Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả tuyển chọn giống mía VN08-259 tại tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.61 KB, 5 trang )

Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA VN08-259 TẠI TỈNH PHÚ YÊN
Lê ị ường1, Cao Anh Đương1,
Võ Mạnh Hùng1, Nguyễn Cương Quyết1, Hồng ị Hạnh1

TĨM TẮT
Tuyển chọn giống mía VN08-259 tại tỉnh Phú Yên được thực hiện trong 2 khảo nghiệm từ tháng 01 năm 2018
đến tháng 12 năm 2019. Khảo nghiệm cơ bản gồm 7 giống mía mới và đối chứng K84-200, được bố trí theo kiểu
khối ngẫu nhiên đầy đủ (CRBD), với 3 lần lặp lại (đánh giá vụ tơ và vụ gốc I). Khảo nghiệm sản xuất gồm 4 giống
triển vọng được rút ra từ khảo nghiệm cơ bản, bố trí kiểu thực nghiệm sản xuất không lặp lại (đánh giá vụ tơ). Kết
quả cho thấy giống VN08-259 sinh trưởng mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh và đổ ngã tốt, khơng hoặc trỗ cờ
ít, lưu gốc khá tốt, chịu hạn, có năng suất cao, đạt trên 90 tấn/ha/vụ và chất lượng tốt, đạt từ 12,94 đến 13,87 CCS.
Năng suất mía quy 10 CCS đạt trên 123 - 127 tấn/ha/vụ, vượt đối chứng trên 44% và tỏ ra phù hợp với điều kiện khí
hậu, đất đai của tỉnh Phú n.
Từ khóa: Giống mía, tuyển chọn, chữ đường (CCS), năng suất mía

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây mía tại Phú Yên được xác định là một trong
những cây trồng chính sau cây lúa, diện tích mía
hàng năm trên 25.000 ha (chiếm gần 21% diện tích
đất nơng nghiệp của tỉnh), mía được trồng chủ yếu
trên đất đồi, đất triền và phần lớn được canh tác nhờ
vào nước trời, do đó năng suất ở đây thường thấp
hơn so với các vùng trồng mía khác trong nước, năng
suất đạt trung bình 60,7 tấn/ha (trong khi cả nước
đạt 64,4 tấn/ha), theo Báo cáo của Cơ quan phát
triển Pháp thì ngưỡng năng suất này còn thấp hơn
rất nhiều so với tiềm năng của vùng (106 tấn/ha),
đây là vùng có tiềm năng phát triển và mở rộng sản
xuất cây mía rất lớn (Bộ Nơng nghiệp và PTNT,


2016; Cơ quan Phát triển Pháp, 1999). Mặt khác
trên địa bàn của tỉnh có 4 nhà máy đường hoạt động
với công suất thiết kế quy hoạch đến năm 2020 là
17.000 tấn mía ngày, năm 2030 là 25.500 tấn mía
ngày (với diện tích tương ứng từ 25.832 ha), nếu ép
trong 120 ngày thì sản lượng mía cần 2.040.000 tấn
và 3.060.000 tấn, để đáp ứng được đủ mía nguyên
liệu cho các nhà máy hoạt động đạt hiệu quả thì năng
suất mía phải đạt 80 tấn/ha trở lên, đây là ngưỡng
khá cao so với khả năng hiện tại của vùng, mặt khác
chất lượng mía nguyên liệu thấp, tỷ lệ thu hồi khơng
cao, chữ đường trung bình của cả tỉnh chỉ mới đạt
9,0 CCS, cơ cấu giống mía chữ đường cao cịn thiếu,
chưa đáp ứng được, vì vậy hiệu quả sản xuất mía và
chế biến đường khơng cao. Khả năng cạnh tranh của
cây mía với các loại cây trồng khác là thấp, diện tích
mía có xu hướng bị giảm dần (Bộ Nơng nghiệp và
PTNT, 2017, 2018).
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tuyển chọn
được các giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt,
1

thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai của tỉnh Phú
Yên là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
VN11-318, VN11-320, VN12-14, VNN01, VN08-16,
VN08-259, VN10-233 và đối chứng K84-200.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo nghiệm cơ bản: Bố trí theo kiểu khối đầy

đủ ngẫu nhiên, gồm 8 cơng thức (mỗi cơng thức
tương ứng với 1 giống thí nghiệm), lặp lại 3 lần, diện
tích mỗi ơ thí nghiệm 48 m2 (4 hàng ˟ 10 m, khoảng
cách hàng 1,2 m), diện tích thí nghiệm 0,25 ha.
- Khảo nghiệm sản xuất: Bố trí dạng thực nghiệm,
khơng lặp lại, diện tích mỗi cơng thức (Giống) thí
nghiệm 0,08 ha (khoảng cách hàng 1,2 m), diện tích
thí nghiệm 0,4 ha.
- Các chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ mọc mầm, sức tái
sinh, sức đẻ nhánh, mật độ cây hữu hiệu, khả năng
chống chịu sâu bệnh hại, đổ ngã, năng suất, chất
lượng và năng suất quy 10 CCS.
- Phương pháp đánh giá: theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 01-131:2013/BNNPTNT về khảo
nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống mía. Số
liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và MSTATC.
2.3. ời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm
2018, thu hoạch vụ mía tơ tháng 12 năm 2018 thu
hoạch vụ mía gốc I tháng 12 năm 2019 tại xã Sơn
ành Đơng, huyện Tây Hịa, tỉnh Phú n và xã
Sơn Giang, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

Viện Nghiên cứu Mía Đường
3


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản
Bảng 1. Khả năng mọc mầm, tái sinh, đẻ nhánh
và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của KNCB
tại Phú Yên trồng tháng 01/2018 (vụ tơ 11 tháng tuổi,
vụ gốc I 12 tháng tuổi)
Vụ tơ
Tỷ lệ
mọc
mầm
(%)

Công thức

Vụ gốc I

Sức đẻ
Sức đẻ
Sức tái
nhánh
nhánh
sinh
(nhánh/
(nhánh/
(%)
cây mẹ)
cây mẹ)

VN08-16

30,44b


1,34b

0,82

0,99bc

VN08-259

41,33

1,56

a

0,82

1,18b

VN10-233

40,22a

1,60a

0,92

0,91cd

VN11-318


29,89b

1,53a

0,82

0,72d

VN11-320

33,56b

1,57a

0,86

1,10bc

VN12-14

32,33b

1,46ab

0,86

0,76d

VNN01


31,78

1,42

ab

0,93

1,65a

K84-200 (Đ/c)

37,89a

1,13c

0,92

0,97c

LSD0,05

4,14

0,17

ns

0,19


CV (%)

6,81

6,70

5,97

10,72

a

b

Ghi chú: Bảng 1, 3, 4, 6: Các chữ cái khác nhau trong
cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác
suất 95%.

Do sau khi trồng bị khô hạn nên tỷ lệ mọc mầm
khá thấp, từ 29 đến 41%. Giống VN08-259 đạt trên
41% và tương đương đối chứng (37,89%). Khả năng
tái sinh gốc đạt từ 0,82 đến 0,93 mầm/gốc và khơng
có sự khác biệt về phương diện thống kê.
Sức đẻ nhánh trong suốt chu kỳ sinh trưởng
vụ tơ và vụ gốc I của giống VN08-259 từ 1,18 đến
1,56 nhánh/cây mẹ và cao hơn khác biệt đối chứng
về phương diện thống kê. Khả năng đẻ nhánh trên
cho thấy VN08-259 là giống mía có khả năng đẻ
nhánh từ mức khá đến cao (QCVN 01-131:2013/

BNNPTNT).
Kết quả theo dõi mức độ sâu hại được thể hiện
trong bảng 2 cho thấy, các giống trong thí nghiệm có
khả năng chống chịu sâu hại ở mức trung bình ở vụ
mía tơ và từ trung bình đến khá trong vụ mía gốc I,
VN08-259 có tỷ lệ cây bị chết do sâu đục thân gây
hại ở mức thấp và thấp hơn so với giống đối chứng
(dưới 8%).
Các giống và đối chứng đều có khả năng chống
chịu bệnh hại khá tốt, chưa thấy xuất hiện bệnh
trắng lá. Các giống VN12-14, VN08-16, VN11-318
bị bệnh than nhẹ. VN08-259 không bị nhiễm bệnh.
Ở cả vụ tơ và vụ gốc I các giống đều chống đổ
ngã khá tốt, không hoặc bị đổ nhẹ, trừ VN12-14 dễ
bị đổ ngã.

Bảng 2. Khả năng khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, trỗ cờ và đổ ngã của KNCB
tại Phú Yên trồng tháng 01/2018 (vụ tơ 11 tháng tuổi, vụ gốc I 12 tháng tuổi)
Vụ tơ

Vụ gốc I

Tỷ lệ cây bị
chết do sâu
hại (%)

Khả năng
chống chịu
bệnh hại


Khả năng
chống đổ ngã

Tỷ lệ cây bị
chết do sâu
hại (%)

Khả năng
chống chịu
bệnh hại

Khả năng
chống đổ ngã

VN08-16

5,69

Tốt

Tốt

5,57

Khá

Tốt

VN08-259


5,78

Tốt

Tốt

4,03

Tốt

Tốt

VN10-233

6,38

Tốt

Tốt

4,64

Tốt

Tốt

VN11-318

6,51


Tốt

Tốt

5,92

Khá

Tốt

VN11-320

6,93

Tốt

Tốt

4,11

Tốt

Tốt

VN12-14

7,46

Khá


Khá

5,06

Khá

Khá

VNN01

5,90

Tốt

Tốt

3,55

Tốt

Tốt

K84-200 (Đ/c)

7,14

Tốt

Tốt


6,11

Tốt

Tốt

Công thức

Kết quả ghi trong bảng 3 cho thấy, mặc dù giai
đoạn làm lóng vươn cao mía bị hạn khá nặng, nhưng
các giống đều có khả năng duy trì mật độ cây khá
tốt. VN08-259 có mật độ cây cao, vụ tơ đạt trên
80 ngàn cây/ha và cao hơn khác biệt so với đối chứng
(67,50 ngàn cây/ha), vụ gốc I đạt ở mức cao trên
4

75 ngàn cây/ha và tương đương đối chứng (73,75 ngàn
cây/ha).
Các giống có khối lượng cây ở mức trung bình
khá, từ 1,20 đến 1,65 kg (vụ tơ) và từ 1,05 đến
1,33 kg (vụ gốc I). VN08-259 đạt từ 1,26 đến 1,41 kg
và cao hơn khác biệt so với đối chứng về phương
diện thống kê.


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất của KNCB trồng tháng 01/2018
(vụ tơ 11 tháng tuổi, vụ gốc I 12 tháng tuổi)
Vụ tơ


Vụ gốc I

Vụ tơ

Mật độ
cây
hữu hiệu
(ngàn
cây/ha)

Khối
lượng
cây
(kg)

Mật độ
cây
hữu hiệu
(ngàn
cây/ha)

Khối
lượng
cây
(kg)

VN08-16

61,25cd


1,38c

64,17cd

1,16cd

VN08-259

82,64

1,41

75,97

1,26

VN10-233

76,25ab

1,36cd

66,45cd

VN11-318

68,19bcd

1,24de


VN11-320

60,56

1,54

Công
thức

a

d

bc

ab

Vụ gốc I

Mật độ
cây
hữu hiệu
(ngàn
cây/ha)

Khối
lượng
cây
(kg)


Mật độ
cây
hữu hiệu
(ngàn
cây/ha)

Khối
lượng
cây
(kg)

VN12-14

69,31bc

1,47bc

68,06bcd

1,21bc

VNN01

64,58

1,65

70,97


abc

1,34a

1,32ab

K84-200 (Đ/c)

67,50cd

1,20e

73,75ab

1,05d

62,65d

1,22abc

LSD0,05

8,22

0,13

7,10

0,12


65,14

1,33

CV (%)

6,82

5,31

5,92

5,54

a

cd

Công thức

abc

ab

cd

a

Bảng 4. Năng suất thực thu và chữ đường của vụ tơ và vụ gốc I của KNCB
trồng tháng 01/2018 (vụ tơ 11 tháng tuổi, vụ gốc I 12 tháng tuổi)

Công thức

Vụ tơ

Vụ gốc I

Tấn/ha

% vượt Đ/c

CCS (%)

Tấn/ha

% vượt Đ/c

CCS (%)

VN08-16

81,60

5,19

11,87

66,53

VN08-259


105,56

36,08

VN10-233

93,89b

21,04

VN11-318

81,18

VN11-320

79,24

VN12-14

cd
a

-3,04

11,85

12,91

a


85,56

24,70

12,96

11,57

79,44ab

15,79

11,62

c

-0,91

12,85

bc

d

4,66

12,27

67,99


d

2,15

11,40

75,07

9,41

11,30

90,42

bc

16,56

11,77

74,51

8,60

12,37

VNN01

98,33


ab

26,77

11,84

ab

83,68

21,96

11,76

K84-200 (Đ/c)

77,57d

-

11,51

68,61c

-3,04

11,94

cd


bc

LSD0,05

10,88

9,59

CV (%)

7,02

7,28

Vụ tơ các giống có năng suất đạt từ 77,57 đến
105,56 tấn/ha, trong đó các giống VN08-259,
VNN01, VN10-233 và VN12-14 có năng suất đạt
trên 90 tấn/ha và vượt đối chứng từ 16,56 đến
36,08%. Vụ gốc I đạt từ 66,53 đến 85,56 tấn/ha,
VN08-259, VNN01 đạt trên 83 tấn/ha và vượt
đối chứng trên 20%, kế đến VN10-233 đạt trên
79 tấn/ha và vượt đối chứng trên 15% (Bảng 4).
Các giống có chữ đường ở mức cao, đạt trên
11,0 CCS, trong đó VN08-259 đạt cao nhất, trên
12,90 CCS và vượt đối chứng từ 1,02 đến 1,40 CCS,
kế đến VN11-318 đạt trên 12,20 CCS và vượt đối
chứng từ 0,76 đến 0,91 CCS.
Năng suất thực thu trung bình 2 vụ của các giống
khá cao, đạt trên 70 tấn/ha, trong đó VN08-259 cao

nhất (đạt 95,56 tấn/ha/vụ) và vượt đối chứng trên
30%, kế đến VNN01 (đạt trên 90 tấn/ha/vụ), vượt
đối chứng trên 24% (Bảng 5).

Bảng 5. Năng suất, chất lượng và năng suất quy 10 CCS
trung bình 2 vụ của KNCB tại Phú Yên trồng tháng
01/2018 (vụ tơ 11 tháng tuổi, vụ gốc I 12 tháng tuổi)
Công
thức

Năng suất
thực thu
Tấn/ % vượt
ha/vụ Đ/c

CCS
(%)

Năng suất
quy 10 CCS
Tấn/ % vượt
ha/vụ
Đ/c

VN08-16

74,06

1,33


11,86

87,82

2,61

VN08-259

95,56

30,74

12,94

123,59

44,39

VN10-233

86,67

18,57

11,60

100,50

17,42


VN11-318

74,58

2,04

12,56

93,47

9,21

VN11-320

77,15

5,56

11,35

87,61

2,35

VN12-14

82,47

12,83


12,07

99,31

16,03

VNN01

91,01

24,51

11,80

107,44

25,52

K84-200
(Đ/c)

73,09

-

11,72

85,59

-


5


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

Các giống có chữ đường cao, tất cả đạt trên
11 CCS, trong đó VN08-259 đạt cao nhất 12,94 CCS,
kế đến VN11-318 đạt 12,56 CCS và cao hơn đối
chứng tương ứng 1,22 CCS và 0,84 CCS.
Do có năng suất cao, chất lượng tốt, VN08-259
có năng suất quy 10 CCS đạt trên 120 tấn/ha/vụ và
cao hơn đối chứng trên 44%, kế đến VNN01 đạt trên
107 tấn/ha/vụ và vượt đối chứng trên 25%,
VN10-233, VN12-14 vượt đối chứng trên 16%.
3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất
Các giống mía mới và đối chứng trong khảo
nghiệm sản xuất đều có năng suất khá cao, dao động
từ 70,14 đến 91,81 tấn/ha, các giống VN08-259,
VNN01, VN10-233 có năng suất đạt trên 80 tấn/ha
và cao hơn khác biệt so với đối chứng (70,14 tấn/ha).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua theo dõi đánh giá khảo nghiệm cơ bản và
khảo nghiệm sản xuất tại Phú Yên cho thấy giống
mía VN08-259 thể hiện nhiều ưu điểm (khả năng
chống chịu sâu, bệnh hại tốt, không bị đổ ngã, khơng
hoặc ít khi trỗ cờ, lưu gốc và chịu hạn tốt) và cho
năng suất, chất lượng cao. Năng suất thực thu trung

bình 2 vụ trong KNCB đạt 95,56 tấn/ha/vụ. Chữ
đường đạt 12,94 CCS, năng suất quy 10 CCS đạt trên
120 tấn/ha/vụ và cao hơn đối chứng trên 44%. Năng
suất thực thu trong KNSX đạt trên 90 tấn/ha, chữ
đường đạt trên 13 CCS, năng suất mía quy 10 CCS
đạt trên 127 tấn/ha, vượt đối chứng 46,01% và tỏ ra
phù hợp với vùng mía của tỉnh Phú n.
4.2. Đề nghị
Cơng bố cho lưu hành giống mía VN08-259 vào
sản xuất của tỉnh Phú Yên.

Bảng 6. Năng suất, chất lượng và năng suất
quy 10 CCS của KNSX tại Phú Yên trồng
tháng 01/2019 (vụ tơ, 11 tháng tuổi)

Tấn/ha

% vượt
đối
chứng

13,87

127,33

46,01

80,83bc

12,38


100,09

14,77

LỜI CẢM ƠN
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn đã cấp kinh phí cho
nghiên cứu này thơng qua đề tài “Nghiên cứu, chọn
tạo giống mía và biện pháp kỹ thuật canh tác cho
một số vùng trồng mía chính”, Viện Nghiên cứu
Mía đường đã cung cấp giống mía làm vật liệu của
nghiên cứu.

VN12-14

77,71cd

11,79

91,60

5,03

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VNN01

87,57ab


11,68

102,30

17,31

K84-200
(Đ/c)

70,14d

12,43

87,21

-

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016. Báo cáo Tổng kết Hội
nghị Mía đường niên vụ 2015/2016. Trong Hội nghị
Tổng kết Mía đường niên vụ 2015/2016, TP. HCM,
ngày 19/7/2016.

Năng
suất
Công thức
thực thu
(tấn/ha)

CCS
(%)


VN08-259

91,81a

VN10-233

LSD0,05

8,38

CV (%)

5,64

Năng suất
quy 10 CCS

Các giống mía mới và đối chứng có chữ đường
đạt trên 11 CCS, trong đó cao nhất là VN08-259 đạt
trên 13 CCS.
Năng suất quy 10 CCS của các giống đạt trên 85
tấn/ha. VN08-259 đạt cao nhất, (trên 127 tấn/ha),
vượt đối chứng ở mức cao (46,01%), kế đến VNN01
vượt đối chứng ở mức khá (trên 17%).

6

Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017. Báo cáo Tổng kết Hội
nghị Mía đường niên vụ 2016/2017. Trong Hội nghị

Tổng kết Mía đường niên vụ 2016/2017, anh Hóa,
ngày 27/9/2017.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018. Báo cáo Tổng kết Hội
nghị Mía đường niên vụ 2017/2018. Trong Hội nghị
Tổng kết Mía đường niên vụ 2017/2018, Tp. Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh, ngày 13/9/2018.
Cơ quan Phát triển Pháp, 1999. Báo cáo Nghiên cứu
ngành mía đường Việt Nam đến 2010-2020.
QCVN 01-131:2013/BNNPTNT. Quy chuẩn Kỹ thuật
Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng
của giống mía.


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

Selection of VN08-259 sugarcane variety in Phu Yen province
Le i uong, Cao Anh Duong,
Vo Manh Hung, Nguyen Cuong Quyet, Hoang i Hanh

Abstract
Selection of VN08-259 sugarcane variety in Phu Yen province was carried out from January, 2018 to December,
2019, including basic testing and production trial. e basic testing was arranged in Completely Randomized
Block Design (CRBD) in two seasons (Plant crop and 1st ratoon) with 3 replications. Four promising varieties were
evaluated on production trial. e results showed that VN08-259 had good characteristics such as germination,
strong tillering, fast growing, high resistance to pests, diseases and lodging, non- owering or rarely, good ratooning,
drought tolerance, high yield (over 90 tons/ha/season) and sugar content was from 12.94 to 13.87 % CCS, the cane
yield was equivalent to 123 - 127 ton/ha/season 10 CCS and higher than the control variety by 44% and VN08-259
sugarcane variety could be suitable for ecological conditions of Phu Yen province.
Keywords: Sugarcane varieties, selection, Commercial Cane Sugar (CCS), cane yield


Ngày nhận bài: 26/3/2020
Ngày phản biện: 07/4/2020

Người phản biện: TS. Lê Quang Tuyền
Ngày duyệt đăng: 02/5/2020

KẾT QUẢ TẠO GIỐNG HOA LAY ƠN CHẤT LƯỢNG CAO
VÀ KHÔNG BỊ KHÔ ĐẦU LÁ BẰNG LAI HỮU TÍNH
Nguyễn

ị Hồng Nhung1, Bùi ị Hồng Nhụy1,
Bùi ị Hồng1, Đặng Văn Đơng 1

TĨM TẮT
Hoa lay ơn (Gladiolus sp.) là loại cây sinh sản hữu tính nhưng được nhân giống bằng phương pháp vơ tính. Giai
đoạn 2015 - 2020, Viện Nghiên cứu Rau quả tiến hành tạo giống lay ơn bằng lai hữu tính từ nguồn vật liệu gồm
25 giống lay ơn được thu thập trong nước và nhập nội. Kết quả đã tạo ra được 3 giống lay ơn mới, GL2-20 có hoa
màu đỏ/vàng, GL2-21 hoa màu hồng, GL2-22 hoa màu hồng cam; hoa đẹp, có từ 15 - 17 hoa/cành, tỉ lệ hoa cho thu
hoạch đạt từ 90,7 - 93,8%; cây sinh trưởng tốt, ít bị bệnh khơ đầu lá.
Từ khóa: Hoa lay ơn, dịng lai, giống mới, lai hữu tính, khảo nghiệm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lay ơn (Gladiolus sp.) thuộc nhóm hoa có củ
quan trọng, là loại hoa cắt được ưa chuộng trên thế
giới và Việt Nam bởi kiểu dáng và màu sắc hoa đa
dạng. Năm 2017, giá trị xuất khẩu củ giống hoa lay
ơn từ Hà Lan đạt khoảng 34,4 triệu euro (Statista,
2019). Ở Việt Nam, hoa lay ơn rất được ưa chuộng
(sản lượng chỉ đứng sau hoa cúc và hoa hồng) và
là loại hoa có tiềm năng xuất khẩu cao. Hoa lay ơn

được trồng từ rất lâu đời và đã hình thành nhiều
vùng sản xuất lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc
Giang, Sơn La, Phú Yên và Đà Lạt. Hiện nay, diện
tích trồng hoa lay ơn chiếm 14% tổng diện tích trồng
hoa cả nước (Đặng Văn Đông, 2014).
Sản xuất hoa lay ơn ở nước ta hiện đang thiếu bộ
giống tốt. Các giống đang trồng ở nước ta chủ yếu
1

được nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc; mặc dù có
màu sắc đa dạng nhưng thích nghi kém, sinh trưởng
yếu, đầu lá bị khô, chất lượng hoa không được như
nơi nguyên gốc. Một số giống địa phương được
nhân giống bằng phương pháp tách củ liên tục qua
nhiêu năm nên giống bị thối hóa và màu sắc chủ
yếu là màu đỏ. Hơn nữa, để giải quyết được vấn đề
bản quyền giống thì tạo giống mới là yêu cầu cấp
bách hiện nay.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Gồm 25 giống hoa lay ơn, có 21 giống nhập nội và
4 giống thu thập trong nước (1 giống từ Hải Phòng,
3 giống từ Bắc Giang). Củ giống có chu vi 10 - 12 cm,
đã được xử lý phá ngủ.

Viện Nghiên cứu Rau quả
7




×