Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tìm hiểu bệnh lở mồm long móng (FMD) trên động vật đề xuất biện pháp phòng bệnh cho hệ thống chăn nuôi (heo, trâu bò, dê, cừu) tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.13 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2

Tên đề tài:
TÌM HIỂU BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (FMD) TRÊN ĐỘNG VẬT ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP PHỊNG BỆNH CHO HỆ THỐNG CHĂN NI (HEO, TRÂU BÒ
DÊ CỪU) TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Ngành: Thú y
Lớp: K62B – thú y

Khoa: Nông học

Đồng nai 2021

1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LMLM

Lở mồn long móng

OIE



Office Internatinal Epizooties

PCR

Polymerase Chain Reaction

RT - PCR

Reverse Trancrption Polymerase Chain Reaction

RNA

Acid Ribonucleic

VP

virus protein

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

BHK

Baby Hamster kidney


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2. 1. Cấu tạo bên ngồi virus LMLM............................................................... 4
Hình 2. 2. Bộ gen RNA của virus LMLM................................................................. 4
Hình 2. 3. Cơ chế sinh bệnh LMLM......................................................................... 7
Hình 2. 4. Bệnh tích và triệu chứng trên heo bị LMLM........................................... 9
Hình 2. 5. Bệnh tích và triệu chứng trên trâu,bị bị LMLM...................................... 9
Hình 2. 6. Biểu đồ so sánh tình hình dịch bệnh LMLM 8 tháng đầu năm 2020 so
với cùng kì năm 2019.............................................................................................. 13
Hình 2. 7. Biểu đồ so sánh tình hình dịch bệnh LMLM 8 tháng đầu năm 2020 so
với cùng kì năm 2019.............................................................................................. 14
Hình 2. 8. Đàn heo giống chất lượng cao của Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân
Phú (xã Xuân Phú)................................................................................................... 16


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm biểu hiện qua:
lây lan rất nhanh trên phạm vi rộng, không chỉ lây qua con đường tiếp xúc giữa động vật
khỏe với động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều đường khác nhau kể cả qua khơng khí,
gây bệnh trên động vật móng guốc chẵn như: trâu, bị, dê cừu, hươu, nai, … Vì thế, bệnh
phát tán rất nhanh gây nhiều thiệt hại, hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và bảo vệ
mơi trường.
Do tính chất nguy hiểm của LMLM nên Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã bắt buộc
các nước thành viên phải khai báo khi có dịch LMLM xảy ra.
Tại Việt Nam, đến nay bệnh đã xuất hiện, lưu hành và gây bệnh ở gia súc trên 100 năm. Giai
đoạn đầu, bệnh xuất hiện và gây dịch ở phạm vi nhỏ, nhưng sau đó lây rộng ra phạm
vi
cả nước. Đặc biệt việc vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động
vật hiện nay vẫn còn chưa chặt chẽ nên tạo điều kiện cho mầm bệnh phát tán.
Song song với đó là một số hạn chế về tài chính và luật pháp cũng như nhân lực,
việc ngăn chặn khống chế, thanh tốn bệnh LMLM sẽ khó khăn, phức tạp, lâu dài
và tốn kém. Đòi hỏi sự quan tâm quản lí chặt chẽ của các ngành và sự hiểu biết ý

thức của người chăn ni trong việc phịng chống bệnh LMLM.

Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, chúng tơi tiến hành thực hiện
đề tài: “tìm hiểu bệnh lở mồm long móng (FMD) trên động vật đề xuất
biện pháp phịng bệnh cho hệ thống chăn ni (heo, trâu bò dê cừu)
tại địa phương”


PHẦN 2. Tìm hiểu bệnh lở mồm long móng (FMD) trên động vật đề xuất biện
pháp phòng bệnh cho hệ thống chăn ni (heo, trâu bị dê cừu) tại địa phương
2.1. Bệnh lở mồm lonh móng
2.1.1. Lịch sử và sự phân bố bệnh
Năm 1544 ổ dịch đầu tiên được ghi nhận tại Bắc Itali, Pháp, Anh và sau đó lan
sang các nước khác ở Châu Âu. Tuy nhiên phải tới những năm đầu thế kỉ 19, người ta
mới công nhận tính truyền nhiễm mạnh của nó.
Trong các năm từ 1870 đến 1929, tại Mỹ đã xuất hiện 8 ổ dịch LMLM mà chủ yếu
là do nhập khẩu trâu bò mắc bệnh từ các nước khác.
Tại khu vực Bắc Mỹ, bệnh LMLM xảy ra ở Canada năm 1870 sau đó lần cuối
cùng xuất hiện vào năm 1951-1952, tại Mexico vào năm 1946-1954. Các nước Trung Mỹ
và vùng Caribe như Panama không có bệnh này.
Trong những năm từ 1890-1900, Loeffer và Fosch đã xác định đươc nguyên nhân
gây bệnh LMLM là một virus qua lọc. Việc nghiên cứu bệnh có những thận lợi hơn khi
Waldman và Pape chứng minh được tính cảm thụ của chuột lang với virus LMLM.
Những năm đầu thập niên 1920, có rất nhiều khám phá mới về virus LMLM: năm
1922 Vale’e và Care’ tìm thấy tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống virus (type
O và A), năm 1926 Waldman và Trautwein tìm ra virus type C, cùng năm Lawrence phát
hiện ra type SAT1, SAT2, SAT3 từ các bệnh phẩm từ Châu Phi gửi đến phịng thí nghiệm
Pibright, type Asia 1 từ các bệnh phẩm Ấn Độ, Miếng Điện, HongKong.
Từ đầu thế kỉ XX hình hình bệnh LMLM như sau:
Châu Mĩ: bệnh xuất hiện tại Mỹ trong các năm 1902, 1908, 1914, 1929 và 1932,

tại Mexico năm 1946, tại Canada năm 1952, tại nhiều nước Nam Mĩ như Argetina 1953.
Châu Phi: xuất hiện tại Nam Phi và Bắc Phi.
Châu Âu: năm 1951 bệnh xuất hiện tại Tây Đức sau đó lan sáng các nước khác
như Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Anh, Italia, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Ba
Lan kéo dài cho đến những năm 1953-1954.
Châu Á: bệnh phát ra tại Ấn Độ năm 1929, 1952, tại Myanma năm 1948, Thái
Lan, Indonesia, Camouchia năm 1952, Trung Quốc năm 1951.
Những năm từ 1926-1936 nhiều quốc gia đã nỗ lực nghiên cứu vaccin, thành lập
các chương trình phịng chống bệnh LMLM. Trong giai đoạn 1937-1939 Waldnam và
Kobe thành công trong việc chế tạo vaccin vo hoạt bằng Formol hấp thụ keo phèn đã mở
ra một thời kì mới trong cơng cuộc phịng chống bệnh LMLM trên tồn thế giới.


Năm 1947, một loại Vaccin được nuôi cấy trên tế bào thượng bì lưỡi bị đã nhanh
chóng được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia công nghiệp như Hà Lan, Pháp, Đức. Kĩ
thuật chế vaccin cũng được năng cao nhờ nhiều phương pháp nuôi cấu virus mới.
2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
2.1.2.1. Phân loại
Virus LMLM có 7 type: O; A; C; Asia 1; SAT1; SAT2; SAT3, các type này gây ra
bệnh ở động vật với các triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng không gây miễn dịch
chéo cho nhau.
O; A; c là 3 type gây bệnh phổ biến trên thế giới.
Typ Asia 1 thường gây bệnh ở lục địa châu Á. Các type SAT1, SAT2, SAT3
(Southern Aírica n Territories) thường gặp ở vùng Nam Phi.
Ở Việt Nam đã phát hiện type O; type A; và Asia 1 nhưng type thường gặp là type
O.
-Các typ LMLM này lại chia thành nhiều biến chủng (Subtyp) khác nhau. Như A
có A1, A2, A 3 . . . Type O có O1, O2, O3, …
Do có nhiều type như vậy và các typ lại không gây miễn dịch chéo cho nhau nên
trong một vụ dịch trâu bị có thể mắc bệnh nhiều lần với các subtyp khác nhau.


2.1.2.2. Hình thái, cấu trúc


Là cấu trúc đối xứng khối 20 mặt,
gồm 1 sợi RNA mạch đơn chứa 8500
nucleotide được đóng gói trong một vỏ
protein được tạo thành từ 60 capsome,
không vỏ bọc. Mỗi capsomer gồm 4 loại
polypeptide VP (virus protein) ký hiệu
VP1(1D), VP2 (1C), VP3 (1B), VP4
(1A). 4 loại VP này đều có nguồn gốc từ
VP0, VP1. Lớp ngoài cùng là yếu tố cấu
trúc, tham gia quá trình cố định virus
trên màng tế bào, có tính sinh miễn dịch
chủ yếu.

Hình 2. 1. Cấu tạo bên ngồi virus
LMLM

Hình 2. 2. Bộ gen RNA của virus LMLM
(Nguồn: microbewiki.kenyon.edu)
2.1.2.3. Đặc tính ni cấy
Tổ chức ni cấy thích hợp nhất với virus LMLM là tế bào thượng bì lưỡi bị
trưởng thành. Lưỡi phải lấy ngay sau khi mổ bò, giữ trong lạnh 2-3 C và chỉ dùng trong
thời gian 8 ngày: lột mảnh thượng bì lưỡi có mụn nước ra đêm pha chế. Phương pháp này
cho kết quả tốt là động lực virus sau mấy chục lần tiếp xúc vẫn còn cao đối với bò, chuột
lang và cho năng xuất cao. Do đó người ta dùng phương pháp này để chế vaccin vô hoạt.
Môi trường tế bào tốt nhất là lấy từ tuyến yên của bò hoặc lợn, thận bê hoặc cừu
non hoặc các dòng tế bào có dộ mẫn cảm với virus này.

Dùng chuột cống vàng 2-7 ngày tuổi để gây dịch bệnh thực nghiệm, sau 24h có
thủy thũng hoặc mụn nước ở nơi tiêm dung dịch virus, lấy dịch thủy thũng hoặc mụn
nước cấy vào môi trường tế bào. Sau 24h để trong tủ ấm, xem có biến đổi tế bào hay
khơng. Lấy dịch, trong đó có chứa virus được giải phóng từ tế bào để làm phản ứng
ELISA. Nếu tế bào không biến đổi hoặc chuột bị chết, phải cấy truyền 2 lần liên tiếp cách


nhau 48h với môi trường tế bào đã rã đông. Đó là dùng tế bào BHK 21 rất phù hợp cho
sinh trưởng của virus LMLM.
2.1.2.4.Đặc tính kháng nguyên và sinh miễn dịch

virus LMLM, tính kháng ngun và độc lực có tính độc lập với
nhau. Đối với một số virus khác, khi bị nhược độc thì tính kháng ngun có khả
năng giảm đi hoặc khả năng gây bệnh cho một loài động vật này có thể gắn liền
với một tính kháng ngun riêng biệt nào đó. Virus LMLM khơng có đặc điểm
trên. Do vậy, ta có thể thấy các hiện tượng sau: Một chủng virus có cùng một tính
kháng ngun lần này hoặc nơi này chỉ gây bệnh cho lợn nhưng lần khác hoặc nơi
khác thì chỉ lại gây bệnh cho bò hay cho cả hai. Điều này đúng cho cả 7 type
kháng nguyên.
2.l.2.2. Sức đề kháng
VR có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh
VR bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 500C
Nhiệt độ lạnh VR tồn tại khá lâu, trong đất ẩm ướt virus sống hàng
năm. VR bị bất hoạt ở pH < 6,5 hoặc pH > 11
Các chất hố học thơng thường có thể diệt VR một cách dễ dàng: NaOH 1%,
cloroform 1%, formol 2%.
VR có thể sống trong sữa, các sản phẩm từ sữa, tuỷ xương, hạch lympho
VR sống 3 tháng trong thịt đông lạnh, 2 tháng trong thịt hun khói, giăm bơng, xúc
xích.
2.1.3. Truyền nhiễm học

2.1.3.1. Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên: Virus gây bệnh chủ yếu cho trâu bò, dê, cừu, lợn và các động vật
hoang dã như trâu, bò, lợn rừng, lạc đà, sơn dương, voi. Lồi vật ăn thịt ít mắc và thường
ở thể nhẹ. Động vật một móng như ngựa, lừa khơng mắc bệnh. Lồi chim cũng khơng
cảm nhiễm.
Trong vùng dịch lở mồm long móng, ngồi trâu bị có thể thấy nhím, chuột, hươu,
nai, mắc bệnh và chết khá nhiều.
Trong phịng thí nghiệm: chuột lang rất cảm thụ, phương pháp gây nhiễm tốt nhất
là tiêm trong da hoặc khía da hay tiêm nội bì gan bàn chân. Sau 12h-24h chỗ tiêm có nổi
mụn nhỏ, màu đỏ, có thủy thũng, sau 2-3 ngày có thể nhiễm trùng tồn thân và có nhiều
mu nj ở miệng, lưỡi, lợi.


Bê mới đẻ chưa bú sữa đầu nếu tiêm virus lở mồm long móng có thể chết sau 3648h.
2.1.3.2. Chất chứa căn bệnh
Trong cơ thể mắc bệnh, virus có nhiều trong các mụn nước, ở hạch lympho, trong
máu, các cơ quan nội tạng và bắp thịt. Sau khi nhiễm bệnh 18 giờ virus có trong máu và
tồn tại khoảng 3-5 ngày, máu mất động lực khi các mụn nước được hình thành.
Virus cịn có trong các chất bài xuất của vật bệnh như nước bọt, nước tiểu, phân,
sữa, nước mắt và nước mũi. Sự lan tràn của virus trong chất bài xuất có trước khi xuất
hiện các triệu chứng lâm sàng
2.1.3.3. Đường xâm nhập
Virus xâm nhập vào cơ thể động vật qua đường tiêu hóa là chủ yếu,
các chất ơ nhiễm virus được súc vật nhai lại, virus sẽ qua niêm mạc miệng mà
xâm nhập.
Virus cũng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da, nhất là
da vùng vú. Niêm mạc đường hô hấp và đường sinh dục cũng là nơi virus có thể
xâm nhập.
- Ở con cái có chửa, qua niêm mạc đường sinh dục, virus vào bào thai gây sảy thai.


Trong phịng thí nghiệm, để gây bệnh, đường đưa virus tốt nhất là
tiêm vào nội bì như nội bì niêm mạc lưỡi (với bị); nội bì gan bàn chân (với chuột
lang).
2.1.3.4. Cơ chế sinh bệnh



Hình 2. 3. Cơ chế sinh bệnh LMLM
(Nguồn:channuoi.com.vn)
Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus đến các tề bào thượng bì và nhân lên, hình
thành các mụn nước sơ phát.
Virus vào máu, gây sốt.
Cuối giai đoạn sốt, virus nhân lên, gây mụn nước thứ phát ở xoang miệng, vành
móng, kẽ móng, núm vú.
Một số trường hợp bị thối hố cơ tim, làm con vật bị trụy tim chết đột ngột.
Kế phát virus sinh mủ, con vật bị nhiễm trùng máu, chết.
2.1.3.5. Cách lây lan
Bệnh có thể truyền trực tiếp do sự tiếp súc giũa con ốm và con khỏe khi nhốt
chung chuồng, chăn cùng bãi chăn thả. Con vật ăn phải các chất bài xuất cảa con ốm
(phân, nước tiểu, đờm dãi ...) sẽ bị lây bệnh.
Bệnh có thê truyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, người chăn ni.
Các động vật khơng cảm nhiễm khác như chó, mèo, gia cầm... có thể mang virus từ nơi
này sang nơi khác một cách cơ giới.
Những con vật sau khi khói bệnh vẫn mang virus cũng là nguồn tàng trữ và gieo
rắc mầm bệnh trong thiên nhiên. Việc vận chuyển trâu bị trong các khu vực có lưu hành
bệnh cũng làm cho bệnh lây lan nhanh và rộng.


2.1.4. Triệu chứng
* Thể thông thường

Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, thú ủ rũ, lông dựng, da mũi khô, thú sốt cao 400

41 C kéo dài 3 ngày.
Xuất hiện các mụn nước ở da, vành móng kẻ chân, lưỡi, vú làm thú kém ăn, nhai
khó khăn.
Ở miệng: lưỡi có mụn to ở đầu lưỡi gốc lưỡi ở hai bên lưỡi, xoang trong miệng
trong má, lỗ chân răng, mơi có mụn lấm tấm bằng hạt ké, hạt bắp. Sau đó mụn vỡ và tạo
thành các vết loét đáy nhỏ và phủ màu xám. Nước dãi chảy nhiều như bọt xà phịng.
Ở mũi: niêm mạc có mụn nước, đặt biệt là vành mũi có mụn loét, nước mũi lúc
đầu trong sau đục dần.
Ở chân, kẽ móng có mụn nước từ trước ra sau, mụn vỡ làm long móng.
Ngồi da: xuất hiện các mụn loét ở vùng da mỏng như bụng, bẹn, vú, ở đầu núm
vú… Thú giảm sản lượng sữa, sau sữa đổi thành màu vàng, vắt sữa khó gây viêm vú.
Sau khi hàng loạt mụn nước vỡ dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da,
thú sốt cao, suy nhược dần.
* Thể biến chứng
Những biến chứng xảy ra khi điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém làm mụn vỡ
dẫn đến nhiễm trùng, chân bị long móng, thối móng, thối xương làm thú què. Vú thì bị
viêm tắt sữa. Các mụn khác vỡ sẽ gây nhiễm vi khuẩn kế phát, bại huyết.
Bệnh lỡ mồm long móng ghép với các bệnh ký sinh trùng hay vi khuẩn khác
có sẵn trong máu (tiêm mao trùng, lê dạng trùng...) có thể làm con vật mau chóng chết.
* Thể ác tính
Trên bê nghé ngồi triệu chứng sốt cao, thú bị tiêu chảy và chết đột ngột trước khi
xuất hiện các mụn nước ở thượng bì do viêm ruột cấp tính, viêm phổi cấp hoặc viêm cơ
tim cấp tính.


Hình 2. 4. Bệnh tích và triệu chứng trên heo bị LMLM
(Nguồn: Jeffrey J. Zimmerman, Locke A. Karriker, ...)


Hình 2. 5. Bệnh tích và triệu chứng trên trâu,bị bị LMLM
(Nguồn: Roger W.Blowey, A.David W.blowey)


2.1.5. Bệnh tích
Chủ yếu ở đường tiêu hóa như miệng có các vết loét ở lưỡi, lỗ chân răng, hầu, thực
quản, dạ dày… Ở đường hô hấp gây viêm phế quản. Bên trong phủ tạng: tim bị viêm cấp,
van tim bị sùi hoặc loét, lách bị sưng đen, niêm mạc ruột non ruột già xuất huyết điểm,
long móng, rụng xương bàn chân. Khi khỏi bệnh thì ở các vết loét sẽ để lại sẹo.
2.1.6. Chẩn đoán
2.1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Cần căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh lở mồm long móng biểu
hiện ở mồm, vành móng, vú con vật đang bị bệnh hoặc sắp khỏi, mới khỏi. Dựa vào đặc
điểm dịch tễ.
2.1.6.2. Chẩn đoán phân biệt
Chuẩn đoán phân biệt với các bệnh như: bệnh viêm miệng mụn nước, bệnh mụn
nước của lợn, bệnh viêm da mụn nước của lợn. tuy nhiên nhiên do tầm quan trọng của
bệnh LMLM, mọi triệu chứng nghi ngờ phải được ưu tiên nghi là bệnh lở mồm long
móng.
2.1.6.3. Chẩn đốn phịng thí nghiệm
* Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm:
+ Bệnh phẩm: các mụn nước chưa bị vỡ ở dưới kẽ chân, trong miệng, hoặc ở vú.
+
Thời giay lấy tốt nhất là lúc mụn mọc vào ngày thứ 2 - 3 khi dịch ở
bên trong còn trong.
+
Trước khi cắt mụn phải dùng nước đun sơi để nguội rửa sạch, cắt lấy
ít nhất 2g bệnh phẩm cho vào dung dịch photphat glyxerin (pH = 7,6).
+
Bảo quản trong phích đá sau đó bao gói cẩn thận, ghi đầy đủ vào

phiếu gửi bệnh phẩm rồi gửi đến nơi chẩn đoán.
* Các xét nghiệm chẩn đoán:
Kết hợp bổ thể: dùng kháng thể chuẩn để phát hiện serotype virus O, A, C trong
bệnh phẩm. Phản ứng nhanh chỉ trong 12 giờ, đơn giản giúp khẳng định hoặc loại trừ
nghi ngờ bệnh lở mồm long móng (FMD). Phản ứng này cũng đã được hoàn thiện và nếu
sử dụng thành thục sẽ là một phương pháp hữu hiệu để chẩn đốn phân biệt giữa virus lở
mồm long móng và các virus gây viêm mụn nước khác.
Trung hòa virus: phát hiện qua xét nghiệm mẫu bằng phản ứng trung hòa virus dựa
trên khả năng bắt cặp đặc hiệu của kháng thể kháng virus (nếu có) trong mẫu bệnh phẩm
với virus lở mồm long móng. Đây là phản ứng được dùng làm thí nghiệm kiểm chứng do


có tính đặc hiệu cao nhưng phản ứng này khơng phân biệt được kháng thể có được là do
tiêm phịng hay nhiễm bệnh. Kháng thể trung hòa được phát hiện sau 4-5 ngày bệnh.
ELISA: được dùng phát hiện kháng nguyên và kháng thể virus trong vịng 3-4 giờ,
khơng phụ thuộc mơi trường mơ, đặc hiệu nhanh, ít (+) tính giả. Hiện bộ kit chẩn đoán
đang được sử dụng tại Việt Nam gồm bộ kháng thể chuẩn để phát hiện 4 serotyp kháng
nguyên O, A, C, Asia 1, và bộ kháng nguyên chuẩn để chẩn đoán 3 serotyp O, A, C.
Phương pháp này chẩn đoán nhanh, đặc hiệu và độ nhạy cao, được dùng trong giám định
serotype của virus, thay thế phương pháp kết hợp bổ thể. Có thể đây là 1 kỹ thuật huyết
thanh học nhạy nhất với mục đích chẩn đoán và xác định type.
Cả hai phương pháp trung hòa virus và ELISA cạnh tranh trong pha lỏng đều phát
hiện kháng thể kháng protein cấu trúc, protein vỏ của virus nhưng khơng phân biệt được
đó là kháng thể của động vật đã tiêm vacxin hay do nhiễm virus.
RT_PCR: để xác định gia súc nhiễm bệnh đồng thời xác định typ virus gây bệnh
FMD dai dẳng ở thực địa thì kỹ thuật PCR rất nhạy, nhanh, chính xác, hiệu quả sẽ cần
thiết và được xem như là phương pháp bổ sung hay thay thế cho phương pháp huyết
thanh học.
2.1.7. Phòng bệnh
2.1.7.1. vệ sinh phịng bệnh

Theo thơng tư số 07/2016/TT- BNN-PTNT ngày 31/5/2016 quy định phòng chống
dịch bệnh động vật trên cạn - Phụ lục 08: Hướng dẫn chung về vệ sinh khử trùng tiêu độc
2.1.7.2. Phòng bằng vaccin
- Đợt 1: Tiêm phòng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021.
- Đợt 2: Tiêm phòng từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2021.
- Vắc xin sử dụng: Vắc xin LMLM đơn giá type O.
Sử dụng các loại vaccin để phòng chống bệnh LMLM cho gia vật nuôi:
Vaccin vô hoạt formol keo phèn
Vaccin vô hoạt nuôi cấy trên môi trường tế bào
Vaccin nhược độc
Vaccin được sản xuất theo công nghệ gene
2.1.8. Điều trị
Tăng cường chăm sóc ni dưỡng, cho ăn thức ăn mềm, uống nước sạch.
Chữa triệu chứng:


Chữa mụn loét: Dùng chất chua như chanh, khế, phèn chua, xanh methylen, thuốc
tím1%, Acid Acetic 2-3%.
Miệng: Dùng xanh methylen để đánh miệng.
Chân: Dùng crezyl bôi chống ruồi.
Vú: Dùng thuốc sát trùng vú.
Dùng thuốc kháng sinh chống phụ nhiễm, thuốc hạ sốt nếu thú sốt, thuốc trợ lực,
trợ sức.
Bệnh không gây chết thú lớn, chỉ gây chết bê < 6 tháng tuối. Do bệnh lây lan
mạnh, chủ trương hiện nay là tiêu hủy các thú bệnh.
2.2. Thực trạng về bệnh LMLM
2.2.1. Trên thế giới
Bệnh LMLM đã xuất hiện ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La
tinh và Châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981-1985, dịch xuất hiện ở 80 nước,
gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này. Năm 1997, dịch xảy ra ở heo

trên toàn lãnh thổ Đài Loan, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và để lại hậu quả xấu cho
ngành chăn nuôi heo trong nhiều năm. Các nước Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước
từ lâu khơng có bệnh LMLM nhưng đến năm 2000 đã xuất hiện bệnh này. Tại Châu Âu
năm 2001 dịch đầu tiên xảy ra ở Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ireland qua con đường
vận chuyển gia súc.
Trung Quốc là nước có đường biên giới rất dài với Việt Nam, là nước thường
xuyên có bệnh Lở mồm long móng, việc bn bán trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và
Trung Quốc, nhất là việc buôn bán vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật
là nguyên nhân lây lan dịch bệnh giữa hai nước.
Ở khu vực Đông Nam Á, một số nước có dịch như Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar, Philippines, Malaysia đã chịu những thiệt hại rất lớn do dịch gây ra. Ở Thái
Lan, khi bị dịch này, Chính phủ đã chi mỗi năm hàng triệu USD để khống chế dịch.
Ngồi ra, Liên Hợp Quốc cịn hỗ trợ thêm 36 triệu USD để thành lập Trung tâm chẩn
đoán LMLM để định chủng virus, nghiên cứu dịch tễ và sản xuất vaccine. Thái Lan đã có
7/9 vùng kinh tế đã sạch bệnh và ở 7 vùng này vẫn xuất khẩu động vật, sản phẩm 15 động
vật và nông sản đi nhiều nước với số lượng lớn. Indonesia đã thanh toán được bệnh này
từ năm 1983, Philippines đã được OIE cơng nhận an tồn ở vùng Mindanao, Visay và
Luzon.
Nhiều nước trên thế giới đã thanh toán được bệnh dịch LMLM như Australia,
New Zealand, các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương, các nước thc EU, các nước
thuộc vùng Bắc Trung Mỹ. Các nước trên đều phải thực hiện một chương trình quốc gia


về tiêm phòng nhiều năm, kiểm dịch và các biện pháp khác theo quy định của Tổ chức
Thú y thế giới
2.2.1. Trong nước
- Năm 2019, trên cả nước dịch LMLM đã xảy ra tại 2.891 hộ chăn nuôi gia súc
thuộc 468 xã (468 ổ dịch), 127 huyện, 42 tỉnh, thành phố. Số gia súc bệnh là 28.011 con
(gồm 23.862 con lợn và 4.149 con trâu, bò). Số gia súc chết và tiêu hủy là 18.623 con
(gồm 18.512 con lợn và 111 con trâu, bị). Tính đến hết ngày 11/12/2019, cả nước có 93


dịch LMLM tại 93 xã thuộc 31 huyện của 13 tỉnh: Lạng Sơn, Hà Giang,
Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Trà Vinh, Vĩnh Long,
Quảng Ninh, Cao Bằng, Sơn La và Bến Tre chưa qua 21 ngày; tổng số trâu, bò
mắc bệnh là 2.698 con, số chết và tiêu hủy là 61 con và còn 150 con chưa khỏi
lâm sàng (chiếm tỷ lệ khoảng 6%). So với năm 2018, trong năm 2019 dịch xảy ra
ở phạm vi dịch rộng hơn (số xã có dịch); tuy nhiên số gia súc mắc bệnh, chết và
tiêu hủy đã giảm.
- Đợt dịch xảy ra trên lợn xuất hiện vào đầu năm 2019 (từ tháng 1 đến
tháng 5), đợt dịch xảy ra trên trâu, bò xuất hiện từ tháng 10 đến nay.
Dịch LMLM xuất hiện trên diện rộng cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam. - Lợn mắc LMLM chiếm đến 79%; trâu, bị mắc bệnh chiếm 21%.
Khơng có ca mắc trên dê, cừu; gia súc bị mắc bệnh do không tiêm phòng
vacxin LMLM hoặc đã tiêm phòng nhưng hết thời gian còn được bảo hộ
(sau 4 tháng).
Virus LMLM gây bệnh ở các ổ dịch hầu hết thuộc serotype O
(vì có nhiều địa phương chưa lấy mẫu xác định chủng virus gây bệnh),
dòng SEA/Mya-98, dòng ME-SA/PanAsia và dòng Cathay.
- Kết quả giám sát sau tiêm phịng bệnh LMLM thuộc Chương trình quốc gia năm
2019: Xét nghiệm 2.214 mẫu huyết thanh trâu bò, có 1.803 mẫu dương tính (chiếm 81%)
với kháng thể kháng virus LMLM


Hình 2. 6. Biểu đồ so sánh tình hình dịch bệnh LMLM 8 tháng đầu năm 2020 so
với cùng kì năm 2019

Hình 2. 7. Biểu đồ so sánh tình hình dịch bệnh LMLM 8 tháng đầu năm 2020 so
với cùng kì năm 2019
(Nguồn: Tạp chí Chăn ni Việt
Nam)

2.3. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tại địa phương
2.3.1. Sơ lược về tình hình chăn ni tại địa phương


Đồng Nai là tỉnh có ngành chăn ni phát triển khá mạnh; giá trị sản xuất chăn
nuôi năm 2020 đạt 22.546 tỷ đồng, chiếm 51,62% cơ cấu giá trị sản xuất ngành nơng,
lâm, thủy sản của tỉnh.

Hình 2. 8. Bản đồ tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: />Hiện nay, tổng đàn heo khoảng 2,4 triệu con (chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90%
tổng đàn với 1.297 trại, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm gần 10% tổng đàn, với khoảng 7.700
nơng hộ); bị (khoảng 86.000 con), trâu (khoảng 3.700 con), dê (khoảng: 277.000 con).
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi - thú y (Sở Nông nghiệp - phát triển nông
thôn), huyện Xuân Lộc trở thành “thủ phủ” mới của chăn nuôi Đồng Nai với tổng đàn
heo có quy mơ lớn nhất tỉnh: gần 369,5 ngàn con. Tổng đàn trâu, bò khá lớn của tỉnh, với
khoảng 19.200 con (chiếm khoảng 21% tổng đàn trâu, bò của tỉnh).
Ngành chăn nuôi của địa phương này phát triển theo hướng chăn ni hiện đại và
mơ hình cơng nghiệp quy mô lớn. Huyện cũng thu hút được nhiều dự án chăn nuôi gà,
đại gia súc ứng dụng công nghệ cao.


Hình 2. 9. Phân bố chăn ni bị huyện
Xn Lộc

Hình 2. 10. Phân bố chăn nuôi heo
huyện Xuân Lộc
(Nguồn: />* Chăn nuôi công nghệ cao
Thu hút đầu tư chăn nuôi trang trại với quy mô công nghiệp, hiện đại, ứng dụng
công nghệ cao là định hướng phát triển của địa phương, góp phần làm giàu cho huyện
miền núi thuần nơng này.

Tồn huyện hiện có 435 trang trại chăn ni gồm: chăn ni heo, gia cầm, đại gia
súc. Trong đó, chăn ni heo có 120 trang trại với tổng đàn gần 373 ngàn con, chiếm
khoảng 82% tổng đàn heo của huyện. Đến nay, tuy toàn huyện đã tiêu hủy trên 11 ngàn
con heo do bị dịch tả heo châu Phi ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chiếm khoảng 2,5% tổng
đàn nhưng tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ heo tiêu hủy bình qn tồn tỉnh là 16%
tổng đàn.
Điểm nổi bật của Xuân Lộc là dù có số lượng trang trại chăn nuôi lớn nhưng nhờ
đầu tư công nghệ cao, đảm bảo an toàn sinh học, đến nay, dịch vẫn chưa tấn công được
vào các trang trại chăn nuôi heo lớn tại địa phương. Đạt được kết quả này là do các trang
trại chăn nuôi trên địa bàn huyện đều được đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo an
tồn sinh học.
Trong đó, với tổng đàn heo nái trên 79 ngàn con, đây cũng là địa phương phát
triển mạnh về sản xuất giống. Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú (xã Xuân Phú) là
đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất con giống. Ông Phan
Văn Danh, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú chia sẻ: “Đơn vị sẵn sàng
bỏ vốn nhập những con giống tốt nhất nhằm lai tạo ra con heo giống có nhiều ưu điểm
như: tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt ngon, đặc biệt thịt heo có mỡ vắt


như thịt bị Kobe. Chính vì vậy, đơn vị từng được Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp - phát
triển nông thôn) trao bằng khen là hợp tác xã sản xuất heo giống tốt nhất nước”.
Huyện Xuân Lộc cũng thu hút nhiều dự án chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công
nghệ cao trong các lĩnh vực chăn nuôi gia cầm và đại gia súc.
* Phát triển bền vững
Xuân Lộc có tổng đàn heo lớn nhất tỉnh, địa hình lại trải dài theo quốc lộ 1 nên
việc vận chuyển heo rất phức tạp, gây rủi ro lớn trong việc lây lan dịch bệnh. Nhưng nhờ
cả chủ trang trại và chính quyền địa phương đều vào cuộc quyết liệt trong cơng tác
phịng, chống dịch nên không để dịch lây lan nhanh, đặc biệt là chưa tấn cơng vào trang
trại lớn. Do đó, trong 9 tháng của năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện vẫn
đạt gần 2,3 ngàn tỷ đồng, tăng trên 4% so với cùng kỳ.


Tuy nhiên, Xuân Lộc dù có tổng đàn heo lớn nhất tỉnh nhưng vẫn bảo vệ được
khu chăn ni trang trại. “Có được kết quả này là do các doanh nghiệp, chủ trang trại
chăn nuôi của huyện được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, đảm bảo an tồn sinh học; đa
số sản phẩm chăn ni đều vào chuỗi liên kết có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm”
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quy định mật độ chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 (Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 01/6/2021);
theo đó, quy định mật độ chăn ni trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 1,5 đơn vị vật nuôi
trên 01 ha đất nông nghiệp (đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm theo
khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính; mỗi đơn vị vật ni tương
đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống; đơn vị vật nuôi là căn cứ để tính quy mơ
chăn ni - cơ sở để triển khai các hoạt động quản lý chăn ni theo Luật Chăn ni hoặc
các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi.)


Việc ban hành Quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xác định
số lượng, khối lượng vật ni trên diện tích đất nơng nghiệp, góp phần quản lý tốt hoạt
động chăn ni, mơi trường chăn ni và phịng dịch bệnh trên đàn vật ni; đồng thời,
là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới, đảm bảo quy định trong lĩnh vực đầu tư hoạt động chăn nuôi, phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội, chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi và môi
trường sinh thái của tỉnh
2.3.2. Các giải pháp phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng.
Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo về thời tiết khí hậu, tốc độ phát triển, tình
hình chăn ni, giá cả thị trường tại các địa phương.
Tham mưu các cấp chính quyền cụ thể hóa kê hoach phịng chống dịch bệnh trên
địa bàn (đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về phòng chống dịch
bệnh, giám sát dịch bệnh, tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, thanh tra, kiểm tra, …)
Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và giám sát dịch bệnh
tại các địa phương

Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tổng tẩy uế môi trường.
Thực hiện tốt hơn cơng tác kiểm dịch, kiểm sốt giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
động vật và sản phẩm động vật
Tăng cường quản lý giống và các cơ sở chăn nuôi.
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú
y Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. - Nâng cao năng lực cho
cán bộ thú y cơ sở.
2.3.3. Các giải pháp phòng chống dịch bệnh của người chăn nuôi
Chú ý nghe các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày để chủ động che chắn chuồng
trại khơng để bị sữa bị thịt bị rét, bị mưa nhiễm lạnh. Những ngày có gió, rét đậm, rét
hại cần che chắn kín chuồng trại và thay chất độn chuồng giữ ấm cho con vật. Tuyệt đối
không để con vật bị ướt do nước mưa, không để nền chuồng bị đọng nước, đặc biệt đối
với chuồng ni bê nghé.
Tiêm phịng vác xin LMLM, đây là biện pháp nhằm tạo miễn dịch chủ động cho
con vật, hiện nay mạng lưới thú y cơ sở đã và đang phát động đợt tiêm phòng vác xin
LMLM kể cả tiêm phòng đại trà cũng như tiêm phòng bổ sung, người chăn ni cần thực
hiện nghiêm việc tiêm phịng vác xin LMLM cho đàn đàn bị, tuyệt đối khơng chủ quan
lơ là. Tiêm phịng vác xin khơng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, sản lượng sữa nên


cần phải tiêm phòng ngay theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Lưu ý khi tiêm phòng xong
cần cho con vật nghỉ ngơi và cho ăn uống tốt để nâng cao sức đề kháng cho bò và nâng
cao hiệu lực của vác xin phòng bệnh. Đối với bê, nghé đủ một tháng tuổi là thực hiện
việc tiêm vác xin để tạo miễn dịch.
Tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng để chống kế phát vì trên thực tế bị sữa bị thịt
rất dễ khi bị bệnh LMLM thì ghép với bệnh Tụ huyết trùng hoặc ngược lại khi bị bệnh
Tụ huyết trùng ghép với bệnh LMLM.
Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi, dụng cụ, vật dụng chuồng nuôi hàng ngày, đây là
điều kiện bắt buộc đối với người chăn nuôi nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập. Để
đảm bảo hiệu lực của các loại thuốc sát trùng, thực hiện vệ sinh cơ giới trước sau đó thực

hiện phun phịng trên diện rộng cả khu vực xung quanh chuồng nuôi và trong chuồng
ni, kể cả khi đang có gia súc trong chuồng ni. Một số loại thuốc sát trùng sử dụng có
hiệu quả (như Vikol, Haniodin, Hanamit …) trong quá trình sử dụng thuốc sát trùng nên
đổi thuốc để tránh hiện tượng nhờn thuốc sát trùng. Những ngày thời tiết ẩm thấp, mưa
phùn, ẩm thấp mầm bệnh phát triển nhanh nên cần tăng cường thời lượng phun thuốc sát
trùng. Những ngày hanh khơ nếu có ánh nắng cịn tranh thủ đem các dụng cụ, vật dụng
chuồng nuôi (như máng ăn, máng uống, bình đựng sữa …) ra nơi có ánh nắng để làm
sạch, phơi khô để diệt mầm bệnh xâm nhập.
Tổng vệ sinh môi trường, đây là một biện pháp nhằm diệt và ngăn chặn mầm bệnh
đang lưu hành ngồi mơi trường, đặc biệt ở những ngày có thời tiết mưa phùn, ẩm độ cao.
Biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ từ đường làng ngõ xóm, đến các hộ gia đình,
khu vực chuồng ni. Cần chú ý làm tốt việc tổng tẩy uế, phun thuốc sát trùng ở các khu
vực có nguy cơ mắc bệnh cao như ở các chợ, các điểm bán động vật và sản phẩm động
vật, nơi có ổ dịch cũ, khu vực chứa rác thải …
Tăng cường dinh dưỡng cho bò sữa, bò thịt bằng giải pháp cho con vật ăn uống tốt
hơn để nâng cao sức để kháng giúp cho vật nuôi chủ động chống lại mầm bệnh xâm
nhập. Cần cho ăn đủ lượng thức ăn thô xanh kèm theo thức ăn tinh và bổ sung thêm các
loại khoáng, premix, vitamin hàng ngày. Chủ động ủ thức ăn để đáp ứng đủ lượng thức
ăn cho bò, nhất là bò sữa, hơn nữa cho bò ăn thức ăn ủ (ủ chua, ủ xanh, ...) giúp cho bị
có thêm năng lượng nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm thấp.
Với chăn ni bị sữa, cần đảm bảo các quy trình chăn ni và vệ sinh các loại
dụng cụ vắt sữa, thùng chứa, vận chuyển đến nơi nhập sữa. Khi đi nhập sữa đảm bảo vệ
sinh, bò bị bệnh không được nhập sữa, tách riêng để sử dụng làm thức ăn qua chế biến.
Bệnh LMLM có thể lây qua vật chủ trung gian (kể cả người chăn nuôi) vì vậy chú ý vệ
sinh để tránh làm bệnh LMLM lây qua người đi nhập sữa.
Khi phát hiện con vật có những triệu chứng khơng bình thường, như ở trâu bị
thấy con vật bỏ ăn, khơng nhai lại, nước dãi nhiều và trắng như bọt xà phòng, ở miệng,


vành móng có vết loét, con vật đi lại khó khăn báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến để có

biện pháp can thiệp kịp thời. Dừng ngay việc chăn thả để không để lây lan bệnh ra xung
quanh, tách riêng con vật ra một khu riêng để theo dõi và có hướng điều trị thích hợp
2.3.4. Phịng bệnh bằng vaccin
Để chủ động phịng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc,
gia cầm nói trên, Cục Thú y ban hành Cơng văn số 37/TY-DT ngày 10/01/2020 về việc
cập nhật thông tin về lưu hành virus Lở mồm long móng năm 2018 – 2019 và khuyến cáo
người chăn nuôi sử dụng vắc xin như sau:
* Lưu hành virus:
Kết quả định típ virus và phân tích di truyền của các mẫu virus LMLM được thu
thập trong các năm 2018 – 2019 cho thấy các ổ dịch do 2 típ virus LMLM O và A gây ra,
cụ thể:
- Virus LMLM típ O bao gồm các dịng: O SEA/Mya-98, O ME-SA/PanAsia; O
Cathay, O Me-SA/Ind2001e.
- Virus LMLM típ A có một dịng: A/ASIA/Sea-97.
* Khuyến cáo lựa chọn vắc xin:
Về tiêu chí kỹ thuật để xem xét, lựa chọn loại vắc xin LMLM: Căn cứ kết quả
đánh giá mức độ tương đồng kháng ngun do các phịng thí nghiệm tham chiếu về bệnh
LMLM của tổ chức Thú y thế giới (OIE) thực hiện; Căn cứ hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị
cung ứng đã chứng minh chủng loại vắc xin phù hợp với chủng loại virus lưu hành trong
những năm qua, Cục Thú y khuyến cáo việc lựa chọn, sử dụng vắc xin LMLM cụ thể như
sau:
- Đối với vắc xin LMLM đơn giá típ O: Có kết hợp hai thành phần kháng nguyên
O1 Manisa và O3039, hoặc có ít nhất một trong ba thành phần kháng ngun
(RAHO6/FMD/O-135, O1 Campos, O TUR/5/2009) tương đồng với các dòng virus
LMLM típ O lưu hành tại Việt nam.
Đối với vắc xin LMLM đơn giá típ A: Có kết hợp hai trong ba thành
phần kháng nguyên (A22/Iraq, A/May/97, A/IRN/05) tương đồng với các dịng
virus LMLM típ A lưu hành tại Việt nam.
- Đối với vắc xin LMLM nhị giá típ O và A: Có kết hợp hai thành phần kháng
nguyên O1 Manisa và O3039, hoặc có ít nhất một trong ba thành phần kháng nguyên

(RAHO6/FMD/O-135, O1 Campos, O TUR/5/2009) và phải có ít nhất hai trong ba thành
phần kháng nguyên (A22/Iraq, A/May/97, A/IRN/05) tương đồng với các dòng virus
LMLM lưu hành tại Việt nam.


+
Hiện nay, có một số loại vắc xin LMLM đã được cấp Giấy chứng
nhận lưu hành tại việt nam (theo Phụ lục 4 kèm theo Văn bản số 37/TY-DY của
Cục Thú y).

PHẦN 3. KẾT LUẬN
Tổng kết tất cả các nội dung đã được trình bày ở phần nội dung một cách cơ đọng,
xúc tích. Đồng thời khẳng định lại ý chính của bài tiểu luận.


×