Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận về Quan điểm Thơ Tố Hữu mang tính nhân dân và dân tộc sâu sắc đậm đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.15 KB, 11 trang )

Phần mở đầu
Sự vận động và phát triển của thơ suy cho cùng bao giờ cũng là sự vận động,
phát triển của mối quan hệ thơ và đời sống, của quan niệm thơ, tư duy thơ.
Sự đổi mới quan niệm về thơ gắn liến với việc đổi mới các phươnng thức,
phương tiện thể hiện thơ, làm biến động các hình thức thơ truyền thống. Tiêu
chuẩn của hình thức thơ khơng chỉ là nhuần nhị, mới mẻ mà chủ yếu là khả
năng thâm nhập vào các chiều sâu của hiện thực và tâm hồn con người thời
đại, khả năng trở thành tiếng nói của thời đại.
Hình thức thơ bao gồm lời thơ, thể thơ, từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh,
các hình thức tổ chức bài thơ, câu thơ. Ngôn ngữ thơ thốt thai từ ngơn ngữ
đời sống nhưng chung quy khơng phải là ngơn nhữ hang ngày mà đó là ngơn
ngữ được phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả. Là một loại hình
nghệ thuật đặc thù, thơ trữ tình địi hỏi một ngơn ngữ cơ đọng, hàm súc mà
tác động sâu xa vào tâm hồn của người đọc. Thơ hay phải là sự kế thừa các
phương tiện truyền thống cùng với nhũng cách tân để tạo nên một phong
cách thơ riêng.Trong lịch sử thơ ca dân tộc Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,...đều là những nhà thơ như thế.
Thơ Tố Hữu mang tính nhân dân và dân tộc sâu sắc đậm đà, đồng thời
đạt đến mức nhuần nhị, thấm thía. Vì vậy nghiên cứu thơ Tố Hữu là phải tìm
hiểu các phương thức tổ chức lời thơ, thể hiện chất thơ – cái cốt lõi mang kết
hợp truyền thống và đổi mới.
B. Phần nội dung
1. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu thuộc “ ngôn ngữ thơ trữ tình điệu nói”
Do quan niệm truyền thống về vũ trụ, các nhà thơ xưa xem thơ như là
sự biểu hiện của thế giới qua tâm hồn nhà thơ: tình rung động mà thành lời.
Tiếng thơ được xem như cộng hưởng với ngoại cảnh. Đó là quan niệm thơ
như là sự biểu hiện vô ngã, tuy nhấn mạnh nguồn mạch khách quan của
1


tiếng thơ, nhưng chưa thấy vai trò năng động sáng tạo chủ quan của nhà thơ.


Ngô Thế Lân là một trường hợp tiêu biểu.
Từ quan niệm đó, thơ khơng được coi như một lời phát ngơn hay lời
nói, mà xem như một biểu hiện của văn tạo hóa. Do đó, thơ cổ điển thiếu
hẳn các dấu hiệu của lời nói như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thiếu liên
hệ giữa các câu thơ về mặt cú pháp. Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà
Huyện Thanh Quan là một thí dụ tiêu biểu cho thơ ngụ ý, kí thác.
Mặt khác, trong thơ cổ điển nghệ thuật thơ bị chế ước bởi tính quy
phạm rất chặt chẽ về đề tài, ngơn ngữ, niêm, luật…Do đó người đọc khơng
phải dễ dàng mà hiểu được tư tưởng của bài thơ.
Trái lại, thơ ca dân gian đã mang nhiều yếu tố điệu nói: đại từ ngơi thứ
nhất và ngơi thứ hai, các hình thức lời nhắn, lời than, lời kể. Sự phát triển
của thơ Mới chính là bước đầu cải tạo thơ hết sức quan trọng, làm cho hình
thức lời nói được vào thơ, làm phong phú cho thơ bằng nhiều ngữ điệu của
cuộc đời, tạo thành thơ trữ tình điệu nói. Các nhà thơ Mới như Thế Lữ, Chế
Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Bính… và nhất là Xn Diệu đã góp phần
khẳng định chắc chắn cho thơ trữ tình điệu nói.
Trong khi phần lớn thơ ca cách mạng trong tù chưa thoát khỏi ràng
buộc của thơ điệu ngâm, chưa vận dụng nhiều khả năng của thơ điệu nói, thì
Tố Hữu chính là nhà thơ Mới cách mạng, phát triển thơ trữ tình điệu nói
trong lĩnh vực thơ trữ tình cơng dân, đưa tiếng nói cách mạng vào thơ, nâng
tiếng nói tâm tình đời tư lên tiếng nói chính luận, hùng biện.
Hầu hết thơ Tố Hữu đều bắt đầu từ một chữ “tôi”, “ta”, “chúng ta”.
Đó là một thế giới, một tiếng nói trước thế giới. Thiếu đại từ này thì nhà thơ
hịa tan vào thế giới xung quanh, làm lu mờ bản ngã. Cái tôi trong thơ Tố
Hữu khơi một nguồn năng lượng mới trong thơ ca cách mạng của ta.

2


Thơ trữ tình điệu nói của Tố Hữu thể hiện trước hết ở chỗ thường sử dụng

các lời chêm., hô ngữ, than ngữ, tiếng chào… làm cho lời thơ đầy ắp giọng
điệu cảm xúc khác nhau:
- Quên làm sao, em hỡi lúc chia phôi!
- Vui sao được, hở em, than gầy gõ…
- Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế
- Dang tay một với, xa gì!
Sài Gịn ơi, lại phải đi bao ngày!
Thơ mang nhiều lời nói tranh biện, lí lẽ, tun bố, khẳng định, địi hỏi
phải ngắt câu thơ tự nhiên ra nhiều khúc, tạo lien hệ vắt dòng giữa các
dòng thơ:
- Này đây anh, một bức tranh gần gũi
Nó thơ sơ? Có lẽ. Nhưng trung thành…
Nó tầm thường? nhưng chính bởi hồn anh
Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi
-Anh có hiểu cơ đơn là nỗi khổ
C ủa lịng tơi? Thất thểu giữa mn người
Vẫn thấy mình trơ trọi ; muốn tìm nơi
Đầy nắng rát, vẫn cịn nghe tái lạnh…
Ta thường bắt gặp trong thơ Tố Hữu dầu chấm câu ngay giữa dịng thơ làm
cho hình thức câu thơ bị bẻ gãy, tạo thành cảm giác của câu nói. Thơ tố Hữu
dung nhiều câu hỏi khêu gợi, khẳng định, chất vấn, mềm dẻo mà cứng rắn:
- Ai biết vì sao? Lúc đất trời
Chuyển mùa rét dữ, gió sương rơi…
- Ta giữ cho ai? Mảnh đất này
Việt Nam! Hai tiếng gọi hôm nay
3


Khơng phải ngẫu nhiên mà thơ Tố Hữu có nhiều chỗ tái hiện lời đối

thoại, độc thoại mang giọng điệu cảm tính của các mẹ (bà Bủ, mẹ Suốt,
bà mế…) các chị (lá thư Bến Tre), các anh (Bầm ơi, Hồ Giáo, anh
Núp…).
Việc đưa lời nói vào thơ đã tạo nên sự ngắt nhịp, đặc biệt việc ngắt chữ thứ
ba mới tạo ra nhịp điệu nói:
Ta với mình/mình với ta
Nhớ sông Lô/nhớ phố Ràng
Chiếu Nga Sơn/ gạch Bát Tràng
Nỗi niềm xưa/nghĩ mà thương
Tố Như ơi/lệ chảy quanh thân Kiều
Nghiên cứu cách Tố Hữu ngắt nhịp câu thơ bảy chữ, Nguyễn Văn Hạnh đã
kết luận là Tố Hữu: “Đã mở rộng kích thước, biến đổi hình dáng của câu
thơ bảy chữ”. Lê Đình Kỵ lại càng nhấn mạnh hơn: “Có thể nói, Tố Hữu đã
tháo tung câu thơ bảy chữ cổ truyền, hay có sẵn và làm một sự lắp ghép
lại”. Chính vì vậy đọc thơ bảy chữ và lục bát điệu nói của Tố Hữu, người
đọc khơng thể tn theo cái nhịp điệu đều đặn, cố hữu của thể thơ, mà phải
tuân theo nhịp của lời nói được diễn đạt. Ở đây sự tôn trọng các dấu chấm,
dấu cảm, dấu hỏi, dấu phẩy…có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nếu thơ cổ điển điệu ngâm muốn giản lược các hư từ thì trái lại trong thơ
điệu nói của Tố Hữu, các phụ từ như “vẫn” “sẽ” “quyết” “cứ” “chỉ” “hãy’
“chẳng” “không” “phải” “đâu phải” đóng vai trị hết sức quan trọng. Có
thể nói Tố Hữu là người sử dụng hư từ thành công bậc nhất trong thơ Việt
Nam hiện đại.
Nhưng cái độc đáo ở thơ Tố Hữu không chỉ ở điệu nói mà chủ yếu ở
chỗ kết hợp nhuần nhuyễn thơ điệu nói dưới hình thức của thể thơ cổ
4


truyền. Chính vì vậy, thơ Tố Hữu đã trở thành tiếng nói gần gũi của đơng
đảo quần chúng:

Nhà thơ đã vận dụng thơ truyền thống như một giác quan nhịp điệu để dễ
nhận ra ý nghĩa biểu hiện của câu thơ điệu nói và ngược lại:
- Chập chùng/ thác lửa/ thác chơng
Thác Dài /thác Khó/ thác Ơng/ thác Bà
Thác/ bao nhiêu thác/ cũng qua
Thênh thênh/ là chiếc/thuyền ta/ trên đời
Rõ ràng mấy câu đầu đã nuôi và mài sắc cảm giác nhịp đều đặn để tôn
lên cái nhịp lẻ khác thường đầy khí phách của câu thứ ba, tạo thành cái
thế mà Lê Đình Kỵ gọi là cái thế “chồm lên vượt thác”.
Trong thơ Tố Hữu cịn có khuynh hướng mở rộng câu thơ:
- Hỡi người anh đã khép chặt đôi môi
Tiếng anh hô: “ hãy nhớ lấy lời tôi”
Đang vang dội và ánh đơi mắt sáng
Của anh đã chói ngời trên báo Đảng
Lối mở rộng này làm cho câu trong thơ thường dài trên mười chữ và tạo
điều kiện xây dựng những hình ảnh thơ kiểu mới “ Có thể nào quên hàng
bóng cờ tang thắt dải đen rủ giữa lịng đau”. Cách mở rộng này có khi
làm câu thơ trở thành văn xi, ít thơ, như:
Bao nhiêu nhiêu hy vọng đem ngày mới
Với cả trời vui phủ địa cầu
Tơi đã mang trong lịng phấn khởi
Từ ngày chân bước xuống hầm sâu
Là nhà thơ trữ tình điệu nói, Tố Hữu đã tạo ra nhiều giọng nói cho thơ
trữ tình cách mạng. Trong thơ ơng có giọng nói rắn rỏi, dõng dạc, khúc
chiết của nhà tuyên truyền, có giọng nói của người cách mạng trẻ tuổi
5


tâm huyết, say sưa, của nhà cách mạng dầy dạn trầm tĩnh, có tiếng nói
bạn bè ấm áp, có tiếng nói ruột thịt tha thiết mến thương. Chúng ta có thể

khảo sát giọng điệu ấy qua các chặng đường thơ của Tố Hữu.
Trong tập thơ Từ ấy, giọng điệu chủ yếu là giọng nhiệt huyết, trẻ trung,
tìm lối nói cường điệu giàu ý vị lãng mạn. Giọng nói lãng mạn và khí thế
cách mạng khơng tách rời nhau. Lãng mạn là cái vỏ mới của lời huyết
thệ, của niềm tin và niềm vui chiến thắng.
Trong tập thơ Việt Bắc, nhà thơ chuyển sang xây dựng hình tượng
giọng nói quần chúng thân thiết, đậm đà, bởi lẽ đối tượng của tiếng thơ
ông bây giờ là anh bộ đội, anh thợ máy, chị dân công, là các bà bầm, bà
mế, bà bủ.
Đến tập thơ Gió lộng, Tố Hữu đã khắc họa nên những hình tượng
giọng nói đẹp đẽ nhất- tươi tắn, bay bổng, dõng dạc, tự hào, say sưa, sảng
khoái. Tiếng thơ nghe như tiếng hát, nhưng thực ra đúng hơn, nó là tiếng
reo vui!
Khó nhất cho thơ Tố Hữu là giọng nói trong thơ Ra trận. Phải khẳng
định chân lý cách mạng Việt Nam khi bạn bè trên thế giới cũng có lúc
chưa thơng, phải ngợi ca thắng lợi cách mạng khi chưa có chiến thắng
quyết định, phải có dự báo chiến thắng khi cuộc chiến đang còn tiếp diễn
ác liệt, gay go. Phải khẳng định niềm tin, quyết tâm của nhân dân đang
bao năm hy sinh chiến đấu, trông chờ.
Thơ Tố Hữu bên cạnh thơ giọng nói là một giọng thơ trải đời, thâm
thúy, nhân tình, lối nói nhẹ nhàng gián tiếp như là tiếng thương tiếng ru.
Chính điều đó đã tạo nên một sự hấp dẫn trong thơ của ông.
Từ đây tiếng nói trong thơ Tố Hữu chủ yếu là kết hợp giọng nói thân
thương ân tình của ca dao và dân dã với tiếng nói trang nghiêm trầm lắng
của thơ ca cổ điển.
6


2. Thơ Tố Hữu là thơ “tiếng hát”
Thơ Tố Hữu khơng chỉ là thơ điệu nói mà là thơ “tiếng hát”, “bài ca”.

Các bài thơ tiêu biểu như: Tiếng hát đi đày, Tiếng hát Sông Hương, Tiếng
hát trên đê, Tiếng hát sang xuân, Bài ca xuân 1961, một khúc ca xuân…
Tiếng hát là biểu hiện của tâm hồn bị kích thích đến cao độ đến mức
ngân vang. Đó là chất thơ của thời đại cách mạng và hồi sinh, đối lập lại
với cái bình thường, quá độ, già cỗi, chết choc, cô đơn, buồn thảm. Chất
thơ này làm cho thơ trữ tình điệu nói của Tố Hữu mang sắc thái say mê,
bay bổng, cao cả, nhiệt huyết. Chính vì thế trong thơ Tố Hữu, thiên
nhiên, đất nước, con người đều có thể cất tiếng hát ca: “ Dịng sơng rộn
tiếng ca”, những con đường ca hát, “ nắng chói sơng Lơ hị ơ tiếng hát”…
Chất thơ trong thơ Tố Hữu được thể hiện qua hình ảnh ngơn từ, thể
hiện một thế giới đang bừng sang, bốc cháy, nóng bỏng. Ơng thích những
hình ảnh nóng cháy như ngọn đuốc thiêng liêng, tim ta làm ngọn lửa,
ngọn đèn như trái tim thương nước.
Cảnh vật trong thơ Tố Hữu thường được nảy nở, xinh đẹp tốt cùng”
Căng đầy sức dậy dáng non tơ, đường nở ngực những hàng dương liễu
nhỏ, ga hồng đôi má, cầu thơm mùi sơn, mái trường tươi roi rói ngói
sơn…
Cùng với thế giới ấy phẩm chất con người được mô tả trong trạng thái
đầy đặn, thuần nhất tuyệt đối, bất biến: Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa
chiến. Hồn vẫn tươi vui thơm ngát tình đời. chân kiêu căng khơng thối
bộ bao giờ…” Có thể nói thơ Tố Hữu là tiếng thơ mê say, bay bổng, cao
cả, nhiệt huyết.
Tuy nhiên thơ Tố Hữu lãng mạn cách mạng chủ yếu ở khí phách, ở
cách nhìn, cịn về ngơn ngữ thì cơ bản mang tính chất cổ điển. Điều này
thể hiện trong cách dung từ của tác giả qua một số định ngữ nghệ thuật
7


mang tính chất lãng mạn, tạo ra hình ảnh mới về thế giới: dòng thơ lửa
cháy, cảnh lửa, đảo say, viết những dòng ánh sang màu xanh hi vọng…

Mặt khác thơ Tố Hữu thiên về tạo mê hoặc trong cảm xúc, suy tưởng:
Em là ai, cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay khơng có tuổi
Thủ pháp mê hoặc ấy làm cho thế giới trong mắt nhà thơ vẫn giữ được
tính khách quan, tồn vẹn. nhiệm vụ nghệ thuật của nhà thơ là tạo ra một
cái nhìn say mê bay bổng đối với đời sống chú khơng cải biến nó thành
một thế giới chủ quan.
3. Phương thức biểu hiện
Tố Hữu quan niệm thơ là “tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con
người”. Đó chính là quan niệm về chất thơ trực quan
Với cảm quan cổ điển, Tố Hữu chủ yếu vận dụng ba phương thức tạo
hình ảnh là tương phản, ví von và hơ ứng. Chúng tạo thành phương thức
tư duy thơ tiêu biểu của ông.
Ở Tố Hữu tương phản rất rõ cho thơ trữ tình điệu nói của ông. Nó là
nguyên tắc xây dựng ý thơ, câu thơ, khổ thơ của ơng:
- Tơi muốn viết những dịng thơ tươi xanh
Vẫn nóng viết những dịng thơ lửa cháy
- Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay
Nếu tương phản là nguyên tắc tổ chức chủ yếu làm cho cảm xúc thơ căng
thẳng, sâu sắc, thì ví von là biện pháp mở rộng ý thơ rất cơ bản của Tố Hữu.
Thơ Tố Hữu sử dụng ví von rất nhiều. Ở Tố Hữu, vật mẫu ví khơng chỉ là
điển hỉnh tiêu biểu, mà cái chính là chúng chỉ ra cái hình ảnh lí tưởng, chuẩn
mực mục tiêu, điều khao khát thực hiện của người cách mạng:
Em sẽ đi trên đường ấy thênh thang
Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng…
8


Nhìn chung, ví von của Tố Hữu rất tiêu biểu cho tư duy thơ ơng. Phần nhiều
các ví von khơng làm cho sự vật, con người cụ thể hơn mà là khái quát hơn,

cao hơn, trừu tượng hơn và bóng bẩy hơn.
Cùng với ví von, hơ ứng cũng là một biện pháp nghệ thuật tiêu biểu
của thơ Tố Hữu, bắt nguồn từ truyền thống nghệ thuật lâu đời của thơ ca dân
tộc. Quan hệ thơ và hiện thưc được hiểu như quan hệ hơ ứng tự nhiên giữa
tiếng hót con chim trước mùa quả chín:
Thơ ta ơi, hãy cất cao tiếng hót
Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta
Mùa thu đó đã bắt đầu trái ngọt
Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa
Không những vậy. tâm hồn nhà thơ rung động hô ứng với mọi biểu hiện nhỏ
nhất của đất nước ở cả hai miền và niềm vui trong thơ Tố Hữu cũng là một
niềm vui hô ứng, cả hoa màu, cây cối cũng hô ứng với con người và ngược
lại con người luôn hô ứng với thiên nhiên, đất trời, lịch sử…Tất cả những
hiện tượng đó cho thây hơ ứng là biện pháp nghệ thuật cơ bản của Tố Hữu
làm cho thơ ơng hài hịa, nhịp nhàng, âm vang, đồng vọng.
4. Quan niệm về tiếng vang của thơ
Tố Hữu có một quan niệm sâu sắc về âm vang của thơ: Âm vang của thơ
không phải là âm vang của câu chữ mà là âm vang của tâm hồn.
Biện pháp cơ bản để tạo ra âm vang trong chữ và giữa chữ, giữa dòng của
thơ Tố Hữu là trùng điệp. Nhà thơ sử dụng trùng điệp ở trên tất cả mọi cấp
độ, trùng điệp cả khổ thơ, trùng điệp câu hay cấu trúc nhóm từ, nhưng
thường dung nhất là trùng điệp kiểu câu, điệp vần, điệp chữ, điệp ý.
Có thể nói, tồn bộ sự trùng điệp dày đặc của thơ Tố Hữu có thể quy
vào hai loại: điệp câu và điệp vận.

9


Điệp câu là bản sắc chủ yếu của thơ điệu nói Tố Hữu, làm cho lời thơ húng
biện, đanh thép, hoặc tha thiết, day dứt, êm ái:

Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão.
Tố Hữu cũng lag một nhà thơ cổ điển từ trong cốt tủy, vì thế trong thơ Tố
Hữu có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa điệu thơ này với điệu thơ kia tạo
thành những câu thơ đầy luyến láy như kiểu: “ Nắng chói sơng Lơ hị ơ tiếng
hát”, “ Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”, “ Gió lộng xơn xao,
sống biển đu đưa, mát rượi lịng ta ngân nga thiếng hát”
Loại luyến láy này làm cho tình cảm giao hòa, ý thơ nét hòa quyện thành
một khối, và cả tâm hồn nhà thơ nư cũng nhập vào với thiên nhiên, đất trời
C. Kết luận
Tóm lại thơ Tố Hữu, dù sử dụng nhiều thể thơ cổ truyền như lục bát, bảy
chữ, song thất lục bát…căn bản vẫn là thơ trữ tình điệu nói. Ơng đã đưa lới
nói thường, nhất là lới nói chính trị và tâm tình đầy trang nghiêm, thắm thiết
vào thơ, mở rộng câu thơ tự bên trong, lam cho nó giàu giọng điệu đời sống.
Tố Hữu đã kết hợp nhuần nhuyễn chất thơ bay bổng, say mê hiện đại với lối
cảm thụ thơ có tính chất trực quan cổ truyền, làm cho thơ ông vừa say người
mãnh liệt, vừa trang nghiêm cổ kính. Thơ Tố Hữu đã kết hợp các biện pháp
tương phản ý thức hệ, ví von, ca ngợi, hơ ứng và trùng điệp dày đặc làm
thành một thể thơ thống nhất độc đáo, vừa dân tộc, vừa hiện đại. Thơ Tố
Hữu là nhà thơ âm vang, âm vang của giọng điệu hòa với âm vang của luyến
láy. Chính điều đó đã tạo nên một phong cách thơ Tố Hữu độc nhất vô nhị
của ông. Bằng những tìm tịi, cách tân trong nghệ thuật biểu hiện, Tố Hữu đã
đóng góp thêm một tiếng nói vào thơ ca cách mạng nói riêng và thơ ca dân
tộc nói chung.

10


11




×