SV: Nguyễn Xuân Hậu
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trong xã hội hiện đại có rất nhiều luồng thông tin, nhiều
nguồn tri thức khoa học khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kỹ thuật và cơng nghệ cũng như trong nước địi hỏi thế hệ trẻ, đặc
biệt là sinh viên phải có những biện pháp để lĩnh hội và tiếp thu các
nguồn tri thức khoa học, đồng thời phải tiếp thu có chọn lọc các thơng
tin có ích từ đó đặt ra vấn đề phát huy tính tích cực học tập cho sinh
viên.
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh - sinh viên
đã được đặt ra trong nghành giáo dục từ những năm 1960. Ở thời
điểm này các trường đã có khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo”, trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 năm
1980, phát huy tính tích cực đã là một trong những phương hướng cải
cách nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đủ tài và đức là những người làm chủ
đất nước. Để làm được điều này, yêu cầu đặt ra là phải phát huy tính
tích cực của học tập, đổi mới phương pháp Dạy & Học. Vấn đề này đã
được xác định trong Nghị Quyết TW 4 khoá VII (1/1943), Nghị Quyết
TW 2 khoá VIII (12/1996) và được thể chế hoá trong Luật Giáo Dục
sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, Điều 2.4 đã ghi rõ “Phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy, sáng
tạo của người học; bồi dưỡng cho ngời học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Thực tế cho thấy, không phải sinh viên nào cũng nhận thức
được tầm quan trọng của việc học, cũng có thể tiếp thu được hết hững
1
SV: Nguyễn Xuân Hậu
tri thức, kiến thức được học (thậm chí chỉ là kiến thức cơ bản) hoặc ít
nhất cũng có những biện pháp để tiếp cận và lĩnh hội chúng. Do đó
vấn đề đặt ra là Sinh viên cần phải có những thái độ, động cơ đúng
đắn & tinh thần tích cực tự giác học tập để có thể tiếp thu được vốn tri
thức của thời đại 1 cáh hiệu quả nhất. Hơn nữa, đối với sinh viên vấn
đề này càng trở nên bức thiết. Tích cực học tập chính là chìa khố để
mở rộng cánh cửa tri thức nhân loại, để chúng ta tiến vào kỷ nguyên
thông tin mới theo kịp sự phát triển của các nước bè bạn trên thế giới,
như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Non sơng Việt Nam có trở
nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn cơng
học tập của các cháu”
Xét phạm vi nhỏ hơn vấn đề mang tính xã hội này từ lâu đã
được đặt ra cho sinh viên lớp CTH – CTTT K27A2. Làm sao để có thể
giáo dục hình thành tính tích cực học tập cho mọi sinh viên trong lớp,
để từ đó mọi SV có thể tự xác định được mục đích, thái độ, động cơ
học tập đúng đắn để sau này ra trường vững chắc về kiến thức
chun mơn & nghiệp vụ, có thể đảm đương nhiệm vụ là đội ngũ cán
bộ kế cận của các cơ sở Đảng , cơ sở tuyên giáo trong cả nước. Tuy
nhiên , vì khơng phải sinh viên nào cũng xây dựng cho mình một thái
độ, động cơ học tập đúng đắn, khơng phải sinh viên nào cũng tích cực
tự giác trong học tập. Vì vậy vấn đề hình thành tính tích cực học tập
cho sinh viên trong lớp đã được thầy cô chủ nhiệm lớp và cán bộ lớp
xây dựng từ năm thứ I, khi bước sang năm thứ II lớp đã bắt đầu làm
quen với các môn chuyên nghành thì vấn đề này càng trở nên bức
thiết.
2
SV: Nguyễn Xuân Hậu
Với mong muốn đóng góp ý kiến cho lớp trong việc hình thành
tính tích cực học tập cho sinh viên trong lớp, nên em đã chọn đề tài “
Cơng tác giáo dục hình thành tính tích cực học tập cho sinh viên lớp
CTH – CTTT K27A2”. Trong đề tài tiểu luận khơng tránh khỏi điểm sai,
thiếu sót rất mong các thầy cơ chỉ ra những chỗ cịn chưa đúng,
những điểm cần phải sửa để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong
những đề tài tiểu luận sau.
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.1. Mục đích nghiên cứu.
đề tài nghiên cứu một số vấn đè lý luận chung về cơng tác giáo
dục hình thành tính tích cực, đặc biệt đi sâu nghiên cứu tìm hiểu cơng
tác giáo dục hình thành tính tích cực học tập cho sinh viên lớp CTH –
CTTT K27A2, từ đó đề xuất 1 số phương hướng và giải pháp hình
thành tính tích cực học tập cho sinh viên lớp CTH - CTTT K27A2.
1.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về cơng tác giáo dục hình
thành tính tích cực học tập
- Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục hình thành tính tích cực
học tập cho sinh viên lớp CTH – CTTT K27A2 hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đối với công tác giáo dục hình
thành tính tích cực học tập cho sinh viên lớp CTH – CTTT K27A2 trong
giai đoạn hiện nay.
1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là công tác giáo dục hình thành tính tích cực
học tập cho sinh viên lớp CTH – CTTT K27A2
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ chú trọng tập trung nghiên cứu
trong phạm vi lớp CTH – CTTT K27A2
3
SV: Nguyễn Xuân Hậu
4. Cơ sở lý luận & Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Cơ sở lý luận.
Đề tài tiểu luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin,
Duy vật biện chứng & Duy vật lịch sử, dựa vào quan điểm đường lối
chính sách của đảng đồng thời kế thừa có chọn lọc một số cơng trình
liên quan.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống
kê mô tả, thu thập số liệu và sử lý thơng tin. Trong đó phương pháp
tổng hợp phân tích tài liệu dựa trên các văn kiện nghị quyết của Đảng
các tài liệu nghiên cứu có đề cập đến vấn đề Giáo dục hình thành tính
tích cực học tập, những bài viết liên quan được lấy từ mạng Internet.
1. Ý nghĩa của đề tài.
- Củng cố nhận thức của bản thân về ý thức tự giác trong học tập.
- Đề tài có những nhận xét đánh giá thực trạng tính tích cực học
tập của sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2, từ đó đề xuất một số giải
pháp giúp hình thành tính tích cực học tập cho sinh viên với mong
muốn đóng góp giúp kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên CTHCTTT K27A2 đi lên.
6. Kết cấu:
4
SV: Nguyễn Xuân Hậu
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠNG TÁC GIÁO DỤC
HÌNH THÀNH TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
1.1. Khái niệm, cấu trúc và tiêu chí đánh giá tính tích cực học tập.
1.1.1. Khái niệm, cấu trúc và tiêu chí đánh giá tính tích cực học tập.
a. Khái niệm:
Xã hội lồi người hình thành và phát triển ngày càng cao cho
đến ngày nay là nhờ tính tích cực của con người. Tính tích cực của
con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động sản xuất ra những
của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội, chủ động
cải biến mơi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình và chủ động cải
biến xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Trong hoạt động học tập tính tích cực là một phạm trù, một bộ phận
của tính tích cực xã hội. Để hiểu rõ thế nào là tính tích cực học tập,
trước tiên chúng ta phải hiêu rõ thế nào là tính tích cực xã hội.
Theo từ điển tiếng việt ( Nxb lao động, 3/2006) thì tích cực là có
tính cách tiến tới thực sự.
Hiểu một cách đơn giản nhất về tính tích cực xã hơi đó là tính
vươn lên, ý thức vươn lên và có những hành động tích cực để đạt
được mục đích mà chủ thể quản lý đề ra. Tính tích cực xã hội cũng là
việc thỏa mãn lợi ích, nhu cầu mà chủ thể bằng cách cải tạo hiện
thực và cải tạo chính bản thân họ để đạt được mục đích đề ra, tức là
phải có động cơ, mục đích rõ ràng rồi bằng hành động tích cực cải
tạo hiện thực xã hội và bản thân để đạt được mục đích đó. Vậy từ đó
5
SV: Nguyễn Xn Hậu
có thể suy ra tính tích cực xã hội là nột phẩm chất xã hội của con
người trong việc vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống.
Cụ thể tính tích cực xã hội được đinh nghĩa “ là một phẩm chất
xã hội của con người được biểu hiện trong hành động của họ nhằm
thỏa mãn nhu cầu và lợi ích bằng cách cải tạo hiện thực và cải tạo
bản thân” [NLCTTT/59].
Từ khái niệm về tính tích cực xã hội ta có thể hiểu một cách cơ
bản về tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập cũng là một phẩm chất xã hội của con
người. Nó biểu hiện ở tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng
hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức khoa học. Quá trình nhận thức trong học tập là nhằm lĩnh hội
những tri thức lồi người đã tích lũy được. Trong học tập sinh viên sẽ
thông hiểu ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động
và nỗ lực của chính mình.
Qua q trình tích cực học và đạt được kết quả mong muốn đó
chính là biểu hiện của tính tích cực học tập. Từ đây có thể hiểu về
tính tích cực học tập một cách cụ thể và đi đến khái niệm khái niệm
tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập là một phẩm chất xã hội của con người
được thể hiện trong lĩnh vực học tập và được biểu hiện trong hành
động tích cực của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích bằng cách
cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân ( đạt được kết quả học tập).
b. Cấu trúc của tính tích cực học tập.
Do là một bộ phận của tính tích cực xã hội`, tính tích cực học tập
cũng có câu trúc riêng của lớp mình. Nếu như tính tích cực xã hội có
cấu trúc bao gồm: Tính tích cực lao động sản xuất, Tính tích cực
6
SV: Nguyễn Xuân Hậu
chính trị xã hội, Tính tích cực nhận thức, tính tích cực giao tiếp, tính
tích cực nghệ thuật… thì tính tích cực học tập với tính chất là một bộ
phận của tính tích cực xã hội, nó có cấu trúc bao gồm:
Tính tích cực nghiên cứu, tức là nghiên cứu tài liệu, trau dồi kiến
thức, đọc các tài liệu sách báo, tìm hiểu thơng tin, tiếp thu tri thức
kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề khúc mắc.
Tính tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: có nghĩa là học
đi đôi với hành, học lý thuyết, lý luận phải được áp dụng vào thực
tiễn, vào hoàn cảnh xã hội, mơi trường cụ thể.
Tính tích cực giao tiếp: tức là trong học tập phải có giao tiếp với
thầy cô, bạn bè, trao đổi học hỏi thêm kiến thức học tập, lĩnh hội
thêm kiến thức giải quyết các vấn đề chưa hiểu.
Ngồi ra tính tích cực học tập cịn biểu hiện ở khả năng tích cực
sáng tạo, tính tích cực nghệ thuật…
c. Tiêu chí đánh giá tính tích cực.
Để xác định mức độ, phạm vi của tính tích cực học tập, người ta
phải dựa trên những tiêu chí đánh giá cụ thể sau:
Khả năng lao động, học tập không ngừng của sinh viên, chỉ có
học tập người học mới tiếp thu kiến thức cho bản thân, nhưng không
phải là cách tiếp thu rập khn, máy móc mà phải biết sáng tạo, sang
tạo ở đây thể hiện ở việc có thể chủ động tìm ra những cách thức
phương pháp nghiên cứu, hiểu bài 1 cách khoa học, đơn giản và có
hệ thống, có thể triìnhbày nội dung kiến thức được học theo ý hiểu
của mình.
Khả năng trau dồi học hỏi kinh nghiệm giữa người học với các
mối quan hệ xung quanh như quan hệ thầy cô, bạn bè với mọi người
xung quanh. Đây là một tiêu chí khá quan trọng để đánh giá mức độ
7
SV: Nguyễn Xuân Hậu
tích cực học tập của người học. Một mặt nếu nắm rõ kiến thức, hiểu
được bản chất vấn đề thì có thể trao đổi kinh nghiệm đồng thời học
hỏi thêm kinh nghiệm, học cai mới, cái hay của người khác. Mặt khác
nếu không nắm rõ được bản chất, chưa lĩnh hội được hết các kiến
thức thì đây cũng là một diễn đàn, một nơi để người học có thể giải
đáp được các khúc mắc, những vấn đề mình chưa hiểu thơng qua
người khác, do đó khả năng trao đổi học hỏi kinh nghiệm là hết sức
cần thiết.
Khả năng nghiên cứu, phân tích tài liệu khoa học: đây chính là
mức độ của tính tích cực học tập để người học có thể tìm ra được
phương pháp học tập thích hợp nhất, hiệu quả nhát cho mình để
nâng cao hiệu quả học tập nhằm thực hiện mục đích học tập đó là
kết quả học tập, rèn luỵện.
Như vậy qua việc phân tích khái niệm, cấu trúc, và tiêu chí đánh
giá tính tích cực học tập ta có thể thấy được, hiểu rõ dược vè tính
tích cực học tập của con người, đặc biệt là sinh viên, từ đó có thẻ
thấy được sự cần thiết phải giáo dục hình thành tính tích cực học tập
cho sinh viên.
1.2.2. Sự cần thiết phải Giáo dục hình thành tính tích cực học tập
cho sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2.
Qua việc phân tích khái niệm, cấu trúc, tiêu chí đánh giá tính tích
cực học tập ta thấy đối với sinh viên việc chủ động tiếp thu tri thức
khoa học của thời đại là vô cùng quan trọng. Nhưng những tri thức
này không phải tự nhiên mà có được mà nó phải trải qua q trình
rèn luyện, học tập trau dồi kiến thức lâu dài thậm chí suốt cả cuộc
đời. Tri thức của nhân loại là vô cùng, kiến thức mà ta thu nhận được
chỉ như hạt cát nhỏ giữa biển cả tri thức, cho nên việc học không bao
8
SV: Nguyễn Xuân Hậu
giờ là tận cùng. LêNin đã từng nói “Học! Học nữa, Học mãi’, hoặc
như chỉ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “ Học khơnbg bao giờ cùng,
càng học càng tiến bộ, càng tiến bộ càng phải học”. Với quan điểm
như trên sinh viên phải có ý thức tự giác nâng cao tinh thần tự giác
học tập, tinh thần tích cực học tập của mình.
Đối với sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2 là một trong những lớp
trực thuộc khoa tuyên truyền của học viện Báo Chí và tuyên truyền,
là những chiến sỹ tiên phong trên mặt trận Tư Tưởng-Văn Hố của
Đảng và nhà nước thì việc giáo dục hình thành tính tích cực học tập
cho sinh viên trong lớp là việc làm vô cùng cần thiết. Nhưng để mỗi
sinh viên tự nhận thức được tầm quan trọng của cơng việc học tập
thì cần phải có cơng tác giáo dục. Tức là phải giáo dục hình thành
tính tích cực học tập cho sinh viên. Vì nếu khơng có Giáo dục thì khó
có thể hình thành tính tích cực học tập cho mỗi sinh viên. Điều này
rất quan trọng, nhất là đối với sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2, các
sinh viên trong lớp sau này sẽ trở thành những tuyên truyền viên, trở
thành đội ngũ cán bộ của các ban tuyên giáo và cơ sở đảng trong cả
nước. Sinh thời chủ tịch Hồ chí minh đã khẳng định “ Cán bộ là gốc
của cách mạng ”, vì vậy cơng tác cán bộ luôn được Đảng và nhà
nước ta quan tâm chú trọng. Để có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ
phục vụ quần chúng nhân dân, phụng sự Đảng thì người cán bộ phải
có cả “Đức và Tài”. Muốn vậy thì người cán bộ phải không ngừng
học tập và tu dưỡng đạo đức cách mạng.
Tuy nhiên không phải mọi Sinh viên trong lớp đều nhận thức
được vai trò quan trọng của việc học cho nên sinh viên cịn có thái độ
dửng dưng với việc học, coi học tập là một gánh nặng và đôi khi học
chỉ để sau này ra trường có tấm bằng xin việc. Vì vậy giáo dục hình
9
SV: Nguyễn Xuân Hậu
thành tính tích cực học tập cho sinh viên trong lớp để mỗi sinh viên
khi bước vào công tác đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc và
phẩm chất chính trị vững mạnh là việc làm vô cùng cần thiết.
10
SV: Nguyễn Xuân Hậu
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CHO
SINH VIÊN LỚP CTH-CTTT K27A2.
2.1 Tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2
2.1.1 Đặc điểm sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2
Việc quan tâm tìm hiểu đặc điểm sinh viên trong lớp là việc làm
cần thiết để từ đó đề ra các biện pháp, phương pháp giáo dục đạt hiểu
quả cao phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm lớp.
Lớp CTH-CTTT K27A2 là sinh viên khoá 27 chịu sự quản lý trực
tiếp của khoa tuyên truyền trực thuộc Học viện Báo chí và tuyên
truyền.
Lớp có 43 sinh viên trong đó 11 sinh viên Nam và 32 sinh viên Nữ,
có 5 bạn là người dân tộc thiểu số. Thành viên trong lớp đều là các cá
nhân năng động tích cực tham gia các phong trào hoạt động của
trường và khoa như tham gia CLB Tuyên Giáo trẻ (Nguyễn Ny
Hương ), Cuộc thi nhịp cầu Tuyên Giáo, Tham gia vận động hiến máu
(Nguyễn Thị Mến, Vũ Thị Xâm)… Ngồi ra các hoạt động Văn HốVăn Nghệ, Thể Dục-Thể Thao lớp cũng tham gia rất sôi nổi.
Sinh viên trong lớp đa phần đến từ các tỉnh thành lân cận như:
Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hố, Hải Dương, Hải Phịng… Số sinh
viên có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ có 2 sinh
viên. Nhiều sinh viên ở những nơi rất xa như ngoài hải đảo, ở các
vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh những sinh viên có đầy đủ
11
SV: Nguyễn Xn Hậu
điều kiện học tập thì cịn lại phần lớn sinh viên trong lớp có hồn cảnh
kinh tế khó khăn như: Bố mẹ mất sớm, Kinh tế gia đình khó khăn, nhà
có nhiều anh chị em đi học, Kinh tế gia đình chủ yếu trơng vào nơng
nghiệp…Tiền chu cấp gia đình thấp nên để trang trải cho học tập và
sinh hoạt nhiều sinh viên trong lớp đã tìm kiếm cho mình một cơng
việc làm thêm ngồi thời gian học như bưng bê, bán hàng, phát tờ
rơi…( đó là các sinh viên như bạn Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Nga,
Nguyễn Thị Ngọc Điệp…). Công việc làm thêm đã chiếm mẩt một
khoảng thời gian không nhỏ, nhưng các bạn luôn thể hiện sự cố gắng,
vươn lên không để công việc làm thêm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính
là học tập.
Các sinh viên trong lớp có tuổi đời cịn rất trẻ, hầu hết đều vừa
mới tốt nghiệp THPT, cho nên trở ngại khơng nhỏ cho sinh viên trong
lớp đó là kiến thức hoạt động thực tiễn khi bước vào học các môn
chuyên nghành. Các sinh viên trong lớp trước khi vào học đều trải qua
kỳ thi Đại Học với các môn Văn, Sử, Địa. Trong khoảng thời gian học
phổ thông chủ yếu học chuyên về các môn này, cộng với chủ yếu là
sinh viên các tỉnh lẻ nên kết quả học ngoại ngữ của lớp của lớp còn
khiêm tốn, nhất là đối với các sinh viên Nam thì vốn ngoại ngữ rất
kém.
Tỷ lệ sinh viên ở ngoại trú khá cao ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác quản lý sinh viên của ban cán sự và chủ nhiệm lớp. Số sinh
viên ở nội trú trong ký túc xá thấp, số sinh viên Nam ở ký túc là 4 sinh
viên chiếm 9,3%, số sinh viên nữ là 14 sinh viên chiếm 34,8%.
12
SV: Nguyễn Xuân Hậu
2.1.1 Tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên lớp CTH-CTTT
K27A2.
Là sinh viên của một ngơi trường giàu truyền thống, Học viện báo
chí và tun truyền với đặc thù vừa là trường Đảng vừa trường Đại
học của Bộ Giáo Dục. Trong suốt thời gian qua Học Viện báo chí và
tuyên truyền đã đào tạo hàng ngàn cán bộ cốt cán cho Đảng đúng như
lời đồng chí Tơ Huy Rứa đã nhận xét “Hơn 40 năm kể từ ngày thành
lập trường tuyên Huấn TW trước kia nay là Học viện báo chí và tun
truyền đã có nhiều công lao to lớn trong công tác đào tạo cán bộ lý
luận chính trị, cán bộ nghiệp vụ cơng tác tư tưởng, phóng viên, biên
tập viên và hơn 40.000 cán bộ được học viện đào tạo qua các thời kỳ
đã và đang hoạt động trên mọi lĩnh vực của Cơng Tác Tư Tưởng-Văn
Hố của Đảng”.
Lớp CTH-CTTT K27A2 vào trường từ năm 2007. Các sinh viên
của lớp luôn ý thức được trách nhiệm của bản than phải ln ln tích
cực học tập và rèn luyện nhân cách để sau này trở thành những tuyên
truyền viên, những cán bộ lý luận chính trị xứng đáng với truyền thống
của nhà trường.
Ngay từ buổi đầu khi bước vào ngôi trương học viện báo chí và
tuyên truyền các sinh viên lớp CTH-CTTT K27 A2 đã được TS. Hoàng
Quốc Bảo phổ biến nội quy, quy chế của nhà trường, định hướng nghề
nghiệp chuyên nghành Công tác tư tưởng và những thành tích của
khoa cũng như nhà trường trịg qua trình hình thành và phát triển cho
các sinh viên thêm an tâm học tập và rèn luyện. Do đó sau gần 2 năm
13
SV: Nguyễn Xuân Hậu
quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên trong lớp đã thu được
những kết quả đáng kể
Để có thể đề ra các phương pháp giáo dục tính tích cực học tập
cho sinh viên thì cơng việc liên quan trực tiếp là phải nghiên cứu thực
trạng kết quả học tập và ren luyện của sinh viên tron lớp. Trong 2 năm
học qua lớp CTH-CTTT K27A2 luôn thể hiện sự nỗ lực và phấn đấu
trong quá trình học tập cũng như rèn luyện, kết quả này được biểu
hiện như sau:
Về học tập:
Học tập là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu luôn được các sinh viên
trong lớp chú trọng. Do vậy hiện nay khi bước vào năm học thứ 2 nhìn
chung ý thức học tập, động cơ, mục đích học tập của sinh viên đã
được nâng cao. Sinh viên đã nhận thức đúng đắn nhiệm vụ học tập
của mình, học để rèn luyện, để tạo lập cuộc sống, học vì ngày mai lập
nghiệp. Từ đầu năm học sinh viên đã tích cực chuẩn bị giáo trình, tài
liệu tham khảo, thu thập các thông tin phục vụ cho học tập và nghiên
cứu, thái độ học tập trên lớp và ở nhà cũng được cải thiện rõ rệt. Cùng
với sự nỗ lực của mỗi sinh viên, tinh thần giúp đỡ đồn kết nhau trong
học tập để cùng tiến bộ ln được phát huy. Nhiều hoạt động học tập,
vui chơi tập thể được tiến hành đó là ccá buổi đi chơi Mai Châu-Hồ
Bình do thầy cơ chủ nhiệm và ban cán sự lớp tổ chức, các buổi đi chơi
công viên, học ngoại khoá ở các bảo tang như Bảo tang quân sự Việt
Nam, Bảo tang Dân Tộc Học Việt Nam, các buổi học và nghe nghị
quyết, thông qua các hoạt động tập thể này làm tăng cường và thắt
chặt tình đồn kết của sinh viên trong lớp. Các buổi học tập ngoại
14
SV: Nguyễn Xuân Hậu
khoá và hoạt động tập thể đã tạo bầu khơng khí thi đua học tập sơi nổi
trong phong trào học tập của lớp. Trong phong trào học tập của lớp đã
nổi lên một số gương mặt tiêu biểu như Sv Nguyễn Ny Hương,
Nguyễn Hải Quân, Mè Quốc Việt, Phạm Thu Lan, Nguyễn thị Ngọc…
và nhiều sinh viên khác.
Nhìn chung trong 3 kỳ học vừa qua từng sinh viên nói riêng cũng
như tập thể lớp đã khơng nghừng phấn đấu vươn lên trong học tập và
rèn luyện để đạt mục tiêu đã đề ra điều nay được cụt hể hố bằng
thành tích học tập có chiều hướng đi lên của sinh viên trong lớp.
Xếp
Học Kỳ I
Học Kỳ II
Học Kỳ III
Loại
Số SV
Tỷ lệ
Số SV
Tỷ lệ
Số SV
Tỷ lệ
Giỏi
0
0%
1
2,3%
1
2,3%
Khá
8
18,6%
3
6,9%
17
39,5%
16
37,2%
22
51,2%
18
41,9%
19
44,2%
15
34,9%
6
13,9%
0
0%
2
4,6%
1
2,4%
TB Khá
TB
Yếu
( Ghi chú; TB Khá: Trung Bình Khá, TB: Trung Bình)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chất lượng học tập của sinh viên
trong lớp có chiều hướng đi lên, đặc biệt là trong học kỳ thứ III có sự
tiến bộ vượt bậc so với học kỳ I và học kỳ II, đó là sự nỗ lực phấn đấu
học tập và rèn luyện của cả tâpk thể lớp. Cụ thể là trong học kỳ III số
sinh viên khá tăng mạnh 17 sinh viên tăng 11 sinh viên (tăng212,5%)
so với học kỳ I và tăng 14 sinh viên ( tăng 566%). Số sinh viên Trung
15
SV: Nguyễn Xn Hậu
bình khá có sự thay đổi khơng đáng kể, sinh viên trung bình khá học
kỳ III tăng 2 sinh viên ( tăng 112,5%) và giảm 4 sinh viên ( giảm
18,2%). Điều đáng mừng hơn nữa đó là số sinh viên Trung bình giảm
mạnh, so với học kỳ I giảm 13 sinh viên (giảm 68%), so với học kỳ II
( giảm 9 sinh viên ( giảm 60%). Tuy nhiên kết quả học tập trong học kỳ
vừa qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Sinh viên trong lớp
vẫn còn trấm phát biểu ý kiến, đặt vấn đề thảo luận cùng giảng viên,
bầu khơng khí học tập trong lớp chưa thật sự sôi nổi, kết quả môn học
tiếng Anh của sinh viên trong lớp còn thấp, tỷ lệ sinh viên thi lại vẫn
còn nhiều, trong học kỳ vừa rồi lớp có 2 sinh viên vi phạm quy chế thi,
vẫn còn sinh viên xếp loại học lực yếu, tỷ lệ sinh viên giỏi không tăng
vẫn chỉ dừng lại ở mức một sinh viên ( Nguyễn Ny Hương).
Như vậy cóp thể nói rằng kết quả học tậpbtrong thời gian qua của
lớp CTH-CTTT K27A2 tuy có những hạn chế nhất định nhưng về cơ
bản thì thành tích học tập của lớp đã có bước phát triển mạnh hồn
thành vượt chỉ tiêu học tập đề ra.
Về rèn luyện
Bên cạnh nhiệm vụ học tập thì cơng tác giáo dục ý thức đạo đức
cũng được xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để
mỗi sinh viên nhìn nhận và xác định cho mình một thái độ cơ học tập
và rèn luyện đúng đắn. Ngồi ra cơng tác giáo dục ý thức cịn góp
phần nâng cao phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị cho mỗi sinh
viên là cơ sở tạo nên sự đồng thuận và nhất trí của tập thể lớp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức tự giác
trong học tập và rèn luyện. Ngay từ đầu năm học thứ nhất, dưới sự
16
SV: Nguyễn Xuân Hậu
quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa và giáo viên chủ nhiệm lớp, ban
cán sự và ban chấp hành chi đồn đã chủ động tích cực lồng ghép các
chương trình giáo dục thơng qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi
đồn, các hoạt động ngoại khố, sinh hoạt, vui chơi tập thể… Nhờ vậy
cùng với học tập công tác rèn luyện đã đạt được một số thành tích
nhất định cụ thể như sau:
Ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy định học tập và rèn
luyện của học viện, ban quản lý ký túc và nơi ở (đối với các sinh viên ở
ngoại trú) được nâng lên rõ rệt. Sinh viên trong lớp đã chấp hành
nghiêm chỉnh và đầy đủ những quy định, quyết định của học viện, của
khoa và ban quản lý ký túc xá. Trong gần 2 năm học không sinh viên
nào trong lớp vi phạm pháp luật, sinh viên nội trú chấp hành tốt mọi
quy định của ban quản lý ký túc xá, sinh viên ngoại trú tuân thủ đầy đủ
mọi quy định của cơng an khu vực.
Tư tương thái độ tích cực học tập của sinh viên trong lớp đã
được củng cố. Khơng khí học trẩm trong lớp đang dần được cải thiện
các sinh viên đã tích cực tham gia thảo luận trao đổi, đặt câu hỏi cho
những vấn đề chưa hiểu của bài giảng. Sinh viên trong lớp đã tích cực
tìm kiếm tài liệu liên quan đến mơn học, chịu khó lên thư viện nghiên
cứu tài liệu và tự học. Tình trạng sinh viên bỏ học, nghỉ học, đi học
muộn đã giảm một cách đáng kể. Sinh viên trong lớp đã tích cực tham
gia các buổi học ngoại khố, nghe nghị quyết, nghe thời sự và các
buọi học tập chính trị khác do học viện, phịng cơng tác chính trị, do
khoa tổ chức.
17
SV: Nguyễn Xuân Hậu
Sinh viên trong lớp hưởng ứng và tham gia nhiệt tình vào các hoạt
động Chính trị - Xã hội do học viện và Đoàn trường phát động như các
phong trào quyên góp ủng hộ, các phong trào văn hoá văn nghệ, thể
dục-thể thao, hoạt động hiến máu tình nguyện (Năm thứ I có 8 sinh
viên tình nguyện hiến máu, năm thứ 2 có 9 sinh viên tham gia ) tham
gia vận động hiến máu, hội thi TDTT phường Dịch Vọng hậu… Các
hoạt động này thu hút được nhiều lượt sinh viên tham gia góp phần
khơng nhỏ vào thành tích chung của tập thể lớp.
Bên cạnh đó mục tiêu phấn đấu vào Đảng cũng là động cớ kích
thích tinh thần tự giác học tập và rèn luyện của sinh viên trong lớp.
bản than mỗi sinh viên trong lớp luôn nuôi uớc mơ sẽ được đứng
trong hàng ngũ của Đảng vì vậy được kết nạp Đảng cũng là đơng cơ
phấn đấu học tập và rèn luyện của sinh viên, công tác học tập và rèn
luyên được chú trọng đáp ứng quy định vàv điều lệ kết nạp Đảng viên
mới. Bước sang năm thứ 2 lớp đã có 2 sinh viên đủ điều kiện xem sét
kết nạp Đảng.
Đó là những thành tựu mà công tác giáo ý thức đạo đức mang lại,
quan trọng hơn là nhờ vào công tác giáo dục mà lập trường, bản lĩnh
chính trị, tính tích cực học tập, tích cực chính trị-xã hội của mỗi sinh
viên trong lớp được củng cố và tăng cường rõ rệt.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được kết quả rèn luyện vẫn cịn
những hạn chế nhất định như tình trạng nghỉ học, bỏ tiết, đi học muộn,
ra vào lớp không đúng quy định vẫn cịn xảy ra, khơng khí học tập
được đánh giá là vẫn hơi trầm… tuy vậy nhìn chung kết quả rèn luyện
của tập thể lớp trong thời gian vừa rồi là tương đối tốt.
18
SV: Nguyễn Xn Hậu
2.2. Cơng tác giáo dục tính tích cực học tập cho sinh viên Lớp CTHCTTT K27A2.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với cơng tác giáo dục hình
thành tính tích cực học tập cho sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2
Cơng tác giáo dục hình thành tính tích cực học tập cho sinh viên
trong lớp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhất là khi sinh viên tron
lớp bước vào năm học thứ 2 và đã bắt đầu làm quen với các môn học
chuyên nghành. Việc xác định những thuận lợi và khó khăn đối với
cơng tác giáo dục hình thành tính tích cực học tập của lớp là việc làm
cần thiết để từ đó có phương hướng và phương pháp giáo dục đúng
đắn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện nay của lớp.
a. Những thuận lợi cơ bản.
Năm học 2008-2009 là năm thứ 2 của sinh viên lớp CTH-CTTT
K27A2. Qua 3 học kỳ học tập và rèn luyện tại học viện, mỗi sinh viên
đã ít nhiều hình thành bản lĩnh kinh nghiệm và phương pháp học tậpc
ho riêng mình. Đây là điều kiện cần thiết thuận lợi cho mỗi sinh viên
trong quá trình học tập.
Bước vào năm học thứ 2, sinh viên trong lớp đã được tiếp cận
nhiều hơn các môn học chuyên nghành . Qua các môn học chuyên
nghành này mỗi sinh viên hiểu rõ hơn được chun nghành Cơng tác
tư tưởng mà mình đang được đào tạo và đặc thù công việc sau này, từ
đó mỗi sinh viên trong lớp có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện tại
khoa và học viện. Các sinh viên đã tự nhận thức được trách nhiệm
phải không ngừng trau dồi kiến thức và phẩm chất đạo đức để có thể
19
SV: Nguyễn Xuân Hậu
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơng việc đặt ra khi cơng tác ngồi thực
tiễn.
Bên cạnh những khoảng thời gian học tập căng thẳng và vất vả,
thầy cô chủ nhiệm lớp và Ban cán sự lớp tổ chức nhiều buổi đi chơi dã
ngoại, các buổi học ngoại khóa , nhờ vậy 43 sinh viên đã hiểu nhau
hơn, tình cảm bạn bè ngày càng khăng khít khơng khí đồn kết được
tăng cường. Mỗi quan hệ giữa sinh viên và giáo viên chủ nhiệm trở
nên than thiện, tình cảm thầy trị ngày càng trở nên khăng khít. Đây là
điều kiện vô cùng quan trọng để tập thể lớp vượt qua mọi khó khăn,
vươn lên trong q trình học tập và rèn luyện tại học viện.
Trong năm học này, Ban cán sự lớp cũng như Ban chấp hành chi
đoàn đã được củng cố kiện toàn và đi vào hoạt động nề nếp hơn. Đây
là điều kiện quan trọng trong việc quản lý, giáo dục chính trị, xây dựng
tập thể lớp ngày càng vững mạnh hơn, góp phần thực hiện những
mục tiêu đề ra.
Với việc học tập các môn chuyên nghành, tập thể lớp đã nhận
được sự quan tâm nhiều hơn của Ban chủ nhiệm khoa, được sự giảng
dạy trực tiếp thầy cô trong khoa và sau cùng là giáo viên chủ nhiệm
lớp. Đây là động lực và cũng là niềm cổ vũ to lớn để các thành viên
trong lớp có sự nỗ lực cố gắng phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Quy định kết nạp Đảng viên mới cũng là một động lực thúc đẩy
các sinh viên học tập và rèn luyện. Mỗi sinh viên trong lớp đã tự ý thức
được yêu cầu của đặc thù nghiệp vụ Công tác tư tưởng, bản than sinh
viên luôn mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Hiện nay
lớp đã có 2 sinh viên đủ điều kiện xem xét kết nạp Đảng là bạn
20
SV: Nguyễn Xuân Hậu
Nguyễn Ny Hương và Mè Quốc Việt. Đây là tấm gương mà các thành
viên trong lớp nỗ lực phấn đấu.
b. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cơng tác giáo dục hình thành
tính tích cực học tập cho sinh viên CTH-CTTT K27A2 cũng gặp phải
không ít khó khăn đó là:
Năm học thứ 2, sinh viên trong lớp được học các môn chuyên
nghành nhưng phần lớn đều vừa rời cấp học phổ thông cho nên kinh
nghiệm và kiến thức thực tiễn của sinh viên trong lớp cịn hạn chế, đây
chính là trở ngại khơng nhỏ cho việc tiếp nhận và vận dụng giữa lý
thuyết và thực hành. Nhiều sinh viên cảm thấy học các môn chuyên
nghành q khơ khan khó hiểu cho nên nảy sinh tâm lý tiêu cực như
chán học rồi xuât hiện các hiện tượng bỏ học, bỏ tiết, đi học muộn…
Là sinh viên năm thứ 2 song một số sinh viên trong lớp cịn bị
động trong cách tiếp nhận thơng tin, lười tìm tài liệu, ý thức học tậo
chưa cao, còn biểu hiện ỷ lại chủ quan trong học tập.
Một bộ phận sinh viên cịn có biểu hiện thiếu tích cực trong việc
xây dựng khối Đại đồn kết lớp. Vẫn cịn biểu hiện gây chia rẽ “ bằng
mặt nhưng chưa bằng long”. Niều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
tinh thần học tập và rèn luyện, tinh thần đoàn kết của tập thể lớp.
Bước sang học kỳ thứ 3 bộ máy tổ chức, cán bộ lớp có sự biến
đổi. Đó trước tiên là sự thay đổi giáo viên chủ nhiệm lớp và cương vị
lớp trưởng. Thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của
lớp nhưng cũng làm cho công tác quản lý lớp bị gián đoạn đôi chút.
21
SV: Nguyễn Xuân Hậu
Một khó khăn chủ quan khác xuất phát từ chính sinh viên trong
lớp đó là một vài sinh viên cịn có tư tưởng muốn chọn cho mình ngơi
trường, nghành học tốt hơn có cơ hội xin việc và mức lương cao hơn,
do vậy có thái độ dửng dưng với việc học, không xác đinh được động
lực, mục tiêu học tập cho mình từ đó dẫn đến thành tích và kết quả
học tập giảm sút.
2.2.2. Chủ thể làm cơng tác giáo dục hình thành tính tích cực học
tập cho sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2.
2.2.3. Biểu hiện của công tác giáo dục hình thành tính tích cực
học tập cho sinh viên lớp CTH-CTTT K27A2.
Để có thể đề ra được các phương pháp giáo dục hình thành tính
tích cực học tập cho sinh viên thì cơng việc liên quan trực tiếp là phải
nghiên cứu được thực trạng của tính tích cực học tập.
Hiện nay biểu hiện của tính tích cực học tập, trau dồi kiến thức
của sinh viên rất phong phú, cụ thể là sinh viên trong lớp biểu hiện này
càng rõ nét hơn.
Theo lý luận về tính tích cực học tập của sinh viên thì tính tích cực
học tập của sinh viên được biểu hiện trên các mặt lớn đó là: Tính tích
cực nghiên cứu trau dồi kiến thức cho bản than; tính tích cực học tập
tự giác ngay từ ban đầu; tích cực tìm ra phương pháp học tập hiệu
quả; tích cực nghe giảng; đi học đúng giờ; chấp hành nội quy, quy chế
một cách nghiêm túc tự giác.
Cụ thể tính tích cực nghiên cưu trau dồi kiến thức là một biện
pháp hữu hiệu nhất tăng cường khả năng học tập của mỗi người. Tích
22
SV: Nguyễn Xuân Hậu
cực nghiên cứu tức là ngoài việc học, đọc giáo trình ra thì cần phải
đọc thêm các tài liệu tham khảo khác phục vụ cho môn học. Hiện nay
trong lớp qua quan sát thấy có rất nhiều sinh viên tích cực nghiên cứu
tài liệu, trau dồi kiến thức cho bản than mình, điển hình là rất nhiều
sinh viên lên Trung tâm thông tin Thư viện trường để tự học. Số lượng
sinh viên lên phòng mượn tổng hợp của thư viện để mượn sách về
nghiên cứu khá nhiều.
Tuy nhiên số lượng đầu sách báo trên thư viện còn rất khiêm tốn,
phịng tự học những ngày gần thi ln trong tình trạng q tải, khơng
đáp ứng đủ nhu cầu của các sinh viên. Sinh viên trong lớp nhiều người
lên thư viện để tự học nhưng do khơng co phịng học nên đành quay
trở về. Điều này chứng tỏ sinh viên trong lớp cũng đã tăng cường ý
thức tự giác học tập, tăng cường đọc sách và nghiên cứu tài liệu. Qua
tìm hiểu những sinh viên lên thư viện mượn sách thì đa phần mượn
sách nghiên cứu về các vấn đề xã hội, một số khác mượn tiểu thuyết,
mượn báo và có một bộ phận mượn sách kinh điển… Điều này chứng
tỏ sinh viên trong lớp đã bắt đầu ý thức tầm quan trọng việc tự học,
nghiên cứu thông tin và thu thập tri thức qua sách báo. Tuy vậy số
lượng sinh viên này trong lớp còn khiêm tốn và chủ yếu chỉ tập trung
vào sinh viên nữ còn sinh viên Nam thì tỷ lệ này rất thấp, Thậm chí cá
biệt co trường hợp nam sinh viên làm sổ thư viện nhưng chưa một lần
mượn sách trên thư viện.
Một biểu hiện khác của tính tích cực nghiên cứu sách vở trau dồi
kiến thứclà đầu tư tiến hành làm các đề tài tiểu luận các môn chuyên
nghành như Nguyên lý công táctư tưởng, Hệ tư tưởng… Khi học các
môn học làm tiểu luận thì sinh viên trong lớp tỏ ra rất hứng thú. Đây là
23
SV: Nguyễn Xuân Hậu
biểu hiện khá rõ nét của tính tích cực học tập. Mỗi sinh viên khi viết
được một đề tài tiểu luận thì nhất thiết phải có tài liệu sau đó là cả một
q trình nghiên cứu chắt lọc cộng với khả năng viết của bản thân để
viết nên một đề tài tiểu luận. Do vậy việc tăng cường kích thích sinh
viên đăng ký làm các đề tài tiểu luận cũng như việc ra các hình thức
thi học phần bằng cách viết tiểu luận cho các môn học chun nghành.
Đây là một hình thức kích thích tích cực nghiên cứu, trau dồi kiến thức
của sinh viên rất có hiệu quả.
Tính tích cực nghiên cứu của sinh viên cịn được biểu hiện việc
các sinh viên đã tăng cường trao đổi, bàn luận về các vấn đề liên quan
đến các mơn học. Mà muốn trình bày, tranh luận hoặc đưa ra một ý
kiến nào đó thì nhất thiết sinh viên phải nêu rõ vấn đề tức là hiểu, phải
đọc, phải học một cách nghiêm túc, nghiên cứu một cách sâu sắc.
Trong học kỳ IV có rất nhiều mơn học sử dụng phương pháp giảng dạy
tăng cường trao đổi, bàn luận, tranh luận về các vấn liên quan đến
môn học và thu được hiệu quả tích cực như các mơn: Quan hệ chính
trị quốc tế của TS. Phạm Minh Sơn, Khoa Học Giao Tiếp của TS. Hà
Thị Bình Hịa.
Tính tích cực học tập của sinh viên trong lớp còn được biểu hiện
ở tinh thần tự giác, tinh thần nghiêm túc tự giác trong học tập và khả
năng tìm ra các phương pháp học tập hiệu quả nhất của sinh viên.
Tinh thần tích cực học tập của sinh viên lớp được minh chứng bằng
buổi hội thảo về “Phương pháp học tập ở bậc Đại Học”. Buổi hội thảo
là kết quả của quá trình chuẩn bị cơng phu là lâu dài của cả tập thể
lớp. Buổi hội thảo được tổ chức vào tháng 5/2009 tức là vào học kỳ
thứ IV của năm thứ 2 với các đề tài thảo luận: “Phương học tập trên
24
SV: Nguyễn Xuân Hậu
lớp”, “Phương pháp tự học ở nhà”, “Phương pháp ôn tập và kiểm tra”,
“ Phương pháp học các môn chuyên nghành”. Buổi hội thảo thực sự là
diễn đàn bổ ích qua đó đã thảo gỡ rất nhiều khúc mắc cho sinh viên,
qua đó mỗi sinh viên tự nhận thấy tầm quan trọng của việc học, ý thức
tự giác học tập qua đó mỗi sinh viên hình thành cho riêng mình một
phương pháp học tập đạt hiệu quả phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh thực tiễn của bản thân. Cùng với đó thì bài phát biểu của bạn
Nguyễn thị Vân đã định hướng mục tiêu học cho sinh viên, chỉ rõ
phương hướng học tập cho các sinh viên đang mơ hồ trong việc xác
đinh mục tiêu học tập. Mục đích của buổi hội thảo là giáo dục tăng
cường tính tích cực học tập cho sinh viên, xây dựng cho sinh viên
phương pháp học tập đúng đắn. Chắc chắn với sự thành cơng của
buổi hội thảo thì phong trào học tập và rèn luyện của sinh viên trong
lớp sẽ đi lên.
Trong hoạt động của lớp phát động phong rào thi đua học tập, rèn
luyện tôt lôi cuốn đông đảo các sinh viên tham gia. Ban cán sự lớp đã
có sáng kiến kích thích tính tích cực học tập của sinh viên trong lớp đó
là thưởng 5% số tiền học bổng cho các bạn sinh viên đặt ra chỉ tiêu
phấn đấu học lực loại Khá và Giỏi và đạt được chỉ tiêu mà mình đăng
ký. Khoản tiền thưởng này sẽ được trích ra từ quỹ hoạt động chung
của lớp. Đặc biệt phong trào cộng, trừ điểm rèn luyện do thầy cô chủ
nhiệm và ban cán sự tiến hành đã kích thích tính tự giác học tập và
rèn luyện của sinh viên trong lớp như đi học đúng giờ giấc quy định,
khơng nghỉ học khơng có lý do, khơng sử dụng tài liệu trong các kỳ thi
học phần, phấn đấu đạt điểm cao trong các kỳ thi học phần.
25