Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

VÍ DỤ VỀ TRANH CHẤP TÊN THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.91 KB, 13 trang )

VÍ DỤ VỀ TRANH CHẤP TÊN THƯƠNG MẠI
Tình huống: Công ty CP nhựa Bình Minh (CP Bình Minh) hoạt động hợp pháp từ
năm 1994. ống nước nhựa và phụ kiện mang nhãn hiệu Bình Minh là nhãn hiệu được
Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12.12.1996 và đang
trong thời gian hiệu lực, được bày bán ở nhiều nơi.
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất nhựa ống Bình Minh (TNHH Bình
Minh) được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 15.2.2008, dù có tên rất dài
nhưng tên riêng trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Do vậy, trên sản phẩm ống nhựa các loại của Công ty CP Bình Minh và Công ty
TNHH Bình Minh đều có dấu hiệu Bình Minh. Chính điều đó đã gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng khi mua sản phẩm của hai công ty này. Sản phẩm nào cũng có dấu
hiệu Bình Minh, mặc dù là của hai công ty khác nhau trên cùng địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
Để tránh nhầm lẫn, Công ty CP Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại, thuê văn phòng luật
sư đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình, nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa
được giải quyết. Vậy trong trường hợp này, việc sử dụng dấu hiệu Bình Minh thuộc
về quyền của bên nào?
Giải quyết: 1. Luật SHTT xác định tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân
dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó
với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh.
Kết cấu của tên thương mại gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt (tên riêng).
Để được công nhận là tên thương mại của tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng 3 điều
kiện quy định tại Khoản 3 Điều 78 Luật SHTT về khả năng phân biệt. Đó là: 1) Chứa
thành phần tên riêng để phân biệt; 2) Không trùng và tương tự tới mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước đó; 3) Không trùng hoặc tương tự
tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh.
2. Xét dưới góc độ tên thương mại theo quy định của Luật SHTT thì tên thương mại
của Công ty CP Bình Minh và Công ty TNHH Bình Minh trùng phần tên riêng là
Bình Minh. Hai công ty này lại cùng kinh doanh trong một lĩnh vực là các sản phẩm
nhựa và cùng khu vực kinh doanh là thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho thấy, hai


công ty này trùng nhau về tên thương mại.
Xét về thời gian đăng ký hoạt động, Công ty CP Bình Minh ra đời từ năm 1994 và
Công ty TNHH Bình Minh ra đời từ tháng 2.2008. Rõ ràng là, Công ty CP đã hoạt
động với phần tên riêng Bình Minh từ trước Công ty TNHH đến 14 năm. Như vậy,
Công ty TNHH Bình Minh đặt tên thương mại có thành phần tên riêng trùng với
thành phần tên riêng của Công ty CP Bình Minh đã có từ trước. Việc Công ty TNHH
Bình Minh gắn tên riêng Bình Minh lên sản phẩm cùng loại với Công ty CP Bình
Minh là có dấu hiệu vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 129 Luật SHTT. Đó là, mọi
hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, nhãn hàng,
slogan, logo, bao bì) trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã sử
dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ hoặc sản phẩm/dịch vụ tương tự, gây
nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh đều bị coi
là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Từ quy định trên cho thấy, xét dưới góc độ tên thương mại, Công ty TNHH Bình
Minh có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại của Công ty CP Bình
Minh.
3. Xét dưới góc độ nhãn hiệu, do Công ty CP Bình Minh đã sử dụng phần phân biệt,
tên riêng của tên thương mại là dấu hiệu Bình Minh để đăng ký làm nhãn hiệu của
mình và đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12.12.1996 (đã
gia hạn nên đang trong thời gian có hiệu lực
). Vì vậy, khi Công ty TNHH Bình
Minh sử dụng dấu hiệu Bình Minh để gắn lên sản phẩm của mình, trùng với sản
phẩm của Công ty CP Bình Minh là vi phạm điểm a Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT.
Vì hành vi đó là sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng
hóa
/dịch vụ trùng với hàng hoá/dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu
đó, nên Công ty TNHH có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Bình Minh
của Công ty CP.
4. Tuy nhiên, Công ty TNHH lại được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh với tên riêng là Bình Minh. Vậy việc công nhận này có phù hợp

với Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác quy định về tên thương mại hay không?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải có ít nhất
hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Điều 10 Nghị định số
88/2006/NĐ-CP quy định thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp (công ty trách
nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ
phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt là
HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN). Thành tố thứ hai là tên
riêng của doanh nghiệp. Các quy định này của Luật Doanh nghiệp cũng phù hợp với
quy định của Điều 78 Luật SHTT quy định về tên thưong mại.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định tên trùng và tên gây nhầm lẫn gồm có tên
trùng, tên gây nhầm lẫn và được cụ thể hóa tại Điều 12 Nghị định số 88/2006/NĐ-
CP quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn có chỉ ra nhiều trường hợp bị coi là
trùng hoặc gây nhầm lẫn. Theo đó, Khoản 2 Điều 12 quy định các trường hợp gây
nhầm lẫn tại điểm h. Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký thì sẽ không được chấp nhận.
Trong trường hợp này, hai công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực
kinh doanh bị trùng tên riêng. Tên riêng lại có chức năng dùng để phân biệt các công
ty khác nhau. Vì vậy việc đặt tên riêng của Công ty TNHH là vi phạm điểm h Khoản
2 Điều 12 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
5. Như vậy là đã rõ. Dấu hiệu Bình Minh xét dưới góc độ tên riêng của tên thương
mại quy định tại Luật SHTT, Luật Doanh nghiệp và hướng dẫn tại điểm h Khoản 2
Điều 12 là không có sự mẫu thuẫn. Việc Công ty TNHH sử dụng Bình Minh là tên
riêng của tên thương mại của mình là không đúng quy định của pháp luật. Việc công
nhận tên riêng này cho Công ty TNHH là không phù hợp quy định của Luật Doanh
nghiệp, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
Nếu xét dấu hiệu Bình Minh là nhãn hiệu của Công ty CP đã được bảo hộ thì việc sử
dụng dấu hiệu này trên sản phẩm của Công ty TNHH là hành vi xâm phạm quyền.
Nhận xét: Làm thế nào để tránh trường hợp trên? Bên cạnh việc lập hệ thống tra
cứu riêng của từng cơ quan xác lập quyền nhãn nhiệu (Cục SHTT) và cơ quan cấp
đăng ký (Phòng đăng ký kinh doanh - công nhận tên doanh nghiệp), cần có sự liên

thông tra cứu khi công nhận tên riêng của tên thương mại của doanh nghiệp. Đó là
cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cần tra cứu phần tên riêng của tên thương mại với
nhãn hiệu đã được bảo hộ trước thời điểm đăng ký của các doanh nghiệp khác trong
trường hợp cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân
khi đăng ký kinh doanh phải tra cứu tên riêng của mình dự định đặt cho doanh
nghiệp xem có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã đăng
ký trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Nếu làm như vậy, có thể khắc phục được tình trạng tên riêng trong tên thương mại của
doanh nghiệp đăng ký sau lại trùng với tên riêng được sử dụng làm nhãn hiệu đang
được bảo hộ của doanh nghiệp khác như trường hợp Công ty CP Bình Minh và Công ty
TNHH Bình Minh
VD2: Tranh chấp tên thương hiệu Vincom và Vincon
Ngày 23/11/2010, Công ty cổ phần Vincom đã công bố việc khởi kiện Công ty cổ
phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon lên TAND TP Hà Nội; đồng thời gửi
đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên Thanh tra Bộ KHCN vì cho rằng Vincon đã vi phạm
nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại của mình.
Vincom có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 3/5/2002 và đã đăng kí bảo
hộ nhãn hiệu đối với tên Vincom từ ngày 26/1/2005 tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn
hiệu Vincom đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam và 20 nước EU, Singapare,
Nga, Trung Quốc….
Trong khi đó, VINCON được thành lập sau 5 năm (vào ngày 5/6/2007, tên ban đầu
là Công ty CP Đầu tư tài chính BDL; đến tháng 9/2007 đổi tên thành Công ty cổ
phần Đầu tư tài chính và Bất động sản Vincon), có cùng loại hình doanh nghiệp là
công ty cổ phần và cũng có trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội, nhưng lại đặt tên
thương mại/doanh nghiệp là VINCON tương tự gây nhầm lẫn với VINCOM, và
hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh giống nhau, đặc biệt là kinh doanh “bất
động sản” và hoạt động “đầu tư tài chính”. Hơn nữa, nhãn hiệu Vincon mới chỉ
được nộp một đơn duy nhất tại Cục sở hữu trí tuệ vào ngày 10/2/2010 và cũng đã
bị VINCOM nộp đơn phản đối vào tháng 8/2010.
Ngày 9/12/2010 Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt

Công ty cổ phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon 14 triệu đồng , đồng thời
phải loại bỏ tên Vincon trên biển hiệu giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh,
phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng
và Thừa Thiên Huế.
Ngày 23/6/2011 Công ty cổ phần Đầu tư Tài Chính Bất động sản Vincon đã chính
thức đổi tên doanh nghiệp thành: Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát
triển nhà Vicoland (Vicoland Group).
Vụ kiện này cũng có thể xem là một tín hiệu cho Luật Sở hữu trí tuệ phải được tôn
trọng thật sự. Việc tôn trọng tài sản trí tuệ là một trong các điều kiện không thể
thiếu để phát triển kinh tế, tạo động lực, tiền lệ tốt để các doanh nghiệp làm ăn
chân chính có ý thức hơn trong đấu tranh bảo vệ thương hiệu của mình, cũng như
đấu tranh với những hành vi không lành mạnh trong xây dựng và phát triển thương
hiệu, cùng nhau tạo ra một môi trường phát triển bền vững, minh bạch và công
bằng cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam; mặt khác, khi các doanh nghiệp
thật sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là sẽ là một dấu hiệu tích cực, các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ an tâm hơn khi đầu tư công nghệ thật sự ở Việt Nam.
I.Tên thương mại là gì?
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh
doanh, dùng để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ
thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vưc (Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)
Về cơ bản, do được sử dụng trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh
nghiệp, nên tên thương mại sẽ phải đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật doanh
nghiệp dành cho tên doanh nghiệp.
Theo đó, tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa. Tên
thương mại gồm hai phần: phần mô tả và phần phân biệt. Phần mô tả là tập hợp các
từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình kinh doanh. Phần phân biệt là tập hợp các chữ
cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.
Ví dụ1: với tên “Tạp chí Thương hiệu Việt”, phần mô tả là “Tạp chí” không có khả
năng phân biệt với các tạp chí khác, phần phân biệt là “Thương hiệu Việt”. Hiện
nay, tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.

Ví dụ2: với tên “Công ty Luật S & B law ”, phần mô tả là “Công ty Luật TNHH”
không có khả năng phân biệt với các công ty luật khác, phần phân biệt là S&B law.
Hiện nay, tên thương mại thường là tên doanh nghiệp
 Phân biệt Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh
để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại
khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc
có danh tiếng.
Ví dụ: Hai công ty: Công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Trường An và
Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên Việt Nam cùng năm trên địa bàn Quận Ba Đình
và cùng mua bán Dược phẩm.Như vậy, khi thành lập một doanh nghiệp, bạn phải
đặt tên và sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế,
sở kế hoạch đầu tư) để có thể tiến hành hoạt động. Trong quá trình kinh doanh bạn
sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của bạn với
doanh nghiệp khác.
Chính vì thế, Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được và
một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và đối ngoại).
Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THIÊN NHIÊN VIỆT NAM (Viết tắt:
NAPHAVINA.,JSC ) NATURAL PHARMACY VIET NAM JOINT STOCK
COMPANY
Trong khí đó, Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc
của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên
doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam.
Vì vậy, Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một doanh nghiệp có thể sản xuất
nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, như thế một doanh
nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa.

II.Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền sử dụng
tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng
danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ
giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo.
2. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền chuyển
giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc
chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động
kinh doanh dưới tên thương mại đó. (Điều 16)
Tuy nhiên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam cho thấy hiện tượng
trùng “tên thương mại” là vấn đề thường gặp đối với các doanh nghiệp đang vươn
lên trở thành tập đoàn hay các doanh nghiệp theo mô hình doanh nghiệp mẹ – con.
Theo Điều 14 Nghị định 54 quy định: Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của
tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng đủ các điều
kiện sau: Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số phát âm được; Có khả
năng phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Một doanh nghiệp khi
được thành lập hợp pháp lấy tên thương mại đáp ứng đủ những điều kiện trên theo
Điều 14 Nghị định 54 thì tên thương mại đó được tự động bảo hộ mà không cần
phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là điểm khác biệt so với
các đối tượng SHCN khác.
VD: Giả sử một doanh nghiệp là: Cty TNHH ABC thành lập năm 2000 tại Hà Nội
với 4 lĩnh vực hoạt động chính là: sản xuất gỗ dán; sản xuất máy tính; vận tải hành
khách trong chiến lược kinh doanh vươn lên trở thành tập đoàn hoá năm 2004 sẽ
mở rộng thêm ở 2 lĩnh vực là: may công nghiệp; cho thuê tài chính. Năm 2003 một
doanh nghiệp khác cũng có tên là Cty TNHH ABC (2) được thành lập trên địa bàn
Hà Nội với 2 lĩnh vực: cho thuê tài chính và may công nghiệp. Khi đó 2 doanh
nghiệp trên vẫn tồn tại hợp pháp với cùng 1 tên thương mại vì không cùng lĩnh vực
kinh doanh. Nhưng khi Cty TNHH ABC (1) mở rộng hoạt động kinh doanh thêm 2
lĩnh vực như trên thì vấn đề đặt ra là tên thương mại của 2 doanh nghiệp có trùng
không và xử lý như thế nào?

Việc Cty TNHH ABC (1) mở rộng thêm hoạt động kinh doanh ở 2 lĩnh vực: Cho
thuê tài chính và may công nghiệp sẽ dẫn đến hiện tượng 2 doanh nghiệp có cùng
tên thương mại trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Giả sử cho rằng Cty TNHH ABC
(1) đăng ký bổ sung ở thời gian sau nên đã vi phạm quy định tại điểm C khoản 2
Điều 14 NĐ 54: “Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác
đã được sử dụng từ trước trên cùng 1 địa bàn và trong cùng lĩnh vực kinh
doanh…”. Như vậy có hợp lý không khi tên thương mại của Cty TNHH ABC (1)
xuất hiện trước. Và sự tồn tại của tên thương mại của 2 doanh nghiệp trên là hoàn
toàn hợp pháp và đã được bảo hộ tự động khi mới thành lập. Giả sử nếu Cty
TNHH ABC (1) phải đổi tên thương mại mới được đăng ký bổ sung thì có hợp lý
và công bằng không khi tên thương mại đó đã tồn tại và có thể đã được khách hàng
biết đến (như một thương hiệu) trong suốt những năm qua nhờ chính sách quảng
bá và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu đổi tên thì về cơ
bản phải xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp lại từ đầu.
Mặt khác, khách hàng tiêu dùng hoặc sử dụng dịch vụ có thể sẽ dễ nhầm lẫn sản
phẩm và dịch vụ của Cty TNHH ABC (1) là của Cty TNHH ABC (2). Vậy nếu sản
phẩm, dịch vụ của một trong 2 doanh nghiệp cung cấp không đảm bảo chất lượng
hay yêu cầu thì khách hàng sẽ bị nhầm tưởng và dễ có phản ứng (như khiếu nại,
khiếu kiện, tẩy chay hàng hoá…). Khi đó uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp làm tốt sẽ bị ảnh hưởng. Vậy họ sẽ phải làm gì để bảo vệ chính
mình?
Đây quả là một vấn đề không dễ giải quyết khi doanh nghiệp kia đang hoạt động
hợp pháp. Hiện pháp luật chưa có quy định về vấn đề này khiến nhiều doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh chịu thiệt hại.
III.Điều kiện bảo hộ tên thương mại.
Để tên thương mại được bảo hộ theo pháp luật Sở hữu trí tuệ, nhìn chung, tên
thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh(Điều 76. Điều kiện
chung đối với TTM được bảo hộ). Ngoài ra, tên thương mại còn phải đáp ứng một
số yêu cầu khác, đó là:

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người
khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử
dụng.( Điều 78. Khả năng phân biệt của TTM)
Cũng do tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng thường
xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu
tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại
đó tương ứng với khu vực và lãnh thổ kinh doanh, mà không cần thực hiện thủ tục
đăng ký tên thương mại đó tại cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với việc xác lập
quyền sở hữu trí tuệ đối với các chỉ dẫn đầu tư khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,
những đối tượng này cần phải đăng ký mới được bảo hộ.
 Các trường hợp không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại:
a) Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan
tới hoạt động kinh doanh;( Điều 77. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa
TTM)
b) Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không
có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một
lĩnh vực;
c) Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử
dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt
đầu sử dụng tên thương mại đó. (Điều 14 – Nghị định 54/NĐ-CP)
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân
tiến hành hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó (Điều 15).
IV.Thủ tục đăng kí sở hữu trí tuệ về tên thương mại:
a. Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới

trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ
Chí Minh và Đà Nẵng.
- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức
đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu
công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu
trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ,
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người
nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo
hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên
Công báo Sở hữu trí tuệ.
b. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
+ Các tài liệu liên quan (nếu cần);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
c. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn
V.HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU, TÊN THƯƠNG

MẠI
CĂN CỨ PHÁP LUẬT:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ ;
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn
hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng
với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương
tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn
hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch
vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu
dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất
kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng,
nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn
tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn
hiệu nổi tiếng.
2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại
của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho
sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh
doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm
quyền đối với tên thương mại.

 Hành vi xâm phạm về tên thương mại sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Căn cứ theo Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quy định khung xử phạt như sau
Theo điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương
mại, kiểu dáng công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh
doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 5.000.000
đồng.
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng
hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với tên thương mại;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại điểm a
khoản này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân
thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân
thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân
thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng
đến 40.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân
thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng
đến 70.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân

thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, cá
nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng
đến 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức, cá
nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng
đến 300.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tổ chức, cá
nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng
đến 400.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức, cá
nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng
đến 500.000.000 đồng.
11. Phạt tiền gấp 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 10 điều
này nhưng không vượt quá 500.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực
hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất bao gồm: thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói
hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại;
b) Gắn bao gồm: in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem,
nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương
mại trên hàng hóa;
c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương
mại;
d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các điểm

a, b và c khoản này.
12. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi xâm
phạm quyền đối với tên thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 11 Điều
này trong trường hợp không xác định được giá cả hang hóa, dịch vụ vi
phạm.
13. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại trong quảng cáo hoặc thể
hiện dấu hiệu đó trên giấy tờ giao dịch kinh doanh, biển hiệu, bao bì hàng
hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo.
14. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ
khoản 1 đến khoản 13 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hang hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động
thương mại điện tử đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản
1 đến khoản 13 Điều này;
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy
hàng hóa vi phạm không loại bỏ được yếu tố vi phạm đối với hành vi quy
định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này;
b) Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
hang hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản
12 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm
hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu xâm phạm sau khi đã loại bỏ
yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1
đến khoàn 12 Điều này;
d) Buộc loại bỏ thông tin vể hang hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện quảng
cáo, trang tin điện tử hoặc thay đổi, thu hồi tên doanh nghiệp, tên miền chứa
yếu tố vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 13 Điều này;
e) Thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện

hành vi xâm phạm mà có đối với các hành vi vi phạm quy định từ khoản 1
đến khoản 13 Điều này.

×