ phần
hóa thành Công Ty Cổ Phần Tràng An(DNNN) với 51% vốn nhà nước theo
QĐ số 6238/Q Đ-UB của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
1.2.Tên và địa chỉ giao dịch của công ty.
Tên công ty(tiếng Việt) : Công ty cổ phần Tràng An.
Tên công ty(tiếng Anh) : TRANGAN JOINT STOCK COMPANY
1
Tên giao dịch:(viết tắt) : TRANGAN.,JSC.
Trụ sở chính:
Địa chỉ : Số1- Phùng Chí Kiên-Nghĩa Đô-Cầu Giấy-Hà Nội.
Điện thoại:(84-4)2679999 Fax:(84-4) 7564138.
1.3. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Vốn điều lệ : 22.200.000.000 đồng (hai mươi hai tỷ, hai trăm triệu đồng).
Giấy CNDKKD số: 0103005601 Ngày cấp: 01/10/2004
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội.
Công ty mẹ: Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Tài khoản: 10A-00042, Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy.
Mã số thuế: 0100102911-1.
1.4.Thành viên
Công ty cổ phần Tràng An có 3 xí nghiệp thành viên:
• Xí nghiệp kẹo: Sản xuất kẹo cứng cao cấp(Lilipop,lạc xốp, hoa quả),
Tổng hợp, kẹo mềm cao cấp-Toffee, Hương cốm, Socola sữa, Sữa
dừa…
• Xí nghiệp bánh: Sản xuất bánh quy, Bánh quế, Snack, Gia vị.
• Xí nghiệp cơ nhiệt: xí nghiệp phục vụ(Cơ-Nhiệt-Điện)

Với hơn 40 năm kinh nghiệm, công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát
triển. Đặc biệt là từ sau khi côt phần hóa, hiện tại công ty là 1 trong 100
doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, với nhiều sản phẩm
TOPTEN, 10 năm Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao Vàng Đất Việt,
Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam…
1.5 Ngành nghề kinh doanh:
-Ngành nghề kinh doanh:
• Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghiệp thực phẩm- vi sinh;
Xuất nhập khẩu các loại: vật tư; nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết
bị, phụ tùng có liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm - vi sinh.
2
• Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu đào tạo,
chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công
trình chuyên ngành công nghiệp thực phẩm;
• Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý cho thuê văn phòng,
du lịch, hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo;
• Tham gia mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
-Mục tiêu kinh doanh:
• Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông;
• Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh;
• Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước;
• Nâng cao thu nhập của người lao động trong Công ty
-Sản phẩm chủ yếu:
• KẸO CHEWY CAO CẤP CÁC LOẠI: Được sản xuất từ sữa tươi
nguyên chất trên dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại nhất Việt nam,
theo nguyên lý cô chân không màng siêu mỏng(super thin vacuum
cooker) đảm bảo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhờ to cô thấp t
o

93,7

O
C, do đó sản phẩm giữ được hương vị tự nhiên và vi chất dinh
dưỡng, dễ ăn và thích hợp với mọi lứa tuổi.
• KẸO CỨNG HOA QUẢ, LÔLIPOP: Mang hương vị hoa quả đặc
trưng, đa dạng của miền nhiệt đới, kẹo que lôly đặc biệt được các em
nhỏ yêu thích vì có que cắm ăn hợp vệ sinh, rất phù hợp với picnic.
• BÁNH QUẾ: Là sản phẩm bánh quế số 1 Việt nam, bán chạy nhất trên
thị trường trong nhiều năm qua
• TEPPY SNACK : Đi vào thị trường và có ấn tượng tốt với người tiêu
dùng vì chất lượng cao, sản xuất trên dây chuyền thiết bị của Cộng hoà
Pháp với công nghệ đùn ép, rất an toàn cho sức khoẻ, đặc biệt do công
nghệ mới snack không qua chiên ở nhiệt độ cao có nguy cơ ảnh hưởng
đến sức khoẻ như 1 số sản phẩm khác theo khuyến cáo của WHO.
3
• BÁNH QUI GOLDEN COIN: Sản phẩm được người tiêu dùng ưa
thích nhờ chất lượng cao và chủng loại đa dạng.
• BÁNH PHÁP- Paris Pancake : Công nghệ của Pháp, là sản phẩm lần
đầu tiên được sản xuất tại Việt nam. Với các vị kem đa dạng làm từ
nguyên liệu cao cấp của Châu Âu, sản phẩm đem lại cho người tiêu
dùng cảm giác thơm ngon, bổ dưỡng.
• BÁNH MỲ PHÁP TYTI Sức Sống Mới: Bánh mỳ dinh dưỡng, hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP Code 2003, sản phẩm bảo
quản lâu, bao gói tiện dụng, có thể mang theo mọi lúc mọi nơi, thích
hợp với mọi lứa tuổi.
-Giải thưởng :
CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN là một trong những doanh nghiệp
chuyên sản xuất bánh kẹo có chất lượng hàng đầu Việt nam. Một số giải
thưởng tiêu biểu:
1. Liên tục giành được danh hiệu " Hàng Việt nam chất lượng cao" 1998,
1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007 và mới đây nhất là

HVNCLC 2008 do người tiêu dùng bình chọn.
2. Nhiều sản phẩm bánh kẹo đã đạt Huy chương vàng, bạc, đồng qua các
kỳ Hội chợ Quốc tế Hàng Công nghiệp như kẹo Cốm, Sôcôla Sữa,
3. Thương hiệu "Tràng An" giành được giải " Thương hiệu uy tín chất
lượng" trong Hội chợ Thương hiệu nổi tiếng tháng 10/2005.
4. Trong hội chợ "Doanh nghiệp hướng tới ngàn năm Thăng long" tháng
11/2005, Tràng An đã vinh dự được nhận CÚP VÀNG từ BTC do Uỷ
ban nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng. Với danh hiệu này Tràng
An là doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hà nội 2005.
5. Năm 2006 Tràng An đã đoạt CÚP VÀNG Thương hiệu Việt uy tín
chất lượng do bạn đọc Mạng Thương hiệu Việt, tạp chí thương mại, tin
tức sở hữu trí tuệ bình chọn.
4
6. GIẢI VÀNG Chất lượng an toàn thực phẩm Do Hội Khoa học kỹ thuật
An toàn thực phẩm Việt nam, Mạng truyền thông điện tử chất lượng an
toàn thực phẩm Việt nam tổ chức với sản phẩm KẸO CHEWY ( sản
phẩm công nghệ mới) và BÁNH QUẾ.
7. Cúp vàng Topten Sản phẩm Thương hiệu Việt uy tín chất lượng 2006
với sản phẩm BÁNH PHÁP và sản phẩm BÁNH QUẾ.
8. Năm 2005, Tràng An đã chính thức áp dụng hệ thống quản lý ISO
9001:2000 và được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận Quacert.
9. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP Code 2003 và được
chứng nhận bởi tổ chức TQCSI vào tháng 11 năm 2006.
10. 02/09/06, thương hiệu Tràng An đã vinh dự được trao giải thưởng
"SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2006" tại hội trường Ba Đình.
11. Là 1 trong 500 Thương hiệu mạnh Việt Nam - VCCI quyết định
12. Tràng An đoạt Cúp Vàng “Thương hiệu và Nhãn hiệu“ năm 2007.
Tổng Giám Đốc Trịnh Sỹ đoạt Cúp “Doanh nhân tâm tài“ 2007.
13. Thương hiệu Tràng An đoạt giải “Quả Cầu Vàng“, sản phẩm bánh mỳ
TYTI đoạt giải “Tinh hoa Việt Nam“.

14.Sản phẩm bánh kẹo Tràng An được công nhận là 1/10 sản phẩm chủ
lực của thành phố Hà Nội.
15. 02/09/08 , thương hiệu Tràng An đã vinh dự được trao giải thưởng
"SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2008" tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia
Mỹ Đình.
16.Thương hiệu Tràng An được công nhận là Thương hiệu nổi tiếng -
VCCI bình chọn.
17.Hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm (1998-2008).
18.Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2008 do Bộ Tài nguyên môi
trường trao tặng tháng 6/2008 tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
TRANGAN JSC. LÀ THÀNH VIÊN CỦA CÁC HIỆP HỘI SAU
- Thành viên Câu lạc bộ - Hàng Việt Nam chất lượng cao.
5
- Hội viên Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt nam.
- Hội viên Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI.
- Hội viên Hiệp hội Chống hàng giả, hàng nhái Việt nam VATAP
- Hội viên Hội Mã số mã vạch.
- Hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà nội – HBA.
- Hội viên Câu lạc bộ Doanh nghiệp Nhà nước - Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương.
2. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty.
2.1. Chức năng:
- Công ty có chức năng cơ bản là sản xuất bánh kẹo và một số mặt hàng
thực phẩm khác. Hàng năm công ty sản xuất khoảng 4000 tấn với 40-50
chủng loại mặt hàng khác nhau, như: Kẹo tổng hợp, kẹo cà phê, kẹo hoa quả,
bánh Snack, bánh quế Công ty có thể thay đổi chủng loại và mẫu mã sản
phẩm theo nhu cầu của thị trường.
- Giới thiệu và đưa sản phẩm của công ty tới nguời tiêu dùng cuối cùng
thông qua các kênh phân phối.
2.2. Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng để sản xuất những sản
phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và phải xây dựng cho
mình kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý.
- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, trang thiết bị sản xuất, đa dạng
hóa các chủng loại sản phẩm để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng.
- Sử dụng hiệu quả bảo toàn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh doanh trên
cơ sở có lãi để tái mở rộng sản xuất.
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, người lao động và không
ngừng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.
6
2.3. C cu t chc b mỏy ca Cụng Ty C Phn Trng An
B mỏy qun lý ca cụng ty c t chc theo mụ hỡnh trc tuyn bao gm
cỏc phũng ban phõn xng v cỏc i sn xut vi cỏc chc nng v nhim v
khỏc nhau di s ch o trc tip ca Giỏm c v cỏc Phú Giỏm c cụng
ty. C cu t chc ca Cụng ty C Phn Trng An c th hin c th s
sau: (trang bờn)
Cơ cấu tổ chức bộ máy
7
đại hội đồng cổ đông
phòng
tài
chính
kế
toán
phòng
Mar -
bán
hàng
văn

phòng
công
ty
phòng

hoạch
sản
xuất
phòng
R & D
phòng
KT-CĐ
phòng
QC
xí nghiệp
kẹo I
xí nghiệp
kẹo II
xí nghiệp
bánh I
xí nghiệp
bánh II
Ban kiểm soát
hội đồng quản trị
ban điều hành
tổng giám đốc
kế toán tr6ởng
phó tổng giám đốc
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, toàn quyền nhân danh

công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty
như chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư, bổ, miễn nhiệm, cách chức
Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng
- Giám đốc điều hành: là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của
công ty.
- Phòng Nghiên cứu và Đầu tư phát triển(R&D)
+ Báo cáo các hoạt động kĩ thuật hàng tháng, quí theo yêu cầu.
+ Đăng kí chất lượng, mã số vạch, hệ thống quản lí chất lượng.
Nghiên cứu: Chiến lược, nghiên cứu phân tích bên ngoài và bên trong Công
ty, pháp lý.
Phát triển: Dự án đầu tư mới , phát triển sản phẩm hoàn thiện qui trình sản
xuất đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới. Báo cáo các hoạt động kĩ thuật
hàng tháng, quí theo yêu cầu. Đăng kí chất lượng , mã số vạch, hệ thống quản
lí chất lượng.
- Phòng quản lý chất lượng: Kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu
đầu vào. Xây dựng các phương pháp kiểm tra. Kiểm tra đảm bảo chất lượng
bán thành phẩm nhập kho hàng ngày. Kiểm tra chất lượng thành phẩm bảo
quản trong kho, thảnh phẩm trả về của các đại lý và tổ bán hàng. Báo cáo tổng
kết chất lượng sản phẩm toàn công ty hàng tháng, quí theo yêu cầu.
- Phòng marketing và bán hàng:
Bán hàng:
+ Xử lý đặt hàng từ các đại lý. Tổ chức bán hàng 2 hoặc 3 cấp.
+ Quản lý bán hàng vùng. Dịch vụ sau bán hàng.
+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Marketing:
+Phát triển thị trường mới. Phát triển kinh doanh.
+Thiết kế mẫu mã bao bì, phân tích đánh giá thị trường.
8
+Xúc tiến thương mại, quảng cáo bán hàng.
- Phòng bảo vệ y tế: Bảo vệ an ninh trật tự, hướng dẫn kiểm soát ra vào, Y tế

thực hiện công tác y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khỏe.
- Phòng kế toán: Chỉ đạo công tác thống kê, thực hiện công tác kế toán và tài
chính, sử dụng tốt tài sản, tiền vốn. Phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh
doanh, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho Giám đốc, các phòng
nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Phòng tổ chức nhân sự: Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực, hoàn thiện cơ cấu nhân lực, cơ cấu quản lý phù hợp với hoạt động
của công ty trong từng thời kì. Xác định nhu cầu đào tạo, tuyển dụng và bố trí
cán bộ, nhân viên. Lựa chọn các tiêu chuẩn, phương pháp tuyển chọn phù
hợp.
- Phòng hành chính: thực hiện quản lý hành chính, quản lý hồ sơ văn thư lưu
trữ và các thiết bị văn phòng, nhà khách, tổ chức công tác thi đua tuyên
truyền.
- Phòng Công nghệ kĩ thuật: Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực
hiện các quá trình công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế
thử sản phẩm mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật đưa vào sản xuất.
Xây dựng kĩ thuật công nghệ, quy trình công nghệ, quá trình tái chế, các hành
động khắc phục và phòng ngừa trong các dây chuyền sản xuất.
- Phòng kế hoạch-sản xuất: Xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển
của công ty trong ngắn hạn và dài hạn, trực tiếp xây dựng các chỉ tiêu kế
hoạch sản xuất. Lập kế hoạch điều độ sản xuất, giá thành kế hoạch. Thanh tra
định kì quá trình sản xuất của các phân xưởng.
- Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng này thực hiện kế hoạch sửa chữa , bảo
dưỡng thiết bị, cung cấp hơi, điện nước và sửa chữa thiết bị máy móc đột xuất
tại các phân xưởng sản xuất trong công ty.
- Các tổ sản xuất: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho
công ty.
9
- Tổ kho vận, tổ sửa chữa, tổ bốc xếp.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo cấu trúc trực

tuyến- chức năng; các phòng ban của công ty đều có nhiệm vụ, chức năng
riêng nhưng tất cả đều làm việc giúp Giám đốc, chiu sự quản lý của giám đốc
theo lĩnh vực chuyên môn được phân công và chịu trách nhiệm trước giám
đốc, trước pháp luật, Nhà nước về chức năng hoạt động và về hiệu quả của
công việc được giao.
Có thể nói việc phân định rõ chức năng và nhiệm vụ cho các phòng ban
của công ty là điều kiện tiền đề cho công tác quản lý lao động có hiệu quả,
đồng thời gắn trách nhiệm của mỗi phòng ban, phân xưởng với sự thành bại
trong quản lí kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đó mỗi người trong
tập thể cũng có trách nhiệm đối với công việc của chính họ và không ngừng
học hỏi, trau dồi kiến thức để áp dụng và sản xuất góp phần tạo vị thế của
công ty trên thị trường.
3. Năng lực hiện tại của công ty:
*Qui mô hiện tại:
Tổng diện tích đất sử dụng: 26634m2;
Tổng số tài sản:73164 triệu đồng;
Năng lực sản xuất: 5000 tấn/năm;
Doanh thu:~100 tỷ đồng/năm;
*Nhân sự:
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng số
lao động
430 374 422 504 569
- Theo trình độ:
0,31% trên đại học. 12,5% đại học.
9,4% cao đẳng trung học 77,8% khác.
-Theo chức năng.
5,7% quản lý 81,3 % sản xuất trực tiếp
10
11% lao động gián tiếp 2% khác.

* Tình trạng máy móc thiết bị của công ty: gồm 2 khối là khối phục vụ sản
xuất và khối quá trình công nghệ:
+ Khối phục vụ sản xuất bao gồm:
- Điện: có 2 nguồn: Lưới cấp thông qua máy biến áp tổng; tự phát: phụ
thuộc vào máy phát điện của công ty đang có nhằm phục vụ cho hoạt động
sản xuất của công ty.
- Nước sạch: có nước của thành phố và nguồn tự khai thác, chia thành
hai chuẩn: chuẩn cứng và chuẩn không cứng nhằm xử lý nước thải trong quá
trình sản xuất.
- Hệ thống cấp hơi trong điều kiện áp suất cao, truyền năng lượng phục
vụ quá trình sản xuất. Nguồn cung cấp khí ga hóa lỏng phục vụ cho dây
chuyền sản xuất của công ty.
- Các máy điều hòa trung tâm để bảo đảm sức khỏe cho người lao động
và phục vụ sản xuất cho sản phẩm.
- Các hệ thống máy tính, thiết bị giám sát để xử lý các vấn đề chuyên
môn của công ty.
- Lực lượng xe vận tải chở hàng hóa, sản phẩm, vật tư….
+Về máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất của công ty như sau:
Danh mục máy móc thiết bị từ năm 1990 đến nay
Tên thiết bị Nước sản
xuất
Năm đưa
vào sử dụng
Công
suất(kg/giờ)
I. Thiết bị sản xuất kẹo
Nồi nấu kẹo chân không Đài loan 1990 300
Máy gói kẹo cứng Pháp 1995 500
Máy gói kẹo mềm kiểu gối Hà lan 1996 1000
Tủ điều khiển Australia 1996 2000

Máy gói kẹo mềm kiểu gấp Đức 1998 600
11
xoắn
Dây chuyền kẹo caramen béo Đức 2002 200
Dây chuyền Chewy Milk sữa 2005 300
II.Thiết bị sản xuất bánh
Dây chuyền sản xuất bánh
Pháp(French pancake)
Pháp 2005 500
Dây chuyền sản xuất bánh
quế
Indonesia 1992 300
Dây chuyền sản xuất bánh
qui cao cấp
Trung quốc 2003 500
Dây chuyền sản xuất snack Pháp 2004 500
Dây chuyền sản xuất bánh
kem xốp
Malaysia 1999 500
Dây chuyền đóng gói bánh Nhật bản 1995 100-200
Dây chuyền sản xuất bánh
mỳ Tyti
Pháp 2007 500
Nguồn: Phòng kỹ thuật thiết bị-công ty cổ phần Tràng An
*Hệ thống quản lý chất lượng, an toàn và môi trường:
-Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý
• ISO 9001:2000
• HACCP Code 2003
-Không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, công ty còn đặc biệt chú trọng
đến vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ gìn môi trường chung cho cộng đồng.Vì

vậy, công ty có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm-nguyên lí vi
sinh hiện đại nhất Việt Nam-công trình hợp tác với Nhật Bản
4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần
đây
CHỈ TIÊU 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008(ước)
1. Doanh thu bán hàng và 48277 73389 90807
12
cung cấp DV
3. Doanh thu thuần 29855 38055 48190 72970 90479 138146 201302
4. Giá vốn hàng bán 25696 33763 42249 63767 76050 117691 171523
5. Lợi nhuận gộp 4159 4292 5940 9203 14428 20454 29778
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
118 1107 1428 1798 87135
7. Chi phí tài chính 579 985 2168 1899 3.519
Trong đó: Chi phí lãi vay 574 970 2163 1886 3.367
8. Chi phí bán hàng 1645 2130 2547 4032 5509 10391 15452
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
1992 1728 2158 3886 5181 5644 6118
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động KD
522 254 773 1406 2998 4317 4775
11. Thu nhập khác 27 320 70 164 133
12. Chi phí khác 15 130 31 58
13. Lợi nhuận khác (40=31-
32)
55 88 12 190 39 106 133
14.Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế

786 1597 3037 4423 4908
17. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập DN
37.4 59.8 647 1597 3037 3181 4232
Tổng tài sản 14601 13245 16402 53860 61955 72252 84000
Nguồn vốn chủ sở hữu 22937 24154 26200 27689
Nguồn vốn kinh doanh 22200 22200 22200 22200
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh
thu
0.13 0.16 1.343 2.189 3.357
Nguyên giá tài sản cố định 19860 20014 53032 54661 73164 80898
Đơn vị: nghìn đồng
5. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai
*Mục tiêu dài hạn:
• Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông;
13
• Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh;
• Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước;
• Nâng cao thu nhập của người lao động trong Công ty.
*Mục tiêu trước mắt:
- Đảm bảo tăng doanh thu ở mức khoảng gấp 2 lần quốc gia và 1,5 lần của
Hà Nội;
- Duy trì lợi nhuận mức trung bình hoặc thấp, ưu tiên đảm bảo việc làm,
thu nhập của người lao động và thực hiện tốt các loại hình bảo hiểm (BHXH,
Y Tế, Thất nghiệp…);
- Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, Ưu tiên gia tăng thị phần, đặc biệt là
miền Trung và tiếp đến miền Nam;
- Khánh thành nhà máy Tràng An.2 vào quý III/09; Thành lập Công ty
Thương mại Tràng An vào quý II/2009;
- Tận dụng nguy cơ kinh tế thiểu phát, lãi suất ngân hàng sẽ giảm thấp để

đầu tư các sản phẩm có đầu ra tốt (Snack, Rice Cracker, nâng cấp công nghệ
Biscuit…).
14
CHƯƠNG II: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ
CỦA CÔNG TY.
1. Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản
1.1. Tình hình đầu tư vào tài sản cố định.
Từ năm 2004, chính thức Cổ phần hoá theo quyết định của UBND thành
phố HN thành Công ty Cổ phần Tràng An với số vốn điều lệ hơn 22 tỷ đồng ,
công ty đã liên tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện hệ thống dây chuyền cũ và mua
mới các dây chuyền sản xuất tiên tiến trên thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng.
1.Dây chuyền sản xuất bánh quế:
Nước sản xuất: Indonexia.
Thời điểm đầu tư: 1999, tổng vốn đầu tư: 4506 triệu đồng bao gồm: máy sản
xuất No1(vốn vay) ; nhà sản xuất bánh quế(vốn tự có), máy sản xuất
No2(vốn vay).
2.Dây chuyền sản xuất Snack:
Gồm các thiết bị:
Đơn vị: triệu đồng
Tên thiết bị Nước sản xuất
Thời điểm
đầu tư
Tổng
vốn đầu

Nguồn vốn đầu

T bị SX snack CH Pháp 2000 7234 vay
Máy đóng túi

snack
Đài loan 2000 402 Tự có
Máy đóng túi
snack
Việt nam 2001 90 Tự có
Máy nén khí TQ 2000 11 Tự có
Máy gói snack Indonexia 2002 107 Tự có
Máy gói snack TQ 2003 217 Tự có
Máy gói snack TQ 2004 289 Tự có
Máy gói snack TQ 2005 275 Tự có
Máy gói snack TQ 2006 305 Tự có
15
Máy gói snack Việt nam 2006 50 Tự có
Nhà SX snack 2000 1149 Tự có
Tổng 10129
3.Dây chuyền sản xuất bánh quy Trung quốc:
Gồm các thiết bị sau
Đơn vị: triệu đồng
Tên thiết bị Nước sản xuất
Thời
điểm đầu

Tổng
vốn đầu

Nguồn vốn đầu

T.bị SX bánh
quy
Trung Quốc 2002 6099 Vay

Máy gói bánh
quy
Trung Quốc 2003 305 Tự có
Máy khuấy
hành tinh
Trung Quốc 2005 12 Tự có
Nhà SX bánh
quy
2002 1673 Vay
Nhà tắm 2003 128 Tự có
4.Dây chuyền sản xuất bánh pháp:
Nước sản xuất: Trung Quốc.
Thời điểm đầu tư: 2005, tổng vốn đầu tư: 3999 triệu đồng(vốn vay)
16
5.Dây chuyền sản xuất kẹo Chewy
Đơn vị: triệu đồng
Tên thiết bị
Nước sản
xuất
Thời điểm
đầu tư
Tổng vốn
đầu tư
Nguồn vốn
đầu tư
T.bị SX kẹo chewy Trung Quốc 2005 5530 vay
Máy gói kẹoTL500 Trung Quốc 2006 667 Tự có
Máy quật kẹo Trung Quốc 2003 120 Tự có
Máy dán túi Đài loan 2005 79 Tự có
Điều hòa trung tâm 2005 340 Tự có

Nhà sx kẹo+B.pháp 2005 344 Tự có
Tổng 7080
6.Dây chuyền sản xuất bánh mỳ TyTi
Nước sản xuất: Trung Quốc.
Thời điểm đầu tư: t5/2007, tổng vốn đầu tư: 5530: nguồn vay.
Trong quá trình đầu tư, tổng số tài sản của công ty liên tục tăng, một số
tài sản đã trích hết khâu hao , tuy vậy công ty vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm
đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động.
Do đặc thu sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, cùng với thương hiệu
‘Tràng An” lâu đời của công ty, do vậy trong bảng cân đối kế toán của công
ty thì khoản mục tài sản cố định vô hình được tính đến.
Đầu tư vào tài sản cố định:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1.TSCĐ hữu hình 32.297,557 40.437,015
-nguyên giá 69.405,576 80.898,052
17
-giá trị hao
mòn lũy kế
-37.108,019 -40.461,036
2.TSCĐ vô hình 3.408,987 3.355,596
-nguyên giá 3.759,346 3.880,580
-giá trị hao
mòn lũy kế
-350,358 -524,983
Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang
503,694 20.
Tổng tài sản cố
định

36.210,240 43812,612
* Tình hình đầu tư mới:
Đơn vị: triệu đồng
Tổng vốn đầu tư
mới
Năm 2007 Năm 2008 KH 2009
Nhà xưởng 1776 1384 -
Thiết bị+PT vận
tải
9653 5072 5837
Tổng 11657 6456 5837
1.2.Tình hình đầu tư gia tăng số lượng lao động:
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 KH 2009
Số lao động 420 504 569 600
Mức lương bình
quân/người/tháng
1.650.000 1.850.000 2.400.000 2.800.000
1.3.Đầu tư cho R&D và quản lý đào tạo:
Trong những năm gần đây công ty đã rất chú trọng đến công tác đầu tư
cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm không ngừng hoàn thiện
chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Một số hoạt
động tiêu biểu là:
18
Sản phẩm mới- Dây chuyền sản xuất kẹo cứng cao cấp (rót khuôn nhiều
màu-multi function depositing form hard candy production line).
Tăng sản lượng kẹo gói tại XN.K1-dây chuyền sản xuất kẹo cứng cao
cấp, tăng sản lượng kẹo đóng túi tại XN.K2- dây chuyền sản xuất kẹo Chewy,
tăng sản lượng bao gói tại XN.K2 – dây chuyền bánh Pháp, Tăng sản lượng
sản phẩm mới tại XN.B1-dây chuyền Biscuit…
Hệ thống sưởi tại xí nghiệp bánh 3-dây chuyền bánh mỳ TYTI.

Các đề tài R&D:
(1) - Đề tài khoa học 2008 cấp Thành phố: “Nghiên cứu bánh mì ngọt có
nhân, bổ sung các chất vi lượng tăng thời gian bản quản”. Tổng kinh phí 1,3
tỷ VND, được hỗ trợ 300.000.000,tr.VNĐ.
(2) Công nghệ sản xuất “Cháo hộp”;
(3) Kẹo cứng nhân rượu, vitamin, “Dịch hoa quả tươi”, DHA
(4) Kẹo cao cấp kết hợp dược phẩm;
(5) Kẹo ngậm chống ngứa cổ (phối hợp nghiên cứu với các công ty dược
Hoa Linh, Hậu Giang );
(6) Kẹo chewy có bổ sung vitamin, DHA
(7) Bánh quy phủ sôcôla, kem masmalow;
(8) Snack có nhân (Gắn với đầu tư nhà máy sản xuất Snack thứ 2);
(9) Bánh mỳ kiểu Pháp nhân kem.
….
Về công tác quản lý- đào tạo:
*Đào tạo – Kinh phí 200.000.000, đồng
Gồm: Đào tạo quản lý cho cán bộ chủ chốt và chuyên viên;
Đào tạo thi nâng bậc;
Đào tạo công nhân mới.
*Phần mềm quản lý – Kinh phí 100.000.000, đồng
Phần mềm thanh toán lương đến từng cá nhân và qua thẻ ATM 100%
người lao động - Giá trị: 35.000.000, VNĐ;
19
Phần mềm quản lý máy, thiết bị - Giá trị: 20.000.000, VNĐ;
Nâng cấp hệ thống mạng LAN tại Tràng An - Hà Nội và thực hiện liên
kết thông tin trực tuyến với nhà máy Tràng An.2, Cửa Lò - Giá trị:
45.000.000, VNĐ;
-Triển khai quy chế thi đua khen thưởng
Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng chính thức của Công ty;
In các mẫu “Giấy khen” , Biểu tượng giải thưởng…

2. Vốn và nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn đầu tư của công ty bao gồm các nguồn sau:
- Lợi nhuận giữ lại:
+Quĩ đầu tư phát triển.
+Quĩ dự phòng tài chính.
+Quĩ khen thưởng phúc lợi
-Bán cổ phần.
-Vốn vay.
Theo điều lệ công ty, Đại hội đồng cổ đông quyết định việc phân phối và
trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế. Tùy vào tình hình thực tế của công ty
mà có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần lợi nhuận không chia để bổ sung
vốn điều lệ hoặc để đầu tư mở rộng, phát triển kinh doanh trên cơ sở phương
án khả thi do Hội đồng quản trị trình.
Lợi nhuận sau thuế được phân bổ như sau:
+ Quỹ dự trữ bắt buộc: tính theo tỉ lệ % lãi ròng hàng năm để bổ sung vốn
điều lệ và dự trữ tài chính cho năm sau cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ.
(đã trích đủ quỹ)
+ Quỹ đầu tư phát triển: 10%
+Quỹ dự phòng tài chính: 5%
+Quỹ khen thưởng phúc lợi:5%
+Quỹ thưởng ban điều hành:HĐQT và ban giám đốc:2%
20
Tổng lợi nhuận ròng trích quỹ…………………… 22%
3. Phương pháp lập dự án
Các dự án của công ty từ trước đến nay là các dự án đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh: mua sắm các dây chuyền thiết bị mới, và dự án xây dựng
nhà máy mới. Dự án hiện tại của công ty đó là dự án Nhà máy Tràng An 2 và
dự án xây dựng nhà máy Tràng An tại KCN Đan Phượng- Hà Nội.
* Đối với các dự án có qui mô nhỏ, thì quá trình lập dự án đầu tư có sự tham
gia của ban giám đốc(cụ thể là Giám đốc và Phó giám đốc) lãnh đạo các

phòng ban.
Quá trình đó diễn ra như sau:
- Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư: Ban giám đốc, phòng marketing, phòng
bán hàng… sẽ tìm hiểu , phát hiện và nắm bắt cơ hội đầu tư dựa trên những
phân tích về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chiến
lược phát triển của công ty thị trường, về thị hiếu người tiêu dùng, nguồn
nguyên nhiên vật liệu, khả năng cung ứng…
- Nghiên cứu khả thi: Sau khi đã xác định được ý tưởng dự án, giám đốc sẽ
triển khai công việc nhiệm vụ cho các phòng ban có liên quan để nghiên cứu ,
thu thập thông tin cần có. Sau đó Hội Đồng Quản trị, bam giám đốc, lãnh đạo
các phòng ban sẽ họp triển khai công tác soạn thảo dự án:
Chủ nhiệm dự án quản lý xuyên suốt quá trình soạn thảo đề cương sơ bộ
và chi tiết của dự án do bà Hằng – Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm. Trên cơ
sở tổng hợp những tài liệu do các phòng ban cung cấp, bà Hằng tiến hành
công việc soạn thảo dự án, phân công cho các thành viên của các phòng có
liên quan: trong đó các phòng có liên quan tiến hành soạn thảo dự án có liên
quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng mình: chẳng hạn phòng kế toán tài
chính đảm nhận phần phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội, phòng
marketing đảm nhận việc phân tích thị trường, phòng kĩ thuật trình bày các
phương án kĩ thuật của dự án, phòng nhân sự dự kiến phương án bố trí lao
21
động …Cuối cùng là bà Hằng tổng hợp và hoàn thiện việc soạn thảo dự án,
trình bản dự án dự kiến .
Ban giám đốc sẽ họp và thông qua dự án, tiếp theo duyệt kế hoạch và
triển khai dự án theo kế hoạch đã định.
* Đối với dự án có qui mô lớn, công ty thực hiện công tác lập dự án thông qua
đơn vị tư vấn lập dự án như dự án xây dựng công ty cổ phần Tràng An tại khu
công nghiệp Đan Phượng, đơn vị tư vấn lập dự án được công ty thuê là công
ty cổ phần tư vấn Lộc&cộng sự .
4. Tình hình tổ chức quản lý và kế hoạch hóa đầu tư:

4.1. Tình hình tổ chức quản lý đầu tư:
Quản lý hoạt động đầu tư ở công ty cổ phần Tràng An là hoạt động
không thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số nội
dung chủ yếu của quá trình quản lý hoạt động đầu tư ở công ty:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư: thể hiện thông qua các kế
hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của công ty. Các chiến lược và kế hoạch
đầu tư ở công ty bao gồm các kế hoạch huy động vốn, kế hoạch trả nợ, kế
hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh…
- Tổ chức lập dự án đầu tư. Công tác lập dự án đầu tư nằm trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, được thực hiện ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án đến
giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi và khả thi.
- Tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu
tư: Tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, kí kết các hợp đồng, quản lý tiến
độ thực hiện dự án , quản lý việc sử dụng vốn đầu tư , rủi ro , thông tin, mua
bán …Đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào thì công ty kí hợp đồng dài
hạn với các công ty có uy tín trên thị trường đồng thời đảm bảo yếu tố cạnh
tranh về giá thành. Trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư: như quản lý
các dây chuyền máy móc thiết bị nhập về thì nội dung cơ bản của quản lý đầu
22
tư là quản lý tốt máy móc thiết bị, thực hiện duy tu bảo dưỡng thường
xuyên, , sử dụng tối đa công suất…
- Điều phối kiểm tra , đánh giá hoạt động đầu tư của công ty đối với từng
dự án và toàn bộ hoạt động đầu tư của công ty. Công ty lập bảng báo cáo
đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty trong từng giai đoạn và có
báo cáo hiệu quả đầu tư cho từng loại máy móc thiết bị nhập về, đưa ra được
những nguyên nhân , tình hình trả nợ vay của từng loại dự án…
Các dự án của công ty từ trước đến nay đều được quản lý theo mô hình
“chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án” cụ thể là chủ đầu tư (công ty cổ phần
Tràng An) tự thực hiện dự án: tự kí kết hợp đồng, tự sản xuất, xây dựng, tổ
chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là điều hợp lý với

qui mô của công ty , phù hợp với việc mở rộng qui mô sản xuất của công ty
cũng như gần với chuyên môn của công ty, các cán bộ quản lý dự án có đủ
năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án. Điều này cũng góp
phần tiết kiệm được chi phí quản lý của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của công ty.
Đối với dự án công ty cổ phần Tràng An 2 thì hình thức quản lý có khác
đôi chút. Đó là việc thành lập một pháp nhân mới để quản lý công ty cổ phần
Tràng An2 là một công ty con của công ty cổ phần Tràng An , hạch toán độc
lập với công ty mẹ.
Việc tham gia quản lý dự án của công ty bao gồm các thành phần: Giám
đốc, Phó Giám Đốc, Trưởng phòng kế hoạch –sản xuất, trưởng phòng của
phòng chuyên môn có liên quan.
4.2. Công tác kế hoạch hóa đầu tư:
Như chúng ta đã biết, qui trình lập kế hoạch đầu tư đầy đủ thì phải trải
qua các cấp độ: chiến lược, qui hoạch, kế hoạch 5 năm, chương trình dự án,
các dự án, kế hoạch hàng năm. Tuy vậy với qui mô vừa phải, công ty thực
23

×