Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Văn hóa đối ngoại của việt nam trong quan hệ với pháp giai đoạn 1989 đến nay TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.98 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ TRỌNG THƯỞNG

VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: VĂN HOÁ HỌC

HÀ NỘI - 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS LÊ QUÝ ĐỨC

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào ngày tháng năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia;
- Viện Thơng tin khoa học Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
- Bộ phận Tư liệu Viện Văn hoá và Phát triển



3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Văn hóa có vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia. Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) đã khẳng định là nền tảng tình thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì thế xây dựng cơ chế, chính
sách phát triển văn hóa đối ngoại (VHĐN); hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia
và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài là một trong những nội dung
quan trọng trong chiến lược phát triển VHĐN ở nước ta hiện nay.
Hiện nay, nhằm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định cho sự
phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, ĐCSVN đã chủ trương thực
hiện đa dạng hố các hình thức VHĐN, đưa các quan hệ quốc tế về văn hoá đi
vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực.
Việt Nam và Pháp có mối giao lưu văn hoá lâu đời, đặc biệt kể từ khi hai
nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1973, VHĐN của Việt Nam với
Pháp ngày một phát triển, đặc biệt từ năm 1989 đến nay, đây là thời kỳ Việt Nam
vượt qua sự bao vây cấm vận của các nước lớn. Vì thế, việc nghiên cứu “Văn
hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay”
thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chính sách VHĐN
nói chung, VHĐN trong quan hệ Việt - Pháp nói riêng. Đồng thời góp phần hội
nhập văn hố giữa nước ta với văn hoá thế giới và châu Âu và trong thời đại tồn
cầu hố hiện nay nhằm góp phần xây dựng phát huy, phát triển nền văn hoá Việt
Nam và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989
đến nay dưới góc độ văn hố học, luận án nhằm đề xuất giải pháp để phát huy
tác động tích cực của nó đối với sự phát triển văn hố và chính trị, kinh tế, xã hội
của nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nội dung sau:


4

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về VHĐN, trong đó chỉ rõ nội
hàm, cấu trúc và đặc điểm của VHĐN và vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận
án;
- Phân tích bối cảnh VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn
1989 đến nay;
- Phân tích thực trạng VHĐN của Việt Nam chỉ rõ vai trò của VHĐN Việt
Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay đối với phát triển văn hố,
con người Việt Nam nói riêng và phá triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung;
- Chỉ ra những xu hướng vận động, các vấn đề đặt ra và đề xuất những giải
pháp phát triển với VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp hiện nay.
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989
đến nay đạt được kết quả gì? cịn những hạn chế gì?
- Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989
đến nay có vai trị như thế nào đối với phát triển văn hoá, con người Việt Nam?
- Xu thế vận động và những vấn đề đặt ra đối với VHĐN của Việt Nam
trong quan hệ với Pháp trong thời gian tới?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến

nay đã những bước tiến vượt bậc; những hoạt động VHĐN của Việt Nam trong
quan hệ với Pháp đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn cịn những hạn chế về cơ
chế, chính sách, nguồn lực, v.v.. vì thế VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với
Pháp chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai đất nước. Trong bối
cảnh hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng sức mạnh mềm trong quan hệ
đối ngoại, việc thúc đẩy phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
thực sự cần thiết; để thực hiện được yêu cầu này Việt Nam cần phải phải thực
hiện tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHĐN của Việt Nam trong quan hệ
với Pháp giai đoạn 1989 đến nay, bao gồm những điều kiện, tiền đề và thực trạng


5

hoạt động trong VHĐN của Việt Nam với Pháp; những vấn đề đặt ra cần giải
quyết để phát huy vai trị của nó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: thời gian nghiên cứu từ năm 1989 (từ khi Việt Nam và Pháp
ký Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật và kinh tế) đến năm 2019.
- Về không gian: các hoạt động VHĐN diễn ra ở Việt Nam và ở Pháp.
- Về nội dung: nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
là chủ yếu.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các
quan điểm triết học Mác-Lênin được xem xét là cơ sở phương pháp luận cho
việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người. Trong

luận án này, NCS chọn “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” làm cơ sở
phương pháp luận trực tiếp để xem xét VHĐN của Việt Nam trong quan hệ
với Pháp từ 1989 đến nay. Bởi vì VHĐN của Việt Nam với Pháp vừa mang
tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Nghiên cứu VHĐN Việt Nam với
Pháp từ năm 1989 đến nay vừa nghiên cứu các mối liên hệ bên trong vừa
nghiên cứu mối liên hệ bên ngoài của nó thì mới nhận thức và đánh giá được
bản chất của nó.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu: Phương pháp liên ngành; Phương pháp thu thập và phân tích tài
liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương
pháp so sánh.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về lý luận
Kết quả nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn
1989 đến nay dưới góc nhìn văn hố học góp phần làm rõ khái niệm VHĐN,
phân biệt VHĐN với các khái niệm NGVH và VHNG; phân tích, làm rõ cấu trúc
và vai trò của VHĐN.
6.2. Về thực tiễn


6

Kết quả nghiên cứu luận án góp phần vào làm rõ thực trạng VHĐN của
Việt Nam trong quan hệ với Pháp, từ đó chỉ rõ các vấn đề đặt ra và những giải
pháp phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp; đây là cơ sở lý
luận và thực tiễn có giá trị tham khảo cho Đảng và Nhà nước trong hồn thiện
chiến lược, chính sách về VHĐN ở Việt Nam nói chung và với Pháp nói riêng.
Ngồi ra, luận án còn là tài liệu tham khảo phục vục cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy chuyên ngành văn hố học.

7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia
làm 4 chương và 10 tiết như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2: Bối cảnh văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
giai đoạn từ 1989 đến nay
Chương 3: Thực trạng văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với
Pháp giai đoạn từ 1989 đến nay
Chương 4: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp: xu hướng
vận động, các vấn đề đặt ra và giải pháp hiện nay
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI NGOẠI VÀ VĂN
HOÁ ĐỐI NGOẠI

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đối ngoại và văn
hố đối ngoại nói chung
1.1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ
quốc tế được gọi là đối ngoại hay ngoại giao của nhiều quốc gia, trong đó tiêu
biểu có một số cơng trình sau: “Foreign Policy Decision Making: an Approach
to the Study of International Politics” (Ra quyết định chính sách đối ngoại –
một cách tiếp cận nghiên cứu Chính trị Quốc tế) của Richard Snyder, H.W.
Bruck và Burton Sapin (2012) và “Pre-Theories and Theories of Foreign
Policy” (Các tiền đề lý thuyết và lý thuyết về chính sách đối ngoại) của James
Rosenau (1966); cuốn sách The Oxford Handbook of Modern Diplomacy
(Cẩm nang Oxford về ngoại giao hiện đại) của các tác giả Andrew F. Cooper,



7

Jorge Heine và Ramesh Thakur do Nxb Đại học Oxford ấn hành năm 2013;
Cuốn sách Mordern Diplomacy (Ngoại giao hiện đại) của tác giả R.P. Barston do
Routledge ấn hành năm 2014; cuốn sách Intercultural Communication and
Diplomacy (Truyền thông và ngoại giao liên văn hoá) của tác giả Hannah Slavik
được ấn hành bởi DiploFoundation năm 2004. Ngồi ra cịn có một số cơng
trình nghiên cứu khác, như: cuốn sách The New Public Diplomacy: Soft
Power in International Relations (Lý thuyết ngoại giao công chúng mới:
Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế hiện nay) của tác giả Jan Melessen do
Palgrave Macmillan ấn hành năm 2005. Cuốn sách giới thiệu chính sách ngoại
giao công chúng mới trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn; cuốn sách
21st Century Diplomacy: A Practitioner’s Guide (Sổ tay hướng dẫn ngoại giao
trong thế kỷ 21) của tác giả Kishan S. Rana do Newgan Imaging Systems Pvt
Ltd, Chennai ấn hành năm 2011; v.v...
1.1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhiều học giả trong nước đã tập trung
nghiên cứu các vấn đề lý luận về đối ngoại, ngoại giao và thực tiễn hoạt động đối
ngoại, ngoại giao của Việt Nam và trên thế giới nhằm góp phần nâng cao năng
lực, trình độ đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, trong đó có một số cơng trình tiêu
biểu sau: Cuốn sách chuyên khảo Ngoại giao và công tác ngoại giao (xuất bản
lần thứ tư) của tác giả Vũ Dương Huân do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm
2018; cuốn sách Ngoại giao và công tác ngoại giao (xuất bản lần thứ tư) do Nhà
xuất bản chính trị quốc gia ấn hành năm 2018, tác giả Vũ Dương Huân; Cuốn
Giáo trình quan hệ cơng chúng Chính phủ trong văn hóa đối ngoại của các giả
Lê Thanh Bình và Đồn Văn Dũng do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm
2011; cuốn sách Văn hóa đối ngoại Việt Nam trong q trình hội nhập quốc tế,
của các tác giả Vũ Trọng Lâm - Lê Thanh Bình do Nxb Chính trị quốc gia ấn
hành 2015; Cuốn sách Đối ngoại cơng chúng: Mơ hình hoạt động của một số
nước lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam của tác giả Phạm Minh Sơn

(chủ biên) do Nxb Lý luận chính trị ấn hành năm 2016; Cơng trình Ngoại giao
văn hóa - Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng của các tác giả Phạm
Thái Việt, Lý Thị Hải Yến do Nxb Chính trị - Hành chính ấn hành năm 2012;
Cơng trình Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại, Luận án Tiến sĩ
Chuyên ngành quan hệ quốc tế của Nguyễn Hải Anh bảo vệ năm 2015 tại Học
viện ngoại giao; Cơng trình “Ngoại giao văn hóa Việt Nam với ASEAN trong


8

thời kỳ hội nhập”, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học của Nguyễn Thị Thùy Yên bảo
vệ năm 2016 tại Đại học Văn hóa Hà Nội. Ngồi ra, cịn một số cơng trình khác
như: “Văn hóa đối ngoại trong thế giới hội nhập”, Kỷ yếu hội thảo khoa học của
Đại học Văn hóa Hà Nội (2011), v.v..
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đối ngoại và văn hoá
đối ngoại trong quan hệ Việt - Pháp
1.1.2.1. Về quan hệ đối ngoại Việt - Pháp
Nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Việt - Pháp, trong thời gian qua có một số
cơng trình nước ngồi tiêu biểu sau: bài viết “Asia Pacific Security” (An ninh
châu Á Thái Bình dương) của tác giả Peter Poloka; bài viết “Quelle présence
Francaise dans l’espace Indochinois? Modalités d’une coopération
économique, sociale culturelle” (Sự hiện diện nào của Pháp ở Đơng Dương?
Những hình thức hợp tác của Pháp ở Đơng Dương trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa xã hội (bản dịch của Nguyên Quân, tại Viện thông tin khoa học xã hội
- 1995) của tác giả Jean Billet; cun sỏch Franỗois Mitterand lAsie (1997)
(Franỗois Mitterand vi châu Á) của tác giả Georges Sauvier; cơng trình “Đối
ngoại cơng chúng: Mơ hình hoạt động của một số lớn trên thế giới và đề xuất
đối với Việt Nam” của Phạm Minh Sơn chủ biên (2016); Cơng trình “220 năm
Cách mạng Pháp (1789-2009) và quan hệ Việt - Pháp trong lịch sử” của Đại học
Huế do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2009; cơng trình “Quan hệ Việt

Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Nguyễn Thị
Quế do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2020; cuốn sách “Cộng hoà
Pháp - bức tranh tồn cảnh” do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997, tác
giả Nguyễn Quang Chiến; bài viết “Chính sách đối ngoại của Pháp và quan
hệ Pháp - Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Chiến đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế (1996); bài viết “Chính sách đối ngoại của Cộng hòa
Pháp trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh” của tác giả Nguyễn Thị Quế đăng
trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu (2006); bài viết “Việt - Pháp: hướng tới
quan hệ đối tác toàn diện” của tác giả Trần Thị Khánh Hà (2012) đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4 (139); bài viết “Những giá trị lịch sử - văn
hoá - một nhịp cầu của tình hữu nghị Việt - Pháp” của các tác giả Phạm Hồng
Việt và Phạm Hồng Vinh (2018) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1
(208); bài viết “Quan hệ Việt - Pháp: từ lịch sử đến đối tác chiến lược” của tác
giả Nguyễn Văn Lan (2013) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 11


9

(158). Ngồi ra, cịn một số cơng trình khác cũng nghiên cứu về chủ đề này, như:
cuốn sách Việt - Pháp bang giao sử lược: Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX của
tác giả Phan Khoang do Nxb Khoa học xã hội ấn hành 2017; cuốn sách “Tổ
chức Quốc tế Pháp ngữ và quan hệ với Việt Nam từ 1986 đến nay” của Học viện
Ngoại giao biện tập do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2008; bài viết
“Nhìn lại chặng đường 40 năm quan hệ Việt - Pháp” của tác giả Nguyễn Sinh
Cúc đăng trên Tạp chí Con số và Sự kiện số 8 (2012); bài viết “Ba mươi lăm
năm quan hệ Việt - Pháp” của tác giả Nguyễn Thu Phương đăng trên Tạp chí
Cộng sản số 768 (2008); bài viết “Những điều chưa nói rõ thêm trong lịch sử
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng Hoà Pháp” của tác giả Võ Văn Sung
đặng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 75 (2008); bài “Hợp tác Pháp - Việt
Nam trong thời gian qua và triển vọng” của tác giả Nguyễn Minh Thuấn đăng

trên Tạp chí Kiến thức quốc phịng hiện đại số 8 (2005); bài “Vị trí Việt Nam
trong chính sách châu Á mới của Pháp” của Võ Minh Hùng đăng trên tạp chí
Nghiên cứu châu Âu số 8 (2010); bài “Quan hệ Việt Nam - Pháp: thành tựu và
kinh nghiệp sau hơn 3 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao” của tác giả Dương
Thị Thanh Tình đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 6 (2009); bài “Quan
hệ Việt - Pháp trên lĩnh vực chính trị đối ngoại: Lịch sử và hiện tại” của tác giả
Nguyễn Hoàng Giáp và Nguyễn Văn Lan đăng trên Tạp chí Nghiên cứu châu Âu
số 1 (2001); bài “Mối quan hệ kinh tế Việt - Pháp và nỗ lực nâng quan hệ hai
nước lên tầm cao mới mang tính chiến lược” của tác giả Đồn Tất Thắng đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 11 (2006); cuốn sách Quá trình xâm nhập
của Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX: Nguyên nhân
và hệ quả của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng do Nxb Đại học quốc gia Hà Hội ấn
hành năm 2018; v.v…
1.1.2.2. Về văn hoá đối ngoại Việt - Pháp
Các cơng trình nghiên cứu về các vấn đền liên quan đến VHĐN Việt - Pháp
trong thời gian qua được một số học giả quan tâm, trong đó có một số cơng trình
sau: cuốn sách “Bản sắc văn hóa Việt Nam” do Nxb Văn hố thơng tin ấn hành
năm 1998 và cuốn sách “Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp” do Nxb
Alphabooks và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2018, của tác giả Phan
Ngọc; bài viết “Tiếp biến văn hóa Pháp - Việt: một khơng gian chuyển tiếp…”
của tác giả Trần Thu Hương đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 30, số 2 (2014), tác giả Phạm Minh Sơn


10

(2016) trong cơng trình “Đối ngoại cơng chúng: Mơ hình hoạt động của một
số lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam”; cuốn sách “Những vấn đề lý
luận và lịch sử văn học” của tác giả Hà Minh Đức chủ biên do Nxb Văn học ấn
hành năm 1999; cơng trình “Quan hệ Cộng hịa Pháp - Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam (1993-2008)”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Võ Thị Thu Hà bảo
vệ năm 2012 tại Đại học Sư phạm Hà Nội; bài viết “Việt - Pháp: hướng tới
quan hệ đối tác toàn diện” của tác giả Trần Thị Khánh Hà (2012); cuốn sách
Chính sách đối ngoại của Pháp dưới nền Cộng hòa thứ V của tác giả Dương
Văn Quảng (2003); cơng trình Giao lưu văn hóa Việt - Pháp thời cận đại qua dữ
liệu văn học, nghệ thuật, Đề tài khoa học cơ sở do Nguyễn Thị Kim Loan thực
hiện năm 2014 tại Đại học Văn hóa Hà Nội; cơng trình “Tiếp biến văn hoá Pháp
- Việt trong nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 1884 - 1945”, Luận án tiến sĩ văn
hoá học của tác giả Nguyễn Hoa Mai bảo vệ năm 2019 tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn một số cơng trình khác nghiên cứu về
quan hệ Việt - Pháp trên các lĩnh vực vực khác nhau, như: Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Quốc tế “Giao lưu văn hoá Việt - Pháp: Thành tựu và triển vọng”
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức, do Nxb Đại học Sư phạm xuất bản
năm 2018. Công trình là tập hợp các bài nghiên cứu chuyên sâu về giao lưu
văn hoá Việt - Pháp trên nhiều lĩnh vực như: Giáo dục học - Tâm lý xã hội học
- Công tác xã hội; Văn học - Ngôn ngữ học; Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc
học - Nhân học; Đại lý - Kinh tế - Xã hội; Triết học - Tôn giáo; Nghệ Thuật
học - Kiến trúc đơ thị. Trong đó tiêu biểu một số bài nghiên cứu như: bài viết
“Tiếp biến văn hoá Pháp - Việt trong nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 18841945” của tác giả Nguyễn Hoa Mai; bài viết “Giao lưu văn hoá Pháp - Việt:
tiếp xúc và tiếp biến” của tác giả Lê Nguyên Cần; v.v..;
1.1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục
nghiên cứu trong luận án
1.1.3.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu của các cơng trình được tổng
quan
Nghiên cứu về VHĐN đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên
cứu trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó những cơng trình nghiên cứu
(khảo sát đến thời điểm hiện nay) đã nghiên cứu tương đối toàn diện về những
vấn đề chung liên quan đến đề tài luận án, bước đầu và chủ yếu tiếp cận VHĐN
từ góc độ ngoại giao học (hay chính trị học); các tác giả đều cho rằng NGVH hay



11

VHĐN là một phần, một bộ phận của chính sách ngoại giao để nâng cao hình
ảnh đất nước, con người của quốc gia đối với bạn bè quốc tế, từ đó tăng cường
“sức mạnh mềm” trên trường quốc tế, góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia,
quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc và góp phần nâng cao hiệu quả ngoại giao
về kinh tế, chính trị, quân sự. Các cơng trình đã nêu kinh nghiệm một số nước
trên thế giới và thực tiễn Việt Nam trong thực hiện chính sách VHĐN. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu này khơng xuất phát từ góc nhìn
văn hố học, vì thế vẫn cịn bỏ ngỏ những nội dung chưa được giải quyết: Một
là, nội hàm của khái niệm VHĐN cịn chưa được tường minh dưới góc nhìn của
chun ngành văn hoá học; chưa phân biệt rõ ràng giữa khái niệm VHĐN, văn
hoá ngoại giao, ngoại giao văn hoá; Hai là, các cơng trình nghiên cứu chưa đi
sâu vào nghiên cứu VHĐN trong quan hệ ngoại giao song phương hoặc đa
phương, đặc biệt là chưa nghiên cứu rõ ngoại giao giữa Việt Nam với một quốc
gia cụ thể, như Pháp chẳng hạn; Ba là, các cơng trình nghiên cứu chưa đi sâu
nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp một cách toàn diện từ
khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước (từ 1986 đến nay),
đặc biệt chưa có cơng trình nghiên cứu toàn diện về VHĐN của Việt Nam trong
quan hệ ngoại giao với Pháp từ 1989 đến nay.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của luận án “Văn hóa đối ngoại của Việt Nam
trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay” hồn tồn mới, khơng trùng
lặp với bất cứ cơng trình nào hiện nay.
1.1.3.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Luận án này cần phải giải quyết các nội dung sau: (1) Để nghiên cứu đề tài
cần làm rõ nội hàm khái niệm VHĐN được luận án sử dụng và phân biệt rõ
khái niệm VHĐN với VHNG, NGVH; từ đó chỉ ra cấu trúc, đặc điểm và vai
trò của VHĐN; (2) Làm rõ bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến văn
hoá đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay; (3)

Nhận diện thực trạng VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn từ
1989 đến nay; (4) Vai trò của VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai
đoạn 1989 đến nay, xu hướng vận động, các vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm
phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp hiện nay.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Đối ngoại và ngoại giao


12

* Đối ngoại
Đối ngoại được hiểu là sự ứng xử của một quốc gia trên trường quốc tế
trong quan hệ với các chủ thể bên ngoài nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc,
bao gồm có hoặc khơng có quan hệ ngoại giao, hợp tác hoặc bất hợp tác và
thậm chí chống đối với bên ngồi.
* Ngoại giao
Ngoại giao được hiểu là “hoạt động của các cơ quan làm cơng tác đối
ngoại và các đại diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của nhà nước, bảo
vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới,
góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung bằng con đường đàm phán và các
hình thức hồ bình khác”.
* Mối quan hệ giữa đối ngoại và ngoại giao
Đối ngoại là hoạt động ứng đối nhằm bảo vệ sự tồn vong của mình ở mọi
quốc gia có chủ quyền đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ hay tổ chức quốc
tế. Đối ngoại là đường hướng chủ đạo quy định hoạt động ngoại giao diễn ra
trong thực tế. (thông qua các hoạt động ngoại giao cụ thể như: ngoại giao
chính trị, ngoại giao, kinh tế, ngoại giao văn hoá, v.v…). Ngược lại, các hoạt
động ngoại giao sẽ kiểm chứng lại đường lối đối ngoại của quốc gia đã phù
hợp hay chưa phù hợp, cần phải điều chỉnh hay thay đổi, v.v.., qua đó bảo vệ

quyền lợi, chủ quyền quốc gia trong quan hệ với bên ngồi.
1.2.1.2. Văn hố đối ngoại, văn hố ngoại giao và ngoại giao văn hố
* Văn hố đối ngoại
Văn hóa đối ngoại được hiểu là là bộ phận của văn hố của quốc gia có chủ
quyền trong quan hệ tương tác văn hoá với quốc gia khác bằng những hoạt động
giao lưu-tiếp xúc, hợp tác, trao đổi, quảng bá và mua bán sản phẩm, dịch vụ văn
hoá nhằm phát huy, phát triển văn hố, kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia
mình.
* Văn hố ngoại giao (VHNG)
Văn hóa ngoại giao thể hiện trình độ, năng lực, kỹ năng và nghệ thuật của
nhà ngoại giao, đây cũng là cách thức, phương thức, phong cách ngoại giao
của một quốc gia.
* Ngoại giao văn hố (NGVH)
Ngoại giao văn hóa là việc sử dụng, vận dụng các yếu tố văn hoá trong
quan hệ đối ngoại nhằm đạt được lợi ích của một chủ thể quan hệ quốc tế: lợi ích


13

về kinh tế, chính trị, vị thế, uy tín, ảnh hưởng văn hoá đến các chủ thể khác
khẳng định các giá trị văn hố dân tộc, lợi ích trong giao lưu tìm hiểu, tiếp thu
tinh hoa văn hố dân tộc khác, gắn kết các hoạt động ngoại giao, tạo môi trường
hiểu biết lẫn nhau thuận lợi cho quan hệ quốc tế, xây dựng hình ảnh quốc gia
trong lịng nhân dân thế giới.
1.2.2. Đặc điểm, nội dung và vai trò của văn hoá đối ngoại
1.2.2.1. Đặc điểm của văn hoá đối ngoại
Thứ nhất, VHĐN là bộ phận của văn hoá quốc gia.
Thứ hai, VHĐN có mối quan hệ chặt chẽ với NGVH và VHNG.
Thứ ba, VHĐN diễn ra theo hai chiều.
1.2.2.2. Nội dung của văn hoá đối ngoại

Cơ cấu của VHĐN được chia như sau: (1) Giao lưu - tiếp xúc, giới thiệu,
quảng bá văn hố (hay giao thiệp văn hóa); (2) Hợp tác văn hoá; (3) Trao đổi các
sản phẩm và dịch vụ văn hố.
1.2.2.3. Vai trị của văn hố đối ngoại
Từ nội dung của VHĐN cho thấy, VHĐN có những vai trò sau: Thứ nhất,
vai trò của VHĐN đối với sự phát triển văn hoá của các quốc gia; Thứ hai, vai
trị của VHĐN đối với chính sách đối ngoại của quốc gia.
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3.1. Lý thuyết giao lưu - tiếp xúc và hội nhập văn hóa
* Khái quát về lý thuyết giao lưu - tiếp xúc và hội nhập văn hoá.
* Vận dụng lý thuyết giao lưu, tiếp biến và hội nhập văn hoá trong nghiên
cứu đề tài luận án.
1.3.2. Thuyết sức mạnh mềm
* Khái quát lý thuyết sức mạnh mềm
* Vận dụng lý thuyết sức mạnh mềm trong nghiên cứu đề tài luận án
CHƯƠNG 2
BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG
QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY
2.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ
2.1.1. Tồn cầu hố và tồn cầu hố văn hố
Trong quá trình TCH này, mối quan hệ Việt - Pháp trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt trong lĩnh vực văn hoá chịu tác động nhất định trên cả hai phương diện


14

thuận chiều và nghịch chiều, cho nên chính phủ hai nước đã nắm bắt thời cơ, hạn
chế thách thức trong bối cảnh TCH để củng cố và phát triển quan hệ Việt - Pháp
phù hợp với tiềm năng, nhu cầu và nguyện vọng của dân tộc hai nước.
2.1.2. Xu thế hồ bình, ổn định và hợp tác quốc tế

Hồ bình, ổn định và hợp tác phát triển là xu thế chủ đạo, quan trọng trong
phát triển quan hệ ngoại giao hiện nay, đồng thời đây đã trở thành chính sách đối
ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc
tế, thơng qua đó, quan hệ Việt Nam và Pháp có điều kiện phát triển lên tầm cao
mới.
2.1.3. Xu thế phát huy “sức mạnh mềm” của các quốc gia
Sức mạnh mềm (soft power) là một nội dung quan trọng trong chính sách
đối ngoại hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành một xu hướng
chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay.
2.1.4. Vị thế chính trị - ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế
sau năm 1975
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
đã tạo thế và lực mới cho Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam những năm
sau khi thống nhất đất nước gặp vơ cùng khó khăn về phát triển KT-XH, an ninh
quốc phòng, đối ngoại, nhưng Việt Nam đã triển khai thực hiện chính sách đối
ngoại đa phương và đa dạng mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ từ
nhiều nguồn để tăng cường thế và lực cho đất nước nhằm giải quyết hàng loạt
vấn đề an ninh, chính trị, quốc phịng, kinh tế, xã hội, đặc biệt là từng bước và đi
đến phá vỡ thể bị cô lập, bị bao vây cấm vận. Những kết quả đạt được đó đã tạo
nền móng cho Việt Nam độc lập, thống nhất thực hiện đường lối đối ngoại song
phương, đa phương với các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế,
đặc biệt là các quốc gia phương Tây.
2.2. QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM VÀ PHÁP
2.2.1. Quan hệ Việt Nam và Pháp trong lịch sử
Quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp có lịch sử lâu đời từ cách đây hơn
300 năm và trải qua nhiều năm tháng thăng trầm. Với sự kết thúc của chiến
tranh lạnh, môi trường khu vực Đông Nam Á đã hồ bình trở lại, ASEAN lúc
này đã là một nhân tố chủ chốt duy trì hồ bình, ổn định và hợp tác ở khu vực
Đông Nam Á, Châu Á và vị thế của Việt Nam chính là nhân tố mà Pháp phải
coi trọng khi muốn tăng cường ảnh hưởng của mình trong khối ASEAN.



15

Chính vì vậy, Pháp chủ trương là đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam với mong
muốn phục vụ cho lợi ích chính trị của mình, muốn Việt Nam trở thành một
nhân tố quan trọng trong chính sách tập hợp lực lượng chính trị của Pháp ở
Đơng Nam Á, nhất là trong bối cảnh thế giới đang vận động để định hình cho
một trật tự mới “đa cực, đa trung tâm”.
2.2.2. Quan hệ Việt - Pháp từ 1989 đến nay
Giai đoạn 1989 đến nay, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước có
ý nghĩa then chốt, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh
vực, đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đi vào thực chất. Việt Nam
coi Pháp cũng là quốc gia số một trong quan hệ với các nước EU nói riêng và
châu Âu nói chung và Pháp cũng ln coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính
sách của Pháp đối với Châu Á. Pháp luôn đánh giá Việt Nam có vai trị và vị trí
quan trọng trong ASEAN và Đơng Nam Á, có đóng góp lớn vào việc nâng cao
hình ảnh và củng cố vị trí của ASEAN và ln đảm đương tốt nhiệm vụ của
mình trong tổ chức. Vì thế, quan hệ Việt-Pháp trong tương lai sẽ sâu sắc hơn, từ
khía cạnh chiến lược tổng thể đến lợi ích cụ thể về kinh tế, xã hội và văn hố.
2.3. QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.1. Cơ sở thực tiễn của quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách
đối ngoại của Nhà nước Việt Nam
2.3.1.1. Nhu cầu phát triển các dân tộc Việt Nam
* Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Trước yêu cầu phát triển KT-XH ở Việt Nam hiện nay, công tác đối ngoại
phải tiếp tục tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam, những tiềm năng của đất nước, mơi trường chính trị, xã hội, pháp lý ổn
định, thuận lợi, để tạo dựng niềm tin, sức hấp dẫn đối với các đối tác nước ngồi,

từ đó, thu hút nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, hợp tác, phát triển tại
Việt Nam.
* Nhu cầu phát triển văn hoá, con người
Trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay, văn hóa dân tộc đã và đang trở
thành một nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng, là “sức mạnh mềm” của đất
nước; văn hóa khơng chỉ đồng hành cùng dân tộc, hòa nhịp với sự phát triển
chung của dân tộc mà trên nhiều phương diện còn giữ vai trò tiên phong, thúc
đẩy sự phát triển của đất nước.


16

2.3.1.2. Truyền thống văn hố tốt đẹp trong chính sách đối ngoại Việt Nam
* Truyền thống hồ bình, hữu nghị, thân thiện
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc lên dân
tộc Việt Nam những truyền thống tốt đẹp, trong đó có truyền thống trong chính
sách đối ngoại.
* Truyền thống cởi mở tiếp thu, tiếp biến và tôn trọng các giá trị của các
nền văn hố khác
Dân tộc Việt Nam ln thể hiện tinh thần hiếu học, sáng tạo luôn mong
muốn được học hỏi, tiếp thu cái mới. trong lịch sử xây dựng đất nước, dân tộc
Việt Nam luôn cởi mở, không đố kỵ với dân tộc khác mà thay vào đó là sự tơn
trọng, tiếp nhận có chuyển biến các giá trị của các nền văn hoá khác cho phù
vời với thực tiễn của dân tộc mình.
2.3.2. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
2.3.2.1. Đối với các nước trên thế giới
Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và
đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển
quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị,
kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc

cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
2.3.2.2. Đối với nước Pháp
Thực tiễn quan hệ giữa Việt Nam và Pháp đã làm sáng tỏ chủ trương, đường
lối đối ngoại của Đảng và chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam “là bạn,
là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, hiểu biết,
tin cậy lẫn nhau, khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù dân tộc, cùng hợp tác, hữu
nghị, tăng cường thúc đẩy mỗi quan hệ này lên tầm cao mới vì lợi ích của cả hai
dân tộc và hồ bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY
3.1. HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG
QUAN HỆ VỚI PHÁP


17

3.1.1. Khái quát các hoạt động văn hoá đối ngoại của Việt Nam trong
quan hệ với Pháp
3.1.1.1. Hoạt động giao lưu, tiếp xúc văn hoá, giới thiệu, quảng bá văn
hoá Việt Nam và Pháp
Thứ nhất, hoạt động giao lưu, tiếp xúc văn hoá Việt Nam và Pháp.
Một là, hoạt động giao lưu, tiếp xúc văn hoá Việt Nam và Pháp từ năm 1989
đến nay được phục hồi, từng bước cải thiện.
Hai là, dựa trên nền tảng ngôn ngữ Pháp, hoạt động giao lưu, tiếp xúc văn
hoá Việt Nam và Pháptừng bước phát triển theo chiều sâu nhằm đáp ứng mong
muốn tiếp tục phát triển văn hóa Việt Nam tại Pháp cũng như văn hóa Pháp tại
Việt Nam.
Ba là, Chính phủ Pháp dành ưu tiên hỗ trợ cho chính sách hội nhập văn hóa
của Việt Nam với phương châm “tơn trọng sự đa dạng văn hố Việt Nam”, từ đó

tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa hai nền văn hoá, giữa hai dân tộc
Việt – Pháp.
Thứ hai, hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam và Pháp.
Một là, từ năm 1989, quan hệ Việt - Pháp được cải thiện trở lại, hoạt động
giới thiệu quảng bá văn hoá Việt Nam với Pháp được triển khai, các thiết chế văn
hoá Việt Nam trên đất nước Pháp được thiết lập, tạo điều kiện để triển khai các
hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam trên đất nước Pháp.
Hai là, Việt Nam đã cử các đoàn tham gia tích cực tại các liên hoan nghệ
thuật quốc tế tổ chức tại Pháp.
3.1.1.2. Hoạt động hợp tác văn hoá Việt Nam và Pháp
Thứ nhất, hoạt động hợp tác sáng tạo nghệ thuật.
Một là, các hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống của Việt Nam được
giới thiệu một cách cơ bản tại Pháp, nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng được
biểu diễn ở Pháp.
Hai là, thông qua hoạt động hợp tác sáng tạo nghệ thuật, Việt Nam đã
tranh thủ sự sự ủng hộ cả vật chất và chuyên môn của Pháp để phát triển một số
lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
Ba là, Việt Nam và Pháp tiếp tục duy trì đa dạng văn hố thơng qua hoạt
động khuyến khích sáng tạo đương đại và phát huy di sản của Việt Nam.
Thứ hai, hoạt động hợp tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá.


18

Việt Nam đã tích cực hợp tác với Pháp trong việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
Nhìn chung, các hoạt động hợp tác văn hoá Việt Nam và Pháp được chú
trọng trong thời gian qua, các cơ quan chức năng và giới văn nghệ sĩ của cả hai
nước tăng cường các hoạt động hợp tác văn hoá, nhiều dự án văn hoá đã được
triển khai nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt Nam và Pháp.

3.1.1.3. Hoạt động trao đổi các sản phẩm và dịch vụ văn hoá Việt Nam
và Pháp
Hoạt động trao đổi các sản phẩm và dịch vụ văn hoá Việt Nam và Pháp
được khởi động trở lại từ khi Việt Nam và Pháp bình thường hố quan hệ ngoại
giao, đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động này tiếp tục phát huy những
giá trị văn hoá Pháp đã từng tồn tại ở Việt Nam. Nhưng quá trình tiếp thu này
dựa trên yếu tố chắt lọc khắt khe sẽ tạo nên những giá trị văn hố thực sự, vì vậy,
cốt tuý dân tộc Việt Nam vẫn lắng đọng trong tâm thức và nếp sống của mỗi
người dân Việt Nam.
3.1.2. Vai trị hoạt động văn hố đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ
với Pháp với các lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam
3.1.2.1. Đối với sự phát triển văn hoá dân tộc và phát triển con người Việt Nam

Thứ nhất, đối với sự phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam.
- Góp phần quảng bá văn hố Việt Nam ra thế giới.
- Góp phần nâng cao năng lực, trình độ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.
- Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng đa dạng của người dân Việt Nam.
Thứ hai, đối với sự phát triển con người Việt Nam.
Hoạt động VHĐN của Việt Nam với Pháp có tác động rất lớn đối với việc
thúc đẩy hợp tác Việt - Pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khơng chỉ phong
phú và năng động mà cịn đáp ứng được những nhu cầu thiết thực nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Sự mến mộ văn hoá pháp, ngôn ngữ pháp
đã thúc đẩy nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam lựa chọn các trường học ở Pháp
để học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức chuyên ngành, đồng thời nâng
cao khả năng hiểu biết về văn hoá Pháp, cũng như trở thành những đại sứ để thúc
đẩy hoạt động giao lưu, quảng bá văn hoá Việt Nam đến với Pháp và châu Âu.
3.1.2.2. Đối với chính trị - ngoại giao, kinh tế, xã hội Việt Nam
Thứ nhất, đối với chính trị - ngoại giao Việt Nam.
- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, củng cố quan hệ hữu nghị.



19

- Tăng thêm sự ủng hộ và trách nhiệm của Pháp với Việt Nam.
Thứ hai, đối với kinh tế Việt Nam.
Một là, về quan hệ thương mại. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn
thứ năm của Việt Nam (sau Đức, Anh, Hà Lan, Ý).
Hai là, đối với sự đầu tư. Đầu tư trực tiếp của Pháp có mặt tại Việt Nam từ
năm 1988. Pháp đứng thứ hai ở châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ 15/92 quốc
gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chất lượng cũng như tính bền vững từ
các khoản đầu tư của Pháp vào Việt Nam đã giúp Pháp trở thành một trong
những đối tác thân thiết nhất của Việt Nam.
Ba là, đối với hỗ trợ, tài trợ. Bên cạnh sự ủng hộ viện trợ đối với Việt Nam,
thời gian này Pháp cũng tích cực giải quyết vấn đề nợ nần với các nước và các tổ
chức cho Việt Nam.
Thứ ba, đối với phát triển xã hội Việt Nam.
Thông qua các hoạt động VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp thời
gian qua đã góp phần tích cực vào phát triển các khía cạnh của đời sống xã hội,
tiêu biểu như: lĩnh vực học thuật và pháp lý; lĩnh vực du lịch; lĩnh vực y tế; v.v..
3.2. NHẬN XÉT CHUNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY
3.2.1. Những thành tựu
Thứ nhất, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ năm 1989 đến
nay đã có sự phát triển vượt bậc so với VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với
Pháp trong giai đoạn trước đó.
Thứ hai, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp đã góp phần đưa
quan hệ văn hoá Việt - Pháp trở thành một phần quan trọng trong quan hệ đối
ngoại giữa Việt Nam và Pháp.
Thứ ba, Pháp tích cực hỗ trợ đắc lực, hiệu quả trong giao lưu, quảng bá và
phát triển văn hoá Việt Nam ở Pháp và văn hoá Pháp ở Việt Nam.

Thứ tư, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp đã góp phần xây dựng
hình ảnh Việt Nam tốt đẹp trên trường quốc tế, thơng qua đó, Việt Nam tăng
cường mối quan hệ hợp tác toàn diện với EU nhất là trên lĩnh vực kinh tế,
thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ.
Thứ năm, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp đã thúc đẩy phát
triển quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp lên tầm cao mới, đó là quan hệ
đối tác chiến lược từ năm 2013.


20

Những kết quả đạt được đã minh chứng rõ nét cho những thành tựu trong
VHĐN của Việt Nam đối với Pháp trong thời gian vừa qua. Từ đó hai quốc gia
có rất nhiều điểm thăng trầm trong lịch sử - một lịch sử “đau thương” của hai
dân tộc, nhưng Việt Nam và Pháp đã vượt lên trên những trang lịch sử đó để
cùng nhau khép lại “quá khứ buồn”, hướng đến tương lai tốt đẹp của cả hai quốc
gia dân tộc, cùng hữu nghị hợp tác, vì lợi ích của cả hai đất nước, vì sự phồn
vinh của cả hai dân tộc và vì sự hồ bình, ổn định, phát triển của khu vực và trên
thế giới. Đây cũng chính là triết lý VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
hơn 30 năm qua và tiếp tục được duy trì, phát triển trong những năm tiếp theo.
3.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, hoạt động VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp chưa tương
xứng với tiềm năng của mối quan hệ Việt Nam và Pháp.
Thứ hai, hoạt động VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp chưa tương
xứng với mong muốn, kỳ vọng của nhân dân và Chính phủ hai nước.
Thứ ba, hoạt động VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp thiếu một
chiến lược dài hạn và chưa được bảo đảm bằng nguồn lực ổn định, bền vững.
CHƯƠNG 4
VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP: XU
HƯỚNG VẬN ĐỘNG, CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP HIỆN NAY

4.1. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI HIỆN NAY

4.1.1. Xu hướng vận động của văn hoá đối ngoại các nước trên thế
giới và Pháp
4.1.1.1. Xu thế vận động chung của văn hoá đối ngoại các nước trên thế
giới
Mặc dù thế giới ngày nay vẫn đang đan xen giữa ổn định, hợp tác với đấu
tranh, đối đầu, tiềm ẩn những “nguy cơ” bất ổn cao, tuy nhiên, xu thế vận động
của các nước trên thế giới hiện nay, tập trung vào các xu hướng chính sau: Thứ
nhất, các nước tiếp tục hợp tác mạnh mẽ, sâu rộng; Thứ hai, xu hướng đa
phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ đối ngoại của các nước trên thế giới vẫn
chiếm ưu thế trong quan hệ đối ngoại giữa các nước; Thứ ba, gia tăng sức mạnh
mềm trong quan hệ đối ngoại là xu hướng hữu hiệu được nhiều quốc trên thế
giới áp dụng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v..
4.1.1.2. Xu thế vận động của văn hoá đối ngoại Pháp


21

Thứ nhất, Pháp coi trọng chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, trong đó có Việt Nam với vai trị tích cực tại Đơng Nam Á, qua đó có thể
giúp Pháp duy trì, tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này trong bối cảnh các
cường quốc khác như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, v.v.. đang tăng
cường cạnh tranh và sự ảnh hưởng ở nơi đây. Vì vậy, Pháp tăng cường thực hiện
tích cực Thoả thuận đối tác chiến lược với Việt Nam.
Thứ hai, những kết quả đạt được trong xây dựng VHĐN của Việt Nam với
Pháp đã và đang thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Pháp lên tầng cao mới.
Thứ ba, Pháp có đủ điều kiện, nội lực, sức mạnh trên nhiều lĩnh vực để thúc
đẩy quan hệ với Việt Nam, nhất là các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học cơng nghệ, v.v. Trong khi đó, nhu cầu thúc đẩy giao lưu, hợp tác với Việt Nam
và các nước Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Pháp ngày một tăng

lên.
Thứ tư, trong bối cảnh hợp tác song phương và đa phương của Việt Nam với
EU và các nước trong EU đã và đang được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt từ khi
Việt Nam ký kết Hiệp định EVFTA, Hiệp định CPTPP, Cộng đồng ASEAN
được thành lập từ cuối năm 2015, v.v.. đã trở thành những yếu tố thúc đẩy mạnh
mẽ chính sách “hướng đơng” của Pháp, đặc biệt trong đó coi trọng hợp tác với
Việt Nam.
4.1.2. Định hướng văn hoá đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới
Trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt
Nam tiếp tục thực hiện chính sách phát triển VHĐN tự chủ, độc lập, đa phương
hoá, đa dạng hoá, phát huy tối đa các giá trị về văn hoá, con người Việt Nam, kết
hợp chặt chẽ với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, gia tăng tiềm lực an ninh
quốc phòng nhằm nâng cao uy tín, vị thế trên trường quốc tế và sự phát triển bền
vững của đất nước. Trước bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức
tạp, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định “Mở rộng và nâng cao hiệu quả
ngoại giao văn hố, đóng góp thiết thực vào quảng bá hình ảnh, thương hiệu
quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.
4.1.3. Xu hướng văn hoá đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với
Pháp
Thứ nhất, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp tiếp tục phát triển
mạnh mẽ nhằm đóng góp mạnh mẽ vào xây dựng nền văn hố Việt Nam tiên


22

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời thúc đẩy q trình giới thiệu, quảng bá
văn hố, đất nước, con người Việt Nam trên đất nước Pháp và châu Âu.
Thứ hai, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp tiếp tục phát triển
mạnh mẽ trong những năm tiếp theo, đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt
Nam và Pháp đi vào thực chất và chiều sâu, tạo nền tảng để phát triển quan hệ

Việt Nam và Pháp lên tầm cao mới.
4.2. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP
4.2.1. Những vấn đề đặt ra
Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp trong thời gian qua
đã đạt được những kết quả đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết nhằm
tiếp tục phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ Pháp trong thời gian tới,
đó là: Thứ nhất, các hoạt động VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp cịn
nhiều hạn chế; Thứ hai, cơng tác tổ chức, triển khai các hoạt động VHĐN của
Việt Nam trong quan hệ với Pháp còn nhiều bất cập; Thứ ba, các hoạt động
VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp chưa tương xứng với tiềm năng
văn hoá của hai nước, đặc biệt những di sản văn hoá được hai nước xây dựng
trong quá khứ chưa được quan tâm đúng mức, chưa được phát huy đầy đủ;
Thứ tư, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp chưa có chiến lược phát
triển rõ ràng và tương xứng với tiềm năng.
4.2.2. Những giải pháp phát triển văn hoá đối ngoại của Việt Nam trong
quan hệ với Pháp hiện nay
Để giải quyết những vấn đề đặt ra ở trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần
phải nỗ lực thực hiện đồng bộ những nội dung sau:
4.2.2.1. Nâng cao nhận thức tại Việt Nam về phát triển văn hoá đối ngoại
của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
Để tiếp tục phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp hiện
nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức nhà nước và nhân dân, đặc biệt là
cộng đồng doanh nghiệp, du học sinh Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam
tại Pháp cần phải nâng cao nhận thức về VHĐN của Việt Nam trong quan hệ
với Pháp, cũng như vai trò của VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
đối với xây dựng, phát triển KT-XH Việt Nam hiện nay, trong đó cần tập trung
vào các nội dung sau: Thứ nhất, cần phải thống nhất nội hàm khái niệm
VHĐN và NGVH phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của thời



23

đại; Thứ hai, các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp tiếp tục cụ thể hố
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về VHĐN ở Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ tuyên giáo, cán bộ làm công tác
ngoại giao và chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến các nội dung về VHĐN nói chung và VHĐN của Việt
Nam với Pháp; Thứ tư, tiếp tục nhận thức rõ ràng, đúng đắn về tầm quan trọng
của VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp;
4.2.2.2. Tiếp tục phát huy những lợi thế các hoạt động văn hoá đối ngoại
của Việt Nam với Pháp
Những kết quả đạt được trong VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
giai đoạn 1989 đến nay cần tiếp tục được phát huý sâu rộng, trong đó phát huy
tích cực vai trị các hoạt động này đối với các khía cạnh phát triển KT-XH của
Việt Nam trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, tạo điều kiện để Pháp thể hiện
tiếng nói, tầm ảnh hưởng tại Việt Nam và trong khu vực thông qua các hoạt động
VHĐN; Thứ hai, thúc đẩy quan hệ song phương, tranh thủ hợp tác tồn diện với
Pháp trên lĩnh vực văn hố, từ đó “lan toả” sang các lĩnh vực khác như: chính trị
- ngoại giao; kinh tế, đầu tư, thương mại; giáo dục, y tế; Thứ ba, Việt Nam tiếp
tục tranh thủ các yếu tố thuận lợi khác để phát triển mối quan hệ Việt - Pháp toàn
diện, sâu rộng, đi vào thực chất.
4.2.2.3. Nỗ lực khắc phục những hạn chế về các hoạt động văn hoá đối
ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
Để phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn tiếp
theo, chúng ta phải tập trung vào khắc phục những hạn chế sau: Thứ nhất, Việt
Nam tiếp tục khắc phục những hạn chế về nội lực; Thứ hai, tăng cường đối thoại,
cung cấp thơng tin về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, đất nước, con người Việt
Nam kịp thời cho các đối tác Pháp; Thứ ba, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển
cơng nghiệp văn hố, nhằm tiếp tục phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của

Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt thâm nhập mạnh mẽ và triển khai mạnh
mẽ các hoạt động văn hoá trên đất nước Pháp.
4.2.2.4. Tăng cường công tác tổng kết, nghiên cứu, xây dựng các đề án và
đảm bảo các nguồn lực để cụ thể hoá chiến lược phát triển văn hoá đối ngoại
của Việt Nam trong quan hệ với Pháp
Nhằm thúc đẩy phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp thời
gian tới, Chính phủ Việt Nam cần chú trọng công tác tổng kết, nghiên cứu và xây


24

dựng các đề án cụ thể hoá chiến lược phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan
hệ với Pháp, cụ thể như sau: Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam định kỳ 05 năm tiến
hành sơ kết và 10 năm tiến hành tổng kết hoạt động VHĐN của Việt Nam trong
quan hệ với Pháp; Thứ hai, xây dựng các đề án cụ thể hoá chiến lược phát triển
VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp, trong đó chủ trọng xây dựng và
quảng bá hình ảnh Việt Nam đối với Chính phủ và Nhân dân Pháp nhằm nâng
cao vị thế đất nước, tăng cường thu hút các nguồn đầu tư, hỗ trợ từ Pháp nhằm
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; Thứ ba,
đảm bảo nhân lực, tài lực phục vụ cho các hoạt động VHĐN của Việt Nam trong
hệ với Pháp.
KẾT LUẬN
1. Văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa
quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trị tích cực trong việc
nâng cao vị thế của đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc
tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước. VHĐN
Việt Nam là nền VHĐN hịa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển, tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng. Phát triển VHĐN Việt Nam là
sự nghiệp toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản
lý của Nhà nước, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về

cơ chế, chính sách và xây dựng thơng điệp hình ảnh quốc gia.
2. Việt Nam và Pháp có mối giao lưu văn hoá lâu đời, từ khi Việt Nam và
Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, mối quan hệ giữa Việt Nam và
Pháp ngày một khởi sắc, đặc biệt từ năm 1989 đế nay. Từ năm 1989, quan hệ
Việt Nam và Pháp được cải thiện trở lại, từ đó đến nay, giao lưu, quảng bá, hợp
tác văn hoá giữa hai nước ngày càng phát triển. Những hoạt động VHĐN đã
giúp hai quốc gia hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù
dân tộc để cùng hướng đến tương lai hợp tác và cùng phát triển. Việc hai quốc
gia đã nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược vào năm 2013 là minh
chứng rõ nét cho việc Việt Nam và Pháp thúc đẩy quan hệ đối ngoại trên tinh
thần hợp tác, hữu nghị, đơi bên cùng có lợi và tăng cường thúc đẩy mỗi quan hệ
này lên tầm cao mới vì lợi ích của hai quốc gia dân tộc và hồ bình, thịnh vượng
chung của hai nước.
3. Trong phát triển VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ năm
1989 đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đó là: (i) Quan hệ văn hoá


25

Việt - Pháp ngày càng phát triển; chính phủ Pháp dành ưu tiên hỗ trợ cho chính
sách hội nhập văn hóa của Việt Nam với phương châm khẳng định, tơn trọng sự
đa dạng văn hoá Việt Nam. Những kết quả đạt được này ngày càng đóng góp to
lớn vào sự phát triển quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Pháp nói chung và văn
hố đối ngoại Việt Nam trong quan hệ với Việt - Pháp nói riêng. Việt Nam và
Pháp đã tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu, tiếp xúc văn hố, nghệ thuật,
thơng qua đó nhằm tăng cường sự hiểu biết về giá trị bản sắc văn hố dân tộc của
mỗi quốc gia, từ đó, góp phần to lớn trong việc xây dựng nền văn hoá nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc của Việt Nam; (ii) Hoạt động giới
thiệu, quả bá hình ảnh đất nước, con người và những bản sắc văn hoá của quốc
gia dân tộc Việt Nam với Pháp không chỉ giúp cho hai quốc gia hiểu biết sâu sắc

hơn về đất nước, con người mỗi quốc gia mình mà cịn quảng bá với thế giới về
hình ảnh, đất nước con người Việt Nam và Pháp. Những hoạt động này đã giúp
cho hai nước xây dựng và nâng quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực lên tầm cao
mới; (iii) Hoạt động hỗ trợ, viện trợ của Pháp trong giai đoạn 1989 đến nay diễn
ra hết sức sôi động, đa dạng và phong phú, có những đóng góp to lớn cho việc
xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như góp phần tạo dựng một nền móng vững chắc
cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; v.v..
4. Thông qua các hoạt động VHĐN, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp ngày
một phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích trong hợp tác song phương giữa
hai nước nhiều lĩnh vực, tuy vậy, những kết đạt được đó chưa thực sự tương
xứng với vị thế của mỗi quốc gia trong khu vực và trên thế giới và những tiềm
năng của mỗi nước. Trong thời gian tới, VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với
Pháp tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo, đưa quan hệ giữa Việt Nam
và Pháp đi vào thực chất và chiều sâu. Muốn vậy, cả hai quốc gia cần phải nỗ
lực, tích cực hơn nữa, đặc biệt, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách cơ chế, chính
sách; phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học,
công nghệ trong các hoạt động VHĐN.
5. Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp trong thời gian
qua đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết nhằm tiếp tục phát triển VHĐN
của Việt Nam trong quan hệ Pháp trong thời gian tới, đó là: (i) các hoạt động
VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp cịn nhiều hạn chế, số lượng các
chương trình giới thiệu, quảng bá, giao lưu Việt Nam tại Pháp chủ động tổ chức
hàng năm ở nước ngồi cịn hạn chế do ngân sách eo hẹp, vì thế khi tổ chức các


×