Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.doc.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.29 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục và tăng cường công cuộc Đổi
mới kinh tế trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được những thành tựu quan trọng
về phát triển kinh tế. Tuy giành lại được độc lập từ ngày 2/9/1945, nhưng
Việt Nam phải trải qua 30 năm kháng chiến, đến năm 1975 đất nước mới
hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá
thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề cùng với những thiếu sót, sai lầm
trong chỉ đạo kinh tế, duy trì quá lâu cơ chế tập trung bao cấp nên đến năm
1985 kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra
vào tháng 12/1986 đã đưa ra đường lối Đổi mới trong đó đổi mới kinh tế là
trọng tâm mà nội dung chủ yếu là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó, tháng 6/1991, Đại hội VII của
Đảng đã tiến hành đánh giá thành quả Đổi mới và tiếp tục thực hiện đường
lối Đổi mới, đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế lớn của thế giới
là đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế để tạo thêm thế mạnh, tranh
thủ thêm vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế quốc dân.
Tiếp tục phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, Đại hội Đảng
lần thứ IX (tháng 4/2001) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2001-2010 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là
bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng
cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển.”
Qua hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, nhưng nước ta vẫn là một nước
1
nghèo, kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội còn thấp nhưng có nhiều tiềm năng chưa được khai


thác, để đảm bảo xây dựng đất nước theo đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa thì phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học công
nghệ với bên ngoài là một yêu cầu cấp bách. Chúng ta phải mở rộng và
nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại tạo chỗ đứng trên trường quốc tế.
Qua việc tham khảo tài liệu cùng các kiến thức đã được học, tôi đã
chọn đề tài : “ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.”
2
NỘI DUNG
I. Những vấn đề cơ bản về kinh tế đối ngoại
I.1. Tính tất yếu mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ở
nước ta hiện nay
I.1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc
tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của
một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ
chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình
thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động quốc tế.
Nội dung của lĩnh vực kinh tế đối ngoại rất rộng bao gồm:
- Lĩnh vực ngoại thương: đó là quan hệ mua bán hàng hoá với các
quốc gia khác trên thế giới bao gồm hàng hoà vô hình và hữu hình.
- Lĩnh vực dịch vụ quốc tế như : du lịch quốc tế, giao thông vận tải
quốc tế, dịch vụ bảo hiểm quốc tế, dịch vụ xây dựng quốc tế v.v..
- Lĩnh vực đầu tư quốc tế: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng
quốc tế.
- Lĩnh vực tài chính: vay nợ, thanh toán quốc tế.
- Lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quốc tế và nhiều lĩnh vực
kinh tế khác.
Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội rất

riêng biệt. Cho nên, để phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại có lợi
nhất, trong từng thời ký: tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế trong và ngoài
nước mà hoạch định chính sách đối ngoại khác nhau, không nên sao
chép máy móc mô hình phát triển kinh tế đối ngoại của các quốc gia
khác, mà phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tốt trong phát triển kinh
3
tế đối ngoại của họ để áp dụng trong chính sách đối ngoại của quốc gia
mình.
I.1.2.Tính tất yếu khách quan phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế
đối ngoại
I.1.2.1. Vai trò của kinh tế đối ngoại
Có thể khái quát vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại qua các mặt sau
đây:
- Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và
trao đổi quốc tế; nối liền thị trường trong nước với thị truong thế giới
và khu vực.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp
(FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ
quốc tế (ODA); thu hút kkhoa học, kỹ thuật, công nghệ; khai thác và
ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện
đại vào nước ta.
- Góp phần tích luỹ vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước
công nghiệp tiên tiến hiện đại.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc
làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Tất nhiên, những vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi
hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua được những thách thức (mặt trái)

của toàn cầu hoá và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
I.1.2.1. Sự cần thiết của việc phát triển kinh tế đối ngoại
Không thể có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại độc lập mà
không có mối quan hệ nào với các quốc gia bên ngoài đặc biệt trong
4
lĩnh vực kinh tế. Bởi vì có sự tồn tại của quan hệ hàng hóa tiền tệ và sự
trao đổi này đã ra khỏi phạm vi của một nước và sự tồn tại của các quốc
gia độc lập, hai điều kiện này tồn tại một cách khách quan nên quan hệ
giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế mang tính khách quan.
Thế giới ngày nay là một thể thống nhất, trong đó các quốc gia là
những đơn vị độc lập, tự chủ, nhưng phụ thuộc vao nhau về kinh tế và
khoa học công nghệ. Sự phụ thuộc này bắt nguồn từ những yếu tố khách
quan. Do điều kiện địa lý, sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không
đồng đều nên không một quốc gia nào có khả năng đảm bảo các sản
phẩm cơ bản. Các quốc gia đều phụ thuộc vào nhau với những mức độ
khác nhau .
Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng không có một quốc gia nào trên
thế giới có thể phát triển nếu thực hiện chính sách tự cấp, tự túc. Ngược
lại, nhũng nước có tốc độ tăng trưởng cao đều là những nước dựa vào
kinh tế đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển; biết sử dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa hoc – công nghệ để hiện đại
hóa nền sản xuất, biết khai thác những nguồn lực ngoài nước để phát
huy các nguồn lực trong nước.
Vì vậy, phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
I.2. Những hình thức chủ yếu và nguyên tắc của kinh tế đối ngoại
I.2.1. Những hình thức chủ yếu
Kinh tế đối ngoại gồm nhiều hình thức như: hợp tác sản xuất (nhận
gia công, xây dựng xí nghiệp chung, khu chế xuất, khu công nghệ, khu
kỹ thuật cao); hợp tác khoa học công nghệ (trong đó có hình thức đưa

lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài); ngoại thương; hợp
tác tín dụng quốc tế; các hoạt động dịch vụ như du lịch quốc tế, giao
thông vận tải, thông tin lien lạc quốc tế, dịch vụ thu, đổi và chuyển giao
ngoại tệ….; đầu tư quốc tế, v.v…
5
Trong các hình thức kinh tế đối ngoại, ngoại thương, đầu tư quốc tế
và dịch vụ thu ngoại tệ là những hình thức chủ yếu và có hiệu quả nhất
cần được coi trọng.
• Ngoại thương
Ngoại thương còn được gọi là thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng
hoá, dịch vụ (hàng hoá hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia thông
qua xuất nhập khẩu.
Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung
tâm và có tác dụng to lớn: gốp phần làm tăng sức mạnh tổng hợp và có
tác dụng to lớn: góp phần làm tăng sức mạng tổng hợp, tăng tích luỹ của
mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh giữa các quốc gia
trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; “điều
tiết thừa thiếu” trong mỗi nước; nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu
ngành nghề trong nước. Tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của
người lao động nhất là trong các ngành xuất khẩu.
Ngoại thương bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hang hoá, thuê
nước ngoài gia công tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên
và là trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại ở các nước nói chung
và ở nước ta nói riêng.
Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng
toàn cầu hoá, khu vực hoá, thương mại quốc tế ngày này có những đặc
điểm mới:
- Tốc độ tăng trưởng của ngoại thương quốc tế tăng nhanh hơn tốc độ
tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân.
- Tốc độ tăng trưởng ngoại thương hàng hoá “vô hình” có xu hướng

nhanh hơn tốc độ tăng trưởng ngoại thương hang hoá “hữu hình”.
Điều đó bắt nguồn từ sự thay đổi cơ cấu kinh tế giữa ngành sản xuất
vật chất và ngành dịch vụ trong mỗi quốc gia và quốc tế.
6
- Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi sâu sắc theo hướng: hàng hoá nhu
cầu tầng 1 (nhu cầu về đời sống vật chất) giảm xuống và hang hoá
nhu cầu tầng 2 (nhu cầu về đời sống văn hoá tinh thần) thăng nhanh;
tỷ trọng xuất khẩu hàng thô, nguyên lieuẹ giảm xuống, còn hàng dầu
mỏ, khí đốt, sản phẩm công nghệ chế biến nhất là máy móc thiết bị
lại tăng nhanh.
- Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế
diễn ra rất phong phú và đa dạng, không chỉ về mặt chất lượng, giá
cả, mà còn về điều kiện giao hang, bao bì, mẫu mã thời hạn thanh
toán, các dịch vụ sau bán hang. Phạm vi thị trường ngày một mở
rộng không chỉ hang hoá, dịch vụ thông thường mà còn mở rộng
sang lĩnh vực tài chính, tiền tệ - lĩnh vực này càng đóng vai trò quan
trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
- Chu ký soốngcủa từng loại sản phẩm ngày càng rút ngắn lại.Các
hang hoá có hàm lượng khoa học – công nghệ cao có sức mạnh cạnh
tranh hơn so với các hang hoá truyền thống.
- Quá trình phát triển thương mại quốc tế đòi hỏi, một mặt phải tự do
hoà thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo họ mậu dịch một các
hợp lý.
• Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất
Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp
chung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất quốc tế …
- Nhận gia công: Đây là hình thức tốt để tận dụng nguồn dự trữ lao
động, tạo nhiều việc làm và tận dụng công suât máy móc hiện có.
Rất nhiều nước trên thế giới chăm lo đẩy mạnh hình thức này.
- Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ

nước ngoài. Đây là kiểu tổ chức xí nghiệp, thưong nghiệp, dịch vụ và
tổ chức tài chính, tín dụng. Nó tồn tại dưới dạng các công ty cổ phần
với trách nhiệm hữu hạn tương ứng với đóng góp cổ phần của các cổ
7
đông. Các xí nghiệp này được ưu tiên xây dựng ở những ngành kinh
tế quốc dân hướng vào xuất khẩu thay thế hang nhập khẩu và chở
thành nguồn thu ngoại tệ chuyển đổi, tạo điều kiện cho nhà nước tiết
kiệm ngoại tệ. Ở nước ta hiện nay hiènh thức này đóng vai trò rât
quan trọng.
- Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa.
Hợp tác sản xuất quốc tế có thể diễn ra một cách tự giác theo những
hiệp định hay hợp đồng giữa các bên tham gia, cũng có thể hình
thành một cách tự phát do kết quả cạnh tranh, do đầu tư và lập các
chi nhanh của các công ty xuyên quốc gia tại các nước.
Chuyên môn hòa bao gồm chuyên môn hóa những ngành khác
nhau và chuyên môn hòa trong cùng một ngành (chuyên môn hóa
theo sản phẩm, theo bộ phận sản phẩm hay chi tiết và theo công
nghệ). Hình thức hợp tác này làm cho cơ cấu kinh tế ngành của các
nước tham gia đan kết vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
• Hợp tác khoa học – kỹ thuật
Hợp tác khoa học kỹ thuật được thực hiện dưới nhiều hình thức, như
trao đổi những tài liệu – kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao
đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cưu khoa học
kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân…
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, các vấn đề hợp tác quốc tế và
chuyển giao công nghẹ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng vì các
ngành khoa học công nghệ là tác nhân đẩy nhanh quá trình chuyên môn
hóa, hợp tác hòa về ngành nghề sản xuất và phân công lao động ngày
càng sâu sắc. Đồng thời, sự phát triển của khoa học công nghệ là động
lực thúc đẩy quá trình hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

giữa các quốc gia, giữa các khu vực và châu lục. Mặt khác, lien kết kinh
tế quốc tế ngày càng phát triển cũng chính là hệ quả của cách mạng
8
khoa học kỹ thuật và công nghệ và đến lượt nó, sự liên kết kinh tế quốc
tế lại thúc đẩy khoa học công nghệ ngày càng tiến lên những bước mới.
• Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại.
Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên (có quốc tịch khác nhau)
cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm
mục đích sinh lợi.
Đầu tư quốc tế có tác động hai mặt đối với các nước nhận đầu tư. Nó
làm tăng thêm nguồn vốn, tăng công nghệ mới, nâng cao trình độ quản
lý tiên tiến, tạo thêm việc làm, đào tạo tay nghề, khai thác tài nguyên,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tiếp cận kinh tế thị
trường hiện đại trên thế giới. Mặt khác, đầu tư quốc tế cùng có khả năng
làm gia tăng sự phân hóa giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng
lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sinh thái,
tăng tính lệ thuộc với bên ngoài. Những điều bất lợi trên đây cần được
tính toán và cân nhắc kỹ trong quá trình xây dựng, thậm định, ký kết và
triển khai dự án được ký kết trong thực tế.
Có hai loại hình đầu tư quốc tế: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà quyền sử hữu và quyền sử
dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau , tức là
người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và
điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong
kinh doanh và thu lợi nhuận. Đầu tư trực tiếp được thực hiện dưới
các hình thức :
o Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
o Xí nghiệp lien doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỉ lệ
nhất định để hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và

ban điều hành chung.
o Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
9

×