Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
MỤC LỤC
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
1
Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam là một trong những đơn vị đầu ngành trong
sản xuất và chế tạo nồi hơi và các thiết bị áp lực. Với gần 40 năm hoạt động công ty
đã đạt được rất nhiều thành công quan trọng, chiếm lĩnh được thị trường. Đối với bất
kỳ công ty nào thì vấn đề quản lý nhân lực là một vấn đề hết sức quan trọng.
Với mục tiêu tăng cường sự gắn kết giữa lí luận với thực tiễn, kết hợp các kiến
thức đã học trong nhà trường với thực tế của doanh nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là
một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Trong giai đoạn báo
cáo tổng hợp là giai đoạn giúp sinh viên thực tập có thể tiếp cận được với thực tế,
hiểu được các chức năng nhiêm vụ, công việc diễn ra như thế nào, để người học có
thể đối chiếu so sánh với kiến thức đã học. Nội dung báo cáo thực tập của em gồm có
ba phần:
Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam
Chương II: Một số hoạt động về quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Nồi hơi
Việt Nam
Chương III: Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty
Do nhận thức còn hạn chế và thời gian gấp rút, báo cáo của em không thể tránh
khỏi được sai sót, em rất mong cô tận tình chỉ dẫn để báo cáo của em được hoàn
thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
2
Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
NỘI DUNG
Chương I. Khái quát chung về công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Viet Nam Boiler Company ) là một doanh
nghiệp hàng đầu về chế tạo Nồi hơi và Thiết bị áp lực. Quá trình hình thành và phát
triển của công ty có thể chia ra thành các giai đoạn chính như sau:
Năm 1968: Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam được thành lập với tên gọi là
Nhà máy cơ khí C70.
Năm 1976: Công ty được đổi tên thành Nhà máy chế tạo thiết bị áp lực Đông
Anh.
Năm 1993: Theo Quyết định số 318NN/TCCB/QĐ, công ty phát triển thành
công ty Nồi hơi Việt Nam.
Năm 2002: Chuyển thành Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam theo Quyết định
số 110/TTg-QĐ của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/02/2002.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.1. Văn phòng tổng hợp
- Công tác lễ tân, văn thư hành chính, quản trị văn phòng.
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ HẠCH
TOÁN PHỤ THUỘC
XÍ NGHIỆP KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU- XÂY LẮP
CÁC XÍ NGHIỆP CHẾ
TẠO VÀ LẮP MÁY
PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ
VÀ XÂY LẮP
PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNGPHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
VĂN PHÒNGPHÒNG KINH DOANH
3
Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
- Giữ dấu, bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu.
- Quản lý hành chính về nhân sự và tiền lương, thủ tục quyết định hành chính,
thi hành theo các quyết định của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
- Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc công
nhân… trong công ty.
- Cung ứng vật tư văn phòng phẩm hành chính nghiệp vụ.
- Công tác thư ký thường trực cho ban điều hành của công ty.
2.2.2. Phòng kinh doanh
- Tổ chức phát triển thị trường, tiếp thị và công tác Hợp đồng kinh tế với khách
hàng của công ty.
- Tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây lắp công trình, báo cáo, thống kê
tổng hợp.
- Lập dự án chào thầu, đấu thầu và đầu tư của công ty.
- Quản lý giá thành kế hoạch, xây dựng tiêu chuẩn khung giá chuẩn của công ty
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp.
- Thực hiện nhiệm vụ trung tâm đầu mối với khách hàng của công ty từ lúc bắt
đầu đến khi giao hàng, thanh lý hợp đồng.
- Thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng.
- Quản lý kế hoạch thực hiện xây lắp công trình bên ngoài công ty.
- Theo dõi các phản ánh và khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ và
hàng hóa.
- Đảm bảo hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng trước khi chấp nhận đơn đặt
hàng.
- Thường xuyên theo dõi sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ
xây lắp của công ty. Phân tích và đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng để báo
cáo Giám đốc chỉ đạo thực hiện.
2.2.3. Trung tâm thiết kế và xây lắp
- Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới và ứng dụng sản phẩm.
- Thiết kế các sản phẩm mặt hàng công trình theo kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
- Theo dõi sản xuất chế tạo tại hiện trường, giải quyết kịp thời cho các đơn vị
trực tiếp sản xuất và vướng mắc về thiết kế- kỹ thuật.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế- kỹ thuật xây lắp công trình tòan công
ty.
- In ấn, sao chép bản vẽ, lưu trữ hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật, thiết kế, tiêu
chuẩn hóa.
- Tư vấn dịch vụ thiết kế, kỹ thuật xây lắp công trình trong và ngoài công ty,
hợp tác trong và ngoài nước về công tác thiết kế, kỹ thuật chuyên ngành.
2.2.4. Phòng sản xuất
- Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa các mã hàng để giao sản xuất thực hiện tiến
độ hợp đồng kinh tế của công ty.
- Tổng điều độ sản xuất của công ty, thực hiện công tác định mức lao động, vât
tư, kỹ thuật và xây dựng tiêu chuẩn công ty về các nhiệm vụ được giao.
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
4
Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
- Các hợp đồng giao khoán nội bộ trong sản xuất tại công ty đối với các nhiệm
vụ khoán sản phẩm ( với công nhân lao động, tổ sản xuất và xí nghiệp)
- Lập kế hoạch và thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, máy móc thiết bị,
dụng cụ phụ tùng trên thị trường nội địa theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công
ty.
- Đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng vật tư nội địa chính cho công ty.
- In ấn, sao chéo bản vẽ và lập quy trình công nghệ chế tạo, đồ gá để phục vụ sản
xuất.
- Quản lý tài sản cố định máy móc thiết bị nhà xưởng, làm nhiệm vụ thường trực
công tác thẩm định đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
- Vận tải, cẩu vận chuyển nội bộ phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Quản lý các kho nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
- Xử lý sản phẩm không phù hợp, báo cáo với Giám đốc xử lý những lô sản
phẩm không đạt chất lượng.
- Đề xuất và theo dõi các hành động khắc phục và phòng ngừa.
2.2.5. Phòng kiểm tra chất lượng và đo lường sản phẩm
- Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty.
- Chủ động theo sát việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên nhiên vật liệu
phụ tùng, thiết bị trong sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức bộ máy mạng lưới, quy trình kỹ thuật về kiểm tra chất lượng sản
phẩm trong toàn công ty từ khâu đầu đến khâu xuất xưởng thành phẩm, hàng hóa.
- Xây dựng nội quy chất lượng, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của
công ty.
- Tổ chức nghiệm thu xuất xưởng nồi hơi và thiết bị áp lực theo tiêu chuẩn
công ty và tiêu chuẩn Việt Nam.
2.2.6. Xí nghiệp Điện cơ- Tự động hóa
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ
các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
- Lập phương án, thực hiện các công tác sửa chữa đột xuất về điện, cơ khí, tự
động khi có sự cố, đảm bảo phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty.
- Chế tạo và cung cấp các hệ thống thiết bị điện – tự động hóa và các phụ tùng
cơ điện để thực hiện nhiệm vụ đồng bộ hóa sản phẩm nồi hơi, thiết bị áp lực theo kế
hoạch sản xuất kinh doanh công ty giao cho.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất được giao như các xí nghiệp
2.2.7. Các xí nghiệp: Cơ khí tạo phôi, Lắp máy I, Lắp máy II, Lắp máy III
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất được giao , đảm bảo chất lượng và
tiến độ yêu cầu.
- Tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị máy móc, dụng cụ đồ gá được công ty giao,
bảo quản tốt thiết bị máy móc.
- Tuân thủ nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, các tài liệu hướng dẫn công việc
trong các quá trình sản xuất.
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
5
Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
- Tổ chức tốt việc giao nhận vật tư, phôi phẩm, bán thành phẩm… chỉ đạo sử
dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ ghi chép, báo cáo và duy trì hồ sơ của đơn vị
mình, đảm bảo chính xác, kịp thời.
2.2.8. Phòng tài chính kế toán
- Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư,
tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của
công ty.
- Cung cấp số liệu tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, lập báo cáo
kế toán, thống kê.
- Lập phương án nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng, lợi
nhuận
- Quản lý tiền mặt, chi lương, thưởng…
3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (VBC) là một doanh nghiệp hàng đầu về
chế tạo Nồi hơi và Thiết bị áp lực. Chuyên ngành của công ty là:
- Thiết kế, chế tạo các loại nồi hơi, thiết bị áp lực, kết cấu thép siêu trường, siêu
trọng và các sản phẩm cơ khí khác.
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, vận chuyển, thi công lắp đặt nồi hơi, thiết bị áp lực
và các công trình cơ khí.
- Sửa chữa, cải tạo phục chế nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị cơ khí các loại.
- Kinh doanh xuất khẩu nồi hơi, thiết bị áp lực, máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu ( thép tấm, thép ống), phụ tùng ( bơm, quạt, vòi đốt dầu, các loại van) chuyên
ngành.
- Hợp tác, liên doanh, liên kết và làm đại lý cho các đơn vị kinh tế trong và
ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Chúng ta có thể bắt gặp các sản phẩm của công ty tại nhiều nơi, không chỉ ở
các nghành công nghiệp nặng như lò hơi công nghiệp và lò hơi nhà máy điện, đường
ống, công ty xi măng và vật liệu xây dựng… mà còn có ở các ngành công nghiệp nhẹ
và chế biến thực phẩm như tại các nhà máy dệt, may, da, công nghiệp bia và nước
giải khát, nhà máy giấy, nhà máy nhựa, nhà máy đường…Bên cạnh đó công ty còn
hoạt động trong lĩnh vực môi trường như xử lý khói thải công nghiệp, xử lý nước
thải, rác thải bằng sinh hóa và cơ học…
Trong nhiều năm qua, khẩu hiệu của Công ty là “ Chất lượng vì khách hàng”.
Nhờ các biện pháp kiểm tra chất lượng ngặt nghèo và tòan diện, sản phẩm của công
ty là một trong những sản phẩm tốt nhất được chế tạo tại Việt Nam về phương diện
chất lượng.
Trong gần 40 năm hoạt động, Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã đạt được
những thành công lớn trong việc cung cấp và lắp đặt các thiết bị và máy móc quan
trọng trên toàn quốc, đã cung cấp trên 3.000 nồi hơi các loại và trên 40.000 tấn sản
phẩm các loại.
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
6
Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
Công ty có một đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề chuyên chế tạo nồi hơi
và thiết bị áp lực, các thợ hành áp lực của công ty được cấp Chứng chỉ Nhà nước về
hàn nồi hơi và thiết bị áp lực.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã đạt được
những thành công lớn trong việc cung cấp và lắp đặt thiết bị và máy móc quan trọng
trên toàn quốc.
4. Đặc điểm về quy trình công nghệ
Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam với đặc thù là một nhà máy cơ khí chuyên
sản xuất các loại nồi hơi, thiết bị áp lực cho các ngành công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm. Quy trình sản xuất nồi hơi và các thiết
bị áp lực tại công ty được mô tả tóm tắt theo sơ đồ sau:
Từ sơ đồ trên cho ta thấy được một cách chung nhất về việc sản xuất nồi hơi và
các thiết bị áp lực. Đầu tiên, xuất phát từ các yêu cầu sản xuất, thì Phòng sản xuất sẽ
chuẩn bị mã hàng. Tiếp đến quá trình chế tạo phôi do các xí nghiệp cơ khí đảm trách.
Tiếp đến là quá trình gia công cắt gọt hay là qúa trình tạo hình cho sản phẩm do xí
nghiệp điện cơ- tự động hóa đảm trách. Tiếp đến các bộ phận đó sẽ được lắp ráp với
nhau tại xí nghiệp lắp máy, các bộ phận riêng lẻ của sản phẩm sẽ được hàn với nhau
cho đến khi hòan thiện. Trải qua từng bước, sản phẩm đều được kiểm tra từ khâu đầu
tiên cho đến khâu cuối cùng. Khi sản phẩm đã được kiểm tra lần cuối và được chứng
nhận đảm bảo chất lượng thì nó được gắn mác và được vận chuyển đến nơi lắp đặt
hoặc đến tay khách hàng.
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
7
Đại học Kinh tế Quốc Dân Báo cáo tổng hợp
Lớp Kinh tế Lao động 46A Trần Thị Vân
SẮT, THÉP,
TÔN
GANG
CẮT PHÔI
TẠO HÌNH
LẮP RÁP CỤM
HÀN
LẮP RÁP TỔNG THÀNH
HÀN
HOÀN THIỆN
GẮN MÁC CHO SẢN PHẨM
VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐẾN NƠI LẮP ĐẶT HOẶC ĐẾN TAY KHÁCH HÀNG
LẮP ĐẶT TẠI HIỆN TRƯỜNG
ĐÚC
GIA CÔNG
KIỂM
KIỂM
KIỂM
KIỂM TRA
KIỂM
KIỂM
KIỂM
KIỂM
KIỂM
8