Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thuyet minh DDDH TP 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.99 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mẫu biểu số 05. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM DỰ THI (Hội thi TBDH tự làm ngành GD&ĐT cấp Thành phố năm 2016). TÊN SẢN PHẨM:DU LỊCH VIỆT NAM CẤP HỌC: TIỂU HỌC MÔN HỌC : TIẾNG VIỆT, KHOA HỌC, LỊCH SỬ&ĐỊA LÍ, ATGT. Hà Nội, tháng 4 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần I – Ký hiệu sản phẩm (Phần này do hội đồng thi ghi) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...........................................................................................Phần II – Các bảng biểu. Phần II – Thông tin của sản phẩm, tác giả: 1.Tên sản phẩm (đầy đủ): DU LỊCH VIỆT NAM 2. Ký hiệu sản phẩm (phần này do hội đồng thi ghi):…………………. 3. Tên tác giả, nhóm tác giả: Nguyễn Thị Uyên ( Tổ 4+5) (Tạ Thị Mai, Phạm Đăng Dũng, Lê Thị Toan, Phạm Thu Hường) 4. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đỗ Động 5. Cấp học: Tiểu học Môn học: Tiếng Việt, TNXH, Khoa hoc, Lịch sử, Địa lí, ATGT, Hoạt động tập thể...) 6. Sản phẩm được xếp loại: A cấp quận huyện; cụm; trường (đối với các trường MN, GD chuyên biệt, TCCN trực thuộc)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần III.. THUYẾT MINH (TÊN SẢN PHẨM : DU LỊCH VIỆT NAM) I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SÁNG TẠO SẢN PHẨM 1. Mục đích : 1.1- Mục đích: - Giới thiệu cho học sinh về đất nước con người Việt Nam ở cả Nông thôn và Thành thị. Một số điểm du lich nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới. - Giới thiệu và hướng dẫn về an toàn giao thông tại Việt Nam. - Giáo dục tình yêu đất nước, con người Việt Nam và giáo dục ATGT thông qua các bài học và bằng mô hình đồ dùng. 1.2 - Sự cần thiết : Đồ dùng dạy học là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp học sinh có hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức tốt hơn, nhanh hơn. Đồ dùng dạy học đảm bảo được các thông tin chủ yếu của hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. Nó đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh khả năng tiếp cận nội dung bài học, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Giáo viên năng động, tích cực sáng tạo trong giảng dạy thì chất lượng giáo viên giỏi của trường tăng cao thì dẫn đến kết quả giáo dục toàn diện trong học sinh đạt cao. Từ đó, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học trường đề ra. Đồ dùng dạy học tự làm thể hiện sự đầu tư công phu, mang tính thực tiễn, hiệu quả cao, mỗi đồ dùng là một sản phẩm trí tuệ, là sự khéo léo được gửi gắm với cả tâm huyết của người thầy, thể hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học qua đó khơi dậy và nhân rộng phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong toàn trường. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức thì chúng ta không thể “Dạy chay - dạy suôn”. 2. Yêu cầu : - Sử dụng đồ dùng linh hoạt, hợp lý trong từng tiết dạy. - Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học. - Cho HS có thể tự nhìn vào mô hình để phát huy tính tích cực trong giờ học. II/ QUÁ TRÌNH NẢY SINH Ý TƯỞNG: Trong quá trình giảng dạy, dự giờ của giáo viên, khi giới thiệu bài hay giải nghĩa từ cho học sinh giáo viên còn nhiều lúng túng , giới thiệu một cách đơn giản. Học sinh Tiểu học cần phải có mô hình trực quan hoặc hình ảnh sinh động để giúp.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cho các em đễ hiểu, dễ ghi nhớ. Thông qua các tiết học các em cần khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả thì người giáo viên cần phải luôn sáng tạo và có vốn hiểu biết trong các lĩnh vực để bổ sung kiến thức thực tế. Giáo viên khối 1 dạy các vần có liên quan tới nhiều từ, giáo viên lớp 4+5 dạy khoa học , lịch sử và địa lí, giáo viên dạy buổi chiều thì dạy An toàn giao thông . Mỗi người đều có mô hình và đồ dùng cho tiết dạy của mình. Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã có ý tưởng tổng hợp các đồ dùng đó lại, sắp xếp và bổ sung thêm một số chi tiết và xây dựng được mô hình đồ dùng“ Du lịch Việt Nam „ III/ MÔ TẢ CÁCH LÀM : - Chọn tấm gỗ phoóc hình vuông các cạnh 140cm, gọt các cạnh nhẵn và ghim bốn góc bằng các thanh nhựa trắng. - Đặt và cắt dán các tấm xốp lựa theo bố cục phân bố các địa danh nổi tiếng và các đường dành cho các phương tiện giao thông: + Đường bộ + Đường sắt + Đường thủy + Đường hàng không - Đặt các mẫu đồ vật ứng với đường giao thông phù hợp. - Trang trí đồi núi, ruộng bậc thang, nhà cửa, đường giao thông. - Dùng ghim, keo dán và băng dính định vị các mẫu vật và vật trang trí. IV/ THUYẾT MINH TÍNH NĂNG, TÁC DỤNG: Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Trong con mắt bạn bè thế giới từng đặt chân đến Việt Nam dù chỉ một lần thì nơi đây thu hút họ bởi những vẻ đẹp choáng ngợp về cảnh sắc non nước và một nền văn hóa lâu đời giàu bản sắc dân tộc. Từ khắp nơi trên mảnh đất này, bạn có thể thấy một màu xanh của cây trái và những ruộng lúa mênh mông. Đất đai đầy màu sắc của 54 tộc người anh em là sự trù phú của thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta được biết đến nhiều trong con mắt bạn bè quốc tế. Khi đến du lịch khám phá Việt Nam du khách còn rất lo ngại về an toàn giao thông. Nắm bắt được điều đó Nhà nước, Uỷ ban ATGT quốc gia đã tuyên truyền tới toàn bộ người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã cải thiện được phần nào. Đối với học sinh, đã chính thức đưa vào chương trình giáo dục học đường thông qua các bài học cụ thể các em thấy và nắm bắt được các.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -. -. -. -. -. phương tiện giao thông, các biển báo hiệu và thực hiện tốt ATGT trên đường cũng như trong nhà trường. Đối với các em ở thành phố, thị xã, thị trấn, việc tham gia giao thông hằng ngày đã giúp các em nắm bắt được thực tế và các em biết tự giác vào tham gia giao thông một cách tích cực và hiệu quả. Còn đối với các em học sinh ở trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa việc giáo dục tuyên truyền về luật ATGT, các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông cần cho các em hiểu và có kiến thức tốt nhất về ATGT thì là điều cần phải nói đến. Bằng các vật liệu sẵn có, dễ tìm: là những miếng xốp, những chiếc thìa nhựa ăn sữa chua bỏ đi, các cây trang trí trong các bài dạy thủ công, các vật mẫu do các em học sinh tự mang đến. Đồ dùng dễ làm, rẻ tiền( khoảng 210.000 đồng) . Đồ dùng được sử dụng thường xuyên, tiện ích. Những chi tiết là vật mẫu phục vụ cho nhiều bài học môn TNXH lớp 1,2,3;Tiếng Việt lớp 1- 5, Đạo Đức, Khoa học, địa lí lớp 4, 5 và một số các tiết học ngoài giờ lên lớp. Thời gian sử dụng nhiều, trong năm học và nhiều năm tiếp theo. Mô hình giúp cho các em hiểu biết về đất nước con người Việt Nam, các địa danh du lịch nổi tiếng , khám phá du lịch bằng các phương tiện giao thông và nắm được luật tham gia giao thông trong thực tế. Kích thích các em trí tưởng tượng trong văn học và có cảm xúc về quê hương đất nước, biết giới thiệu, quảng bá về hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam thân yêu. Mô hình có tính thẩm mĩ cao, mang nhiều tính sáng tạo và nghệ thuật. V/ SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN: Là những vật bằng xốp, nhựa ,nhẹ, dễ tháo rời và dễ mang đi.Trong các giờ hoạt động tập thể hoặc dạy An toàn giao thông , TNXH, Khoa học , GV cho HS quan sát toàn bộ mô hình giảng cho HS dễ dàng. Để trong phòng có vị trí và không gian thoáng, thích hợp với mọi hình thái thời tiết . VI/ ĐÁNH GIÁ TÍNH ỨNG DỤNG VÀ PHỔ BIẾN SẢN PHẨM: Những bài học nội dung kiến thức được thể hiện trong các bài học khi sử dụng mô hình: Lớp 1: Môn Tiếng việt Bài18: x- phố xá Bài 22: p- ph- phà Bài 34: ui-ưi,đồi núi Bài 36: ay-ây-máy bay. Môn TNXH. Môn Đạo đức. Bài18,19: Cuộc sống xung Bài 6: Nghiêm trang khi quanh chào cờ Bài 20: An toàn trên đường đi Bài 11: Đi bộ đúng quy học định.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 44:on-an- nhà sàn Bài 53: ăng – âng- nhà tầng Bài 54: ung- ưng- rừng, thung lũng Bài 66: uôm-ươm- cánh buồm. Lớp 2: Môn Tiếng việt. Môn TNXH- thủ công. Bài: Trên chiếc bè. Bài:Cắt dán biển báo giao Bài: Em yêu tổ quốc việt thông. Nam.. TLV:Cảnh biển buổi sáng.. Môn Đạo đức. - Cuộc sống xung quanh - Cây sống ở đâu? - Gấp máy bay.. Lớp 3: Môn Tiếng việt. Môn TNXH. Phân Môn LT&Câu. Bài: Nhớ Việt Bắc.. Bài: An toàn khi đi xe đạp.. Tuần 12: Bài So sánh.. Bài: Đôi bạn.. Tuần 15: Bài : Mở rộng vốn từ: Các dân tộc.. Bài: Âm thanh thành phố. Bài: Thành thị- Nông thôn. Lớp 4: Môn Tiếng việt. Môn khoa học-ATGT. Môn Địa lí. Bài: -Khúc hát ru của những Bài: Khám phá – du lịch Bài : Hoạt động sản xuất của người mẹ trẻ. Bài : -Vòng tuần hoàn của người dân Hoàng Liên Sơn . -Bè xuôi sông La nước. -Biển đảo và quần đảo Bài :- Giao thông đường bộ. -Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. -Đi xe an toàn -Lựa chọ đường đi an toàn -Giao thông đường thủy -An toàn trên các phương tiện giao thông.. Lớp 5: Môn Tiếng việt. Môn khoa học- ATGT. Môn Địa lí – Lịch sử. Bài: Trước cổng trời. Bài : Giao thông đường bộ.. Bài : Vùng biển nước ta.. Út Vịnh Luyện tập tả cảnh. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn.. Giao thông vận tải..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đi xe an toàn. Bài Đồng bằng Bắc bộ. Lựa chọ đường đi an toàn Giao thông đường thủy An toàn trên các phương tiện giao thông. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ Các chủ đề: -Em yêu đất nước Việt Nam.. - Văn hóa và bản sắc dân tộc.. - An toàn giao thông.. - Những nơi du lịch nổi tiếng: Thủ đô Hà Nội.. - Môi trường xung quanh ta.. - Ruộng bậc thang SaPa ( Lào Cai), Cao nguyên đá Đồng Vă (Hà Giang).Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)….. - Biển đảo quê hương.. VII/ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ SẢN PHẨM: Tự nguyện đóng góp của giáo viên trong nhóm, tổ chuyên môn. VIII/- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Động viên và giúp đỡ cho các nhà trường về cả vật chất và tinh thần trong phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học. - Tổ chức cho các nhà trường được cùng chia sẻ các đồ dùng được giải cao trong các cuộc thi đồ dùng các cấp để giúp các thầy cô giáo có nhiều ý tưởng sáng tạo, làm được nhiều đồ dùng đẹp và không hết nhiều kinh phí, sử dụng dễ dàng trong nhiều tiết học mà lại bền lâu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tự làm TBDH là một trong những phương hướng quan trọng của công tác giáo dục cả về mặt sự phạm lẫn kinh tế. TBDH tự làm chứng tỏ sự nhiệt tình, sáng tạo của GV và HS trong quá trình sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương mình để làm ra những TBDH có giá trị. Quá trình làm và sử dụng TBDH tựlàm trong các bài học sẽ tạo ra động cơ học tập tốt hơn, giúp HS tập trung chú ý cao và việc nắm kiến thức mới trở nên dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Chính các sản phẩm này giúp các GV cũng như các em HS tự thực hiện các thí nghiệm và rèn luyện kĩ năng thực hành trong quá trình tự làm đồ dùng dạy học. Thông qua đó hình thành kĩ năng sử dụng các công cụ lao động tốt hơn, tạo cơ hội khám phá môi trường xung quanh, rèn luyện tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức tổ chức kỉ luật và yêu quý thành quả lao động. TBDH tự làm đã bổ sung cho nguồn TBDH cung cấp đã được sản xuất hàng loạt, phục vụ kịp thời những yêu cầu dạy và học. II. Các tiêu chí đánh giá các THBD tự làm. Gồm có 4 tiêu chí sau: 1. Tính khoa học. - TBDH phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật có liên quan đến nội dung bài học, phản ảnh rõ các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học, có thể giải quyết được những vấn đề mà chương trình và SGK đặt ra..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - TBDH phải góp phần vào việc đổi mới PPDH chứ không chỉ đơn thuần là minh họa cho bài giảng. 2. Tính sư phạm. - Tạo ra chỗ dựa trực quan cho tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để giúp HS tiếp thu kiến thức có hiệu quả. - Tạo điều kiện mở rộng hoặc làm sâu sắc thêm nội dung bài học. - Dùng cho nhiều loại bài học. 3. Tính tiện lợi. - Dễ dùng, dễ thao tác. - Đảm bào an toàn cho người sử dụng. 4. Tính thẩm mĩ. - Đẹp, bền, gây cảm hứng cho cả người dạy và người học. - Đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm,... III. Hướng nghiên cứu, thực hành chế tạo được một số TBDH tự làm trong các môn học dựa trên danh mục TBDH đã được cung cấp. 1. Hướng công tác tự làm TBDH tới các loại hình sau: - Sửa chữa những dụng cụ hỏng. - Cải tiến các dụng cụ cũ, dụng cụ nước ngoài cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Bổ sung những dụng cụ mới vào bộ dụng cụ đã có, làm cho chúng trở nên thành một bộ dụng cụ hoàn chỉnh và có thể sử dụng được. 2. Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong trường tiểu học. - Nghiên cứu, khai thác hết những TBDH đã được cung cấp cho khối mình, lớp mình, những TBDH đã được cung cấp có thể dùng chung cho khối lớp khác. - Định ra kế hoạch tự làm TBDH cho từng học kì và cả năm học. - Hướng dẫn học sinh cùng tham gia, nhất là công việc sưu tầm tranh, ảnh từ sách báo, tạp chí, lịch, sưu tầm hiện vật,... - Nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, người thân,...trong công tác tự làm những thiết bị phục vụ dạy học.. Sự cần thiết của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mầm non.. Mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách Phương pháp chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Một số trường mầm non trong tỉnh Long An như: trường Mẫu giáo thị trấn Mộc Hoá, huyện Mộc Hoá; trường Mẫu giáo Hoa Sen, huyện Bến Lức; trường Mầm non bán công Sơn Ca, huyện Đức Hoà; trường Mẫu giáo Nhựt Ninh, Mẫu giáo Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, … đã không ngừng đầu tư, tìm kiếm các cơ hội và giải pháp, tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo ĐDĐC phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua ĐDĐC trong lớp và ngoài trời chưa được quan tâm đúng mức, đồ dùng đồ chơi còn thiếu rất nhiều. Đồ chơi trong các lớp mẫu giáo ở thị xạ, thị trấn chỉ đạt 70%, nông thôn đạt 50% và ở vùng sâu vùng xa có rất ít. Nhiều trường, lớp chỉ có ĐDĐC tự tạo của giáo viên dùng để trưng bày, trẻ không được chơi. Đồ dùng đồ chơi ngoài trời thiếu nhiều ở các trường mầm non nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Có trường chỉ có một vài ba đồ chơi không thể đáp ứng yêu cầu vui chơi và phát triển thể chất cho trẻ. Cán bộ quản lý GDMN nói chung, hiệu trưởng các trường mầm non nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng của ĐDĐC, chính nó đ• nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó có kế hoạch đầu tư về tài lực, vật lực cho hoạt động này. Muốn vậy, hiệu trưởng các trường mầm non phải xác định ĐDĐC là phương tiện giáo dục trong trường mầm non, ĐDĐC trong trường MN được hiểu như là đồ dùng dạy học, đồng thời như là đồ chơi cho trẻ, phải quan tâm đến việc tạo ra ĐDĐC cho trẻ bằng cách. Thứ nhất, phải có những giải pháp thiết thực tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo ĐDĐC phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Thứ hai, phải tổ chức cho giáo viên làm ĐDĐC với những nguyên vật liệu có sẵn ở.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> địa phương, những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày.Ví dụ như: mo cau, gáo dừa, tre, trúc, vỏ nghêu, sò, ốc, hến, chai nước khoáng, dầu gội, lon bia… Thứ ba, đối với ĐDĐC ngoài trời và những ĐDĐC giáo viên không thể làm được trường phải xây dựng kế hoạch mua sắm cho trường mình. Ví dụ như: đu quay, cầu trượt, thang leo, bật bênh… Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn sử dụng có hiệu quả ĐDĐC trong các trường mầm non để đảm bảo phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và có tác dụng đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.. Đồ dùng dạy học là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp học sinh có hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức tốt hơn, nhanh hơn. Đồ dùng dạy học đảm bảo được các thông tin chủ yếu của hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. Nó đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh khả năng tiếp cận nội dung bài học, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo Giáo viên năng động, tích cực sáng tạo trong giảng dạy thì chất lượng giáo viên giỏi của trường tăng cao thì dẫn đến kết quả giáo dục toàn diện trong học sinh đạt cao. Từ đó, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học trường đề ra. Đồ dùng dạy học tự làm thể hiện sự đầu tư công phu, mang tính thực tiễn, hiệu quả cao, mỗi đồ dùng là một sản phẩm trí tuệ, là sự khéo léo được gởi gắm với cả tâm huyết của người thầy, thể hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học qua đó khơi dậy và nhân rộng phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong toàn trường. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức thì chúng ta không thể “Dạy chay - dạy suôn”. Để trẻ khuyết tật được học trong một môi trường giáo dục tốt. Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học nhưng chưa thể đáp ứng đầy đủ cho từng bài, từng môn học và từng lớp. Vì thế việc tự làm đồ dùng dạy học có ý nghĩa rất quan trọng nó thể hiện được tính năng động sáng tạo của giáo viên đồng thời góp phần làm mới thêm bộ đồ dùng dạy học do ngành cấp. Từ những thực tế trên hàng năm nhà trường đã lập kế hoạch chỉ đạo và khuyến khích mỗi giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×