Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

về vai trò của tư duy phản biện và những yêu cầu cho việc giảng dạy ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 4 trang )

Giáo Dục & Đào Tạo
Quyết định số 240/ QĐ-Ttg

ThS. Đỗ Kiên Trung

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

ư duy phản biện
(Critical thinking) hay
bất cứ một hình thức
nào khác của tư duy
(như tư duy sáng tạo)
đều thuộc địa hạt của
quá trình tư duy của
con người, mà trong
đó, não trạng của con
người vận động với
sự kết hợp của cảm
xúc để đưa ra những
nhận định, phán đoán,
đánh giá,… cho hoạt
động của con người
trước những tác động
của hiện thực. Trong
bài viết này, chúng
ta sẽ luận chứng cho
việc cần thiết phải xây
dựng năng lực tư duy
phản biện (vốn không
phải bẩm sinh) trong
hoạt động tư duy cũng


như thực tiễn của con
người.
Từ khoá: Tư duy
phản biện, não trạng,
vận động, cảm xúc,
hiện thực, thực tiễn
của con người

80

1. Vai trò của Critical thinking

Tư duy phản biện (critical
thinking) là mơn học tìm hiểu sự
vận động, những đặc điểm cũng
như những hạn chế mang tính quy
luật của tư duy, qua đó cung cấp
cho người học nhận thức về thực
chất của quá trình tư duy và trang
bị những phương pháp khoa học
giúp chủ thể đưa ra được những
nhận định, phán đoán hợp lý cho
hoạt động thực tiễn.
Tầm quan trọng của tư duy
phản biện xuất phát từ bản chất
của quá trình tư duy, quá trình này
vốn ẩn chứa quá nhiều những yếu
tố chủ quan lẫn sự tác động của
nhân tố khách quan nên rất thường
dẫn đến những phán đốn hay kết

luận khơng chính xác. Tư duy phản
biện đóng vai trị như một cơng tố
viên, chỉ ra những thiếu sót thường
gặp trong q trình tư duy và đưa
ra những kiến giải cho một sự lựa
chọn tối ưu có thể có.
Tư duy là q trình trong đó cá
nhân diễn đạt và tổ chức những ấn

PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 5 (15) - Tháng 7-8/2012

tượng mang tính cảm giác để giải
thích về mơi trường của họ. Một
q trình tư duy chỉ có thể diễn ra
khi phản đảm bảo sự có mặt của 3
đối tượng: chủ thể (con người), đối
tượng (thế giới khách quan trong
đó bao gồm cả con người) và tình
huống tác động đến tư duy. Bản
thân 3 đối tượng này khơng hồn
hảo, ln có những sai lầm và vì
thế bản thân tư duy ln có những
thiếu xót.
1.1. Về đối tượng tư duy.
Vốn dĩ, thế giới khách quan là
cái vốn có, khơng tồn tại một thước
do chủ quan nào có thể kết luận
thế giới khách quan khiếm khuyết
hay hoàn chỉnh như thế nào, tất cả
những nhận định đó đều thuộc về

năng lực cảm quan của con người.
Tuy nhiên, để quá trình tư duy
diễn ra, thế giới khách quan phải
tác động vào não trạng của chủ
thể (con người) dưới dạng những
tín hiệu (hình ảnh, âm thanh, mùi
vị,…). Vấn đề ở chỗ, năng lực tiếp
nhận và cấu tạo các giác quan của


Giáo Dục & Đào Tạo
con người có hạn nên những tín
hiệu từ thế giới khách quan thường
bị bóp méo, biến dạng. Có 4 hình
thức biến dạng về đối tượng tư
duy:
Thứ nhất, tương quan vật nền.
Mọi nhận định của con người về
sự vật đều phải đặt sự vật đó trong
mối tương quan với các sự vật
khác, điều này nói lên mối quan
hệ tác động qua lại giữa các sự vật
trong hiện thực. Tuy nhiên, tùy vào
việc chúng ta lấy sự vật nào làm
nền thì cách nhận thức và tư duy
của chúng ta về sự vật đó sẽ theo
nhiều cách khác nhau.
Thứ hai, tư duy đóng khn
(stereotyping). Trong q trình tư
duy, những đối tượng có những đặc

trưng giống nhau, có những tính
chất tương tự nhau thì chúng ta có
xu hướng nhóm chúng lại với nhau.
Mục đích là để chúng ta có một cái
nhìn tổng thể, khái quát về sự vật,
đồng thời đơn giản hóa nhóm đối
tượng, và quy những đặc trưng của
nhóm cho từng cá thể đơn lẻ. Điều
này dễ dẫn tư duy của chúng ta đến
chỗ khái quát hóa một cách vội vã
và đánh mất đi những nét độc đáo
đặc sắc của từng cá thể.
Thứ ba, nhóm khơng gian gần.
Khi chúng ta tiến hành quá trình
tư duy, đối tượng xung quanh tác
động đến quá trình này rất nhiều về
số lượng, đa dạng về chủng loại,
vì thế chúng ta thường có khuynh
hướng nhóm những đối tượng ở
gần nhau (về khơng gian) lại với
nhau và quy cho những nhóm ấy
những điểm chung mà nhờ đó,
những đối tượng trong nhóm có
thể đứng gần nhau về mặt không
gian.
Thứ tư, sự thiếu hụt thông tin về
đối tượng. Rõ ràng trong q trình
tư duy, thơng tin từ sự vật đến với
chúng ta khơng bao giờ đầy đủ;


chính vì thế chúng ta bắt buộc phải
thêm vào những dữ liệu để làm đầy
đủ (trong khả năng có thể) thơng
tin về đối tượng. Thói quen này dễ
dẫn đến nhận định sai lầm vì thơng
tin được thêm khơng phải lúc nào
cũng đúng.
1.2. Về chủ thể tư duy (con
người).
Bản thân con người là một thực
thể khơng hồn hảo cả về mặt cấu
tạo sinh học cho đến năng lực tư
duy. Tất cả những giới hạn đó góp
phần hạn chế việc chúng ta nhận
thức về đối tượng một cách hoàn
chỉnh và đúng với thực chất của đối
tượng; khơng những thế, trong q
trình tư duy, rất nhiều những yếu tố
chủ quan và khách quan tác động
đến chủ thể tư duy, khiến chúng ta
có những phán đốn và nhận định
sai lệch. Có 4 nhân tố tác động đến
chủ thể tư duy:
Thứ nhất, động cơ (motivation).
Một hành động sẽ được thực hiện
hiệu quả hay không đều dựa trên
động cơ của chủ thể khi bắt đầu tư
duy và đưa ra phán đoán cho hành
động. Cùng một đối tượng, cùng
một chủ thể tư duy nhưng khi động

cơ khác nhau thì tư duy và hành
động sẽ khác nhau.
Thứ hai, lợi ích (benefit). Tất cả
mối quan hệ giữa người với người,
mọi hoạt động trong tiến trình vận
động của cá nhân, cộng đồng, xã
hội đều xoay quanh lợi ích, mà
quan trọng nhất là lợi ích kinh tế.
Thứ ba, kinh nghiệm và trình
độ (experience and knowledge).
Những kiến thức được trang bị và
những trải nghiệm đã qua sẽ hình
thành một hệ quy chuẩn trong tư
duy và chi phối hành vi của mỗi cá
nhân.
Thứ tư, mong đợi (expectation).
Mọi người đều thấy điều mà họ
mong muốn được thấy. Những gì

mà chúng ta tin thì chúng ta sẽ áp
đặt vào những thứ phù hợp với niềm
tin hay mong đợi của chúng ta, và
sau đó, chúng ta gán cho những
thứ chúng ta nhận thức những ý
nghĩa phù hợp với sự mong đợi của
chúng ta.
1.3. Về tình huống (hồn cảnh).
Quá trình tư duy phụ thuộc rất
nhiều vào tình huống (hồn cảnh)
mà trong đó chủ thể tư duy nhận

thức về đối tượng tư duy. Tùy vào
tình huống khác nhau mà tư duy
của chúng ta về đối tượng sẽ khác
nhau cho dù cùng một chủ thể và
cùng một đối tượng tư duy.
Ba nhân tố trong quá trình tư
duy (chủ thể, đối tượng và tình
huống) đều chứa trong bản thân nó
những khiếm khuyết hay thiếu sót
có thể dẫn đến việc chúng ta đưa
ra những nhận định hay phán đốn
sai lầm. Vì vậy, tư duy phản biện
(critical thinking) sẽ phải đóng vai
trị hữu dụng ở đây.
Thực chất của quá trình tư duy
là khi thơng tin từ đối tượng đến
với chủ thể, nó làm bung ra (burst)
hàng loạt những khả năng có thể có
về đối tượng, hiện thực cuộc sống
rất ít khi cho chủ thể thời gian và
điều kiện đầy đủ để đưa ra một
giải pháp hồn chỉnh nhất; vì vậy,
căn cứ vào những dữ liệu cộng với
những khả năng vốn có trong chủ
thể (kinh nghiệm, trình độ, niềm
tin, v.v.) mà chủ thể đưa ra những
sự lựa chọn cho mình. Sau đó, chủ
thể sẽ cố gắng biện minh cho sự
lựa chọn đó bằng rất nhiều những
phương tiện bổ trợ (facilities) khác

mà trước đó, chủ thể không kịp vận
dụng.
Tư duy phản biện không những
giúp chủ thể tư duy có một phương
pháp tư duy độc lập mà cịn có thể
giúp nhìn nhận ra những hạn chế
và những sài lầm dễ mắc phải trong

Số 5 (15) - Tháng 7-8/2012 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

81


Giáo Dục & Đào Tạo
quá trình tư duy, tất cả nhằm giúp
cho chủ thể tư duy đưa ra những
nhận định, phán đốn tối ưu (chứ
khơng phải là tối đa) nhất có thể có
nhằm phục vụ lợi ích của chủ thể
và xa hơn là của cộng đồng.
Có thể tóm lại rằng quá trình tư
duy gồm 3 nhân tố tạo thành vốn dĩ
đã ẩn chứa nhiều thiếu sót và việc
đưa ra những nhận định và phán
đoán cho hành động sẽ mang nhiều
rủi ro. Vì vậy, tư duy phản biện
(critical thinking) vừa đóng vai trị
là người phản biện cho q trình

của bản thân trong q trình tư

duy.
- Nhận thức về những giới hạn
thơng tin từ đối tượng.
- Nhận thức về những tác động
của tình huống (hồn cảnh).
(Ba vấn đề này đã được phân
tích ở phần 1).
Nhận thức về tính tương đối của
lập luận và tính khơng hồn thiện
của nhận định. Điều này khơng
những giúp phá vỡ tảng băng đang
đóng cứng quanh tư duy cố hữu của
người học mà còn chỉ ra rằng tất cả

Tư duy phản biện như một cú đánh mạnh vào
những bức tường thành kiên cố và bảo thủ của
tư duy định kiến.
tư duy đó, vừa cung cấp một trong
những phương pháp hữu ích cho
q trình tư duy được diễn ra trong
trạng thái tối ưu nhất có thể có.
2. Về những yêu cầu cho việc
giảng dạy Critical thinking ở VN

Những đã nêu ở phần khái niệm,
Critical thinking với tư cách là một
môn học sẽ cung cấp cho người
học về mặt nhận thức và về mặt
phương pháp. Đây cũng là 2 mục
tiêu quan trọng mà bất cứ môn học

nào cũng phải hướng tới; cái làm
nên sự khác biệt ở đây là những vấn
đề nhận thức nào và những phương
pháp nào mà critical thinking đem
lại cho người học mà với nó (những
nhận thức và phương pháp) người
học có thể đưa ra những nhận định,
phán đoán cho hành động đạt được
những hiệu quả mà critical thinking
hướng tới.
2.1. Về mặt nhận thức:
Critical thinking phải trang bị
cho người học
- Nhận thức về những giới hạn

82

những nhận định, phán đoán hay
lập luận đều là sản phẩm thuần túy
của tư duy con người, với những
hạn chế cũng như những rào cản
khách quan lẫn chủ quan thì khơng
thể và khơng có sự tồn tại của một
lập luận hồn tồn đúng, một trưng
dẫn hồn tồn chính xác hay một ý
kiến hoàn hảo. Mặt nhận thức này
cũng giúp bắc cầu qua vấn đề tiếp
theo đó là…
Nhận thức về tính đa dạng của
sự lựa chọn cũng như tính thống

nhất trong sự khác biệt. Mặt nhận
thức này hướng người học đến việc
hình thành một thói quen cũng như
một phong cách tư duy, đó là khi
một vấn đề hay sự kiện đến với ta
và phải giải quyết hay đưa ra nhận
định, tất cả luôn có nhiều hơn 1 sự
lựa chọn cho hành động khi chủ
thể buộc phải đưa ra. Vấn đề không
phải nằm ở chỗ chúng ta phải tìm
hiểu hết tất cả những sự lựa chọn
mà điều cốt yếu là phải xác định
được tính thống nhất cũng như sự

PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 5 (15) - Tháng 7-8/2012

khác biệt giữa những sự lựa chọn,
và đưa ra được đáp án tối ưu nhất
có thể có cho bản thân trong những
trường hợp cụ thể.
2.2. Về mặt phương pháp (công
cụ, kỹ năng):
Critical thinking cung cấp cho
người học những kỹ năng:
- Xác định ý kiến bản thân.
Điều này tưởng chừng như đương
nhiên trong bất cứ một lớp học về
tư duy nào, nhưng đối với sinh viên
VN thì chúng ta gặp một rào cản
ở điểm này. Sinh viên VN không

được rèn luyện kỹ năng tranh luận
trong trường phổ thơng, nếu có thì
cũng rất ít, vì thế, trong những buổi
tranh luận trên lớp, sau một thời
gian thảo luận và phản biện, bản
thân sinh viên rất khó xác định đâu
là ý kiến, quan điểm của mình, đâu
là ý kiến hay nhận định của người
khác; sinh viên gần như bị cuốn
vào một mớ bòng bong của những
ý kiến, luận điểm chung chung mà
khơng của bất kỳ ai. Vì vậy, người
đứng lớp cần phải hướng dẫn cho
người học xác định ý kiến của bản
thân cũng như xác định sự tương
đồng và khác biệt giữa các ý kiến
khác, đây cũng là kỹ năng thứ 2…
- Tìm sự khác biệt cũng như nét
tương đồng trong những nhận định
của người xung quanh với quan
điểm của mình. Kỹ năng này giúp
người học tránh việc sa vào những
cuộc tranh luận khơng cần thiết và
thiết lập những nhóm ý kiến tương
đồng để người học tự xây dựng và
bổ sung cho ý kiến của nhau, giúp
cho cuộc tranh luận đi đến mục tiêu
chung.
- Mọi quan điểm đều phải dựa
trên những luận chứng và luận cứ

tin cậy và có thể kiểm chứng. Đây
là một kỹ năng rất quan trọng đối
với người học critical thinking, điều
này không những giúp tránh những


Giáo Dục & Đào Tạo

thói quen tư duy cố hữu của người
VN như: “Có người nói rằng…”,
“Nhiều người cho rằng…”,
“Chúng tơi thấy rằng…”,… Tất cả
đều là một cách nói khác của một
lập luận được đưa ra mà không cần
chứng minh hay luận cứ, nhằm che
đậy ý kiến của cá nhân. Kỹ năng
này luôn phải được thuấn nhuần
trong một lớp học critical thinking,
khi bất cứ một quan điểm nào được
đưa ra thì nó phải được chứng minh
bằng những luận chứng, luận cứ từ
những nguồn thông tin đáng tin cậy
và trên hết là có thể kiểm chứng
được. Điều này khơng những giúp
tránh những lỗi ngụy biện mà cịn
giúp người học có một tác phong
làm việc nghiêm túc và cẩn thận.
- Nhận ra và tránh những lỗi
ngụy biện trong tư duy. Những lỗi
ngụy biện này thường mắc phải

một cách vơ tình do thói quen tư
duy, tuy nhiên vẫn có những người
nắm được phương pháp ngụy biện
và khéo léo vận dụng nó vàp trong
tranh luận. kỹ năng này giúp người
học tranh những lỗi ngụy biện đó
là nhận ra những lỗi ngụy biện từ
người xung quanh khi đưa ra nhận
định.
Nơi kiểm tra chắc chắn nhất

của mọi nhận định luôn là thực
tiễn. Mọi nhận định hay phán đoán
suy cho cùng cũng là sản phẩm
của tư duy, và vì vậy nó đã chứa
trong nó khả năng đúng hoặc sai, vì
vậy, tất cả mọi nhận định hay phán
đốn đều phải được kiểm chứng
trong thực tiễn để có thể kết luận
chính xác. Tuy nhiên, cần phải lưu
ý rằng bản thân những nhận định
đã được kiểm tra đúng trong thực
tiễn thì cũng mang tính tương đối
và tuyệt đối, vì một quan điểm hơm
nay khơng chính xác nhưng có thể
ngày mai sẽ được chứng minh là
đúng, và ngược lại, một quan điểm
ngày hơm qua đúng thì khơng chắc
chắn rằng hơm nay và ngày mai
vẫn ln đúng.

3. Kết luận

Tóm lại, q trình tư duy diễn
ra vô cùng phức tạp, ẩn chứa nhiều
rủi ro cho việc đánh giá, nhận định;
cộng với việc thực tiễn cuộc sống
ln vận động và biến đổi nhanh
chóng khiến cho bản thân chủ thể
tư duy (con người) sẽ gặp nhiều
khó khăn trong việc đưa ra quan
điểm, đánh giá cho hành động dưới
sức ép của thời gian và những mối
quan hệ lợi ích khác. Tư duy phản
biện như một cú đánh mạnh vào

những bức tường thành kiên cố và
bảo thủ của tư duy định kiến, phá
vỡ nó và đưa ra những kiến giải
cho những khả năng nhận thức
tối ưu có thể có. Nó khơng những
trang bị những nhận thức được
thấm nhuần trong tư duy, trở thành
một phong cách hay thói quen tư
duy phản biện, mà còn trang bị
những phương pháp, kỹ năng giúp
người học có đủ những điều kiện
cần thiết để đối diện với hiện thực
cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đặc
sắc và không lặp lạil
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Brooke Noel Moore, Richard Parker,
Critical Thinking, Mc Graw – Hill, 2005.
Julian Huxley, Bronowski, Gerald Barry,
James Fisher, The Growth of Ideas, Aldus
books limited Publisher, London 1965.
Samuel Enoch Stumpf, Socrates To
Sartre, A History Of Philosophy, Mc Graw
– Hill Inc. 1999.
Saxe Commins, Robert N.Linscott,
Man & Man, The Social Philosophers,
Washington Square Publisher, 1990.
Sylvan Barnet, Hugo Bedau, Critical
Thinking, Reading and Writing: A Brief
Guide to Argument, Bedford/St. Martin,
2007.

Số 5 (15) - Tháng 7-8/2012 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP

83



×