Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận Nâng cao hiệu quả quản lý công tác dân số của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.63 KB, 26 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Công tác dân số là một bộ phận rất quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước. Nó khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà cịn có ý nghĩa VH –XH , góp
phần quyết định sự phát triển bền vững của đất nước đồng thời là yếu tố cơ
bản nâng cao chất luợng cuộc sống của từng người và của tồn XH, góp phần
thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
Cơng tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất
nứơc, bởi vì bùng nổ dân số sẽ gây sức ép, hạn chế sự phát triển kinh tế xã
hội, phá huỷ thiên nhiên, mơi trường (đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia
tăng, ô nhiễm môi truờng,…). Công tác dân số liên quan đến con nguời , đến
nguồn nhân lực, Chỉ có quan tâm đúng mức đến cơng tác này mới tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Công tác dân số là yếu tố cơ bản nâng cao chất luợng cuộc sống của từng
nguời và của tồn xã hội chỉ có thực hiện quy mơ gia đình ít con, khoẻ mạnh
mới có điều kiện nâng cao chất luợng cuộc sống cho các thành viên trong gia
đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình ấm no, hạnh phúc sẽ là
điều kiện tốt để xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Cơng tác dân số góp phần quyết định thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước. Công tác này tạo ra quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân
số hợp lý, mới có điều kiện tạo nguồn nhân lực phù hợp với u cầu cơng
nghiệp hố - hiện đại hóa đất nước. Quy mơ dân số ổn định một mặt chúng ta
có thể tiết kiệm chi phí cho trẻ em phụ thuộc, có điều kiện ni dưỡng, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tốt hơn, đồng thời tạo điều kiện để đất nước có
nguồn bổ sung nhân lực cần thiết phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội.

1


Mặt khác trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Việt nam là một nước có
đầy đủ tiềm năng phát triển với nguồn lao động dồi dào. Vì thế nâng cao chất


lượng dân số sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hố - hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao chất lượng dân
số và nguồn nhân lực, con nguời cần đuợc quan tâm ni duỡng, chăm sóc sức
khoẻ, thể lực và giáo dục từ khi sinh ra cho đến khi thành người lao động có
học vấn, kĩ năng chuyên môn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
ngày càng cao, đồng thời có điều kiện hưởng thụ và cống hiến cao nhất cho
bản thân và xã hội…
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác dân số trong thời kỳ đồi
mới Đảng và Nhà nước ta đã tập chung đầu tư cho công tác dân số, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền giáo dục về dân số và tăng cường quản lý đối với công
tác dân số là yếu tố quyết định sự thành công của các trương trình dân số và
phát triển. Và cơng tác dân số là một nội dung trọng tâm trong chương trình
hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền.
Chính vì vai trị quan trọng của cơng tác dân số địi hỏi phải có sự lãnh đạo
của Đảng và sự quản lý của nhà nước đây chính là điều tất yếu nên em chọn
đề tài “ Nâng cao hiệu quả quản lý công tác dân số của Đảng và Nhà nước
ta trong thời kỳ đổi mới” làm đề tài tiểu luận để hồn thành mơn học Quản lý
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Trong q trình làm đề tài có nhiều thiếu xót. Em mong nhận được sự chỉ
bảo của cơ để đề tài đạt được kết quả cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
2 . Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về sự quản lý của Đảng và Nhà nước về công tác dân số
thông qua việc nghiên cứu vai trị của cơng tác dân số đối với sự phát triển của
đất nước và thông qua việc tìm hiểu thực trạng quản lý cơng tác dân số của
2


Đảng và Nhà nước ta để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý công tác dân số của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.

2.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi sự quản lý của Đảng và Nhà nước ta về
công tác dân số trong thời kỳ đổi mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác dân số,
nghiên cứu để làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong sự quản lý của Đảng và
Nhà nước ta đối với công tác dân số.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích tài liệu, phân
tích số liệu…
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài làm rõ hơn vai trò quan trọng của công tác dân số đối với sự phát
triển đất nước nói chung và đối với sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hóa
nói riêng.
Mặt khác đề tài cịn chỉ ra tầm quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng ,
quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số. Đây chính là yếu tố quyết định
tới sự thành cơng của các chương trình dân số.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm phần mở đầu gồm có 3 chương và phần danh mục tài liệu
tham khảo.

3


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC DÂN SỐ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm quản lý
Thuật ngữ quản lý theo nghĩa Hán Việt, gồm 2 q trình tích hợp: q trình

“ quản” gồm sự duy trì ở trạng thái ổn định, quá trình “ lý” là sự sửa sang, sắp
xếp, đổi mới, đưa vào thế phát triển. Như vậy quản lý là một q trình gồm hai
mặt, khơng chỉ giữ vững sự ổn định mà còn hướng tới sự phát triển, tạo nên sự
vận động phù hợp thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân
tố bên trong ( nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực).
Theo giáo trình khoa học quản lý của Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ
Chí Minh “ quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đính của chủ thể quản
lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” .
1.1.2 Khái niệm dân số
Theo pháp lệnh dân số (2003) : Dân số là tập hợp người sinh sống trong
một quôc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc đơn vị hành chính”. Dân số
bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
+ Quy mô dân số
+ Cơ cấu dân số
+ Phân bố dân cư
+ Chất lượng dân số
Quy mô dân số: là số người sống trong một quốc gia, khu vực vùng địa lý
kinh tế , hoặc đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.

4


Cơ cấu dân số: là sự phân chia tổng số dân thành các bộ phận theo một số
tiêu chí nhất đinh: giới tinh, độ tuổi , dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
tình trạng hơn nhân và các đặc trưng khác.
Phân bố dân cư: là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh
tế hoặc đơn vị hành chính.
Chất lượng dân số: là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh
thần của toàn bộ dân số.
1.2 Sự cần thiết phải quản lý công tác dân số của Đảng và Nhà nước ta

trong thời kì đổi mới.
1.1.2 Tác động của dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Dân số phát triển hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Dân số phát triển hợp lý nghĩa là quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố
dân cư chất luợng dân số phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, có thể
tạo ra của cải nhiều nhất cho xã hội, là cho kinh tế có tốc độ tăng truởng nhanh
và xã hội phát triển bền vững.
a) Dân số với phát triển kinh tế
Dân số tăng quá nhanh hoặc quá chậm sẽ đều anh hưởng không tốt đến
phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trường hợp dân số tăng quá nhanh.
Dân số tăng quá nhanh sẽ làm giảm vốn đầu tư cho kinh tế do nhu cầu tiêu
dùng nhiều, khả năng tích luỹ giảm.
Khi dân số tăng quá nhanh sẽ là tăng quá mức lực lượng lao động so với
trình độ phát triển kinh tế nên khơng có đủ việc làm, do đó cũng hạn chế tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhưng nếu dân số giảm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lao
động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

5


Dân số tăng quá nhanh sẽ ảnh hưởng không tốt đến cải thiện điều kiện giáo
dục, hạn chế nâng cao trình độ khoa học- cơng nghệ cho người là động, làm
giảm năng suất lao động và sự tăng trưởng kinh tế.
Dân số tăng quá nhanh khiến việc cung cấp lương thực, thực phẩm sẽ
khơng đảm bảo do diện tích canh tác có hạn, ngày càng bị thu hẹp.
b) Dân số với sự phát triển xã hội
Dân số với việc làm: dân số tăng quá nhanh sẽ làm tăng nhanh nguồn lao
động dẫn đến thiếu việc làm, không những tác động xấu đến kinh tế mà cả văn
hố, xã hội, mơi trường.

Tình trạng thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tệ
nạn xã hội do đời sống khó khăn, bần cùng nên gia tăng những nguời làm
nghề bất chính như bn bán ma t, mại dâm, cờ bạc. Năm 2005 tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị nước ta giảm xuống cịn 5,3 %. Tình trạng thiếu việc làm ở
nông thôn dẫn đến di dân tự do theo mùa vụ vào các thành thị, làm trầm trọng
thêm việc đáp ứng những dịch vụ xã hội cơ bản (điện, nước, nhà ở…) gây ô
nhiễm môi trường ( chất thải sinh hoạt, phương tiện giao thông quá cũ và thô
sơ) tàn phá tài nguyên thiên nhiên ( phá rừng, đốt rấy, lấp ao hồ, xẻ đá….) và
gia tăng tệ nạn xã hội ( trộm cắp, mại dâm, ma tuý, cờ bạc..) tình trạng thất
nghiệp nhất là ở tuổi thanh niên là lứa tuổi có nhiều nhu cầu ham muốn
nhưng lại thiếu chín chắn chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tội phạm và tệ
nạn xã hội.
Dân số tăng quá nhanh nhưng đất đai nhà cửa đều có hạn làm tăng mâu
thuẫn trong gia đình và ngồi xã hội.
Dân số với giáo dục và y tế: Quy mô và tỷ lệ tăng dân số có liên quan mật
thiết đến phát triển giáo dục và y tế.
Dân số tăng quá nhanh dẫn đến ngành giáo dục không đáp ứng được yêu
cầu (về trường lớp, giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính…) do đó có nhiều
6


nguời chưa được học tập hoặc chất lượng giáo dục thấp dẫn đến nguồn nhân
lực có trình độ thấp.
Dân số tăng quá nhanh, y tế không thể đáp ứng tốt các nhu cầu về chăm
sóc sức khoẻ của nhân dân ( tình trạng quá tải của các bệnh viện ở nước ta là
minh chứng cụ thể) dẫn đến chất lượng dân số thấp.
Dân số với tài nguyên môi trường: dân số tăng quá nhanh, để đảm bảo sinh
tồn nguời dân phải khai thác quá mức tài nguyên dẫn đến tài nguyên thiên
nhiên ngày càng khan hiếm, môi trường bị suy thối và ơ nhiễm nặng. Rừng bị
tàn phá gây mất cân bằng sinh thái, thiên tai dồn dập nặng nề. Khoáng sản bị

khai thác cạn kiệt.Một số loại động thực vật bị tuyệt chủng. mơi trường nước,
khơng khí bị ơ nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
1.2.2 Vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý công tác dân số
1.2.2.1 Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân số
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là điều kiện tiên quyết tạo nên những
thành tựu trong công tác dân số suốt 50 năm thực hiện công tác này.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 ( khố VII) về chính sách DS –
KHHHGĐ, chỉ thị số 50 của Ban Bí thư khố VII về việc đẩy mạnh thực hiện
nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), Nghị quyết số 47 của Bộ Chính trị (khố
VII) về tiếp tục thực hiện chính sách DS – KHHHGĐ.
Đảng ta đã đề ra một số quan điểm chỉ đạo cơ bản về công tác dân số như
sau:
+ Công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước, có vai trị quan trọng đối với từng người và toàn xã hội.
Nghị quyết Trung ương 4 (khố VII) khẳng định: Cơng tác dân số là một
bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, đồng thời là yếu tố cơ
bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng nguời và của toàn xã hội, góp

7


phần quyết định thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hố - hiện đại hóa
đất nước.
+ Thực hiện cơng tác dân số đồng bộ, từng bước và có trọng điểm theo
chưong trình, phù hợp với mục tiêu từng thời kỳ, giai đoạn.
Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ
trong lĩnh vực dân số:
Điều hoà quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số: quy mô dân số
hợp lý là điều kiện cần thiết để tạo ra nhiều của cải, nâng cao chất lượng dân
số, ngược lại chất lượng dân số nâng lên mới có điều kiện đầu tư cho tuyên

truyền giáo dục nhận thức đúng để phát triển quy mô dân số hợp lý.
Điều hoà quan hệ giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực:
dân số bao hàm trong nó nguồn nhân lực và là cơ sở hình thành nguồn nhân
lực. Nguồn nhân lực chủ yếu là số nguời đang ở độ tuổi lao động ( từ 15 đến
60 tuổi). Muốn có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
trong thời kỳ mới phải chăm lo phát triển dân số, ngược lại nguồn nhân lực có
chất lượng cao sẽ tạo điều kiện phát triển dân số hợp lý hơn.
Điều hoà quan hệ giữa phân bố và di chuyển dân cư với sự phát triển kinh
tế xã hội: phân bố và di chuyển dân cư hợp lý sẽ tạo điều kiện phát huy mọi
tiềm năng kinh tế và giải quyết nhiều vấn để xã hội do thiếu việc làm và tập
trung đông dân đem lại, ngược lại phát triển kinh tế xã hội tương đối đồng đều
giữa các vùng miền thành thị - nông thôn, miền núi- miền xuôi…) sẽ làm cho
việc phân bố và di chuyển dân cư dễ dang, thuận lợi hơn. Giai đoạn trước năm
2000 nước ta tập trung di chuyển dân cư lên vùng kinh tế mới tạo điều kiện
phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2001-2010 tập trung phát triển kinh tế xã
hội để từ đó điều chỉnh phân bố dân cư và di chuyển dân cư.
Tập trung ưu tiên cho các vùng khó khăn có mức sinh cao, vùng nghèo,
vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống của
8


nhân dân. Hỗ trợ kinh phí để xây dựng các tài liệu truyền thông, mở các chiến
dịch truyền thông miễn phí. Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
kế hoạch hố gia đình miễn phí. Lồng ghép cơng tác dân số với các chính sách
cho vay vốn để xoá đối giảm nghèo nhất là đối với phụ nữ có hồn cảnh kinh
tế khó khăn.
+ Đầu tư cho cơng tác dân số là đầu tư cho phát triển, vì thế cần huy động
đầu tư cho công tác này từ nhiều nguồn.
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư cho phát
triển. Việc quyết định cho đứa trẻ ra đời một cách đúng đắn, phù hợp sẽ có lợi

cho bản thân trẻ , gia đình, xã hội. Trong thực tế những gia đình ít con thường
có điều kiện đầu tư, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục tốt, do vậy đứa trẻ phát
triển tồn diện thành nguời lao động có thể lực tốt trình độ cao, khả năng tham
gia lao động xã hội hiệu quả cao. Việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch
hố gia đình tốt sẽ góp phần nâng cao thể lực của những nguời tham gia lao
động xã hội nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động.
Đầu tư cho cơng tác dân số có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trên
thế giới nguời ta ước tinh chi 1 đồng cho công tác dân số thì sẽ tiết kiệm được
40 đồng phục vụ con nguời để phát triển kinh tế vì khơng phải chi phí quá
mức cho trẻ em phụ thuộc và chữa trị bệnh tật liên quan đến sức khoẻ sinh
sản.
Bởi vậy, cần huy động đầu tư cho công tác dân số từ nhiều nguồn nhưng
chủ đạo vẫn là ngân sách nhà nước, tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế, tăng
cường huy động sự đóng góp của cộng đồng.
+ Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền giáo dục về dân số gắn với nâng cao
chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoach hố gia đình.
Tăng cường truyền truyền giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước về dân sơ có nhận thức đúng, tự giác thực hiện các mục tiêu, chính sách
9


về dân số. Quy mô dân số nwcs ta hiện nay vẫn chưa ổn định, dân soo vẫn tiếp
tục tăng trong một vài thập kỷ tới do hậu quả của việc bùng nổ dân số những
năm trước đây. Do vậy, cần phải làm cho mọi người nhận thức đầy đủu và tự
giác thực hiện tốt chính sách dân số nhằm ổn định quy mô được ở mức hợp lý.
Tăng cường tuyên truyền những kiến thức cơ bản về dân số, sức khoẻ sinh
sản, kế hoạch hố gia đình, làm cho mọi người hiểu đúng khái niệm sức khoẻ
sinh sản. Tăng cường tun truyền vai trị gia đình và thực hiện bình đẳng giới
trong việc thực hiện các chương trình dân số. Trong gia đình, việc sinh con,
thực hiện các chính sách dân số cần có sự bàn bạc giữa hai vợ chồng, nhưng

quyền quyết định nên trao cho phụ nữ. Ngoài xã hội cần tăng cường tuyên
truyền và thực hiện quyền bình đẳng giới để nâng cao vị thế của người phụ nũ
tương xứng với sự đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội. Tăng cường
thơng tin tuyên truyền về kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực dân số.
+ Đẩy mạnh xã hội hố cơng tác dân số
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ đạo công
tác dân số trên cơ sở bộ máy chính quyền chuyên trách đủ mạnh để quản lý
theo chương trình, mục tiêu và đẩy mạnh xã hội hố cơng tác dân số là yếu tố
quyết định sự thành cơng của chương trình dân số và phát triển.
Công tác dân số phải là một nội dung trọng tâm trong chương trình hành
động của cấp Uỷ Đảng, chính quyền.
Các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành phải trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện các mục tiêu chiến lược và
chương trình quốc gia về dân số.
Kiện toàn bộ máy chuyên trách dân số từ Trung ương đến từng cơ sở để
cung cấp đây đủ và kịp thời thơng tin và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
đến từng người dân.

10


Các cán bộ cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể tham gia
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và gương mẫu thực hiện các chính sách
dân số.
Đảng viên, cán bộ, công nhân viên và cán bộ trong các tổ chức, đồn thể
chính trị - xã hoịo phải gương mẫu đi đầu thực hiện các đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về dân số.
1.2.2.2 Vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác dân số
Khoản 10, Điểu 3 của pháp lệnh dân số chỉ rõ: “Công tác dân số là việc
quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động công tác đến quy mô dân số, cơ

cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số. Vai trò quản lý Nhà
nước về dân số thể hiện qua những nội dung sau đây:
Một là: Nhà nước tạo ra quy mô và cơ cấu dân số hợp lý làm tiền đề cho
phát triển đất nước. Nhà nước thể hiện chính sách kế hoạch hố gia định để
điều chỉnh mức sinh hợp lý, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
bình đẳng tiến bộ cho mỗi gia đình và tồn xã hội. Nhà nước có chính sách và
biện pháp ngăn chặn lựa chọn giới tính thai nhi để đảm bảo cân bằng giới tính
theo quy luật sinh sản tự nhiên. Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ để bảo vệ, duy trị
nòi giống đối với các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc ít người như Ơđu,
Brâu, Pà Thẻn,…
Hai là :Nhà nước điều chỉnh phân bố dân cư hợp lý. Nhà nước ưu tiên đầu
tư cho những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, mật độ dân
số thấp tạo việc làm và điều kiện sống tốt để thu hẹp khoảng cách giữa các
vùng so với thành thị để hạn chế di dân ra đô thị. Nhà nước cải thiện đời sống
nhân dân để hạn chế di cư tự phát.
Ba là: Nhà nước không ngưng nâng cao chất lượng dân số. Nhà nước tạo
điều kiện để mỗi nguời dân phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ,
tinh thần. Nhà nước có chính sách nâng cao những chỉ số cơ bản của con
11


nguời như chiều cao, cân nặng, sức bền, tuổi thọ trung bình, trình độ học vấn
và thu nhập bình quân.
Bốn là: Nhà nước bảo vệ lợi ích chính đáng của con người, của nhân dân
lao động. Quyền con người được sinh sống, cư trú, đi lại hợp pháp, cơ việc
làm và thu nhập chính đáng. Nhà nước cấm di cư và cư trú trái phép, thu nhập
bất chính, việc làm khơng chính đáng. Quyền phát triển tồn diện về sinh lý,
tâm lý, đức trí, thể, mỹ phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sống,… Quyền sinh
sản: lựa chọn số con và khoảng cách, thời gian sinh con phù hợp khả năng
ni dưỡng, giáo dục của gia đình và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phưong

đất nước. Quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản: được cung cấp đủ thơng tin và
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Năm là: Nhà nước phát huy cao độ nguồn lực và động lực chủ yếu của dân
số. Nhà nước tác động làm cho dân số phù hợp với sự phát triển sẽ góp phần
xố đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm suy dinh dưỡng, giảm
tỷ lệ mù chữ, nâng cao trình độ học vấn, mở rộng dịch vụ y tế và xã hội, giảm
rủi ro về môi trường, huy động nguồn lực để đầu tư cho phát triển sản xuất
kinh doanh, khoa học công nghệ và đảm bảo công bằng xã hội.
Nhà nước tác động làm cho dân số phù hợp sẽ là động lực quan trọng kích
thích phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, nâng cao tiềm lực sản xuất, góp phần xây dựng dân giàu nước
mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.

12


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÔNG TÁC
DÂN SỐ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1 Những thành tựu đạt được trong lãnh đạo, quản lý công tác dân số
của Đảng và Nhà nước ta.
Công tác dân số là một bộ phận rất quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước. Nó khơng chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà cịn có ý nghĩa về văn hố , xã
hội, góp phần quyết định sự phát triển bền vững.
Trong nhưng năm đổi mới vừa qua, công tác dân số luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay,
Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị đề cập đến công tác dân số đặc
biệt là nghị quyết TW 4 khoá VII, chỉ thị số 50 của Ban Bí thư khố VII, nghị
quyết số 47 của Bộ chính trị khố IX.
Nhà nước đã có nhiều văn bản thể chế hố đường lối, quan điểm cuả Đảng.
Điển hình là: Chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000, chiến lược dân số Viêt

Nam 2001-2010, pháp lệnh dân số 2003, nghị định số 12 của chính phủ
( 2003) về sinh con theo phương pháp khoa học, quyết định số 190 của Thủ
tướng chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch bố trí dân cư giai
đoạn 2003 -2010…
Trên cơ sở đó, nhận thức về các chính sách dân số trong các cấp lãnh đạo
đảng và chính quyền địa phương cũng được nâng lên đáng kể. Sự quan tâm
của các cấp uỷ Đảng và chính quynề đối với cơng tác dân số thể hiện đã
lồng ghép mục tiêu dân số vào chính sách kinh tế- xã hội của địa phương hành
động triển khai công tác dân số căn cứ vào mục tiêu chung và tình hình thực
tiễn cụ thể.
Hệ thống tỏ chức cơng tác dân số được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở
tương đối vững chắc và hoạt động có hiệu quả.
13


Một số chính sách đã ban hành và thực hiện có kết quả bước đầu tạo được
mơi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy phong trào dân số - kế hoạch hố gia
đình trong nhân dân.
Chính nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước nên trong
công tác dân số đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
Quy mơ gia đình ít con được đa số các tầng lớp nhân dân đồng tình, hưởng
ứng. Phong trào kế hoạch hố gia đình thực hiện rộng rãi trong toàn dân. Mức
sinh giảm nhanh và tiến dần đến mức sinh thay thế.
Tỷ lệ tăng dân số liên tục giảm , từ năm 1979- 1989 tỷ lệ tăng dân số là 2,1
% đến năm 2009 giảm xuống cong 1,2 %. Đây là một thành tựu lớn. Tỷ suất
sinh cũng có xu hướng giảm dần đang tiệm cận mức sinh thay thế. Con số
bình quân của một cặp vợ chồng từ 3,8 con xuống còn 2,07 trong năm 2009.
Cùng với các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đời sống xã hội thì cơng
tác dân số - kế hoạch hố gia đình cũng được đánh dấu bằng việc thực hiện
thành công các mục tiêu của chiến lược dân số trong thời ký. Nhận thức của

cán bộ, Đảng viên và nhân dân về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
được nâng lên, tỷ suất sinh bình quân giảm 0,65%. Tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên giảm xuống còn 1,1% cơ cấu dân số ngày càng trẻ, là điều kiện thuận lợi
về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện
đại hóa .

Hình ảnh: sinh 1 – 2 con để nuôi dậy cho tốt, đảm bảo hạnh phúc gia đình

14


Trong những năm vừa qua, công tác dân số đã không ngừng tăng cường
chiến dich truyền thông vận động lông ghép dịch vụ kế hoạch hố gia đình đã
đạt trên 102% chỉ tiêu, các chỉ tiêu về dân số kế hoạch hố gia đình có được
kết quả ấy là do công tác truyền thông vận động. Cùng với việc triển khai
đồng bộ các hoạt động truyền thông và giáo dục thay đổi hành vi nhằm tạo
thuận lợi về chính sách, nguồn lực và sư luận xã hội, thúc đẩy cộng đồng, gia
đình và các nhân chủ động thực hiên cơng tác dân số kế hoạch hố gia đình.
Thành tựu mà công tác dân số đã đạt được là chất lượng dân số đã được
nâng lên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân được cải
thiện mà rõ nhất là trong chỉ số phát triển con nguời ( HDI). Năm 1995, Việt
Nam đứng thứ 120/171 nước thì đến năm 1999 đứng thứ 110, vượt lên 10
bậc. Đến năm 2007, Việt Nam vượt lện 5 bậc nữa( 105/177) nước. Tháng
9/1999 Việt Nam được nhận giải thưởng dân số của Liên Hợp Quốc vì đã đạt
nhiều thành tựu trong lĩnh vực dân số.
Ngoài những thành tựu đã dạt được Đảng và Nhà nước ta đã kiện toàn bộ
máy tổ chức và cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hố gia đình, đặc biệtở
cấp cơ sở. Cơng tác truyền thông giáo dục sẽ tập trung tăng cường vào sự lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, sự cam kết của cấc cấp chính quyền, sự ủng học
của cấp uỷ Đảng, sự cam kết của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của các tổ

chức xã hội cà những nguời có uy tín trong cộng đồng, sự đồng tuận của tồn
ch để thực hiện có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hố gia đình. Các
hoạt động truyên truyền giáo dục, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông
đại chúng cũng được tăng cường và ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, cùng khó
khăn, tập trung vào các nhóm đối tượng. Huy động sự tham gia của các ban
nghành đoàn thể, tổ chức xã hội để đạt được kết quả cao hơn, đạt được nhiều
thành tựu lớn hơn. Coi đây là nỗ lực lớn mà toàn Đảng, toàn dân hướng tới.

15


2.2 Những hạn chế trong lãnh dạo quản lý công tác dân số của Đảng và
Nhà nước ta
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình quản lý cơng tác dân
số thì vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu xót:
Ở nhiều địa phương, sự lãnh đạo chỉ đạo của các tổ chức Đảng và chính
quyền các cấp trong công tác dân số chưa được thường xuyên, sâu sát, thiếu
kiên quyết. Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện đối với chương trình dân số
ở một số nơi cịn nhiều thiếu sót, hạn chế, lúng túng, chậm đổi mới.
Tổ chức bộ máy và các bộ làm công tác dân số thiếu ổn định, quá tải, cơ
chế quản lý kép hiệu quả, việc phổ biến, tuyên truyền pháp lệnh dân số còn
chậm, chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ.
Những hạn chế trong lãnh đạo, quản lý nêu trên là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến kết quả, thành thích dân số chưa thật sự vững vàng, tồn
diện.
Nhìn chung , quy mơ dân số đang có chiều hướng tăng nhanh, mỗi năm
tăng thêm khoảng hơn 1 triệu nguời ( bằng dân số của 1 tỉnh ). Từ sau năm
2000 đến nay , kết quả thực hiện chính sách dân số kế hoạch hố gia đình
chững lại, thậm chí có lúc giảm sút (tỷ lệ gia tăng dân số năm 2002 là 1,32%,
năm 2003 là 1,47%, năm 2004 là 1,4%, năm 2005 là 1,31%).


Hình ảnh: tỷ lệ tăng dân số ngày càng cao

Bên cạnh những thành tựu bước đầu trong cơng tác dân số kế hoạch hố
gia đình trong thời gian qua, thì những năm tiếp theo chúng ta sẽ phải đối mặt

16


với quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao và vẫn tăng, cơ cấu dân số biến
động mạnh; Vừa bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, vừa bước vào thời kỳ
già hoá dân số ( tuổi trung vị dân số tăng từ 18,3 tuổi năm 1970 lên 20,2 tuổi
năm 1989 lên 23,2 tuổi năm 2000 và 25,5 tuổi năm 2005). Theo chuẩn của thế
giới, tuổi trung vị từ 25,5 tuổi trở lên là cơ cấu dân số già, mức sinh giảm
trong khi tuổi thọ ngày càng tăng nên dân số nước ta đang có xu thế hướng già
hố. Như vậy chi phí chăm sóc sức khoẻ cho nguời cao tuổi sẽ cao hơn nhiều
so với chi phí chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em.
Những năm gần đây, có biểu hiện gia tăng tình trạng sinh con thứ ba trở lên
do một số nguời ( kể cả cán bộ đảng viên) có tâm lý muốn sinh nhiều con để
“có anh, có em” nương tựa lẫn nhau hoặc “có nếp, có tẻ” hoặc cần có con trai
để “ nối dõi tơng đường .Bên cạnh đó, cũng có ngun nhân là một số người
hiểu chưa đúng tinh thần Điều 10 của Pháp lện dân số ban hành năm 2003,
nên cho rằng Nhà nước không hạn chế số lượng con của cặp vợ chồng.
Ngồi ra cịn có hạn chế về chất lượng dân số chỉ số phát triển con nguời
( HDI) của nước ta ở mức trung bình, thấp so với thế giới và khu vực. Các tố
chất về thể lực của con nguời Việt Nam cịn có nhiều hạn chế nhất là về chiều
cao, cân nặng và sức bền. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao so với
các nước trong khu vực.Tình trạng nạo hút thai cịn chiếm tỷ lệ cao.

Hình ảnh: chất lượng cuộc sống ở miền núi thấp, trẻ em ko được chăm sóc


17


Phân bố dân cư cịn bất hợp lý. Có sự khác biệt rất lớn về phân bố dân cư
giữa các khu vực và các vùng địa lý kinh tế . Hai cùng đồng bằng Sông Hồng
và sông Cửu Long chỉ chiếm 17% diện tích cả nước nhưng tập trung đến 43%
dân số. Trong khi vung Tây Bắc và Tây Nguyên chiếm 27% diện tích thì có
8,9% dân số .Năm 2005, mật độ dân số ở nước ta là 252 nguời /m 2, cao gần
gấp đôi mật độ dân số Trung quốc và gấp 6 lần mật độ dân số trung bình của
thế giới ( 43 nguời / km2). Năm 2008, mật độ dân số ở Hà Nội là hơn 3.400
nguời/ km2, thành phố Hồ Chí Minh là 2.810 nguời / km 2, ở vùng núi phía bắc
chỉ có 26 nguời / km2.
Mặt khác tồn tại nhiều hạn chế trong công tác truyền thơng như hình thức
chưa phù hợp với đối tượng. Việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong
công tác tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa thường xuyênvà
hiệu quả thấp. Chất lượng dich vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hố
gia đình cịn khó khăn, đặc biệt khoảng cách giữa thành thị và vùng sâu còn
khá xa. Cơ sở dữ liệu dùng chung về dân số cho cả nước chưa thực hiện được.
Chất lượng về độ tin cây cao, năng lực dự bào chưa tốt.
Đội ngũ làm công tác dân số chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm làm
công tác dân số kế hoạch hố gia đình . Những bất cập về mơ hình tổ chức bộ
máy. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề dân số
vẫn chưa đúng mức.

18


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC DÂN SỐ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG THỜI

KỲ ĐỔI MỚI
3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp đối với cơng
tác dân số, thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác dân số.
Ban hành nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động hoặc các hình thức
để triển khai công tác dân số phù hợp đặc điểm nghành địa phương, cơ sở,
thường xuyên kiểm tra, đánh giá, mở hội nghị sơ kết, tổng kết, tình hình thực
hiện và chỉ đạo cơ sở trong q trình thực hiện, phân cơng cán bộ chủ chốt
trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cơ cở trong q trình thực hiện, phân cơng cán bộ
chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa lãnh đạo công tác
giáo dục truyền thông dân số đến từng nguời dân để nâng cao nhận thức, hiểu
biết và thay đổi hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản và thực hiện kế hoạch hố
gia đình.
Nâng cao nhận thức và nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ lãnh đạo ,
cán bộ quản lý và đảng viên. Cần phải coi việc thực hiện chính sách dân số là
một trong các chỉ tiêu để phân loại, đánh giá cán bộ và đảng viên.
Tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ TW đến địa phương nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số. Huy động các ban nghành, đoàn thể
và toàn xã hội tham gia công tác dân số.
3.2 Tăng cường công tác truyền thơng, vận động cơng tác dân số
Phải có sự đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền có sự chung tay
góp sức tích cực của nhiều nghành, nhiều cấp, trong đó dịi hỏi sự sang tạo và
long nhiệt tinh của các lực lượng làm công tác tuyên truyền.

19


Công tác tuyên truyền phải hướng vào đối tượng cụ thể, nhất là tập trung
vào những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ và có nguy cơ sinh con thứ 3 trở
lên. Tích cực thực hiện chiến lược truuyền thơng giáo dục chuyển đổi hành vi

dân số, sức khoẻ sinh sản.
Tăng cường các thông tin về công tác dân số kế hoạch hố gia đình trên
báo chí, đảm bảo thực tiễn, có lý luận sâu sắc. Đồng thời, thường xuyên bồi
dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ làm công tác dân số kế hoạch hố
gia đình.
Tăng cường tun truyền dân số kế hoạch hố gia đình hướng về đồng bào
dân tộc, vùng biển, vung sông nước … Đây là địa bàn dân trí thấp, điều kiện
tiếp cận thơng tin về dân số kế hoạch hố gia đình gặp nhiều khó khăn. Vì vậy
cồn phải lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng,
dễ hiểu, hấp dẫn…để đảm bảo cho dân số phát triển một cách ổn định là cơ sở
đẻ giữ vững sự ổn đinh và nâng cao chất lượng dân số.
3.3 Có chủ truơng, chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân số.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ chuyên
trách làm công tác dân số, nhất là cán bộ cấp cơ sở cả trong nước và nước
ngồi dưới sự nhiều hình thức đào tạo tập trung hoặc tập huấn ngắn hạn.
Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ là công tác dân số từ TW đến
địa phương : cán bộ quản lý chương trình dân số ở TW thì chú trọng năng lực
phân tích chương trình, xây sụng chính sách, và kiểm tra, giám sát cán bộ tỉnh,
thành, huyện, thị thì chú trọng kỹ năng xây dựng kế hoạch , quản lys và điều
phối hoạt động dân số - sức khoẻ sinh sản, ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác dân số. Cán bộ xã, phường và cộng đồng cần chú ý kỹ năng về tư vấn
và tổ chức thực hiện các hoạt động. Cán bộ dân số ở các nghành đoàn thể, tổ
chức xã hội cần chú trọng kỹ năng lồng ghép nội dung dân số vào hoạt động
của nghành.
20


3.4 Đẩy mạnh xã hội hố, xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách
về dân số và phát triển
Xây dựng và hoàn thiện các vấn đề cơ bản liên quan đến dân số - sức khoẻ

sinh sản, chính sách dân số - kế hoạch hố gia đình , chính sách nâng cao chất
lượng dân số, chính sách phân bố dân cư… bổ sung chính sách khuyến khích
những nguời có thành tích tốt về thực hiện chính sách dân số:
Tuyên truyền vận động trong các tổ chức đảng, chính quyền, các nhà lãnh
đạo các cấp hiểu đầy đủ và có trách nhiệm với các chính sách dân số. Thơng
tin tun truyền cho nhân dân thấy rõ lợi ích cơ bản của các chính sách dân số
đối với chính họ, đồng thời cung cấp phương tiện để họ thực hiện các chính
sách đó.
Vận động các tổ chức kinh tế, xã hội, tổ chức phi chính phủ tham gia tích
cực thiết thực vào các chương trinh dân số.
Tăng cường vai trò của cộng đồng trong cơng tác dân số, khuyến khích các
cộng đồng xây dựng hương ước, quy ước phù hợp mục tiêu dân số, khuyến
khích lực lượng y tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ kỹ thuật và tư vấn về
sức khoẻ sinh sản. Huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cộng
đồng và nguời dân cho công tác dân số.
3.5 Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho cơng tác
dân số
Huy động sự đóng góp tài chính từ nhiều nguồn dưới sự điều hành thống
nhất của Nhà nước và chính quyền các cấp. Phát huy phong trào tự nguyện
đóng góp kinh phí dưới mọi hình thức của cơ quan tập thể, cộng đồng và cá
nhân trong nước, mở rộng hợp tác song phương và đa phương với các nước,
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân ở nước ngoài.
Thiết lập cơ chế và thực hiện từng bước việc thu phí trong chăm sóc sức
khoẻ sinh sản dối với những nguời có khả năng chi trả dịch vụ theo yêu cầu.
21


Quản lý các nguồn lực thống nhất theo luật ngân sách và các văn bản khác
về quản lý tài chính. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả các nguồn lực.

Chủ động sản xuất, nhập khẩu và cung ứng các phương tiện thánh thai có
chất lượng. Bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị, tài liệu
truyên truyền giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản.

22


KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập quốc tế nội dung và trong thời kỳ đổi mới của
đất nước ta nói riêng thì cơng tác dân số là một bộ phận quan trọng của
chiến lược phát triển đất nước.
Việt Nam là một nước đông dân số, tỷ lệ tăng dân số ở mức cao vì vậy
sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số là
điều kiện tiên quyết, yếu tố quyết định trong việc thực hiện các chính sách
dân số đạt kết quả cao.
Đảng và Nhà nước phải ln kiện tồn bộ máy chuyên trách dân số từ
TW đến từng cơ sở để cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin và dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản đến từng người.
Tăng cường công tác tuyên truyền công tác dân số lồng ghép với các
chương trinh thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nâng cao mức sống, chất
lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo các dịch vụ phúc lợi xã hội.
Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác dân số thì các cán bộ của cấp uỷ
Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn và gương mẫu thực hiện các chính sách dân số.

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Giáo trình quản lý chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, PGS.TS Trần Thị
Anh Đào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

3.

Pháp lệnh dân số , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4.

Http: www.google.com.vn

24


Mục lục

25


×