ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ BẨY
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ BẨY
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM
NON HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH HỒNG THÁI
HÀ NỘI – 2008
LỜI CẢM ƠN
Luận văn khoa học này được hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình của các Cô giáo, Thầy giáo cùng với sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của
bản thân trong thời gian học tập tại Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban chủ nhiệm và tập
thể giảng viên Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và có được những kiến thức,
kỹ năng cần thiết để nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó
Giáo sư – Tiến sỹ Đinh Hồng Thái, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn các cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo
Hải Phòng, Ban giám hiệu các trường mầm non thành phố đã ủng hộ, cộng
tác, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ
liệu liên quan đến đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm giúp đỡ, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này vẫn khó tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến góp
ý, chỉ bảo của các Cô, các Thầy, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và
những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Thị Bẩy
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BHXH
HCMHS
CSVC
GD&ĐT
GDMN
HĐND
HTGD
HCMHS
NSNN
KTXH
XHH
XHHGD
XHHCTGD
XHHCTGDMN
UBND
Bảo hiểm xã hội
Hội cha mẹ học sinh
Cơ sở vật chất
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục mầm non
Hội đồng nhân dân
Hình thức giáo dục
Hội cha mẹ học sinh
Ngân sách Nhà nước
Kinh tế xã hội
Xã hội hoá
Xã hội hoá giáo dục
Xã hội hoá công tác giáo dục
Xã hội hoá công tác giáo dục mầm non
Uỷ ban nhân dân
MC LC
Mở đầu
1. Lớ do chn ti
1
2. Mc ớch nghiờn cu
2
3. Khỏch th v i tng nghiờn cu
2
4. Nhim v nghiờn cu
2
5. Gi thuyt khoa hc
3
6. Gii hn, phm vi nghiờn cu
3
7. Phng phỏp nghiờn cu
3
8. Cu trỳc lun vn
4
Chng 1: Cơ sở lý luận của xã hội hoá công tác
giáo dục Mầm non
5
1.1. Vi nột v lch s nghiờn cu vn xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc núi
chung v cụng tỏc giỏo dc Mm non núi riờng
5
1.1.1. Khỏi quỏt nghiờn cu v xó hi hoỏ giỏo dc
5
1.1.2. Khỏi quỏt nghiờn cu v xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc Mm non
10
1.2. Mt s khỏi nim c bn
13
1.2.1. Khỏi nim giỏo dc
13
1.2.2. Xó hi hoỏ
14
1.2.3. Xó hi hoỏ giỏo dc
18
1.3. S tỏc ng ca xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc n cỏc lnh vc ca
i sng xó hi
22
1.3.1. Xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc l nhõn t to ra Xó hi hc tp
gúp phn nõng cao dõn trớ, o to nhõn lc, bi dng nhõn ti cho
cng ng, cho t nc
22
1.3.2. Xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc gúp phn lm cho giỏo dc phc v
c lc phỏt trin kinh t xó hi a phng
24
1.3.3. Xó hi hoỏ giỏo dc Mm non to ra s cụng bng, dõn ch trong
hng th v trỏch nhim xõy dng giỏo dc Mm non
25
1.3.4. Xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc gúp phn nõng cao cht lng giỏo
dc
27
1.4. Giỏo dc Mm non trong h thng giỏo dc quc dõn
28
1.4.1. V trớ, vai trũ ca giỏo dc Mm non
28
1.4.2. c trng ca giỏo dc Mm non trong h thng giỏo dc quc
dõn
30
1.4.3. Mc tiờu v nhim v ca giỏo dc Mm non
31
1.5. Xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc Mm non
33
1.5.1. Mc tiờu xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc Mm non
33
1.5.2. Cỏc nguyờn tc xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc Mm non
36
1.5.3. Ni dung xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc mm non
41
Kt lun chng 1
Chng 2: Thực trạng việc thực hiện xã hội hoá
công tác giáo dục mầm non ở thành phố Hải
Phòng trong thời gian qua
49
2.1. Vi nột v giỏo dc Mm non thnh ph Hi Phũng
49
2.1.1. Nhng kt qu t c
50
2.1.2. Nhng khú khn bt cp cn tp trung gii quyt
52
2.2. Thc trng thc hin cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo dc Mm non thnh
ph Hi Phũng
53
2.2.1. Nhn thc v xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc Mm non
54
2.2.2. Kt qu ca xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc Mm non
68
2.2.3. Thc trng s dng cỏc bin phỏp thc hin xó hi hoỏ cụng tỏc
giỏo dc Mm non Hi Phũng
71
Kt lun chng 2
74
Chng 3: các biện pháp thực hiện xã hội hoá công
tác giáo dục Mầm non ở các tr-ờng Mầm non Hải
Phòng trong giai đoạn hiện nay
81
3.1. Mc tiờu v nh hng phỏt trin giỏo dc Mm non thnh ph Hi
Phũng trong giai on hin nay
81
3.1.1. Mc tiờu v phng hng phỏt trin ca giỏo dc Mm non Hi
Phũng trong giai on hin nay
82
3.1.2. Mc tiờu v nh hng qui mụ phỏt trin giỏo dc Mm non
83
3.2. Cỏc bin phỏp tng cng vic thc hin xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo
dc Mm non
86
3.2.1 Trờn c s quỏn trit ng li lónh o ca ng, chớnh sỏch
phỏp lut ca Nh nc, tớch cc tuyờn truyn nhm nõng cao nhn thc
v xó hi hoỏ cụng tỏc giỏo dc Mm non
86
3.2.2. Xõy dng k hoch phỏt trin giỏo dc Mm non phự hp vi yờu
cu phỏt trin s nghip giỏo dc, kinh t xó hi ca a phng
92
3.2.3. Huy ng cỏc lc lng xó hi tham gia cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo
dc Mm non v xõy dng mụi trng giỏo dc lnh mnh
94
3.2.4. Xõy dng v i mi c ch iu hnh ngun ngõn sỏch v thu
hỳt cỏc tim nng xó hi cho phỏt trin giỏo dc Mm non
101
3.2.5. Xõy dng trng Mm non thnh n v cung ng dch v chm
súc giỏo dc Mm no cht lng cao, ỏp ng nhu cu ngy cng cao
ca thc tin giỏo dc
106
3.3. Mi quan h gia cỏc bin phỏp thc hin cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo
dc Mm non thnh ph Hi Phũng
111
3.4. Kho nghim tớnh kh thi ca cỏc bin phỏp xut
112
3.4.1. Mc ớch
112
3.4.2. Đối tượng
112
3.4.3. Cách tiến hành
112
3.4.4. Nội dung khảo nghiệm yêu cầu
112
3.5. Phân tích kết quả khảo nghiệm
113
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
115
1. Kết luận
115
2. Khuyến nghị
117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
119
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, có vai trò đặc biệt quan trọng
trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, chúng ta đang sống
trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế tri thức thì vấn đề giáo dục, văn
hoá đang được coi trọng với mỗi quốc gia. Nó thực sự trở thành trung tâm
chiến lược phát triển đất nước. Đặc biệt, ở nước ta giáo dục được coi là quốc
sách hàng đầu, nhằm mục tiêu “Dân giàu – nước mạnh – xã hội công
bằng, dân chủ văn minh”
Xã hội hoá công tác giáo dục (XHHCTGD) là quan điểm lớn của
Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Để phát triển sự
nghiệp giáo dục Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị
quyết để chỉ đạo, triển khai XHHCTGD và chỉ rõ những vấn đề liên quan
đến xã hội phải được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá.
Nghị quyết số 90/CP, ngày 21/8/1997 và Nghị định số 73/1999/NĐ-
CP ngày 19/8/1999; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 về đẩy
mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế và thể dục thể thao. Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT, phê
duyệt đề án: “Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 –
2010”, Điều 12 của Luật giáo dục về “Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đã
chỉ rõ công tác quản lý chỉ đạo, phát triển giáo dục mầm non (GDMN) phải
gắn chặt với công tác vận động mọi lực lượng trong xã hội vào việc chăm
sóc giáo dục trẻ, coi đó là mục tiêu, là sức mạnh để phát triển GDMN một
cách căn bản và có chất lượng. Những văn bản này là hành lang pháp lý, tạo
cơ hội để giáo dục mầm non phát triển trong xu thế hội nhập thế giới.
Ngày nay, khi cơ chế quan liêu bao cấp được chuyển sang cơ chế kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề mới đặt ra cho
2
giáo dục và đào tạo. Một trong các vấn đề đang là mối quan tâm của các nhà
quản lý giáo dục là giải quyết mối quan hệ chức năng phúc lợi của giáo dục
và chức năng dịch vụ của nó trong cơ chế mới. Chính việc giải quyết giữa
vấn đề này làm nảy sinh quan hệ mới giữa giáo dục đào tạo với cộng đồng
xã hội. Trong tình hình đó, nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước đã có
những hướng đi khá độc đáo, táo bạo, huy động sự ủng hộ lớn cả về vật chất
và tinh thần đế phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non của địa phương. Hải
Phòng là thành phố lớn có truyền thống giáo dục, công tác xã hội hoá giáo
dục đang là một trong những điểm mạnh của giáo dục Hải Phòng nói chung,
giáo dục mầm non Hải Phòng nói riêng.
Tuy nhiên, yêu cầu phát triển ngày càng cao về số lượng và chất
lượng của GDMN Hải Phòng đòi hỏi sự tăng cường hơn nữa
XHHCTGDMN. Đặc biệt là cần có các biện pháp phù hợp hiệu quả để phát
huy hơn nữa sức mạnh của XHHCTGDMN, nhằm phát triển giáo dục mầm
non đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong tình hình mới. Vì những lý do
trên, chúng tôi lựa chon thực hiện đề tài: “Các biện pháp thực hiện xã hội
hoá công tác giáo dục ở các trường mầm non Hải Phòng trong giai đoạn
hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề xuất một số biện pháp thực hiện XHHCTGDMN trong giai
đoạn hiện nay, góp phần làm cho công tác giáo dục mầm non (GDMN) ở
thành phố Hải Phòng có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động XHHCTGDMN ở thành phố Hải Phòng
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp thực hiện XHHCTGDMN ở
thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận về XHHCTGDMN
3
4.2. Khảo sát thực trạng việc thực hiện XHHCTGDMN ở thành phố Hải Phòng.
4.3. Đề xuất một số biện pháp thực hiện XHHCTGD ở các trường MN
thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp thực hiện XHHCTGDMN phù
hợp sẽ góp phần tạo điều kiện phát triển sự nghiệp GDMN hiện nay của
thành phố.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: Trong điều kiện về thời gian và khả năng, đề
tài tập trung nghiên cứu chủ yếu năm học 2007 – 2008 và xu hướng những
năm học tiếp theo của ngành học trong thành phố.
Địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non nội ngoại thành Hải
Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Các Nghị quyết, Chính sách của Đảng, Nhà nước; các văn bản, tài
liệu của ngành Giáo dục và Đào tạo; các công trình khoa học đã có để xác
định cơ sở lý luận của quản lý công tác XHHGDMN.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi các đối tượng: Lãnh đạo địa
phương, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non và cha mẹ học sinh để
đánh giá thực trạng về quản lý công tác xã XHH giáo dục mầm non.
Trò chuyện phỏng vấn, quan sát, tổng kết kinh nghiệm các hoạt động
xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non để thu thập số liệu và phát hiện
những vấn đề mới.
Tổng kết kinh nghiệm về công tác XHH giáo dục mầm non ở thành phố Hải Phòng
Phương pháp chuyên gia: khảo nghiệm, kiểm chứng về tính cấp thiết,
4
tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục
mầm non đã đề xuất trong luận văn.
7.3. Nhóm các phương pháp sử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán
học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được chia làm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của xã hội hoá công tác giáo dục mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục mầm
non ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua.
Chƣơng 3: Các biện pháp thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục ở các
trường mầm non Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC GIÁO
DỤC MẦM NON
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề xã hội hoá công tác giáo dục nói
chung và công tác giáo dục mầm non nói riêng
1.1.1. Khái quát nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục
Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người. Các nhà
nghiên cứu lịch sử giáo dục, xã hội, văn hoá và các nền văn minh trước đây
đều khẳng định: con người luôn sống trong trình độ xã hội nhất định. Với ý
nghĩa trên, giáo dục được xem như là một hiện tượng xã hội đặc biệt quan
trọng, là nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến các hiện tượng xã hội khác
quyết định sự tồn tại và chiều hướng phát triển xã hội loài người. Điều này có
nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi đời sống xã hội, nói cách khác,
không có giáo dục đứng ngoài xã hội, cũng có nghĩa là không có xã hội nào có
thể phát triển mà không gắn liền với vai trò lịch sử của một nền giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là hoạt động đặc trưng của
xã hội loài người. Chừng nào xã hội loài người còn tồn tại, chừng đó giáo dục
tiếp tục tồn tại và phát triển, giáo dục chỉ mất đi khi xã hội loài người không
còn tồn tại. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có một nền giáo dục tương ứng
với trình độ, tốc độ phát triển của xã hội trong giai đoạn lịch sử đó. Giáo dục là
sự phản ánh sinh động nhất về trình độ phát triển của nền KT-XH, chịu sự ảnh
hưởng chi phối của truyền thống văn hoá, những điều kiện bối cảnh phát triển
của một dân tộc, một đất nước, khái quát hơn là một thời đại, vì thế, cũng có
thể xem đó chính là bản chất xã hội của giáo dục.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu cũng như chỉ đạo giáo dục, cần phân biệt
rõ tính chất xã hội của giáo dục và XHHCTGD. Đây là 2 vấn đề có ý nghĩa
khác biệt, chúng không phải là một. Tự thân hoạt động giáo dục vẫn có tính
chất xã hội, nhưng nó chưa đạt tới trình độ xã hội hoá đích thực theo đúng
nghĩa của xã hội hoá. Để đạt được trình độ xã hội hoá đích thực cần phải có
định hướng rõ ràng.
6
Ở nước ta, tư tưởng XHHCTGD đã được hình thành và nuôi dưỡng từ
rất sớm trong suốt suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, qua mỗi giai
đoạn ngày càng ngày nó càng được phát triển lên với một trình độ mới, cao
hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Từ xa xưa, người anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi đã từng đúc kết sức mạnh đoàn kết của dân tộc bằng nhận định
rất nổi tiếng: “ Dâng thuyền lên cũng là dân, làm lật thuyền cũng là dân”. Sau
này Bác Hồ càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc, Người nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và công cuộc kiến thiết đất nước,
Đảng ta đã vận dụng rất sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, với khẩu hiệu: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” chúng ta đã
dành nhiều thắng lợi trên tất cả các mặt trận trong đó có mặt trận văn hoá giáo
dục.
Cách mạng tháng tám (1945) thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng
đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương “Giáo dục là sự
nghiệp của quần chúng”. Ngay sau ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một ngày (ngày 03/09/1945)
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ đầu tiên cần làm gấp của giáo dục là
chống giặc dốt, Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [26,
tr.36].
Người còn kêu gọi toàn dân tích cực học tập theo phương châm:
“Những người chưa biết chữ càng gắng sức mà học, vợ chưa biết thì chồng
bảo, em chưa biết thì anh bảo, người ăn, người làm chưa biết thì chủ bảo”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, cả nước dấy lên một phong trào học tập sôi
nổi, toàn dân ra sức thi đua học tập, các lớp bình dân học vụ được mở ra khắp
nơi. Người dân ban ngày đi làm, tối tối lại đến lớp bình dân học vụ để học chữ
Quốc ngữ. Nước ta từ chỗ trên 90% người dân không biết chữ dần dần trở
7
thành một dân tộc có học vấn. Từ bài học của Bác chúng ta mới thấm nhuần
sâu sắc sức mạnh của toàn dân tộc.
Từ khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, nhất là trong thời đại công
nghệ thông tin, kinh tế tri thức hiện nay, chúng ta ngày càng ngày có điều kiện
thuận lợi hơn để phát triển sự nghiệp giáo dục. Để thực hiện công cuộc đổi
mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mục tiêu: “Dân giầu
nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” toàn Đảng và toàn dân ta
đang tích cực đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Đây là chiến lược
quốc gia có tầm quan trọng góp phần vào sự thành bại của việc thực hiện mục
tiêu trên - Nó được xác định bằng chủ trương XHHCTGD, nhằm huy động
nguồn lực của xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho học vấn đến
được toàn dân một cách phổ cập, ngày càng nhiều hơn và do đó toàn dân sẽ
đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực làm cho giáo dục ngày càng phát triển hơn.
Từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), đường lối đổi
mới toàn diện của Đảng đã mở đầu cho sự phát triển mới về kinh tế – xã hội
(KT-XH) của đất nước, trong đó có giáo dục. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VII đã đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây
dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, Hội nghị đã thảo luận và ra Nghị
quyết về sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Từ sau Đại hội lần thứ VII, trên các
văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tài liệu khoa học giáo dục, trên sách báo
đài , chúng ta thường gặp thuật ngữ “xã hội hoá” đối với các lĩnh vực hoạt
động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, dân số – kế hoạch hoá gia đình, thể
dục thể thao, giáo dục và đào tạo,… Như vậy, chuyển sang thời kỳ đổi mới, xã
hội hoá việc thực hiện các chính sách xã hội là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước trong đó có chủ trương về XHHCTGD.
Xác định vai trò của giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới, Nghị
quyết Trung ương 2 (khoá VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển”.
8
Đây cũng là trọng trách, đồng thời cũng là vinh dự lớn lao mà Đảng và
Nhà nước giao phó cho ngành giáo dục-đào tạo. Vì vậy, hơn bao giờ hết, lúc
này ngành giáo dục - đào tạo cần có các biện pháp hữu hiệu khắc phục những
khó khăn bất cập trong thời gian qua, trong đó đẩy mạnh XHHCTGD được coi
là chủ trương quan trọng.
Đại hội VIII của Đảng nêu rõ về chủ trương xã hội hoá:“…Các vấn đề
chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai
trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các
vấn đề xã hội” [20, tr.32]. Một lần nữa XHHCTGD lại được đặt lên một tầm
cao mới, sâu rộng hơn. Thể chế hoá các chủ trương trên, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 90/CP và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, ngày 19/8/1999 về “phương
hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá”. Tại
phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2004, Chính phủ đã đánh giá tình hình thực
hiện Nghị quyết số 90 và Nghị định số 73 và tiếp tục ban hành Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế và thể
dục thể thao. Ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI đã thông qua
Luật giáo dục (2005), trong chương 1, điều 12: Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục,
ghi rõ vai trò của các đối tượng tham gia XHHCTGD: “Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại
hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục ” [39, tr.10]. Quyết
định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục
giai đoạn 2005 – 2010”. Các văn bản này đều xác định rất rõ vai trò chủ đạo,
mang tính toàn diện, thống nhất của Nhà nước nhằm thu hút mọi tiềm năng
trong xã hội để phát triển giáo dục. XHHCTGD có thể coi đây là một chiến
lược của Đảng và nhà nước ta bởi nó mang giá trị chỉ đạo quá trình phát triển
giáo dục một cách lâu dài và căn bản nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
9
Từ những khái quát trên có thể hiểu khái niệm XHHCTGD: Đó là việc
lôi cuốn, thu hút khích lệ mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội tham gia cùng
làm giáo dục; Việc huy động và động viên đó mang tính chất là những phong
trào quần chúng, đảm bảo cơ chế hoạt động là dưới sự quản lý, chỉ đạo của
Nhà nước, xác định vai trò của mọi tổ chức xã hội, mọi người dân đều có trách
nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tham gia làm giáo dục.
Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về XHHCTGD, nhiều bài
viết, công trình nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo
dục quan tâm, nghiên cứu, bàn luận về xã hội hoá giáo dục như: “Xã hội hoá
công tác giáo dục” do Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Viện Khoa học Giáo dục phối hợp xuất bản
năm 1997. “Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện xã hội hoá giáo dục thông qua
Đại hội giáo dục các cấp” của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; “ XHHCTGD
là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con
đường phát triển của Đảng ta”. Tập thể viện Khoa học giáo dục do PGS. Võ
Tấn Quang làm chủ biên đã viết: “Xã hội hoá công tác giáo dục: Nhận thức và
hành động” do tác giả Bùi Gia Thịnh, Võ Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình biên
soạn Trong cuốn “Xã hội hoá công tác giáo dục”, GS. Phạm Tất Dong coi xã hội
hoá là một khái niệm đã vận động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt
Nam qua mỗi giai đoạn. Khái niệm xã hội hoá cũng được tác giả Nguyễn Quí
Thanh đề cập trong cuốn “Xã hội học” do GS.Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng
đồng chủ biên. Xã hội hoá được các tác giả dùng với hai nội dung , trong nội
dung thứ nhất: khái niệm này chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội về vật
chất và tinh thần đến những vấn đề, sự kiện nào đó của xã hội mà trước đấy chỉ có
một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm…; Nội dung thứ hai: thuật ngữ
xã hội hoá được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển từ chỉnh thể
sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của
xã hội loài người. Đây chính là quá trình xã hội hoá cá nhân.
10
Bàn về XHHCTGD còn nhiều tài liệu, nhiều bài viết đề cập đến
XHHCTGD: "Xã hội hoá giáo dục- Một số vấn đề về lý luận thực tiễn" của
PGS. Nguyễn Sinh Huy; "Xã hội hoá và sự hình thành định hướng giá trị" của
PGS. Võ Tấn Quang " Xã hội hoá giáo dục - Một động lực nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" của PGS.TS Nguyễn Mậu Bành; "Một
số giải pháp xã hội hoá giáo dục ở bậc học mầm non" của TS Trần Thị Bích
Trà; "Mấy vấn đề xã hội hoá giáo dục" của PGS.TS Lê Khanh; "Xã hội hoá
giáo dục – Một điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài" của Nguyễn Văn Sơn; … Một số đề án nhằm triển khai thực hiện chủ
trương XHHCTGD như: Đề án"Sự công bằng xã hội về giáo dục và giải pháp
xã hội hoá giáo dục -đào tạo" của công đoàn Việt Nam; "Xã hội hoá giáo dục-
đào tạo" của Bộ Giáo dục đào tạo; "Các giải pháp về tổ chức và cơ chế chính
sách nhằm triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực giáo dục
đào tạo" của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Ngoài ra còn rất nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về đề tài
XHHCTGD: “Một số giải pháp tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục tỉnh
Vĩnh Long” của Nguyễn Thị Diệp; “Các giải pháp tăng cường xã hội hoá sự
nghiệp giáo dục trên địa bàn thành phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận” của
Nguyễn Phan Hưng; “Một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh xã hội hoá
giáo dục ở Phú Yên” của Trần Văn Nhân, “Một số giải pháp thực hiện xã hội
hoá giáo dục ở quận Thanh Xuân – Hà Nội” của Ngô Thị Doãn Thanh; …
Có thể nói, toàn bộ những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung
giải quyết các khái niệm, phạm trù, liên quan đến xã hội hoá giáo dục, tổng kết
thực tiễn công tác xã hội hoá giáo dục. Tư tưởng “xã hội hoá công tác giáo
dục” chính thức có mặt như một thành tố mới góp phần tích cực tạo nên sự
phát triển giáo dục hiện nay của đất nước
1.1.2. Khái quát nghiên cứu về xã hội hoá công tác giáo dục mầm non
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN là bậc học đầu tiên.Theo tinh
thần của Luật giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo, phát triển công tác GDMN
11
cần phải gắn bó với công tác vận động xã hội mới đem lại hiệu quả cao. Tính
phong trào vừa là đặc điểm riêng vừa là quy luật phát triển của GDMN, vì vậy
phải phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và toàn thể xã hội thì mới phát triển
được bậc học này.
GDMN cũng như sự nghiệp giáo dục cả nước đã và đang có những bước
chuyển biến đáng kể. Có được kết quả đó là nhờ thực hiện đổi mới toàn diện
giáo dục mầm non trong đó phải kể đến một phần quan trọng trong vận dụng
đúng đắn chủ trương XHHCTGDMN.
Từ thực tiễn giáo dục mầm non có thể nói đây là bậc học được xã hội
hoá cao hơn bất kỳ bậc học nào. Giáo dục mầm non là sự thể hiện sinh động sự
phối hợp hài hoà nguyên tắc nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm.
Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020; nhằm
phát triển giáo dục mầm non theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 (khoá
VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ngày 25/6/2002 Thủ
tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị bàn về công tác giáo dục mầm non. Hội
nghị đề ra những giải pháp cơ bản, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục đẩy mạnh
biện pháp xã hội hoá giáo dục mầm non, đa dạng hoá các loại hình giáo dục
mầm non. Ngày15/11/2002 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non và
khẳng định rõ ở điều 1, nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non đến 2010: “Nhà
nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đẩy mạnh xã
hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp
mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư,…” [16, tr.2]. Quyết định 161/2002/QĐ-
TTg thực sự mở đường cho giáo dục mầm non phát triển từ nay đến năm 2010.
Để việc thực hiện Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có
hiệu quả, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã ra Thông tư liên
tịch số 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC, ngày 24/2/2003 hướng dẫn một
số chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó chỉ ra các bước của việc
12
thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non công lập, ngoài công lập,
thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với giáo dục mầm non.
Ngày 23/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 149/2006/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015”
xác định trách nhiệm của các đối tượng tham gia XHHCTGDMN, đề ra những
định hướng và mục tiêu cơ bản của Giáo dục mầm non cả nước. Quan điểm chỉ
đạo về công tác XHH giáo dục mầm non được nhấn mạnh:
- Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của
các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
- Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non;
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác xã
hội hoá.
- Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối
hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Những văn bản pháp qui trên đảm bảo cho một hành lang pháp lý cơ bản
cho công tác XHHGDMN hoạt động đồng thời định hướng, chỉ đạo, tạo điều
kiện cho các cấp, các ngành, các lực lượng trong xã hội có trách nhiệm quan
tâm chăm lo phát triển giáo dục mầm non.
Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đảng và nhà nước, nhiều tài liệu, bài
viết đề cập đến XHHCTGDMN như:“Xã hội hoá công tác giáo dục trẻ em – một
tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tiến sĩ Đào Thanh Âm; “Thực trạng
và một số biện pháp quản lý vấn đề xã hội hoá công tác giáo dục mầm non trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm – Hà Nội" của Dương Thị Thanh Huyền; “Các biện
pháp tăng cường thực hiện XHHCTGDMN tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay”
của Cù Thị Thuỷ; “Các biện pháp quản lý XHHGDMN trên địa bàn quận Hai Bà
Trưng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” của Tạ Thu Vân; “ Một số biện pháp
của hiệu trưởng nhằm huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển
trường mầm non trên địa bàn huyên Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn
13
Thị Minh; “Các biện pháp tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ở
thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010” của thạc sĩ Hoàng Phú Mạnh; “Giải
pháp thực hiện XHHCTGD của ngành học mầm non trên địa bàn quận Thanh
Khê thành phố Đà Nẵng” của Võ Ngọc Hoa; “Một số giải pháp xã hội hoá giáo
dục ở bậc học mầm non” của tiến sĩ Trần Thị Bích Trà
Các đề tài trên cho thấy bức tranh sinh động về XHHCTGDMN ở các
địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, tất cả đều chung nhận định cần thiết có
sự tham gia của xã hội vào phát triển giáo dục mầm non. Đồng thời GDMN cần
phải tạo ra một môi trường giáo dục lành manh, có sự tham gia đóng góp của các
cấp các ngành, cha mẹ học sinh, và toàn xã hội vào sự phát triển giáo dục mầm
non. Mục tiêu của XHHGDMN, theo các đề tài là sự hưởng thụ cơ hội giáo dục
của mọi người và sự tham gia dưới nhiều hình thức đóng góp vào sự phát triển
của giáo dục, đó là các phương thức thực hiện XHHCTGDMN, đa dạng hoá các
loại hình đào tạo, tham gia đóng góp về tài chính, công sức cho giáo dục, cùng
với nhà trường tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ em và
giải quyết các vấn đề phát triển giáo dục, và các lực lượng xã hội tham gia vào
quản lý giáo dục. Đặc biệt trong đó các đề tài đều nhấn mạnh đến việc lôi cuốn
thu hút khích lệ mọi người dân và toàn xã hội tham gia cùng làm giáo dục, xác
định được vai trò của xã hội, nhân dân, Nhà nước trong từng trách nhiệm. Việc
huy động đó mang tính chất là những phong trào quần chúng, là sự tập hợp lực
lượng sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn xã hội cho GDMN.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1. 2.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống đời sống của xã hội loài người.
Như trên đã nói giáo dục vốn là một hiện tượng xã hội, một phương thức để
phát triển xã hội loài người với đặc trưng của nó là truyền thụ tri thức, trước
hết là kinh nghiệm lao động sản xuất từ người này cho người khác, là quá trình
chuyển giao kinh nghiệm lịch sử xã hội, từ thế hệ này sang thế hệ khác để xã
14
hội tồn tại và phát triển. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ sau được chuẩn bị để
kế tiếp các thế hệ trước trong việc thực hiện các hoạt động cần thiết để duy trì
cuộc sống xã hội.
Thuật ngữ giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng, giáo dục bao gồm cả việc dạy và học, cả các tác động giáo dục khác diễn
ra trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trong gia đình và ngoài
xã hội . Trong các tài liệu hiện nay, khái niệm giáo dục tuy có cách diễn giải
không hoàn toàn giống nhau do quan niệm phạm vi giới hạn của vấn đề khác
nhau, song nhìn chung đều có nghĩa là: “Sự hình thành có mục đích và có tổ
chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới
quan, phẩm chất đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người. Với nghĩa rộng
nhất, khái niệm giáo dục bao gồm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả các yếu tố
tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các nhu cầu
của KT-XH”. Như vậy, giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân
cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt
động và các quan hệ giữa con người. Giáo dục và người được giáo dục nhằm
chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người. Việc tổ chức quá trình đó
chủ yếu do người có kinh nghiệm, có chuyên môn được xã hội phân công
chuyên trách gọi là những nhà giáo dục. Nơi tổ chức quá trình đó có hệ thống,
có kế hoạch là “Nhà trường”.
Cùng với sự phát triển và biến đổi của xã hội loài người, khái niệm giáo
dục được mở rộng hơn. Ngày nay người ta coi giáo dục là “Cho mọi người”,
“Học thường xuyên”, “Học suốt đời”. Tức là, giáo dục hướng tới tất cả những
ai có nhu cầu và có điều kiện học tập, được thực hiện ở bất cứ không gian, thời
gian nào thích hợp, bằng các phương tiện dạy học khác nhau. Ở đây giáo dục
tuy thực chất cũng là một quá trình xã hội hoá con người nhưng có tính độc
lập, riêng biệt tương đối của nó.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình hình thành cho con người cơ sở
khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện
15
thực, phát triển và nâng cao thể lực con người. Quá trình này được coi là bộ
phận của quá trình giáo dục tổng thể. Giáo dục hiểu theo nghĩa này không bó
hẹp trong môn đạo đức mà phải được hiểu là thực hiện trong tất cả các mặt
trong cuộc sống, trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
1.2.2. Xã hội hoá
Khái niệm xã hội hoá đã đựơc các nhà xã hội học sử dụng để mô tả
những phương cách giá trị mà vai trò xã hội đã đề ra tạo cơ sở cho việc hình
thành và phát triển nhân cách con người:“Xã hội hoá là quá trình tương tác
giữa cá nhân và xã hội, trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức,
kỹ năng và phương pháp cần thiết để hội nhập với xã hội” [46, tr.331]. Thuật
ngữ XHH hiện nay được dùng với hai nội dung.
Nội dung thứ nhất: thuật ngữ ”Xã hội hoá xã hội” để chỉ quá trình biến
những hành vi, hoạt động có tính đơn lẻ, khu biệt của cá thể, tư nhân hay
nhóm, tổ chức xã hội thành những hành vi, hoạt động có tính chất xã hội với sự
tham gia rộng rãi của các thành phần xã hội khác nhau. [35,Tr .296]. Khái
niệm này chỉ tăng cường sự chú ý quan tâm của xã hội đến những vấn đề, sự
kiện cụ thể nào đó mà trước đây chỉ một bộ phận xã hội quan tâm. Hay nói
cách khác, do tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của những vấn đề, sự kiện cụ thể
nào đó mà từ chỗ chỉ một nhóm hay một cộng đồng, một bộ phận của xã hội
quan tâm, nay được đông đảo quần chúng quan tâm, đó là quá trình xã hội hoá
các vấn đề, các sự kiện như: XHHGD, XHH ytế…
Nội dung thứ hai: Thuật ngữ “xã hội hoá” được sử dụng trong xã hội
học để chỉ quá trình biến cá thể người thành cá nhân và thành nhân cách. Đây
chính là quá trình xã hội hoá cá nhân.
Ở Việt Nam, từ sau khi đổi mới năm 1986 đến nay, khái niệm XHH đã
được chính thức sử dụng trong các văn bản chính sách, chương trình, dự án
phát triển kinh tế – xã hội. Xã hội hoá trở thành một phương châm lãnh đạo
quản lý. Trong nhiều văn bản gần đây “Xã hội hoá” là thuật ngữ được quy ước
để chỉ cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội nào đó bằng con đường
16
giác ngộ, tổ chức huy động tổng lực sức mạnh của toàn dân, làm cho hoạt động
này không chỉ được thực hiện ở một ngành, một đoàn thể hay một tổ chức xã
hội nào đó, mà được tất cả các ngành, các giới, các lực lượng xã hội cũng như
mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chính mình, nên đều tự
nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính họ là người
được hưởng thụ mọi thành quả do hoạt động đó đem lại.
Về mặt thuật ngữ, phạm trù “Xã hội hoá” trở thành một trong những
quan điểm hoạch định hệ thống các chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh
thần xã hội hoá “Xuất phát từ nhận thức chăm lo cho con người, cho cộng
đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, mỗi gia đình,
chúng ta chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hoá,
trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt… đồng thời khai thác mọi tiềm năng
của nhân dân, của địa phương, của các hội, đoàn, tranh thủ các nguồn viện
trợ từ nước ngoài và sử dụng có hiệu quả để chăm lo cho con người và xã hội”
[20, tr. 32].
Như vậy là sau nhiều năm đổi mới, thuật ngữ “xã hội hoá” được dùng
chính thức trong văn kiện quan trọng của Đảng, nó bao hàm một tư tưởng
chiến lược, một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển đất
nước trong giai đoạn mới – giai đoạn đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá theo cơ
chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến hành công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Muốn thực hiện xã hội hoá trước hết và quan trọng là phải đổi mới cơ
chế quản lý theo phương châm dân chủ hoá: dân biết, dân làm ,dân bàn ,dân
kiểm tra. Vì vậy, xã hội hoá và đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực văn hoá,
xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vấn đề này cũng có thể hiểu : "Xã hội
hoá gắn với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các lĩnh vực văn hoá, xã
hội những năm qua chỉ rõ, nơi nào thực hiện xã hội hoá mà không đổi mới cơ
chế quản lý, vi phạm quyền dân chủ thì ở nơi đó nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp"[49.Tr.71].
17
Khi chưa thực hiện xã hội hoá thì nguồn lực hoàn toàn do Nhà nước bao
cấp. Thực hiện xã hội hoá rồi thì sẽ có thêm nhiều nguồn lực trong xã hội.
Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, nước ta đã có thời kỳ tuyệt đối hoá sự
phân công lao động xã hội mà có quan niệm cho rằng : Nhà nước cần phải lo
mọi việc cho dân, dẫn đến các mặt hoạt động văn hoá, xã hội vốn có bản chất
xã hội sâu sắc đã bị Nhà nước hoá; giáo dục khoán trắng cho nhà trường. Hậu
quả là các lĩnh vực này xuống cấp trầm trọng, giáo dục bị tan vỡ từng mảng…
vào cuối thập kỷ 80. Thực tế đó đòi hỏi phải đổi mới cách làm, cách quản lý
các lĩnh vực văn hoá xã hội song song với việc đổi mới quản lý kinh tế.
Mục tiêu chủ yếu của xã hội hoá là: Huy động tổng lực sức mạnh của
toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực to lớn thức đẩy sự phát triển mạnh mẽ của
lĩnh vực văn hoá- xã hội , làm cho lĩnh vực công tác này thực sự gắn bó với
dân, của dân, do dân và vì dân. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
Trong Nghị định của Chính phủ số 73/1999 NĐ-CP ngày 19 tháng 8
năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá, đối với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao - Điều 1 chỉ rõ:" Xã hội hoá các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao là vận động sự tham gia rộng rãi của
nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm nâng cao
mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển vật chất
và tinh thần của nhân dân".
Điều tra xã hội học của các nhà khoa học nghiên cứu về xã hội gần đây cho
thấy không ít cán bộ ở Trung ương đến xã, phường có nhận thức chưa đầy đủ về
tầm quan trọng và bản chất xã hội hoá. Có người cho rằng xã hội hoá nghĩa là
Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiểu theo cách này hạ thấp vai trò của Nhà
nước, chưa thấy vai trò chủ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước dẫn đến
buông lỏng sự chỉ đạo làm cho xã hội hoá có nguy cơ chệch hướng. Còn một số
người cho rằng xã hội hoá có nội dung cốt lõi là huy động tiền của trong nhân
dân giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Từ cách hiểu phiếu diện này,
18
một số nơi đặt ra nhiều khoản thu kinh phí vượt quá sức chịu đựng của dân, cùng
với sự buông lỏng quản lý làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực theo hướng
thương mại hoá rất đáng lo ngại, làm cho người dân hiểu xã hội hoá đồng nhất
với việc thu tiền, làm mất đi sự nhiệt tình thực hiện xã hội hoá.
Một số địa phương chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên
ngành, cách quản lý mang tính quyết định dẫn đến nhiều địa phương tổ chức
phối hợp rất yếu, không đồng bộ và hiệu quả không cao.
Để thực hiện có hiệu quả xã hội hoá, năm 1997, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết 90. Trong đó khẳng định 4 nội dung xã hội hoá như sau :
- Vận động, tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội.
- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước,
đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá xã
hội, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân được tham gia một cách chủ
động và bình đẳng vào các hoạt động xã hội.
- Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, khai thác các nhân lực và vật lực đang
tiềm ẩn trong xã hội.
Theo Nghị quyết 90/CP của Chính phủ, thì xã hội hoá các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân
dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng
cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và
tinh thần của nhân dân. Xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các
tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội
lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Xã hội hoá
là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và
tài lực trong xã hội.
Như vậy, xã hội hoá là một chủ trương có nội dung phong phú. Đó là
quá trình vận động quần chúng, nâng cao tính tích cực, ý thức tự giác và sức