Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

DE CUONG HKII VL 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.09 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I – LÝ THUYẾT Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì? - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. - Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thư điện. Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào? - Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?  Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tư. Mỗi nguyên tư là hạt rất nhỏ nhưng hạt đó lại gồm những hạt nhỏ hơn.  tổng điện tích âm của electron có trị sô tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tư trung hòa về điện.  ở tâm nguyên tư có một hạt nhân mang điện tích dương.  Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.  Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tư này sang nguyên tư khác, từ vật này sang vật khác. Câu 4: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron. Câu 5: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì? - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nguồn điện cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động . Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. Câu 6: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. Câu 7: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín? - Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sư dụng các kí hiệu qui ước để biểu diễn một mạch điện. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 8: Dòng điện có những tác dụng nào? Các tác dụng của dòng điện:  Tác dụng nhiệt;  Tác dụng phát sáng (quang).  Tác dụng từ.  Tác dụng hoá học.  Tác dụng sinh lý. Câu 9: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo? - Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng mức độ mạnh, yếu của dòng điện. Kí hiệu cường độ dòng điện là: I. - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe hoặc milưiampe. Kí hiệu là: A hay mA. - Dụng cụ đo là Ampe kế. Lưu y: 1 A = 1000 mA. 1 mA = 0.001 A. Câu 10: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có y nghĩa gì? - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Hiệu điện thế kí hiệu là: U. - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. Kí hiệu là: V. Ngoài ra còn đơn vị là milivôn mV hay kilôvôn KV. - Dụng cụ đo là vôn kế. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. Lưu y: 1 kV = 1000 V 1 V = 1000 mV. Câu 11: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cho biết gì? Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện có y nghĩa gì? - Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. - Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. Câu 12: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc NỐI TIẾP. - Trong mạch NỐI TIẾP, cường độ dòng điện tại mọi vị trí như nhau..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I1 = I2 = I3 - Trong mạch NỐI TIẾP, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn. U13 = U12+U23 Tìm U12 = U – U23 U23 = U – U12 Câu 13: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc SONG SONG. - Trong đoạn mạch mắc SONG SONG, cường độ dòng điện giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các cường độ dòng điện trên mỗi đèn. I = I1 + I2 Tìm I1 = I – I2 I2 = I – I1 - Trong đoạn mạch mắc SONG SONG, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng HĐT giữa 2 đầu mỗi đèn. U12 = U34 = UMN II – BÀI TẬP CÂU 1: Dụng cụ cung cấp điện lâu dài? => Nguồn điện CÂU 2: Trên một bóng đèn có ghi 2,5 V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó sáng bình thường? => 2.5V CÂU 3: Cọ xát mảnh nilông bằng miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? => Mảnh nilông nhận thêm êlectrôn - Miếng len mất bớt electrôn CÂU 4: Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa gì? => Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện. CÂU 5: Tại sao vào ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì thấy có bụi vãi bám vào chúng? =>Vào ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì sẽ làm cho màn hình ti vi nhiễm điện do cọ xát. Vì vậy màn hình ti vi hút bụi vải bám vào chúng. CÂU 6: Đổi đơn vị sau a/ 0,175A = 175 mA b/ 1250mA = 1,25 A c/ 2,5V = 2500 mV d/ 1200mV = 1,2 V.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÂU 7: Cho các dụng cụ điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, bóng đèn, 1 công tắc. a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín với công tắc đóng. b) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như trên và mắc thêm 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện c) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như câu b và mắc thêm 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. =>. a). b). c). CÂU 8: Dùng các kí hiệu đã học (nguồn điện, bóng đèn,công tắc, dây dẫn điện) hảy vẽ sơ đồ mạch điện.Khi đóng công tắc hãy xác định chiều của dòng điện chạy trong mạch điện đó. - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện theo mọi cách ( có thể như hình 1) - Xác định đúng chiều của dòng điện chạy trong Đ mạch ( như hình 1)  CÂU 9. Cho mạch điện có sơ đồ (hình 2). + đóng, K Khi - K ..K Ampe kế có số chỉ là I = 0,2A; Vôn kế V có sốHình chỉ1 U = 6V (không đổi), vôn kế V1 chỉ 2,5 V. a, Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng chạy A Đ qua đèn Đ1, Đ2. 2X b, Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2.. +. -. V Đ 1X V1.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> => a) Cường độ dòng điện chay qua đèn Đ1 và Đ2 là: I1 = I2 = I = 0,2A. b) Hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2: U2 = U – U1 = 6 – 2,5 = 3,5V Câu 10. Có 5 nguồn điện loại: 2V, 3V, 6V, 9V,12V và 2 bóng đèn giống nhau ghi 3V.Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn nào hợp nhất?Vì sao? HD: - Cần mắc vào nguồn: 2V, 3V. - Hợp nhất: 3V. Vì hai đèn mắc nối tiếp: I = I 1 =I2 = 3V.Nếu chọn lớn hơn 3V thì hư bóng đèn, bằng thì đèn sáng bình thường, nhỏ hơn thì đèn sáng mờ. Câu 11: Cho mạch điện gồm hai đèn mắc song song, biết số chỉ của ampe kế A là 0,4 A ;của ampe kế A1 là 0,1A.Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu? HD: Có I1 = 0,1A, I = 0,4A. Hai đèn mắc song song nên: I = I1 + I2 suy ra I2 = I –I1 = 0,4 -0,1 =0,3(A) Vậy ampe kế A2 chỉ 0,3A. THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007- 2008 Môn thi: Vật lí 7 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian phát đề) BỘ ĐỀ 1 A- Trắc nghiệm: Câu 1: Dùng mảnh vải khô cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích. A - Một ống bằng gỗ. B - Một ống bằng giấy. C - Một ống bằng thép. D - Một ống bằng nhựa. Câu 2: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp bị đẩy ra xa (xem hình). Câu nào dưới đây cho kết quả đúng? A - Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện khác loại. B - Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện. C - Quả cầu không bị nhiễm điện còn thước nhựa bị nhiễm điện. D - Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện cùng loại. Câu 3: Đang có dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây? A - Một mảnh nilong đã được cọ xát. B - Chiếc pin tròn được tách riêng trên bàn. C - Đồng hồ pin đang chạy. D - Đường dây điện trong gia đình khi không sư dụng bất cứ một thiết bị điện nào. Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu duới đây:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A – Các điện tích có thể dịch chuyển qua…………………………………. B – Các điện tích không thể dịch chuyển qua……………………………….. Câu 5: Nối hai cột tương ứng với tên gọi và kí hiệu. Bóng đèn Nguồn điện Dây dẫn Công tắc đóng Câu 6 tác dụng nhiệt có ít đối với dụng cụ nào dưới đây? A - Quạt điện. B - Nồi cơm điện. C - Máy thu hình. D - Máy thu thanh. Câu 7: Khi cho cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút. A – Các vụn nhôm. B – Các vụn sắt. C – Các vụn đồng. D – Các vụn giấy viết. Câu 8 : Nối hai cột để cho thấy tác dụng của dòng điện với các hiện tượng tương ứng: Tác dụng nhiệt Bóng đèn bút thư điện Tác dụng hố học Mạ điện. Tác dụng phát sáng Chuông điện kêu Tác dụng từ Dây tóc bóng đèn bút thư điện B- Tự luận: Câu 1: Để làm nhiễm điện một vật ta làm như thế nào? Câu 2: Có bao nhiêu loại điện tích? Câu 3: Trong thí nghiệm được bố trí như hình bên quả câu A có gắn hai lá nhôm mỏng. Khi làm quả cầu A nhiễm điện hai lá nhôm gắn với nó xoè ra tại sao? Câu 4: Em hiểu thế nào là electron tự do? Nêu dòng điện trong kim loại ? Câu 5: Có các thiết bị sau: bóng đèn, công tắc, nguồn điện một pin và dây dẫn. Em hãy dùng kí hiệu vẽ thành sơ đồ mạch điện (mắc liên tiếp). Câu 6: Người ta sư dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết: a). Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu? b). Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Đáp án Vật lí 7 A – Trắc nghiệm: A B C D Câu 1 X Câu 2 X Câu 3 X Câu 6 X Câu 7 X Câu 4: A – Vật dẫn điện B – Vật cách điện Câu 5: Mỗi đường gạch đúng 0,25 điểm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bóng đèn Nguồn điện Dây dẫn Công tắc mở Câu 8: Tác dụng nhiệt Bóng đèn bút thư điện sáng. Tác dụng hố học Mạ điện. Tác dụng phát sáng Chông điện kêu. Tác dụng từ Dây tóc bóng đèn. B – Phần tự luận Câu 1: Ta cọ xát vật đó với vải, len hoặc lụa. Câu 2: Có hai loại điện tích: điện tích dương (+), điện tích âm (-). Câu 3: Vì khi quả cầu A nhiễm điện, điện truyền xuống hai lá nhôm, hai lá nhôm nhiễm điện cùng loại đẩy nhau nên xoè ra. Câu 4: Eâlectron tự do là êlectron ngồi cùng bị bứt ra khỏi nguyên tư. Dòng điện trong kim loại là dòng các êcletron dịch chuyển có hứơng. Câu 5: Câu 6: a/. Khi còn nước nhiệt độ cao nhất là 100oC. b/. Khi đó nhiệt độ tăng lên cao và có thể làm hỏng ấm. BỘ ĐỀ 2 I. 1.. 2.. 3.. 4.. Trắc nghiệm: A. Chọn câu trả lời đúng nhất: Có thể làm nhiễm điện một thước nhựa bằng cách nào? a. Đập thước nhựa nhiều lần b. Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô nhiều lần c. Thả thước nhựa vào cốc nước nóng d. Chiếu sáng đèn pin vào thước nhựa. Dòng điện trong kim loại là: a. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng b. Dòng các điện tích tự do dịch chuyển có hướng c. Dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng d. Dòng các electron dịch chuyển có hướng. Một vật nhiễn điện âm khi : a. Vật đó nhận thêm electron b. Vật đó mất bớt electron c. Vật đó nhận thêm điện tích dương d. Vật đó mất bớt điện tích dương. Trong các chất sau đây, chất nào là chất dẫn điện? a. Đồng b. Thuỷ ngân.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> c. Than chì d. Tất cả đều đúng. 5. Trong các vật sau , vật nào không có hoặc có rất ít electron tự do? a. Đoạn dây đồng b. Đoạn dây nhôm c. Đoạn dây nhựa d. Đoạn dây thép. 6. Vật nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? a. Ti vi c. Quạt điện c. Bếp điện d. Máy giặt. 7. Vật nào dưới đây có tác dụng từ? a. Một bóng đèn đang có dòng điện chạy qua b. Một mảnh nilông được cọ xát mạnh c. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua d. Một chiếc pin còn mới . 8. Dụng cụ để đo hiệu điện thế là: a. Nhiệt kế b. Lực kế c. Vôn kế d. Ampe kế 9. Trong những trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không? a. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng b. Giữa hai cực của pin còn mới c. Giữa hai đầu bóng đèn đặt riêng trên bàn d. Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn 10. Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào? a. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35 A b. Dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 0,03A c. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8 A d. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2 A 11. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây? a. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn b. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn c. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn d. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 12. Dòng điện là : a. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng b. Dòng các nguyên tư dịch chuyển có hướng c. Dòng các phân tư dịch chuyển có hướng d. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 13. Các vật nhiễm điện cùng loại thì (1) ……………………, khác loại thì (2) …………… 14. Chiều dòng điện là chiều từ (3)………………………………. qua dây dẫn và các thiết bị điện tới (4)……………………………. của nguồn điện. II. Tự luận: Câu 1: (1,5 đ) Đổi đơn vị cho các giá trị sau:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> a. 0,35A = ……………………. mA ; b. 1540mA = ……………………. A c. 250V = …………………….kV ; d. 1,18V = …………………mV e. 485mV = …………………….V ; f. 0,6kV = ……………………….V Câu 2 : (2đ) Thế nào là chất dẫn điện ? Thế nào là chất cách điện ? Câu 3: ( 2,5đ) Cho các thiết bị điện: nguồn điện 1 pin, 2 bóng đèn, dây dẫn, công tắc, ampe kế. a. Vẽ sơ đồ mạch điện khi 2 đèn mắc nối tiếp và công tắc đóng. Biểu diễn chiều dòng điện chạy trong mạch. b. Số chỉ ampe kế là 0,5 A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn. ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm: A. Chọn câu trả lời đúng nhất: Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ. 1.b 2.c 3.a 5.c 6.c 7.c 9.c 10.b 11.a B. Mỗi từ đúng 0,25 đ (1) đẩy nhau (2) hút nhau (3) cực dương (4) cực âm. 4.d 8.c 12.d. II . Tự luận (6đ) Câu 1: Mỗi câu đúng 0,25đ a. 350mA b.1,54 A c. 0,25kV d. 1180mV e. 0,485V f. 600V Câu 2: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua (1đ) - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua (1đ) Câu 3: a.. A. K. a. Vẽ đúng kí hiệu các bộ phận thiết bị : 0,5đ Vẽ đúng sơ dồ mạch điện 0,5 đ ( Có thể thay đổ vị trí các thiết bị điện trong mạch) Biễu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch : 0,5 đ b..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cường độ dòng điện qua mỗi đèn Vì đây là mạch mắc nối tiếp : Nên IA= I1 = I2 = 0,5 A ( 1đ) BỘ ĐỀ 3 MA TRẬN ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4đ) A. Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất ghi ra giấy làm bài: Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ sát có khả năng: (0,25đ) a. Đẩy các vật khác. b. Không đẩy và không hút các vật khác. c. Hút các vật khác. d. Vừa đẩy vừa hút các vật khác. Câu 2: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? (0,25đ) a. Thanh gỗ khô. b. Một đoạn ruột bút chì. c. Một đoạn dây nhựa. d. Thanh thuỷ tinh. Câu 3: Vật nào dưới đây không có các electron tự do? (0,25đ) a. Một đoạn dây thép. b. Một đoạn dây đồng. c. Một đoạn dây nhựa. d. Một đoạn dây nhôm. Câu 4: Trong các sơ đồ dưới đây. Chiều mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch. Em hãy chỉ ra sơ đồ chỉ đúng chiều dòng điện. (0,25đ) +. -. +. + +. a. b. c. Câu 5: Trong các ký hiệu sau ký hiệu nào chỉ công tắc đóng +. -. -. d. (0,25đ). -. a. b. c. d. Câu 6: Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường: (0,25đ) a. Bóng đèn điện. b. Đèn điốt phát quang. c. Quạt điện. d. Không có trường hợp nào. Câu 7: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể: (0,25đ) a. Làm bóng đèn phát sáng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b. Làm bàn ủi điện nóng lên. c. Làm chảy dây cầu chì. d. Làm lệch kim nam châm. Câu 8: Dòng điện không có khả năng nào dưới đây: (0,25đ) a. Hút các vụn giấy. b. Làm nóng dây dẫn. c. Làm tê liệt thần kinh. d. Làm quay kim nam châm. Câu 9: Có dòng điện có cường độ khoảng 3,5A, có 4 Ampe kế có giới hạn đo sau đây. Hãy chọn Ampe kế có giới hạn đo phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện trên. (0,25đ) a. 2A b. 3A c. 15A d. 5A Câu 10: Ampe kế trong các sơ đồ nào sau đây được mắc đúng: (0,25đ) +. +. A. -. +. -+. A. -. +. A. -+. -. +. -. A. -. +. -. a. b. c. d. Câu 11: Có 4 chiếc đồng hồ có ghi các kí hiệu dưới đây, em hãy chọn một chiếc để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một bóng đèn. (0,25đ) b. c. V d. W  a. A Câu 12: Có 4 nguồn điện loại: 1,5V; 2,5V; 3V; 5V và 2 bóng đèn giống nhau đều có ghi 1,5V cần mắc nối tiếp 2 bóng đèn này với nguồn điện nào là phù hợp nhất: (0,25đ). a. 1,5V b. 2,5V c. 3V d. 5V B. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 1: Các vật mang điện tích cùng loại thì ……………..………….., mang điện tích khác loại thì ……………………….. (0,25đ) Câu 2:Dòng điện là dòng ……………………………………….. có hướng. (0,25đ) Câu 3: Chiều dòng điện là chiều từ ………………………………….. qua dây dẫn và các thiết bị tới …………………………….. của nguồn điện. (0,25đ) Câu 4: Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên ………………………… của dòng điện. (0,25đ) II. TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc. (2đ) Câu 2: Cho biết dòng điện trong kim loại là gì? (1đ) Câu 3: Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện? Nêu 2 ví dụ về tác dụng nhiệt của dòng điện. (2đ) Câu 4: Cho biết ý nghĩa của số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện? (1đ) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN: VẬT LÝ 7 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm) A. Mỗi câu đúng 0,25đ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án c b c a c d d a d a c c B. Mỗi câu 0,25đ Câu Đáp án 1 đẩy nhau, hút nhau 2 điện tích dịch chuyển 3 cực dương, cực âm 4 tác dụng từ II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Vẽ đúng (2đ), sai (0đ) Câu 2: Là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng (1đ) Câu 3: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hố học, tác dụng sinh lý. (1,5đ) Cho ví dụ đúng (0,5đ) Câu 4: Cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.(1đ) BỘ ĐỀ 4 KẾ HOẠCH RA ĐỀ. I. TRẮC NGHIỆM : (4đđ) * Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Cââu 1 : Dùng mảnh vải khô đđể cọ xát thì có thể làm cho vật nào dưới đđây mang đđiện tích ? a. Một ống bằng gỗ. c. Một ống bằng giấy. b. Một ống bằng thép. d. Một ống bằng nhựa. Câu 2 : Một cây thước nhựa sau khi cọ xát có khả năng . a. Đẩy các mẫu giấy vụn. c. Vừa hút vừa đđẩy giấy vụn. b. Hút các mẫu giấy vụn. d. Đẩy các vụn ni lông. Câu 3 : Vôn (V) là đơn vị của : a. Cường độ dòng điện. b. Hiệu điện thế c. Lực . d. Khối lượng riêng. Câu 4 : Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, nhiễm đđiện cùng loại, giữa chúng có lực tác dụng nào sau đây . a. Hút nhau. c. Có lúc hút có lúc đẩy b. Đẩy nhau . d. Không có lục tác dụng Câu 5 : Vật liệu nao sau đây là chất cách đđiện : a. Dâây nhôm. c. Ruột bút chì. b. Dâây đđồng. d. Thủy tinh. Câu 6 :Để đo cường độ dòng điện người ta dùng dụng cụ nào sau đâya.Vôn kế. c. Nhiệt kế.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> b. Am pe kế. d. Lực kế. Câu 7 : Vật nào sau đây không có các electron tự do : a. Một đđoạn dây thép . c. Một đđoạn day nhựa. b. Một đđoạn dây đđồng. d. Một đoạn dây nhôm. Cââu 8 : Đơn vị của cường độ dòng điện là : a. Ampe (A) c. Vôn (V). b.Niutơn (N). d. Cả 3 đều đúng . Câu 9 : Người ta ứng dụng tác dụng nào của dòng đđiện để chế tạo chuông đđiện : a. Tácdụng hố học. c. Tác dụng hút và dđÈy c. Tác dụng từ. d. Cả 3 tácdụng trên Cââu 10 : Dòng điện là dòng các đđiện tích dịch chuyển có hướng . a. Đúng . b. Sai. * Chon từ thích hợp đđiền vào chổ trống . Câu 11 : Chiều dòng đđiện là chiều từ ............................qua dây dẫn và các thiết bị đđiện tới ...........................của nguồn điện Cââu 12 : Mỗi nguyên tư gồm hạt nhân mang đđiện tích...............................Và các electron mang đđiện tích................................... Câu 13 : Dòng đđiện trong kim loại là dòng các …………………….tự do…………………có hướng. II. TỰ LUẬN : (6đđ) Câu 1 : Thế nào là chất cách đđiện, chất dẫn điện ? Cho thí dụ ? (2đđ) Cââu 2 : Dòng điện có mấy tác dụng ? Kể ra ? (1,5đđ) Cââu 3 : Có thể làm nhiễm đđiện nhiều vật bằng cách nào ? (0,5đđ) Câu 4 : Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : a. Nguồn điện 1 pin, 1 công tắc đđóng, 1 bóng đèn, dây dẫn .(1đ) b. Hãy dùng mũi tên đđể biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đđồ trên? (1đđ) ĐÁP ÁN : I. TRẮC NGHIỆM : (4đ) . Mỗi câu đúng đđược (0,25đđ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 d b b b d b c a b a Câu 11 : ..........cực dương............cực âm. Câu 12 : ...........dương....................âm. Câu 13 : ...........electron...............dịch chuyển II. TỰ LUẬN : (6đ) Câu 1 : Chất dẫn đđiện là chất cho dòng đđiện đi qua . (0,5đđ) Ví dụ : Đúng . (0,5 đđ) Chất cách đđiện là chất không cho dòng đđiện đđi qua . (0,5 đđ) Ví dụ : Đúng . (0,5 đđ) Câu 2 : Có 5 tác dụng đ . (0,5 đ ) - Tác dụng nhiệt - Tác dụng phát sáng - Tác dụng từ (1đ).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Tác dụng hố học - Tác dụng sinh lý Câu 3 : Bằng cách cọ xát . (0,5 đđ) Cââu 4 : Sơ đồ mạch địên. (2đ). BỘ ĐỀ 5 II. ĐỀ BÀI: A. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Khi cọ xát thước nhựa vào vải khô thì a. Chỉ có thước nhựa bị nhiễm điện b. Chỉ có vải khô bị nhiễm điện c. Cả hai cùng bị nhiễm điện d. Không có vật nào bị nhiễm điện Câu 2: Hai quả cầu bằng nhựa nhiễm điện cùng loại thì giữa chúng có lực tác dụng nào dưới đây a. Hút nhau b. Vừa hút, vừa đẩy c. Đẩy nhau d. Không có lực tác dụng Câu 3: Vật nhiễm điện dương khi nào? a. Mất bớt electron b. Nhận thêm electron c. Không mất, không nhận d. Tất cả đều sai Câu 4: Vật liệu cách điện được sư dụng nhiều nhất là: a. Sứ b. Thuỷ tinh c. Nhựa d. Cao su.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 5: Vật nào dưới đây không có các electron tự do? a. Đoạn dây thép b. Đoạn dây nhựa c. Đoạn dây đồng d. Đoạn dây nhôm Câu 6: Chuông điện hoạt động dựa vào? a. Tác dụng nhiệt của dòng điện b. Tác dụng từ của dòng điện c. Tác dụng hố học của dòng điện d. Tác dụng sinh lý của dòng điện Câu 7: Dụng cụ nào hoạt động nhờ tác dụng phát sáng của dòng điện? a. Dây dẫn điện trong nhà b. Đèn LED trong các dụng cụ điện c. Đèn ống trong nhà d. Cả b và c Câu 8: Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ nào? a. Ampe kế b. Lực kế c. Nhiệt kế d. Vôn kế Câu 9: Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng 0? (không có hiệu điện thế) a. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng b. Giữa hai cực của pin còn mới c. Giữa hai đầu bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin d. Giữa hai cực của acquy đang thấp sáng đèn Câu 10: Vôn (V) là đơn vị của a. Cường độ dòng điện b. Khối lượng riêng c. Thể tích d. Hiệu điện thế Câu 11: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây a. Làm tê liệt thần kinh b. Làm quay kim nam châm c. Làm nóng dây dẫn d. Hút các vụn giấy Câu 12: Trong các chất dẫn điện sau đây, chất nào dẫn điện tốt nhất? a. Bạc b. Đồng c. Nhôm d. Sắt Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống Câu 13: Dòng điện trong kim loại là dòng các ……………………………………. dịch chuyển có hướng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 14: Nguyên tư gồm hạt nhân mang…………………………và các…………….. mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân. Câu 15: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp………………………………………………………………………. B. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1: Đổi đơn vị cho các giá trị sau: (1 điểm) 1850mA = A 1,5v = mV 0,005Kv = V 220V = kV Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện 2 pin, một công tắc (khố k) đóng, một bóng đèn, dây nôí mắc nối tiếp vào nhau? (1,5 điểm). Câu 3: Mạch điện có 2 bóng đèn mắc nối tiếp, ampe kế có chỉ số 0,25A. Cho biết cường độ dòng điện qua đèn 1 và đèn 2. (1 điểm) Câu 4: Cọ xát thanh thuỷ tinh vào mạnh lụa, thanh thuỷ tinh nhiễm điện gì? Mãnh lụa có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện gì? Lúc đó các electron chuyển động như thế nào? (2,5 điểm). IV. ĐÁP ÁN: I. Phần trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu Đáp án. 1 c. 2 c. 3 a. 4 c. 5 b. 6 b. 7 d. 8 a. 9 c. 10 d. 11 d. 12 a. Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chổ trống. Câu 13: electron tự do (0,25 điểm) Câu 14: điện tích dương (0,25 điểm), electron (0,25 điểm) Câu 15: đồng (0,25 điểm) II. Phần tự luận Câu 1: 1850mA = 1,85A (0,25 điểm) 0,05kV = 50 V (0,25 điểm) 1,5 V = 1500mV (0,25 điểm) 220V = 0,22kV (0,25 điểm) Câu 2: Vẽ sơ đồ được 1,5 điểm. -. +. k. Câu 3: Mạch điện mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện của đèn 1 và đèn 2 bằng nhau và bằng 0,25A ( 1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Câu 4:. + Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương (0,5 điểm) + Mãnh lụa cũng bị nhiễm điện (0,5 điểm) + Mãnh luạ nhiễm điện âm (0,5 điểm) + Các điện tích dịch chuyển từ thanh thuỷ tinh sang mãnh lụa (1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×