Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA MẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.49 KB, 61 trang )

1

ĐIỀU DƯỠNG MẮT



Chỉ đạo biên soạn, biên tập :


Chủ biên:

Tham gia biên soạn :



Hiệu đính:


Trình báy:





























2

Lời nói đầu :


Để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong thời kỳ mới. Được sự quan tâm của Sở giáo dục
đào tạo Quảng Ninh, trường cao đẳng y tế Quảng Ninh đã biên soạn cuốn giáo trình BÀI
GIẢNG ĐIỀU DƯỠNG MẮT là hết sức cần thiết cho công tác đào tạo cao đẳng điều
dưỡng hiện nay.Nội dung cuốn sách đã tập hợp được những kiến thức cơ bản về :
-GiảI phẫu sinh lý mắt
-Các bệnh lý mắt thường gặp giúp học viên biết cách phát hiện và xử trí
bước đầu đốI vớI các bệnh lý đó
-Biết cách lập kế hoạch và chăm sóc điều dưỡng các bệnh mắt thông
thường .Tuyên truyền phòng bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu .

Cuốn sách này được biên soạn theo từng phần phù hợp với giáo trình giảng dạy cho các
học viên là đối tượng Cao đẳng điều dưỡng.Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách là tài liệu
tốt bổ sung cho công tác giảng dạy và học tập về điều dưỡng Nhãn khoa.























3

Mã số :37 Điều dưỡng Mắt : Số tiết học : 15 tiết


1. Giải phẫu sinh lý mắt 2
2. Cách khám mắt 1
3. Những đặc điểm của công tác điều dưỡng mắt 2
4. Bệnh các bộ phận phụ cận của mắt 2
5. Các tiểu phẫu trong Nhãn khoa 1
6. Bệnh của kết mạc – giác mạc 2
7. Bệnh của màng bồ đào – thể thủy tinh 2
8. Bệnh Glocom 1
9. Chấn thương mắt 1
10. Bỏng mắt 1


(MỗI tiết học 45 phút )


Lời cảm ơn :


Xin chân thành cảm ơn các thây cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng
tôi trong quá trình biên soạn cuốn giáo trình này .Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu có
trong tay kết hợp với kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc và thầy cô giáo làm công tác
giảng dạy điều dưỡng trong nhiều năm .Tuy nhiên cuốn sách không tránh được còn nhiều
thiếu sót, rất mong sự quan tâm góp ý của các bạn đọc.Một lần nữa xin được cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường - HộI đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình Trường Cao đẳng Y tế
Quảng Ninh đã quan tâm tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.




















4

Danh mục chữ viết tắt sủ dụng trong giáo trình :

MP : mắt phảI
MT : mắt trái
TL : thị lực
ĐNT : thị lực đếm ngón tay
BBT : thị lực bóng bàn tay
ST (+) : thị lực sáng tối dương tính
ST (-) : thị lực sáng tối âm tính
NA : nhãn áp
KM : kết mạc
GM : giác mạc
MBĐ : màng bồ đào
TTT : thể thủy tinh

DK : dịch kính
MmHg : milimet thủy ngân
-Các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo lường quốc tế.
-Các tên viết tắt của thuốc hay biệt dược theo quy định của bộ y tế.

MỤC LỤC

Trang
1. Giải phẫu sinh lý mắt 9
2.Cách khám mắt 18
3.Những đặc điểm của công tác điều dưỡng mắt 23
4.Bệnh các bộ phận phụ cận của mắt 30
5.Các tiểu phẫu trong Nhãn khoa 38
6.Bệnh của kết mạc 43
7. Bệnh của giác mạc 47
8.Bệnh của màng bồ đào 51
9.Bệnh cuả thể thủy tinh 55
10.Bệnh Glocom 60
11.Chấn thương mắt 64
12.Bỏng mắt 68



Các tài liệu tham khảo


1. Bài giảng mắt- TMH-RHM-trường đại học Y Hà Nội
2. Nhãn khoa ( T1- T2 ) –viện mắt trung ương
3. GiảI phẫu mắt - ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác (Gs. Nguyễn Xuân
Nguyên; Gs .Phan Dẫn; Bs. Thái Thọ)

4. Bài giảng Nhãn khoa (Bán phần trước nhãn cầu ) (Bộ môn mắt trường đạI học Y
Hà NộI)
5

5. Chăm sóc mắt ở cộng đồng – Hanyane.
6. Chiến lược phòng chống mù lòa trong các chuơng trình quốc gia



GIẢI PHẪU SINH LÝ MẮT


Mục tiêu : - Nắm được sơ lư
ợc tổng quát về giải phẫu sinh lý mắt
- Trình bày được và nhận biết về giải phẫu sinh lý mắt của bán phần trước
nhãn cầu.
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt.
Nội dung : Mắt là cơ quan thu nhận cảm giác thị giác, giúp con ngườI nhận biết được
thế giớI bên ngoài, tạo điều kiện cho cơ thể và trí tuệ ngày càng phát triển.Mắt là một bộ
phận của cơ thể thống nhất,có liên quan tớI nhiều bộ phận khác. Cấu tạo của cơ quan thị
giác bao gồm :
1. Các bộ phận phụ thuộc Mắt.
2. Nhãn cầu.
3. Đường thị giác và vỏ não thị giác.

I. CÁC BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT :
1.Hốc mắt
1.1 Hốc mắt : Nằm giữa các xương sọ và mặt , hốc mắt có hình tháp bốn cạnh đáy
quay ra trước đỉnh quay ra sau
Ở ngườI trưởng thành chiều cao hốc mắt khoảng 33,5 +- 1,95 mm

Chiều rộng hốc mắt khoảng 40,5 +- 1,96 mm
1.2 Các thành của hốc mắt : gồm 4 thành và 1 đỉnh
1.2.1. Thành trên ( Trần hố mắt ) tạo thành bởi xương trán và cánh nhỏ xương
bướm, nằm phía sau bồ hốc mắt 4 mm. Phía trên tiếp giáp vớI xương trần là sọ
não.
1.2.2. Thành ngoài:tạo thành bởi xương gò má và cánh lên xương bướm.Thành
ngoài tương ứng với xích đạo nhãn cầu tạo thị trường rộng hơn.Nhãn cầu dễ bị tổn
thương ở phía ngoài nơi thành hốc mắt chỉ che chở được một nửa sau Nhãn cầu.
1.2.3.Thành trong :tạo thành bởi xương sàn, xương lệ, xương hàm trên và xương
bướm. Thành trong tiếp giáp vớI tháp mũi nơi có xoang sàng, xoang bướm và
khoang mũi.
1.2.4. Thành dưới (sàn hốc mắt ) tạo thành bởi xương hàm trên,xương vòm miệng
và xương gò má.Thành dưới tiếp giáp với xoang hàm và là
nơi có dây thần kinh và động mạch dưới hốc đi qua.
1.2.5. Đỉnh hốc mắt : Nơi có ống thị giác nằm trong cánh nhỏ xương bướm có thị
thần kinh,động mạch và dây thần kinh giao cảm đi qua.Đầu ống thị giác ở phía
đỉnh hốc mắt gọI là lỗ thị giác hình tròn hay bầu dục đường kính 5 mm.

1.3 Các thành phần nằm trong hốc mắt
1.3.1 Màng xương hốc mắt :màng mỏng bao bọc thành xương hốc mắt.
6

1.3.2 Vòng Zinn : là vòng xơ được tạo thành bởi nguyên ủy của các cơ thẳng nhãn
cầu.
1.3.3 Bao Tenon : là bao xơ bọc quanh nhãn cầu gồm 2 lá : Thành, Tạng.
1.3.4 Các cơ vận động nhãn cầu : có 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo
*) Bốn cơ thẳng còn gọI là cơ trực xuất phát từ vòng Zinn đi về phía trước tạo thành chóp
cơ,giữa các cơ có màng liên cơ.Các cơ trực tham gia vào quá trình vận động nhãn cầu
- Cơ trực ngoài : động tác đưa nhãn cầu ra ngoài do dây thần kinh VI chi
phối, động mạch cung cấp máu là nhánh của động mạch lệ.

- Cơ trực trong : động tác đưa nhãn cầu vào trong do dây thần kinh III chi
phốI, động mạch cung cấp máu là nhánh dưới của động mạch mắt.
- Cơ trực trên : động tác đưa nhãn cầu lên trên và xoáy vào trong do dây
thần kinh III chi phốI, động mạch cung cấp máu là nhánh trên của động
mạch mắt.
- Cơ trực dưới : động tác đưa nhãn cầu xuống dưới và xoáy ra ngoài do dây
thần kinh III chi phốI, động mạch cung cấp máu là nhánh động mạch cơ.
*) Hai cơ chéo gồm cơ chéo trên (lớn) và cơ chéo dướI (bé)
- Cơchéo lớn : động tác xoáy nhãn cầu vào trong – xuống dướI ra ngoài do dây
thần kinh IV chi phốI , động mạch cung cấp máu là nhánh trên động mạch cơ.
- Cơ chéo nhỏ : động tác xoáy nhãn cầu ra ngoài – lên trên ra ngoài do dây thần
kinh III chi phốI , động mạch cung cấp máu là nhánh dướI động mạch cơ.
2.Mi mắt
2.1 Hình thể mi mắt : mi mắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhãn cầu chống lại
các yếu tố bên ngoài : ánh sáng, sức nóng , dị vật , nhờ mi mắt mỗi lần chớp mắt dàn đều
nước mắt trên giác mạc kết mạc có tác dụng luôn giữ độ ẩm cho mắt và loạI trừ các dị vật
nhỏ, bụi.
Khi mở mắt khe mi dài 30 mm rộng 15 mm.Khi nhắm mắt hai mi mắt khép lạI che kín
mặt trước nhãn cầu.
Hình thể mi mắt được tạo bởi mặt trước,mặt sau mi , các góc của mi và bờ tự do của
mi mắt.
- Mặt trước mi mắt : Mi trên bắt đầu từ bờ dướI lông mày đến sát bờ tự do
mi, mi dưới từ rãnh mi dưới tới bờ tự do
- Mặt sau mi mắt : được kết mạc bao phủ từ bờ tự do, khi nhắm mắt mặt sau
mi áp sát vào nhãn cầu. Về đạI thể có thể chia mi mắt thành hai phần : mặt
trước gồm da và cơ mi, mặt sau gồm sụn mi và kết mạc.
- Góc mi mắt : Góc ngoài khe mi cách thành ngoài hốc mắt 6-7 mm.Góc
trong cách khớp nốI trán gò má 10mm , góc trong có cục lệ và nếp bán
nguyệt.
- Bờ tự do của mi mắt :là nơi tiếp giáp giữa mặt trong và ngoài của mi mắt,

dài khoảng 30mm dày 2-3 mm cách góc trong 6mm. Bờ tự do có 2 lỗ lệ là
lỗ lệ trên và lỗ lệ dưới.
Trên bờ tự do còn có lông mi và các lỗ tuyến ( khoảng 30 lỗ tuyến)
Mi trên có khoảng 70 – 140 lông mi
Mi dướI có khoảng 70 – 80 lông mi
+) Tuyến của mi mắt bao gồm :tuyến Meibomius nằm sâu trong sụn mi đó là
những tuyến bã. Tuyến Moll nằm sát chân lông mi có nhiệm vụ tiết ra mồ hôi. Tuyến Zeis
là tuyến nằm sát bờ tự do mi tiết ra chất bã nhờn.
7

2.2 Cấu tạo mi mắt :
2.2.1 Da mi:mỏng và không có lớp mỡ dưới da, mi trên thường tạo nếp da(mí mắt)
tương ứng vớI chỗ bám của cơ nâng mi trên.
2.2.2 Các cơ của mi mắt
- Cơ vòng cung mi có tác dụng nhắm mắt, gồm nhiều thớ cơ vòng tròn đồng
tâm nằm sát da mi trên sụn mi do dây thần kinh VII chi phối
- Cơ nâng mi trên có tác dụng mở mắt do dây thần kinh III chi phối.Cơ nâng
mi trên bắt nguồn từ màng xương của cánh nhỏ xương bướm và bám chặt
vào mặt trước nửa sau sụn mi.
- Tham gia vào quá trình mở mắt còn có co Muller : là một cơ trơn có tác
dụng nâng mi do thần kinh giao cảm chi phối.
2.2.3 Sụn mi: là mô liên kết các sợi được ép chặt làm cho sụn mi rắn chắc tạo vai trò
một bộ khung của mi mắt.Sụn mi có hình bán nguyệt nằm dướI cơ mi và trên kết
mạc.
Kích thước : mi trên :dài 30mm,cao 10mm,dày 1mm
Mi dướI: dài 30mm, cao 4mm, dày 1mm
2.2.4 Kết mạc là một màng gồm biểu mô gai không sừng hòa che phủ mặt trong mi mắt
, tạo ra các cùng đồ và che phủ phần trước nhãn cầu đến sát vùng rìa giác mạc.
- KM mi : từ bờ tự do mi tớI cùng đồ
- KM cùng đồ :cách rìa 8-10 mm

- KM nhãn cầu : rất mỏng và trong suốt , phía dưới KM là lớp bao Tenon, ở
khoảng giữa đó có lớp tổ chức lỏng lẻo nơi có các mạch máu kết mạc sâu đi qua.
2.3 Hệ thống lệ :các tuyến lệ tiết ra nước, động tác chớp mắt làm nước mắt được dàn
đều trên giác mạc ,kết mạc và đảm bảo cho chúng luôn có độ ướt,nước mắt được
tập trung vào các đường dẫn đổ vào hốc mũi dưới.Hệ thống lệ gồm 2 phần chính:
- Hệ thống bài tiết nước mắt :có tuyến lệ chính và phụ.
- Hệ thống dẫn lưu nước mắt :lỗ lệ,lệ quản, túi lệ, lệ mũi.
2.3.1 Hệ thống bài tiết nước mắt
-Tuyến lệ chính là một tuyến ngoạI tiết nằm trong hố lệ ở góc trên ngoài thành hốc mắt
với nhãn cầu,có hình bầu dục kích thước 15 x 10 mm,dày 5mm trọng lượng 0,61 – 1 gr
chia thành hai thùy :thùy hốc mắt và thùy mi mắt.Các ống tuyến lệ đổ vào cùng đồ trên ở
trên bờ sụn ngoài khoảng 5 mm .Tuyến lệ chính bài tiết nước mắt có phản xạ ( khóc,dị
vật)
- Tuyến lệ phụ : gồm tuyến Krause và tuyến Wolfring nằm ở cùng đồ kết mạc trên và
ở rìa sụn mi, ngoài ra còn có các tế bào hình đài nằm rảI rác ở kết mạc sụn mi trên hay
cục lệ cũng bài tiết ra nước mắt. Tuyến lệ phụ bài tiết nước mắt liên tục đảm bảo độ
ướt của kết mạc- giác mạc qua fill nước mắt
+ Fill nước mắt bao gồm ba lớp :nhầy – nước – dầu .
2.3.2 Hệ thống dẫn lưu nước mắt
- Lỗ lệ: gồm lỗ lệ trên và dướI, nằm ở bờ tự do mỗi mi cách góc trong khe
mi khoảng 6-7 mm hơi lệch vào trong cách nhau trên dưới 1mm.
- Lệ quản :lệ quản trên và lệ quản dướI nằm trong chiều dày mỗi mi dài 8-
10 mm đường kính 0,3-0,5 mm hai lệ quản hợp lại tạo thành ống lệ quản
chung dài 1-3 m đường kính 0,6 mm Lệ quản chung đổ vào thành ngoài túi
lệ .
8

- Túi lệ : nằm giữa nhánh trước và sau gân góc trong mắt ở bên trong máng
lệ.Túi lệ cao 12-14 mm chiều ngang 4-5 mm
- Ống lệ mũi nối tiếp phía dưới túi lệ dẫn nước mắt từ túi lệ đổ vào ngách

mũi dướI dài 12-15 mm nằm trong một ống xương xuyên qua xương hàm
trên, liên quan với xoang hàm và phía trong hốc mũi.
II.NHÃN CẦU
2.1 Hình thể và kích thước :Nhãn cầu nằm trong hốc mắt có hình cầu .Trục trước sau dài
20,5 mm – 29,2 mm trung bình ở người trưởng thành ở Việt Nam. Trục nhãn cầu ở nữ là
22,77 +(-) 0.06mm .Ở nam là 23,5 +(-) 0.1 mm ,ở trẻ sơ sinh trung bình là 16 mm Khi 8
tuổI trục nhãn cầu đạt tớI 24 mm.
- Trọng lượng nhãn cầu 7-7,5 gam
- Thể tích nhãn cầu 6,5 ml
2.2 Cấu trúc nhãn cầu :được chia làm
- Màng xơ bao bọc ngoài nhãn cầu: giác mạc, củng mạc.
- Màng mạch : Mống mắt, Thể mi, Hắc mạc còn gọi là màng bồ đào
- Màng thần kinh: võng mạc
- Môi trường trong suốt :thủy dịch , thể thủy tinh , Dịch kính phân chia định
khu trên lâm sàng thành hai phần chính
+ Bán phần trước nhãn cầu :giác mạc, thủy dịch, Mống mắt
+ Bán phần sau : TTT,Dịch kính - thể mi,hắc võng mạc.
2.2.1 Giác mạc :có hình chỏm cầu trong suốt, nhẵn bóng chiếm 1/5 trước vỏ bọc nhãn
cầu
- Giác mạc có: Đường kính dọc 9-11 mm
Đường kính ngang 11-12 mm
Bán kính độ cong trước 7,8 mm sau 6,6 mm
Độ dày ở trung tâm 0,5 mm ngoạI vị 0,7mm
Công suất hội tụ 43-45 D chỉ số khúc xạ 1,336
-Về mô học giác mạc cấu trúc gồm 5 lớp từ trước ra sau :
+ Lớp biểu mô là biểu mô lót tầng gồm 3 lớp nông ,giữa , đáy
+ Màng Bowman : là màng trong suốt đồng nhất không có tế bào
+Lớp nhu mô : là lớp dày nhất chiếm tới 90 % bề dày giác mạc, cấu tạo là những lá
mỏng sợi tạo keo,sợi đàn hồi và tế bào gồm hai loại tế bào di động và tế bào cố định.
+ Màng Descemet : cấu tạo bởI các sợi Collagen dạng lưới rất dai và đàn hồI

+ Nội mô có nguồn gốc trung bì chỉ có một hàng tế bào dẹt hình đa giác.Các tế bào
nội mô có vai trò đặc biệt trong việc điều hòa sự thẩm thấu nước vào giác mạc để nuôi
dưỡng và đảm bảo độ trong suốt của nó.
Chú ý : -Trong 5 lớp cấu trúc giác mạc chỉ duy nhất có lớp biểu mô khi bị tổn thương có
thể tái tạo không ảnh hưởng tới thị lực
-Giác mạc trong suốt không mạch máu, việc nuôi dưỡng giác mạc nhờ vào sự thẩm
thấu từ : các mạch máu vùng rìa, thủy dịch, nước mắt.
- Thần kinh cảm giác giác mạc là nhánh V1 hạch mi.
2.2.2 Củng mạc :là một màng xơ rất dai màu trắng chiếm 4/5 nhãn cầu phía sau từ vùng
rìa giác mạc .Củng mạc dày 1-1,35 mm cấu tạo củng mạc gồm nhiều băng xơ xếp song
song với nhau ở lớp nông và đan chéo nhau ở lớp sâu tạo nên độ rắn chắc của vỏ nhãn cầu
-Củng mạc có rất ít mạch máu nuôi dưỡng chủ yếu thẩm thấu từ các vùng lân cận.Thần
kinh chi phốI là những nhánh thần kinh mi dài phía trước và thần kinh mi ngắn phía sau.
9

2.2.3 Mống mắt : là phần phía trước của màng bồ đào, là màn ngăn cách giữa tiền
phòng và hậu phòng ,điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu qua lỗ đồng tử .
-Mống mắt hình tròn ở giữa có lỗ thủng gọi là đồng tử (Đồng xu ) mống mắt sốp được
che phủ bởi lớp sắc tố (quyết định màu sắc mống mắt) Mống mắt cấu tạo gồm hai lớp cơ
+ Lớp cơ vòng chiếm 1/3 mống mắt được giới hạn trong là bờ đồng tử ,là lớp cơ trơn
chạy vòng tròn quanh đồng tử có tác dụng co đồng tử do thần kinh III chi phối.
+ Lớp cơ xòe đồng tử sắp xếp theo hình lan hoa có tác dụng làm giãn đồng tử do thần
kinh giao cảm chi phối .
-Đồng tử bình thường có đường kính 2- 3 mm Khi có nguồn sáng thì co lạI,trong tối giãn
ra (điều chỉnh lượng ánh sáng, sự co giãn đó gọi là phản xạ đồng tử . Phản xạ đồng tử có
thể gặp ở ba hình thái :trực tiếp, đồng cảm, điều tiết . )
2.2.4 Thể mi: là phần nối tiếp của mống mắt là vùng nhô lên của màng bồ đào. Thể mi
chạy vòng phía sau mống mắt.Thể mi mặt ngoài áp sát củng mạc,mặt trong áp sát buồng
dịch kính.
- Thể mi được chia làm hai phần

+ Phần trước có các cơ thể mi và các lớp thể mi (Tuami)
+ Phần sau là phần thẳng của thể mi( Pas plana)
-Nhiệm vụ của thể mi :
+ Bài tiết thủy dịch ,điều hòa nhãn áp.
+ Tham gia quá trình điều tiết ( cơ TM Zinn, TTT )
-Lớp cơ thể mi là các sợi cơ trơn phía ngoài xếp dọc,phía trong xếp vòng:
+ Các thớ cơ dọc tạo thành cơ Brucke do thần kinh giao cảm chi phốI
+ Các thớ cơ vòng tạo thành cơ Rouget do thần kinh III chi phối.
2.2.5 Hắc mạc : nối tiếp với thể mi là phần sau của màng bồ đào
-Tiếp giáp :Mặt trong áp sát võng mạc; mặt ngoài giáp củng mạc.
-Cấu tạo Hắc mạc là một mao mạch dày đặc để nuôi dưỡng nhãn cầu và nhiều tế bào
màng sắc tố đen tạo buồng tối để ảnh của ngoại vật in rõ trên võng mạc .Hắc mạc được
cấu tạo bởi ba lớp từ ngoài vào trong là : Khoảng thượng hắc mạc, lớp hắc mạc chính
danh, Màng Bruch
-Thần kinh chi phối hắc mạc đều bắt nguồn từ các dây thần kinh mi ngắn và mi dài.
Chú ý : Các mạch máu của màng bồ đào (Mống mắt – Thể mi – Hắc mạc )
*) Động mạch :Màng bồ đào có ba hệ thống động mạch
-Động mạch mi dài sau : bắt nguồn từ động mạch mắt
-Động mạch mi ngắn sau : bắt nguồn từ động mạch mắt
-Động mạch mi trước : bắt nguồn từ các động mạch cơ vận nhãn.
*)Tĩnh mạch : Máu trong các tĩnh mạch chằng chịt của màng bồ đào di chuyển ra ngoài
nhờ 4 tĩnh mạch xoáy ( TM trích trùng )
- Hai tĩnh mạch xoáy trên đổ vào tĩnh mạch mắt trên
- Hai tĩnh mạch xoáy dưới đổ vào tĩnh mạch mắt dưới.
Cả hai tĩnh mạch mắt trên và dưới hợp nhất ở đỉnh hốc mắt rồi đổ vào xoang tĩnh mạch
Hang
2.2.6 Võng mạc : là một màng thần kinh, nằm trong lòng màng mạch, trong suốt nơi tiếp
nhận các kích thích ánh sáng từ ngoại cảnh rồi truyền về vỏ não thị giác.
- Cấu tạo võng mạc gồm : võng mạc cảm thụ và võng mạc vô cảm, giới hạn giữa hai vùng
là Oraserrata cách rìa giác mạc 7-8mm

10

- Cấu trúc mô học của võng mạc từ ngoài vào trong được sắp xếp thành 10 lớp :Lớp biểu
mô sắc tố ; Lớp tế bào chóp và gậy ; Lớp giới hạn ngoài ;Lớp hạt ngoài ; Lớp rối ngoài ;
Lớp hạt trong ; Lớp rối trong ; Lớp tế bào hạch ; Lớp sợi của thị thần kinh ; Màng giới
hạn trong.
- Tế bào võng mạc bao gồm : tế bào biểu mô sắc tố, tế bào cảm thụ thị giác (tế bào chóp
tế bào gậy) tế bào hai cực dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào cảm thụ tới tế bào
hạch.Tế bào đa cực dẫn truyền xung động thần kinh tới đường thị giác.
- Gai thị : Nằm lệch về phía mũi hình tròn hay bầu dục có đường kính 1 –1,5 mm.Trên bề
mặt gai thị không có các tế bàothị giác.
- Hoàng điểm : Nằm ở trung tâm cực sau đáy mắt, cách gai thị 3,5 – 4 mm.Trung tâm
hoàng điểm là một lõm nhỏ gọi là hố trung tâm hoàng điểm.Ở trung tâm chỉ có tế bào
hình chóp là nơi cho thị lực cao nhất.Khi đến bờ của hoàng điểm có cả tế bào chóp và tế
bào gậy .
2.2.7 Tiền phòng hậu phòng và sự lưu thông thủy dịch
-Tiền phòng là một khoang chứa thủy dịch – giới hạn từ mặt sau giác mạc đến mặt trước
mống mắt và thể thủy tinh.
+ Bình thường độ sâu tiền phòng đo ở trung tâm giác mạc từ 3- 3,5 mm và giảm dần khi
ra tớI vùng rìa giác mạc.
+ Khi tiền phòng > 3,5 mm :gặp sau phẫu thuật lấy TTT hay TTT xa vào buồng dịch
kính.Khi tiền phòng <3,5 mm : gặp trong tăng NA, Glocom.
- Góc tiền phòng được tạo bởi giác củng mạc ở phía trước, mống mắt thể mi ở phía
sau.Góc tiền phòng đóng một vai trò quan trọng trong sự lưu thông thủy dịch và phần lớn
các phẫu thuật nội nhãn đều đi qua vùng này.
- Hậu phòng : là một khoang chứa thủy dịch được giới hạn bởi mặt sau mống mắt với mặt
trước buồng dịch kính .Hậu phòng lưu thông với tiền phòng qua lỗ đồng tử.
- Sự lưu thông thủy dịch :Thủy dịch được thể mi tiết đổ vào hậu phòng qua lỗ đồng tử ra
tiền phòng.Tại tiền phòng thủy dịch tỏa lan tới góc tiền phòng qua vùng bè vào ống
Schlemm đổ vào tĩnh mạch nứơc ra ngoài.

Thủy dịch được lưu thông là yếu tố quan trọng trong bình ổn NA của nhãn cầu Ngòai
ra thủy dịch còn đảm bảo dinh dưỡng cho mắt.
2.2.8 Thể thủy tinh
- TTT là một thấu kính trong suốt hai mặt lồI được treo cố định vào thể mi nhờ các dây
chằng Zinn.
- TTT dày 4mm đường kính 8 –10 mm bán độ cong trước 10 mm độ cong sau 6mm .Công
suất quang học 20- 22 D
- TTT có hai mặt trước và sau.Nơi gặp nhau là xích đạo có các dây chằng Zinn cố định
TTT với thể mi .
- Mặt trước TTT tiếp giáp với mặt sau mống mắt,lỗ đồng tử mặt sau tiếp giáp với màng
dịch kính
- Cấu tạo TTT gồm ba phần:
+ Màng bọc còn gọi là bao TTT
+ Lớp biểu mô màng bọc chỉ có 1 lớp ở mặt trước
+ Các sợi của TTT phát triển không ngừng. Phần mềm nằm ở ngòai gọI là vỏ TTT,
phần đặc cứng nằm trong gọi là nhân TTT.
11

- TTT đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên
võng mạc.Sự thay đổi độ dày TTT gọI là sự điều tiết giúp ta nhìn rõ được những vật ở
gần.
2.2.9 Dịch kính: là một chất lỏng như lòng trắng trứng nằm sau TTT chiếm toàn bộ phần
sau nhãn cầu ,được bao bọc bởi màng Hualoit. Thành phần dịch kính là một Protêin có
dạng sợi tên là Vitrein và axit Hyaluromic
- Dịch kính giúp cho nhãn cầu luôn có cấu trúc bình ổn duy trì áp lực cân bằng nhãn cầu.
III.Đường thị giác và vỏ não thị giác
1.Đường thị giác :Bắt đầu từ các tế bào thị giác nằm trong lớp ngòai của võng mạc và
cuối cùng cho các sợi thị giác tập trung thành dây thị thần kinh. Đường thị giác dẫn
truyền các xung động thần kinh từ võng mạc lên trung tâm thị giác. Đường thị giác có :
1.1 Dây thần kinh thị giác ( TK II ) đi từ cực sau nhãn cầu đến giao thoa thị giác.Trên

đường đi dây thần kinh thị giác áp sát thành xương bướm chỉ cách xoang này bởi
một thành xương mỏng .
1.2 Giao thoa thị giác : dây thần kinh thị giác của hai mắt đi về phía sau và bắt chéo
một phần các sợi thị giác .Các sợi phía mũi bắt chéo, các sợi phía thái dương đi
thẳng.Chỗ bắt chéo các sợi trục gọi là giao thoa thị giác.
1.3 Dải thị giác đi từ góc sau ngoài của giao thoa thị giác. Dải thị giác là một bó thần
kinh dẹt đi trên xuống dưới vòng qua cuốn não hướng ra ngoài về phía sau gồm hai
bó:Bó ngoài tận cùng trong thể gối ngoài , bó trong tận cùng thể gối trong
1.4 Tia thị giác: các sợi thần kinh tia ra thành hình quạt chia làm hai bó : bó trên và bó
dưới tỏa ra trên sừng thái dương và mặt ngoài của não thất bên đến thành ngoài
sừng chấm não thất bên tận hết ở mép trước và mép sau của khe cựa.
2. Vỏ não thị giác : Nằm ở mặt trong thùy chẩm hai bên khe cựa được gọi là trung tâm
thị giác gồm các vùng 17,18,19
- Diện thị giác 17 là cơ sở của thị lực trung tâm,cũng là vùng cho thị lực cao
nhất ( vùng hoàng điểm )
- Diện thị giác 18 phụ trách cảm giác ánh sáng.
- Diện thị giác 19 phụ trách phối hợp động tác của đầu và mặt
- Hai nửa võng mạc bên phảI liên quan đến trung tâm thị giác nửa não bên
phải. Hai nửa võng mạc bên trái liên quan đến trung tâm thị giác nửa não
bên trái.Võng mạc ở ¼ trên liên quan đến trung tâm thị giác ở bờ rãnh
cựa,còn ¼ võng mạc phía dưới thì liên hệ với trung tâm thị giác bờ dưới
rãnh cựa.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ :
I.Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Hãy kể tên các thành phần nhãn cầu từ trước ra sau theo giải phẫu và phân chia
định khu trên lâm sàng. ?
2. Các cơ mi và cơ vận nhãn : Kể tên , động tác và thần kinh chi phối ?
3. Hệ thống dẫn lưu nước mắt : phân chia , vị trí , kích thước ?
4. Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc giác mạc là gì?

5. Sự lưu thông thủy dịch và vai trò của nó ?
6. Đồng tử : Vị trí , kích thước , cấu tạo và vai trò của nó?
7. Các thành hốc mắt : định khu và liên quan?
II.Trả lời đúng sai các câu hỏi sau:
12

1. Mắt không mở được là do tổn thương cơ nâng mi trên.
2. Mắt không nhắm kín là do tổn thương cơ vòng cung mi.
3. Khi mắt bị lệch về một phía thì cơ vận nhãn tổn thương chính ở phía đó.
4. Khi mắt bị lệch về một phía thì cơ vận nhãn tổn thương ở phía đối diện.
5. Ở mắt bình thường khi chiếu đèn vào thì đồng tử sẽ co lại.
6. Sự thẩm thấu đóng vai trò chính trong dinh dưỡng giác mạc.
III.Chọn câu trả lờI đúng nhất :
1 . Khi bị tổn thương dây thần kinh số III mắt sẽ
A.Mắt lệch về phía trong (gốc mũi)
B. Đồng tử sẽ giãn hơn bình thường
C.Mi mắt không nhắm được.
2. Khi có sự cản trở lưu thông thủy dịch trong nhãn cầu
A.Mắt sẽ đau nhức
B.Thị lực vẫn bình thường
C.Nhãn áp tăng cao
3.Muốn nhìn thấy cần :
A.Một đôi mắt bình thường.
B.Trung tâm thị giác không tổn thương.
C. Cả hai.









13

CÁCH KHÁM MẮT

Mục tiêu: Nắm được kỹ thuật của khám chức năng thị giác
Trình bày được các bước tổng quát khi khám mắt
Chuẩn bị và thực hiện được các kỹ thuật khám chức năng thị giác.

Nội dung : Quá trình khám bệnh nhân mắt được thực hiện qua các bước:
1. Khám chức năng thị giác :đo TL, NA, Thị trường
2. Hỏi bệnh
3. Khám bán phần trước nhãn cầu
4. Soi đáy mắt.
1. Khám chức năng thị giác : Là bước quan trọng trong quá trình khám bệnh nhân mắt
.Tùy từng ngườI bệnh và trang thiết bị có mà những chỉ định khám chức năng thị giác
khác nhau
-Khams chức năng thị giác bao gồm :Đo thị lực, thử kính,đo khúc xạ, đo nhãn áp,đo thị
trường,ám điểm , đo test màu ….
1.1 Đo thị lực : là bước thăm khám đầu tiên cho phép đánh giá bước đầu chức năng thị
giác hiện tạI của người bệnh. Đo thị lực là bước bắt buộc đối với tất cả người bệnh
đến khám mắt.
1.1.1 Định nghĩa : là khả năng mắt phân biệt được hai vật ở gần nhau một khoảng cách
nhất định
-Các bảng thị lực hiện có :đối với người lớn ,biết đọc có thể sử dụng bảng thị lực :chữ
cái, chữ E , vòng hở, số .Đối với trẻ em nhỏ dùng bảng thị lực hình vẽ.
1.1.2 Nguyên tắc đo thị lực
- Bệnh nhân đứng cách xa bảng thị lực 5m ( tốt nhất là trong buồng tối)

- Bảng thị giác phải được chiếu sáng khoảng 100 Lux.
- Phải đo thị lực từng mắt một.Nếu bệnh nhân mới đên hay từ chỗ sáng vào
trong tốI thì cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút.
1.1.3 Cách tiến hành
*) Chuẩn bị dụng cụ :Bảng thị lực, que chỉ , bìa che mắt.
-Tiến hành đo thị lực : Bệnh nhân đứng cách xa bảng thị lực 5m che từng mắt một .Dùng
que chỉ từng chữ to hoặc nhỏ, đầu que cần cách chữ 1 cm vào đúng giữa chữ đó.Khi
người bệnh chỉ được 2/3 số chữ trong một dòng thì chuyển sang dòng tiếp theo.
- Cách ghi thị lực: đo thị lực từng mắt một và ghi kết quả tương ứng trên bảng thị lực
bệnh nhân nhìn thấy được.
VD :MP : 10/10
MT : 9/10
Chú ý Nếu mắt bệnh nhân mờ, đồng tử giãn có thể tiến hành thử qua kính lỗ và thử kính
Các yếu tố ảnh hưởng tới thị lực đó là : Ánh sáng, màu sắc,điều tiết,bệnh mắt.
1.1.4 Các phương pháp đánh giá thị lực khác : nhiều người bệnh mắt mờ bảng thị lực
không nhìn rõ ở khoảng cách 5m chúng ta có thể tiến hành đánh giá thị lực bằng
cách
-Cho bệnh nhân đứng gần lại và đếm ngón tay,khoảng cách giữa người bệnh và thầy
thuốc bệnh nhân đếm được ngón tay ta có thể ghi kết quả thị lực
VD : MP : ĐNT 3m
MT : ĐNT 4m
14

-Nếu bệnh nhân không đếm được thì dùng bàn tay khoa trước mặt từ gần ra xa đến khi
bệnh nhân không nhìn thấy va ghi kết quả
VD : MP : BBT 2m
MT : 2/10
-Nếu khoa tay bệnh nhân không thấy thì dùng nguồn sáng( đèn pin,soi đáy mắt)
chiếu vào mắt bệnh nhân
+ Bệnh nhân nhận biết được ánh sáng khi chiếu vào và khi bỏ đi bệnh nhân thấy tối ta

ghi thị lực là ST(+)
+ Nếu bệnh nhân không nhận biết được ánh sáng khi chiếu vào thì thị lực của người
bệnh là ST(-) có nghĩa mắt mù tuyệt đối không có khả năng hồi phục sau điều trị.
1.2 Đo nhãn áp
1.2.1 Định nghĩa: Nhãn áp là áp lực của các chất lỏng trong nhãn cầu .Nhãn áp được
bình ổn bởi cấu trúc nhãn cầu và sự lưu thông thủy dịch.Ở người NA bình thường dao
động từ 14- 24 mmHg khi đo với quả cân 10g. Nếu NA <14 hoặc >24 là NA không bình
thường.Sự chênh lệch NA giữa hai mắt không quá 5 mHg
-Đo nhãn áp cần tiến hành với tất cả người bệnh trên 50 tuổi ,bệnh nhân có nghi ngờ tăng
NA,Bong võng mạc, bệnh nhân Glocom.Không tiến hành đo nhãn áp với bệnh nhân có
chấn thương xuyên thủng nhãn cầu, dị vật hay viêm loét giác mạc.
1.2.2 Phương pháp đo nhãn áp
Gồm hai phương pháp : -ước lượng NA bằng sờ nắn
-Đo NA bằng NA kế.
Cách đo NA bằng NA kế Maclacop :NA kế Maclacop dựa trên nguyên lý làm bẹp phẳng
giác mạc.Diện bẹp phẳng của NA kế phụ thuộc vào độ căng của nhãn cầu.Nếu mắt mềm
thì diện kẹp phẳng rộng và ngược lại.
*)Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ NA kế Maclacop gồm 4 quả cân có trọng lượng 5; 7,5 ; 10 ; 15g một
tay cầm , mực in và thước đo Poliak
- Thước tê :dung dịch Dicain 2%
- Giấy in kết quả
- Bông cồn dung dịch NaCl 0,9 % Clooxit 0,4 %
*)Cách tiên hành :
- Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn
- Nhỏ dung dịch Dicain 2 % 1, 2 giọt / 2 lần vào mắt
- Lấy cồn lau sạch quả cân , mắc quả cân vào tay cầm
- Thấm mực in vào hai đầu quả cân sao cho đều và không thẫm quá
- Cố định mắt bệnh nhân: bảo người bệnh đưa ngón tay trỏ và nhìn cố định
vào đó của tay cùng bên với mắt đo điều chỉnh sao cho giác mạc nằm

ngang chính giữa khe mắt.
- Đặt quả cân :Dùng ngón trỏ và ngón cái vạch hai mi mắt. Tay phảI cầm
quả cân đã mắc tay cầm đặt nhẹ nhàng giữa giác mạc đưa tay cầm xuống
dưới để toàn bộ trọng lượng quả cân tác dụng lên nhãn cầu.
- In diện tiếp xúc lên giấy : nhấc quả cân lên, in kết quả lên giấy đã được bôi
cồn
- Dùng thước đo đường kính ngang của diện tiếp xúc giữa quả cân và giác
mạc đã được in trên giấy.Đọc chỉ số nhãn áp trên thước đo theo trọng
lượng quả cân.
15

*) Yêu cầu kĩ thuật : Diện tiếp xúc phải tròn bờ rõ và chính giữa
1.3 Đo thị trường : Thị trường là khoảng không gian mà mắt còn thấy khi nó nhìn cố
định vào một điểm. Thị trường của mỗi mắt nói lên cảm giác của mắt đó và cảm giác
liên lạc trung tâm của nó.
1.3.1 Chỉ định : Đo thị trường thường được chỉ định :
- Bệnh Glocom
- Một số bệnh về võng mạc :Viêm võng mạc sắc tố, Bong VM
1.3.2 Phương pháp đo :Có thể đo thị trường bằng phương pháp ước lượng và đo bằng
thị trường kế
*) Đo thị trường bằng thị trường kế: có thể sử dụng thị trường kế Landolt hay thị trường
kế điện Maggcore
- Cấu tạo của thị trường kế Landolt gồm:
+ Một vành cung bằng kim loạI nửa hình tròn có bán kính 333 mm
+ Giá tỳ trán và tỳ cằm
+ Hệ thống đèn chiếu và hệ thống gương pin chiếu bộ phận ghi
+ Các vật tiêu trên vành cung được chiếu sáng
+ Có bốn tiêu với kích thước 1mm, 3mm, 5mm, 10mm.
+ Ánh sáng có bốn Test có cường độ khác nhau :1; ¼ ; 1/16; 1/64.
+Ánh sáng có 5 màu quang phổ : Trắng ,vàng,xanh ve,xanh lơ,đỏ.

-Kĩ thuật tiến hành : Sau khi cố định cằm và trán vào giá, mắt được đo nhìn tập trung vào
một điểm cố định ở giữa vành cung thị trường kế. Tiến hành đưa vật tiêu qua lạI trên
vành cung và bảo bệnh nhân trả lời “ Có” khi vật tiêu xuất hiện trong thị trường.Lúc này
bắt đầu tiến hành đo thị trường.Đưa tét từ ngoài(vùng không thấy) vào dần trung tâm
(vùng thấy) Bệnh nhân nói có khi nào tét xuất hiện có thể kiểm tra thêm bằng cách đưa
tét từ trung tâm ra ngoài bệnh nhân nói không khi tét biến mất.
-Khám kinh tuyến ngang phía thái dương rồi phía mũi,xong đến kinh tuyến đứng phía
trên và phía dưới.Rồi lần lượt đến kinh tuyến khác cách nhau 15
o
– 30
0
.Nhờ bộ phận ghi
gắn ở sau máy ta có giới hạn ngoại vi của thị trường.Muốn có thị trường với màu ta chỉ
cần xoay hệ thống điều chỉnh thay tét trắng bằng tét màu.
-Mỗi khi đo xong một thị trường cần ghi lại ở bên góc thị trường các chỉ tiêu kĩ thuật đã
áp dụng.
Vd : Tet 1mm , ánh sáng trắng, cường độ 1/16
-Thị trường của người bình thường (Mắt )
Phía mũi 60
0

Phía trán 50
0
-60
0

Phía dưới 70
0

Phía ngoài 90

0
- 95
0

2.Hỏi bệnh Quá trình tiếp xúc với bệnh nhân cần hỏi rõ các câu sau :
-Lý do sao đi khám,cách bắt đầu của bệnh và quá trình tiến triển.Bệnh nhân đã sử dụng
phương pháp điều trị gì trước khi đến viện.HỏI tiền sử bệnh mắt và toàn thân
-Cần hỏI kỹ các triệu chứng cơ năng và biểu hiện sự rối loạn chức năng thị giác:Mắt đỏ ,
Mắt mờ , nhức mắt , hiện tượng ruồi bay , dấu hiệu nhìn một thành hai , đám đen trước
mắt, biến dạng hình, quáng gà.
3.Khám bán phần trước nhãn cầu
3.1 Dụng cụ : nguồn sáng :Đèn pin, đèn soi đáy mắt , máy sinh hiển vi.
16

-Kính lúp + 13D đến +15D
- Bông cồn và các dụng cụ hỗ trợ khám
3.2 Tư thế : Bệnh nhân ngồi đối diện với thầy thuốc ,thấp hơn
3.3 Trình tự khám : Phàm khám lần lượt từ trước ra sau,khám kĩ để phát hiện các dấu hiệu
bất thường từng bộ phận của mắt
- Mi mắt : Có hở mi ? Sụp mi ? Có lông xiên lông quặm, chắp lẹo?
- Lệ độ : Có viêm đỏ,chảy nước mắt,sự lưu thông nước mắt.
- Kết mạc :có đỏ , chảy máu, mộng, có hột, vệt trắng.
- Giác mạc :có sẹo, có viêm loét dị vật ,rách?
- Tiền phòng : Trong hay đục ? Có máu? Có mủ?
- Đồng tử : Hình dạng- kích thước? Phản xạ tốt hay không tốt?
4.Soi đáy mắt
Sử dụng đèn soi đáy mắt để kiểm tra phát hiện các tổn thương trong nội nhãn sau khi đã
được tra giãn đồng tử cho phép sơ bộ đánh giá:
-TTT : trong hay đục? Vị trí?
- DK : trong hay đục? Có máu ?

- Các tổn thương cuả gai thị ,hắc mạc, võng mạc.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

I.Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Muốn có kết quả thị lực chính xác khi đo cần các điều kiện kỹ thuật cụ thể nào?
2. Cách ghi kết quả đo thị lực trên giấy khám bệnh?
3. Nhãn áp là gì?Nhãn áp ở người bình thường?
4. Cách tiến hành đo nhãn áp?
5. Khi khám mắt cần hỏi kỹ các triệu chứng gì?
6. Các dấu hiệu bất thường khi khám bán phần trước nhãn cầu ?
II.Trả lời đúng sai các câu hỏi sau:
1. Ở người trẻ tuổi khi thấy thị lực kém cần đo thị lực qua kính lỗ?
2. Không cần phải đo NA cho những người trên 50 tuổi khi khám mắt ?
3. Phòng đo thị lực chỉ dài 2,5 m vẫn tiến hành đo thị lực bình thường kêt quả thị lực
ghi trên phiếu khám bệnh bằng một nửa kết quả đọc được trên bảng thị lực ?
4. Kết quả NA hai mắt trong giới hạn bình thường, nhưng chênh lệch nhau trên
5mmHg có thể nghi ngờ bệnh lý được?

III.Các câu hỏi nhiều lựa chọn
1. Các mức tổn hại thị lực (hãy đánh số thứ tự từ nhẹ tới nặng )
- Thị lực ST(-)
- Thị lực 4/ 10
- Thị lực ĐNT 3m
- Thị lực BBT 0,5 m
2. Trong 3 lần đo NA kết quả của bệnh nhân lúc 24 mmHg, lúc 26 mmHg, lúc 223
mmHg.Bạn cần phải làm gì tại y tế cơ sở.
- Chấp nhận đây là NA bình thường.
- Có kế hoạch theo dõi NA cho người bệnh 2 lần /Ngày .
- Chuyển lên trên điều trị.

17


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC
ĐIỀU DƯỠNG MẮT

Mục tiêu : -Trình bày được những đặc điểm của công tác chăm sóc bệnh nhân
mắt.
- Biết và thực hiện tốt những nhiệm vụ điều dưỡng mắt.
Nội dung : Trong công tác khám và điều trị bệnh nhân mắt đạt kết quả tốt thì công việc
điều dưỡng – chăm sóc đóng vai trò quan trọng.Vì vậy các điều dưỡng viên cần nắm được
các trang thiết bị và nhiệm vụ của bản thân.
1. Phòng khám mắt :cần có hai phòng
1.1 Phòng khám bệnh :Tốt nhất phòng có chiều dài 6m để có thể đo thị lực cho bệnh
nhân và nếu che tối được thì càng tốt.
- Bảng thị lực phải được chiếu sáng.
- Bàn khám, ghế cho thầy thuốc, ghế cho bệnh nhân.
- Đèn soi đáy mắt , đèn khám sinh hiển vi.
- Bông băng vô trùng,cồn, dung dịch NaCl 0,9 %
- Các thuốc sử dụng trong khám mắt :Dung dịch Dicain,thuốc co đồng tử,
thuốc giãn đồng tử,thuốc đỏ,thuốc nhuộm.
- Bàn ghế sổ sách ghi chép của điều dưỡng viên.
1.2 Phòng thủ thuật –Tiểu phẫu
- Phòng đủ rộng được chiếu sáng tốt.
- Đèn gù để tập trung nguồn sáng khi làm thủ thuật
- Một bàn tiểu phẫu, ghế cho điều dưỡng viên ngồI
- Giá đựng thuốc
- Hộp đựng bông ướt vô khuẩn
- Kéo, kim tiêm, băng dính , băng cuộn
- Hộp đựng tiểu phẫu

- Hộp đựng bơm thông lệ đạo
- Hộp đo nhãn áp
1.3 Nhiệm vụ của điều dưỡng viên làm tại phòng khám
- Tiếp nhận bệnh nhân , ghi tên ,số thứ tự trong sổ khám bệnh
- Thực hiện y lệnh của thầy thuốc :Đo thị lực, đo nhãn áp, đo chỉ số sinh
tồn,thử kính.
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện những điều thầy thuốc ghi trong đơn.
- Chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật , tiểu phẫu.
- Hướng dẫn người bệnh làm thủ tục nhập viện
- Ghi chép lưu trữ hồ sơ, báo cáo.
- Bảo quản giữ gìn trang thiết bị phòng khám
- Bổ xung thuốc men,vật tư hư hao hàng ngày.
2.Khoa mắt : Một khoa mắt điều trị nội trú cần :
2.1 Phòng khám bệnh
2.2 Phòng hành chính – giao ban
2.3 Phòng làm việc của trưởng khoa,nhân viên
2.4 Phòn tiểu phẫu
2.5 Phòng tiêm
18

2.6 Phòng mổ
2.7 Phòng khám chức năng thị giác : Đo thị trường, đo khúc xạ….
2.8 Buồng bệnh : - khoảng 4 – 6 buồng bệnh
- mỗi buồng khoảng 5 – 6 giường.
- Cần bố trí 1 buồng cấp cứu, 1 – 2 buồng hậu phẫu
Buồng bệnh cần phải thoáng mát đủ ánh sáng diện tích. Có phòng vệ sinh, phòng tắm và
các trang thiết bị cần thiết khác :quạt, chăn ga , gối đệm và quần áo bệnh nhân. Đảm bảo
vệ sinh buồng bệnh hàng ngày.
3.Chăm sóc bệnh nhân tại khoa
3.1 Chuẩn bị cho bệnh nhân trước mổ

- Giải thích cho bệnh nhân biết rõ bệnh tật của mình và phẫu thuật là phương
pháp điều trị tốt nhất để người bệnh và gia đình tin tưởng và yên tâm điều
trị.Cũng cần nói rõ những tai biến ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình
phẫu thuật
- Làm đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định của thầy thuốc
- Làm vệ sinh mắt trước mổ : cạo lông mi , lông mày,bơm rửa lệ đạo, tra
thuốc kháng sinh , băng kín mắt.
- Hoàn thành hồ sơ bệnh án, viết giấy cam đoan phẫu thuật
- Thực hiện thuốc : An thần (tối hôm trước )
An thần, hạ nhãn áp trước mổ.
3.2 Thực hiện thay băng sau khi mổ
3.2.1 Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
- Dụng cụ : hộp đựng bông ướt vô khuẩn
Hộp băng gạc khô vô khuẩn
Kéo, băng dính, băng cuộn
Hộp đựng dụng cụ thay băng vô khuẩn
- Thuốc : Các dung dịch và mỡ tra mắt
Thuốc giảm đau :Dung dịch Dicain 2%
Dung dịch rửa mắt: NaCl 0,9% Ringer
Dung dịch kháng sinh : Gentamixin,Ciplox, Tobrin…
Thuốc chống viêm : Dung dịch Hydrococtiron , mỡ Cloroxit
Thuốc co đồng tử : Dung dịch Pilocacpin 1%, 2%.
Thuốc giãn đồng tử Dung dịch Atropin 1 %, 2%.
Dung dịch HomaAtropin 1%, 2%
3.2.2 Thay băng : NgườI điều dưỡng có thể thay băng ngay hay phụ giúp thầy thuốc và
thực hiện những y lệnh bất thường khi đi thay băng trên bệnh nhân đó.
- Tra dung dịch NaCl 0,9 % vào mắt người bệnh, dùng băng ướt vô khuẩn để lau sạch mắt
cho người bệnh.Lau mi trên, mi dưới,góc mắt.Để tránh cọ vào giác mạc khi lau mi trên
bảo bệnh nhân nhìn xuống dưới và ngược lại.Sau khi đã lau sạch, thầy thuốc đã kiểm tra
mắt xong thì tra thuốc theo y lệnh của thầy thuốc.

- Cách tra thuốc nhỏ mắt :
+ Dùng ngón tay kéo mi mắt dướI xuống để có thể nhìn thấy kết mạc
+ Yêu cầu bệnh nhân nhìn ngược lên trán và tra một ít thuốc vào 1/3 phía ngoài của kết
mạc mi dưới.
+ Bảo bệnh nhân nhắm mắt lại trong 2 – 3 phút để thuốc ngấm đều vào mắt.
19

(Đối với thuốc mỡ tra từ góc trong mắt kéo dọc theo cùng đồ kết mạc mi dưới và kết thúc
ở 1/3 ngoài bờ mi)
-Trong quá trình thay băng chú ý phát hiện các dấu hiệu bất thường báo cáo thầy thuốc để
đánh giá kết quả điều trị và có hướng xử lý kịp thời
3.3 Thực hiện xử trí các biến chứng sau mổ: các biến chứng sau mổ nếu không được xử
trí kịp thời sẽ dẫn đến kết quả điều trị xấu.Các biến chứng thường gặp:
3.3.1 Xuất huyết tiền phòng
- Giải thích cho người bệnh biết để người bệnh yên tâm phối hợp thực hiện y
lệnh điều trị.Đánh giá mức độ đau nhức,nhìn mờ.
- Nằm bất động toàn thân,băng kín hai mắt.
- Bệnh nhân ăn lỏng, uống nhiều nước
- Thực hiện y lệnh thuốc : An thần Seduxen
Giảm đau Paraxetamon
Hạ NA Diuramit
Uống tam thất bột.
- Chuẩn bị phụ giúp thầy thuốc tiêm hậu nhãn cầu thuốc Hyaza (Men tiêu
máu )
- Tra mắt theo chỉ định :Kháng sinh, chống viêm, giãn đồng tử.
3.3.2 Tiền phòng nông ( tái tạo chậm )
- Đánh giá độ đau nhức mắt và thị lực
- Động viên an ủi bệnh nhân
- Thực hiện thuốc theo lệnh : Nhỏ dung dịch Atropin 1%
Uống thuốc Diuramit

- Phụ giúp thầy thuốc khi có chỉ định băng ép vết mổ
- Theo dõi sự tái tạo tiền phòng hàng ngày
3.3.3 Phản ứng màng bồ đào (Viêm mống mắt)
- Đánh giá mức độ đau nhức thị lực
- Thực hiện thuốc hàng ngày theo y lệnh
- Tại mắt : + tra thuốc giãn đồng tử nhẹ Homa Atropin 1%
+ tra thuốc kháng sinh
+ tra hoặc tiêm dung dịch Coctiron cạnh nhãn cầu
- Nếu có hiện tượng dính đồng tử cần phảI theo dõi sát báo cáo thầy thuốc
để có hướng xử trí kịp thời.
*) Ngoài các biến chứng thường gặp ở trên, sau phẫu thuật mắt có thể gặp các biến chứng
khác như:Nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không kín,….Khi có chỉ định can thiệp phẫu thuật
cần phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu như cuộc phẫu thuật
mới.
3.4 Chăm sóc điều trị mắt thường nhật
3.4.1 Nhận định
Chăm sóc điều dưỡng mắt là khâu quan trọng được thực hiện thường ngày . Bệnh nhân
điều trị mắt dù mức độ nặng nhẹ đều có thái độ lo lắng,mong mỏI điều trị đạt được kết
quả tốt chóng xuất viện.Trong quá trình điều trị điều dưỡng viên cần quan tâm động viên
để người bệnh tin tưởng vào phương pháp điều trị.Quá trình chăm sóc điều dưỡng cần
làm rõ :
- Bệnh nhân được chuẩn đoán điều trị là gì ?
- Hoàn cảnh xuất hiện bệnh , tiến triển bệnh
20

- Mức độ nặng nhẹ thông qua :đau nhức, tình trạng thị lực.
- Các phương pháp điều trị trước khi vào viện
- Tiền sử bệnh mắt (bản thân, gia đình) bệnh toàn thân.
3.4.2 Chẩn đoán điều dưỡng .Cần quan tâm
- Đo thị lực, mức độ đau nhức , đỏ phù nề…

- Đo chỉ số sinh tồn, mức độ lo lắng , tâm trạng khỏe yếu
- Theo dõi mức độ tiến triển của bệnh sau khi được điều trị
3.4.3 Những can thiệp điều dưỡng
- Thực hiện y lệnh theo chỉ định của thầy thuốc
- Đo thị lực – NA ,các chỉ số sinh tồn
- Quan sát,qua khám, thay băng để phát hiện các dấu hiệu bất thường của
mắt :
+ Mi có hở, sụp mi , sưng nề, có lông xiên, lông quặm,chắp lẹo.
+ Kết mạc :có tỏa lan, xuất huyết ,mộng ,dị vật….
+ Giác mạc co trong suốt, có dị vật, ổ loét,sẹo
+ Tiền phòng,đồng tử :Có máu, đường kính đồng tử, phản xạ của nó…
- Thực hiện các xét nghệm theo y lệnh
+ Máu :Công thức máu, đông máu,cơ bản, nhóm máu, HIV
+ Sinh hóa máu :ure, Cre,Glucoza, Cholestron, HDL
+ Vi sinh :soi trực tiếp, nuôi cấy, kháng sinh đồ.
+ Chụp X quang tim phổi, điện tâm đồ
+ Khám chuyên khoa
+ Xét nghiệm nước tiểu
- Thực hiện y lệnh thuốc theo chỉ định: thuốc uống , thuốc tiêm đảm bảo số
lượng,số lần, đúng giờ.
3.4.4 Ghi chép hồ sơ, bệnh án,đảm bảo thuốc và vật tư hư hao
- Ghi chép sổ sách, hồ sơ bệnh án hàng ngày
- Bàn giao bệnh nhân, thuốc men vật tư hư hao
- Tham gia trực cấp cứu ,giao ban
- Kiểm tra tủ thuốc cấp cứu – trực , trang thiết bị vật tư hư hao và bổ xung
hàng ngày
- Bảo quản máy móc – ghi nhật ký hoạt động,lau chùi
- Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh
- Nghiên cứu khoa học, cải tiến kĩ thuật
4.Các thuốc thường dùng trong khám – điều trị bệnh mắt

4.1 Tại mắt :Thuốc dùng tại mắt đa dạng và phong phú, đóng vai trò quan trọng trong
điều trị bệnh mắt.Có tác dụng trực tiếp hiệu quả.
4.1.1 Các dung dịch rửa
- Rửa mắt hàng ngày, thay băng : Dung dịch nước muối sinh lý
Dung dịch RingerLactac
-Dung dịch axit Boric 3 % , Dung dịch Glucoza 5% , 10 % dùng rửa mắt đối với
các bệnh nhân bỏng kiềm, vôi
-Dung dịch NatriBicacbonat 2% rửa mắt bỏng axit
4.1.2 Dung dịch sát khuẩn – sát trùng: Thuốc đỏ 1%, 2% ,4%
Betadyl,Povidyl
4.1.3 Thuốc tác dụng trên đồng tử
21

- Thuốc co đồng tử :Sử dụng điều trị trong các trường hợp Glocom,chấn thương giãn
đồng tử, xa lệch thể thủy tinh…
+ Dung dịch Pilocapin 1% 2%
+ Dung dịch Eserin 0,5% 1 %
+ Dung dịch Mintacol 1/ 5000
- Thuốc giãn đồng tử :Dùng để khám soi đáy mắt,liệt điều tiết, viêm màng bồ đào,
chống dính sau mổ, chấn thương…
+ Dung dịch AtropinSunphat 1 % 2%
+ Dung dịch Homa Atropin 1% 2%
+ Dung dịch Adrenalin 0,1 %
+ Dung dịch Neosynephrin 5% 10%
4.1.4 Thuốc kháng sinh :Được dùng dưới 2 dạng thuốc nước và thuốc mỡ . Kháng
sinh được chỉ định sử dụng rộng rãi đối với các bệnh nhân mắt. Tùy từng
trường hợp mà có chỉ định loại kháng sinh nào. Thuốc được dùng cho bệnh
nhân : viêm kết mạc bờ mi , lệ đạo , các chấn thương mắt , các trường hợp sau
mổ ….
- Các loại thuốc nước thường gặp :

+ Dung dịch Cloroxit 0,4 %
+ Dung dịch Sunfacilum 20 % 30 %
+ Dung dịch Gentamixin 0,3 %
+ Dung dịch Tobrin 0,3 %
+ Dung dịch Tobramixin 0,3 %
+ Dung dịch nhóm Quinolon 0,3 % (Ciplox, Ofloxacin )
+ Dung dịch Dex – Tobrin , Datacin ( điều trị nấm ).
- Các loại thuốc mỡ :
+ Mỡ Cloroxit 1 %
+ Mỡ Tetraxilin 1%
+ Mỡ Erythromyxin 1 %
+ Mỡ Gentamixin 1 %
+ Mỡ Natacin (điều trị nấm )
+ Mỡ Zovozax ( điều trị Herpes, Zona – virut)
4.1.5 Thuốc chống viêm :Được sử dụng dưới ba dạng :Dung dịch , thuốc mỡ thuốc
tiêm (thường tiêm cạnh nhãn cầu ) Có hai loại thuốc chống viêm được dùng điều trị
trong nhãn khoa
- Thuốc chống viêm đặc hiệu :Cócticoit và các chế phẩm của nó , có tác dụng chống
viêm mạnh , song cũng dễ gây nên các biến chứng nặng khi sử dụng không đúng chỉ
định và giám sát của thầy thuốc nhãn khoa. Việc sử dụng thuốc chống viêm nhóm
Cócticoit phải hết sức thận trọng. Chỉ có chỉ định của thầy thuốc nhãn khoa mới được
dùng.
+ HydroCoctiron 125 mg (dùng tiêm cạnh nhãn cầu )
+ Các loại thuốc tra có thành phần Cócticoit riêng biệt hay phối hợp với một loại
kháng sinh nào đó VD: Dung dịch Pred – Fort , Hydrocóctiron
Dung dịch Polydexa , Dexacoll
Mỡ Cloroxit H, mỡ Dexametharon
Dung dịch Maxitroll
Dung dịch Dex – Tobrin
22


- Thuốc chống viêm không đặc hiệu : thường gặp
+ Dung dịch Indocolluyre
+ Dung dịch Naclof
4.1.5 Thuốc giảm đau :Chỉ định trong khám đo NA ,lấy dị vật kết mạc,giác
mạc,chích chắp lẹo, trong mỡ và các thủ thuật….
+ Dung dịch Dicain Clohydrat 1% gây tê bề mặt
+ Dung dịch Lidocain 2%, Lovocain 3%, Medicain 2% dùng gây tê trong phẫu
thuật và làm các thủ thuật tiểu phẫu.
4.1.6Thuốc nhuộm màu : Làm thử nghiệm để chuẩn đoán các tổn thương mất chất trên
giác mạc (loét , rách , xước giác mạc )hay phát hiện tổn thương thủng giác mạc kín
đáo
+ Dung dịch thuốc đỏ 1%
+ Dung dịch Fluorescin 2 %
4.1.6 Các thuốc xử dụng tiêm tại mắt
- Thuốc giãn mạch :Divascol 10mg
- Thuốc tiêu máu :Hyaza 150 đv .1500
đv

- Thuốc kháng sinh + Gentamixin 80 mg
+ Cefalosforin 1g (Cefotanxin 1g )
- Thuốc chống viêm :Hydrococtizon 125 mg
4.2 Thuốc dùng toàn thân :Được dùng theo hai cách uống tiêm
- Thuốc kháng sinh + Penexilin, Gentamixin , Cefotanxin.
+ Amoxilin,Cefadroxin, Ciplox
- Thuốc chống viêm + Depersolon 30mg, Dexametharon
+ Prednisolon 5mg
- Thuốc hạ nhãn áp : Diuramit 250 mg (Acetorolamit )
- Thuốc giảm đau: Paraxetamon 500mg
- Thuốc an thần : Seduxen 5mg

- Thuốc chống phù nề : Alphachymotripsin 25
ui
,Medotas 10mg
- Thuốc giãn mạch : Ucetam 400 mg , Tanakan 40mg, Duxil
- Vitamin A, Nhóm B, vitamin PP, vitamin C

23

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ :

I.Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên ở phòng khám mắt ?
2. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ ?
3. Chuẩn bị thay băng sau mổ?
4. Kỹ thuật thay băng ,Tra thuốc?
5. Ngoài nhiệm vụ thực hiện theo y lệnh điều dưỡng viên còn phải thực
hiện các nhiệm vụ gì tại phòng điều trị?
6. Chuẩn đoán điều dưỡng trong điều trị mắt thường nhật?
7. Chỉ định điều trị của thuốc co giãn đồng tử - Kể tên một số loại thuốc
thường dùng?
II.Trả lời đúng sai các câu hỏi sau:
1. Khi bị xuất huyết tiền phòng chỉ định dùng thuốc giãn đồng tử ?
2. Dung dịch nước muối sinh lý được dùng rửa mắt trong tất cả mọi trường hợp kể cả
bỏng hóa chất ?
3. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại mắt bệnh nhân cần phải báo cho thầy
thuốc biết?
4. Không báo cáo thầy thuốc khi quên không làm giấy cam đoan trước mổ?
5. Kiểm tra tủ thuốc cấp cứu – trực là công việc tiến hành thường kỳ?
6. Lau chùi – ghi nhật ký máy 1 tuần 1 lần ?
7. Khi bệnh nhân kêu đau nhức mắt cần phải đo NA ?

III. Câu hỏi nhiều lựa chọn
1. Để hạn chế xuất huyết tiền phòng cần :
A. Tra thuốc kháng sinh nhiều lần
B. Băng kín cả hai mắt,nằm bất động.
C. Ăn uống sinh hoạt bình thường.
2. Sau mổ bệnh nhân bị viêm mống mắt cần :
A. Nhỏ thuốc co giãn đồng tử.
B. Cho thuốc hạ NA.
C. Tăng liều kháng sinh
3.Xử dụng thuốc tra mắt theo hướng dẫn của :
A. Cán bộ y tế.
B. Đơn của thầy thuốc mắt.
C. Tờ huớng dẫn sử dụng thuốc.


BỆNH CÁC BỘ PHẬN PHỤ THUỘC MẮT

Mục tiêu :-Nắm được cơ bản phân loại bệnh các bộ phận phụ thuộc mắt.
- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng.Hướng điều trị của một số bệnh
thông thường hay gặp ở bộ phận phụ thuộc mắt.
- Lập kế hoạch và chăm sóc các bệnh nhân đó.
Nội dung : Bệnh các bộ phận phụ thuộc mắt được chia thành :
- Bệnh của mi mắt bao gồm :
+ Bệnh viêm nhiễm :viêm bờ mi, viêm tuyến,chắp lẹo,quặm.
24

+ Các di chứng của chấn thương bệnh mắt và toàn thân :Sụp mi ,hở mi, lộn mi, hẹp
khe mi …. Làm rối loạn vận động mi mắt.
+ Bệnh các khối u : u biểu mô, u tuyến .
+ Các tổn hại bẩm sinh của mi mắt :dính mi, khuyết mi.

- Bệnh của hệ thống nước mắt
+ Bệnh của đường dẫn nước mắt (lệ đạo ) viêm tắc lệ đạo, viêm túi lệ,Apxe túi lệ.
+ Bệnh của tuyến lệ (bài tiết nước mắt ) viêm tuyến lệ,u tuyến lệ.
1.Viêm bờ mi :Thường là biến chứng của bệnh mắt hột,hay các viêm mãn tính của bờ tự
do mi mắt và có liên quan tới địa tạng
1.1 Lâm sàng : có nhiều hình thức khác nhau
- Viêm đỏ bờ mi :đây là hình thái nhẹ, bờ mi đỏ lên và có ít tiết tố,bệnh nhân
chỉ có cảm giác vướng nhẹ
- Viêm bờ mi dụng vảy : bờ tự do bị đỏ kèm theo dụng vảy,những vảy này
có màu trắng như “ Gầu “ ở tóc,mắt ngứa nhiều.
- Viêm loét bờ mi :đây là hình thái nặng, rất dai dẳng,bờ tự do của mi bị
sưng đỏ,phù nề sau đó xuất hiện những vết loét nhỏ,bờ mi luôn ướt do tiết
tố, lông mi rụng nhiều đôi khi kèm theo nứt kẽ mi.
1.2 Các biến chứng của viêm mi thường gặp :
- Viêm kết mạc mạn tính
- Viêm tắc đường lệ, viêm mủ túi lệ
- Rụng lông mi , lông xiêu
- Viêm loét giác mạc
1.3 Điều trị viêm bờ mi
- Vệ sinh : rửa mắt hàng ngày , đeo kính bảo vệ mắt.
- Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường ( phân,nước, rác ) tránh táo bón, tránh
viêm ruột
- Tra thuốc : tra các thuốc kháng sinh hay các dung dịch, mỡ có tác dụng
diệt khuẩn: kẽm sunphát, mỡ ôxit vàng thủy ngân,mỡ Ciplox
- Toàn thân : nâng cao sức đề kháng của cơ thể :vitamin
Nếu có bội nhiễm có thể sử dụng kháng sinh
2. Chắp lẹo : là một nhiễm trùng ở mi thường gặp :
2.1 Chắp là một viêm bán cấp,xuất hiện dưới hình thái một khối u đội lồi da mi hay kết
mạc lên.Chắp thường xuất hiện sau viêm tắc tuyến Meibomius, chắp thường nằm trong
sụn mi

Chắp là một u nhỏ có bờ rõ rệt,di động được
2.1.1 Lâm sàng có nhiều hình thái khác nhau về kích thước vị trí , có loại chắp chỉ sờ
được mà không nhìn thấy.
- Da có thể bình thường hoặc hơi nề đỏ
- Lột mi chắp xuất hiện dưới kết mạc như một vệt vàng nhạt hay xám, đôi
khi ở trên chắp có tổ chức sùi.
- Tiến triển : nhiều trường hợp có khi chắp tiến tới ổn định, đôi khi vỡ ra
phía kết mạc hay vỡ ra phía ngoài ra mi
2.2.2 Điều trị
- Tại chỗ + chườm nóng, chạy điện sáng ngắn
+ Tra thuốc kháng sinh
25

+ Nếu chắp to điều trị nội không kết quả thì có thể chỉ định chích
chắp.Tùy bệnh nhân mà có thể chích qua kết mạc hay da mi
- Toàn thân : + uống kháng sinh
+ chống phù nề
2.2 Lẹo :là một viêm nhiễm xuất hiện dưới dạng nhọt ở bờ tự do mi.Nguyên nhân thường
gặp là do tụ cầu trùng xâm nhập vào tuyến Zeiss hay tuyến Meibomius
2.2.1 Lâm sàng
- Lẹo mọc ở ngoài thường là apxe tuyến Zeiss gây ra đau nhức nhiều mi phù
đỏ,khám có điểm đau cố định ở bờ tự do mi
- Lẹo mọc ở trong thường do viêm tuyến Meibomius thường mọc sâu trong
sụn mi, nó hình thành một bọc mủ, có bao xơ xung quanh.
- Các trường hợp lẹo tái phát cần chú ý phát hiện nguyên nhân toàn thân như
:bệnh tiểu đường , táo bón
2.2.2 Điều trị
- Chườm nóng
- Kháng sinh toàn thân
- Chống phù nề

- Tra thuốc kháng sinh tại mắt
- Khi có mủ : chích nặn mủ ,nạo sạch cả vỏ sơ hay bóc tách
3. Quặm – lông xiêu
Lông xiêu, lông quặm là một biến chứng nặng của mắt hột.Bệnh biểu hiện bằng ít nhất có
một lông mi cọ vào nhãn cầu.Có thể gây nên các biến chứng nặng ảnh hưởng tới khả năng
thị giác.
3.1 Cơ chế bệnh sinh : Quá trình viêm mắt hột kéo dài tác động đến tất cả các tổ chức
kết mạc và mi làm cho các gốc chân lông mi cũng bị viêm xâm nhập và làm cho lông mi
phát triển theo chiều hướng lung tung cọ vào nhãn cầu gây lông xiêu , lông quặm.
- Cơ chế bệnh sinh của lông xiêu , lông quặm do mắt hột kéo dài vì các nguyên nhân :
+ Kết mạc teo và co dúm
+ Sụn mi phì đại , biến dạng và cong lòng máng
+ Co quắp cơ vòng cung mi
+ Viêm bờ mi và các chân lông mi
3.2 Lâm sàng : Tùy mức độ nặng (quặm ) hay nhẹ (lông xiêu ) trên lâm sàng mắt thường
biểu hiện các triệu chứng :
- Chói cộm, chảy nước mắt
- Mắt luôn kích thích đỏ
- Nhìn khó, nếu tổn thương giác mạc có thể gây nhìn mờ
- Khám : Tổn thương thoái hóa,liền sẹo trên kết mạc do hột
Có ít nhất một lông mi cọ vào nhãn cầu.Nhiều trường hợp nặng cả
hàng lông mi cọ vào kết mạc giác mạc
Bờ mi viêm dày sụn phì đạicong
Đôi khi có thể thấy các tổn thương viêm loét trên kết mạc giác mạc
do lông mi cọ vào
Bệnh nhân có thể tự phảinhổ lông xiêu lông quặm
3.3 Biến chứng của mắt hột và lông xiêu lông quặm
- Làm biến dạng mi : bờ mi dày sụn mi phì đại, co dúm
- Làm viêm loét kết mạc,giác mạc

×