Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Côn trùng ký sinh của một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.75 KB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
được PGS.TS Trần Ngọc Lân quan tâm tận tình, dìu dắt, hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trước hết, tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn chân thành tới sự giúp đỡ quý báu của thầy hướng
dẫn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa, các cán bộ,
giảng viên khoa Nông- Lâm- Ngư đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tôi trong thời gian làm việc tại trung tâm thí nghiệm thực hành của
khoa.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa sau ĐH, cùng
ban chủ nhiệm và tồn thể các thầy cơ giáo khoa Sinh đã tạo điều kiện
cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi tới các hộ trồng rau ở 2 xã Hưng
Đông và Nghi Kim, TP Vinh lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, tơi vơ cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã động viên, cổ
vũ, giúp sức rất nhiều để bản thân hoàn thành tốt luận văn này.
Vinh, ngày tháng 1 năm 2010
Tác giả

Trần Tố Oanh


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, KÝ HIỆU TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết

Chữ viết đầy đủ

tắt
BVTV



Bảo vệ thực vật

CTKS

Cơn trùng kí sinh

CTBM

Cơn trùng bắt mồi

SXBT

Sâu xanh bướm trắng

ST

Sâu tơ



Sâu đo

SK

Sâu khoang

HTT

Hoa thập tự


IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

NST

Ngày sau trồng


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Tên bảng
Bảng
3.1.

Thành phần sâu hại rau họ Hoa thập tự ở TP
Thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi sâu

3.2.

hại rau họ HTT ở TP Vinh

3.3.

Thành phần, số lượng loài ký sinh sâu hại rau họ
Thành phần một số lồi cơn trùng ký sinh của

3.4.

sâu hại rau họ HTT ở TP Vinh


3.5.

38

46

HTT ở TP Vinh

Bảng
Bảng

32

Vinh

Bảng
Bảng

Trang

Chỉ số đa dạng sinh học của tập hợp ký sinh
trên sinh quần ruộng rau họ HTT tại TP Vinh

62

63


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ

Tỉ lệ thành phần sâu hại rau họ HTT ở TP

3.1.

Vinh

Biểu đồ

Tỉ lệ thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi 41

3.2.

sâu hại rau họ HTT ở TP Vinh

Biểu đồ

Tỉ lệ thành phần lồi cơn trùng (tính theo họ)

3.3.

ký sinh sâu tơ, SXBT, sâu đo và rệp hại rau họ

35


47

HTT ở TP Vinh
Biểu đồ

Tỉ lệ thành phần lồi cơn trùng ký sinh rệp hại

3.4.

rau

48

họ HTT ở TP Vinh
Biểu đồ
3.5.

Tỉ lệ thành phần lồi cơn trùng ký sinh sâu tơ

52

hại rau họ HTT ở TP Vinh

Biểu đồ

Tỉ lệ thành phần lồi cơn trùng ký sinh SXBT

3.6.

hại rau họ HTT ở TP Vinh


Biểu đồ

Tỉ lệ thành phần lồi cơn trùng ký sinh sâu đo

3.7.

hại rau họ HTT ở TP Vinh

54

58


DANH MỤC CÁC ẢNH
Tên ảnh

Trang

Ảnh 1.

Ấu trùng ruồi ăn rệp (dòi) đang ăn rệp

43

Ảnh 2.

Bọ rùa chữ nhân đang ăn rệp trên lá bắp cải

43


Ảnh 3a.

Ruồi ăn rệp bụng nâu vàng

43

Ảnh 3b.

Ruồi ăn rệp bụng vân đen

43

Ảnh 4a.

Aphidius sp.

49

Ảnh 4b.

Binodoxys sp.

49

Ảnh 5.

Ong KS rệp họ Bethylidae

50


Ảnh 6.

Ong KS rệp họ Charipidae

50

Ảnh 7.

Ong KS rệp họ Ceraphronidae

50

Ảnh 8.

Ong KS rệp họ Scelionidae

50

Ảnh 9.

Ong KS rệp họ Encyrtidae

51

Ảnh 10.

Ong KS rệp họ Platygastridae

51


Ảnh 11.

Ong KS rệp họ Tachinidae

51

Ảnh 12.

Elasmus sp.KS nhộng ST

53

Ảnh 13.

Diadromus collaris KS nhộng ST

53

Ảnh 14.

Apanteles sp1. KS sâu non ST

53

Ảnh 15a.

Ấu trùng ong nội kí sinh chui ra từ sâu non

55


SXBT


Ảnh 15b.

Chùm kén ong KS SXBT

55

Ảnh 16a,b.

Ong KS họ Pteromalidae KS sâu non SXBT

57

Ảnh 17a,b.

Ichneumon sp1 và sp2 KS sâu non SXBT

57

Ảnh 18.

Eulophus sp. KS sâu non SXBT

57

Ảnh 19a,b.


Apanteles sp2, sp3 KS SXBT

57

Ảnh 20a,b.

Copidosomopsis sp.(1,2,3) KS đa phôi trên

59

sâu đo
Ảnh 21.

Sâu đo mang ngoại ký sinh trên lưng

60

Ảnh 22.

Euplectrus sp. ngoại KS sâu non sâu đo

60

Ảnh 23.

Chùm kén ong nội KS sâu đo

60

Ảnh 24a,b.


Ong KS họ Eulophidae nội KS sâu non sâu đo 61

Ảnh 25.

Ong họ Encyrtidae nội KS sâu non sâu đo

61

Ảnh 26.

Ong họ Pteromalidae nội KS sâu non sâu đo

61

Ảnh 27a,b.

Nhộng của C.plutellae (Trong PTN và ngoài tự 68
nhiên)

Ảnh 28.

Ong C. plutellae đang chui ra khỏi kén

68

Ảnh 29.

Trưởng thành của ong Cotesia plutellae


68

Ảnh 30.

Anten của D.rapae

71

Ảnh 31a,b,c. Diaeretiella rapae M’Intosh trưởng thành

73

Ảnh 32.

74

Ấu trùng (sâu non) D.rapae (tuổi 4) đang chui
ra khỏi xác rệp

Ảnh 33a→

Giai đoạn phát triển từ nhộng → trưởng thành

g.

của ong D.rapae

76



MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Rau họ hoa thập tự (Crucifereae) là nhóm cây thực phẩm quan trọng
được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Do có giá trị kinh tế cao, rau là nguồn thu
nhập quan trọng đối với người sản xuất, rau xuất khẩu mang lại nhiều nguồn
ngoại tệ đáng kể (Hoàng Anh Cung & cs, 1995) [20]. Có tới 12 loại rau thuộc
họ thập tự. Ở Nghệ An, rau họ hoa thập tự được trồng chủ yếu là cải xanh, cải
bẹ, cải ngọt, su hào, cải bắp, súp lơ,... và chủ yếu được trồng vào vụ rau Đông
Xuân (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Nhóm cây trồng này thường bị một
số loại sâu hại chính tấn cơng từ đầu vụ đến cuối vụ, gây nên những tổn thất
đáng kể cho nghề trồng rau như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, rệp, bọ nhảy,...
Trong đó có hai lồi sâu cánh vảy gây hại đặc biệt nghiêm trọng là sâu tơ và
sâu xanh bướm trắng. Chính vì sự gia tăng về diện tích trồng cũng như sự
chuyên canh ngày càng cao đã và đang làm cho các loài sâu hại ngày càng
phát triển.
Để phịng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự nói chung, cho đến nay người
nông dân chủ yếu dựa vào biện pháp hố học trong đó có những loại thuốc rất
độc (Hoàng Anh Cung, 1997) [21]. Ở các vùng chuyên canh rau, thuốc bảo vệ


thực vật được sử dụng nhiều và liên tục đã gây tác hại nghiêm trọng như phá
vỡ cân bằng sinh thái , tạo nên tính chống thuốc của một số loài dịch hại ngày
càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường,
mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Theo
khảo sát của Liên hợp quốc, trên thế giới mỗi năm có khoảng 3 triệu ca nhiễm
độc nghiêm trọng liên quan đến hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), gây ra
220.000 ca tử vong. Năm 1990, một thống kê quý của Tổ chức y tế thế giới
(WHO) cho thấy có khoảng 25 triệu lao động trong ngành nơng nghiệp bị
nhiễm độc HCBVTV/ năm. Năm 2000, Bộ y tế Braxin ước tính trong một
năm nước này có 300.000 ca nhiễm độc và 5.000 ca tử vong do HCBVTV.

Ở Việt Nam, trong 2 năm 1997- 1998 có trên 3000 vụ ngộ dộc thức ăn
trong đó có nhiều vụ do hố chất BVTV (Nguyễn Duy Trang, 1999) [36].
Theo Nguyễn Văn Hải (2001) [23], dư lượng thuốc trừ sâu trên mức cho phép
là 17,5% (năm 1996) và 16,67% (năm 1997). Theo thống kê, mỗi năm Việt
Nam có từ 250- 500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7000- 10000 nạm nhân và
100- 200 ca tử vong. 27% số vụ ngộ độc là do ăn phải thực phẩm cịn tồn
đọng hố chất. Từ năm 2000- 2006 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau
quả, hoá chất BVTV (Trần Mạnh Hà, 2008) [43]. Theo điều tra của Cục quản
lý chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm (VSATTP) năm 2004 thì các vụ ngộ
độc vì hố chất trừ sâu đang có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ ngộ độc thuốc trừ
sâu ở năm 2002 là 22% và > 30% ở năm 2003. Trong 6 tháng đầu năm 2009,
tồn dư hoá chất BVTV trong rau vẫn chiếm từ 11,6- 13%.
Hiện nay ở Nghệ An, biện pháp phịng trừ các lồi sâu và rệp hại rau
được sử dụng chủ yếu là thuốc hóa học trừ dịch hại. Do thời gian sinh
trưởng của cây rau ngắn, thời tiết thuận lợi cho sâu hại sinh sôi phát triển,
nên người dân trồng rau ở Nghệ An đã phun thuốc hoá học từ 9 - 15 lần/1 vụ


rau. Vì vậy đã để lại rất nhiều hậu quả cho người tiêu dùng, vật ni, cơn
trùng có ích, đa dạng sinh học và môi trường ở nơi đây.
Cùng song song tồn tại với sâu hại là các loài kẻ thù tự nhiên của
chúng. Vai trị của các lồi kẻ thù tự nhiên đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu (Chua T.H and Ooi P.A.C., 1986 [59]; Hoffman, M.P. and
A..C. Frodsham, 1993; Nguyễn Công Thuật, 1996 [29]; Lê Thị Kim Oanh,
1997 [32]; Phạm Văn Lầm, 1999 [34]; Hồ Thị Thu Giang, 2002 [4]). Mục
tiêu của chúng ta hiện nay là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đảm
bảo cho hệ sinh thái ổn định lâu dài. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , đặc
biệt đối với rau xanh đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Do vậy, xu hướng
chính trong Bảo vệ thực vật hiện nay trên thế giới là Quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) và chủ yếu sử dụng biện pháp sinh học thay thế biện pháp sử dụng

thuốc trừ sâu hoá học. Hướng sử dụng thiên địch là bảo vệ thiên địch tự nhiên
và nhân thả ký sinh, bắt mồi ăn thịt phịng trừ dịch hại cây trồng.
Tính đa dạng thành phần lồi cơn trùng ký sinh và cơn trùng bắt mồi ăn
thịt là yếu tố rất quan trọng trong bảo đảm cân bằng mối quan hệ giữa sâu hại
và thiên địch. Biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại rau dựa trên nguyên tắc
sinh thái và tính đa dạng sinh học của cơn trùng ký sinh và sâu hại. Vì vậy
việc nghiên cứu côn trùng ký sinh sâu hại rau là một việc làm có tính cấp thiết
hiện nay. Trước hết, cần điều tra, phát hiện các lồi cơn trùng ký sinh, trên cơ
sở đó nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và sử dụng thiên địch nhằm
giảm thiểu sự bùng phát sâu hại. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sâu bệnh
hại rau họ hoa thập tự trên cơ sở đa dạng sinh học và côn trùng ký sinh có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Những điểm nêu trên là cơ sở để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Côn trùng ký sinh của một số lồi sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự
ở Thành phố Vinh”.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu đa dạng sinh học côn trùng ký sinh sâu cánh
vảy và côn trùng ký sinh rệp hại rau họ hoa thập tự nhằm cung cấp các dẫn
liệu về đa dạng thành phần lồi cơn trùng ký sinh, cơn trùng bắt mồi ăn
thịt, mối quan hệ giữa côn trùng ký sinh với sâu hại bộ cánh vảy và rệp (bộ
cánh đều), đánh giá khả năng sử dụng 1 - 2 lồi ký sinh chính phịng trừ
sâu tơ và rệp hại rau họ hoa thập tự ở Thành phố Vinh, Nghệ An.


3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 lồi ong ký sinh
chính trên sâu tơ và rệp.

3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại rau họ Hoa thập tự, côn trùng ký sinh, côn
trùng bắt mồi ăn thịt của chúng ở một số vùng trồng rau trên địa bàn thành
phố Vinh. Xác định lồi cơn trùng ký sinh chính.
- Điều tra mức độ gây hại, diễn biến số lượng của sâu cánh vảy và rệp
trên sinh quần ruộng rau ở thành phố Vinh.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của một số lồi cơn
trùng ký sinh chính trên sâu tơ và rệp như: Loài Cotesia plutellae
(Kurdjumov) ký sinh sâu non sâu tơ, loài Diaeretiella rapae M. ký sinh rệp.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đã điều tra thống kê một cách đầy đủ hơn thành phần các lồi cơn
trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi ăn thịt trong sinh quần ruộng rau họ Hoa thập
tự tại một số vùng chuyên canh rau trên địa bàn Thành phố Vinh. Mối quan
hệ giữa cây rau, sâu hại chính và các lồi thiên địch. Trên cơ sở đó đánh giá
vai trị hữu ích của một số lồi, góp phần xây dựng biện pháp sinh học trong
hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp sâu hại rau họ Hoa thập tự.
Cung cấp dẫn liệu khoa học về đặc điểm, tập tính sinh sản, phát triển
của loài ong Diaeretiella rapae M’Intosh ký sinh rệp và ong Cotesia plutellae
(Kurdjumov) ký sinh sâu non sâu tơ, làm cơ sở cho việc tiến hành các biện
pháp bảo vệ, duy trì và khích lệ sự phát triển, tiến tới lợi dụng chúng để
phòng chống rệp, sâu xanh bướm trắng và sâu tơ đạt hiệu quả kinh tế cao.


4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các dẫn liệu được trình bày trong luận văn góp phần vào việc áp dụng
có hiệu quả biện pháp IPM sâu hại trên rau họ Hoa thập tự. Nhằm sử dụng
thuốc hoá học ở mức thấp nhất, tránh những tác hại không tốt đến thiên địch,
môi trường và sức khoẻ con người.



CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Cân bằng sinh học trong tự nhiên
Các quần thể sinh vật sống trong từng khu vực, trong từng hệ sinh thái
đều có liên hệ thích ứng với nhau, tác động tương hỗ với nhau thông qua
những mối quan hệ dinh dưỡng và sự tác động của những nhân tố sinh thái,
sinh học khác. Trong quá trình phát triển, tiến hoá, những mối liên hệ tác
động tương hỗ đó dần dần thiết lập nên thế cân bằng động gọi là cân bằng
sinh học. Trạng thái tự nhiên mà ở đó mỗi thành viên của sinh quần đều giữ
được tương quan số lượng tương đối điển hình, phù hợp với nhu cầu sinh tồn
của lồi mình, đảm bảo sự ổn định, hài hoà chung của cả sinh quần được gọi
là sự cân bằng sinh học
Cân bằng sinh học cũng luôn luôn giao động và được điều chỉnh trong
một biên độ nào đó, trước hết là do điều kiện môi trường thường xuyên biến
đổi. Mặt khác, bản thân các quần thể cũng ln ln có những biến động đặc
thù riêng của mình. Trong q trình thích ứng để tồn tại, mỗi quần xã có một
phương thức đặc trưng, nhằm duy trì sự cân bằng sinh học với độ ổn định
tương đối.
Ở các HST đồng ruộng, khi đạt được cân bằng sinh học thì số lượng
sâu hại khơng lớn nên tổn thất mùa màng do chúng gây ra không đáng kể. Vì
vậy, phấn đấu để đạt được trạng thái cân bằng sinh học trên đồng ruộng là
mục tiêu theo đuổi của công tác BVTV hiện đại và tiến bộ.
Hiện tượng mật độ của quần thể được duy trì trong một phạm vi giới hạn
và biến động tương đối trong suốt cả thời gian bằng tác động của các yếu tố
sinh học và vật lý của môi trường được gọi là điều chỉnh tự nhiên. Giới hạn



trên và giới hạn dưới của mật độ trung bình thường ít biến đổi rõ rệt. Chỉ khi
nào bản thân những yếu tố điều chỉnh thay đổi hoặc xuất hiện một nhân tố mới
(như loài ký sinh, loài ăn thịt) thì giới hạn trên và giới hạn dưới đó mới thay
đổi.
Tác dụng của điều chỉnh tự nhiên lên mật độ của quần thể trong một
thời gian nào đó thường mang tính quy luật. Đó là sai khác căn bản với sự tác
động làm giảm đột ngột số lượng cá thể của loài sâu hại cây trồng bởi thuốc
bảo vệ thực vật. Trong số những nhân tố điều chỉnh mật độ thì các nhân tố
sinh học thường giữ một vai trị quan trọng, nhiều khi có tác dụng quyết định.
Sự điều chỉnh mật độ trung bình của các quần thể do tác động của các
vật ký sinh, vật ăn thịt hoặc các vật gây bệnh xuống mức độ thấp được gọi là
điều chỉnh sinh học. Như vậy, về bản chất, điều chỉnh sinh học là một bộ phận
của điều chỉnh tự nhiên. Tuy nhiên sau này do áp dụng biện pháp phịng trừ
sinh học trong cơng tác BVTV nên nội dung điều chỉnh sinh học được gọi là
điều chỉnh sinh học nhân tác.
Điều chỉnh sinh học nhân tác là việc lợi dụng nguồn lợi thiên địch tự
nhiên hoặc nhân ni phóng thích các lồi kí sinh, lồi bắt mồi hoặc vật gây
bệnh của sâu hại theo sự bố trí của con người với mục đích làm giảm số lượng
cá thể của các lồi dịch hại nào đó đến mức khơng có ý nghĩa về mặt kính tế
(dưới ngưỡng gây thiệt hại kinh tế).
Tính đa dạng được xem như là một trong những nét đặc trưng quan
trọng bậc nhất của HST. Theo Marglef (1968) thì hiệu quả cao sẽ được thực
hiện khi HST có tính đa dạng lớn. Đa dạng các lồi cơn trùng có mối quan hệ
đồng thuận với đa dạng cây trồng trong các HST nông nghiệp. Càng nhiều
chủng loại cây trồng trong 1 hệ canh tác thì càng thu hút nhiều lồi cơn trùng
ăn thực vật và như vậy đa dạng các loài bắt mồi và ký sinh càng cao hơn.


Tính đa dạng và phong phú có thể đóng vai trị chính trong việc tối ưu hố các
q trình và chức năng của các HST nông nghiệp.


Sơ đồ quan hệ giữa thực vật, đa dạng lồi chân khớp
trong HST nơng nghiệp
(Dẫn theo Nguyễn Văn Đĩnh, 2004) [12]
Mong muốn của con người là thay thế thiên nhiên chủ động “điều chỉnh
sinh học”. Với mục đích và u cầu đó thì thường không phải bao giờ cũng
đạt được. Nguyên nhân là do không nghiên cứu kỹ mối quan hệ phức tạp qua
lại giữa các yếu tố mơi trường mà có khi những loài ký sinh, ăn thịt hoặc gây
bệnh được sử dụng trong phịng trừ sinh học khơng thể làm giảm số lượng cá
thể của các loài dịch hại. Trong trường hợp đó, phịng trừ sinh học sẽ thất bại
và điều chỉnh sinh học sẽ không đạt yêu cầu.
1.1.2. Mối quan hệ của các loài sinh vật trong quần xã
Trong tự nhiên, các lồi sinh vật nói chung và cơn trùng nói riêng
không sinh sống đơn độc mà chúng thường quần tụ cạnh nhau nhằm khai thác
sự thuận lợi do loài khác mang lại. Quan hệ phổ biến giữa các loài sinh vật là
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau vô cùng phức tạp nhưng có quan hệ đặc biệt là
quan hệ dinh dưỡng (thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn). Các mối quan hệ


này là tự giác, có lợi cho bản thân từng loài, đồng thời đảm bảo cho các loài
sống cạnh nhau cùng tồn tại một cách tương đối ổn định.
Ngoài các mối quan hệ tổng hợp giữa các quần thể với các nhân tố vơ
sinh thì trong quần xã, các quần thể có tác động qua lại với nhau, đặc biệt là
quan hệ dinh dưỡng. Trong đó các dạng quan hệ như hiện tượng ăn thịt, ký
sinh có ý nghĩa quan trọng khơng những đối với lý luận mà cịn đối với thực
tiễn, gắn liền với các biện pháp phòng trừ các loài sinh vật gây hại.
Trong sinh quần đồng ruộng, một chuỗi thức ăn bắt đầu từ mắt xích thứ
1- SV sản xuất thường là cây trồng. Mắt xích thứ 2 là sâu hại cây trồng, chúng
là sinh vật tiêu thụ bậc 1. Mắt xích thứ 3 là những sinh vật ký sinh hoặc bắt
mồi, là kẻ thù tự nhiên của bọn sâu hại cây trồng trên. Chúng là những sinh

vật tiêu thụ bậc 2 và là sinh vật có ích. Mắt xích thứ 4 là những sinh vật sử
dụng nhóm kẻ thù tự nhiên này làm thức ăn, chúng là sinh vật tiêu thụ bậc 3
và là bọn có hại. Tuỳ theo mức độ phong phú của sinh quần, chuỗi thức ăn có
thể thêm một vài mắt xích tiếp theo. Có thể thấy, hoạt động dinh dưỡng diễn
ra trong một chuỗi thức ăn đã cùng một lúc tạo nên các cặp quan hệ đối kháng
và hỗ trợ giữa các mắt xích của chuỗi thức ăn.


Sơ đồ một chuỗi thức ăn trong sinh quần đồng ruộng
(Theo Nguyễn Viết Tùng, 2006) [41]
Hiện tượng bắt mồi ăn thịt là dạng quan hệ trong đó 1 lồi (vật ăn thịt)
săn bắt 1 vật khác (vật mồi) để làm thức ăn và thường dẫn đến cái chết của
con mồi trong thời gian rất ngắn. Để hoàn thành sự phát triển, mỗi cá thể vật
ăn thịt thường phải tiêu diệt rất nhiều con mồi (trừ một số trường hợp bọ rùa
nhỏ ăn rệp sáp lớn). Các lồi ăn thịt có 2 kiểu ăn mồi: Vật ăn thịt có thể nhai,
nghiền con mồi như cánh cứng ăn thịt, chuồn chuồn... hoặc có thể hút dịch từ
con mồi (bọ xít ăn thịt, nhện lớn ăn thịt... ).
Hiện tượng ký sinh là một trong các dạng quan hệ qua lại giữa các loài
sinh vật. Trong q trình tiến hố, giữa ký sinh và vật chủ đã có những thích
nghi rất đặc trưng. Đó là tính tương hỗ duy trì sự tiếp xúc và gắn bó chặt chẽ
giữa các kí sinh và vật chủ. Cịn những thích nghi mang tính đối kháng là sự
đấu tranh giữa ký sinh (khắc phục phản ứng tự vệ từ phía vật chủ) với vật chủ
(xuất hiện nhiều phản ứng tự vệ chống lại ký sinh).
Đối với các loài sâu hại thì hiện tượng ký sinh có tính chun hố cao
về tương quan giữa các lồi sâu hại và ký sinh. Pha sinh trưởng, phát triển,
nhất là thời vụ sản xuất cây trồng. Hiện tượng ký sinh là hiện tượng phổ biến
trong tự nhiên, đặc biệt là côn trùng ký sinh. Trong đó thơng thường vật ký
sinh (lồi ký sinh) sử dụng hết hồn tồn các mơ của cơ thể vật chủ và vật ký
sinh thường gây chết vật chủ ngay sau khi chúng hoàn thành chu kỳ phát
triển. Hầu hết các cơn trùng ký sinh sâu hại có biến thái hồn tồn, chỉ có pha

ấu trùng của chúng có kiểu sống ký sinh, cịn khi pha trưởng thành chúng
sống tự do.
Tuỳ theo mối quan hệ của các loài côn trùng ký sinh với pha của vật
chủ mà phân biệt thành các nhóm ký sinh (ký sinh trứng, ký sinh sâu non, ký
sinh nhộng, ký sinh trưởng thành). Tuỳ theo số lượng cá thể của một loài ký


sinh và số lượng loài ký sinh hoàn thành phát dục trong một cá thể vật chủ mà
phân biệt thành các nhóm ký sinh: ký sinh đơn, ký sinh tập đồn, ký sinh đa
phơi... Cịn nếu theo vị trí trên cơ thể vật chủ thì phân biệt thành nội ký sinh
và ngoại ký sinh.
Sự phân bố của côn trùng (bao gồm cả cơn trùng có lợi và có hại) có
liên quan chặt chẽ với nguồn dinh dưỡng của sinh cảnh mà trước hết và chủ
yếu là quần xã thực vật ở đây. Trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng và duy
trì được các HST đồng ruộng phát triển hài hồ, có năng suất cao và bền vững
ln là mục tiêu cao nhất của con người.
1.1.3. Biến động số lượng côn trùng
Mối cân bằng sinh học trong tự nhiên không phải ổn định mãi mãi mà
ln có biến động. Sự thay đổi tính ăn qua từng pha phát triển, sự di cư theo
mùa, sự phát tán đột xuất của các loài côn trùng từ sinh cảnh này đến sinh
cảnh khác hoặc do tác động ngoại cảnh trong đó có sự tác động của con người
có thể gây nên những biến động về số lượng cơn trùng. Những tác động như
vậy có thể làm thay đổi đột ngột tương quan số lượng của các mắt xích trong
chuỗi thức ăn và làm ảnh hưởng đến toàn bộ lưới thức ăn, cuối cùng dẫn đến
sự mất cân bằng trong sinh quần. Như vậy, sự cân bằng mà chúng ta quan sát
được trong tự nhiên ln có nguy cơ bị phá vỡ song cũng chính nhờ sự biến
động đó mà sự cân bằng ln có cơ hội để phục hồi.
Số lượng của các loài sâu hại nói riêng và cơn trùng nói chung thường
có sự giao động giữa các pha với nhau và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự
biến thiên số lượng của sâu hại có mối quan hệ với thiên địch và yếu tố gây

bệnh. Ở côn trùng ăn thịt, sự điều chỉnh số lượng quần thể là sự cạnh tranh
trong nội bộ loài. Đây là cơ chế điều hoà cao nhất, có chế này tác động ở mức
độ số lượng cao, khi nguồn thức ăn dự trữ bị cạn kiệt và sự át chế lẫn nhau
của các cá thể cùng loài. Ngoài sự cạnh tranh, các mối quan hệ trong lồi có


một số cơ chế cơ bản tự điều hoà số lượng như tác động tín hiệu thường xảy
ra trong sự tiếp xúc giữa các cá thể cùng loài.
Theo Viktorov (1963, 1965), sự giao động số lượng côn trùng là kết
quả của 2 quá trình (sự thay đổi và sự điều hồ số lượng). Tính điều hồ giao
động số lượng cơn trùng có thể được xác định khơng phải bởi nhân tố bên
ngoài mà là tác động qua lại của các cơ thể sinh vật (Vũ Quang Côn, 1998)
[13]. Mức độ số lượng của lồi có thể ổn định trong một thời gian dài nhưng
nó vẫn có thể thay đổi. Điều này thấy rõ nhất trong sự thay đổi mức độ cá thể
của lồi cơn trùng gây hại trong HST nơng nghiệp. Khi số lượng con mồi
phong phú, quá trình sinh sản của thiên địch ăn thịt sẽ được tăng cường và
mật độ ăn thịt sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào con mồi, đặc biệt là các vật ăn thịt
thuộc nhóm đơn thực. Trong trường hợp vật ăn thịt và con mồi có cùng tiềm
năng sinh học thì tác động của vật ăn thịt lên con mồi là rõ rệt và ảnh hưởng
nhiều đến sự biến động số lượng của con mồi. Ngược lại, nếu khả năng sinh
sản của vật ăn thịt thấp hơn con mồi thì sẽ khơng đủ sức hạn chế một cách
hiệu nghiệm sự tăng số lượng mạnh mẽ của con mồi và tác động của vật ăn
thịt lên con mồi sẽ cố định và không gây ảnh hưởng lớn đối với sự biến động
số lượng con mồi (Trần Kiên 1976) [14].
Các sinh vật ký sinh và ăn cơn trùng chun hố có khả năng thực hiện
sự điều hoà số lượng cá thể ở cả mật độ thấp được xác nhận trong thực tiễn
của phương pháp sinh học đấu tranh chống cơn trùng gây hại, chúng có thể
hoạt động trong phạm vi rộng hơn mật độ quần thể vật chủ (con mồi) nhờ khả
năng tăng số lượng với sự gia tăng mật độ của sâu hại. Điều này đã được ghi
nhận trong thực tế. Vai trò quan trọng của ong ký sinh, côn trùng bắt mồi ăn

thịt được coi là yếu tố điều hồ số lượng cơn trùng và được thể hiện ở 2 phản
ứng đặc trưng là phản ứng số lượng và phản ứng chức năng. Phản ứng số
lượng thể hiện khi gia tăng quần thể vật mồi và vật chủ, khi đó sẽ kéo theo sự


gia tăng số lượng vật ăn thịt và vật ký sinh. Phản ứng chức năng được biều thị
ở chỗ khi mật độ quần thể vật mồi (vật chủ) gia tăng thì số lượng cá thể của
chúng bị tiêu diệt bởi vật ăn thịt (vật ký sinh) cũng tăng lên.
Cơ chế điều chỉnh số lượng cơn trùng quan trọng chính là quan hệ cạnh
tranh trong nội bộ loài khi mật độ quần thể côn trùng gia tăng, thức ăn trở
nên thiếu thốn. Ví dụ, kết quả của nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy ở
nghiều loài rệp cây, các dạng cá thể có cánh xuất hiện và di cư ra khỏi tập
đồn nhằm mục đích hạn chế nạn “dư thừa dân số” khi cây thức ăn bắt đầu trở
nên cằn cỗi, yếu đuối. Trong trường hợp này, ở các loài ong ký sinh, sự tiếp
xúc tương hỗ của cá thể cái tuy khơng phải do cạnh tranh vì vật chủ, cũng đã
làm gia tăng q trình đẻ trứng khơng thụ tinh. Kết quả đã làm cho tỉ lệ cá thể
đực trong quần thể tăng lên rất cao nên mật độ quần thể trong các thế hệ kế tiếp
đã giảm sút. Cũng theo Phạm Bình Quyền (2005) [9], sự thay đổi tập tính đẻ
trứng khơng thụ tinh do ảnh hưởng của pheromon đánh dấu là một trong
những cơ chế điều chỉnh số lượng quan trọng ở côn trùng ký sinh bộ cánh
màng, làm giảm tốc độ sinh sản khi mật độ quần thể gia tăng.
Sự phân hoá trong tỉ lệ chết là yếu tố quan trọng, duy trì mật độ quần
thể phù hợp với nguồn dự trữ thức ăn và khoảng không sinh sống. Khi nguồn
dự trữ thức ăn trở nên thiếu thốn thì sự cạnh tranh trong lồi xuất hiện. Ở côn
trùng, đặc biệt là côn trùng ký sinh, khi cạnh tranh thức ăn thì các cá thể đực
đủ điều kiện để chiến thắng, vì để hồn thành phát triển, chúng địi hỏi một
lượng thức ăn ít hơn so với các cá thể cái. Trái lại, các cá thể cái chịu áp lực
nặng nề khi thiếu thức ăn và phần lớn bị chết vào trước lúc pha trưởng thành.
Kết quả là trong môi trường mà thức ăn bắt đầu thiếu thốn thì tỉ lệ cá thể đực
trong quần thể sẽ gia tăng, còn cá thể cái lại giảm. Cơ chế điều chỉnh này đã

ngăn ngừa cho quần thể khỏi bị tiêu diệt ngay cả khi điều kiện môi trường
khắc nghiệt hoặc biến đổi thường xuyên.


Mơ hình tác động các cơ chế điều chỉnh số lượng của côn trùng
1. Giao động số lượng của côn trùng.
2. Trạng thái cân bằng ổn định của mật độ quần thể
(mũi tên chỉ phạm vi tác động của cácc cơ chế điều chỉnh)

(Dẫn theo Nguyễn Văn Đĩnh, 2004)[12]
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, người ta thấy
nổi lên sự kìm hãm, hạn chế lẫn nhau về mặt số lượng giữa các loài trong
quần xã dẫn đến sự cân bằng sinh học trong tự nhiên. Theo Hà Quang Hùng
(2002) [25], ở Việt Nam một số lồi rệp cây hại lạc, đậu, bơng và rau họ hoa
thập tự được điều chỉnh theo cơ chế ba bậc gồm sinh vật ăn thịt du thực (nhện
và bọ rùa), sau đó đến cơn trùng ăn thịt định cư (ấu trùng bọ rùa, ong ký sinh
và rùa vàng), cuối cùng do di cư bằng sự hình thành các cá thể dạng có cánh.
Cân bằng sinh học trong tự nhiên cịn có ý nghĩa khi số lượng của các lồi
trong quần xã ln ở trạng thái cân bằng. Nếu vì một lý do nào đó số lượng cá
thể của một chủng quần bất kỳ tăng thì tiếp theo lại giảm đi. Do vậy, hiện
tượng cân bằng sinh học trong tự nhiên chỉ là hiện tượng tạm thời. Dưới tác
động của điều kiện ngoại cảnh, nhiều loài bị giảm sút về mặt số lượng, thậm


chí bị tiêu diệt hoặc xuất hiện những lồi mới gây ra hiện tượng mất cân bằng,
nhưng sau đó thế cân bằng lại được tái lập song có thể dưới một dạng khác
(Trần Kiên, 1976) [14].
Côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh và các yếu tố dịch bệnh đã duy trì
và điều chỉnh mật độ quần thể của các lồi sâu hại ở mức thấp hơn vùng hoạt
động tích cực của chúng. Và trong nhiều trường hợp, chúng là yếu tố quan

trọng hàng đầu dập tắt các nạn dịch sinh sản hàng loạt của sâu hại. Các kết
quả phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học là những dẫn chứng đáng tin
cậy về vai trò của thiên địch. Sự cạnh tranh trong lồi ở sâu hại thường ít thể
hiện hoặc thể hiện ở mức thấp đã nói lên vai trò quan trọng của thiên địch
trong việc điều chỉnh số lượng sâu hại trên đồng ruộng.
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Lược sử nghiên cứu sâu, rệp hại rau và thiên địch của chúng trên
thế giới
Số lượng các lồi cơn trùng phát hiện trên rau họ hoa thập tự có nhiều
nhưng chỉ có một số lồi phổ biến và gây hại nghiêm trọng tuỳ theo mỗi
quốc gia. Ở Đơng nam nước Mỹ có 2 lồi nguy hiểm nhất là Plutella
xylostella và Trichoplusia ni H. (Cartwring, 1990). Kết quả nghiên cứu trong
2 năm 1993- 1994 có 2 lồi sâu cánh vảy gây hại nghiêm trọng nhất là
Plutella xylostella và Pieris rapae (Godin et al, 1998). Chúng có tỉ kệ ký
sinh là 65%, tác giả cũng đã ghi nhận có 5 loài ký sinh sâu tơ và 6 loài ký
sinh sâu xanh bướm trắng.
Theo Talekar et al (1986) [46], ở Đài Loan có 8 lồi sâu hại chính trên
rau họ Hoa thập tự, riêng su hào, cải bắp, súp lơ thường bị sâu hại nặng nhất.
Philipines có 8 lồi (Andreas poelking, 1990). Trung Quốc có 7 lồi (Liu et
al, 1995). Ở Malaysia, Plutella xylostella, Pieris rapae và Hellula undalis là
những loài sâu hại quan trọng (Lim et al, 1996) [52]. Nghiên cứu của Bahatia


et al (1995), ở vùng phía Tây Bengal (Ấn Độ), 6 lồi sâu hại có mặt thường
xun trên cây cải. Ở Jamaica có 14 lồi sâu hại, trong đó có 17 lồi sâu hại
chính, riêng sâu tơ và sâu khoang gây thiệt hại từ 74- 100% năng suất cải bắp
(Alam, 1992) [48].
Thiên địch của sâu hại rau họ Hoa thập tự cũng được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu và cho thấy rằng, thành phần thiên địch khá phong phú, bao
gồm côn trùng ký sinh, bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus... Việc xác định thành

phần thiên địch, đánh giá vai trị của các lồi sẽ là cơ sở cho biện pháp sử
dụng thiên địch trong quản lý dịch hại tổng hợp. Đặc biệt nhiều nước đều coi
trọng biện pháp bảo vệ lợi dụng thiên địch bản địa..
Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng sinh thái đều có thành phần các lồi sâu hại
khác nhau, từ đó thành phần các lồi thiên địch cũng khác nhau. Đến nay, đã có
rất nhiều lồi thiên địch của sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu khoang, rệp...
được phát hiện với số lượng và thành phần lồi khác nhau tuỳ theo mỗi nước.
Ở Pháp, chính Boisgiraud (1840) đã thu thập một số lượng lớn bọ hành
trùng Calasoma sycophamta L. thuộc họ Carabidae rồi thả lại vào ruộng để
phòng chống sâu ăn lá. Ở Italia, Villa (1844) đã đề nghị sử dụng côn
trùng

bắt mồi

như

bọ

hành trùng họ Carabidae, kiến 3 khoang họ

Staphylinidae để phòng chống sâu hại cây trồng trong vườn. Theo Petov
(1964) các loài bọ mắt vàng (chuồn chuồn cỏ) thuộc họ Chrysopidae là
những loài thiên địch có ý nghĩa trong điều hồ số lượng sâu hại
chính trên cây trồng ở Bungari. Cũng theo Zeleuny 1965, ở Tiệp Khắc cũ
người ta đã sử dụng loài bọ mắt vàng Chrysopa carnea Steph để phòng
chống sâu hại trên cây cơng nghiệp ngắn ngày có hiệu quả tốt.
Margheritis và Rizzo (1965) đã cơng bố ở Argentina có 3 lồi ký sinh
sâu tơ (dẫn theo Pedro, 1986). Ở Carolina (Mỹ) đã phát hiện 24 lồi thiên địch
của sâu tơ, trong đó có 23 lồi bắt mồi và chỉ có 1 lồi ký sinh (Muckenfuss et



al., 1992). Ở Bangladesd, thu thập được 5 loài ký sinh, 6 loài bắt mồi và 1 loài
ký sinh bậc 2 (Ali, 1995).
Tại tỉnh Lavras (Brazil). Bueno et al, (1995) trong 2 năm 1988- 1989 đã
thu thập được 49 loài bắt mồi và ký sinh. Ở Feberal (Brazil), từ năm 19992000, Medeiros et al, (2000) đã thông báo tỉ lệ ký sinh sâu non và nhộng sâu
tơ là 18% và có 9 lồi ký sinh đã thu thập được.
Theo Alam (1992) [48] cho biết ở Jamaica đến năm 1990 đã ghi nhận
20 lồi thiên địch của sâu tơ trong đó có 5 lồi ong ký sinh, 4 lồi ký sinh bậc
2, 8 loài bắt mồi và 3 vi sinh vật gây bệnh cho sâu tơ. Thành phần côn trùng
ký sinh ở châu Phi tương đối phong phú, tính đến năm 1996, Rami Kfir đã
phát hiện 21 loài ký sinh bậc 1 và bậc 2 trên sâu non và nhộng sâu tơ.
Mustata (1992) đã phát hiện ở Rumani, tập đoàn ong ký sinh của sâu tơ
có trên 25 lồi thuộc họ Ichneumonidae và Braconidae. Ở Anh có tới 41 lồi
ong, 6 loài nấm và 6 loài virus (Fitton et al., 1992).
Delvare et al, (1999) cho biết thu thập ở 19 nước từ 70 quần thể sâu tơ
có trên các cây rau họ hoa thập tự và cỏ dại đã chỉ ra 21 lồi ký sinh bậc 1,
trong đó hệ ký sinh phong phú nhất là ở Rumani với số lượng tập đồn ong ký
sinh có trên 25 lồi.
Tháng 3/ 2009, Troy Bartlett đã ghi nhận ở Bắc Mỹ có 1.700 lồi ký
sinh thuộc 200 chi, 21 phân họ của Aphidiidae kí sinh trên rau và ngũ cốc.
Tại khu vực châu Á, thành phần các loài thiên địch cũng tương đối
phong phú. Ooi (1986) [59] đã phát hiện ở Malaysia 5 loài côn trùng ký sinh
bậc 1 (kể cả nhập nội), 1 loài bắt mồi, 1 loài vi sinh vật gây bệnh và 7 lồi ký
sinh bậc 2. Philippines có 9 lồi ong ký sinh (Belen Morallo et al, 1992).
Trung Quốc vào những năm 1978 - 1980 có 17 lồi cơn trùng, nhện bắt
mồi và ký sinh (Lo, 1983). Ở Wuchang năm 1983, Hubei đã thu thập được 50
loài thiên địch trên rau cải, trong số đó có 35 lồi bắt mồi và 15 loài ký sinh.
Nghiên cứu trong những năm gần đây của He (1998) cho biết trên sâu tơ có



tới 23 lồi cơn trùng ký sinh bậc 1 thuộc 6 họ và 14 lồi cơn trùng ký sinh bậc
2. Thiên địch của sâu xanh bướm trắng ở Trung Quốc, Wang và Liu (1995) đã
thống kê có tới 19 lồi ong ký sinh. Ở Hàng Châu (Trung Quốc) từ năm 19851986 đã thu được 2 loài ong ký sinh trên rệp hại rau họ hoa thập tự và 5 loài
ký sinh bậc 2.
Theo Taylo & Francis (2005) đã ghi nhận ở Trung Quốc có 20 giống,
99 lồi thuộc họ Aphidiidae và 2 giống, 11 loài thuộc họ Aphelinidae ký sinh
trên rệp. Cũng theo 2 tác giả này thì thống kê trên tồn thế giới có khoảng 50
chi và 400 lồi ký sinh thuộc 2 họ này kí sinh rệp ở rau và ngũ cốc.
Ở Nhật Bản đã ghi nhận tổng cộng có 19 lồi (13 lồi trong 7 chi thuộc
họ Aphidiinae và 6 loài thuộc họ Aphelinus) ký sinh rệp hại rau trồng trong
nhà kính (Takada Hajimu, 2002).
1.2.2. Lược sử nghiên cứu sâu, rệp hại rau và thiên địch của chúng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về sâu hại rau họ hoa thập tự, kết quả điều
tra ở các tỉnh phía Bắc năm 1967- 1968 và 1977- 1979 ở các tỉnh phía Nam đã
phát hiện ra 23 lồi sâu hại trong đó có 14 lồi gây hại rõ rệt.
Đồng bằng sông Hồng qua 3 năm điều tra (1995- 1997) đã thu thập
được 31 loài sâu hại rau (Lê Văn Trịnh, 1999) [37]. Các tác giả Hồ Khắc Tín
(1982), Nguyễn Cơng Thuật (1995), Mai Văn Quyền (1995), Hồ Thu Giang
(1996), Lê Văn Trịnh (1999) [37]... đều cho rằng sâu tơ, rệp, sâu khoang, bọ
nhảy, sâu xanh bướm trắng là những loài sâu hại chủ yếu trên rau họ hoa thập
tự.
Trong giai đoạn từ 1995- 2002, đã ghi nhận 29 lồi cơn trùng hại rau họ
Hoa thập tự ở khu vực ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận (Lê Thị Kim
Oanh, 2002) [32]. Hồ Thị Thu Giang (2002) [4] cũng đã cơng bố 29 lồi sâu
hại thuộc 7 bộ, 18 họ ở các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội.


×