Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cemina Cao học Tư duy lý luận và thực tiễn của đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.58 KB, 4 trang )

Nguyễn Xuân Hậu
Lớp: QLHĐ-TTVH K26.2
---CEMINA – Sự phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là quyết định sáng tạo trong sự nghiệp XD CNXH ở VN.
Phân tích và chứng minh tính đúng đắn của luận điểm trên?
Công cuộc đổi mới được thực hiện ở đất nước ta 35 năm qua đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử để đất nước ta được như ngày nay, bắt đầu từ những
đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, trong đó có đổi mới về tư duy của Đảng về kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới được bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, từ việc xóa bỏ những nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, đối lập, phủ nhận kinh tế thị trường, cản trở
sự phát triển đã tồn tại kéo dài nhiều năm, đưa nước ta vào cuộc khủng hoảng kinh
tế - xã hội trầm trọng những năm 80 của thế kỷ trước. Không chỉ ở nước ta, cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp cũng là nguyên nhân sâu xa đưa
Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước kia rơi vào khủng hoảng kinh
tế - xã hội, đi đến sụp đổ.
Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN
Điều này lại có nguyên nhân bắt nguồn từ những sai lầm trong nhận thức lý luận
cho rằng kinh tế thị trường là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa tư bản, đồng nhất
kinh tế thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa, và cho rằng chủ nghĩa xã hội là chế
độ xã hội cao hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản, do đó, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản
hay bỏ qua chủ nghĩa tư bản thì phải xóa bỏ hay bỏ qua kinh tế thị trường để xây
dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp; kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp là cao hơn, ưu việt hơn kinh tế thị trường, mới là cơ sở kinh tế của chủ
nghĩa xã hội. Song, chính đây là nhận thức, quan điểm chủ quan, duy ý chí, vi
phạm quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong kinh tế thị trường, mỗi người sản xuất kinh doanh được tự quyết định sản
xuất kinh doanh cái gì, bằng cách nào với chi phí riêng của mình, nhưng khi đưa
hàng hóa ra thị trường, giá cả hàng hóa lại do quan hệ cạnh tran cung – cầu trên thị


trường quyết định, làm cho người sản xuất kinh doanh có thể có lãi nhiều hay lãi ít,


thậm chí thua lỗ, khơng bù đắp được chi phí đã bỏ ra, có thể trở nên giàu có hoặc
bị phá sản. Điều này đưa đến những hệ quả rất quan trọng:
(1) Người sản xuất kinh doanh phải điều chỉnh hoạt động của mình theo các tín
hiệu của thị trường, thị trường trở thành yếu tố điều tiết các hoạt động kinh tế của
xã hội một cách tự động, nhạy bén, linh hoạt và
(2) Cơ chế này tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người sản xuất kinh doanh phải
năng động, sáng tạo, không ngừng vươn lên, không ngừng đổi mới để nâng cao
hiệu quả, sức cạnh tranh, do đó, một cách khách quan, thúc đẩy xã hội phát triển.
Đây là vai trị tích cực, là sứ mệnh lịch sử của kinh tế thị trường. Từ kinh tế tự
nhiên, sản xuất tự cấp tự túc phát triển thành sản xuất hàng hóa, từ sản xuất hàng
hóa trở thành kinh tế thị trường là những quá trình phát triển khách quan, tất yếu,
theo hướng tiến bộ của xã hội loài người, là sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Hình thức sở hữu…..
Đến nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta được xác định là nền
kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các
quy luật của kinh tế thị trường; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu: toàn dân
(nhà nước, tập thể, tư nhân và nước ngoài) nhiều thành phần, bao gồm kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Kinh tế tập thể, hình thành trên cơ sở liên kết tự nguyện của những người, những
cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh nhỏ, để hỗ trợ họ hoạt động, phát triển, có thêm
sức mạnh khi tham gia thị trường có các chủ thể kinh tế lớn. Kinh tế tư nhân được
xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển
ở các ngành, lĩnh vực có lợi cho quốc tế, dân sinh, trở thành những tập đoàn kinh tế

lớn, đầu tư cả trong và ngồi nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế được khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh
vực, những dự án có trình độ cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có chuyển giao
cơng nghệ cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp trong nước tham gia
vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Cơ chế vận hành…..
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý cua nhà nước và sự tham gia của các tổ chức xã hội, của nhân


dân. Thị trường, với sự vận hành đầy đủ, đồng bộ của các quy luật của kinh tế thị
trường, đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động
lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông, điều
tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Nhà
nước có vai trị là ban hành luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
các tiêu chuẩn, định mức, những quy trình, xây dựng và hoàn thiện thể chế, và
kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện những quy định đã ban hành; đồng thời,
sử dụng các lực lượng kinh tế của nhà nước để điều tiết, định hướng hoạt động,
phát triển của nền kinh tế.
Hiệu quả kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Các tổ chức xã hội giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà
nước, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, của thị trường; đồng thời phản ánh với
nhà nước nguyện vọng của các thành viên hội viên, các tác động, ảnh hưởng việc
xây dựng luật pháp, chính sách của nhà nước và vận động thành viên, hội viên
thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ, có tác động, ảnh
hưởng tới thị trường qua đó, ảnh hưởng tới nền kinh tế. Quan hệ phân phối trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phân phối theo kết quả, hiệu
quả sản xuất kinh doanh, vừa phân phối theo lao động, vừa theo mức đóng góp vốn
và các yếu tố sản xuất khác, đồng thời phân phối thông qua an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta được xác định là nền kinh tế thị
trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
kinh tế thị trường; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu: tồn dân (nhà
nước, tập thể, tư nhân và nước ngoài) nhiều thành phần, bao gồm kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Quyền sở hữu,
quyền tài sản, thu nhập hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) đều động theo cơ chế thị
trường, bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh với nhau theo pháp luật. Kinh tế nhà nước
(bao gồm các nguồn lực kinh tế của nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước) được
xác định có vai trị chủ đạo với ý nghĩa là cơng cụ (cùng với luật pháp, chính sách)
để nhà nước điều tiết, thúc đẩy, định hướng phát triển của nền kinh tế, không phải
là chèn ép, lấn át các thành phần kinh tế khác. Kinh tế tập thể, hình thành trên cơ
sở liên kết tự nguyện của những người, những cơ sở kinh tế sản xuất kinh doanh
nhỏ, để hỗ trợ họ hoạt động, phát triển, có thêm sức mạnh khi tham gia thị trường
có các chủ thể kinh tế lớn. Kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan
trọng của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển ở các ngành, lĩnh vực có lợi


cho quốc tế, dân sinh, trở thành những tập đoàn kinh tế lớn, đầu tư cả trong và
ngoài nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận quan trọng của nền
kinh tế được khuyến khích đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, những dự án có trình
độ cơng nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp
trong nước, giúp doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ thực tiễn diễn ra trên thế giới và những phân tích nêu trên, có cơ sở khẳng định
rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một mơ hình kinh tế thị
trường mới sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm của thế giới, phù hợp trong thời đại ngày nay.


Email Thầy Bảo:
0973.588.898



×