Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích di truyền một số tính trạng chất lượng của giống dưa chuột địa Phương Dương Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.9 KB, 5 trang )

Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

Doyle, J.J. and Doyle, J.L., 1990. Isolation of plant DNA
from fresh tissue. Focus, 12: 13-15.
Kerdelhué, C., Roux, G., Forichon, J., Chambon, J.,
Robert, A. and Lieutier, F., 2002. (Curculionidae:
Scolytinae) on di erent pine species and validation
of T. destruens (woll.). Molecular Ecology, (11):
483-494.
Kyndt, T., Dung, T.N., Goetghebeur, P., Toan, H.T.
and Gheysen, G., 2010. Analysis of ITS of the
rDNA to infer phylogenetic relationships among
Vietnamese Citrus accessions. Genetic resources and
crop evolution, 57(2): 183-192.

Rainer, W. S., 1975. On the history and origin of Citrus.
Bulletin of the Torrey Bonical Club, 102(6): 369-375.
Snkiewicz, M., Gadamski, G. and Gawronski,
S.W., 2001. Genetic variation and phylogenetic
relationships of triazine resisnt and triazine
susceptible biotypes of Solanum nigrum analysis
using RAPD markers. Weed Res., 41: 287-300.
Xu, S-R., Huang, C-Y., Deng, Y-T., Zhou, L-L., Pan,
D-M., and Pan, H-L., 2016. e complete chloroplast
genome sequence of Citrus maxima (Burm.) Merr.
‘Guanximiyou’. Mitochondrial DNA, 5(1): 482-483.

Genetic diversity of pomelo varieties in the Mekong Delta based
on DNA barcode and ISSR markers
Do Tan Khang, Tram i anh Tien, Tran Gia Huy,
Nguyen Van Ay, Tran anh Men



Abstract
Pomelo varieties in the Mekong Delta were examined by sequencing of three DNA barcode regions, including ITS,
ycf1b, psbK-psbI in combination with genetic diversity analysis by ISSR markers. e results indicated that the
pomelo varieties in the study were similar in term of genetic diversity based on analyzing the sequences of ITS, ycf1b
and psbK. e two ISSRK2 and ISSRK22 markers had ampli ed 19 DNA bands, including 11 polymorphic bands
accounting for 57.89% and 8 monomorphic bands for 42.11%, respectively. e marker ISSRK2 could distinguish Da
xanh from Nam Roi and Ruby pomelo varieties. Genetic similarity between Duong Trang and anh Kieu pomelo
varieties was 0.95. erefore, based on the ISSR markers K2 and K22 the polymorphisms of pomelo varieties were
observed. e nding showed the potential of ISSR markers in analyzing genetic diversity of pomelo and could be
used in pomelo breeding.
Keywords: Pomelo variety, genetic diversity, DNA barcode, ISSR marker

Ngày nhận bài: 07/5/2021
Ngày phản biện: 18/5/2021

Người phản biện: TS. Trần Ngọc Hùng
Ngày duyệt đăng: 04/6/2021

PHÂN TÍCH DI TRUYỀN MỘT SỐ TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG
CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT ĐỊA PHƯƠNG DƯƠNG THÀNH
Nguyễn Trường Giang1, Vũ Văn Khuê1,
Lý Nữ Cẩm Duyên1, Lê Đức Dũng1

TĨM TẮT
Ở Việt Nam dưa chuột có lịch sử trồng trọt từ lâu đời. Nhiều giống dưa chuột địa phương được gieo trồng và giữ
giống từ bao đời nay mang nhiều đặc điểm quý. Tại Bình Định hiện còn gieo trồng giống dưa chuột thơm. Để sử
dụng nguồn gen thơm phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột có hương vị của các giống địa phương, khắc
phục nhược điểm vị đắng ở quả thì cần phải hiểu rõ bản chất di truyền của các tính trạng trên. Hai dịng bố mẹ
mang cặp tính trạng tương phản nhau: Dịng thơm có lá mầm đắng (Dương ành) và dịng không thơm với lá mầm

không đắng (S20), được sử dụng làm vật liệu tạo ra các thế hệ F1, F2, BC1. Kết quả phân tích di truyền dựa trên kiểm
định Chi-bình phương (χ2) cho thấy, mùi thơm ở cả lá và quả của giống dưa chuột địa phương Dương ành do một
gen lặn quy định. Vị đắng lá mầm phân ly theo quy luật trội hoàn toàn do 1 gen quy định. Tính trạng vị đắng lá mầm
và mùi thơm ở quả của giống dưa chuột địa phương Dương ành di truyền độc lập với nhau.
Từ khóa: Di truyền, dưa chuột, mùi thơm, vị đắng lá mầm
1

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

24


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam dưa chuột có lịch sử trồng trọt từ
lâu đời. Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là nơi
phát sinh cây dưa chuột (Nguyễn Văn Hiển, 2000),
hiện vẫn đang tồn tại loài hoang dại (C. hardwickii)
được coi là tổ tiên của dưa chuột trồng. Nhiều giống
dưa chuột địa phương được gieo trồng và giữ giống
từ bao đời nay như dưa chuột bản địa của dân tộc
H’Mông (dưa chuột H’Mông), dưa Mán của dân tộc
Dao, dưa Tày, dưa Nùng… Tại Bình Định hiện còn
gieo trồng giống dưa chuột thơm. Giống dưa chuột
địa phương này có đặc tính thích nghi cao, khả năng
sinh trưởng phát triển và chống chịu sâu bệnh hại
tốt, đặc biệt quả có mùi thơm và hương vị đặc trưng.
Nhưng do năng suất thấp, khả năng bảo quản kém,
quả thường bị đắng khi điều kiện canh tác không

thuận lợi nên diện tích trồng giống đặc sản địa
phương này cũng dần thu hẹp.
Chỉ tiêu quan trọng nhất của chất lượng quả
dưa chuột là khơng có vị đắng. Chất gây đắng
Cucurbitacin được tìm thấy ở hầu hết các cây thuộc
họ bầu bí (Cucurbitaceae). Độ đắng của dưa chuột
phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống cũng
như điều kiện trồng trọt (Yasutaka and Hideyuki,
2003; Bienz and ornton, 1989). Kết quả nghiên
cứu của Andeweg và Bruyn (1959) cho thấy, vị đắng
do gen trội Bi (Bitter) kiểm sốt, khi có mặt gen bi
lá và quả dưa chuột khơng có vị đắng kể cả khi điều
kiện bất thuận.
Mặc dù dưa chuột là một loại cây trồng quan
trọng, nhưng gen quy định mùi thơm trong dưa
chuột là khá hiếm gặp. Lá và quả của dưa chuột có thể
có hương thơm của dứa dại (Pandanus amaryllifolius
L.), hoặc hương nếp (Oryza sativa L.), hay mùi thơm
của đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) và đơi khi gặp
cả giống có mùi hương của cây cao lương (Sorghum
bicolor (L.) Moench). Mùi hương trên là do sự kết
hợp giữa các hợp chất hóa học dễ bay hơi 2-acetyl-1pyrroline (2AP). Khi nghiên cứu di truyền của giống
dưa chuột thơm PKT của ái Lan, Pramnoi và cộng
tác viên (2013) đã đi đến kết luận rằng tính trạng
mùi thơm của giống dưa chuột trên do một gen lặn
qui định và đề xuất ký hiệu là fgr.
Mùi thơm ở cây trồng là đặc điểm đặc biệt và có
giá trị lớn. Vì thế việc tạo ra các giống thơm chất
lượng là một mục tiêu chính trong các chương trình
chọn tạo giống. Để sử dụng nguồn gen thơm phục vụ

nghiên cứu chọn tạo các giống dưa chuột có hương
vị của các giống địa phương, khắc phục nhược điểm
vị đắng ở quả thì cần phải hiểu rõ bản chất di truyền
của các tính trạng trên. Xuất phát từ thực tế trên,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu di truyền hương
thơm và vị đắng trên giống dưa chuột địa phương để
làm cơ sở cho lai tạo giống dưa chuột chất lượng cao.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu phục vụ cho nghiên cứu di truyền tính
trạng mùi thơm và vị đắng của giống dưa chuột
địa phương bao gồm: Giống dưa chuột thơm địa
phương Dương
ành (thu thập tại thôn Dương
ành - Phước ắng - Tuy Phước - Bình Định)
có lá mầm đắng, dịng dưa chuột thuần S20 khơng
có mùi thơm và lá mầm khơng đắng, tổ hợp lai F1
( Dương ành ˟ S20), quần thể F2 (Dương ành
Dương
˟ S20)1, BC1 (Dương ành ˟ S20) ˟
ành. Giống dưa chuột thơm địa phương Dương
ành được làm thuần bằng tự thụ bắt buộc trong
3 vụ liên tiếp trước khi lai tạo hạt F 1.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
í nghiệm được bố trí tuần tự khơng nhắc lại.
Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 75 cm, cây cách
cây 40 cm.
Ở cây dưa chuột, vị đắng thể hiện rõ nhất ở lá
mầm, có phần yếu hơn ở các bộ phận khác. Do đó,

việc đánh giá cây khơng có vị đắng được thực hiện
theo phương pháp cảm quan trên các lá mầm.
Phương pháp đánh giá mùi thơm: Lấy 2 g lá
(quả) tươi ngoài ruộng (tại thời điểm 30, 50 ngày
sau trồng) của từng cây. Cắt nhỏ từng mẫu lá (quả)
thành những đoạn dài 5 mm, cho vào ống nghiệm,
ngâm với 10 mL dung dịch KOH 1,7%. Đậy kín ống
nghiệm bằng giấy nhơm để ở nhiệt độ phịng trong
vịng 15 phút. Sau đó đánh giá mùi thơm bằng cảm
quan (Pramnoi et al., 2013).
Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý thống kê bằng
phần mềm Excel 5.0.
Đánh giá tỷ lệ phân ly các tính trạng bằng phương
pháp Chi-bình phương (χ2) của Pearson (1900).
2.3. ời gian và địa điểm nghiên cứu
Các cá thể của các dòng bố mẹ, F1, F2 và BC1
được trồng, đánh giá trong vụ Đông Xuân năm 2017
- 2018 trong điều kiện nhà lưới thuộc Viện KHKT
Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích di truyền tính trạng vị đắng lá mầm
của giống dưa chuột địa phương Dương ành
Tỷ lệ phân ly theo tính trạng vị đắng lá mầm của
các quần thể F1, F2 và BC1 được trình bày tại bảng 1.
25


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

Khi lai giống dưa chuột có lá mầm đắng với dịng bố

có lá mầm khơng đắng cho kết quả toàn bộ con lai
F1 với lá mầm đắng. Kết quả lai hồi giao giữa F1 với

giống mang lá mầm đắng thu được quần thể BC1 có
lá mầm đắng. Như vậy vị đắng lá mầm là do gen trội
quy định.

Bảng 1. Phân tích phân ly tính trạng vị đắng lá mầm của các quần thể dưa chuột
TT

Bố (mẹ)/Quần thể

Sự phân ly theo vị
đắng lá mầm

Tỷ lệ phân ly
lý thuyết

Đắng

Không
đắng

Đắng :
Khơng đắng

9

9


0

9

0

Số cây
phân
tích

ành

χ2

P

1:0

-

 -

9

0:1

-

 -


1

Dương

2

S20

3

F1 (Dương

ành ˟ S20)

9

9

0

1:0

-

 -

4

F2 (Dương


ành ˟ S20)

410

304

106

3:1

0,16

0,5 < P < 0,7

5

BC1 (Dương ành ˟ S20)
˟ Dương ành

18

18

0

1:0

-

-


Quần thể F2 thu được sau khi tự thụ phấn cây
F1 cho kết quả phân ly như sau: 304 cây có lá mầm
đắng: 106 cây có lá mầm khơng đắng (Tỷ lệ phân ly
2,87 đắng: 1 không đắng) tương đương với tỷ lệ phân
ly lý thuyết là 3 đắng : 1 không đắng. Với bậc tự do
df = 1, trị số χ2 thực tế tính được là 0,16 với mức xác
suất sai lầm là 0,5 < P < 0,7 nhỏ hơn nhiều so với trị
số χ20,05 tra bảng là 3,84. Vì vậy giả thuyết đưa ra hoàn
toàn được chấp nhận. Điều này có nghĩa, vị đắng lá
mầm ở giống dưa chuột địa phương Dương ành
do 1 gen trội quy định.

3.2. Phân tích di truyền tính trạng mùi thơm của
giống dưa chuột địa phương Dương ành
Lá và quả của giống dưa chuột địa phương
Dương ành đều có mùi thơm, trong khi đó lá và
quả của dịng dưa chuột S20 khơng có mùi thơm.
Khi lai giống dưa chuột địa phương có mùi thơm với
dịng S20 khơng có mùi thơm ở lá và quả thu được
100% cây F1 khơng có mùi thơm ở cả lá và quả,
chứng tỏ gen quy định mùi thơm là gen lặn.

Bảng 2. Phân tích phân ly tính trạng mùi thơm ở lá và quả của các quần thể dưa chuột

TT

Quần thể

1


Dương

2
3
4
5

ành

Số cây
phân
tích

Sự phân ly
theo mức độ
thơm ở lá
ơm

Khơng
thơm

ơm

Tỷ lệ phân ly
lý thuyết

Không
thơm


ơm :
Không thơm

χ2

P

9

9

0

9

0

1:0

-

-

S20

9

0

9


0

9

0:1

-

-

F1 (Dương
ành ˟ S20)

9

0

9

0

9

0:1

-

-


410

92

318

92

318

1:3

1,55

0,1 < P < 0,5

18

7

11

7

11

1:1

0,94


0,5 < P < 0,7

F2 (Dương
ành ˟ S20)

BC1 (Dương
ành ˟ S20) ˟
Dương ành

Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy, cây có mùi thơm
ở lá đều cho quả có mùi thơm. Phân tích tỷ lệ phân
ly tính trạng mùi thơm của lá và quả dưa chuột cho
thấy, quần thể F2 phân ly với tỷ lệ 92 thơm : 318
26

Sự phân ly
theo mức độ
thơm ở quả

không thơm (1 : 3,5). Giá trị χ2 tính tốn được bằng
1,55 tương ứng với xác suất sai số 0,1 < P < 0,5, nhỏ
hơn nhiều giá trị χ20,05 tra bảng (df = 1, χ2= 3,84). Do
vậy giả thuyết đưa ra hoàn toàn phù hợp. Mùi thơm


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

ở cả lá và quả của giống dưa chuột địa phương
Dương ành do một gen lặn quy định và di truyền
theo định luật Mendel trong lai đơn.

Giả định về kiểu di truyền mùi thơm ở quần thể
F2 được xác nhận bằng phép lai hồi giao. Tỷ lệ phân ly
1 : 1 ở phép lai hồi giao (Backcross) của F1 với giống
dưa chuột thơm địa phương một lần nữa khẳng
định tính trạng mùi thơm trên cây dưa chuột là tính
trạng lặn.
3.3. Phân tích tương tác gen giữa tính trạng vị
đắng lá mầm và mùi thơm ở quả của giống dưa
chuột thơm địa phương Dương ành
Khi lai dòng dưa chuột bố có lá mầm khơng đắng,
quả khơng thơm với dịng mẹ mang cặp tính trạng
tương phản là lá mầm đắng, quả thơm thu được toàn
bộ con lai mang đặc điểm lá mầm đắng, quả khơng

thơm. Phân tích tỷ lệ phân ly kiểu hình của 410 cá
thể F2 thu được 4 nhóm kiểu hình có tỷ lệ phân
ly thực tế là 233 Quả không thơm, lá mầm đắng:
85 Quả không thơm, lá mầm không đắng : 71 Quả
thơm, lá mầm đắng : 21 Quả thơm, lá mầm không
đắng (11,1 : 4 : 3,4 : 1) (Bảng 3). Giả thuyết rằng
tính trạng mùi thơm và vị đắng lá mầm phân ly độc
lập, tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1. Trị số χ2 tính tốn được là 2,31
nhỏ hơn nhiều lần so với trị số χ2 tra bảng (df = 3,
χ20,05 = 7,82). Do đó giả thuyết được chấp nhận. Như
vậy tính trạng vị đắng lá mầm và mùi thơm ở quả của
giống dưa chuột địa phương Dương ành di truyền
độc lập với nhau. Trong đó vị đắng lá mầm do một
gen trội quy định và mùi thơm do một gen lặn quy
định. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp
với các công bố trước đây của các tác giả Andeweg

và Bruyn (1959), Pramnoi và cộng tác viên (2013).

Bảng 3. Phân tích tương tác gen giữa vị đắng lá mầm và mùi thơm của quả dưa chuột
Quần thể F2
Quả không thơm

Quả thơm

Lá mầm
đắng

Lá mầm
không đắng

Lá mầm
đắng

Lá mầm
không đắng

233

85

71

21

Tỷ lệ phân ly
thực tế


Tỷ lệ phân ly
lý thuyết

χ2

P

11,1 : 4 : 3,4 : 1

9:3:3:1

2,31

0,5 < P < 0,7

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

4.1. Kết luận
Mùi thơm ở cả lá và quả của giống dưa chuột địa
phương Dương ành do một gen lặn quy định và
di truyền theo định luật Mendel trong lai đơn. Vị
đắng lá mầm phân ly theo quy luật trội hoàn toàn do
một gen quy định. Tính trạng vị đắng lá mầm và mùi
thơm ở quả của giống dưa chuột địa phương Dương
ành di truyền độc lập với nhau, tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

Nguyễn Văn Hiển, 2000. Giáo trình chọn giống cây

trồng. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 367 trang.

4.2. Đề nghị
Sử dụng nguồn gen thơm từ giống dưa chuột địa
phương Dương ành làm vật liệu chọn tạo giống
dưa chuột thơm chất lượng cao.
Trong chọn giống dưa chuột theo định hướng
chất lượng quả khơng đắng cần sử dụng các giống
dưa chuột có lá mầm khơng đắng làm nguồn vật liệu
lai tạo. Ngồi ra để giảm vị đắng của quả dưa chuột
có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác như:
Quản lý nhiệt độ canh tác; Tưới nước đảm bảo độ
ẩm đất thích hợp (85 - 95%), tránh tình trạng thiếu
nước; Bón phân cân đối giúp cây sinh trưởng phát
triển khỏe mạnh.

Andeweg JM and De Bruyn, 1959. Breeding non bitter cucumbers. Euphytica, 8: 13-20.
Bienz DR and
ornton RF, 1989. Bitterness in
cucumber. Cooperative extension Washington State
University, Pullman Subject code 270A.
Pearson K, 1900. On the criterion that a given system
of deviations from the probable in the case of a
correlated system of variables is such that it can be
reasonably supposed to have arisen from random
sampling. Philosophical Magazine, 50: 157-172.
Pramnoi P, Somta P, Chankaew S, Juwattanasomran
R, Srinives P, 2013. A single recessive gene controls
fragrance in cucumber (Cucumis sativus L.). Journal
of Genetics, 92 (1): 147-149.

Yasutaka Kano and Hideyuki Goto, 2003. Relationship
between the occurrence of bitter fruit in cucumber
(Cucumis sativus L.) and the contents of total nitrogen,
amino acid nitrogen, protein and HMGCoA reductase
activity. Scientia Horticulturae, 98 (1): 1-8.

27


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 05(126)/2021

Genetic analysis of qualitative traits of local cucumber cultivar Duong

anh

Nguyen Truong Giang, Vu Van Khue
Ly Nu Cam Duyen, Le Duc Dung

Abstract

In Vietnam, cucumber has a long history of cultivation. Many local cultivars of cucumbers with valuable traits
have been cultivated and preserved for generations. In Binh Dinh province, fragrant cucumber cultivars are still
cultivated. In order to use fragrant genetic resources for breeding of cucumber varieties, which retains fragrant
trait and eliminates the bitterness in the fruits of the local cultivars, it is necessary to understand the inheritance of
the above traits. Two parental lines with contrasting traits: Fragrant and bitter cotyledon line (Duong anh) and
non-fragrant and non-bitter cotyledon line (S20), were used as materials to examine the segregation ratios of the
F1, F2 and BC1 progeny. e results of genetic analysis based on Chi-squared test (χ2) showed that the fragrance in
both leaves and fruits of local cucumber Duong anh cultivar is controlled by a recessive gene. e bitterness in
cotyledons is a dominant trait controlled by a single gene. e bitterness in cotyledons and the fragrance of the local
cucumber Duong anh cultivar are inherited independently.

Keywords: Bitterness of cotyledons, cucumber, fragrance, genetics

Ngày nhận bài: 11/3/2020
Ngày phản biện: 22/4/2020

Người phản biện: TS. Tô ị
Ngày duyệt đăng: 02/5/2020

u Hà

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CỦA PROTEIN GIÀU METHIONINE
THÔNG QUA SÀNG LỌC HỆ PROTEIN CỦA SẮN
Chu Đức Hà1, Nguyễn Hà My2, Nguyễn Chí anh3, Phạm ị Dung3,
Nguyễn Quốc Trung 3, Phạm Phương u 2, Lê ị Ngọc Quỳnh4,
Hà ị Quyến1, Lê ị Hiên1, La Việt Hồng2

TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, thơng tin về nhóm protein giàu Methionine (Methionine-rich protein, MRP) đã được tìm
hiểu một cách đầy đủ trên cây sắn (Manihot esculenta) bằng các công cụ tin sinh học. Kết quả đã xác định được tổng
số 155 MRP, với tiêu chí kích thước ≥ 95 axít amin và hàm lượng Met ≥ 6%. Trong đó, 52 (trên tổng số 155) MRP
chưa được chú giải chức năng ở sắn. Phân tích cho thấy các MRP chưa rõ chức năng có đặc tính lý hóa đa dạng. Dự
đốn vị trí phân bố nội bào đã chỉ ra rằng các MRP có thể nằm ở lục lạp, ty thể và hệ thống bao gói. Đáng chú ý, các
gen mã hóa MRP chưa rõ chức năng có biểu hiện khác nhau trên các cơ quan chính trên cây sắn. Kết quả của nghiên
cứu này đã cung cấp những dẫn liệu quan trọng cho việc tìm hiểu cơ chế đáp ứng bất lợi phi sinh học của cây sắn.
Từ khóa: Cây sắn (Manihot esculenta), protein giàu Methionine, đặc tính lý hóa, tin sinh học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các điều kiện bất thuận, như bất lợi về nguồn
nước, bất lợi về nhiệt độ và nhiễm kim loại nặng,
được xem là yếu tố gây tác động lớn đến sinh trưởng

và phát triển của cây trồng. Cụ thể, bất lợi phi sinh
học gây ra rối loạn các quá trình sinh lý, điển hình
như kìm hãm khả năng nảy mầm, giảm quang hợp,
khiến cây trồng chậm phát triển và gây thiệt hại
khoảng 50% năng suất. Nhóm yếu tố bất lợi phi sinh
học này được ghi nhận là nguyên nhân chính gây

nguy hại cho sản xuất nơng nghiệp bền vững và đe
dọa tình hình an ninh lương thực ở Việt Nam.
Ở cấp độ tế bào, tác động của bất lợi phi sinh
học làm gia tăng quá mức các dạng ôxi phản ứng
(reactive oxygen species, ROS) trong tế bào (Huang
et al., 2019). Sự dư thừa của gốc ROS có thể tạo ra
những biến đổi trên phân tử của protein, đặc biệt là
ơxi hóa gốc Methionine (Met) cấu trúc (Kim et al.,
2014). Các protein giàu Met (Methionine-rich protein,
MRP) được xem là một trong những phân tử mẫn

Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3
Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; 4 Bộ môn Công nghệ Sinh học, Đại học
1
2

28

ủy lợi




×