Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ đô HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.17 KB, 19 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA
KHOA DU LỊCH
–––––––––

––––––

TIỂU LUẬN
MƠN: PHÁP LUẬT DU LỊCH
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN QUẦN THỂ DI
TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
Sinh viên thực hiện:

Lưu Thị Phương Linh (D19DL238)
Bùi Thị Mộng Tuyền (D19DL312)
Võ Hồ Tuyết Như (D19DL233)
Nguyễn Đặng Hồng Mỹ Phẩm (D19DL337)
Mai Thị Huyền (D19DL230)
Vũ Văn Phát (D19DL325)
Nguyễn Ngọc Ánh (D19DL373)

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoài Nam

TP.HCM, tháng 5 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn –
thầy Nguyễn Hồi Nam. Cảm ơn thầy đã tận tình truyền dạy cho chúng em


những kiến thức thực tế và cần thiết của môn học Pháp luật du lịch. Cảm ơn
thầy đã có những phương pháp dạy gần gũi với thực tiễn để chúng em có thể
tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Cùng với đó thầy đã cho chúng em tiếp cận
chương trình học và những đề tài gắn với thực tiễn.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên tiểu luận của chúng em khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót, chưa hồn thiện. Mong thầy nhận xét và góp ý để
em có thể rút kinh nghiệm. Những đánh giá của thầy sẽ giúp hoàn thiện kiến
thức để chúng em có thể sử dụng áp dụng vào thực tiễn mai này.
Chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Văn Hố TP. Hồ
Chí Minh và khoa Du lịch của trường. Em xin chân thành cảm ơn trường và
khoa đã tổ chức và cho chúng em tiếp cận bộ môn Pháp luật đại cương. Đây sẽ
là những kiến thức quý giá để chúng em áp dụng cho các môn học tiếp theo và
công việc sau này. 
Sau cùng, trong thời gian dịch bệnh hoành hành này. Chúng em xin chúc
thầy và gia đình bình an và mạnh khoẻ. Mong thầy sẽ tiếp tục thành công hơn
trong công cuộc truyền đạt kiến thức cho các sinh viên.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................1
1.1 Du lịch:.....................................................................................................1
1.2 Tài nguyên du lịch:...................................................................................2
1.3. Đánh giá vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với phát triển du
lịch:.................................................................................................................3

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỐ ĐÔ
HUẾ CỦA THỪA THIÊM HUẾ......................................................................4
2.1 Giới thiệu khái quát về thừa thiên Huế:...................................................4
2.2 Đánh giá Tài nguyên du lịch Cố Đô Huế:................................................4
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...........................................11
3.1 Thực trang sử dụng và khai thác tài nguyên nhân văn Cố Đô Huế:.......11
3.2 Giải pháp:...............................................................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................15


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cố đô Huế là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng
năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Huế là vùng đất kinh kỳ
xưa được nhà Nguyễn xây dựng làm trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của
cả nước từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Nơi đây từng là kinh đô của
triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, nơi chứng kiến biết bao thăng
trầm trong một giai đoạn lịch sử chuyển giao giữa thời kỳ Phong kiến, thuộc địa
và thời kỳ xây dựng đất nước trong thời đại mới. Ngày nay, Huế hầu như còn
lưu giữ khá ngun vẹn các cơng trình kiến trúc đặc trưng của chế độ phong
kiến nhà Nguyễn trải qua 143 năm từ năm 1802 đến năm 1945. Lý do chọn đề
tài này cho bài tiểu luận là để hiểu rõ hơn giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn
này cũng như đề xuất những giải pháp để Cố Đô Huế bảo tồn và phát huy
những giá trị tốt đẹp vốn có của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là đánh giá đúng giá trị tài nguyên du lịch nhân văn quần
thể di tích Cố đơ Huế nhắm phát huy vai trị của nó đối với sự phát triển du lịch
trong thời kì đổi mới.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:

- Tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tài nguyên du lịch nhân
văn, du lịch, về mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch, lý luận
về đánh giá tài nguyên du lịch.
- Đánh giá giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn , thực trạng khai thác và thực
trạng hoạt động của nó.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn
này.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Du lịch:
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) thì du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun trong thời gian
khơng q 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải
trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp
khác.
Theo Wikipedia thì: “Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc
kinh doanh; cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi du
lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và
việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch.”
Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang
nội dung văn hố sâu sắc và tính xã hội cao.
1.2 Tài nguyên du lịch:
1.1.1 Khái niệm:

Tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn ngun liệu,
năng lượng và thơng tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà
con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì: Tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản
phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài
nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn
hóa.
1.1.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch:
Một, khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài
nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ
thống lãnh thổ, nghỉ ngơi, du lịch.

2


Hai, thời gian khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch và nhịp điệu của
dịng khách. Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên
lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài ngun đó.
Ba, vốn đầu tư tương đối thấp, chi phí sản xuất không cao, xây dựng tương
đối nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cũng như khả năng sử dụng độc
lập từng loại tài nguyên.
Bốn, tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các quy
định về sử dụng một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu
quả hoạt động du lịch càng cao.
1.1.3 Phân loại các tài nguyên du lịch:
Theo luật Du lịch 2017- Điều 15. Các loại tài nguyên du lịch
(1) Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa

chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể
được sử dụng cho mục đích du lịch.
(2) Tài nguyên du lịch văn hóa (tài nguyên du lịch nhân văn) bao gồm di tích
lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền
thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động
sáng tạo của con người có thể sử dụng cho mục đích du lịch.
TNDL có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
1.3. Đánh giá vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với phát triển du lịch:
Du lịch là ngành kinh tế mà trong sự phát triển hoạt động của ngành vai trò
của tài nguyên rất quan trọng. TNDL nhân văn là một trong hai yếu tố, cùng với
tài nguyên du lịch tự nhiên tạo thành các sản phẩm du lịch.
Đối với mỗi vùng miền lãnh thổ, có sự tập trung đa dạng, phong phú TNDL
nhân văn thì hướng phát triển du lịch của vùng miền đó cũng theo quy luật lấy
tài nguyên nhân văn hiện có làm cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng.
TNDL nhân văn có mối quan hệ qua lại mật thiết với các yếu tố khác, nó thể
hiện lịch sử văn hóa vùng miền, thơng qua đó tác động tới lối sống của dân cư
địa phương, tới nghề và truyền thống văn hóa xã hội khác. Do vậy, TNDL nhân
văn là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm du lịch.
3


TNDL nhân văn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch văn
hố. Các hình thức du lịch được đưa ra trên cơ sở của nguồn tài nguyên. TNDL
nhân văn cần phải được khai thác sao cho xứng đáng với tiềm năng mà không
làm mất đi các giá trị truyền thống sẵn có.
TNDL nhân văn là một phần của TNDL, một bộ phận quan trọng của tổchức
lãnh thổ du lịch. Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm: Khách du lịch,
TNDL, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên
và bộ máy tổ chức điều hành, quản lí du lịch. Các phân hệ này đều có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường kinh tế xã hội cũng như các phân hệ

khác.
=> Có thể nói rằng TNDL nhân văn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển du
lịch. TNDL nhân văn góp phần định hướng phát triển du lịch của địa phương, là
nguồn tài nguyên có khả năng bền vững cao nếu biết quan tâm, bảo tồn tôn tạo
một cách hợp lí. Vì vậy, trước những đặc điểm của TNDL nhân văn sẵn có mỗi
địa phương hãy đưa ra các chính sách phù hợp để vừa phát triển du lịch, lại vừa
bảo tồn được tài nguyên.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CỐ ĐÔ
HUẾ CỦA THỪA THIÊM HUẾ
2.1 Giới thiệu khái quát về thừa thiên Huế:
- Thừa Thiên Huế (còn được viết là Thừa Thiên – Huế) là một tỉnh ven biển
nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam.
- Năm 2018, Thừa Thiên Huế là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 36 về số
dân, xếp thứ 39 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 42 về GRDP
bình quân đầu người, đứng thứ 52 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.163.500
người dân (tính đến ngày30/9/2019) , GRDP đạt 47.428 tỉ Đồng (tương ứng với
2,0600 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 40,76 triệu đồng (tương ứng
với 1.770 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08%.
- Tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ ở 16° – 16,8° Bắc và 107,8° – 108,2° Đơng.
Diện tích của tỉnh là 5.048,2 km², dân số theo kết quả điều tra tính đến năm
2019 là 1.128.620 người . Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế từng là
thủ đô thời kỳ cận đại của Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1945 dưới triều
Nguyễn.
2.2 Đánh giá Tài nguyên du lịch Cố Đô Huế:
2.2.1 Khái quát về cố đô Huế:
4


Quần thể di tích Cố đơ Huế hay Quần thể kiến trúc cố đơ Huế là những di
tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời

gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay
thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên
Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế và được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hố Thế
giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đơ Huế đã được thủ tướng
chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt
quan trọng. Quần thể di tích Cố đơ Huế có thể phân chia thành các cụm cơng
trình gồm các cụm cơng trình ngồi Kinh thành Huế và trong kinh thành Huế.
Trong quá trình hình thành và phát triển Cố đô Huế cũng trải qua và chứng
kiến biết bao nhiêu thời kì lịch sử của dân tộc. Nó xây dựng kéo dài suốt từ năm
1802 tới tận 1917, trải qua từ đời vua Gia Long tới triều vua Minh Mạng với
một loạ cơng trình phục vụ cho cơng việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải
trí của vua quan như: Lục Bộ Đường, Nội Các, Thái Y Viện, Đô Sát Viện,
Khâm Thiên Giám, Thái Miếu, Hưng Miếu, điện Phụng Tiên... Cũng trong
khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng
lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý,
kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu
lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức
và Đồng Khánh. Giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu
được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế,
Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiến đền miếu nhỏ
khác. Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ
XIX. Sau đó vua Khải Định bắt đầu cho xây dựng, cải tạo hàng loạt cơng trình
với phong cách kiến trúc mới, vật liệu mới phi truyền thống mà tiêu biểu là xây
mộ vua Đồng Khánh năm 1917, cải tạo nâng cấp khu vực Hoàng Thành (19211923), xây An Định Cung và tiêu biểu nhất là Ứng Lăng với phong cách châu
Âu kết hợp với lý số phong thủy phương Đơng, trang trí theo Nho giáo.
Do ảnh hưởng bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc đến
Việt Nam nên đến sau năm 1975, toàn bộ quần thể di tích Huế bị tàn phá hư
hỏng nặng nề với việc Tử Cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm
đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngồi ra do khơng được

chăm sóc, các cơng trình cịn bị tàn phá bởi thiên nhiên, cây cỏ xâm thực, ao hồ
tù đọng không nạo vét[9]. Mặc dù chính quyền mới thành lập đã đưa việc lập
xếp hạng di tích, đưa quần thể kiến trúc di tích Huế vào bảo vệ ngay những buổi
5


đầu sau chiến tranh, nhưng do nhiều định kiến về chính trị khi ấy đã khiến việc
bảo vệ di tu Huế vẫn bị lãng quên thậm chí xuất hiện việc sử dụng bừa bãi các
cơng trình di tích khơng đúng mục đích, cho đến ngày thành lập Cơng ty Quản
lý Lịch sử Văn hóa Huế vào năm 1982. Và hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã
phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích cố đơ Huế từ
năm 1995 đến năm 2010 nhằm định hướng cho cơng cuộc bảo tồn di tích Cố đô
Huế.
Và sau nhiều đợt điều tra và nghiên cứu, đến ngày 11/12/1993, UNESCO đã
công nhận Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới.
2.2.2 Quần thể di tích Cố Đô Huế đối với sự phát triển du lịch địa phương:
Cố Đô Huế là địa phương đầu tiên Việt Nam có di sản văn hóa thế giới, cũng
là một trong những địa phương đi đầu cả nước về việc bảo tồn di sản văn hóa và
sử dụng lợi thế về di sản văn hóa để phát triển, nhất là phát triển kinh tế du lịch
dịch vụ. Quần thể di tích Cố Đơ Huế đóng vai trị quan trọng trong việc thu hút
khách du lịch đến Huế, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng tại đây,
ngoài ra quần thể di tích Cố Đơ Huế cịn góp phần giảm nhẹ tính mùa vụ, tính
thời vụ của các loại hình du lịch khác.
Đây là quần thể di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta thu hút nhiều khách
du lịch đến tham quan. Tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế năm 2019 đạt
4,817 triệu lượt, tăng 11,18% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2,186
triệu lượt, tăng 12,06% so với cùng kỳ, trong đó Khu di sản Huế đạt doanh thu
bán vé tham quan 387 tỷ đồng với lượng du khách đạt hơn 3,5 triệu lượt, cao
hơn năm 2018; góp phần rất lớn vào ngành du lịch Huế nói chung. Những nỗ
lực trên đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương. Giai đoạn 2015 - 2019, kinh tế có mức tăng trưởng khá, bình qn
đạt trên 7%/năm, quy mô nền kinh tế tăng gấp trên 1,5 lần, thu ngân sách nhà
nước tăng bình quân trên 12%/năm, riêng năm 2019 đạt gần 8 nghìn tỷ đồng.
Vào năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, lượng khách đến Huế
giảm, tuy nhiên vẫn giữ mức ổn định. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho
biết, tổng lượng khách đến Huế trong 3 tháng đầu năm là gần 330 nghìn lượt,
đạt 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu trong quý I của ngành du
lịch là 382,8 tỷ đồng. Riêng trong tháng 3/2021, có 102 ngàn lượt khách đến
Huế, tăng 21% so với tháng 3 năm 2020. Riêng tại quần thể di tích Cố đơ Huế,
vào năm 2021, chỉ trong 3 ngày từ 6 - 8.3, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đơ Huế
(Thừa Thiên-Huế) đã đón hàng ngàn lượt du khách cả nam lẫn nữ mặc áo dài
6


đến tham quan di tích cố đơ Huế. Đặc biệt vào dịp 30/4 – 1/5 mới đây, lượt du
khách đến với các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đã tăng vọt
so với các tháng đầu năm, cụ thể là khu di sản Huế đã đón gần 20.000 lượt
khách đến tham quan. Dịp này, Trung tâm cũng đã phối hợp với Sở Du lịch,
Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội
tổ chức lễ "Đón đồn du khách đầu tiên đến Huế theo chương trình kích cầu du
lịch tàu hỏa năm 2021" (Charter Tàu hỏa).
Quần thể di tích Cố Đơ Huế cịn là điểm đến tham quan du lịch của đa số
khách đến Thừa Thiên - Huế và thực tế phát triển du lịch văn hoá di sản đang là
sản phẩm chủ đạo ở đây. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí
tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của
cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản
sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sơng núi hữu
tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành
quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy

nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ
trời khéo tạc... Các cơng trình tiêu nằm quần thể di tích Cố Đơ Huế như Kỳ Đài,
Ngọ Mơn, Điện Thái Hịa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên
Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm
Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, Đông-Tây Khuyết Đài, điện Long An (Bảo tàng
Cổ vật Cung đình Huế), cung An Định, tổng thể đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc
(khu vực đàn chính), tổng thể lăng Vua Gia Long, Minh Lâu, Điện Sùng Ân,
Hữu Tùng Tự, Bi đình, Hiển Đức Mơn (lăng Vua Minh Mạng), Điện Biểu Đức,
Tả Hữu Tòng Viện (lăng Vua Thiệu Trị) Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm
Đường, Ơn Khiêm Điện, Khiêm Cung Mơn, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ,
Bửu thành và bình phong (lăng Vua Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng
Vua Khải Định), tổng thể chùa Thiên Mụ, Cung An Định, 10 cổng Kinh Thành,
tường thành mặt Nam và Quan Tượng Đài, sơng Ngự Hà... Bên cạnh đó, Thơ
văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO cơng nhận là Di sản tư liệu
thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ngồi
ra, tổ chức nhiều hoạt động như: Các trị chơi cung đình, trình diễn thư pháp tại
sân sau điện Thái Hịa, trình tấu Đại nhạc tại Thế Miếu, trình diễn võ thuật cổ
truyền tại sân điện Thái Hòa, múa lân sư rồng tại sân điện Cần Chánh, tái hiện
lễ đổi gác tại Ngọ Môn... cũng đã thu hút khách du lịch, làm nổi bật sản phẩm
du lịch đặc trưng tại Huế.

7


Quần thể di tích Cố Đơ Huế cịn góp phần giảm nhẹ tính mùa vụ, tính thời vụ
của các loại hình du lịch khác tại Thừa – Thiên Huế do việc tham quan khám
phá các đền đài, lăng tẩm cũng ở Huế thì có thể đến bất kì mùa nào. Quần thể di
tích Cố Đơ Huế vào mỗi mùa đều có sự đặc sắc riêng, vẻ đẹp riêng. Đặc biệt
vào tháng 4: tháng lễ hội festival Huế, tại các công trình kiến trúc thuộc quần
thể di tích Cố Đơ Huế thường có những lễ hội, các hoạt động thể hiện văn hóa

xưa: Chương trình "Tuồng Huế - Ngàn xưa âm vọng" - Gồm lễ tế tổ sân khấu
diễn ra tại di tích Thanh Bình từ đường, trình diễn trích đoạn tuồng và rước mặt
nạ tuồng trên đường phố qua cung đường Chi Lăng - Lê Duẩn, Nghênh Lương
Đình, cung đường Lê Duẩn - cửa Quảng Đức - đường 23 tháng 8 - cửa Hiển
Nhơn; Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ…
Từ những thành tựu về bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, tỉnh Thừa
Thiên Huế đã có những sự điều chỉnh kịp thời trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ chuyển
thành Dịch vụ - Cơng nghiệp - Nơng nghiệp, trong đó xác định phát triển các
ngành dịch vụ có tính quyết định hàng đầu. Di sản văn hóa giai đoạn này hơn
bao giờ hết đã trở thành hạt nhân và động lực cho sự phát triển.
2.2.3 Quần thể di tích Cố Đơ Huế đối với sự phát triển du lịch quốc gia:
Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về Xây dựng và phát triển
tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Mục tiêu xuyên suốt
của Nghị quyết lần này là xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa Huế cũng như giá
trị của cố đô di sản.
Tiêu biểu nhất là Quần thể Di tích Cố đơ Huế đã được sánh ngang hàng với
các kỳ quan hàng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa
thế giới của UNESCO . Ngày 11.12.1993, UNESCO đã cơng nhận quần thể di
tích Cố đơ Huế là di sản văn hố thế giới, là biểu trưng cho sự nổi bật về uy
quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh
nhất của nó đầu thế kỷ XIX. Tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào
danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính tồn cầu của quần thể di
tích Cố đơ Huế.
Khi mới được cơng nhận Di sản Văn hóa thế giới, Quần thể Di tích Cố đơ
Huế chỉ đạt vài chục nghìn lượt khách du lịch, đến nay nơi này đã thu hút hàng
triệu khách tham quan, du lịch mỗi năm. Tổng thu du lịch tăng trên 5 lần, từ
96.000 tỷ đồng năm 2010 lên 720.000 tỷ đồng năm 2019, trung bình tăng
8



26,9%, đóng góp trên 7 – 8% GDP và tác động lan tỏa trên 13,9% GDP; tạo ra
trên 1,2 triệu việc làm trực tiếp và 3,6 triệu việc làm gián tiếp.
Tính đến nay, các di sản thế giới đã có quy hoạch tổng thể để bảo tồn, phát
huy giá trị như quần thể Di tích Cố đơ Huế (giai đoạn 2010 – 2020) với tổng
mức đầu tư lên đến 1.284 tỷ đồng. Vịnh Hạ Long; khu di tích Mỹ Sơn; khu phố
cổ Hội An và các di sản còn lại như khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long;
Thành Nhà Hồ đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể. Điều này cho thấy
tầm quan trọng của Quần thể Di tích Cố đô Huế trong việc đầu tư quy hoạch để
phát triển du lịch cũng như tạo điểm nhấn, đưa hình ảnh Việt Nam với bề dày
lịch sử qua từng thời đại còn lưu dữ đến ngày nay tới bạn bè quốc tế. Ngày nay,
Quần thể di tích cố đơ Huế đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào
danh sách xếp hạng 95 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt
kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến Huế,
tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo ra sự quan tâm đặc biệt của các
tầng lớp xã hội đối với di sản văn hóa truyền thống… Nhiều cơng trình khi tu
bổ xong đã phát huy tốt hiệu quả kinh tế, xã hội như: Duyệt Thị Đường, Minh
Khiêm Đường (nơi biểu diễn múa, hát, tuồng và các nhạc khúc Cung đình phục
vụ du khách), Quảng trường Ngọ Mơn-Kỳ Đài. Các cơng trình hạ tầng Đại Nội,
Quảng trường Ngọ Mơn-Kỳ Đài, điện chiếu sáng Đại Nội và các lăng đã phục
vụ tốt các lễ hội Festival cũng như cầu truyền hình trong các dịp lễ, Tết.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và
xuất bản hơn 20 cơng trình về Di sản văn hóa Huế và cơng cuộc bảo tồn, trong
đó có những cơng trình đoạt giải thưởng cao của trung ương và địa phương, như
Khoa cử và khoa bảng triều Nguyễn, Thần kinh nhị thập cảnh - thơ vua Thiệu
Trị, Kinh thành Huế, Huế - Di sản văn hóa thế giới, Âm nhạc cung đình Huế,
Tuồng cung đình Huế, Khảo cổ học tại Di tích Cố đơ Huế, Di sản văn hóa Huế Nghiên cứu & bảo tồn, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (6 tập), Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (10 tập)...
Trung tâm đã nghiên cứu phục hồi một số lễ hội cung đình quan trọng nhất

của triều Nguyễn như lễ Tế Nam giao, lễ tế Xã Tắc, lễ Truyền Lô - Vinh quy
bái tổ (lễ vinh danh Tiến Sĩ dưới thời Nguyễn), lễ hội thi Tiến sĩ Võ; những lễ
hội mới nhưng dựa trên chất liệu truyền thống như Huyền thoại sơng Hương,
Hành trình mở cõi, Thiên hạ Thái bình… Đặc biệt là trong các dịp lễ hội
Festival Huế, các loại hình nghệ thuật Cung đình, bao gồm cả lễ hội, âm nhạc,
9


nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật ẩm thực, trò chơi cung đình… đã thực sự đóng
vai trị trung tâm trong các hoạt động của đơn vị chủ nhà, trở thành đại diện tiêu
biểu của văn hóa Huế trong sự đối thoại, giao lưu với bạn bè quốc tế. Chính nhờ
những nỗ lực trên mà tháng 11 năm 2003, UNESCO đã chính thức cơng nhận
Nhã nhạc Cung đình Huế là Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại (nay là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại).
Tong lĩnh vực văn hóa đối ngoại, các giá trị di sản văn hóa Huế còn được
giới thiệu ở các nước như Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Nhật, Hàn Quốc thông qua các đợt
trưng bày triển lãm của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; các giá trị văn hóa phi
vật thể được giới thiệu ở các nước như Hàn Quốc, Philippines, Pháp, Bỉ, Tây
Ban Nha, Italy, Nhật Bản, Thụy Sĩ... thông qua các đợt lưu diễn nghệ thuật của
Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.
Để thấy được sức hút cũng như thị hiếu của du khách quan tâm đến đi du
lịch. Nhóm em đã khảo sát một số đối tượng bao gồm: sinh viên, nhân viên văn
phịng, cơng chức,… về nhu cầu đi du lịch cũng như lựa chọn điểm đến của
mình. Điều đó được thể hiện rõ qua 2 biểu đồ sau:

Qua việc khảo sát thực tế này, chúng ta có thể thấy so với các di sản văn hóa
thế giới trên Việt Nam thì Cố đơ Huế được mọi người biết đến và muốn đến du
lịch. Khơng chỉ vì nó là di sản văn hóa thế giới được UNESCO cơng nhận mà
đó cịn là vấn đề về mặt giá trị lịch sử lâu đời cũng như thị hiếu của du khách
muốn tìm về những minh chứng lịch sử “sống” . Đặc biệt, các tuyến du lịch

được khai thác hiệu quả tối đa của Cố đô Huế như “Con đường di sản Miền
Trung”; “Xuyên Việt”… Với một quốc gia nhiều tài nguyên du lịch như Việt
Nam, việc khai thác để phát triển du lịch là điều khơng khó. Nhưng để tạo nên
10


thương hiệu khi du khách nhắc đến đất nước hình chữ S thì cái tên Quần thể Di
tích Cố đơ Huế được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến trong những năm gần
đây.
Cố đô Huế đã trở thành thương hiệu đặc trưng cho du lịch Việt Nam. Đặc
biệt, Quần thể Di tích Cố đơ Huế cịn là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt
cho hệ thống điểm đến và sản phẩm du lịch của Việt Nam, kết nối và đa dạng
hóa các tuyến du lịch xuyên vùng và quốc tế
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Thực trang sử dụng và khai thác tài nguyên nhân văn Cố Đô Huế:
3.1.1 Những thuận lợi cơ bản trong thực trạng hiện nay tại Cố đô Huế:
- Công tác quản lý:
+ Công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị của quần thể di tích Cố đơ Huế được
thực hiện đồng bộ theo đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nhà
nước, sự quản lý trực tiếp của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đơ Huế và sở Văn
Hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, ban ngành khác: từ quyết định số 818
năm 2010 về đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố
đơ huế giai đoạn 2010 - 2020, quyết định số 2295 năm 2012 về đề án phát triển
dịch vụ tại cố đô Huế cho đến những quyết định trong những năm gần đây như
quyết định 1057/QĐ – UBND năm 2015 phê duyệt Kế Hoạch quản lý Quần thể
di tích Cố đơ Huế giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2013 do tỉnh
Thừa Thiên Huế ban hành.
+ Cho đến năm 2019, khoảng 130 công trình di tích lớn, nhỏ đã được trùng tu,
tơn tạo. Cơ sở hạ tầng ở các khu di tích đã được đầu tư nâng cấp; hệ thống sân
vườn được tu bổ, xây dựng hoàn thiện. Năm 2019, Trung tâm Bảo tồn di tích

Cố đơ Huế triển khai 16 dự án tu bổ, bảo tồn các di tích với tổng nguồn vốn bố
trí trên 100 tỷ đồng.
- Hợp tác trong nước và quốc tế:
+ Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà
khoa học trong và ngoài nước, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nhiều mặt của
quần thể di tích Cố đơ Huế. Đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã
hợp tác với hơn 45 tổ chức quốc tế, như UNESCO, Quỹ Toyota ( Nhật Bản),
Hội thương mại Việt – Mỹ, Bộ Ngoại giao CHLB Đức,... Thực hiện hàng chục
dự án trùng tu, nghiên cứu bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực hết sức có ý
11


nghĩa. Nổi bật trong đó là Dự án nghiên cứu kiến trúc truyền thống Huế và phục
hồi điện Cần Chánh (phối hợp với Đại học Waseda) đã thực hiện được hơn 20
năm (1994 - 2016).
+ Trung tâm cũng hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức trong nước để thực hiện các
dự án quy hoạch, bảo tồn và đào tạo nhân lực, như Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Viện Sử học,..
3.1.2 Những khó khăn và vấn đề trước mắt tại khu di tích Cố đơ Huế:
- Trong cơng tác quản lý: Dù đạt được những kết quả khả quan trong việc khai
thác và sử dụng tài nguyên tại Cố đô Huế nhưng nơi đây cũng phải đối diện với
nhiều nguy cơ tổn hại từ chính thời gian do q trình đơ thị hóa, yếu tố mơi
trường, con người do lượng khách du lịch ngày càng tăng.
Năm 2017, UNESSCO đã cảnh cáo về nguy cơ bức tử di tích tại cố đơ Huế
do việc đơ thị hóa vi phạm vào hành lang của quần thể di sản tiếp tục như hiện
nay ( điển hình như một đường cao tốc chạy xuyên qua ngọn đồi đối diện với
ngôi mộ theo phong cách cổ của vua Khải Định - điều này làm ảnh hưởng đến
phong thủy hoặc tính địa chất của ngơi mộ. ), kèm theo đó là tiếng ồn, ơ nhiễm
khơng khí, các cơng trình có chiều cao vượt q giới hạn cho phép làm mất đi
tính tồn vẹn của di tích.

- Vấn đề quá tải khách du lịch trong các thời điểm như Festival Huế, các ngày lễ
như Nam Giao, Huệ Nam, ..dẫn tới tình trạng rác thải, sự ơ nhiễm từ khói bụi
của xe vận chuyển,..ảnh hưởng tới phong cảnh văn hóa và mơi trường sinh thái
của di sản.
- Nạn chèo kéo, đeo bám khách du lịch hay nạn cò mồi du lịch, đây là những
vấn đề nhức nhối hằng năm cứ đến các ngày lễ hội lớn, lãnh đạo tỉnh đều phải
ra chỉ thỉ làm “ sạch” vấn đề này để tạo nên mơi trường du lịch văn minh an
tồn. Ngày 24/7/2020, Văn phịng Chính phủ có văn bản u cầu các địa
phương xử lý nghiêm nạn cò mồi, chèo kéo khách du lịch.
3.1.3 Tình trạng sử dụng và khai thác tài nguyên ở Cố Đô Huế hiện nay:
- Dự án Chiếu sáng mỹ thuật Kỳ Đài đã tạo cho cố đơ Huế một bước chuyển
mình thành cơng và rực rỡ. Là địa phương có nhiều di sản, thắng cảnh đẹp, tỉnh
Thừa Thiên - Huế từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch phục vụ khách - đặc biệt về ban đêm
hiện vẫn còn khá nhiều tiềm năng để phát triển
12


Ngày 10/8, Công ty Du lịch Vietravel phối hợp cùng UBND tỉnh Thừa Thiên
- Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đơ Huế, tổ chức Lễ Bàn giao Hệ thống
Chiếu sáng mỹ thuật Kỳ Đài Huế. Kết quả cuối năm 2017 đến đầu năm 2018,
đúng vào dịp Tết Nguyên đán, Huế đã cho hàng triệu du khách trong và ngoài
nước. Từ khi hệ thống chiếu sáng LED mỹ thuật được đưa vào vận hành đầu
tháng 2/2018, Kỳ Đài trở thành một điểm nhấn cảnh quang ban đêm sống động
giữa TP. Huế cổ kính nhờ vào một diện mạo mới đầy sức sống vào ban đêm,
nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị kiến trúc, văn hóa. Sự kiện “Thắp sáng Kỳ
Đài” không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa thắp sáng một địa danh du lịch, mà
chính là tơn vinh giá trị văn hóa ngàn đời trên mảnh đất Cố đơ, qua đây tạo lên
một quảng trường văn hóa mỗi đêm theo trục Kỳ Đài – Quảng trường Ngọ Môn
phục vụ du khách tham quan, ngắm cảnh. Bên cạnh đó, thời gian tới sẽ tái hiện

tổ chức bắn đại bác trên Kỳ Đài để mang đến khách du lịch cơ hội thưởng
ngoạn một trong những hoạt động thời xưa của vua Nguyễn.
- Cạnh đó cơng ty Du lịch Vietravel đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đơ phát động chương trình “Check-in at Hue” dành cho du khách đến với
Huế, tham quan và chia sẻ hình ảnh đẹp về xứ Huế - các biểu tượng Huế từ lâu
đã đi vào lịng người, đặc biệt là cố đơ Huế, cơng trình chiếu sáng Mỹ thuận Kỳ
Đài…Chương trình cịn mở rộng cho người dân địa phương, và khách du lịch
bốn phương khi đến Huế cùng tham gia trò chơi tương tác trên chính mạng xã
hội của người chơi. Đây cịn là phương thức quảng bá hình ảnh du lịch Huế nói
riêng và du lịch Việt Nam nói chung vươn xa các quốc gia, châu lục trên thế
giới.
- Từ năm 2019 trở đi, tỉnh Thừa Thiến Huế vận động phụ nữ Huế mặc trang
phục áo dài truyền thống Việt Nam và chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3,
tỉnh miễn 100% giá vé tham quan các điểm di tích Huế từ ngày 7- 9/3 sắp tới
với phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt
Nam đến tham quan di tích Huế. Điều này khơng chỉ duy trì việc mặc áo dài
truyền thống mà cịn góp phần tạo nên sự đặc trưng riêng cho Cố đô Huế mỗi
khi được nhắc đến trong ấn tượng du khách. Ngồi ra cố đơ Huế cịn miễn phí
tham quan vào 3 ngày tết Nguyên Đán ( ngày 01- 03 âm lịch ), ngày giải phóng
tỉnh Thừa Thiên Huế ( 26/3 ) và ngày quốc khách (02/9).
- Các hoạt động biểu diễn, phục vụ du khách tham quan tại các điểm di tích
thuộc Quần thể Di tích Cố đơ Huế, gồm: Bắn lửa súng thần công tại Kỳ Đài; lễ
đổi gác tại Ngọ Môn; biểu diễn Đại nhạc, Tiểu nhạc tại sân điện Thái Hòa và
Thế Miếu; biểu diễn Nhã nhạc, Tuồng và Múa hát cung đình tại Nhà hát Duyệt
13


Thị Đường. Ngồi ra cịn có Festival Huế diễn ra 2 năm một lần ( năm chẵn) là
điểm nhấn cho khu di tích Cố đơ Huế thu hút rất nhiều khách ghé thăm.
3.2 Giải pháp:

Thứ nhất, trong công tác quản lý: Cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề bảo
tồn và gìn giữ khi khai thác tài ngun cố đơ Huế để phục vụ trong phát triển du
lịch.
- Chính quyền xem xét giải quyết những vấn đề mà đô thị hóa xâm hại vào quần
thể hành lang của quần thể khu di tích: như giải quyết vấn đề về giao thơng
( xây dựng những cơng trình giao thơng tránh trực tiếp với các di tích nằm trong
quần thể) nhằm giảm tiếng ồn và tránh ơ nhiễm khơng khí, xem xét vấn đề về di
dời dân cư và giải phóng mặt bằng vì việc hàng nghìn hộ dân xây dựng nhà ở và
canh tác trên thương thành vừa xâm hại nghiêm trọng khu di tích và vừa làm ơ
nhiễm mơi trường của khu quần thể di tích.
- Quản lý khu quần thể áp dụng các hình thức giám sát và xử phạt các hành vi
của du khách trong quá trình tham quan xả rác bừa bãi gây ô nhiệm môi trường
và cần thêm đội ngũ vệ sinh và thường xuyên vệ sinh và gìn giữ khu di tích
nhằm cung cấp chat lượng dịch vụ được tốt hơn gây nhiều ảnh hưởng tích cực
hơn cho khách du lịch trong và ngồi nước.
- Các ban quản lý nên xem xét việc ban hành các quy định về xây dựng và trùng
tu các công trình ở độ cao giới hạn nhất định tránh việc xây dựng các cơng trình
có chiều cao vượt q giới hạn để giữ được tính tồn vẹn của khu di tích.
Thứ hai, cơ quản quản lý cùng các cán bộ quản lý cấp thành phố và tỉnh xem
xét việc ứng dụng các quy định và xử phạt các hành vi cố ý xả rác bừa bãi nơi
công cộng. Áp dụng đầu tư các thùng rác có dung tích từ 50-70 lít (có khóa để
khóa vai lại tránh trộm cắp ) với quy mô lớn rộng khắp khu quần thể di tích.
Các ban quản lý và cùng huy động người dân trên địa bàn hưởng ứng ngày chủ
nhật xanh của mỗi tuần để quét dọn sạch sẽ lề đường để giàm ơ nhiễm khơng
khí từ khói bụi và cùng trồng cây xanh để tăng độ che phủ với mục đích là
“cùng cố đơ Huế chung tay vì mơi trường và cuộc sống xanh đẹp”.
- Các cơ quan quản lý có thể áp dụng các mơ hình kèo dài các ngày của những
sự kiện ra từ một ngày có thể kéo dài thành hai ngày nhằm giảm quá tải lượng
lớn khách du lịch cùng tràn vào trong một ngày thì khách du lịch có thể tới vào
ngày hơm sau nhưng về tính chất sự kiện vẫn giữ nguyên và phân hàng giới hạn

thời gian ra để phát triễn du lịch bền vững.
14


Thứ ba, cơ quan quản lý ra sức quản lý chặt chẽ các loại hình dịch vụ và phí
dịch vụ phục vụ cho du khách, cùng đưa ra các quy định và xử phạt nghiêm
ngặt các hành vi cò mồi và chèo kéo khách du lịch nội địa và quốc tế mói
chung. Xử phạt dựa trên tính chất của hậu quả mà đưa ra các hình phạt thích
đáng như xử phạt hành chính, dân sự hay nặng hơn có thể xem xét việc áp dụng
xử phạt hình sự vào vấn đề quản lý nhằm giảm hồn tồn vấn nạn cị mồi và
chèo kéo hay đeo bám khách.

KẾT LUẬN
Từ những đánh giá cũng như những giải pháp đã được đưa ra như trên nhóm
tơi rất mong muốn góp phần nào trong cơng cuộc bảo về gìn giữ và phát huy
những giá trị tốt đẹp của quần thể di tích Cố Đơ Huế. Giúp Cố Đô Huế trở thành
một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tham khảo trên sách in:
1.Vũ Triệu Quân (2007), Giáo trình Địa lý Du lịch (Dùng trong các trường
THCN Hà Nội), Nxb Hà Nội.
2.PTS. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lí Du lịch, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
3.Quốc Hội Việt Nam (2017), Luật Du Lịch, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật.
4.Văn Dinh (2/1/2020). Hơn 4,8 triệu lượt khách du lịch đến Huế trong năm
2019. Tài nguyên và môi trường
5.Văn Dinh (4/5/2021). Huế đón hơn 22.000 khách tham quan dịp lễ 30/4 - 1/5.
Tài nguyên và môi trường.
6.Thảo Vi (2/5/2021). Gần 20 nghìn lượt khách đến với di sản Huế trong 2 ngày
đầu tiên nghỉ lễ. Dân sinh.

* Tài liệu tham khảo trên website:
7. />15


8. />9. />10. />11.
/>12. />class_id=1&mode=detail&document_id=80239

16



×