Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bao cao thanh tich de nghi tang danh hieu CSTDCSTuong2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.41 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD – ĐT AN LÃO TRƯỜNG PTDTBT ĐINH RUỐI. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập -Tự do - Hạnh phúc An Quang, ngày 27 tháng 05 năm 2016. BÁO CÁO THÀNH TÍCH Đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở ” Năm học: 2015 – 2016 Họ và tên: Nguyễn Văn Tương Đơn vị công tác: Trường PTDTBT Đinh Ruối Chức vụ: Giáo viên THCS, tổ trưởng tổ KHTN Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn Tin học, phụ trách CNTT, phổ cập giáo dục phổ thông. I/ Thành tích đạt được: 1- Nêu những kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm học 2015- 2016, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cụ thể: a/ Về công tác chuyên môn: - Bản thân được Ban giám hiệu phân công giảng dạy, kiêm nhiệm cụ thể: Giảng dạy môn Tin học: 12 tiết/tuần, tổ trưởng chuyên môn: 03 tiết/tuần, phụ trách CNTT: 03 tiết/tuần. Tổng cộng: 18 tiết/tuần. - Với nhiệm vụ trên bản thân tôi giảng dạy, làm việc đủ số tiết theo quy định. Trong giảng dạy đảm bảo đủ nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; không cắt xén chương trình. Trong thực hiện chương trình đã đạt được mục tiêu của môn học, học sinh nắm được yêu cầu của chương trình và nắm được các vấn đề mở rộng. Đồng thời giáo dục cho học sinh nhiều kĩ năng sống thực tế. - Thực hiện đủ các số tiết dự giờ đánh giá, thao giảng, ...theo Nghị quyết Hội nghị từ đầu năm học của nhà trường. Kết quả:: + Dạy học có đánh giá: 06 tiết. Trong đó: xếp loại giỏi: 03 tiết, khá: 03 tiết; + Tổ chức thao giảng: 02 tiết/năm (đủ số tiết theo quy định); + Báo cáo được 01 chuyên đề cấp trường (C/đ: sử dụng phần mềm soạn giảng và quản lí đề kiểm tra), 01 chuyên đề cấp Phòng GD-ĐT (C/đ: trãi nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật). + Dạy học có ứng dụng CNTT: 50 tiết/năm. Trong đó: có 06 tiết được lãnh đạo và giáo viên dự giờ, đánh giá. + Dự giờ đồng nghiệp: 34 tiết/năm. Trong đó: có 05 tiết dự tại các trường bạn (gồm: thanh tra chuyên môn và dự giờ giáo viên dạy giỏi). - Bản thân tôi còn chủ động đề xuất ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo Phòng GD-ĐT để tập huấn và triển khai phần mềm “soạn giảng và quản lí đề kiểm tra” do Phòng GD-ĐT mua bản quyền nhằm đổi mới về công tác kiểm tra, đánh giá trong các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Phòng GD-ĐT. Kết quả:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bản thân đã tập huấn cách sử dụng phần mềm cho tất cả giáo viên trong trường và đã triển khai áp dụng kể từ đợt kiểm tra học kỳ I - năm học 2015-2016. - Trong năm học, bản thân đã cố gắng viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Kết quả: Đạt GVDG cấp trường và đạt GVDG cấp huyện. b/ Về công tác kiêm nhiệm: (CNTT, phổ cập giáo dục) - Là giáo viên giảng dạy môn Tin học, bản thân tôi sớm được tiếp cận với CNTT nên được nhà trường tin tưởng giao phụ trách CNTT cho trường. Với trọng trách trên tôi luôn tích cực tự học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, đặc biệt tự trãi nghiệm qua hoạt động thực tiễn như: Tự cài đặt, sửa chữa, lắp đặt máy tính khi máy bị hư hỏng nhẹ. Kết quả: Trong 05 năm (từ năm 2011 đến nay) nhà trường mới chỉ bỏ tiền sửa chữa 04 máy tính trong tổng số 25 máy tính được cấp. - Bản thân còn tích cực trong việc đưa thông tin truyền thông đến nhà trường bằng hình thức tham mưu lãnh đạo nhà trường trang bị hệ thống mạng Internet giúp cho CB, GV, NV thuận lợi trong việc tìm hiểu tư liệu tham khảo để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi thông tin qua Email, … Kết quả: Hiện nay 100% CB, GV trong trường biết sử dụng Internet. - Được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách công tác phổ cập giáo dục, giúp điều tra tổng hợp số liệu cho 03 xã: An Quang, An Nghĩa, An Toàn. Vì vậy, ngay từ tháng 9 hằng năm, bản thân đã tham mưu lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện, phân công giáo viên phụ trách địa bàn điều tra tổng hợp. Bản thân trực tiếp xử lí số liệu phổ cập giáo dục trực tuyến trên trang mạng do Bộ GD-ĐT cung cấp. Kết quả năm 2015: Có 03/03 xã: An Quang, An Nghĩa, An Toàn trên địa bàn được duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Đạt tỉ lệ 100%. - Trong năm học, tôi còn phối hợp với tổ nữ công của trường xây dựng kế hoạch và tổ chức cho tất cả học sinh nữ (khối 8, 9) và giáo viên nữ của trường tham gia cuộc thi “sức khỏe học đường lần thứ 3, chủ đề “chăm sóc sức khỏe nữ sinh” bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên trang mạng Trường học kết nối do Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT triển khai. Kết quả: Hội thi thu hút được 41 HS, GV nữ tham gia. (HS: 29, GV: 12) - Tôi còn tham gia một số nhiệm vụ khi Phòng GD-ĐT yêu cầu như: + Hằng năm còn giúp Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt các mục tiêu Phổ cập giáo dục Trung học cho huyện; + Là một thành viên trong Hội đồng bộ môn và là nhóm trưởng bộ môn Tin học của Phòng GD-ĐT, năm qua tôi được cử tham gia cùng với đoàn thanh tra giáo dục của Phòng GD-ĐT đến thanh tra hoạt động sư phạm tại các trường PTDTBT Trung Hưng, THCS An Tân nhằm tìm ra những biện pháp quản lí và phương pháp giảng dạy có hiệu quả;.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Bản thân tôi còn được mời phối hợp với bộ phận Phong trào của Phòng GDĐT và Huyện đoàn tổ chức thành công hội thi Tin học trẻ cấp huyện lần thứ VI- Năm 2016; c/ Về công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện. - Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện: + Với chức vụ là một tổ trưởng chuyên môn, ngay từ đầu năm học tôi cùng với các thành viên trong tổ KHTN chủ động phối hợp xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn trong năm học chi tiết đến hàng tuần, hàng tháng. + Mỗi tuần đều lên kế hoạch để dự giờ đánh giá đồng nghiệp, tổ chức thao giảng hoặc báo cáo chuyên đề. Đặc biệt mỗi tháng đều tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần (đúng theo quy định chuyên môn của ngành). + Các loại báo cáo, hồ sơ, sổ sách chuyên môn của tổ KHTN đều được cập nhật, lưu trữ hằng năm. - Về công tác điều hành, chỉ đạo thực hiện: + Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, hoặc tổ chức thao giảng, báo cáo chuyên đề, bản thân luôn tạo điều kiện và lắng nghe những ý kiến đề xuất, những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. + Trong cuộc họp tổ đánh giá cuối tháng: Tôi luôn đề cao tình thần tự phê bình và phê bình cho đồng nghiệp, định hướng giải quyết công việc một cách cởi mở, tránh căn thẳng. Đánh giá xếp loại hằng tháng trên cơ sở biểu quyết một cách hợp tình hợp lí, đúng người đúng việc, không áp đặt, chèn ép đồng nghiệp. * Kết quả trong những năm qua về chất lượng giáo dục bộ môn Tin học ngày càng tăng. Cụ thể theo bảng số liệu 03 năm gần nhất như sau: Giỏi Khá TB Yếu Năm học Sĩ số SL % SL % SL % SL % 2013-2014 92 0 0 17 18,6 56 60,7 19 20,7 2014-2015 115 05 4,30 46 40,00 48 41,8 16 13,9 2015-2016 109 06 5,50 43 39,45 36 33,03 08 7,34 2- Các đề tài sáng kiến, cải thiện kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới hoặc các biện pháp, giải pháp, cải tiến lề lối làm việc nâng cao hiệu quả công tác trong năm do bản thân nghiên cứu đề xuất và đã được công nhận, áp dụng vào công tác có hiệu quả. Các biện pháp, giải pháp: Trong năm học 2015- 2016, tôi tiếp tục áp dụng đề tài “Sử dụng MicroSoft PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học tại trường PTDTBT Đinh Ruối”, đề tài đó đã góp phần đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT nhằm nâng cao kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử dạy học tại trường, giúp cho học sinh dễ tiếp cận bài học và bản thân học sinh được làm quen với phần mềm PowerPoint để thiết kế bài trình chiếu. + Mục đích của việc đã chọn và triển khai đề tài ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giai đoạn này là: Nâng cao kỹ năng về soạn giảng điện tử cho giáo viên, giúp học sinh vận dụng phương pháp học tập có ứng dụng CNTT một cách hiệu quả, học sinh được khuyến khích thiết kế bài trình chiếu PowerPoint và tạo điều kiện.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình nhằm nâng cao chất lượng học tập. Trong đó hướng dẫn giáo viên nâng cao kỹ năng về sử dụng MicroSoft Ofice PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử và học sinh được cách thiết kế bài trình chiếu PowerPoint là mục tiêu chính của chuyên đề này. + Mô tả sáng kiến: - Lý do chọn đề tài, - Nội dung đề tài, - Ứng dụng MS PowerPoint 2003 dạy học với bài giảng điện tử - Các bước thiết kế bài giảng điện tử; - Tính khoa học trong thiết kế bài giảng điện tử; - Một số ví dụ - Kết luận. + Tổ chức thực hiện : - Dựa vào điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất: đã có phòng thực hành Tin học (với 23 máy tính), toàn trường đã được nối mạng Internet cáp quan, bản thân giáo viên đã được tập huấn về cách sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng. - Bản thân tôi tìm tòi các tài liệu đã được học và tập huấn, tham khảo sánh sách Tin học hướng dẫn sử dụng MS Office PowerPoint và những tiết dạy cụ thể tại trường PTDTBT Đinh Ruối kể từ năm học 2011-2012 đến nay. - Tập huấn đại trà cho giáo viên bộ môn và BGH nhà trường biết cách thiết kế một bài giảng điện tử và xem bài giảng mẫu. - Thông qua các tiết dạy cụ thể tại trường, bản thân và đồng nghiệp cùng góp ý, rút kinh nghiệm nên soạn bài giảng điện tử như thế nào là hợp lí, lúc nào, hoạt động nào thì nên trình chiếu cho học sinh quan sát. Cách đánh giá một tiết dạy học có ứng dụng CNTT. - Thông qua nội dung chương trình môn Tin học 9, tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách thiết kế một bài trình chiếu nhờ phần mềm PowerPoint. + Rút ra kinh nghiệm thực tiễn: - Bài giảng điện tử tạo hứng thú, thu hút học sinh chú ý đến bài học nhiều hơn; - Với bài giảng điện tử giáo viên liên tục đổi mới, cập nhật bài giảng cho phù hợp và hấp dẫn học sinh. Giáo viên đỡ vất vả phải mang vác nhiều đồ dùng dạy học cùng lúc (như phương pháp truyền thống). Chính vì thế, để có được những tiết học hiệu quả, nhiều giáo viên đã phải tranh thủ đi học thêm vi tính, miệt mài tập đánh máy đến khuya, học cách scan tranh, ảnh, lồng phim tư liệu vào bài giảng; - Bài giảng điện tử khi thiết kế phải có phần kiến thức mà khi trình chiếu qua nội dung mới thì vẫn còn chỗ để học sinh quan sát lại kiến thức cũ; - Bài giảng tránh màu mè, không nên chèn nhiều hình ảnh vô bổ và cuối cùng là nên biết chọn thời điểm (hoạt động nào) để trình chiếu là hợp lí. - Trong quá trình dạy học, giáo viên tập cho học sinh tính chịu khó, tự tư duy, sáng tạo, đam mê môn học nói riêng và công nghệ thông tin nói chung + Hiệu quả đạt được: Năm học Số tiết ƯD CNTT. 2011-2012 30. 2012-2013 35. 2013-2014 39. 2014-2015 46. 2015-2016 77.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đề tài đã được Hội đồng Phòng GD- ĐT An Lão xét công nhận ngày ..... tháng ...... năm 2015, theo Quyết định số .......................................................... 3- Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tích cực học tập chuyên môn nghiệp vụ; việc học tập và đăng ký làm theo tư tưởng, tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh; tích cực tham gia phong trào thi đua do cơ quan, ngành, địa phương đề ra. - Về phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết và lối sống: + Tôi luôn yêu nghề, biết giữ gìn đạo đức nhân cách nhà giáo, không làm những việc vi phạm đến phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. + Là cầu nối gắn kết các thành viên trong tổ bộ môn và hội đồng sư phạm nhà trường. Luôn đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác chuyên môn. + Có lối sống trong sạch, lành mạnh, dễ gần gũi. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chống quan liêu, tham ô, gây sách nhiễu. Biết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. + Luôn tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong cuộc sống cũng như trong công tác. Có ý thức bảo vệ lẽ phải, mạnh dạn đấu tranh chống các tư tưởng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền… - Về nhận thức, tư tưởng chính trị: + Bản thân tôi có lập trường tư tưởng vững vàng. Tuyệt đối trung thành, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Kiên định con đường mà Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. + Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không giao động trước mọi tình huống, trước những khó khăn, thách thức. + Trong giảng dạy, tôi luôn cố gắng hướng học sinh vào việc nhận thức con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. - Về việc chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước và ý thức tổ chức kỷ luật: + Tôi hoàn toàn tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. + Bản thân tôi và các thành viên trong gia đình không có biểu hiện tiêu cực, luôn tuân thủ luật lệ an toàn giao thông, đóng lệ phí đường bộ, quỹ quốc phòng đúng quy định. + Tôi tham gia sinh hoạt Đảng tại địa phương đều, có tham gia góp quỹ cán bộ đảng viên, công chức tại địa phương để ủng hộ địa phương thực hiện tốt các hoạt động. + Trong giảng dạy, bản thân luôn có sự uốn nắn kịp thời khi học sinh hiểu sai về chủ trương, đướng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế cơ quan. + Luôn chấp hành tốt các quy định của ngành, của cơ quan. Không có những biểu hiện vi phạm quy định làm ảnh hưởng đến ngành, đến cơ quan đang công tác. + Trong những ngày nghỉ có xin phép hoặc đi công tác theo công lệnh của Phòng GD-ĐT, bản thân đều sắp xếp đổi tiết đúng quy định, không ảnh hưởng đến chương trình..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Về tinh thần học tập nâng cao trình độ: + Bản thân tôi không ngừng tự học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ: Đã đạt trình độ Đại học (trên chuẩn), tiếng Anh: trình độ B, Tin học: trình độ Cao đẳng, đạt chứng chỉ tiếng H’re; + Hiện nay, tôi đang theo học lớp Trung cấp lí luận chính trị - hành chính, khóa 57 – năm học: 2016 - 2017. - Về tác phong, tính trung thực, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân. + Có tác phong chuẩn mực khi đến lớp, lịch sự trong ứng xử nơi công sở. + Luôn trung thực, khách quan trong giảng dạy cũng như trong cách đánh giá học sinh và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. + Không xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân dân và học sinh. Được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh và nhân dân quý mến. + Bản thân tôi và gia đình có mối quan hệ tốt, gần gũi, đoàn kết với bà con nhân dân nơi cư trú. Năm 2015 tôi và gia đình còn tham gia đóng góp tiền, góp ngày công cùng bà con nhân dân tại địa phương nơi cư trú để làm đường bê tông nông thôn. II/ Các hình thức, danh hiệu đã được khen thưởng: - Đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm 2013 và được UBND huyện tặng giấy khen theo Quyết định số 1595/QĐ-CTUBND ngày 8/8/2013 của Chủ tịch UBND huyện An Lão; - Được Phòng GD - ĐT huyện An Lão tặng giấy khen năm 2013 theo Quyết định số 116/QĐ – KT ngày 21/08/2013 của Trưởng Phòng GD – ĐT An Lão. - Đạt danh hiệu lao động tiên tiến, danh hiệu CSTĐCS năm 2014 và được UBND huyện tặng giấy khen theo Quyết định số 1477/QĐ-CTUBND ngày 30/7/2014 của Chủ tịch UBND huyện An Lão; - Được Phòng GD - ĐT huyện An Lão tặng giấy khen năm 2014 theo Quyết định số 165/QĐ – KT ngày 16/09/2014 của Trưởng Phòng GD – ĐT An Lão - Đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm 2015 và được UBND huyện tặng giấy khen theo Quyết định số 1796/QĐ-CTUBND ngày 31/7/2015 của Chủ tịch UBND huyện An Lão; - Được Phòng GD - ĐT huyện An Lão tặng giấy khen năm 2015 theo Quyết định số 140/QĐ – KT ngày 28/08/2015 của Trưởng Phòng GD – ĐT An Lão - Danh hiệu Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2015. - Năm 2015 được UBND xã An Hòa công nhận gia đình văn hóa xuất sắc. Thủ trưởng quản lý trực tiếp nhận xét, xác nhận thành tích và đề nghị khen thưởng Ngày ....... tháng ........ năm 2016 (Ký tên, đóng dấu). An Quang, ngày 27 tháng 5 năm 2016 Người viết báo cáo. Nguyễn Văn Tương.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Phòng GD – ĐT An Lão Tôi ghi tên dưới đây:. Stt. Họ và tên. 1. Nguyễn Văn Tương. Ngày, tháng, năm sinh. 24/4/1979. Nơi công tác ( hoặc nơi thường trú) Trường PTDT BT Đinh Ruối. Chức danh. Chủ đề tài. Tỷ lệ (%) đóng góp vào Trình việc tạo ra độ sáng kiến ( ghi chuyên rõ đối với từng môn đồng tác giả, nếu có) Đại 100% học Toán. - Là tác giả đề nghị xét công nhận Sáng kiến: “Sử dụng MicroSoft PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học tại trường PTDTBT Đinh Ruối”, - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Văn Tương – Trường PTDT BT Đinh Ruối. - Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến: Chuyên môn - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): Áp dụng lần đầu ngày 20/09/2011. - Mô tả bản chất của Sáng kiến: Sáng kiến góp phần đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT nhằm nâng cao kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử dạy học tại trường, giúp cho học sinh dễ tiếp cận bài học và bản thân học sinh được làm quen với phần mềm PowerPoint để thiết kế bài trình chiếu. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Dựa vào điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất: đã có phòng thực hành Tin học (với 23 máy tính), toàn trường đã được nối mạng Internet cáp quan, bản thân giáo viên đã được tập huấn về cách sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng. + Bản thân tôi tìm tòi các tài liệu đã được học và tập huấn, tham khảo sánh sách Tin học hướng dẫn sử dụng MS Office PowerPoint và những tiết dạy cụ thể tại trường PTDTBT Đinh Ruối kể từ năm học 2011-2012 đến nay. + Tập huấn đại trà cho giáo viên bộ môn và BGH nhà trường biết cách thiết kế một bài giảng điện tử và xem bài giảng mẫu. + Thông qua các tiết dạy cụ thể tại trường, bản thân và đồng nghiệp cùng góp ý, rút kinh nghiệm nên soạn bài giảng điện tử như thế nào là hợp lí, lúc nào, hoạt.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> động nào thì nên trình chiếu cho học sinh quan sát. Cách đánh giá một tiết dạy học có ứng dụng CNTT. + Thông qua nội dung chương trình môn Tin học 9, tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách thiết kế một bài trình chiếu nhờ phần mềm PowerPoint. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng Sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Giáo viên được nâng cao kỹ năng về soạn giảng điện tử; + Giúp học sinh vận dụng phương pháp học tập có ứng dụng CNTT một cách hiệu quả, + Học sinh được khuyến khích thiết kế bài trình chiếu PowerPoint và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình nhằm nâng cao chất lượng học tập. + Việc sử dụng bài giảng điện tử hiện nay là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại công nghệ thông tin. Trong giảng dạy, bài giảng điện tử dùng PowerPoint có ưu thế rất lớn ở chỗ: + Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, … + Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn. + Bài giảng điện tử cũng hỗ trợ tốt cho việc dạy các môn khoa học xã hội, như nhân cách hóa nhân vật, hình ảnh trong văn học, … Có gì hơn? Ta thử lấy một ví dụ: Giới thiệu một tác giả văn học chẳng hạn: (các giáo viên Văn đều có tư liệu này). Như đem hình tác giả photocopy, phóng lớn, và đem vào giờ dạy, treo lên giữa bảng đen khi giới thiệu tác giả thì chắc…chẳng mấy người làm! Bởi vì điều đó có thể làm hỗng trọng tâm bài học chẳng hạn! Nhưng với Powerpoint, tư liệu đó xuất hiện trong bài giảng thật nhẹ nhàng, tự nhiên như một trang trí cho màn hình trình diễn; kiên nhẫn chờ đến lúc giáo viên dành cho nó đôi lời cũng thật nhẹ nhàng, không cần cường điệu và …lúc đó, có lẽ ngay cả những học sinh đang hưng phấn nhất trong việc “tâm sự” với bạn bè cũng phải cảm thấy lòng mình chùng xuống trước những dòng chữ nguệch ngoạc của một bàn tay không kịp điều khiển nổi ngọn bút! Một cảm giác với tác giả đã xuất hiện! Còn thời điểm nào tốt hơn để giáo viên triển khai bài giảng của mình? ( Tiến sỹ Nguyễn Đình Lân , Khoa Toán - Tin Đại học Sư phạm TPHCM) + Các giải pháp tiến hành: Từ các tài liệu tập huấn về ứng dụng CNTT trong dạy học, sách Tin học hướng dẫn sử dụng MS Office PowerPoint và những tiết dạy cụ thể tại trường từ năm học 2011-2012 đến nay. Bản thân tôi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu phần mềm, học hỏi đồng nghiệp để tự rút ra những kinh nghiệm cần thiết, từ đó giúp cho những người quan tâm đến CNTT thiết kế bài giảng điện tử có thêm kỹ năng để thiết kế, nhằm đạt hiệu quả tốt hơn trong việc dạy và học trong giai đoạn mới. Hướng dẫn, khuyến khích học sinh thực hành thiết kế bài trình chiếu PowerPoint và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, tự rèn luyện của bản thân mình nhằm nâng cao chất lượng học tập.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Rút ra kinh nghiệm thực tiễn: - Bài giảng điện tử tạo hứng thú, thu hút học sinh chú ý đến bài học nhiều hơn; - Với bài giảng điện tử giáo viên liên tục đổi mới, cập nhật bài giảng cho phù hợp và hấp dẫn học sinh. Giáo viên đỡ vất vả phải mang vác nhiều đồ dùng dạy học cùng lúc (như phương pháp truyền thống). Chính vì thế, để có được những tiết học hiệu quả, nhiều giáo viên đã phải tranh thủ đi học thêm vi tính, miệt mài tập đánh máy đến khuya, học cách scan tranh, ảnh, lồng phim tư liệu vào bài giảng; - Bài giảng điện tử khi thiết kế phải có phần kiến thức mà khi trình chiếu qua nội dung mới thì vẫn còn chỗ để học sinh quan sát lại kiến thức cũ; - Bài giảng tránh màu mè, không nên chèn nhiều hình ảnh vô bổ và cuối cùng là nên biết chọn thời điểm (hoạt động nào) để trình chiếu là hợp lí. - Trong quá trình dạy học, giáo viên tập cho học sinh tính chịu khó, tự tư duy, sáng tạo, đam mê môn học nói riêng và công nghệ thông tin nói chung + Hiệu quả đạt được: Năm học Số tiết ƯD CNTT. 2011-2012 30. 2012-2013 35. 2013-2014 39. 2014-2015 46. 2015-2016 77. Đề tài đã được Hội đồng Phòng giáo dục – Đào tạo xét công nhận ngày...... tháng...... năm 2016. Theo Quyết định số............................................................. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng Sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Không Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng Sáng kiến lần đầu (nếu có): Có 18 giáo viên trường PTDTBT Đinh Ruối đã tham gia. Số TT. Họ và tên. Ngày tháng Nơi công tác (hoặc năm sinh thường trú). Chức danh. Trình độ Nội dung chuyên môn công việc hỗ trợ. 01. Phan Minh Nhựt. 24/10/1980 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Toán. 02. Trần Hữu Hạnh. 29/08/1965 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Toán. 03. Phạm Minh Long. 22/03/1982 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH TDTT. 04. Phạm Thị Thu Hà. 28/02/1982 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Sinh. 05. Phạm Thị Tuyền. 10/10/1980 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Sinh. 06. Mai Thị Hồng Huệ. 14/03/1991 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Toán. 07. Đinh Thị Minh. 08/10/1984 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH TDTT.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 08. Đinh Văn Linh. 11/4/1982 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. CĐ CN. 09. Phạm Hồng Thái. 15/11/1958 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Văn. 10. Lê Văn Tào. 010/1/1961 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Sử. 11. Trần Văn Phong. 22/021978 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. CĐ Địa. 12. Trần T.Hồng Phượng. 13/04/1984 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Nhạc. 13. Nguyễn Thị Nương. 12/3/1983 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Nhạc. 14. Nguyễn Thị Kiều. 10/10/1986 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Anh. 15. Trần Văn Tưởng. 15/01/1985 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Văn. 16. Nguyễn T. Ánh Nguyệt. 01/06/1980 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Văn. 17. Nguyễn Thành Khai. 07/05/1969 Trường Đinh Ruối. Giáo viên. ĐH Sử. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Quang, ngày 27 thángm 05 năm 2016 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên). Nguyễn Văn Tương.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> PHÒNG GD – ĐT AN LÃO TRƯỜNG PTDT BT ĐINH RUỐI. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập -Tự do - Hạnh phúc An Quang, ngày 27 tháng 5 năm 2016. TÓM TẮT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2015 – 2016 Đơn vị : Trường PTDT BT Đinh Ruối Họ và tên: Nguyễn Văn Tương Tên đề tài: “Sử dụng MicroSoft PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học tại trường PTDTBT Đinh Ruối”, * Tóm tắt Đề tài: I. Đặt vấn đề: 1. Thực trạng của vấn đề: Trong những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo triển khai nhiều phương pháp dạy học mới, trong đó ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) để dạy học là một trong những điểm mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên, không phải thầy cô nào cũng có kiến thức và am hiểu về lĩnh vực CNTT để vận dụng tốt trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là các thầy cô đang công tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Họ gặp không ít những hạn chế như: thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị tin học, mạng internet; một số thầy cô không có điều kiện đi học, tiếp cận CNTT hoặc có học nhưng vì lớn tuổi nên tiếp thu chậm, nhanh quên. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> sát của Sở GD&ĐT và Phòng GD-ĐT An Lão, trường phổ thông PTDTBT Đinh Ruối huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT dạy học trong nhà trường. Một trong những biện pháp ứng dụng CNTT trong nhà trường để đổi mới phương pháp dạy và học chính là hướng cho người thầy, người cô biết cách thiết kế bài giảng (giáo án điện tử điện tử). Bên cạnh những phần mềm thương mại như: ViOlet, MicroSoft Office cho đến các phần mềm mã nguồn mở như: Lecture Maker của hãng Daulsoft - Hàn Quốc, Open Office Org 3.0, ... thì MicroSoft Office PowerPoint 2003(2007, 2010) là một trong những phần mềm đơn giảng, dễ sử dụng và được tích hợp sẵn trong bộ cài MicroSoft Office của hãng MicroSoft. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Giáo viên chuẩn bị một bài giảng điện tử hoàn chỉnh sẽ giúp giảm thiểu được nhiều việc như: chuẩn bị các tranh, ảnh, bảng phụ, các loại thướt kẻ, compa, các mô hình, … Bài giảng điện tử còn tích hợp âm thanh, hình ảnh, thí nghiệm ảo, hình học động, … trực quan, hấp hẫn dễ thu hút học sinh. Giúp các em dễ quan sát, tiếp thu bài nhanh chóng. Bài giảng điện tử không những giúp người học ngồi học ngay tại lớp mà còn giúp người học ngồi học ở bất cứ nơi đâu, miễn nơi đó có nối mạng internet và bài giảng được chia sẽ trực tuyến (upload online). Ngoài ra bài giảng PowerPoint có thể được lưu (đóng gói) dưới dạng PowerPoint Show để trình chiếu trên máy tính khác mà không cần phải cài đặt phông chữ. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Bản thân tôi là một giáo viên tin học, được đào tạo từ trường Sư phạm, sở thích tìm hiểu CNTT. Với suy nghĩ ấp ủ từ khi còn ngồi trên nghế giảng đường Đại học, được tích luỹ kinh nghiệm qua thực tế tập huấn, giảng dạy kể từ ngày bước vào ngành (năm học 2004-2005). Đặc biệt là năm học 2011-2012, khi tôi chính thức dạy môn tin học tại một trường PTDTBT, đóng trên địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn. Nhận thấy những hạn chế về ứng dụng CNTT thiết kế bài giảng điện tử trong dạy và học mà thầy cô nơi đây gặp phải, tôi mạnh dạng chọn đề tài hướng dẫn sử dụng MicroSoft PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học tại trường PTDTBT Đinh Ruối. Trong khuôn khổ đề tài, tôi sử dụng phần mềm MicroSoft PowerPoint 2003 để minh hoạ. II. HIỆU QUẢ MANG LẠI Việc sử dụng bài giảng điện tử hiện nay là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại công nghệ thông tin. Trong giảng dạy, bài giảng điện tử dùng PowerPoint có ưu thế rất lớn và măng lại hiệu quả ở chỗ: - Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, ….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn. - Bài giảng điện tử cũng hỗ trợ tốt cho việc dạy các môn khoa học xã hội, như nhân cách hóa nhân vật, hình ảnh trong văn học, … III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Các phương pháp chủ yếu: 1.1. Phương pháp thuyết trình, vấn đáp: - Nội dung + Giới thiệu về kiến thức căn bản của phần mềm PowerPoint cho giáo viên, học sinh biết sử dụng, thiết kế bài giảng. + Giáo viên, học sinh được trao đổi thẳng thắng để được hướng dẫn. 1.2.Phương pháp làm mẫu: - Nội dung + Tôi làm mẫu cho 17 giáo viên và học sinh khối 9 của trường quan sát và làm theo. Từ đó nêu đề tài để mỗi giáo viên, học sinh tự có ý tưởng thiết kế riêng. 2. Các phương pháp hỗ trợ: 2.1 Phương pháp quan sát bài mẫu - Nội dung + Tôi cho giáo viên và học sinh khối 9 xem những bài mẫu mà tôi đã làm trước đó hoặc siêu tầm để làm bài mẫu giúp cho giáo viên, học sinh quan sát làm theo. 2.2. Phương pháp quan sát, rút kinh nghiệm từ tiết dạy thực tế - Nội dung + Dự giờ tất cả giáo viên giảng dạy trong trường. + Dự giờ giáo viên trường bạn (khi thanh tra hay dự giờ giáo viên dạy giỏi) IV. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuyết minh tính mới: 1.1. Giới thiệu về MicroSoft Office PowerPoint 2003: 1.1.1. Giới thiệu tổng quan về MicroSoft Office PowerPoint 2003 MicroSoft Office PowerPoint 2003 Ià một phần mềm trong bộ MicroSoft Office được sử dụng để trình bày một vấn đề tiếp thị một sản phẩm, soạn thảo một bài giảng,... Chương trình là một công cụ có tính chuyên nghiệp cao để diễn đạt các ý tuởng cần trình bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng vài âm thanh, các đoạn phim một cách sinh động. Vì thế nó là một công cụ hỗ trợ giảng dạy rất tốt trong trường học, hỗ trợ thuyết trình trong các hội thảo, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm trong việc quáng cáo,  Phần mềm MicroSoft Office PowerPoint có các đặc điểm: - Dễ sử dụng đối với vài người bắt đầu dùng và rất dễ sử dụng với người đã sử dụng WINWORD, EXCEL, … - Thực hiện các hiệu ứng hoạt hình nhanh chóng, sinh động một cách đơn giản không cần tới kiến thức lập trình. - Kích thước tập tin nhỏ, thuận lợi cho lưu trữ và di chuyển. - Kết hợp được nhiều định dạng tập tin..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1.1.2. Khởi động chương trình: Cách 1: Nháy chuột vào nút Start/Programs/Microsoft Office/Microsoft Office Powerpoint 2003 Cách 2: Kích đúp chuột vào biểu trượng Microsoft Office Powerpoint 2003 trên mành 1.1.3. Giới thiệu màn hình chính: Gồm - Thanh tiêu đề; - Thanh bảng chọn; - Thanh công cụ; - Khung hiển thị các slide; - Màn hình và khung soạn thảo nội dung; … 1.1.4. Cách tạo một tập tin trình diễn: Vào menu File /New 1.1.5. Mở một tập tin đã tạo trước đó Vào menu File/Open (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl  O). 1.1.6. Lưu tập tin: Vào menu File/Save (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl  S). 1.1.7. Thoát khỏi chương trình: Vào menu File/Exit (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl  Q). 1.2. Cách thiết kế nội dung Slide. 1.2.1. Chọn khuôn mẫu Slide (Slide design) Vào menu Format/Slide design 1.2.2. Nhập dữ liệu là Text Cách 1 : Tạo Text từ Slide layout Cách 2 : Tạo Text từ hộp Text box Cách 3 : Tạo chữ nghệ thuật Word Art 1.2.3. Nhập dữ liệu là tranh ảnh - Chọn ảnh trong Clip Art: 1.2.4. Nhập dữ liệu là bảng (Table) Vào menu Insert/Table 1.2.5. Nhập dữ liệu là đồ thị, biểu đồ (Chart) Vào menu Insert/Chart 1.2.6. Nhập dữ liệu là sơ đồ Vào menu Insert/Diagram 1.2.7. Nhập dữ liệu là đoạn phim, âm thanh Vào menu Insert/Movies and sounds 1.2.8. Chèn Flash vào file trình diễn trong PowerPoint 2003 1.3. Làm việc với khung Slide.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1.3.1. Chèn thêm một Slide mới 1.3.2. Xoá Slide 1.3.3. Copy Slide 1.3.4. Di chuyển Slide 1.3.5. Đặt màu nền cho Slide Vào menu Format/Background hoặc nhấn phải chuột vào Slide chọn Background. 1.4. Trình chiếu Slide 1.4.1. Trình chiếu từ đầu tới cuối (tất cả các Slide) Nhấn phím F5 1.4.2. Trình chiếu Slide hiện hành Nhấn vào biểu tượng Slide Show 1.4.3. Dùng bút để gạch chân, khoanh tròn các vấn đề quan trọng: 1.5. Xây dựng các hiệu ứng: 1.5.1. Tạo hiệu ứng cho Slide Vào menu Slide show, chọn Custom Animation/Add effect 1.5.2. Hiệu ứng chuyển trang: Vào menu Slide show, chọn Slide Transition 1.6. Bài giảng điện tử và quy trình thiết kế bài giảng điện tử: 1.6.1. Khái niệm bài giảng điện tử: 1.6.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử : Bài giảng điện tử hay giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình 6 bước như sau: - Xác định mục tiêu bài học - Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trong tâm: - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức - Xây dựng thư viện tư liệu - Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể - Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. 1.7 Về cấu trúc, bố cục của bài giảng điện tử. 1.7.1 Cấu trúc bài giảng điện tử Tên bài học Mục 1 Mục 2. Mục 1.1 Mục 1.2. Tóm tắt  ghi nhớ. Lý thuyết Minh hoạ Bài tập.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1.7.2. Bố cục cần thể hiện trong bài giảng điện tử: Phải đảm bảo:  Tính đa phương tiện (Multimedia)  Tính tương tác giữa thầy và trò Khi thiết kế phải thể hiện:  Đầy đủ  Chính xác  Trực quan 1.8. Yêu cầu về nội dung, câu hỏi đối với một “bài giảng điện tử”. 1.8.1 Yêu cầu về nội dung Trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh hoạ sinh động 1.8.2. Yêu cầu về phần câu hỏi  giải đáp Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích :  Giới thiệu một chủ đề mới  Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung vừa trình bày không ?  Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử 1.9. Các bước xây dựng một bài giảng điện tử: 1.9.1. Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp Chúng ta sử dụng bài giảng điện tử trong các trường hợp sau đây : + Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng trong đó học sinh khó hình dung. + Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lượng lớn các bài tập. + Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó. 1.9.2. Bước đầu xây dựng kịch bản -B1: Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học -B2: Mô hình hoá quá trình dạy học -B3: Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện thông tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha dạy học. -B4: Mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá 1.9.3. Kiểm thử: Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng hiệu ứng. 1.10. Tính khoa học trong thiết kế bài giảng điện tử. 1. Mỗi Slide cần thể hiện một cách cô đọng nhất, với số lượng chữ ít nhất. 2. Không nên lạm dụng màu sắc của chữ, mảng trang trí, các nền templeter, các hiệu ứng khi không cần thiết như chữ chạy ra, chạy vào, quay vòng,.. 3. Cần quy ước cách ghi bài cho học sinh. Như quy ước phần nào cần ghi thì cho chữ màu đỏ hoặc màu xanh (như màu mực của viết), phần nào là sự giảng giải không cần ghi thì cho chữ là màu khác..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 4. Khi thiết kế giáo án điện tử chúng ta cần định hướng: - Nếu sử dụng máy tính để minh họa cho đơn vị kiến thức nào đó thì trên bảng chúng ta phải ghi đầy đủ tên bài, các mục rõ ràng. - Nếu sử dụng máy tính để thể hiện một bài giảng hoàn chỉnh thì cần ghi rõ tên bài, đề mục. Còn bảng ghi trở thành bảng phụ, nới mag học sinh thực hành để giải toán, làm bài tập. 1.11. Một số ví dụ về ứng dụng của MicroSoft PowerPoint. 1.11.1 Thiết kế giáo án Toán 6, bài “TẬP HỢP  PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP” 1.11.2. Thiết kế giáo án Toán 7, bài “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” 1.11.3. Thiết kế trò chơi “Ô chữ”. 2. Khả năng ứng dụng của MS Office PowerPoint. Ngoài chức năng thiết kế “Bài giảng điện tử” dành cho công việc giảng dạy của giáo viên. Chương trình còn giúp thuyết trình một vấn đề nào đó trong các buổi hội thảo. Bên cạnh đó, chương trình cũng giúp ta trong việc tạo ra các trò chơi bằng cách mô phỏng theo các game show như “Rung chuông vàng”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Trò chơi ô chữ”… 2.1. Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với bài giảng điện tử: 2.2. Bài giảng điện tử dùng PowerPoint có khả năng thay thế giải pháp hiện có: 3. Bài giảng điện tử có lợi gì ? Việc sử dụng bài giảng điện tử hiện nay là một nhu cầu tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại công nghệ thông tin. Trong giảng dạy, bài giảng điện tử dùng PowerPoint có ưu thế rất lớn ở chỗ: - Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, … - Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn. - Bài giảng điện tử cũng hỗ trợ tốt cho việc dạy các môn khoa học xã hội, như nhân cách hóa nhân vật, hình ảnh trong văn học, … Có gì hơn? Ta thử lấy một ví dụ: Giới thiệu một tác giả văn học chẳng hạn: (các giáo viên Văn đều có tư liệu này). Như đem hình tác giả photocopy, phóng lớn, và đem vào giờ dạy, treo lên giữa bảng đen khi giới thiệu tác giả thì chắc…chẳng mấy người làm! Bởi vì điều đó có thể làm hỗng trọng tâm bài học chẳng hạn! Nhưng với Powerpoint, tư liệu đó xuất hiện trong bài giảng thật nhẹ nhàng, tự nhiên như một trang trí cho màn hình trình diễn; kiên nhẫn chờ đến lúc giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> dành cho nó đôi lời cũng thật nhẹ nhàng, không cần cường điệu và …lúc đó, có lẽ ngay cả những học sinh đang hưng phấn nhất trong việc “tâm sự” với bạn bè cũng phải cảm thấy lòng mình chùng xuống trước những dòng chữ nguệch ngoạc của một bàn tay không kịp điều khiển nổi ngọn bút! Một cảm giác với tác giả đã xuất hiện! Còn thời điểm nào tốt hơn để giáo viên triển khai bài giảng của mình? ( Tiến sỹ Nguyễn Đình Lân , Khoa Toán - Tin Đại học Sư phạm TPHCM) An Quang, ngày 27 tháng 5 năm 2016. Cá nhân thực hiện. Nguyễn Văn Tương.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×