Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.36 KB, 33 trang )

Báo cáo tổng hợp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh tế kĩ - thuật chủ
yếu của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp. .2
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên máy
kéo và máy nông nghiệp 2
1.1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy
nông nghiệp 2
1.1.2 Qúa trình ra đời và phát triển của công ty 3
1.1.3 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 6
1.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty 7
1.2.1 Sản phẩm và thị trường chủ yếu của công ty 7
1.2.2 Công nghệ và năng lực sản xuất của công ty 10
1.2.3 Đặc điểm lao động của Công ty 13
1.2.4 Đặc điểm về vốn kinh doanh và tài sản của Công ty 15
1.3 Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng của
môi trường kinh doanh đến hoạt động của công ty 17
1.3.1 Đặc điểm chung của thị trường máy nông nghiệp nước ta 17
1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp 18
1.4 Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới 19
Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 22
2.1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 22
2.2 Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 23
Chương 3: Các hoạt động quản trị chủ yếu của doanh nghiệp 25
3.1 Cơ cấu bộ quản trị doanh nghiệp 25
3.2 Cơ cấu bộ máy sản xuất của doanh nghiệp 30
KẾT LUẬN 31
Nguyễn Sĩ Tiến Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU


Trong xu thế hội nhập hợp tác kinh tế toàn cầu mở rộng với những cơ hội và thách
thức, thị trường luôn luôn biến động đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh phải nắm
vững các kĩ năng chuyên môn, có kiến thức tổng hợp về thị trường và các kĩ năng mềm
cần thiết. Để có được điều này ngay từ khi ngồi trên nghế nhà trường các sinh viên
không những phải nắm vững lý thuyết sách vở còn phải trang bị cho mình những kiến
thức thực tế trong công việc. Vì vậy kì thực tập cuối khoá là một nội dung trong khoá
học rất có ý nghĩa thực tiễn với sinh viên.
Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy
nông nghiệp em đã có điều kiện tiếp xúc với các công việc sản xuất kinh doanh thực tế
và tích luỹ được một số thông tin kinh nghiệm nhất định được phản ánh trong báo cáo
thực tập tổng hợp dưới đây.
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh tế kĩ - thuật chủ yếu của
Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp.
Chương 2: Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 3: Các hoạt động quản trị chủ yếu của doanh nghiệp.
Trong quá trình viết bản báo cáo không thể tránh được những sai sót, em được sự
quan tâm chỉ dẫn thêm của các thầy cô trong khoa đặc biệt là thầy Trương Đức Lực.
Qua đây em cũng xin được cảm ơn các cán bộ, nhân viên phòng tổ chức công ty
TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp về sự giúp đỡ tận tình để em hoàn
thành bản báo cáo này.
Nguyễn Sĩ Tiến 1 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Chương 1:
Sự hình thành phát triển và đặc điểm kinh tế kĩ - thuật chủ yếu của
công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên máy kéo và
máy nông nghiệp
1.1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông
nghiệp

Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Máy kéo và Máy nông
nghiệp.
Tên tiếng Anh: Tractor and Agricultural Machinery Company.
Địa chỉ: Số 4, Phố Chu Văn An, Thị xã Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại/Fax: 04-8542747
Email:
Điện thoại liên lạc mua sản phẩm: 034-824448, 034-514606
Tình trạng: đang hoạt động.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên
Loại hình hoạt động: doanh nghiệp
Giám đốc: ông Lê Ngọc Dậu
Các chi nhánh:
+ Đường Nguyễn Trãi, Phường Lê Lợi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An (Ki ốt
của Nhà máy cơ khí xây dựng). Tel: 038-843573
+ Phường Trần Quang Diệu, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định (Ki ốt của Nhà
máy cơ khí Quang Trung). Tel: 056-841260
Công ty được thành lập ngày 22/10/1960.
Chuyên sản xuất các loại máy kéo nhỏ 2 bánh và 4 bánh có công suất từ 8 đến 20 mã
lực.
Nguyễn Sĩ Tiến 2 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Sản phẩm của Công ty đã được Trung tâm Giám định máy nông nghiệp - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy chứng nhận "Sản phẩm hợp chuẩn theo TCVN
1773-91".
Các sản phẩm chính:
- Máy kéo nhỏ 2 bánh BS8, BS10, BS12 lắp phay đất 0,4 - 0,6m, cày, bánh lồng,
rơ moóc
- Máy kéo 4 bánh BS20 lắp phay đất 1,3m, cày, bánh lồng, rơ moóc
- Máy kéo chuyên dùng vận chuyển, lái bằng vô lăng, sức chở 1500kg
- Bơm thuốc trừ sâu 12 lít và 16 lít

- Phụ tùng phục vụ sửa chữa máy nông nghiệp
- Các sản phẩm phục vụ nông nghiệp khác: máy tuốt lúa, bơm nước, máy tẽ ngô,
máy tách hạt lúa, hộp số khuấy nước nuôi tôm, hộp số lắp trên ghe thuyền nhỏ
1.1.2 Qúa trình ra đời và phát triển của công ty
Công ty TNHH một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp thuộc Tổng công ty
máy động lực và máy nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp, chuyên sản xuất máy móc, thiết
bị phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp trong toàn quốc.
Để đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới khi phục vụ sản xuất nông nghiệp của đất
nước, ngày 19-10-1959 ông Lê Thanh Nghị bộ trưởng bộ công nghiệp nặng đã ký
quyết điịnh cho xay dựng một doanh nghiệp cơ khí chế tạo dụng cụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp, ban đầu thành lập công ty được tiếp quản 2000m
2
nhà xưởng do nhà máy
thuốc lá thăng long bàn giao tại khu yết kiêu ( nay là phuòng yết kiêu ) thị xã Hà Đông
tỉnh Hà Tây với tên “ nhà máy nông cụ “, nay là công ty TNHH một thành viên máy
kéo và máy nông nghiệp. Công ty chính thúc khánh thanh và bàn giao và đưa vào sử
dụng ngày 22 tháng 10 năm 1960. Sau hơn 10 tháng xây dựng đánh dấu sự ra đời của
nhà máy cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp đầu tiên của đất nước.
Năm năm đầu khi mới thành lập trên cơ sơ sát nhập 5 tập đoàn sản xuất nhỏ của
cán bộ miền Nam tạo kết chuyên sản xuất các loại công cụ cải tiến cày bừa, cuốc bàn
Nguyễn Sĩ Tiến 3 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
đồ mộc và cơ khí nhỏ, ban đầu công ty chỉ có 131 công nhân viên, chủ yếu là công
nhân quân giới và 36 thiết bị cũ của pháp để lại. Nhiệm vụ chính là đáp ứng nhu cầu
nông cụ cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xây dựng và phát triển hợp tác xã
nông nghiệp, với các sản phẩm cày chìa vôi, cày 51, bừa xạ , bừa đinh… Ngoài ra còn
sản xuất các loại cày treo 3 lưỡi, 5 lưỡi, bừa đĩa , chục lăn lắp đất vào máy kéo MTZ50,
phục vụ chương trình khai hoang của đất nước.
Tới giai đoạn những năm 1966-1975, khi cả nước thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ 2 đây cũng là thời kỳ mà giặc mỹ bắn phá ác liệt trên miền bắc. Nhiệm vụ của công

ty “vừa sản xuất vừa chiến đấu” trong những điều kiện phức tạp của đất nước nhưng
công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Ngày 16 tháng 07 năm 1966 “ Nhà máy cơ khí nông cụ” được đổi tên thành “ nhà
máy cơ khí nông nghiệp”. thời kỳ này công ty phát triển mọi mặt, không chỉ duy trì và
phát triển sản phẩm trruyền thống của công ty mà còn hợp tác sản xuất máy kéo Tháng
8 50CV phục vụ sản xuất nông nghiệp đáp ứng cho nhưng nông quốc doanh tham gia
chương trinh khai hoang, bên cạnh đó còn chế tạo xích tải chai cho các nhà máy thực
phẩm, xích tàu cá cho tàu đánh cá.
Trong thời kỳ kháng chiến chỗng Mỹ Công ty đã sản xuất hàng vạn bộ giá phóng
lựu gửi và chiến trường phục vụ chiến đấu, trong sản xuất công ty không ngừng cải
tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1973 sau khi cử đoàn cán bộ sang Trung
Quốc nghiên cứu máy kéo nhỏ, công ty thiết kế chế tạo thành công máy kéo nhỏ 2
bánh 12 mã lực mang tên máy kéo bong sen và được xác đinh là sản phẩm chủ yếu để
sản xuất đầu tư lâu dài, công ty còn tham gia chế tạo sản phảm hang rào bằng đồng đặc
biệt chất lượng cao để trang trí lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô sản xuất, cùng với nhu cầu lớn của đất nước
về sản phẩm cơ khí phuc vụ nông nghiệp công ty đã được Đảng và nhà nước đầu tư lớn
về thiết bị và công nghệ mở rộng mặt bằng sản xuất.
Nguyễn Sĩ Tiến 4 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Được sự đầu tư lớn của nhà nước, nhưng năm 1976-1994 công ty đã tập trung
thiết kế, chế tạo các loại máy móc, thiết bị chuyên dung, khuôn mẫu giá lắp trang bị
công nghệ để tổ chức sản xuất nâng công suất lên hang ngàn máy kéo một năm.
Năm 1976 ông ty được tiếp nhận dây chuyền sản xuất bình bơm thuốc trừ sâu của
trung quốc có sản lượng 120000 chiếc/1 năm. Năm 1981 công ty thiết kế chế tạo thành
công xe vận chuyển nông thôn CV1000 trên cơ sở máy kéo 12 CV; với chức năng sử
dụng và chất lượng xe vận chuyển nông thôn đã được tin dùng từ bà con nông dân, đây
là thành công rất lớn của công ty trong việc đổi mới công nghệ và từng bước áp dụng
các kĩ thuật mới vào sản xuất. Trong thời kỳ này công ty đã hợp tác sản xuất máy kéo 4
bánh MTZ 50 mã lực của lien xô. Trong chương trình hàng xuất khẩu công ty đã phát

triển được thị trương của mình không chỉ trong nước mà đã có hàng xuất khẩu ra nước
ngoài. Sản phảm của công ty đã có mặt tại châu âu và một số nước châu phi.
Theo Quyết định số 175 QĐ/TCCDĐT ànhộ công nghiệp ngày 27 háng 04 năm
1994 công ty được đổi tên thành “công ty máy kéo và máy nông nghiệp”. Những ngày
đầu chuyển đổi nền kinh tế đất nước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa công ty đã tự hoàn thiện mình để phù hợp với thị trường bằng việc đầu tư thêm
trang thiết bị đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm phục vụ tốt hơn nữa
nhiệm vụ được giao.
Công ty lấy tiêu trí chất lượng là mục tiêu phấn đấu để chiếm lĩnh thị trường trong
nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Công ty
đã đạt được 1 số thành tựu đáng kể, sản phẩm truyền thống được chú trọng nầng cao
chất lượng và cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, sản lượng hàng năm tăng
dần mỗi năm sản lượng đạt khoảng 3000 máy kéo các loại. Tính đến năm 2003, công
ty đã cung cấp cho các hộ nông dân 35.623 máy kéo bông sen 12CV đến nay công ty
đã chế tạo thành công một số sản phẩm chính như máy kéo bông sen 12 mã lực, máy
phay đất, máy tuốt lúa…và gần 30 sản phẩm khác không chỉ phục vụ nông lâm ngư
nghiệp mà công ty còn sản xuât máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Nguyễn Sĩ Tiến 5 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Đến tháng 6 năm 2004 để phù hợp với đinh hướng phát triển công ty trong tương
lai bộ trưởng bộ công nghiệp đã kí quyết định chuyển Công ty Máy kéo và Máy nông
nghiệp, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Máy động lực
và Máy nông nghiệp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Máy kéo và
Máy nông nghiệp. Với những thay đổi cụ thể như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp có
con dấu riêng, được mở tài khoản tại các Ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty .
Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Máy kéo và Máy nông
nghiệp
Tên viết tắt: Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp;

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh :
TRACTOR AND AGRICULTURAL MACHINERY COMPANY.
Tên viết tắt tiếng Anh : TAMAC Co. Ltd.
Trụ sở chính đặt tại : Số 4, đường Chu Văn An, phường Yết Kiêu, thị xã Hà Đông,
Thành phố Hà Nội
Vốn điều lệ của Công ty : 15.397.631.494 đồng. (Mười lăm tỷ, ba trăm chín mươi bảy
triệu, sáu trăm ba mươi mốt ngàn, bốn trăm chín mươi tư đồng).
1.1.3 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp có
trách nhiệm tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản do Hội đồng quản trị Tổng
công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp giao để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản
xuất kinh doanh; kế thừa các quyền, lợi ích và những nghĩa vụ hợp pháp về tiền vốn,
tài sản, lao động, đất đai của Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp.
Chức năng của Công ty TNHH một thành viên kéo và máy nông nghiệp là đơn vị
kinh tế chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ cho nền nông nghiệp, mục tiêu của công ty
là hoàn thiện và phát triển sản xuất.
Nguyễn Sĩ Tiến 6 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Trước đây công ty sản xuất theo kế hoạch, chỉ tiêu do nhà nước đặt ra, nhà nước
cung cấp vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Việc phát triển thị trường không được
công ty chú trọng và quan tâm nhiều. Hiện nay vì đã chuyển sang TNHH nên để đảm
bảo cho sản phẩm được chấp nhận trên thị trường Công ty đã chủ động tìm kiếm thị
trường, mở rộng quan hệ với bạn hàng trong và ngoài nước, thực hiện đa dạng hoá sản
phẩm. Do đó nhiệm vụ của công ty cũng được mở rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của
thị trường mới.
Với chức năng trên, Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp
có những nhiệm vụ chính sau:
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sông vật chất cho cán bộ công
nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp

vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ công việc sản xuất của Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an
toàn Công ty, giữ gìn an ninh chính trị, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng đối với đất nước.
- Đẩy mạnh đầu tư, mở rông sản xuất, đổi mới thiết bị, áp dụng nền khoa học tiên
tiến, công nghệ mới nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
để kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty
1.2.1 Sản phẩm và thị trường chủ yếu của công ty
1.2.1.1 Sản phẩm
Từ chỗ ra đời với mục đích sản xuất phục vụ nhu cầu cơ khí hoá nông nghiệp và
phát triển nông thôn, ban đầu sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại cày treo 3 lưỡi,
5 lưỡi máy kéo MZ5, đầu máy công suất nhỏ, công nghệ thấp cùng một số sản phẩm cơ
khí lâm nghiệp, ngư nghiệp, trải qua quá trình sản xuất và phát triển bằng việc tích luỹ
kinh nghiệm, nghiên cứu công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới thay thế như:
Nguyễn Sĩ Tiến 7 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Máy kéo BS 20 lắp phay đất.
Máy kéo BS 20 lắp cày chảo 3 lưỡi.
Máy kéo BS 180 lắp cày.
Máy cấy 8 hàng MC8-207 thay.
Máy kéo BS 12 lắp cày 2 lưỡi.
Máy kéo BS 12 lắp phay.
Máy cắt lúa rải hàng MGR120.
Máy kéo BS 8 lắp cày 1 lưỡi.
Máy kéo BS 8 lắp phay.
Máy kéo BS 8 lắp rơ moóc.
Máy tễ ngô đạp chân.
Máy kéo chuyên dùng vận chuyển lái bang vôlăng sức tải 1500kg.
Bình phun thuốc trừ sâu 12 và 16.
Ngoài ra công ty còn sản xuất các chi tiết thay thế cho các loại máy cơ khí, sản

xuất động cơ thuyền máy, hộp số khuấy nước nuôi tôm, máy tuốt lúa…
Sản phẩm của công ty đã được trung tâm giám định máy nông nghiệp - bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận “ sản phẩm hợp chuẩn theo TCVN
1773-91” được khách hàng cả nước tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua. Sản phẩm
của Công ty đã đạt được huy chương vàng tại các kỳ Hội chợ Triển lãm hàng Công
nghiệp Việt Nam 1995 – 2004.
Ưu điểm máy kéo của Công ty có chất lượng tốt, sử dụng đa chức năng như: Phay
đất, cày một lưỡi, cày hai lưỡi, vun luống. Ngoài ra, còn sử dụng làm nguồn động lực
tĩnh tại để bơm nước, xay xát, tuốt lúa, nghiền bột và vận chuyển nông sản, phù hợp
với điều kiện giao thông nông thôn hiện nay. Máy kéo Bông Sen có giá thành rẻ ( 7,8
triệu đồng/máy loại BS8 và 15,9 triệu đông/ máy BS12 đã bao gồm các thiết bị đa chức
năng). Nhìn chung, máy kéo Bông Sen có kết cấu gọn nhẹ, độ bền cao, có ghế ngồi, dễ
sử dụng, thích hợp với ruộng khô, ruộng nước.
Nguyễn Sĩ Tiến 8 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, Việt Nam hiện có khoảng 300.000 máy
nông nghiệp, trong đó chủ yếu là máy nhập từ Trung Quốc hoặc máy cũ từ các nước
Nhật Bản, Hàn Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp Việt Nam hiện mới
chiếm được 50% thị phần trong nước.Do hạn chế về công suất và khả năng tiếp cận thị
trường nên sản phẩm của công ty mới chỉ chiếm chưa đến 5% thị trường máy nông
nghiệp của nước ta và chưa có sản phẩm xuất khẩu trong khi đây lại thị trường tiềm
năng có thể khai thác.
1.2.1.2 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty vẫn là thị trường nội địa. sản phẩm của
công ty đã mặt tại mọi miền của đất nước từ đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông
Cửu Long đến vùng trung du miền núi. Nhưng thị trường tiêu thụ chính của công ty
vẫn là thị trường miền bắc.
Phương thức tiếp cận thị trường của Công ty chủ yếu vẫn thông qua các đại lý,
ngoài ra còn có đơn đặt hàng từ các dự án. Công ty được các cơ quan chức năng cấp
dấu chất lượng Quốc gia và cấp chất lượng thay thế hàng nhập ngoại. Công ty đã phối

hợp với các tỉnh cung cấp máy kéo cho nông dân được mua với hình thức trả chậm 3
năm không phải chịu lãi . Đây là mô hình liên kết bốn nhà : Nhà nước – Ngân hàng
-Nhà máy- Nhà nông. Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp đã cung ứng được trên
4.000 máy kéo các loại và hàng ngàn tấn công cụ cơ khí, góp phần đáng kể vào việc
đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn của các tỉnh. Mô hình này được triển
khai đầu tiên ở Nghệ An, rất hiệu quả, đã có 1.500 máy đến với người dân. Từ đó triển
khai sang các tỉnh : Phú Thọ 500 máy, Tuyên Quang 500 máy, Hà Tĩnh 600 máy, Hải
Phòng 200 máy, Lào Cai 150 máy, các tỉnh phía Nam 500 máy.
Hiện nay công ty có 2 chi nhánh bán hàng và giới thiệu sản phẩm đai diện tại các
tỉnh là:
Tại tỉnh Nghệ An: Đường Mai Hắc Đế, TP.Vinh.
Tại tỉnh Bình Định: Ngã ba Phú Tài, TP.Quy Nhơn.
Nguyễn Sĩ Tiến 9 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là đáp ứng tốt nhất nhu cấu người tiêu
của thị trường và sản xuất có lãi nhằm ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
1.2.2 Công nghệ và năng lực sản xuất của công ty
1.2.2.1 Quy trình công nghệ
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghề sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH một
thành viên máy kéo và máy nông nghiệp
Nguyễn Sĩ Tiến 10 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghệp tiến hành sản xuất
theo quy trình chế biến tiên luc gồm nhiều giai đoạn. Chi phí phát sinh ở giai đoạn nào
thì chi phí tập hợp ở giai đoạn đấy. Trong mỗi giai đoạn chi tiết được tâp hợp cho từng
thứ sản phẩm. Quản lý sản xuất được thực hiện ở từng giai đoạn. Nguyên vật liệu thô
chủ yếu là gang và thép được cung cấp từ các đầu mối thu mua và các nhà cung chuyên
nghiệp khác. Thép và gang được xuất xuống phân xưởng đúc và phân xưởng rèn dập.
Nguyễn Sĩ Tiến 11 Lớp: Công nghiệp 47C

Vật tư
NVL
Kho BTP
mua ngoài
PX rèn
đập
PX đúc
Kho phôi
PX cơ khí
Kho bán
TP
PX nhiệt
mạ
PX lắp
ráp
Kho
thành
phẩm
Nhập
kho
Các
đại lý
Báo cáo tổng hợp
Tại đây nguyên liệu được cho vào lò đúc tạo phôi. Gang và thép sau khi được đúc tạo
phôi sẽ có độ cứng nhất định thì được tạo hình thô và chuyển xuống kho phôi để xuất
cho phân xưởng cơ khí. Sau khi thực hiện công tác gia công cơ khí như tiện, phay,
bào…hình thành các chi tiết thô. Tiếp theo các chi tiết được chuyển xuống phân xưởng
nhiệt mạ để mạ và nhiệt luyện ra các chi tiết rồi lại chuyển lại cho phân xưởng cơ khí
hoàn thành chi tiết và nhập và kho bán thành phẩm. Các bán thành phẩm mua ngoài và
bán thành phẩm tự làm được chuyển xuống phân xưởng lắp ráp để hoàn thiện từng loại

sản phẩm. Sản phẩm đựoc hoàn tất sẽ chuyển xuông kho thành phẩm, kiểm kê và xuất
đi các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
1.2.2.2 Cơ sở sản xuất, trang bị và năng lực sản xuất của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một doanh
nghiệp, đơn vị nào muốn tham gia sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất quyết định khả
năng sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại là một yếu
tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và cơ sở hạ tầng tốt thì có
khả năng cạnh tranh mạnh hơn các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Hiện nay Công ty đã được trang bị trên 300 máy móc các loại nhưng xét tổng thể
thì hầu hết các máy móc thiết bị của Công ty đã cũ, nên qua từng năm hoạt động Công
ty đều chú trọng công tác đầu tư mua mới và sửa chữa bảo dưỡng nhằm hạn chế mức
độ hao mòn của máy.
Tình hình máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng 1.1.
Nguyễn Sĩ Tiến 12 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Bảng 1.1: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty
( số liệu tính đến 31 tháng 6 năm 2008 )
STT Tên Số lượng
(chiếc)
Mức hao
mòn(%)
1 Máy tiện các loại 57 40
2 Máy phay các loại 42 55
3 Máy bào các loại 18 60
4 Máy cưa 11 60
5 Máy chuốt ép 6 55
6 Búa máy 3 70
7 Máy cắt 8 60
8 Máy hàn điện 18 70

9 Máy nén khí 6 55
10 Cần trục 8 50
11 Lò luyện thép 38 60
12 Lò luyện gang 2 65
13 Máy khoan 2 65
14 Máy hàn hơi 30 50
15 Máy mài 45 45
16 Máy doa 12 45
17 Máy cắt tôn 2 60
Với bề dày lịch sử ra đời và phát triển, Công ty cũng không ngừng mở rộng nhà
xưởng sản xuất. Trong những ngày đầu thành lập, diện tích mặt bằng sản xuất của
Công ty mới chỉ có 2000m
2
trong đó đa phần là nhà xưởng cũ, trang bị nghèo nàn. Đến
nay tổng diện tích của công ty đã là 7 ha trong đó có 4 ha là khu nhà xưởng sản với 8
phân xưởng, 1 khu văn phòng làm việc với hơn 20 phòng ban, và 5 khu điều hành sản
xuất của các phân xưởng. Với những trang bị máy móc và nhà xưởng như trên hiện tại
công ty có thể sản xuất từ 3000-3500 đầu máy mỗi năm.
Hiện nay công ty đang tích cực đầu tư đổi mới máy móc, và trang bị thêm 1 số
công nghệ mới để nâng công suất nên 4000 - 5000 đầu máy mỗi năm.
1.2.3 Đặc điểm lao động của Công ty
Công TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp là một đơn vị kinh tế
quốc doanh. Trong những năm gần đây Nhà nước xoá bỏ bao cấp, Công ty cũng như
Nguyễn Sĩ Tiến 13 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
các doanh nghiệp hoạt động trong cả nước đều hạch toán độc lập, hoạt động theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bước đâu Công ty thực sự có những khó
khăn do bộ máy tổ chức cồng kềnh. Nhận thấy điều này ban Giám đốc Công ty đã tiến
hành thanh lọc, tinh giảm bộ máy vừa gọn nhẹ, vừa dễ quản lý. Theo báo cáo hàng
ngày thì đến ngày 31/6/2008 số lao động của công ty là 420 người. Sự biến động về cơ

cấu lao động của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao đông của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy
nông nghiệp.
Stt Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1 Chỉ tiêu chung 456 432 420
Nam 312 314 302
Nữ 144 118 118
Từ 21-25 tuổi 36 47 40
Từ 26 đến 30 tuổi 40 42 40
Từ 31 – 40 tuổi 110 96 102
Từ 41 đến 50 tuổi 194 180 174
Từ 51 đến 55 tuổi 70 61 60
Trên 55 tuổi 6 6 4
2 Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất 456 432 420
Gián tiếp 110 110 102
Trực tiếp 346 322 318
3 Theo cơ cấu quản lý hành chính 456 432 420
3.1 Cán bộ quản lý 34 34 34
Giám đốc Công ty 1 1 1
Phó Giám đốc Công ty 2 2 2
Trợ lý Giám đốc 2 2 2
Trưởng-phó các phòng ban 13 13 13
GĐ-PGĐ trung tâm 3 3 3
GĐ-PGĐ xưởng, phân xưởng, xí nghiệp 13 13 13
3.2 Nhân viên gián tiếp 98 96 96
Phòng ban trung tâm 85 84 84
Xưởng, phân xưởng, xí nghiệp 13 12 12
3.3 Công nhân sản xuất 324 302 290
Sản xuất 285 277 265
Phục vụ 39 25 25

Nguyễn Sĩ Tiến 14 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
4 Trình độ 456 432 420
Trên đại học 2 2 2
Đại học 35 35 30
Cao đẳng 10 10 12
Trung học chuyên nghiệp 35 36 30
Sơ cấp 20 22 10
Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở xuống 40 40 42
Công nhân kỹ thuật bậc 4 35 35 35
Công nhân kỹ thuật bậc 5 57 58 54
Công nhân kỹ thuật bậc 6 trở lên 118 128 126
Lao động phổ thông 104 66 79
Ta có thể thấy lao động trong Công ty chủ yếu là nam, có đặc điểm này là do
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kĩ thuật
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi có sự khác biệt rõ rệt khi số lượng lao công nhân
trong độ tuổi từ 30-50 chiếm số lượng lớn nhất điều này cũng tương ứng với tỷ lệ công
nhân và thợ lành nghề trong công ty chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động, công nhân
bậc 5-6 trong công ty luôn chiếm tỷ hơn 30%. Số lượng công nhân bạc cao trong doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nên có thể nói Công ty rất coi trọng vấn đề con
người.
Số lao động trong công ty qua các năm có xu hướng giảm. Điều này cũng phù hợp
với chính sách của công ty, muốn tinh giảm bộ máy quản lí. Tuy nhiên trình độ tay
nghề của lao động trong công ty có xu hướng đựơc nâng cao, số lao động phổ thông có
xu hướng giảm còn số lao đông có tay nghề tăng.
1.2.4 Đặc điểm về vốn kinh doanh và tài sản của Công ty
Bảng 1.3: Thống kê về tài sản và nguồn vốn của Công ty
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
I. Tổng tài sản 21.009.543.612 21.513.938.746 22.852.227.348
1. Tài sản ngắn hạn 5.446.391.202 5.548.720.556 5.954.863.152

- Tiền 306.561.833 256.373.109 325.930.352
- Các khoản phải thu 1.357.427.586 1.983.783.561 2.781.390.243
- Hàng tồn kho 3.782.401.783 3.308.563.886 2.847.542.557
- Tài sản lưu động khác 109.764.262 120.243.902 166.901.410
Nguyễn Sĩ Tiến 15 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
2. Tài sản cố định 15.563.152.410 15.965.218.190 16.897.364.196
II. Tổng nguồn vốn 21.009.543.612 21.513.938.746 22.852.227.348
1. Nợ phải trả 5.326.917.260 5.508.685.830 5.921.860.006
- Nợ ngắn hạn 4.038.481.358 4.608.344.305 4.028.658.097
- Nợ dài hạn 1.288.435.902 900.341.525 1.893.201.909
2. Vốn chủ sở hữu 15.682.626.352 16.005.252.916 16.930.367.342
- Nguồn vốn 15.278.112.414 15.602.900.015 16.432.160.561
- Các quỹ 404.513.938 402.352.901 498.206.781
Nhận xét: Tổng tài sản của Công ty qua các năm liên tục tăng, đặc biệt là từ năm
2006-2007 tổng tài sản tăng hơn 1 tỷ. Nhưng có thể nói lượng tăng trên là không đáng
kể đối với một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất. Các khoản phải thu của
công ty cũng tăng mạnh trong 3 năm kể trên. Các khoản phải thu tăng do trong những
năm gần đây công ty có chính sách hỗ trợ nông trong thanh toán bằng việc mua trả
chậm với lãi suất bằng không.
Hàng tồn kho của năm 2005 là 3,7 tỷ đồng, cao hơn hẳn các năm trước do chính
sách cấm công nông lưu hành trong một số thành phố nên sản phẩm đầu máy kéo của
công ty cũng chịu ảnh hưởng theo. Đây là giai đoạn hết sức khó khăn với doanh
nghiệp. Sang năm 2006 và 2007 lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đã giảm đánh
kể do những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Công ty đã chuyển hướng sản
xuất sang các loại máy phục vụ canh tác cho nông dân và sử dụng chính sách đa dạng
hoá sản phẩm.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty cũng không có
mấy biến động. Do giai đoạn này công ty gặp một số khó khăn trong khâu tiêu thụ,
chính sách chuyển hướng cũng mới chỉ bắt đầu đưa vào thử nghiệm nên chưa có sự đầu

tư lớn nào.
Nguyễn Sĩ Tiến 16 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
1.3 Đặc điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng của môi
trường kinh doanh đến hoạt động của công ty
1.3.1 Đặc điểm chung của thị trường máy nông nghiệp nước ta
Nước ta là một nước nông nghiệp có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm hơn
70% tổng số lao động của cả nước, với trình độ canh tác còn lạc hậu chủ yếu là lao
động thủ nông nặng nhọc, năng suất thấp. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước
đã đề ra chủ trương hiện đại hoá, cơ giới hoá nông nghiệp để giảm mức độ nặng nhọc
trong lao động của người nông dân đồng thời tăng năng suất lao động. Hàng năm, tổng
diện tích gieo cấy lúa lên đến 9,9 triệu ha, làm mạ và cấy lúa là khâu hết sức vất vả
và nặng nhọc trong quá trình canh tác. Khi cấy lúa, người nông dân phải cúi gập
người liên tục và lội trong bùn nước và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Việc giải
phóng sức lao động nặng nhọc cho người nông dân, tạo điều kiện cho người lao
động tham gia các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, đồng thời cơ giới hoá
trong khâu cấy lúa sẽ tạo điều kiện tốt để cơ giới hóa các khâu tiếp theo như
chăm sóc, thu hoạch lúa và sau thu hoạch. Xuất phát từ nhu cầu trên có thể nói thị
trường máy nông nghiệp nước ta là một thị trường hết sức rộng lớn. Tuy nhiên đối
tượng khách hàng chính lại là nông dân có khả năng thanh toán không cao, đầu tư ban
đầu lại lớn so với thu nhập nên không kích thích được nhu cầu.
Các sản phẩm máy nông nghiệp trong nước chủ yếu vẫn do các công ty quốc
doanh sản xuất, nên sản phẩm khó đổi mới, công nghệ còn chưa đáp ứng được nhu cầu
về công suất. Quy mô sản xuất của các nhà máy của Việt Nam còn nhỏ hẹp, sản lượng
mỗi nhà máy chỉ đạt khoảng vài chục ngàn chiếc/năm. Chúng ta cũng chỉ sản xuất
những loại máy kích thước và công suất nhỏ. Mặt khác sản phẩm máy nông nghiệp
nhập khẩu với giá thành cạnh tranh chất lượng tương đối ổn định đang dần dần xâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường là một trở ngại không nhỏ với các công ty trong nước.
Các nước châu Âu đã có trình độ và quy mô vượt xa, họ sản xuất và kinh doanh những
máy động lực cỡ lớn, đa năng, hiện đại, công suất hàng trăm đến hàng ngàn mã lực.

Nguyễn Sĩ Tiến 17 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Các nhà máy của Trung Quốc cũng có quy mô khổng lồ, mỗi nhà máy sản xuất hàng
triệu chiếc máy/năm.
Có một nghịch lý là: tại miền Bắc, máy nông nghiệp sản xuất trong nước không
được nông dân ưa chuộng, nhưng chính những chiếc máy đó lại xuất khẩu mạnh. Ở
miền Bắc, thị trường máy nông nghiệp vẫn bị thất thế bởi các loại máy của Trung
Quốc. Máy của Trung Quốc tuy chất lượng kém, nhưng giá bán thấp hơn nhiều, lại có
mẫu mã đẹp.
1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp
Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, công ty sản xuất theo kế hoạch, chỉ tiêu do
nhà nước đặt ra, nhà nước cung cấp vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Sau khi đất
nước đổi mới, nền kinh tế nước hoạt động theo cơ chế thị trường đã mở ra cho doanh
nghiệp rất nhiều cơ hội trong việc phát triển và tìm kiếm lợi nhuận tuy nhiên nó cũng
đặt doanh nghiệp trước nhiều thách thức to lớn, đặc biệt trong bối cảnh nước ta vừa ra
nhập WTO
*/ Cơ hội
- Như đã nói ở trên thị trường máy kéo và máy nông nghiệp nước ta là hết sức
rộng lớn và mới chỉ có sự tham gia của các công ty nhà nhà nước. Doanh nghiệp lại là
đơn vị đi tiên phong trong việc sản xuất máy kéo và máy nông nghiệp ở miền Bắc có
cơ hội để gia tăng thị phần nếu biết cách đầu tư đúng hướng
- Cơ hội về vốn và công nghệ: công ty TNHH một thành viên là đơn vị hoạt động
sản xuất kinh doanh trong ngành cơ khí. Đây là lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn nếu muốn
phát triển và nâng cao công suất. Mặt khác đây là ngành công nghiệp yêu cầu về công
nghệ tương đối cao, trong khi đó công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
so với thế giới còn đi sau một bước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay doanh
nghiệp có thể tận dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp để tranh thủ tận dụng vốn
đầu tư cũng như công nghệ. Các đối tác mà doanh nghiệp có thể hợp tác là các doanh
Nguyễn Sĩ Tiến 18 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp

nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan…là những nước đã từng trả qua các giai
đoạn phát triển như nước ta.
- Cơ hội xâm nhập thị trường nước ngoài: đây là thị trường mà doanh nghiệp đang
bỏ ngỏ và hoàn toàn có thể tận dụng trong thời gian tới đây. Sản phẩm máy nông
nghiệp của Việt Nam tuy công suất nhỏ nhưng lại có ưu điểm về tính ổn định nên đã
xâm nhập được thị trường quốc tế. Sản phẩm máy nông nghiệp Việt Nam đang chiếm
50% thị trường các nước Trung Phi và đã có những lô hàng xuất khẩu sang Mỹ , Nhật
và Đài Loan. Doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị cùng ngành đi
trước như công ty vinapro hay vikyno…trong các thị trường này.
*/ Thách thức
Đi cùng với các cơ hội là những thách thức không nhỏ mà doanh nghiệp phải đối mặt.
- Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là sự cạnh tranh với hàng
nhập khẩu. Động cơ Trung Quốc của các cơ sở khắp 3 miền nhập về lắp ráp (không
được kiểm soát về chất lượng) đã bán phá giá. Động cơ trên 30 mã lực đã qua sử dụng
nhập vào từ Nhật bản. Sản phẩm và phụ tùng máy động lực và máy nông nghiệp đã bị
các cơ sở trong nước làm nhái làm giả các thương hiệu sản phẩm của công gia tăng
hơn nhiều, không có cách gì ngăn chặn.
- Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong những năm gần đây tuy đựợc đầu
tư đổi mới nhưng vẫn chưa có bước đột phá. Vẫn là các công nghệ cơ học thông
thường mà chưa đưa được công nghệ cơ, điện tử vào sản phẩm. Nếu so với công nghệ
thế giới thì doanh nghiệp vẫn đi sau 10-15 năm.
- Để xâm nhập thị trường thế giới doanh nghiệp phải có kiến thức về các thị
trường này. Trước đây doanh nghiệp chỉ tập trung thị trường trong nước, nên khi kinh
doanh trên thị trường quốc tế chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.
1.4 Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới
Theo quy hoạch ngành đến năm 2015 (Quyết định số 02/2008/QĐ-BCT), ngành
sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp sẽ cơ bản hình thành mạng lưới sản xuất
Nguyễn Sĩ Tiến 19 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
lắp ráp và công nghiệp hỗ trợ cho ngành trên cả 3 miền; tập trung giải quyết những

khâu cơ bản là đúc, rèn phôi, nhiệt luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đầu tư đúng
mức cho công nghiệp sạch. Ngành sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp phấn
đấu giành lại phần lớn thị phần trong nước đối với các loại động cơ diesel cỡ trung và
nhỏ, động cơ xăng công suất nhỏ, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Sau năm
2015, có thể sản xuất được các sản phẩm trình độ cao như bơm dầu, vòi phun cao áp và
động cơ đa hệ nhiên liệu. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, đưa sản xuất máy động
lực và máy nông nghiệp thành ngành sản xuất mạnh của Việt Nam và trong khu vực,
quy hoạch đã đưa ra 7 nhóm giải pháp chính. Trong đó, đối với giải pháp về thị trường,
trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường, lựa chọn một số sản phẩm mũi nhọn để có kế
hoạch nhập mẫu, chế tạo thử nghiệm, đầu tư sản xuất, xây dựng thương hiệu mạnh
Trên cơ sơ các quy hoạch của ngành công ty cũng đã chủ trương đề ra các giải
pháp phát triển mang tính lâu dài. Bám sát nghiên cứu tìm hiểu thị trường, sản xuất
cung cấp các sản phẩm phù hơp với nhu cầu, khả năng thị trường. Phục vụ đắc lực cho
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tìm hiểu thị trường
trong nước, coi đây là thị trường cơ bản có tính quyết định, đồng thời tìm giải pháp
xuất khẩu sản phẩm. tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường trong cả nước, thông qua
bán máy nông nghiệp, máy kéo cho nông dân bằng phương thức trả chậm, bằng “kết
hợp ba nhà” hỗ trợ tín dụng không tính lãi suất, hoặc bán máy trả góp, trả chậm cho
nông, ngư dân. Mở rộng các trung tâm, đại lý, mạng lưới tiêu thụ và bảo dưỡng,
hướng dẫn sử dụng, đồng thời tích cực mở thêm thị trường và sản phẩm xuất khẩu cho
các nước Châu á và các nước khác.
Công ty đang có kế hoạch tăng công suất nhà máy lên 4000-5000 máy một năm
vào năm 2010. Để thực hiện kế hoạch này công ty đang hướng vào các giải pháp về
công nghệ, tích cực tìm kiếm đối tác chuyển giao công nghệ đúc, cơ cấu lại các phân
xưởng lắp ráp, cơ khí…khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty đưa ra các
giải pháp, sáng kiến về kĩ thuật và quản lý có thể đem lại hiệu quả cao hơn trong sản
Nguyễn Sĩ Tiến 20 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
xuất. Ngoài ra Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp còn hợp
tác nghiên cứu với viện nghiên cứu cơ điện nông nghiệp và trung tâm nghiên cứu máy

động lực và máy nông nghiệp Việt Nam
Nguyễn Sĩ Tiến 21 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Chương 2:
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy
nông nghiệp trong 3 năm 2005, 2006, 2007 được phản ánh qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1. Tổng doanh thu 30.560.896.560 32.480.548.698 35.249.302.688
2. Giá vốn hàng bán 30.040.680.796 31.868.383.358 34.598.688.745
3. Lợi nhuận gộp 520.215.764 612.165.340 650.613.943
4. Chi phí bán hàng 215.606.423 250.876.193 250.788.420
5. Chi phí quản lý DN 254.283.772 288.516.245 260.078.983
6. Lợi nhuận thuần 50.325.569 72.772.902 139.746.540
7. Thu nhập khác 34.340.000 30.560.000 25.650.000
8. Chi phí khác 30.460.000 25.620.000 17.800.000
9. Lợi nhuận khác 3.880.000 4.940.000 7.850.000
10. Lợi nhuận trước thuế 54.205.569 77.712.902 147.596.540
11. Thuế TNDN 15.177.559 21.759.613 41.327.031
12. Lợi nhuận sau thuế 39.028.010 55.953.289 106.269.509
Từ bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh có thể đưa ra một số chỉ tiêu để
đánh giá chính xác hơn nữa kết quả hoạt động của Công ty qua bảng 2.2
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Tỷ suất sinh lời Đơn vị 2005 2006 2007
Tỉ suất lợi nhuận/Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu % 0.177 0.239 0.419
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % 0.128 0.172 0.301
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng TS

Lợi nhuận trước thuế/tổng TS % 0,258 0.370 0.646
Lợi nhuận sau thuế/Tổng
TS(ROA)
% 0,186 0.266 0.465
Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn
chủ sở hữu(ROE)
% 0,255 0.366 0.647
Nguyễn Sĩ Tiến 22 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
Nhận xét:
Từ các chỉ tiêu tài chính trên co thể rút ra các nhận xét sau:
Các chỉ tiêu phản ánh khẳ năng sinh lời của công ty là rất thấp, các chỉ tiêu đều
không vượt quá 1%. Có thể nói xét về mặt hiệu quả kinh doanh thì công ty còn nhiều
mặt tồn tại và chưa có bước đột phá, đó cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp
quốc doanh hiện nay. Tuy nhiên qua các năm cũng có sự tăng trưởng như sau.
- Tổng doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều tăng, đặc biệt là năm 2006-2007
doanh thu tăng gần 3 tỷ, lợi nhuận tăng gấp đối và tỷ suất lợi nhuận tăng từ 0,366% lên
0,647%.
- Năm 2007 tuy doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với năm 2006 nhưng chi phí
bán hàng và chi phí quản ký doanh nghiệp lại giảm hoặc hầu như không tăng nên lợi
nhuận trước và sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh.
- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt.
Đây là kết quả của việc doanh nghiệp đã cố gắng tăng doanh thu hàng bán, tiết kiệm
chi phí quản lý và chi phí bán hàng.
2.2 Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
*/ Những điều đã làm được
- Qua những phần đã nêu ở trên, ta thấy rằng công ty TNHH một thành viên máy
kéo và máy nông nghiệp trong 3 năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể. Kết quả
sản xuất kinh doanh đã đạt được một số thành công nhất định, chấm dứt tình trạng
nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ, làm ăn không có hiệu quả, Bộ và nhà nước

luôn phải “bù lỗ”.
- Đội ngũ cán bộ của công ty ngày càng phát huy được năng lực của mình, không
chỉ quan tâm đến những mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà còn đầu tư rất nhiều vào vấn
đề con người. Đội ngũ công nhân lành nghề của Công ty ngày càng tăng. Với một lực
lượng lao động trình độ cao như vậy, Công ty có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất.
Nguyễn Sĩ Tiến 23 Lớp: Công nghiệp 47C
Báo cáo tổng hợp
- Đối với thị trường trong nước sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng nhất định,
vừa tiếp tục tiêu thụ sản phẩm truyền thống vừa đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu sản phẩm
mới đưa ra thị trường. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua
cũng đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Doanh thu của công ty ngày càng tăng
trong khi chi phí sản xuất có xu hướng giảm dần. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
càng có hiệu quả, khắc phục được một số tồn tại mà doanh nghiệp nhà nước hay mắc
phải.
*/ Những hạn chế, khó khăn cần khắc phục.
Bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại một số những khó
khăn, hạn chế cần khắc phục.
- Máy móc thiết bị của công ty còn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, chưa tiết
kiệm được nguồn nhiên liệu vận hành. Điều đó dẫn tới chi phí sản xuất sản phẩm còn
cao, giá thành chưa đạt sự ổn định cần thiết. Một số sản phẩm của công ty còn chưa có
sức cạnh tranh trên thị trường. Các hợp đồng kinh tế không đều đặn, dẫn đến khó khăn
trong bố trí , điều hành sản xuất
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn mất cân đối. Thị trường trong
nước vẫn tập trung nhiều ở miền Bắc. Thị trường miền Trung, miền Nam thường đứt
đoạn theo thời gian hợp đồng. Thị trường nước ngoài vẫn còn bị bỏ ngỏ. Công tác tiếp
thị, điều tra nhu cầu và dự báo thị trường chưa kịp thời nên việc phát triển thị trường
trong thời gian qua còn chậm, nhiều mặt thua kém đối thủ cạnh tranh
- Giá nguyên vật liệu gần đây tăng, đặc biệt là giá sắt thép trong thời gian gần đây
biến động bất thường và thường xuyên tăng cao khiến cho giá thành sản phẩm tăng gây
khó khăn cho công tác tiêu thụ, hạch toán tính giá thành.

Nguyễn Sĩ Tiến 24 Lớp: Công nghiệp 47C

×