Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

THẦN KINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.47 KB, 96 trang )

THẦN KINH HỌC 2010
TÀI LIỆU SƯU TẦM – TỔNG HỢP – DỊCH
Giới thiệu Information Mục lục
Biên soạn ebook : Lê
Đình Sáng
ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI
Trang web : www.ykhoaviet.tk
Email : ,
Điện thoại : 0973.910.357
THÔNG TIN
THÔNG BÁO VỀ VIỆC XUẤT BẢN BÁCH KHOA Y HỌC 2010 :
Theo yêu cầu và nguyện vọng của nhiều bạn đọc, khác với Bách Khoa Y Học các phiên bản trước,
bên cạnh việc cập nhật các bài viết mới và các chuyên khoa mới,cüng như thay đổi cách thức trình
bày, Bách Khoa Y Học 2010 được chia ra làm nhiều cuốn nhỏ, mỗi cuốn bao gồm một chủ đề của Y
Học, như thế sẽ giúp bạn đọc tiết kiệm được thời gian tra cứu thông tin khi cần. Tác giả xin chân thành
cám ơn tất cả những ý kiến đóng góp phê bình của qu{ độc giả trong thời gian qua. Tất cả các cuốn
sách của bộ sách Bách Khoa Y Học 2010 bạn đọc có thể tìm thấy và tải về từ trang web
www.ykhoaviet.tk được Lê Đình Sáng xây dựng và phát triển.
ỦNG HỘ :
Tác giả xin chân thành cám ơn mọi sự ủng hộ về mặt tài chính để giúp cho Bách Khoa Y Học được
phát triển tốt hơn và ngày càng hữu ích hơn.
Mọi tấm lòng ủng hộ cho việc xây dựng một website dành cho việc phổ biến tài liệu học tập và giảng
dạy Y Khoa của các cá nhân và Doanh nghiệp xin gửi về :
Tên ngân hàng : NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Tên tài khoản ngân hàng : Lê Đình Sáng
Số tài khoản : 5111-00000-84877
CẢNH BÁO :
TÀI LIỆU NÀY CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về Y
khoa. Tuyệt đối không được tự ý áp dụng các thông tin trong ebook này để chẩn đoán và tự điều trị
bệnh, nhất là với những người không thuộc nghành Y . Tác giả ebook này không chịu bất cứ trách


nhiệm gì liên quan đến việc sử dụng thông tin trong cuốn sách để áp dụng vào thực tiễn của bạn đọc.
Đây là tài liệu sưu tầm từ nhiều tác giả khác nhau, nhiều cuốn sách khác nhau, chưa được kiểm chứng ,
vì thế mọi thông tin trong cuốn sách này đều chỉ mang tính chất tương đối . Cuốn sách này được phân
phát miễn phí với mục đích sử dụng phi thương mại, bất cứ hành vi nào liên quan đến việc mua bán,
trao đổi, chỉnh sửa, in ấn cuốn sách này vào bất cứ thời điểm nào đều là bất hợp lệ . Nội dung cuốn
ebook này có thể được thay đổi và bổ sung bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước.
GIỚI THIỆU
Bộ sách này được Lê Sáng sưu tầm , biên dịch và tổng hợp với mục đích cung cấp một nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên y khoa, và tất cả những ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên
cứu, tra cứu , tham khảo thông tin y học.
Với tiêu chí là bộ sách mở , được xây dựng dựa trên nguồn tài liệu của cộng đồng , không mang
mục đích vụ lợi, không gắn với mục đích thương mại hóa dưới bất kz hình thức nào , nên trước khi sử
dụng bộ sách này bạn phải đồng ý với những điều kiện sau . Nếu không đồng ý , bạn không nên tiếp tục
sử dụng sách :
Bộ sách này được cung cấp đến tay bạn , hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của bạn. Không có bất
kz sự thương lượng, mua chuộc, mời gọi hay liên kết nào giữa bạn và tác giả bộ sách này.
Mục đích của bộ sách để phục vụ công tác học tập cho các bạn sinh viên Y khoa là chính, ngoài ra
nếu bạn là những đối tượng đang làm việc trong nghành Y cüng có thể sử dụng bộ sách như là tài liệu
tham khảo thêm .
Mọi thông tin trong bộ sách đều chỉ có tính chính xác tương đối, thông tin chưa được kiểm chứng
bới bất cứ cơ quan Pháp luật, Nhà xuất bản hay bất cứ cơ quan có trách nhiệm liên quan nào . Vì vậy,
hãy luôn cẩn trọng trước khi bạn chấp nhận một thông tin nào đó được cung cấp trong bộ sách này.
Tất cả các thông tin trong bộ sách này được sưu tầm, tuyển chọn, phiên dịch và sắp xếp theo trình
tự nhất định . Mỗi bài viết dù ngắn hay dài, dù hay dù dở cüng đều là công sức của chính tác giả bài
viết đó. Lê Đình Sáng chỉ là người sưu tầm và phiên dịch, nói một cách khác, người giúp chuyển tải
những thông tin mà các tác giả bài viết đã cung cấp, đến tay các bạn .
Bộ sách này là tài liệu sưu tầm và dịch bởi một sinh viên Y khoa chứ không phải là một giáo sư –
tiến sĩ hay một chuyên gia Y học dày dạn kinh nghiệm,do đó có thể có rất nhiều lỗi và khiếm khuyết
không lường trước , chủ quan hay khách quan, các tài liệu bố trí có thể chưa hợp lý , nên bên cạnh việc
thận trọng trước khi thu nhận thông tin , bạn cüng cần đọc kỹ phần mục lục bộ sách và phần hướng dẫn

sử dụng bộ sách để sử dụng bộ sách này một cách thuận tiện nhất.
Tác giả bộ sách điện tử này không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến việc sử dụng sai mục
đích , gây hậu quả không tốt về sức khỏe, vật chất, uy tín …của bạn và bệnh nhân của bạn .
Không có chuyên môn , không phải là nhân viên y tế , bạn không được ph p tự sử dụng những thông
tin có trong bộ sách này để chẩn đoán và điều trị. Từ trước tới này, các thầy thuốc ĐIỀU TRỊ BỆNH
NHÂN chứ không phải là ĐIỀU TRỊ BỆNH. Mỗi người bệnh là một thực thể độc lập hoàn toàn khác
nhau, do đó việc bê nguyên xi tất cả mọi thông tin trong bộ sách này vào thực tiễn sẽ là một sai lầm
lớn . Tác giả sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm gì do sự bất cẩn này gây ra.
Vì là bộ sách cộng đồng, tạo ra vì mục đích cộng đồng, do cộng đồng , bộ sách này có phát triển
được hay không một phần rất lớn, không chỉ dựa vào sức lực, sự kiên trì của người tạo ra bộ sách này
, thì những đóng góp, xây dựng, góp ý, bổ sung, hiệu chỉnh của người đọc chính là động lực to lớn để
bộ sách này được phát triển. Vì một mục tiêu trở thành một bộ sách tham khảo y khoa tổng hợp phù
hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn trong lĩnh vực y tế nói riêng và trong cuộc sống nói chung . Tác
giả bộ sách mong mỏi ở bạn đọc những lời đóng góp chân thành mang tính xây dựng, những tài liệu
quý mà bạn muốn san sẻ cho cộng đồng , vì một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là tất cả niềm mong mỏi mà
khi bắt đầu xây dựng bộ sách này , tôi vẫn kiên trì theo đuổi .
Nội dung bộ sách này, có thể chỉ đúng trong một thời điểm nhất định trong quá khứ và hiện tại hoặc
trong tương lai gần. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ tiến nhanh như vü bão như hiện nay,
không ai biết trước được liệu những kiến thức mà bạn có được có thể áp dụng vào tương lai hay không
. Để trả lời câu hỏi này, chỉ có chính bản thân bạn , phải luôn luôn không ngừng-TỰ MÌNH-cập nhật
thông tin mới nhất trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực y khoa. Không ai có thể, tất
nhiên bộ sách này không thể, làm điều đó thay bạn.
Nghiêm cấm sử dụng bộ sách này dưới bất kz mục đích xấu nào, không được ph p thương mại hóa
sản phẩm này dưới bất cứ danh nghĩa nào. Tác giả bộ sách này không phải là tác giả bài viết của bộ
sách , nhưng đã mất rất nhiều công sức, thời gian, và tiền bạc để tạo ra nó, vì lợi ích chung của cộng
đồng. Bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với bất kz việc sử dụng sai mục đích và không tuân thủ nội
dung bộ sách này nêu ra.
Mọi lý thuyết đều chỉ là màu xám, một cuốn sách hay vạn cuốn sách cüng chỉ là lý thuyết, chỉ có
thực tế cuộc sống mới là cuốn sách hoàn hảo nhất, ở đó bạn không phải là độc giả mà là diễn viên
chính. Và Bách Khoa Y Học cüng chỉ là một hạt thóc nhỏ, việc sử dụng nó để xào nấu hay nhân giống

là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn đọc. Và người tạo ra hạt thóc này sẽ vui mừng và được truyền thêm
động lực để tiếp tục cố gắng nếu biết rằng chính nhờ bạn mà biết bao người không còn phải xếp hàng
để chờ cứu trợ.
Mọi đóng góp liên quan đến bộ sách xin gửi về cho tác giả theo địa chỉ trên. Rất mong nhận được phản
hồi từ các bạn độc giả để các phiên bản sau được tốt hơn.
Kính chúc bạn đọc, gia quyến và toàn thể người Việt Nam luôn được sống trong khỏe mạnh, cuộc sống
ngày càng ấm no hạnh phúc.
Đô Lương, Nghệ An. Tháng 8/2010
ABOUT
ebook editor: Le Dinh Sang
Hanoi Medical University
Website: www.ykhoaviet.tk
Email: ,
Tel: 0973.910.357
NOTICE OF MEDICAL ENCYCLOPEDIA PUBLICATION 2010:
As the request and desire of many readers, in addition to updating the new articles and new
specialties, as well as changes in presentation, Medical Encyclopedia 2010 is divided into many
small ebooks, each ebook includes a subject of medicine, as this may help readers save time looking
up informations as needed. The author would like to thank all the critical comments of you all in the
recent past. All the books of the Medical Encyclopedia 2010 can be found and downloaded from the
site www.ykhoaviet.tk ,by Le Dinh Sang construction and development.
DONATE
The author would like to thank all the financially support to help the Medical Encyclopedia are
developing better and more-and-more useful.
All broken hearted support for building a website for the dissemination of learning materials and
teaching Medicine of individuals and enterprises should be sent to:
Bank name: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM
Bank Account Name: Le Dinh Sang
Account Number: 5111-00000-84877
DISCLAMER :

The information provided on My ebooks is intended for your general knowledge only. It is not a
substitute for professional medical advice or treatment for specific medical conditions. You should
not use this information to diagnose or treat a health problem or disease without consulting with a
qualified health professional. Please contact your health care provider with any questions or concerns
you may have regarding your condition.
Medical Encyclopedia 2010 and any support from Lê Đình Sáng are provided 'AS IS' and without
warranty, express or implied. Lê Sáng specifically disclaims any implied warranties of
merchantability and fitness for a particular purpose. In no event will be liable for any damages,
including but not limited to any lost or any damages, whether resulting from impaired or lost money,
health or honnour or any other cause, or for any other claim by the reader. Use it at Your risks !
FOR NON-COMMERCIAL USER ONLY .
YOU ARE RESTRICTED TO adapt, reproduce, modify, translate, publish, create derivative
works from, distribute, and display such materials throughout the world in any media now known or
hereafter developed with or without acknowledgment to you in Author’s ebooks.
FOREWORD
These ebooks are Le Dinh Sang’s collection, compilation and synthesis with the aim of providing
a useful source of reference-material to medical students, and all who wish to learn, research,
investigate to medical information.
Just a set of open-knowledge, based on community resources, non-profit purposes, not associated
with commercial purposes under any kind, so before you use this books you must agree to the
following conditions. If you disagree, you should not continue to use the book:
This book is to provide to you, completely based on your volunteer spirit. Without any negotiation,
bribery, invite or link between you and the author of this book.
The main purpose of these books are support for studying for medical students, in addition to others if
you are working in health sector can also use the book as a reference.
All information in the book are only relative accuracy, the information is not verified by any law
agency, publisher or any other agency concerned. So always be careful before you accept a certain
information be provided in these books.
All information in this book are collected, selected, translated and arranged in a certain order.
Each artical whether short or long, or whether or unfinished work are also the author of that article.

Lê Đình Sáng was only a collectors in other words, a person to help convey the information that the
authors have provided, to your hand. Remember the author of the articles, if as in this book is clearly
the release of this information you must specify the author of articles or units that publish articles.
This book is the material collected and translated by a medical student rather than a professor
– Doctor experienced, so there may be many errors and defects unpredictable, subjective or not
offices, documents can be arranged not reasonable, so besides carefull before reading information,
you should also read carefully the contents of the material and the policy, manual for use of this book .
The author of this e-book does not bear any responsibility regarding the use of improper purposes, get
bad results in health, wealth, prestige of you and your patients.
7. Not a professional, not a health worker, you are not allowed to use the information contained in
this book for diagnosis and treatment. Ever, the physician treating patients rather than treatment. Each
person is an independent entity and completely different, so applying all information in this book into
practice will be a big mistake. The author will not bear any responsibility to this negligence caused.
8. As is the community material, these books could be developed or not are not only based on
their strength and perseverance of the author of this book , the contribution, suggestions, additional
adjustment of the reader is great motivation for this book keep developed. Because a goal of
becoming a medical reference books in accordance with general requirements and the practical
situation in the health sector in particular and life.
9. The contents of this book, may only correct in a certain time in the past and the present or in the
near future. In this era of scientific and technological revolution as sweeping as fast now, no one
knew before is whether the knowledge that you have obtained can be applied in future or not. To
answer this question, only yourself, have to always update-YOURSELF-for latest information in all
areas of life, including the medical field. No one can, of course this book can not, do it for you.
10. Strictly forbidden to use this book in any bad purpose, not be allowed to commercialize this
product under any mean and any time by any media . The author of this book is not the “inventor” of
the book-articles, but has made a lot of effort, time, and money to create it, for the advanced of the
community. You must take full responsibility for any misuse purposes and does not comply with the
contents of this book yet.
11. All theories are just gray, a thousand books or a book are only theory, the only facts of life
are the most perfect book, in which you are not an audience but are the main actor. This Book just a

small grain, using it to cook or fry breeding is completely depend on you. And the person who created
this grain will begin more excited and motivated to keep trying if you know that thanks that so many
people no longer have to queue to wait for relief.
12. All comments related to the books should be sent to the me at the address above. We hope to
receive feedbacks from you to make the later version better.
13. We wish you, your family and Vietnamese people has always been healthy, happy and have a
prosperous life.
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
PHẦN 1. TRIỆU CHỨNG HỌC THẦN KINH
1. KHÁM VẬN ĐỘNG
2. KHÁM HỆ VẬN ĐỘNG, TIỀN ĐÌNH, TIỂU NÃO
3. KHÁM PHẢN XẠ
4. KHÁM CẢM GIÁC
5. KHÁM DINH DƯỠNG VÀ CƠ TRÒN
6. KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ NÃO
7. THĂM KHÁM CHUYÊN KHOA
8. HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI
9. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN CẢM GIÁC
10. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ
11. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG
12. HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH TIỂU NÃO
13. HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
14. HỘI CHỨNG ĐAU ĐẦU
15. KHÁM HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
16. KHÁM THẮT LƯNG – HÔNG
17. KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN HÔN MÊ
18. HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRE
19. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
20. X QUANG SỌ NÃO

21. ĐIỆN NÃO ĐỒ
22. CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU HỆ THẦN KINH
23. XÉT NGHIỆM DỊCH NÃO TỦY
24. GHI ĐIỆN CƠ VÀ ĐIỆN THẦN KINH
PHẦN 2. BỆNH HỌC THẦN KINH
25. BỆNH LÝ THẦN KINH NGOẠI BIÊN
26. BỆNH NHƯỢC CƠ
27. BỆNH PARKINSON
28. HỘI CHỨNG PARKINSON
29. HÔN MÊ ( COMA)
30. HỘI CHỨNG LIỆT HAI CHI DƯỚI
31. HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI
32. HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG
33. BỆNH NHƯỢC CƠ
34. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
35. VIÊM MÀNG NÃO
36. XƠ CỘT BÊN TEO CƠ
37. ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA
38. ĐAU ĐẦU
39. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT
PHẦN 3. KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU
CHƯƠNG 1. ĐỘNG KINH
40. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA ĐỘNG KINH
41. ĐỘNG KINH
42. TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH
43. XỬ TRÍ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH THỂ CO GIẬT
44. CO GIẬT DO SỐT CAO TRẺ EM
45. BỆNH XƯƠNG DO THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
46. NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT VỀ ĐỘNG KINH
47. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ ĐỘNG KINH

48. KHỨU NÃO VÀ ĐỘNG KINH THÁI DƯƠNG
49. [ NGHĨA CỦA PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ ĐỘNG KINH
50. NHẬN THỨC CỦA NHÂN DÂN VỀ ĐỘNG KINH
51. NHỮNG TIẾN BỘ TRONG ĐỘNG KINH HỌC TRẺ EM 61. CO GIẬT SAU ĐỘT QUỊ
62. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C (CRP) HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU
NÃO
63. HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ ÐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP
64. ASPIRIN TRONG PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ TIÊN PHÁT VÀ CÁC BIẾN CỐ MẠCH MÁU LỚN - NHỮNG SIÊU PHÂN
TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT
65. CÓ HAY KHÔNG TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO?
66. HÌNH ẢNH HUYẾT KHỐI XOANG TĨNH MẠCH MÀNG CỨNG TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ
67. ĐIỀU TRỊ CHỐNG HUYẾT KHỐI TRONG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
68. ĐIỀU TRỊ TIÊU SỢI HUYẾT TĨNH MẠCH BẰNG RT-PA TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ CẤP
69. HÌNH ẢNH HỌC: CỬA SỔ NHÌN VÀO NÃO
70. HÌNH ẢNH QUANG HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG LÂM SÀNG THẦN KINH
71. VAI TRÒ KHẢO SÁT ĐỘNG TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ (DYNAMIC MRI) TRONG PHÁT HIỆN U TUYẾN YÊN KÍCH
THƯỚC NHỎ
72. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘT QUỴ VỚI HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG
73. MỘT NGHIÊN CỨU TIỀN CỨU CÓ KIỂM CHỨNG VỀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM THẦN KINH SAU THỦ THUẬT
CẮT BỎ NỘI MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH
74. ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH TRONG SỌ DO VỮA XƠ BẰNG THỦ THUẬT NONG ĐỘNG MẠCH QUA DA
75. TẠO HÌNH MẠCH VÀ ĐẶT STENT TRONG ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH TRONG SỌ
76. KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA MẠCH MÁU NÃO VÀ NHỒI MÁU DƯỚI VỎ
77. CHỨNG TĂNG HOMOCYSTEINE TRONG MÁU VÀ ĐỘT QUỴ
78. NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU HOMOCYSTEINE TRONG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU CẤP
79. NGHIÊN CỨU KHÁNG INSULIN, YẾU TỐ NGUY CƠ MỚI CỦA BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
80. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MỚI CỦA ĐỘT QUỴ
81. THUỐC BẢO VỆ THẦN KINH VÀ THƯƠNG TỔN DO NÃO BỊ CHẤN THƯƠNG
82. CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ Ở TRUNG QUỐC
83. CHẨN ĐOÁN CHẾT NÃO BẰNG SIÊU ÂM XUYÊN SỌ VỚI ĐƯỜNG VÀO QUA HỐC MẮT

84. NHỮNG HƯỚNG DẪN MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VỀ CHOLESTEROL QUỐC GIA CỦA HOA KZ NHẰM
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CHOLESTEROL CAO Ở NGƯỜI LỚN
85. TRÌNH BÀY TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
86. MỘT TRƯỜNG HỢP HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH NỘI SỌ VÀ NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN
87. CHẢY MÁU TRONG NÃO ĐA Ổ CÙNG LÚC
88. TÌNH TRẠNG NẶNG LÊN CỦA BỆNH VIÊM ĐỘNG MẠCH TẾ BÀO KHỔNG LỒ KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG CORTICOID
89. BỆNH CADASIL
90. XƠ RẢI RÁC: TỪ CHẨN ĐOÁN NGHI NGỜ ĐẾN CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
91. ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON GIAI ĐOẠN MUỘN
92. NGỘ ĐỘC LEVODOPA TRONG BỆNH PARKINSON: THỰC TẾ HAY HUYỀN THOẠI
93. MỨC HOMOCYSTEINE HUYẾT TƯƠNG TĂNG Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ BẰNG LEVODOPA.
94. KÍCH THÍCH SÂU VÙNG ĐỒI THỊ: SO SÁNH GIỮA VIỆC ĐẶT 1 BÊN VÀ 2 BÊN
95. THƯƠNG TỔN CỦA HẠNH NỀN VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA Ở BỆNH PARKINSON
96. HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ CẤP TÍNH KHI BẮT ĐẦU DÙNG NHỮNG ĐỒNG VẬN DOPAMIN Ở BỆNH PARKINSON
97. MỞ ĐỒI THỊ BẰNG CON DAO GAMMA TRONG ĐIỀU TRỊ RUN GÂY TÀN PHẾ
98. ĐIỀU TRỊ TY LẠP THỂ VỚI BỆNH PARKINSON
99. CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BỆNH PARKINSON
100. NHÂN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ALZEIMER ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI THẦN KINH BỆNH VIỆN 175
101. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MEN CHUYỂN ANGIOTENSIN VÀ BỆNH ALZHEIMER
102. CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ DO THỂ LEWY
103. VITAMIN E VÀ SỰ SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở NGƯỜI GIÀ
104. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ SA SÚT TRÍ TUỆ
105. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM NÃO CẤP DO HERPES SIMPLEX Ở NGƯỜI LỚN
106. CÁC ĐIỆN THẾ GỢI VÀ [ NGHĨA LÂM SÀNG
107. CÁC ĐIỆN THẾ GỢI CẢM GIÁC THÂN THỂ
108. ĐAU DÂY THẦN KINH TAM THOA
109. GIẢI ÁP VI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ V
110. THANG ĐIỂM ĐỘT QUỴ CỦA CÁC VIỆN SỨC KHOẺ QUỐC GIA HOA KZ
111. THANG ĐIỂM ĐỘT QUỴ CHÂU ÂU
112. THANG ĐIỂM ĐỘT QUỴ CỦA ORGOGOZO

113. THANG ĐIỂM ĐỘT QUỴ CỦA BARTHEL
114. BẢNG THEO DÕI DIỄN BIẾN ĐỘT QUỴ
115. THANG ĐIỂM TIÊN LƯỢNG XUẤT HUYẾT NÃO
116. PHÂN BIỆT NHỒI MÁU NÃO VÀ XUẤT HUYẾT NÃO
CHƯƠNG 2. BỆNH LÝ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
52. ĐIỆN NÃO ĐỒ CĂN BẢN
53. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA TỦY SỐNG
54. GIẢI PHẪU THÂN NÃO VÀ TIỂU NÃO
55. GIẢI PHẪU GIAN NÃO
56. GIẢI PHẪU HẠCH NỀN
57. GIẢI PHẪU VỎ NÃO
58. VAI TRÒ CỦA TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM
59. ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ
60. HÌNH ẢNH LÂM SÀNG, NHÂN KHẨU HỌC VÀ SỰ THAY ĐỔI THỜI GIAN KHỞI PHÁT ĐỘT QUỊ THIẾU MÁU NÃO
THEO NGÀY
CHƯƠNG 3. BỆNH HỆ TK NGOẠI VI VÀ BỆNH CƠ
117. MYCOPHENOLATE MOFETIL TRONG CÁC BỆNH THẦN KINH TỰ MIỄN – MỘT NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
118. CHẨN ĐOÁN ĐIỆN VÀ NGỘ ĐỘC CÁ NÓC
119. SINGLE FIBER EMG VÀ ỨNG DỤNG BAN ĐẦU TẠI VIỆT NAM
120. ỨNG DỤNG BAN ĐẦU KỸ THUẬT GHI ĐIỆN CƠ SỢI ĐƠN ĐỘC TẠI VIỆT NAM
121. TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI CÁNH TAY
122. ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ V VÔ CĂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT ĐÔNG TẠI HẠCH GASSER QUA
DA
123. MỞ RỘNG SỬ DỤNG TOXIN BOTULINUM TOXIN TYPE A
124. KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ “CO CỨNG CƠ CỦA NGƯỜI VIẾT”
125. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA TOXIN BOTULINUM
126. BỆNH TEO CƠ TỦY TYPE III
127. ĐIỀU TRỊ NHƯỢC CƠ THỂ MẮT BẰNG CORTICOSTEROIDS
128. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CÁC HỘI CHỨNG NHƯỢC CƠ
129. CHỨC NĂNG NÃO TRONG LOẠN DƯỠNG CƠ DUCHENNE

130. HỘI CHỨNG KÊNH GUYON
131. HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KÉP
132. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐIỆN
133. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
134. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY VÀ THÔNG NỐI RICHE-CANNIEU
135. KHẢO SÁT ĐIỆN SINH LÍ THẦN KINH CƠ VÀ LÂM SÀNG TRONG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
136. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA SÓNG F TRONG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM L4-L5
137. HỘI CHỨNG GUILLAIN-BARRÉ MỨC ĐỘ NHẸ
138. DỰ ĐOÁN THỞ MÁY TRONG HỘI CHỨNG GUILLAIN-BARRÉ
139. NHỮNG DẤU HIỆU SỚM TRONG CHẨN ĐOÁN ĐIỆN CỦA HỘI CHỨNG GUILLAIN - BARRE’
140. ĐIỀU TRỊ NGÀY NAY ĐỐI VỚI CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH CƠ
141. LOẠN TRƯƠNG LỰC CƠ
142. CÁC TICS VÀ LEVETIRACETAM
PHẦN 4. THUỐC THẦN KINH THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN MẠCH MÁU NÃO
1. Bilkan:
2. Cao Ginkgo biloba:
3. Cavinton
4. Cebrex:
5. Cinnarizine:
6. Dihydroergocristine:
7. Dihydroergocryptine:
8. Duxil:
9. Flucazin:
10. Flunarizine:
11. Fonzylane:
12. Giloba:
13. Ginkgo-E:
14. Hydergine:
15. Iskedyl:
16. Nimotop:

17. Nootropyl:
18. Pervincamine:
19. Serc:
20. Sermion:
21. Sibelium:
22. Stugeron Richter:
23. Vasobral:
24. Vertizin:
CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MIGRAINE:
1. Depakote:
2. Dihydergot:
3. Dihydroergotamine:
4. Dihydroergotamine-Sandoz:
5. Gynergene Cafeine:
6. Ikaran:
7. Imigran:
8. Imitrex:
9. Nocertone:
10. Seglor:
11. Sibelium:
12. Sumatriptan:
13. Tamik:
14. Zomig:
THUỐC ĐIỀU HÒA LƯU HUYẾT NÃO:
1. Agapurin:
2. Apo-Pentoxifylline:
3. Pentoxifylline:
4. Perental LP:
5. Praxilene:
6. Torental:

7. Vessel Due F:
CÁC THUỐC AN THẦN
1. Anxiron:
2. Apo-Diazepam:
3. Apo-Hydroxyzine:
4. Atarax:
5. Diazepam:
6. Diazepam 5 mg:
7. Dogmatil:
8. Equanil:
9. Hydroxyzine:
10. Lexomil:
11. Listica:
12. Lorazepam:
13. Meprobamate:
14. N-Oblivon:
15. Nobrium:
16. Nordaz:
17. Nordazepam:
18. Praxadium:
19. Seduxen:
20. Seriel:
21. Temesta:
22. Xanax:
PHẦN 1. TRIỆU CHỨNG HỌC THẦN KINH
1. KHÁM VẬN ĐỘNG
I. KHÁM VẬN ĐỘNG TỰ CHỦ.
1. Một số nghiệm pháp khác:
Người bệnh có thể ở nhiều tư thế: ngồi, đứng, nằm… ở đây ta chỉ thăm khám khi người bệnh ở tư thế
nằm.

1.1. Hướng dẫn người bệnh làm một số nghiệm pháp thông thường, đồng thời hai bên, để so sánh.
- Chi trên: nắm xoè bàn tay; gấp duỗi cẳng tay; giơ cánh tay lên trên, sang ngang.
- Chi dưới: Co duỗi ngón chân; Gấp duỗi cẳng chân; Nhắc chân lên khỏi giường.
1.2. Tìm cơ lực:
Trong khi người bệnh làm những động tác thông thường kể trên, thầy thuốc lần lượt chống lại từng loại.
Như vậy có thể đánh giá được cơ lực của từng nhóm cơ.
1.3. Nghiệm pháp Barré:
- Chi trên: người bệnh nằm ngửa, giơ thẳng hai tay tạo một góc 60 độ với mặt giường. Bên nào liệt sẽ
rơi xuống trước.
- Chi dưới: người bệnh nằm sấp. Cẳng chân người bệnh để 45 độ với mặt giường. Bên nào liệt sẽ rơi
xuống trước.
1.4. Nghiệm pháp Mingazzini:
Áp dụng cho chi dưới. Người bệnh nằm ngửa hai chân giơ lên, cẳng chân thẳng góc với đùi, đùi thẳng
góc với mặt giường. Bên nào liệt chân đó rơi xuống trước.
2. Đánh giá kết quả:
Việc thăm khám vận động và cơ lực của từng đoạn chỉ cho phép phát hiện tình trạng liệt, không những
về cường độ liệt, mà còn ở địa điểm liệt.
2.1. Cường độ:
Có thể liệt hoàn toà, không làm được những động tác thông thường. có thể chỉ liệt nhẹ, vẫn làm
được những động tác nhưng không lâu và yếu. Lúc đó cần phải so sánh kỹ hai bên và loại trừ nguyên
nhân của động tác yếu là do teo cơ hay khớp làm hạn chế cử động.
2.2. Khu trú địa điểm:
Tuz theo địa điểm tổn thương thần kinh, liệt có thể khu trú hay lan toả. Do vậy xác định được địa điểm
liệt cüng có nghĩa là xác định được vị trí tổn thương thần kinh. Ví dụ:
- Địa điểm thân thần kinh: khi liệt vận động cả một nhóm cơ chi phối bởi một dây thần kinh sọ não
hay thần kinh tuỷ, nói chung ta có thể cho là tổn thương ở thần kinh ngoại biên. Đó là trường hợp của
liệt mặt thể ngoại biên, liệt thần kinh quay, thần kinh giữa…
- Địa điểm rễ thần kinh: khi liệt vận động một nhóm cơ ở đúng vùng chi phối bởi một hay nhiều rễ
tuỷ trước, ta có thể kết luận là tổn thương hoặc ở rễ, hoặc ở thần kinh tuỷ, hoặc ở sừng trước tuỷ sống.
Thí dụ ở chi trên, khi liệt rễ trên do tổn thương ở C5 – C6, các cơ delta, nhị đầu, cánh tay trước và cơ

sấp dài sẽ không vận động được (liệt kiểu Duchenne).
- Liệt một chi: liệt toàn bộ một chi thường do tổn thương các rễ tuỷ hay là sừng trước, rất ít khi do
tổn thương do tổn thương một vùng giới hạn của võ não.
- Liệt nửa thân: do tổn thương não bên đối diện với liệt (sẽ có bài riêng).
- Liệt hai chi dưới: thường do tổn thương ở tuỷ, do tổn thương hai bên rễ tuỷ hay do tổn thương thần
kinh ngoại biên, rất ít khi do tổn thương cả hai bên bán cầu não (có bài riêng).
Trong mọi trường hợp liệt, điều quan trọng bậc nhất là cần xác định nguyên nhân là ở trung ương hay
ngoại biên.
Nhiều khi xác định tương đối dễ: liệt thân hay rễ thần kinh là do tổn thương ngoại biên, liệt nửa
thân chắc chắn là do tổn thương trung ương. Trường hợp nghi ngờ như khi liệt hai chi, người ta thường
dựa vào những tiêu chuẩn sau đây để phân biệt:
- Liệt ngoại biên thường là liệt mềm, phản xạ xương giảm, có teo cơ và có phản ứng thoái hoá điện.
- Liệt trung ương có thể là liệt nằm, nhưng về sau thường tiến triển đến liệt cứng, phản xạ gân xương
tăng và thường kèm theo dấu hiệu Babinski.
II. KHÁM TRƯƠNG LỰC.
1. Một số nghiệm pháp khám.
- Thường làm ở các chi. Người bệnh để chi được thăm khám hoàn toàn thụ động, không lên gân.
- Chi trên: người bệnh vòng tay qua cổ và đặt lòng bàn tay vào vùng xương bả vai cùng bên.
- Chi dưới: lấy gót chân đặt vào mông cùng bên.
- Thầy thuốc cầm cổ chân, cổ tay người bệnh, lắc mạnh để tìm độ ve vẫy của bàn chân, bàn tay người
bệnh.
- Hoặc thầy thuốc lắc cả thân người bệnh quay phải quay trái và xem biên độ vung hai tay người bệnh.
2. Đánh giá kết quả.
Ở người bình thường có một sự đề kháng nhỏ khi người bệnh làm những động tác thụ động trên.
- Khi đề kháng của các cơ tăng, các động tác trên bị hạn chế, ta gọi là tăng trương lực cơ. Lúc đó các
cơ thường rắn hơn bình thường, mặc dù lúc nghỉ ngơi không hoạt động.
- Khi đề kháng giảm, bàn tay có thể với tới vùng xương bả vai cùng bên hoặc gót chân chạm mông
cùng bên, ta gọi là trương lực cơ giảm. Lúc đó các cơ thường nhẽo.
- Ta lần lượt nghiên cứu giá trị triệu chứng cả hai trường hợp bệnh lý trên.
2.1. Trương lực cơ tăng:

Có thể kèm theo hoặc không kèm theo liệt.
- trương lực cơ tăng không kèm theo liệt là một triệu chứng của liệt trung ương, nghĩa là có tổn
thương bó tháp. Trường hợp này còn gọi là co cứng tháp, điển hình nhất là khi liệt cứng nửa người.
- Trương lực cơ tăng không kèm theo liệt: là một triệu chứng của tổn thương ngoài bó tháp. Đó là co
cứng ngoài tháp mà tiêu biểu là bệnh Parkinson.
2.2. Trương lực cơ giảm:
Cüng như trường hợp trương lực cơ tăng, ở dây cüng có hai loại: có hoặc không kèm theo liệt.
- Trương lực cơ giảm có kèm theo liệt, gọi là liệt mềm. Đó là tất cả các trường hợp liệt ngoại biên và
một số trường hợp liệt trung ương.
- Trương lực cơ giảm không kèm theo liệt: đặc biệt gặp trong các tổn thương các đường cảm giác
sâu: tổn thương thần kinh cảm giác, các rễ sau, các sừng sau tuỷ sống (bệnh tebet). Cüng gặp trong các
hội chứng tiểu não.
III. KHÁM PHỐI HỢP ĐỘNG TÁC VÀ THĂNG BẰNG.
Tất cả các động tác của người ta, dù là động tác đơn giản, phải qua một quá trình phân tích và tổng
hợp của các động tác nhỏ và yếu tố tâm trí.
Sự mất thăng bằng và phối hợp động tác gọi là loạng choạng (ataxie) đặc biệt thường gặp trong những
rối loạn cảm giác sâu bệnh tabet, hội chứng tiểu não và hội chứng tiền đỉnh.
Nghiệm pháp phát hiện loạng choạng:
1. Ngón tay chỉ müi:
2. Gót chân đầu gối.
Qua hai nghiệm pháp trên, có thể thấy ba khả năng.
- Người bệnh chỉ chỉ đúng, không run tay.
- Chỉ quá mức: ngón tay hoặc ngón chân đi đúng hướng nhưng đi quá lên trên: quá tầm. Gặp trong
tổn thương tiểu não.
- Chỉ không đúng đích: ngay lúc làm động tác, ngón tay người bệnh run rẩy, hướng chỉ không đúng: rối
tầm. Gặp trong tổn thương cảm giác sâu và trong bệnh tabet.
3. Lật úp liên tiếp bàn tay:
Bảo người bệnh lật úp liên tiếp bàn tay. Bình thường có thể làm một cách nhịp nhành, nhanh nhẹn.
Khi thực hiện động tác này một cách khó khăn, ngượng nghịu là bất thường và gọi là mất liên động,
thường gặp trong hội chứng tiểu não. Cần chú ý là các nghiệm pháp trên chỉ có giá trị không có liệt và

không có tăng trương lực cơ gây vận động khó khăn.
4. Dấu hiệu Romberg:
Người bệnh đứng chụm chân (hai ngón cái liền nhau, nhắm mắt và giơ hai tay ra phía trước).
Trường hợp dấu hiệu Romberg (+), người bệnh sẽ nghiêng ngả lảo đảo rồi ngã:
- Trong bệnh tabet: người bệnh ngã bất cứ theo hướng nào.
- Trong hội chứng tiền đình, người bệnh luôn ngã về một hướng. Hướng này phụ thuộc vào tư thế đầu
người bệnh.
Có thể tóm tắt các rối loạn loạng choạng trong bảng dưới đây:
Loạng choạng tabét Tiểu não Tiền đình
Rối tầm. + + 0 0
Quá tầm 0 + 0
Mất liên động 0 + + 0
(adiadococinésie)
+ 0 +
Romberg
(kiểu tiền đình).
IV. VẬN ĐỘNG BẤT THƯỜNG
Có nhiều loại vận động bất thường không tự chủ, cần chú ý phát hiện.
1. Nguyên nhân khám.
- Quan sát kỹ người bệnh lúc nghỉ. Nhiều khi phải kích thích bằng búa phản xạ hoặc kim châm, nhất là
những loại vận động có biên độ thấp.
- Nghiên cứu kỹ tính chất của vận động bất thường: địa điểm, nhịp điệu cường độ, thời gian xuất
hiện và ảnh hưởng của bên ngoài
2. Các loại động tác bất thường chủ yếu.
2.1. Run:
Là những cử động bất thường có biên độ đều, thường khu trú ở các đầu chi.
Có nhiều kiểu run: bệnh Parkinson, bệnh về tiểu não, Basedow, tuổi già, uống rượu.
2.2. Co giật:
Là hiện tượng giật cơ khu trú hay toàn thể, biên độ lớn. Tần số thấp (chậm) hơi run. Thường gặp trong
động kinh, uốn ván, urê máu cao, bệnh sản giật, sốt cao ở trẻ em.

2.3. Múa nhanh:
Là những cử động hỗn độn, vô nghĩa, biên độ lớn nhanh. Điển hình là cơn múa nhanh Sydenham.
2.4. Múa vờn:
Là những cử động chậm hơn, uốn lượn. Thường khu trú ở ngọn chi trên.
V. NGHIÊN CỨU MỘT VÀI DÁNG ĐI.
Nghiên cứu dáng đi giúp ta biết thêm hướng chẩn đoán. Có nhìêu loại dáng đi tuz theo địa điểm tổn
thương thần kinh:
1. Trong liệt nửa thân.
Thường liệt cứng thì mới quan sát được.
- trường hợp co cứng nhiều: có dáng đi vòng kiềng: người bệnh không thể gập đùi lại được (co cứng
duỗi) và đi vát thành nửa vòng (như kiểu phát cỏ).
- Trường hợp co cứng trung bình, người bệnh đi kiểu qu t đất.
2. Trong liệt cứng hai chi dưới:
Người bệnh có thể đi được, nhưng hai đùi đi sát vào nhau, đầu gối va vào nhau, bàn chân khó nhắc
lên khỏi mặt đất. Trường hợp co cứng quá phải dùng nạng, hai chân lủng lẳng như quả lắc đồng hồ.
3. trong bệnh Parkinson.
Dáng đi chậm, hai cánh tay dán sát vào thân không vung vẩy.
2. KHÁM HỆ VẬN ĐỘNG, TIỀN ĐÌNH, TIỂU NÃO
1. Phương pháp khám hệ vận động.
Mục đích khám chức năng vận động nhằm phát hiện: bệnh nhân có liệt không? liệt tay, chân hay mặt?
liệt trung ương hay ngoại vi? liệt độ mấy (từ độ 1-5)? trương lực cơ có thay đổi không? bệnh nhân có
các động tác vận động không chủ ý (co giật, múa vờn, múa giật, run, tics )?
Khám vận động bao gồm: nhận x t tư thế và vận động của bệnh nhân, khám sức cơ, khám trương lực cơ
và nhận xét về các động tác không chủ ý.
1.1. Khám sức cơ:
1.1.1. Quan sát:
+ Quan sát tư thế của bệnh nhân: xem nét mặt và vận động các cơ mặt của bệnh nhân, tư thế ngồi, đứng,
nằm của bệnh nhân có gì đặc biệt không?
+ Quan sát dáng đi: thường gặp các dáng đi sau trong lâm sàng:
- Dáng đi lết vòng (dáng đi như gà) còn được gọi là dáng đi vạt cỏ gặp trong liệt cứng nửa người,

thường thấy ở bệnh nhân liệt nửa người do đột qụy não.
- Dáng đi chân rü: khi đi bàn chân rủ thõng, hơi quay vào trong, các ngón hơi gấp. Để khỏi quệt müi
bàn chân xuống đất khi đi, bệnh nhân thường nâng cao chân, khi đặt bàn chân liệt xuống thì müi bàn
chân tiếp đất trước, sau đó là cạnh ngoài bàn chân và gót chân.
- Dáng đi kiểu con ngỗng: lưng ưỡn ra trước, mông cong ra sau, đùi ở phía trước, cẳng chân phía sau
do teo cơ vùng thắt lưng, đùi, mông, thường gặp trong bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển.
- Dáng đi hysteria: dáng đi k o gỗ, bệnh nhân lê hai bàn chân trên mặt đất một cách nặng nhọc.
- Dáng đi Parkinson: bệnh nhân đi không vung vẩy tay, toàn bộ cơ thể của bệnh nhân di chuyển như
một khối, ngập ngừng, cứng nhắc, nửa người trên có xu hướng lao về trước, bước đi ngắn và nhanh dần
như chạy đuổi theo trọng tâm của chính mình.
- Các dáng đi khác (dáng đi tiểu não): bệnh nhân đi lảo đảo như say rượu, hai chân dang rộng, có khi
nghiêng về một bên, nếu nặng bệnh nhân ngã về bên tổn thương.
1.1.2. Thao tác khám sức cơ:
Thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân co, duỗi, dạng, khép, xoay chân, tay. Mục đích nhằm phát hiện những
trường hợp liệt nặng, không vận động được các chi thể.
+ Các nghiệm pháp khám sức cơ:
Nhằm phát hiện những trường hợp liệt vừa.
- Nghiệm pháp Barré:
. Barré chi trên: bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi, giơ thẳng hai tay ra trước, xoè các ngón tay và giữ
nguyên tư thế, nghiệm pháp dương tính khi tay yếu hơn rơi xuống trước. . Barr chi dưới: bệnh nhân
nằm sấp, cẳng chân để vuông góc với đùi và giữ nguyên tư thế, nghiêm pháp dương tính khi chân yếu
rơi xuống trước.
+ Nghiệm pháp Raimiste: bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay đặt trên mặt giường, cẳng tay đặt vuông góc
với cánh tay, bàn tay duỗi thẳng và giữ nguyên tư thế; nghiệm pháp dương tính khi tay yếu rơi xuống
bụng trước.
- Nghiệm pháp Mingazzini: bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân đặt vuông góc với đùi, đùi vuông góc với
mặt giường và giữ nguyên tư thế, nghiệm pháp dương tính khi chân yếu hơn rơi xuống trước.
+ Yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác vận động chủ động chống lại sức cản do thầy thuốc gây ra
để phát hiện những trường hợp liệt rất kín đáo, chú { so sánh sức cơ tương ứng của hai bên cơ thể.
1.1.3. Đánh giá kết quả khám sức cơ:

+ Độ 1: bệnh nhân vẫn tự đi lại, tự phục vụ được nhưng chi bị bệnh yếu hơn chi đối diện.
+ Độ 2: bệnh nhân có thể nâng chân tay lên khỏi mặt giường, nhưng không giữ được lâu. + Độ 3:
bệnh nhân chỉ co duỗi được chân tay trên mặt giường một cách chậm chạp. + Độ 4: nhìn, sờ thấy co cơ
khi bệnh nhân vận động chủ động nhưng không gây co duỗi khúc chi (co cơ đẳng kế).
+ Độ 5: hoàn toàn không có biểu hiện co cơ khi bệnh nhân vận động chủ động. 1.2. Khám trương lực
cơ:
Khi khám trương lực cơ bệnh nhân cần để chi được khám mềm mại hoàn toàn. + Sờ nắn các chi và so
sánh mật độ của cơ cần khám với bên đối diện và với các cơ khác. + Vận động thụ động các chi của
bệnh nhân:
- Nghiệm pháp ve vẩy ngọn chi: thầy thuốc cầm cổ tay bệnh nhân và lắc nhẹ, bàn tay bệnh nhân bị mất
trương lực sẽ ve vẩy mềm mại, không có độ bật lại.
- Dấu hiệu gấp dao díp: thầy thuốc thực hiện động tác vận động thụ động tay và chân bệnh nhân ở khớp
gối và khớp khủyu. Khi mới gấp thấy cứng sau đó tiếp tục gấp vào sẽ thấy dễ dàng như gấp dao díp,
tương tự như vậy khi duỗi ra đầu tiên thấy khó duỗi, sau đó chi duỗi ra một cách dễ dàng.
- Dấu hiệu bánh xe răng cưa: thầy thuốc thực hiện động tác gấp và duỗi thụ động tay, chân của bệnh
nhân ở khớp gối, khớp khuyủ và khớp cổ tay sẽ thấy các vận động gấp duỗi được thực hiện theo từng
nấc.
+ Khám phát hiện dấu hiệu rung giật bàn chân, rung giật bánh chè (gặp trong liệt trung ương)
- Rung giật bàn chân: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đặt chân bệnh nhân ở tư thế gấp gối 120
o
, một
tay đỡ dưới kheo và giữ chân cho ngay ngắn, tay còn lại cầm bàn chân bệnh nhân gấp mạnh, đột ngột
về phía mu và duy trì lực gấp. Dấu hiệu dương tính khi bàn chân bệnh nhân có các động tác giật mạnh
liên tục ngược lại lực ấn của thầy thuốc.
- Rung giật bánh chè: bệnh nhân nằm ngửa hai chân duỗi thẳng trên mặt giường. Thầy thuốc dùng
một bàn tay giữ cẳng chân bệnh nhân, bàn tay còn lại đặt phía bờ trên xương bánh chè, đẩy mạnh, đột
ngột xuống dưới và duy trì lực đẩy. Dấu hiệu dương tính khi xương bánh chè của bệnh nhân có các cử
động giật ngược lại lực đẩy của thầy thuốc.
+ Đánh giá kết quả khám trương lực cơ: trương lực cơ có thể giảm hoặc tăng (trường hợp tăng
mạnh có thể biểu hiện bằng co cứng cơ tương ứng).

1.3. Khám các vận động không chủ ý:
+ Nguyên tắc khám: quan sát bệnh nhân lúc nghỉ và lúc vận động. Nhận x t đặc điểm của các vận động
bất thường (như tần số, biên độ, vị trí và các yếu tố ảnh hưởng).
+ Các vận động bất thường hay gặp:
- Run (tremor): là cử động nhịp nhàng luân phiên gấp duỗi của các nhóm cơ (hay gặp ở ngọn chi), tần
số nhanh, biên độ nhỏ.
Cách khám: bệnh nhân nhắm mắt, giơ hai tay ra trước. Thầy thuốc quan sát đầu ngón tay xem có run
không? Trong trường hợp nghi ngờ, có thể đặt một tờ giấy phẳng lên bàn tay của bệnh nhân và quan sát
đầu ngoài của tờ giấy (biên độ run được khuếch đại) xem có run không. Thường gặp trong bệnh
Parkinson, tiểu não, nghiện rượu, Basedow
- Rung giật bó cơ (fasciculation), rung giật sợi cơ (fibrillation) là hiện tượng co giật nhẹ các bó cơ mà
mắt thường có thể quan sát được (hoặc các sợi cơ).
Cách khám: bệnh nhân ở trạng thái yên tĩnh, thầy thuốc quan sát các bắp cơ của bệnh nhân xem có hiện
tượng các bó cơ co giật tự phát không. Có thể gợi ra hiện tượng co giật bó cơ bằng cách dùng ngón tay
gõ nhẹ vào bắp cơ của bệnh nhân.
Nguyên nhân là các quá trình bệnh lý gây mất phân bố thần kinh (xơ cột bên, teo cơ).
- Co giật cơ (myoclonus): là sự co cơ đột ngột ở một hay nhiều nhóm cơ làm vận động các khúc chi
như trong cơn động kinh, sản giật (eclampsia), hạ can xi máu, hạ đường máu
- Múa giật (chorea): là những cử động hỗn độn không tùy {, đột ngột, nhanh, biên độ lớn; thường
thấy ở gốc chi, mặt, thay đổi nhanh vị trí, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Cách khám: yêu cầu
bệnh nhân giơ hai tay lên đầu hoặc ra trước, hai bàn tay để sấp và giữ nguyên tư thế.
. Múa giật Sydenham do thấp khớp cấp ở trẻ em.
. Múa giật Huntington: có tính chất di truyền, kèm theo mất trí, thường gặp ở người lớn. . Múa giật
triệu chứng nửa người kèm theo các triệu chứng khác: thường do tổn thương mạch máu não hoặc do
bệnh não trẻ em.
- Múa vờn (athetose): là các động tác diễn ra rất chậm chạp, uốn o, các động tác luôn thay đổi, nối
tiếp nhau hầu như không ngừng. Các động tác múa vờn thường gặp ở ngọn chi (do tổn thương nhân
đuôi). Múa vờn kép gặp ở hai tay kết hợp với thiểu năng tâm thần (do tổn thương thể vân, nhân đỏ).
- Múa vung nửa thân (hemiballism): là các động tác vung tay như n m, hoặc các động tác đá gót, gấp
chân đột ngột về phía sau (do tổn thương thể Luys bên đối diện).

- Loạn trương lực xoắn vặn (dystorsion): là các cử động như múa vờn nhưng xảy ra ở gốc chi hay ở
thân gây cử động xoắn vặn chi hoặc thân, thường xuất hiện khi đi nên bệnh nhân đi lại rất khó khăn (do
tổn thương nhân đuôi, vỏ hến, đồi thị, nhân răng).
- Máy cơ (tics): là các vận động theo thói quen của các nhóm cơ ở mặt cổ, tăng khi mệt mỏi. 1.4.
Đánh giá kết quả:
Kết hợp kết quả khám trương lực cơ và sức cơ, có thể phân biệt giữa liệt trung ương và liệt ngoại vi
theo bảng sau:
Liệt trung ương Liệt ngoại vi Triệu chứng
Định khu Trung khu vận động và đường tháp
Nhân dây thần kinh sọ não, tế bào vận động ở tủy sống, dây, rễ thần kinh
Trương lực cơ Tăng Giảm
Phản xạ gân xương Tăng Giảm
Phản xạ bệnh lý bó tháp Có Không
Teo cơ Teo muộn Teo sớm
Phản ứng thoái hoá điện Không Có
2. Phương pháp khám tiền đình - tiểu não.
2.1. Một số đặc điểm giải phẫu - sinh lý tiểu não: + Tiểu não nằm ở hố sọ sau, gắn với thân não bởi
3 cuống tiểu não: trên, giữa, dưới. + Tiểu não gồm có thùy nhộng ở giữa và hai bán cầu tiểu não, có
các nhân xám như nhân răng, nhân mái…
+ Chức năng sinh l{: thùy nhộng có chức năng thăng bằng, bán cầu tiểu não có chức năng phối hợp vận
động.
2.2. Phương pháp khám:
2.2.1. Khám hội chứng tiền đình:
+ Triệu chứng chủ quan:
- Chóng mặt: bệnh nhân có cảm giác nhà cửa quay xung quanh bệnh nhân hoặc bệnh nhân quay xung
quanh nhà cửa, triệu chứng tăng lên khi thay đổi tư thế của đầu.
- Nôn và buồn nôn.
+ Triệu chứng khách quan:
- Rung giật nhãn cầu (nystagmus): khi liếc mắt tối đa về một phía (sang phải, sang trái, lên trên, xuống
dưới), nhãn cầu giật 2-3 cái theo chiều ngược lại).

- Dấu hiệu Romberg: người bệnh đứng thẳng, chụm hai chân, mắt nhìn thẳng, hai tay vuông góc với
thân mình, bệnh nhân ngã về bên tổn thương.
- Dấu hiệu Romberg phức tạp: bệnh nhân đứng, hai chân nối tiếp nhau tạo một đường thẳng, giơ tay ra
phía trước, mắt nhắm, bệnh nhân ngã về bên tổn thương. Cần phân biệt các bệnh sau: bệnh Tabes (bệnh
nhân ngã khi nhắm mắt), hội chứng tiểu não (bệnh nhân chỉ lảo đảo tăng lên).
- Nghiệm pháp đi hình sao: bệnh nhân nhắm mắt, đi thẳng 6 bước, sau đó lùi lại 6 bước, làm 4-5 lần,
kết quả bệnh nhân đi tạo thành hình sao.
2.2.2. Khám hội chứng tiểu não:
+ Quan sát: khuynh hướng ngã khi đứng, dáng đi lảo đảo, dạng chân; run khi cử động hữu ý, hết run khi
nghỉ ngơi.
+ Rối loạn lời nói, chữ viết: nói chậm, dằn tiếng, viết chậm, to và không đều.
+ Mất phối hợp vận động: sai tầm, quá tầm.
+ Nghiệm pháp ngón tay-trỏ müi: người bệnh giang hai tay, sau đó đưa ngón tay trỏ vào müi mình
(bệnh nhân nhắm mắt); bên tổn thương, ngón tay trỏ sai tầm, sai đích.
+ Nghiệm pháp ngón-ngón: hai tay giang rộng, sau đó đưa hai ngón trỏ vào gần nhau cách
0,5cm; bên tổn thương ngón tay sẽ trỏ quá tầm, quá đích.
+ Đối chiếu các ngón tay: dùng ngón cái đếm các ngón tay còn lại.
+ Nghiệm pháp gót chân-đầu gối: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, sau đó một chân giơ lên
cao rồi hạ dần, gót chân chạm gối bên đối diện, vuốt dọc xương chầy đến cổ chân. + Nghiệm pháp
sấp-ngửa bàn tay (nghiệm pháp con rối): bệnh nhân ngồi, hai tay giơ ra trước, sau đó cùng một lúc hai
tay thực hiện các động tác sấp rồi ngửa liên tục với tốc độ nhanh nhất. Nếu các động tác thực hiện
vụng về, chậm chạp, thậm chí không thực hiện được là do tổn thương tiểu não cùng bên.
+ Giảm trương lực cơ.
2.2.3. Nguyên nhân:
+ Xơ não rải rác.
+ U góc cầu tiểu não, u tiểu não.
+ Rối loạn tuần hoàn não.
+ Teo não.
3. KHÁM PHẢN XẠ
Hình thức cơ bản của hoạt động thần kinh là hoạt động phản xạ. Phản xạ là sự đáp ứng của bộ máy thần

kinh đối với kích thích bên ngoài hoặc bên trong thông qua thần kinh trung ương.
Có nhiều loại phản xạ:
- Phản xạ thông thường đi qua tuỷ như phản xạ gân, xương da, niêm mạc.
- Phản xạ phức tạp đi qua não: phản xạ có điều kiện của Paphó.
Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu các phản xạ qua tuỷ, chủ yếu đi sâu vào cách khám và đánh giá triệu
chứng trên lâm sàng.
I. [ NGHĨA MỤC ĐÍCH CỦA KHÁM PHẢN XẠ.
Khám phản xạ là một quá trình quan trọng trong việc khám thần kinh vì:
- Có rối loạn phản xạ, chắc chắn là có tổn thương thực thể ở bộ máy thần kinh.
- Đối chiếu các khoanh phản xạ với khu trú của phản xạ bị rối loạn, ta có thể biết được địa điểm của
tổn thương (xem bảng).
Ở trên người bình thường:
- Mỗi phản xạ đều có một địa điểm cố định (vùng gây phản xạ) và hầu hết là đối xứng hai bên với
nhau.
- Đối với mỗi phản xạ, hai bên sẽ trả lời đều nhau, khi cường độ kích thích bằng nhau.
- Mỗi phản xạ tương ứng với ba khoanh tuỷ. Theo qui ước, ta chỉ dùng khoanh giữa để chỉ. Ví dụ phản
xạ bánh chè tương ứng ở tuỷ lưng L3.
Khoanh tuỷ: TL2, TL3 (Theo qui ước lấy LT3), TL4.
Chúng ta lần lượt nghiên cứu các loại phản xạ gân xương, phản xạ da niêm mạc, phản xạ tự động tuỷ.
II. CÁC LOẠI PHẢN XẠ THÔNG THƯỜNG.
1. Phản xạ gân xương.
1.1. Nguyên tắc chung:
- Người bệnh ở tư thế thoải mái cho mỗi loại chi.
- Dùng búa phản xạ trong lượng đã qui định ( không dùng bất cứ một vật gì trên tay như ống nghe,
tay kông, cán dao…), gõ đúng vào gân cơ và màng xương. Không gõ vào thân cơ, vì như thế là phản xạ
cơ, chứ không phải phản xạ thần kinh.
- Gõ từng cặp phản xạ hai bên đối xứng nhau, từ trên xuống dưới theo một trình tự nhất định, để
tránh bỏ sót.
- Trước một người bệnh mất phản xạ, phải chắc chắn người đó không có sự co cơ chủ động (“lên
gân”) mới có giá trị. Phải giải thích để người bệnh không lên gân. Nhiều trường hợp phải dùng:

+ Nói chuyện với người bệnh.
+ Nghiệm pháp Jendrassin: người bệnh móc hai ngón tay với nhau, cố sức kéo doãi hai ngón ra trong
khi đó ta tìm phản xạ gân xương bánh chè.
+ Gõ vào thân cơ trước khi tìm phản xạ thần kinh, nếu co giật tức là người bệnh không có sự co cơ chủ
động.
1.2. Cách khám một số phản xạ chính.
- Có nhiều tư thế của người bệnh khi khám phản xạ: đứng, ngồi, nằm… thường để người bệnh ở tư thế
nằm vì chính xác, ít mệt người bệnh.
- Khi ở tư thế nằm, thầy thuốc đứng bên phải người bệnh, cầm búa bằng ngón cái và ngón trỏ.
- Gõ nhẹ nhàng, chủ yếu dùng trọng lượng búa rơi xuống, không dùng sức mình để gõ.
1.2.1. Phản xạ gân xương chi trên.
· Phản xạ gân xương quay:
- Tư thế: có hai cách.
+ Người bệnh nằm, cẳng tay gấp, hai bàn tay để lên bụng.
+ Tay người bệnh buông xuôi, thầy thuốc cầm tay người bệnh hơi gập lại 45 độ với mặt giường.
- Địa điểm gõ: mỏm chân quay.
- Phản xạ xuất hiện: gấp cẳng tay do co cơ ngửa dài.
· Phản xạ tạm đầu cánh tay:
- Tư thế: người bệnh nằm tay buông xuôi, thầy thuốc cầm tay người bệnh hơi k o vào phía bụng để
nâng cánh tay lên và thẳng góc với cẳng tay.
- Địa điểm gõ: gân cơ tam đầu cánh tay.
- Phản xạ xuất hiện: duỗi cẳng tay
· Phản xạ cơ nhị đầu.
- Tư thế: như khi tìm phản xạ xương quay.
- Địa điểm gõ: thầy thuốc đếm ngón tay trỏ hoặc ngón cái trên gân cơ nhị đầu, rồi gõ vào trên ngón tay
đệm của mình.
1.2.2. Phản xạ gân xương chi dưới.
· Phản xạ gân bánh chè:
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa, chống cẳng chân cho đầu gối gấp lại một góc 45 độ, thầy thuốc luồn
cẳng tay trái xuống dưới khoeo chân và hơi nâng hai chân người bệnh lên.

- Địa điểm gõ: gân cơ tứ đầu đùi (không gõ vào thẳng xương bánh chè).
- Phản xạ xuất hiện: hất cẳng chân ra phía trước.
· Phản xạ gân gót.
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa, ngả đùi ra phía ngoài, đầu gối hơi thấp. Có thể người bệnh quz gối để
thả hai bàn chân ra khỏi giường (áp dụng tư thế này khi phản xạ yếu không rõ).
- Địa điểm gõ: thầy thuốc nắm đầu bàn chân, hơi k o ra phía trên cho duỗi ra, gõ vào gân Achille.
- Phản xạ xuất hiện: giật cơ tam đầu cẳng chân, müi bàn chân như đạp xuống vào tay thầy thuốc.
1.3. Thay đổi bệnh lý của phản xạ gân xương.
1.3.1. Tăng phản xạ.
· Tiêu chuẩn.
- Co giật đoạn chi mạch, đột ngột.
- Biên độ giật của chi rộng.
- Ở mức độ tăng phản xạ cao hơn, có thể:
+ Phản xạ lan truyền: Gõ không đúng chỗ quy định cüng có phản xạ. Thí dụ trong tăng phản xạ bánh
chè, gõ vào xương chày cüng giật mạnh cẳng chân.
+ Phản xạ đa động: gõ một cái, chi giật 3-4 lần.
+ Giật liên tục bàn chân và xương bánh chè (clonus): nắm bàn chân người bệnh kéo mạnh mấy cái
theo chiều dọc từ dưới lên rồi giữ nguyên tư thế gấp tối đa của bàn chân, bàn chân sẽ giật liên tục
(clonus đu piet) hoặc nắm ngang xương bánh chè, đẩy mạnh xuống vài ba cái, rồi giữ nguyên ở tư thế
đẩy xuống, xương bánh chè sẽ co giật liên tục (clonus de la rotule).
· Giá trị triệu chứng cuả tăng phản xạ.
- Có tổn thương bó tháp nghĩa là có tổn thương tế bào thần kinh trung ương.
- Thường tăng phản xạ đi đôi với tăng trương lực cơ. Nhưng cüng có trường hợp trương lực cơ giảm
mà phản xạ gân xương lại tăng (trường hợp liệt mềm chuyển sang liệt cứng).
1.3.2. Giảm phản xạ hoặc mất phản xạ.
· Tiêu chuẩn:
- Mất phản xạ: cơ không giật tí nào (khi tìm phản xạ nên chú ý nhìn và sờ vào các cơ chứ không phải
chỉ chú { đến có giật chi hay không).
- Giảm phản xạ: Cơ giật yếu, phải nhìn kỹ mới thấy.
· Giá trị triệu chứng: Giảm hoặc mất phản xạ gân xương có giá trị triệu chứng như nhau, chứng tỏ có

tổn thương một điểm nào đó trên cung phản xạ.
Ví dụ: tổn thương tế bào thần kinh cảm giác, rễ sau, sừng trước tuỷ sống.
Còn gặp trong một số tổn thương đột ngột bó tháp ở giai đoạn đầu: chảy máu não, đứt ngang tuỷ.
- Phản xạ đảo ngược: khi ta gõ đúng quy định, nhưng chi lại giật ngược lại. Giá trị triệu chứng coi như
mất hay giảm phản xạ.
2. Phản xạ, da niêm mạc.
2.1. Phản xạ da:
Người bệnh ở tư thế doãi cơ thoải mái. Dùng vật đầu nhọn nhưng không quá sắc, rạch vào những vùng
quy định trên da, sẽ phát sinh phản xạ.
2.1.1. Phản xạ da bụng.
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa hai chân chống lên để cơ bụng mềm.
- Địa điểm kích thích: có 3 trung tâm khác nhau:
+ Da bụng trên: kích thích phía trên rốn.
+ Da bụng giữa: kích thích ngang rốn. + Da bụng dưới: kích thích phía dưới rốn.
- Phản xạ xuất hiện: cơ bụng co giật, nhìn rốn như rúm lại.
2.1.2. Phản xạ da bìu:
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa, đùi hơi ngửa ra ngoài.
- Địa điểm kích thích: kích thích 1/3 trên của mặt trên đùi.
- Phản xạ xuất hiện: Da bìu co dúm lại, tinh hoàn đi lên phía trên.
2.1.3. Giá trị triệu chứng:
- Khi phản xạ da mất hoặc giảm tức là bệnh lý chứng tỏ có tổn thương thần kinh.
- Trong trường hợp liệt ½ thân mà phản xạ gân xương không cho biết chắc chắn tổn thương ở bên nào
thì lúc đó phản xạ da bên nào mất là bên đó có bệnh l{ (nghĩa là liệt bên đó).
2.2. Phản xạ da lòng bàn chân và dấu Babinski.
- Tư thế: người bệnh nằm ngửa, chân hơi doãi ra ngoài.
- Địa điểm kích thích: kích thích dọc bờ ngoài bàn chân, vòng xuống phía lòng bàn chân gần nếp gấp
các ngón chân.
- Phản xạ xuất hiện: bình thường phản xạ sẽ trả lời bằng ngón cái và các ngón khác cụp xuống.
Trường hợp bệnh lý, ngón cái sẽ duỗi ra và các ngón con xoè ra như nan quạt (dấu Babinski+).
Dấu hiệu Babinski có giá trị tuyệt đối trên lâm sàng, có thể viết theo phương trình sau đây: Babinski

(+): có tổn thương thực thể của bó tháp.
Do đó khi khám phản xạ để phát hiện dấu Babinski, cần phải rất thận trọng:
- Phải khám đi khám lại nhiều lần, nhất là các trường hợp nghi ngờ.
- Đối với người có da bàn chân dày thành chai. Phải ủ ấm và có khi phải ngâm nước nóng bàn chân
cho da được mềm và tăng cường độ kích thích.
- Phải phân biệt với Babinski giả, thể hiện như sau:
+ Khi kích thích, ngón cái cụp vào rồi mới duỗi ra.
+ Hoặc khi kích thích quá mạnh, người bệnh phản ứng đột ngột rụt bàn chân lại (từ là duỗi) ngón
cái cüng duỗi theo.
Do đó tính chất quan trọng của dấu Babinski, người ta còn dùng nhiều nghiệm pháp khác nhau, nhưng
đều nhằm mục đích phát hiện tổn thương bó tháp, có giá trị triệu chứng như dấu Babinski:
+ Dấu Oppeheim: vuốt dọc theo xương chày.
+ Dấu Gordon: bóp mạnh vào cơ cẳng chân sau.
+ Dấu Schaeffer: bóp mạnh vào gân Achilie.
Các nghiệm pháp trên cấu dương tính (có tổn thương bó tháp) thì ngón cái cüng duỗi ra và các ngón
con xoè ra như nan quạt.
Ở chi trên, có một dấu hiệu có { nghĩa như dấu Babinski: đó là dấu Hoffmann.
Bàn tay người bệnh để sấp, cầm đầu ngón tay giữa bật vài cái. Dấu hiệu Hoffmann dương tính
(bệnh lý) khi mỗi lần bật như vậy, ngón cái và ngón trỏ ngườibệnh sẽ có động tác khép lại như gọng
kìm.
3. Các phản xạ chống đỡ:
Giống như dấu Babinski, phản xạ chống đỡ chỉ xuất hiện trong trạng thái bệnh lý.
Thường biểu hiện ở chi dưới, xuất hiện khi dùng vật kích thích ở đầu chi (véo da, châm kim). Có 3
loại:
- Phản xạ thu ngắn.
- Phản xạ duỗi dài.
- Phản xạ duỗi dài chéo.
Hay gặp nhất là phản xạ thu ngắn: khi kích thích, sẽ xuất hiện hiện tượng ba co: bàn chân co vào cẳng
chân, cẳng chân co vào đùi, đùi co vào mình.
Ở chi trên rất ít khi gặp phản xạ chống đỡ.

Giá trị triệu chứng: phản xạ chống đỡ là hiện tượng tự động tuỷ (nên còn gọi là phản xạ tự động
tuỷ) gặp trong tổn thương tế bào thần kinh trung ương, đặc biệt gặp trong liệt cứng do ép tuỷ). Trong
trường hợp này hiện tượng ba co có giá trị chẩn đoán quyết định, đồng thời còn có giá trị chẩn đoán
địa điểm bị ép. Nếu bị kích thích (bấu, véo) từ dưới lên trên, chỗ nào hết xuất hiện hiện tượng ba co,
tức là giới hạn giữa tuỷ bị ép và chổ tuỷ lành.
BẢNG KHU TRÚ NHƯNG PHẢN XẠ GÂN, XƯƠNG, DA CHỦ YẾU
Tên phản xạ gân xương xương quay
Tam đầu cánh tay
Nhị đầu
Bánh chè
Gân Asin Tia phản xạ da Vùng tuỷ tương ứng C6
C7
Bụng trên C5
Bụng dưới D8
Bụng giữa D14
Co biu’ D10
TL1
TL3
S1
4. KHÁM CẢM GIÁC
Nơron cảm giác ngoại biên tiếp thu những biến đổi của ngoại cảnh và báo hiệu lên cấp trung ương
dưới hình thức cảm giác.
Có nhiều loại cảm giác: cảm giác chủ quan và cảm giác khách quan:
- Cảm giác chủ quan là do người bệnh cảm thấy như cảm thấy kim châm,tê bì, kiến bò.
- Cảm giác khách quan là do người bệnh thấy khi ta kích thích vào một vùng cơ thể . tuz theo vật
kích thích (kim châm, lông, nóng lạnh…) mà người bệnh sẽ trả lời khác nhau (đau, sờ, nóng, lạnh…),
cảm giác khách quan gồm cảm giác nông và cảm giác sâu.
+ Cảm giác nông gồm có sờ, đau, nóng, lạnh do bó Déjerine phụ trách.
+ Cảm giác sâu gồm có cảm giác tư thế, vị trí, cảm giác rung xương, nhận thức đồ vật, do các bó Goll,
Burdach và các bó tiểu não chéo phụ trách.

I. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN RỐI LOẠN CẢM GIÁC.
1. Nguyên tắc khám.
Khám cảm giác cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và phải làm người bệnh yên tâm. Để người bệnh nhìn đi chỗ
khách hoặc nếu cần, che mắt người bệnh.
Cần nắm vững sơ đồ vùng cảm giác, đặc biệt phải nhớ những mốc điểm sau đây: D
5
ở ngang vú, D
10

ngang rốn.
2. Kỹ thuật khám. 2.1. Cảm giác nóng;
- Cảm giác sờ: dùng bút lông hoặc một vật mềm như đầu que quấn bông quyệt vào từng da của người
bệnh.
- Cảm giác đau: dùng đầu kim châm vào da.
- Cảm giác nóng lạnh: dùng hai ống nghiệm, một ống đựng nước nóng, một ống đựng nước đá
đang tan, áp vào da người bệnh. Trong khi tiến hành thăm khám cảm giác nóng để ngườibệnh nhìn đi
chỗ khác, hoặc đề nghị che mắt người bệnh, tránh có ấn tượng sẵn. Tiến hành làm từng vùng và hỏi
cảm giác người bệnh. Nhiều khi cần làm vờ để xác định chắc chắn các cảm giác mà người bệnh thấy.
2.2. Cảm giác sâu.
- Cảm giác rung: dùng âm thoa (diapason) gõ mạnh cho rung rồi để vào các xương sát da như
xương bánh chè, xương chày, gai xương chậu, xương khuỷu… hỏi người bệnh cảmgiác rung của các
vùng xương đó.
- Cảm giác tư thế vị trí: ngườibệnh nhắm mắt, để một ngón tay hoặc một ngón chân nào đó của
bệnh ở một tư thế hoặc một vị trí nhất định. Đề nghị người bệnh nói cho biết tư thế và vị trí của ngón
này. Cüng có thể bảo người bệnh để cùng ngón tay hay ngón chân bên đối diện của tư thế, vị trí đối
xứng.
Nhận biết đồ vật: khả năng phân tích một vật để biết đó là vật gì (trong khi nhắm mắt) gồm có hai
phần:
+ Phần xác định sơ cấp (sờ).
+ phần xác định cao cấp: qua hồi ức, con người biết đó là vật gì?.

Người bệnh nhắm mắt, đưa những đồ dùng hằng ngày như bao diêm, bật lửa, bút máy, đồng hồ… và để
cho người bệnh biết đó là vật gì.
Có thể có hai khả năng:
+ Người bệnh không biết được vật đó tròn hay vuông, nhẵn hay giáp nặng hay nhẹ.
+ Người bệnh biết được vật vuông tròn, nặng, nhẹ, dầy, mỏng… nhưng không tổng hợp được đó là
vật gì, mặc dù trước đây là những vật dùng quen thuộc hàng ngày. Khi mở mắt, lúc đó người bệnh mới
nhận biết được. Rối loạn này thường do tổn thương vỏ não hoặc do thể trai.
- Cảm giác đau sâu.
II. GIÁ TRỊ TRIỆU CHỨNG.
1. Cảm giác nông:
Khi người bệnh không còn cảm giác nông như sờ, đau, nóng, lạnh… lúc đó gọi là mất cảm giác.
Cần xác định khu trú vùng mất cảm giác và loại mất cảm giác. Thường thì cả ba cảm giác nông: sờ,
đau, nóng lạnh đều mất. Nhưng có một trường hợp chỉ có cảm giác đau, nóng lạnh là mất, cảm giác sờ
vẫn còn đó: đó là hiện tượng phân ly cảm giác, gặp trong bệnh ống sáo tuỷ.
2. Cảm giác sâu.
- Cảm giác tư thế, vị trí: mất cảm giác tư thế, vị trí (người bệnh không biết tư thế, vị trí ngón tay
mình hoặc không làm được như vậy ở tay bên đối diện), thường gặp trong bệnh Tabét và các tổn
thương khác ở sừng sâu tuỷ sống hội chứng đồi thị (Syndromes thalamiques).
- Nhận biết đồ vật:
+ Người bệnh không biết được hình thù, nặng nhẹ của vật: tổn thương võ não vùng thái dương bên đối
diện.
Người bệnh không nhận biết được vật gì (xác định cao cấp) gặp trong tổn thương vỏ não hay tổn
thương thể trai.
5. KH\M DINH DƯỠNG V[ CƠ TRÒN
I. RỐI LOẠN DINH DƯỠNG.
Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau: ở da, xương, khớp, cơ.
Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định và xuất hiện rất sớm trước các
triệu chứng khác.
Quan trọng nhất là rối loạn dinh dưỡng ở cơ, vì hay gặp và khó chẩn đoán nguyên nhân, nếu không biết
cách khám xét.

1. Rối loạn dinh dưỡng ở cơ: teo cơ.
1.1. Cách khám:
Đối với mọi trường hợp teo cơ, khi khám cần chú ý:
- Cách xuất hiện (đột ngột, hoặc sau một tổn thương viêm).
- Tiến triển nhanh hay chậm.
- Mức độ teo đo bằng thước dây vòng quanh chi (để tiện theo dõi và đánh giá kết quả điều trị).
- Khu trú của teo cơ (bàn, ngón, vai, thắt lưng).
- Tính chất đối xứng hai bên với nhau.
- Tìm xem có co giật cơ hay không.
- Cuối cùng phải khám thần kinh toàn bộ, đặc biệt chú { đến:
+ Phản xạ gân xương, phản xạ của cơ (gõ vào thân cơ) cảm giác.
+ Phản ứng thoái hoá điện, nếu có phương tiện.
Khám x t như trên, cho ph p ta nhận định được rõ là teo cơ do thần kinh hay do bệnh của cơ.
Teo cơ do bệnh cơ Teo cơ do thần kinh
- Teo ở gốc chi, đặc biệt vùng thắt lưng, bả vai đưa đến dáng đi như vịt và ngồi xuống, đứng lên
phải chống tay từng nấc kiểu “ leo thang”.
- Không bao giờ có thớ cơ co giật.
- Tiến triển rất chậm có khi hàng năm.
- Teo cơ ở ngọn chi.
- Rất hay có thớ cơ co giật.
- Tiến triển nhanh, hoặc chậm tuz theo nguyên nhân
- Mất phản xạ của cơ (gõ cơ không giật).
- Có rối loạn phản xạ gân xương.
- Không bao giờ có rối loạn cảm giác.
- Thường có rối loạn cảm giác theo khu vực cảm giác của rễ hoặc dây thần kinh hoặc khu trú ở ngọn
chi nhiều hơn gốc chi.
- Thường gặp ở trẻ con, có tính chất gia đình, người lớn cüng có thể bị.
- Thường có sự giãn nở giả tạo của mô xơ mỡ, sờ thấy được thoạt mới nhìn tưởng không có teo.
- Không có phản ứng thoái hoá điện thông thường.
- Có phản xạ thoái hoá điện. 1.2. Giá trị triệu chứng của teo cơ do thần kinh:

Teo cơ do thần kinh gặp trong các bệnh làm tổn thương tế bào thần kinh ngoại biên. Ta chia ra hai
nhóm:
- Teo cơ do tuỷ tổn thương ở sừng trước.
- Teo cơ do rễ và dây thần kinh.
Teo cơ do tuỷ:
- Tiến triển nhanh: Gặp trong.
+ Bệnh bại liệt trẻ em.
+ Viêm não dịch khu trú ở thấp.
+ Chảy máu trong tuỷ.
- Tiến triển chậm:
+ Teo cơ đơn thuần: điển hình có hội chứng Aran Duchenne: teo cơ bàn tay trước, rồi teo cẳng tay,
rất ít khi lên bả vai. Vì tiến triển kinh diễn, nên có biến chứng co gân bàn tay giống như bàn tay khỉ.
+ Teo cơ phối hợp: phối hợp với hội chứng tháp, gặp trong bệnh xơ cột bên teo của cơ Charcot.
Bệnh xơ cứng từng đám (scl rose en plaque) (thể điển hình xơ cứng từng đám không có teo cơ, chỉ có
hội chứng tháp với hội chứng tiểu não).
+ Teo cơ phối hợp với hội chứng tiểu não: chủ yếu gặp trong bệnh ống sáo tuỷ (Syrigomýelie)
với đặc điểm cảm giác nóng, đau mất, còn cảm giác sờ) phân ly cảm giác. Trong khu vực teo cơ phản
xạ gân xương mất.
1.3. Teo cơ do rễ và dây thần kinh:
Ngoài tính cách của teo cơ do thần kinh nói chung, còn có một số đặc điểm:
- Teo đối xứng hai bên ở ngọn chi.
- Bao giờ cüng mất phản xạ gân xương.
- Có rất nhiều rối loạn cảm giác chủ quan và khách quan.
- Không có bao giờ có thớ cơ co giật.
Phân biệt giữa teo cơ của rễ hoặc dây thần kinh nhiều khi rất khó, phải chọc dò nước tuỷ: nếu có sự
thay đổi của nước não tuỷ: thì chắc chắn có sự tổn thương của rễ thần kinh.
2. Rối loạn dinh dưỡng ở da:
Có rất nhiều, ta chỉ kể một số trường hợp có giá trị chẩn đoán hoặc tiên lượng:
2.1. Rối loạn có giá trị chẩn đoán.
- Loét ổ gà ở lòng bàn chân hoặc bàn tay ( mal perforant plantaire ou pamaire).

- Đầu ngón tay, chân bị cụt.
Các rối loạn này có giá trị chẩn đoán đặc biệt với bệnh hủi hoặc bệnh ống sáo tuỷ.
2.2. Rối loạn có giá trị tiên lượng.
Loét hay xuất hiện ở mông, gặp trong các người bị liệt nửa người, liệt hai chân thể mềm hoặc trong
tình trạng hôn mê, ỉa đái tại chỗ. Lúc đầu chỉ có một đám nhỏ vùng xương cùng, đầu xương đùi, sau
lan rộng, có khi khắp cả mông đít, lòi xương ra ngoài.
Rối loạn này do người bệnh nằm lâu ngày trong một tư thế, làm máu không lưu thông tốt và do vệ sinh
k m…
Tiên lượng xấu, thường chết vì gầy rộc và nhiễm khuẩn.
II. RỐI LOẠN CƠ TRÒN.
Rất hay gặp trong các bệnh thần kinh. Thường xuất hiện ở giai đoạn bệnh đã rõ ràng. Tuy nhiên có một
số trường hợp xuất hiện như những triệu chứng đầu tiên và có giá trị chẩn đoán lớn.
Rối loạn cơ tròn thường gây các biến chứng nguy hiễm nhiễm khuẩn nhiễm độc, cho nên nó còn là một
yếu tố để tiên lượng bệnh.
1. Rối loạn cơ tròn bàng quang.
1.1. Rối loạn kín đáo.
Có khi phải hỏi kỹ người bệnh mới phát hiện được.
- Đái khó: mỗi lần đi tiểu phải rặn, trong khi đái cüng phải rặn.
- Đái rắt: buồn đi tiểu luôn, mỗi lần đi nước tiểu rất ít.
- Đái không nhịn được: cảm thấy muốn đái, phải đi ngay, có khi không nhịn được, xón ra quần. 1.2.
Rối loạn rõ rệt.
- Bí đái: người bệnh không buồn đái, bàng quang không bóp khi đầy nước tiểu và cơ tròn không mở.
+ Nếu bí đái không hoàn toàn, người bệnh còn đái được, nhưng không đái hết, nước tiểu bị ứ đọng lại
một số lượng.
+ Nếu bí đái hoàn toàn. Hoàn toàn không buồn đái, nước tiểu ứ lại, sờ thấy bàng quang căng phình
(cầu bàng quang).+
- Đái vãi: nước tiểu chảy ra không chủ động và người bệnh không có cảm giác lúc nước tiễu chảy ra.
- Đái tự động: đái được, nhưng không chủ động đái và không chủ động ngừng. Không biết mình đái và
không buồn đái.
Đó là trường hợp đái không nhịn được trên một bàng quang mất cảm giác.

2. Rối loạn đại tiện.
Hai trường hợp hay gặp:
- Bí đại tiện. Ruột đầy phân, nhưng không đại tiện được.
- Đại tiện vãi, người ỉa dầm dề, không chủ động và không có cảm giác khi phân ra.
3. Giá trị triệu chứng.
Ở trẻ em, hoạt động cơ tròn bàng quang, hậu môn có tính chất tự động theo cơ chế phản xạ.
Trung tâm phản xạ của tiểu tiện là S3 – S4.
Trung tâm phản của đại tiện là S4.
Từ 2-3 tuổi, người ta đã điều khiển được đại tiện nhờ sự chỉ huy của não, chủ yếu là vỏ não.
Trên lâm sàng, rối loạn cơ tròn bàng quang, hậu môn hay gặp trong các bệnh:
3.1. Tổn thương não:
Thường là do tổn thương hai bên não.
- Hôn mê các loại.
- Hôn mê sau động kinh.
- Xơ cứng động mạch não.
- Các u não: đặc biệt là tiểu thuz giữa rất hay có rối loạn tiểu tiện; u thuz trên trước, u não thất bên.
3.2. Tổn thương tuỷ:
Tổn thương khu trú trên các trung tâm phản xạ lưng cùng, đặc biệt các tổn thương ở vùng phình thắt
lưng và vùng nón tận. Cụ thể thấy trong các bệnh.
- Đứt ngang tuỷ.
- Viêm ngang tuỷ cấp.
- Ép tuỷ cấp do u độc.
- Ép tuỷ tiến triển chậm: u tuỷ trên vùng lưng cùng và ngay vùng lưng cùng.
Đặc biệt:
- Đối với liệt hai chi dưới: nếu có rối loạn cơ tròn thì chắc chắn do tổn thương trung ương. Các
liệt ngoại biên không có rối loạn cơ tròn, là biểu hiện đầu tiên, nếu khám xét không kỹ, dễ bỏ qua.
- Bệnh tabet: rất nhiều trường hợp rối loạn cơ tròn, là biểu hiện đầu tiên, nếu khám xét không kỹ, dễ
bỏ qua.
- Các bệnh loạn thần kinh: do yếu tố xúc cảm và sự mất thăng bằng thần kinh có thể gây ra đái rắt, đái
khó, hoặc có khi bí đái trong bệnh hysteria.

III. RỐI LOẠN SINH DỤC.
- Rất phức tạp, vì thuộc nhiều chuyên khoa: tiết niệu, nội tiết, thần kinh, tinh thần. Ở đây chỉ kể một vài
biểu hiện của bệnh thần kinh hay gặp và không đi sâu vào lĩnh vực chuyên khoa khác.
- Liệt dương: dương vật không cương nên không giao cấu được. Theo nghĩa rộng, liệt dương bao

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×