Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 thông qua sự hợp tác ngân hàng – Fintech

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.09 KB, 9 trang )

ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 THÔNG QUA
SỰ HỢP TÁC NGÂN HÀNG – FINTECH
ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương, TS. Hoàng Hải Yến, ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Với sự phát triển cơng nghệ, hoạt động ngân hàng đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ
từ các giao dịch sản phẩm, dịch vụ truyền thống sang ngân hàng kỹ thuật số (digital
banking) và cũng chứng kiến sự thay đổi của môi trường cạnh tranh với sự xuất hiện của
nhiều yếu tố mới, gồm cả chủ thể và sản phẩm dịch vụ, nổi bật nhất là sự xuất hiện của các
cơng ty cơng nghệ tài chính (Fintech). Xu hướng hợp tác thay cho cạnh tranh giữa ngân
hàng và Fintech là xu hướng tất yếu và quan trọng để đạt được sự ổn định tài chính quốc
gia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Bài nghiên cứu phân tích những yếu tố liên
quan đến ổn định tài chính khi có sự phát triển của các cơng ty Fintech, các vấn đề về khả
năng hấp thụ, chịu đựng và vượt qua rủi ro của hệ thống tài chính khi có sự hợp tác giữa
ngân hàng và Fintech. Bài viết cũng nêu lên các vấn đề về ổn định tài chính tại Việt Nam
và nhấn mạnh sự hỗ trợ từ phía chính phủ đối với q trình hợp tác ngân hàng – Fintech
nhằm ổn định tài chính quốc gia.
Từ khóa: Ổn định tài chính, Fintech, hợp tác Fintech và ngân hàng.
Giới thiệu
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ của các
công nghệ tài chính, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển các khởi sự về
công nghệ với cấu trúc dân số trẻ, tỷ lệ dân số kết nối với Internet cũng như sử dụng
smartphone khá cao. Trong khi đó, độ phổ cập của các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam hạn
chế, với 30,86% dân số Việt Nam trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng – thấp hơn rất nhiều
so với con số trung bình 60% của thế giới. Tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều ở khu vực nơng
thơn (16%). Chính vì vậy, có thể thấy lĩnh vực cơng nghệ tài chính với các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng điện tử được cung cấp bởi ngân hàng và các công ty Fintech, là một lĩnh vực
mới đầy tiềm năng và hồn tồn có cơ hội phát triển rộng rãi tại Việt Nam. Năm 2016 là
một cột mốc khá đáng nhớ cho các công ty làm trong lĩnh vực cơng nghệ tài chính (Fintech)


khi lĩnh vực này chứng kiến sự bùng nổ về cả số lượng khởi nghiệp (startup), ý tưởng lẫn
khoản đầu tư. Tuy nhiên 83% định chế tài chính truyền thống lo ngại rằng một phần hoạt
động kinh doanh của họ có nguy cơ rơi vào tay cơng ty cơng nghệ tài chính Fintech (PWC,
2016). Trong vòng 5 năm tới, 24% thị phần các ngân hàng trong mảng chuyển tiền và thanh
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

63


tốn sẽ được thực hiện bởi các cơng ty Fintech, con số này sẽ là 22% trong lĩnh vực quản
lý tài sản và 21% trong lĩnh vực bảo hiểm (PWC, 2016). Tuy nhiên, Fintech có nền tảng
kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại nhưng thiếu tính bảo mật và lịng tin về hệ thống an ninh mạng
của khách hàng, trong khi đó ngân hàng có khách hàng nhưng lại thiếu cơng nghệ (Mocker,
V., et al., 2015). Có thể thấy, tại Việt Nam, việc Fintech phát triển giúp cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ tài chính một cách hiệu quả đến số đông những khách hàng nhỏ lẻ, lấp đầy
khoảng trống mà các định chế tài chính truyền thống cịn bỏ ngỏ. Fintech cũng giúp cho
hoạt động của hệ thống tài chính Việt Nam hiệu quả hơn thông qua việc minh bạch hóa
thơng tin, tăng tốc xử lý các giao dịch, tiết kiệm chi phí, gia tăng cạnh tranh. Mặt khác,
Fintech tại Việt Nam cũng không thể tránh khỏi việc tạo ra những rủi ro mới cho hệ thống
tài chính, ảnh hưởng đến ổn định tài chính quốc gia. Một trong những lý do quan trọng
khiến cho sự phát triển của Fintech tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với ổn định tài chính là
việc Fintech khơng phải chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của ngân hàng nhà nước khi
hoạt động và cung cấp những dịch vụ tài chính tương tự ngân hàng và các định chế tài
chính khác. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng thương mại, mặc dù hoạt động kinh doanh
vì mục tiêu lợi nhuận nhưng cũng là một công cụ giúp cho ngân hàng nhà nước quản lý,
giám sát và can thiệp vào hệ thống tài chính khi cần thiết, bảo vệ ổn định tài chính quốc
gia. Tuy nhiên, NHTM cũng như các định chế tài chính truyền thống cũng có những nhược
điểm gây nên tác động tiêu cực đối với sự ổn định tài chính mà ví dụ minh họa rõ ràng nhất
là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 với nguyên nhân chính xuất phát từ hoạt
động của hệ thống NHTM và các định chế tài chính của Mỹ. Nếu khuyến khích sự hợp tác

ngân hàng-Fintech, NHNN sẽ có thể có trong tay một công cụ quản lý hiện đại hơn, hiệu
quả hơn, kết hợp ưu điểm của hệ thống NHTM và các cơng ty Fintech trong việc duy trì
ổn định tài chính quốc gia. Đồng thời, với đặc điểm của NHTM và Fintech, khi kết hợp lại
có thể giúp giảm thiểu các nguy cơ của mỗi bên đối với sự ổn định tài chính. Như vậy, có
thể thấy sự cần thiết của việc thúc đẩy quá trình hợp tác Ngân hàng và Fintech tại Việt
Nam để góp phần củng cố ổn định tài chính quốc gia. Bài nghiên cứu này tập trung làm rõ
vai trò của quản lý nhà nước đối với ổn định tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghệ
4.0, ưu nhược điểm của ngân hàng và Fintech đối với ổn định tài chính.
Ổn định tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
Ổn định tài chính (Financial stability) là vấn đề đã được đề cập đến đầu tiên bởi
NHTW Anh (the Bank of England) vào năm 1994 để chỉ ra những mục tiêu khác của tổ
chức này ngoài mục tiêu ổn định giá và đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính
(Allen, 2006). Tuy nhiên, ổn định tài chính là khái niệm mới mẻ hơn trong hoạt động quản
lý vĩ mô của NHTW so với ổn định tiền tệ (Monetary stability) và ổn định giá (Price
stability) (Crockett, 1997). Trong gần một thập kỷ trở lại đây, với những dấu hiệu sớm của
cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng với xu hướng phát triển của cơng nghệ và kỹ
thuật tài chính, vấn đề này đặc biệt được quan tâm bởi các nhà kinh tế học, cũng như ngân
hàng trung ương các nước. NHTW các nước đã thành lập Ủy ban về ổn định tài chính, thực
hiện các báo cáo về ổn định tài chính hàng năm để đánh giá những rủi ro tác động đến ổn
định tài chính quốc gia (Cihak, 2006 và Oosterloo, et al, 2007). Định nghĩa về ổn định tài
64

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


chính ngày càng được phát triển và cụ thể hóa. Các định nghĩa này được tiếp cận từ hai
hướng khác nhau: định nghĩa trực tiếp về ổn định tài chính và gián tiếp qua định nghĩa về
bất ổn tài chính (Alawode and Sadek, 2008).
Trường phái trực tiếp định nghĩa ổn định tài chính thơng qua khả năng hấp thụ, chịu
đựng và vượt qua các biến động trên thị trường tài chính của hệ thống tài chính. Theo đó,

ngay cả khi những biến động xảy ra trên thị trường, hệ thống tài chính vẫn ln đảm bảo
được việc thực hiện thanh tốn một cách trơn tru, an tồn; cung ứng nguồn vốn một cách
thỏa mãn các nhu cầu về vốn cho các chủ thể; đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng
điều tiết vĩ mô cho nền kinh tế. Cách định nghĩa này được lựa chọn bởi nhiều NHTW các
nước như NHTW châu Âu, NHTW Argentia, Áo, Phần Lan, Nauy, Thụy Sỹ, Úc, Nhật
Bản, Nam Phi, Sri Lanka (Alawode và Sadek, 2008). Như vậy, khái niệm “ổn định tài
chính” cần được phân biệt rõ với khái niệm “an ninh tài chính”. Khái niệm “an ninh tài
chính” được biết đến nhiều hơn, trong đó, an ninh tài chính nhằm mục đích giảm thiểu
và/hoặc kiểm sốt những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của hệ thống tài chính (như
rủi ro thanh khoản, biến động lãi suất, giá cả, rủi ro trong hoạt động của hệ thống
NHTM,…) thì ổn định tài chính lại hướng đến khả năng hấp thụ, chịu đựng và vượt qua
những cú sốc kinh tế, tài chính gây ra bởi các rủi ro này. Trong bối cảnh nền kinh tế hội
nhập toàn cầu, các nền kinh tế và các thị trường tài chính có nhiều mối liên quan và tác
động qua lại lẫn nhau, cùng với bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nổi bật là sự phát triển
nhanh chóng của cơng nghệ tài chính, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của các
quốc gia nói riêng ln đối mặt với những cơ hội phát triển lớn, đi kèm với sự thay đổi
nhanh chóng. Do đó, rủi ro là khơng thể tránh khỏi, ngày càng gia tăng và khó kiểm sốt.
Vấn đề ổn định tài chính, về khả năng hấp thụ, chịu đựng và vượt qua rủi ro của hệ thống
tài chính, vì thế, ngày càng được các NHTW quan tâm. Mặc dù vậy, an ninh tài chính vẫn
đóng vai trị hỗ trợ đối với việc tăng cường ổn định tài chính.
Trường phái gián tiếp định nghĩa bất ổn tài chính là khi những biến động trên thị
trường tài chính có nhiều khả năng gây nguy hại đến nền kinh tế thông qua những tác động
tiêu cực của nó đến hoạt động của hệ thống tài chính. Hay nói cách khác, bất ổn tài chính
là rủi ro xảy ra khủng hoảng tài chính có khả năng xuất hiện cao. Trong đó, khủng hoảng
tài chính được miêu tả bởi ba đặc điểm: sự sụp đổ hàng loạt của các định chế tài chính,
khơng có khả năng thực hiện, cung cấp các dịch vụ thanh tốn và khơng có khả năng cấp
tín dụng cho những cơ hội đầu tư tiềm năng (Mishkin, 1999; Chant, 2003; Allen and Wood,
2006).
Mặc dù có nhiều định nghĩa về ổn định tài chính nhưng những điều kiện cần thiết để
duy trì sự ổn định tài chính đều được thống nhất. Những điều kiện này bao gồm: thứ nhất

là sự ổn định của các định chế tài chính then chốt, tiêu biểu là hệ thống ngân hàng (Crockett,
1997); (DeBandt and Hartmann, 2000); (Hoelscher and Quintyn, 2003); (Summer, 2003);
(Padoa‐Schioppa, 2002); (Chant, 2003); (Foot, 2003); (Allen and Wood, 2006); (Adrian
and Shin, 2008). Thứ hai là sự tham gia đông đảo của những cá nhân, tổ chức riêng lẻ như
những doanh nghiệp vừa và nhỏ (Allen and Wood, 2006). Thứ ba là việc đảm bảo khả
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

65


năng hoạt động liên tục, trơn tru của hệ thống thanh toán (DeBandt and Hartmann, 2000;
Padoa‐Schioppa, 2002; Houben, Kakes, and Schinasi, 2004). Thứ tư là một điều kiện quan
trọng, đó là niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính (Crockett, 1996; Crockett,
1997; Large, 2003; Foot, 2003; Nier, 2005). Quan điểm này đã được NHTW các nước như
Nhật, Sri Lanka, Nam Phi áp dụng trong việc thực hiện đảm bảo ổn định tài chính
(Alawode, 2008). Trong phát biểu của Nier (2005) và Kohn (2011), thơng tin minh bạch
đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mức độ ổn định của các định chế tài chính, ví
dụ như các NHTM, từ đó tăng cường ổn định tài chính. Hay nói cách khác, thơng tin bất
cân xứng là nguồn gốc của sự bất ổn tài chính (Mishkin, 1997, 2000).
Vấn đề ổn định tài chính tại Việt Nam
Trải qua hơn 3 thập kỷ đổi mới toàn diện, Việt Nam nhận thức được sâu sắc tầm quan
trọng của ổn định tài chính như một điều kiện cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô do sự gắn
kết chặt chẽ giữa hai mục tiêu này. Có thể nói, ổn định tài chính gồm nhiều thành tố, nhưng
quan trọng nhất là ổn định hoạt động của các trung gian tài chính, hạ tầng tài chính (hệ
thống thanh tốn và hệ thống thơng tin tín dụng) và thị trường tài chính (Thu Hương, 2014).
Theo báo cáo của Qũy Tiền tệ quốc tế IMF (2017), hệ thống tài chính Việt Nam có quy mơ
tương đối lớn đối với một quốc gia ở mức thu nhập trung bình, trong đó các tổ chức tín
dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong năm 2016, ngành Ngân hàng có tổng tài sản lên đến
194% GDP và chiếm hơn 96% tổng tài sản của tồn bộ lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bốn
tổ chức tín dụng lớn nhất có tài sản chiếm 45% tổng tài sản của ngành ngân hàng và cung

ứng một nửa nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế quốc doanh. Mức vốn hóa thị trường
chứng khoán tăng từ 27% năm 2015 lên 33% GDP năm 2016 (Báo cáo quốc gia IMF số
17/191, 2017). Ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng đóng vai trò chủ chốt trong ổn
định tiền tệ và ổn định tài chính, là điều kiện tiên quyết để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng
trưởng bền vững và phải được đảm bảo bằng sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính
sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mơ khác, cùng sự phát triển hài
hịa, cân đối giữa khu vực ngân hàng, chứng khốn và bảo hiểm (2018).
Với quy mơ hệ thống tài chính Việt Nam, việc ổn định tài chính đóng vai trị quan
trọng khơng chỉ trong ổn định giá cả, kiểm sốt lạm phát mà cịn góp phần hỗ trợ phát triển
kinh tế bền vững. Sự ổn định tài chính tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư
và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của
các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính
lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống. Theo Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh, tin cậy và hiệu
quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc vĩ mô. Ngược lại, tình trạng kém ổn
định tài chính kéo theo những tình trạng như giảm tính hiệu quả của chính sách tiền tệ; làm
suy yếu chức năng trung gian của hệ thống tài chính do phân phối nguồn lực khơng hợp lý,
làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế; làm mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài
chính; và tốn kém chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính. Ngồi ra, sự bất
ổn của hệ thống ngân hàng – tài chính sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với quá trình truyền tải
66

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Với những lý do đó, trên cơ sở quy định
của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
156/2013/NĐ-CP (ngày 11/11/2013) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, trong đó quy định rõ Ngân hàng Nhà nước có chức năng
tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa

rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính; và xây dựng chính sách, biện pháp
ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính như một
chức năng quan trọng mà một Ngân hàng Trung ương cần phải có sau cuộc khủng hoảng
tài chính tồn cầu vừa qua. Như vậy, với đặc thù của Việt Nam là hệ thống ngân hàng và
các công ty tài chính do NHNN quản lý chiếm hơn 90% tổng tài sản của các tổ chức tài
chính, NHNN đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện chức năng ổn định tiền tệ – tài chính
và kiểm sốt ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng. Như vậy, có thể thấy rằng cơng cụ để
NHNH Việt Nam nói riêng và NHTW các nước nói chung có trong tay để giám sát và duy
trì ổn định tài chính quốc gia chính là hệ thống NHTM.
Fintech và những tác động đến ổn định tài chính quốc gia.
Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, vấn đề về đạo đức và minh bạch thơng tin trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng càng được quan tâm vì đây là một trong những nguyên nhân
dẫn đến khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, “blockchain”, một cơng nghệ cho phép truyền
tải và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn, minh bạch dựa vào hệ thống mã hóa phức tạp, được
giới thiệu và trở thành nền tảng cho cơng nghệ tài chính (Fintech) phát triển và được chấp
nhận rộng rãi. Công nghệ blockchain đã phát triển từ hình thức sơ khai blockchain 1.0 –
tiền kỹ thuật số đến blockchain 2.0 – các loại hợp đồng kỹ thuật số (hợp đồng thông minh,
tài sản thông minh), tiếp theo là blockchain 3.0 và blockchain 4.0 với các ứng dụng phục
vụ quản lý tiền tệ, kinh tế và thị trường (hồ sơ y tế, quản lý giao dịch, truy xuất nguồn gốc,
quản lý hộ tịch, bỏ phiếu bầu cử) (Swan, 2015). Hiện nay, ứng dụng Fintech đã được phát
triển trong năm lĩnh vực, ở cả phạm vi bán lẻ và bán bn, bao gồm (i) thanh tốn và thanh
tốn bù trừ, (ii) tiền gửi, cho vay và huy động vốn, (iii) bảo hiểm, (iv) quản lý đầu tư và
(v) các hoạt động hỗ trợ thị trường (FSB, 2017). Việc sử dụng Fintech trong các hoạt động
tài chính cho phép các bên tham gia giao dịch trực tiếp mà không cần thơng qua các định
chế trung gian tài chính truyền thống, qua đó, góp phần gia tăng ổn định tài chính (Weller,
2013; Schimel, 2016; Velde, 2016; FSB, 2017; CGFS, 2017; Carney, 2017). Đóng góp của
Fintech thể hiện qua bốn phương diện như sau: thứ nhất, Fintech tạo ra sự phân tán và đa
dạng hóa trong hệ thống tài chính. Sự phân tán và đa dạng này giúp giảm bớt tác động của
những “cú sốc” xảy ra trong hệ thống tài chính. Thứ hai, Fintech gia tăng hiệu quả vận
hành thông qua gia tăng khả năng cạnh tranh, hỗ trợ hoạt động ổn định của các định chế

tài chính. Thứ ba, Fintech đảm bảo tính minh bạch của thơng tin, giảm thiểu tình trạng
thơng tin bất cân xứng, qua đó giúp đánh giá đúng rủi ro và hỗ trợ định giá chính xác. Cuối
cùng, Fintech tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức
kinh tế khác nhau, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, Fintech phát triển và
được sử dụng rộng rãi cũng tạo nên những nguy cơ mới, ở cả phạm vi vi mô và vĩ mô, đối
với ổn định tài chính (Dermine, 2016; Schimel, 2016; Pauget, 2016; Foucault, 2016; Velde,
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

67


2016; FSB, 2017; Minto, 2017). Những rủi ro ở mức độ vi mơ có thể xuất phát từ sự mất
cân đối về thời hạn, khi các khoản vay (trực tiếp giữa các chủ thể thông qua các sàn giao
dịch (lending platform) kéo dài hơn so với các nguồn tài trợ đã được ký kết. Rủi ro thanh
khoản cũng gia tăng và nghiêm trọng khi tiền ảo được phép sử dụng và trở nên phổ biến.
Fintech gia tăng hiệu quả cung ứng vốn, giúp tăng tỷ lệ đòn bẩy trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, điều này cũng khiến hệ thống tài chính suy yếu do vốn chủ sở hữu khơng đủ để hấp
thụ những biến động tài chính trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự thiếu giám sát từ nhà
nước đối với các giao dịch tài chính thơng qua Fintech cũng dẫn đến các rủi ro đạo đức, từ
đó ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào hệ thống. Mặt khác, rủi ro về luật pháp
cũng sẽ gia tăng khi Fintech cho phép khả năng thực hiện các giao dịch toàn cầu diễn ra
một cách dễ dàng. Việc Fintech trở nên phổ biến giúp hạn chế những rủi ro trung gian từ
các định chế tài chính nhưng lại dẫn đến sự phụ thuộc vào các trung gian công nghệ. Cuối
cùng, việc sử dụng cơng nghệ trong tài chính sẽ tạo ra những nguy cơ tấn công mạng vào
những lỗ hổng công nghệ, gây ra tổn thất và hoảng loạn trong hệ thống.
Rủi ro ở tầm vĩ mơ có thể kể đến đầu tiên là khả năng ảnh hưởng dây chuyền của các
công ty Fintech. Việc thiếu sự giám sát của nhà nước và kết nối hỗ trợ như trong hệ thống
các ngân hàng thương mại có thể khiến rủi ro uy tín của một cơng ty Fintech lây lan và gây
bất ổn trong toàn hệ thống. Thứ hai, khi mọi chủ thể kinh tế đều có thể tham gia vào các
hoạt động tài chính, ngồi lợi ích đa dạng hóa, có tác dụng như tấm đệm giảm chấn như đã

đề cập thì cũng dẫn đến rủi ro cộng hưởng (procyclicality), khiến cho những biến động gây
ra tác động mạnh hơn đến hệ thống tài chính. Thứ ba, với việc tăng tốc các giao dịch,
Fintech có thể khiến gia tăng bất ổn, ví dụ bất ổn về giá, khi các nhà đầu tư có thể ngay lập
tức phản ứng với các thông tin kinh tế. Cuối cùng, khi mọi thông tin, mọi thực thể đều
được kết nối với nhau bởi một số ít hệ thống tư nhân thì rủi ro đạo đức là rất lớn. Ngoài ra,
cạnh tranh được xem là một nhân tố tiềm năng góp phần tạo nên sự bất ổn tài chính, mặc
dù là một yếu tố giữ cho hệ thống ổn định thông qua việc giảm thiểu sự thay đổi và méo
mó về giá cả của các loại tài sản, (Crockett, 1997; Foot, 2003). Cạnh tranh quá mức cũng
dẫn đến các hành vi tiêu cực, đe dọa sự ổn định tài chính.
Sự hỗ trợ từ phía chính phủ đối với quá trình hợp tác ngân hàng – Fintech nhằm ổn
định tài chính quốc gia.
Để khuyến khích sự hợp tác ngân hàng-Fintech, bên cạnh việc mỗi bên đối tác nhận
thấy động lực tham gia vào quá trình hợp tác thì việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
hợp tác đạt hiệu quả cao cũng là vấn đề phải được quan tâm và chú ý. Do đó, thái độ khuyến
khích của các cơ quan quản lý nhà nước đối với sự hợp tác cũng rất quan trọng, bởi vì, thái
độ ủng hộ này sẽ được cụ thể hóa thành các quy định, chính sách và thậm chí là sự hỗ trợ
về các nguồn lực cần thiết cho sự hợp tác thành công. Tuy nhiên, sự ủng hộ này chỉ có thể
có được khi cơ quan quản lý nhà nước đã nhận thức đúng về ổn định tài chính quốc gia
cũng như vai trị của việc NHTM hợp tác với các công ty Fintech đối với sự ổn định này.
Về vấn đề này, hiện nay, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một số đề án nhằm ứng dụng
và phát triển cơng nghệ, qua đó tạo điều kiện cho các công ty Fintech phát triển cũng như
68

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


khuyến khích việc sử dụng cơng nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Một số đề án
như chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 (Quyết
định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014), đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016), đề án nâng cao

khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày
05/9/ 2016), đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016
- 2020 ( Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/ 2016 ), đề án ứng dụng khoa học và
cơng nghệ trong q trình tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017), thành lập Ban Chỉ đạo
về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/ 2017, đề án
Hồn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo
(Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017) (Hà & ctg, 2018).
Kết luận
Như vậy, có thể thấy sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề đảm bảo
ổn định tài chính quốc gia và đối với sự phát triển, ứng dụng cơng nghệ tài chính đối với
hoạt động của NHTM. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cách mạng công nghệ 4.0, sự ra
đời và phát triển của các cơng ty Fintech, cùng với cơng nghệ tài chính và ngân hàng điện
tử, thì việc cạnh tranh cũng như tiến tới hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech là một
khuynh hướng tất yếu. Vì vậy, cần có những chính sách can thiệp vĩ mơ của ngân hàng nhà
nước và môi trường cạnh tranh, hợp tác lành mạnh để phát huy hết lợi thế cũng như giảm
thiểu rủi ro của hoạt động kinh doanh tiền tệ, tài chính của ngân hàng và công ty Fintech,
thúc đẩy khuynh hướng hợp tác phát triển và ổn định tài chính, kinh tế vĩ mô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Hà at.el. (2018), FINTECH: Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam. Tạp
chí Ngân hàng.
2. Nghị định 156/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Ổn định tài chính và vai trị ổn định tài chính.
Truy cập tại www.sbv.org. Ngày truy cập: 6/10/2018.
4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/ 2017
và Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017. Đề án hoàn thiện khung pháp lý để
quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
5. Thu Hương (2014), Ổn định tiền tệ tài chính nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

Tạp chí tài chính điện tử.
6. Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (2016), Báo cáo tổng quan thị trường tài chính.
Truy cập tại: Ngày truy cập 10/10/2018.
Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

69


Tiếng Anh
7. Allen, W. A., & Wood, G. (2006), Defining and achieving financial
stability. Journal of Financial Stability, 2(2), 152-172.
8. Adrian, T., & Shin, H. S. (2008), Financial intermediaries, financial stability, and
monetary policy.
9. Alawode, A. A., & Al Sadek, M. (2008), What is financial stability. Financial
Stability Paper Series, 1.
10. Crockett, A. (1996), The theory and practice of financial stability. De
Economist, 144(4), 531-568.
11. Crockett, A., (1997), “Why is Financial Stability a Goal of Public Policy?”, in
Maintaining Financial Stability in a Global Economy, Symposium Proceedings,
Federal Reserve Bank of Kansas City, August, pp. 55‐96.
12. Chant, J. (2003), “Financial Stability as a Policy Goal”, in Essays on Financial
Stability, Technical Report No. 95, Bank of Canada, September.
13. Cihak, M., (2006), “Central Banks and Financial Stability: A Survey of Financial
Stability Reports”, Paper presented to the Seminar on Current Developments in
Monetary and Financial Law, Washington, D.C., October 23‐27.
14. Carney, M. (2017), Chair of the Financial Stability Board. Governor of the Bank of
England.The Promise of Fintech – Something New Under the Sun?. Speech
presented at Deutsche Bundesbank G20 conference on “Digitising finance, financial
inclusion and financial literacy”, Wiesbaden
15. Committee on the Global Financial System (CGFS) and the Financial Stability

Board (FSB), (2017), Fintech credit: Market structure, business models and
financial stability implications
16. De Bandt, O., & Hartmann, P. (2000), Systemic risk: a survey.
17. Dermine, J. (2016), Digital banking and market disruption: a sense of déjà vu?. FSR
FINANCIAL, 17
18. Foot, M., (2003), “What is “financial stability” and How do we get it?” The Roy
Bridge Memorial Lecture, Financial Services Authority, April.
19. Foucault, T. (2016), Where are the risks in high frequency trading?. FSR
FINANCIAL, 53.
20. Financial stability board (FSB) (2017), Financial stability implications from Fintech
supervisory and regulatory issues that merit authorities' Attention.
21. Hoelscher and Quintyn, (2003), “A framework for managing systemic banking
crises”, IMF Occasional Paper, forthcoming, Washington DC.

70

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7


22. Houben, A. C., Kakes, J., & Schinasi, G. J. (2004), Toward a framework for
safeguarding financial stability (Vol. 4). International Monetary Fund.
23. IMF (2017), Vietnam Selected Issues; IMF Country Report No. 17/191. Truy cập
tại . Ngày truy cập 6/10/2018.
24. Kohn, D., External Member of the Financial Policy Committee, Bank of England.
(2011, July 11), Enhancing Financial Stability: The Role of Transparency. Speech
presented in London School of Economics.
25. Large, A., 2003, ‘Financial stability: maintaining confidence in a complex world’,
Financial Stability Review, pp. 170-174, Bank of England, London.
26. Mishkin, F., (1997), “The Causes and Propagation of Financial Instability: Lessons
for Policymakers”, in Maintaining Financial Stability in a Global Economy,

Symposium Proceedings, Federal Reserve Bank of Kansas City, August, pp. 55‐96.
27. Mishkin, F., (2000), “Financial Stability and the Macroeconomy”, Central Bank of
Iceland Working Paper No. 9, May
28. Mohan, D. (2016), How banks and Fintech startups are partnering for faster
innovation. Journal of Digital Banking, 1(1), 13-21.
29. Minto, A., Voelkerling, M., & Wulff, M. (2017), Separating apples from oranges:
identifying threats to financial stability originating from Fintech. Capital Markets
Law Journal, 12(4), 428-465.
30. Nier, E. W. (2005), Bank stability and transparency. Journal of Financial
Stability, 1(3), 342-354.
31. Padoa‐Schioppa, T., (2002), “Central Banks and Financial Stability: Exploring a
Land in Between”, paper presented at the Second ECB Central Banking Conference,
Frankfurt am Main, 24‐25 October.
32. Pauget, G. (2016), Systemic risk in payments. FSR FINANCIAL, 37.
33. PWC (2017), Global Fintech Report 2017.
34. Summer, M. (2003), Banking regulation and systemic risk. Open economies
review, 14(1), 43-70.
35. Swan, M. (2015), Blockchain: Blueprint for a new economy. "O'Reilly Media, Inc.".
36. Schimel, N. (2016), Digital risk: a strategic challenge and a growth opportunity for
insurers. Financial Stability Review, (20), 25-36.
37. Velde, F. (2016), Money and payments in the digital age: innovations and
challenges. FSR FINANCIAL, 103.
38. Weller, C. E., & Zulfiqar, G. (2013), Financial market diversity and macroeconomic
stability. Political Economy Research Institute Working Paper, (332).

Mã số ISBN: 978-604-922-684-7

71




×